Đền Bạch Mã và việc trấn giữ phía đông kinh thành

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Đền Bạch Mã và việc trấn giữ phía đông kinh thành

Giữa những con phố cổ đông vui, nhộn nhịp và buôn bán sầm uất, đền Bạch Mã nằm yên bình mà linh thiêng như một điểm nhấn khiến bất cứ ai đã từng một lần đến Hà Nội đều không thể không tới thăm. Nói về kiến trúc của ngôi đền thì hiện nay ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.

Từ ngoài vào, trên nóc cổng đền có tượng lưỡng long chầu nguyệt với mặt trăng có vân mây cùng ngọn lửa bốc lên và thần Rahu của Ấn Độ ở phía dưới. Đi qua cổng là phương đình. Bên trái phương đình có miếu thờ Mẫu – Nam Hải Thánh Nương. Bên phải phương đình là bức tranh tường cá hóa rồng đề cao sự cố gắng vượt khó trong cuộc sống để có kết quả vinh quang.

Đi qua cửa chính, phía bên tay trái là ban thờ Phật, có ba pho tượng chính biểu trưng cho 3 phạm trù: quá khứ, hiện tại và tương lai. Ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu đặt trong đền, tượng 3 vị thánh mẫu được biểu trưng cho sức mạnh của trời, nước và đất. Phía bên tay phải là kiệu cáng thần Long Đỗ. Kiệu này được biết có từ thế kỷ thứ 17, chỉ được dùng trong đám rước với một số nghi thức nhất định. Chính diện là tượng thần Bạch Mã. Hai bên tượng thần Bạch Mã có hai con hạc đứng trên lưng rùa, biểu thị sự trường tồn và uy vũ. Ngoài ra còn

có hai cái lọng che để tỏ sự tôn trọng sắc thần vua ban. Tiếp đến là ban Ngài Bạch Mã.

Ban thờ Long Đỗ Đại vương được đặt trong cùng, nơi chính diện, uy thiêng nhất. Trước khi đến ban thờ Long Đỗ Đại Vương phải đi qua 2 tượng lính hầu to gần giống như người thật, được làm bằng đất sét, bụng phình to, có từ thế kỷ 13 (nhà Trần). Qua khuôn mặt, người ta xác định được đây là tượng lính của vương quốc Chăm-pa xưa. Sau ban là phòng có tượng thần Long Đỗ bằng gỗ sơn son thếp vàng và những vật thánh như: nón và giầy của thần Long Đỗ. Tuy nhiên phòng này thường không ai được vào.

Ngoài ra, đáng kể nhất là những hiện vật rất có giá trị mà hiện nay đền còn lưu giữ được. Trong đền có hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã (nội dung các văn bia đề cập sự tích của Đền, Thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm. Hiện nay, đền được sắp xếp lại theo kiểu "Tam nguyên đồng hóa" (Thờ Phật, Mẫu và Thần).

*** Tiểu kết chương 1:

Đền Quán Thánh, đình Kim Liên, đền Voi Phục, đền Bạch Mã – bốn ngôi đình/đền ấy đã làm nên “tứ trấn” của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong tâm trí của những người dân Hà Thành nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung, những ngôi đình/đền nổi tiếng đất Thăng Long đã không chỉ che chắn, bảo vệ cho kinh thành như gìn giữ cho chính linh hồn mình luôn được trong sạch mà bốn ngôi đình/đền này còn tạo nên những dấu ấn đặc sắc riêng của Hà Nội. Với độ tuổi gần 1000 năm, trải qua bao thời gian, biến cố thăng trầm của lịch sử, bốn ngôi đình/đền thiêng của tứ trấn Thăng Long vẫn tồn tại bền bỉ và đang được con cháu phụng thờ, gìn giữ. Lịch sử tồn tại lâu đời của những ngôi đình/đền ấy được truyền lại cho đến muôn đời con cháu hôm nay. Những nét

đẹp nghệ thuật kiến trúc đặc sắc, những di vật thiêng liêng còn lại trong đình/đền và không gian địa lý – tâm linh phong phú của tứ trấn Thăng Long đã phản ánh phần nào đời sống tâm hồn của mảnh đất và con người đất Tràng An. Để có thể hiểu rõ hơn về lịch sử của những ngôi đình/đền và những vị thần cai quản cũng như đời sống tâm linh, văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú của người Việt trên đất kinh kỳ, chúng tôi xin được phân tích kỹ hơn trong hai chương sau của tác phẩm.

Chương 2:

Ý NGHĨA VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VỀ THĂNG LONG TỨ TRẤN

2.1. Truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn

Truyền thuyết giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Truyền thuyết do dân gian sáng tạo ra, thể hiện cách nhìn nhận, lý giải của dân gian trước một sự kiện hoặc một nhân vật, đồng thời qua truyền thuyết ta cũng có thể thấy bóng dáng lịch sử của một giai đoạn, một cộng đồng dân cư hay của cả một dân tộc.

Tìm hiểu những truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn, có thể thấy rằng, bốn ngôi đình/đền thiêng của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến đã được dân gian yêu mến thêu dệt nên biết bao câu chuyện ly kỳ mà đầy thi vị, hào hùng về những vị thần được thờ phụng trong đó. Những truyền thuyết ấy vẫn được người đời truyền tụng cho đến hôm nay.

2.1.1 Cốt truyện:

2.1.1.1. Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ

Khi khảo sát những truyền thuyết về bốn ngôi đình/đền nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, đền Quán Thánh ở Hồ Tây là ngôi đền có khá nhiều truyền thuyết phong phú. Các truyền thuyết nói về Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần được tôn thờ trong ngôi đền này rất đa dạng.

Thần Huyền Thiên hiện nay được thờ ở nhiều nơi, riêng Hà Nội đã có đền Trấn Vũ (Quán Thánh) ở đường Thanh Niên (Ba Đình), đền Trấn Vũ ở Thạch Bàn (Gia Lâm), Huyền Thiên Đại quán ở Thuỵ Lâm (Đông Anh) và Huyên Thiên Cổ quán ở phường Đồng Xuân.

Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần của Đạo giáo, được du nhập từ

Trung Hoa sang nước ta [36, tr.278]. Cuốn Truyền thuyết về thời Bắc thuộc Ngô – Đinh – Tiền Lê, quyển 2 của NXB Khoa học xã hội, 2009 do Viện Nghiên cứu

Vương (bên Bắc Quốc) lập đàn cầu tự. Bấy giờ, đạo sĩ Diệu Lạc Thiên Tôn đem 3 hồn 7 phách Địch Đại Vương đưa vào bụng hoàng hậu, rồi cúng lễ trong vòng một tháng thì hoàng hậu có thai. Thai nằm trong bụng những 3 năm 60 ngày, rồi sinh ra thái tử đặt tên là Huyền Quang. Năm 15 tuổi, ngài lên ngôi trị vì trong 15 năm thì ngài bỏ ngôi rồng đi tu ở núi Linh Giá Sơn”. [19, tr. 275]

Sách Trung Quốc danh nhân đại từ điển có viết về vị thần này: Thái tử

vương quốc Tĩnh Lạc sinh ra đã có phép lạ. Đến lúc lớn lên có chí diệt trừ tà ma. Ông tới bờ biển Đông đất Việt, gặp thiên thần cho gươm báu bèn tới núi Vũ Dương tu luyện. Ông tu luyện hơn 40 năm thì thành công rồi bay về trời. Ông được thượng đế cử trấn giữ trời phương Bắc, đặt tên là Huyền Vũ [10, tr.193].

Về những công lao của thần Huyền Thiên, trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền rất nhiều câu chuyện. Theo truyền thuyết dân gian và các bản sự tích chép bằng chữ Hán, (do Tổng đốc Hà Nội – Hưng Yên là Nguyễn Đinh và Dumoutier, nguyên là thanh tra học chính Bắc Kỳ sưu tầm và biên soạn năm 1888), thì Huyền Thiên Trấn Vũ có rất nhiều công lao với dân vùng Giao Chỉ trước đây và Thăng Long nên được coi là Thành hoàng phía Bắc của thành. Thần đã đánh đuổi giặc ngoại xâm 3 lần. “Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, quân giặc từ vùng biển tràn vào đánh phá, không tướng nào chống cự lại được. Thần đã hóa thân vào trong cái gậy đá của một gia đình ông bà già ở Tiên Lạt, xứ Việt Thương, rồi biến thành một cậu bé 7 tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, khi nghe vua cầu người tài giỏi đánh giặc, đã một mình đánh tan giặc và sau đó đến ngọn núi Phượng Hoàng (huyện Kim Anh ngày nay) thì hóa. Lần thứ hai vào đời vua Hùng Vương thứ 7, giặc Hán sang xâm lược nước ta do tướng là Thạch Linh dẫn, đến đóng ở bờ sông Thương. Danh tướng nước ta là Lý Công Đạt đem quân đến núi Tam Tùng để chống giữ nhưng bị thua, phải chạy về đến thành Long Đỗ (Thăng Long). Vua cho người tài giỏi giúp nước. Huyền Thiên Trấn Vũ đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Nghĩa Vĩ, tổng Vũ Ninh thành một cậu bé, bỗng chốc lớn lên nhanh chóng, nói với sứ giả rèn cho một con ngựa sắt

nặng nghìn cân và một roi sắt nặng trăm cân rồi cùng ba tướng dẫn ba vạn quân giết sạch quân thù rồi đến núi Vệ Linh hóa đá. Vua Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ thần, dân làng nhớ ơn khắc vào bia đá 7 chữ “Đổng Thiên Vương Thánh Mẫu cô trạch” [20, tr. 60, 61]. Truyền thuyết này chứa đựng nhiều sự lắp ghép khá lộn xộn, chẳng hạn, trong bản ghi là đời Hùng Vương thứ 7 nhưng lại có giặc Hán (trong thực tế giặc Hán sang xâm lược nước ta ở thế kỷ 2 trước Công nguyên). Ta có thể thấy rất rõ rằng ở đây thần đã được nhân dân đồng nhất với Thánh Gióng – vị thần có công đánh giặc Ân. Điều này cho thấy đây là một truyền thuyết ra đời khá muộn, và có sự lắp ghép với nhiều tư liệu truyền thuyết khác nhau.

Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên trong Sự tích các vị thần Thăng Long Hà Nội (NXB Văn hóa thông tin, H, 2008) thì thần Huyền Thiên Trấn Vũ còn được

đồng nhất với kỳ tích của Lạc Long Quân giết con cáo chín đuôi (Cửu Vĩ Hồ Tinh) ở Hồ Tây và kỳ tích của thánh Khổng Minh Không, ông tổ đúc đồng người Đại Việt. Lại một thuyết khác cho rằng Huyền Thiên Trấn Vũ cũng là vị thần ở núi Sái, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh có công giúp An Dương Vương trừ ma quỷ quấy rối khi xây thành Cổ Loa. Vì vậy, lễ hội làng Thụy Lôi vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm vẫn có tục rước vua giả đến đền Sái để tạ ơn vị thần. [28, tr.62]

Ngoài ra, còn rất nhiều truyền thuyết khác về những chiến công hiển hách của thần lưu truyền trong dân gian như:

- Thời nhà Chu, thần đã tiêu diệt trong nháy mắt các loại quỷ dữ và giúp dân nhà Chu khỏi bệnh dịch hạch mà chúng tạo ra. [46, tr.149]

- Khi trở lại nước Nam, đến thành Long Đỗ (Hà Nội ngày nay) thần vứt ruột xuống sông Hồng (có bản ghi là sông Nhĩ, sông Nhị Hà…) các thứ đó biến thành rùa, rắn, gây tai họa cho dân, thần lại ra tay diệt trừ chúng rồi bay về trời [46, tr.149]

- Đời Đường Đức Tông, thần diệt trừ con quỷ gieo rắc bệnh tật cho trẻ em bên Trung Quốc và giúp các em khỏi bệnh. [46, tr.148]

- Đời Hùng Vương thứ 14, thần giúp dân giết con Rùa tinh ở làng Bồ Đề cạnh sông Hồng. [46, tr.147]

- Đời vua Đinh, thần biến thành pháp sư diệt trừ lũ quỷ răng vàng làm tổ ở cây ngô đồng nghìn năm chuyên đi làm hại dân lành. [46, tr.148]

- Đời vua Lê Đại Hành, thần hóa thành nguyên soái Thiên Bồng hạ giới xuống làng Lỗ Lâm (nay là xã Định Công) gần thành Long Đỗ để diệt trừ quỷ dữ [46, tr.148].

- Đời Lý Thánh Tông, trên sông Hồng, thần hóa thành một trận giông tố diệt trừ ba con vật là Hổ Tinh, Quy tinh và Xà tinh chuyên phá vỡ đê sông Hồng [46, tr.149]

- Đời Trần, nhiều quỷ dữ xuất hiện ở châu Yên Phú (Bắc Giang), thần đã xuống đánh đuổi chúng rồi bay lên trời, vết chân thần đi nay còn ở các làng Châu Hồ và Nội Trù. [46, tr.149]

- Cuối đời Trần, thần giúp dân tiêu diệt con quỷ cái là “Mẹ ranh cành sát” và một con hổ đế phá hại dân lành rồi lại bay về trời. [46, tr.149]

2.1.1.2. Truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương

Các tư liệu thư tịch, văn bia, câu đối, sắc phong trong di tích đình Kim Liên và liên quan tới di tích đều khẳng định: đình Kim Liên là nơi thờ Cao Sơn, một nhân vật quan trọng trong điện thần của người Việt trước đây. Phối hưởng trong di tích hiện nay còn có bài vị của “Thủy tinh đệ tam tôn nữ đông hồ trưng vương mẫu thủy tinh công chúa thần vị” và “Huệ minh hựu dưu phu nhân” (hai bài vị này được đưa từ nơi khác đến).

Thần Cao Sơn là một vị thần núi, được thờ ở rất nhiều nơi trong khu vực tụ cư của người Việt cổ trước đây. Nằm trong hệ thống thần thoại về thời dựng nước và giữ nước đầu tiên, truyền thuyết về thần Cao Sơn Đại vương rất phong

phú và ngày càng được lịch sử hóa nên trong nhiều miền quê của đất nước đã tồn tại những văn bản khác nhau về nhân vật huyền thoại này.

Cuốn Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân của 2 nhà nghiên cứu

Nguyễn Vinh Phúc và Nguyễn Duy Hinh cho biết, trong hệ thống các vị thần Hà Nội, có 3 nhân vật cùng tên là Cao Sơn. Cụ thể: Vị thần thứ nhất: “Theo thần tích làng Đông Xã nay thuộc phường Bưởi thì 3 vị Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh được thờ ở đây là 3 anh em con chú bác ruột: Tản Viên tên thật là Nguyễn Tuấn, Cao Sơn tên thật là Nguyễn Hiển và Quý Minh tên thật là Nguyễn Sùng. Hiền và Sùng là con chú ruột của Tuấn. Họ quê động Lăng Xương (nay thuộc huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) sau được tiên trao cho phép tắc giúp vua Hùng Vương thứ 18 nhiều phen đánh thắng Thục Phán. Đó chính là một Cao Sơn còn được coi là ngự ở ngọn núi bên trái của ba ngọn Ba Vì (giữa là Tản Viên, trái là Cao Sơn, phải là Quý Minh).” [33, tr. 59] Vị thứ hai: “Theo thần tích làng Kim Liên thì lại là một trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ. Đền thờ chính ở huyện Phụng Hóa nay là Nho Quan, Ninh Bình.” [33, tr. 59- 60]. Vị thứ 3 có nguồn gốc từ Trung Quốc: “Thần tích đình Đại (Bạch Mai) kể rằng: thần họ Cao tên Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh người Tàu ở vùng Bảo Đài Sơn Nam, ngụ ở Trường Yên, lấy vợ người làng Quang Liệt là bà Trần Thị Tố. Ông bà nhận hậu, sinh được một người con trai ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Tỵ, đặt tên Hiển. Năm cậu 17 tuổi thì mẹ mất. Làm tang xong, cha đem con về Tàu. Cậu học thầy Chu Đường, năm 27 tuổi thi đỗ Tiến sĩ, bổ châu mục Ích Châu. Lúc đó ở ta Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, vua Tàu sai Hiển Công sang trừ nhà Hồ. Công đóng đồn ở Hồng Mai (tức Bạch Mai) nay là chỗ đình Đại và dẹp trừ được họ Hồ. Sau đó ông lại về Bắc, được vua Tàu phong Cao Sơn Đại Vương, ông tu ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi.” [33, tr. 60] Ngoài ra, trong cả nước còn có thêm 2 vị Cao Sơn nữa. Đó là: “ông Dương Tự Minh đời Lý được thờ ở đền Đuổm (Thái Nguyên) cũng được phong là Cao Sơn Đại vương. Lại có cả ông Đột Ngột Cao Sơn thờ ở đền Hùng, Phú Thọ. Một ông Cao Sơn nữa được thờ ở làng

Lương Nhân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương lại là một vị thần chuyên chữa bệnh đậu mùa cho dân. Trong một lần dân làm lễ cầu hỏi tên thì thần nhập đồng nói tên là Cao Sơn” [33, tr.60].

Ở đây, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các truyền

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)