Các ảnh hưởng của Đạo giáo

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 70)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Các ảnh hưởng của Đạo giáo

Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, xuất hiện vào thế kỉ thứ 4 trước CN với việc ra đời tác phẩm “Đạo Đức kinh” của Lão Tử. Ở nước ta, nó thâm nhập vào khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Khi vào Việt Nam, đạo giáo đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân ta.

Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trọng các đạo sĨ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan.

Đền Quán Thánh hiện nay là một trong những di tích mang ảnh hưởng Đạo giáo nổi bật của nước ta. Nó là một trong bốn ngôi quán lớn – nơi tu hành của những người theo Đạo giáo ở đất Thăng Long xưa. Đó là: Trấn Vũ quán (nay là đền Quán Thánh nằm trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội), Huyền Thiên quán (nay là chùa Huyền Thiên nằm ở 54 Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ nằm ở 73 Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Đế Thích quán (nay là chùa Vua nằm ở 33 Thịnh

Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Các quán này đều được xây dựng từ thời Đạo giáo hưng thịnh ở nước ta.

Đền Quán Thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thánh của Đạo giáo. Huyền là màu đen, trời phương Bắc u ám đen tối, vũ là mưa là nước thuộc hành thủy phương Bắc, vì thế Trấn Vũ là thần trấn giữ trời phương Bắc [4, tr. 193] Thần còn được gọi là “Bắc phương Nhâm Quý chí linh thần”, là vị “ứng hóa thân của Kim Khuyết Chân Tôn” (Ngọc Đế). Huyền Thiên Thượng Đế cũng là hóa thân của “Bắc Cực Huyền Vũ Tinh Quân”. Đạo giáo cũng còn tôn xưng Ngài là “Tam nguyên đô thống soái”, tức là giáo chủ của muôn pháp, thống quản cả 36 vị nguyên soái khác, có uy quyền vượt trội, sự linh nghiệm không ai hơn, là vị “Tối linh Tối thịnh” trong Đạo giáo, là vị thần minh lớn nhất. Như vậy, Huyền Thiên Thượng Đế là vị thần cao cấp nhất, được thờ phụng trong “Bắc Cực Điện” hay “Chân Vũ Điện” [59].Ngoài ra, người xưa cũng cho rằng phía đông có thần Thanh Long biểu hiện cho mùa xuân, phía Nam có thần Chu Tước biểu hiện cho mùa hạ, phía tây có thần Bạch Hổ biểu hiện cho mùa thu, còn biểu hiện cho mùa đông là thần Huyền Thiên ở phía bắc. Cho nên, trong truyền thuyết, nhân dân ta đã sáng tạo ra nhiều câu chuyện về vị thần này, rằng khi tới nước Nam ngài đã ra tay cứu giúp dân lành trừ tà ma và yêu quái. Từ đó thần được tôn xưng là vị thần bảo hộ, trấn giữ phương Bắc, đền thờ thần là một trong tứ trấn Thăng Long. [10, tr.193]

Cho đến nay, trong bốn ngôi quán lớn của Thăng Long khi xưa, chỉ duy nhất đền Quán Thánh là còn giữ được tính chất Đạo của mình. Tất cả các Đạo quán đều xây dựng từ thời kỳ phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam từ xa xưa, nhưng cũng chỉ đến hết đời Mạc. Từ đời Lê Trung Hưng, do Đạo giáo suy thoái, những đạo quán này đều bị Phật giáo hóa, trở thành chùa. Trong các quán, bên cạnh tượng các thánh của Đạo giáo được thờ còn có thêm tượng Phật. Thứ giữ lại “chất đạo” của đền Quán Thánh cho đến hôm nay, đó chính là bức tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, cao hơn 3m, nặng gần 4 tấn. Tượng

có dáng một đạo sĩ đang ngồi, y phục gọn gàng, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Đây là dấu vết ảnh hưởng Đạo giáo lớn nhất còn lại trong ngôi đền này, cũng là điều làm nên nét đặc trưng độc đáo của ngôi Đạo quán duy nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa.

2.3. Mối liên quan giữa truyền thuyết dân gian và lịch sử của một kinh thành

M. Gorki đã từng nói: Văn học dân gian bám sát lịch sử một cách độc

đáo. Nhận xét đó hoàn toàn phù hợp với thể loại truyền thuyết. Cuốn Văn học dân gian Việt Nam của ba tác giả Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn,

Nguyễn Hùng Vĩ do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2001 (tái bản lần thứ 5) có viết: “Truyền thuyết vừa giúp ta nhận thức một cách đầy thi vị về

lịch sử dân tộc, vừa góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử [30, tr. 65]. Quả vậy,

thông qua chuỗi truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn, ta có dịp được hiểu hơn về những truyền thống hào hùng và dấu ấn quan trọng của dân tộc.

Trước hết, có thể nói, truyền thuyết Tứ trấn Thăng Long đã cho ta thấy được phần nào truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Hầu hết các truyền thuyết đều gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm và các chiến thắng thiên tai, dịch họa của tứ thần trấn yểm đất Thăng Long. Đó là chiến công lẫy lừng của thần Linh Lang đại vương cùng đôi voi trung nghĩa đã đánh thắng giặc Tống. Đó cũng là chiến thắng vang dội của thần Cao Sơn đại vương cùng với Sơn tinh chiến thắng thủy tặc, quân Âu, bảo vệ nhà Hùng, hay phù trợ vua Lê giành lại ngai vàng, dẹp yên nạn chuyên quyền của ngoại thích. Hoặc đó là một loạt truyền thuyết về công lao của thần Huyền Thiên Trấn Vũ đối với người dân Giao Chỉ như diệt quỷ dữ thời nhà Đinh, nhà Trần, nhà Lê, diệt Hổ tinh, Quy tinh và Xà tinh thời nhà Lý .v.v. Hay đó là sự giúp đỡ của thần Bạch Mã đã giúp vua Việt xây thành định đô thành công, an cư lạc nghiệp. Những sắc màu lung linh của truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn đã

cho thấy đằng sau nó hiển hiện cả một pho sử hào hùng, vinh quang của dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm và chiến thắng thiên tai, dịch bệnh bảo vệ, gìn giữ đất nước. Tuy các chi tiết trong truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn không phải là lịch sử xác thực mà chỉ mang màu sắc lịch sử ấy nhưng những chi tiết này đã góp phần minh chứng hùng hồn cho sự thật rằng: để có được bờ cõi nước Nam như hôm nay, dân tộc ta đã trải qua biết bao gian lao, biết bao khó khăn, thử thách. Vượt qua những trở ngại ấy, dân tộc Việt Nam vẫn khẳng định được sức sống bền bỉ của mình. Chiến thắng của Tứ thần trấn yểm đất Thăng Long rộng hơn còn là chiến thắng của những lương thần trước các thế lực thù địch hắc ám, và sâu xa hơn nữa là chiến thắng của những con người giúp dân, giúp đời.

Dựa trên các thông tin chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã tại các ngôi đình/đền, mà cụ thể là ở bản tóm tắt truyền thuyết treo ở các cửa di tích, có thể thấy rằng, tứ trấn Thăng Long không phải được xây dựng cùng một lúc mà hình thành dần dần trong quá trình dựng nước, giữ nước lâu dài của dân tộc. Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 9, đền Quán Thánh được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ (1010), đền Voi Phục dựng thời vua Lý có bản ghi vào năm 1028, có bản ghi vào năm 1065), đình Kim Liên được xây dựng từ thời vua Lý đến thời vua Lê Tương Dực được tu sửa to đẹp hơn vào khoảng thế kỷ 16, 17. Cùng với sự ra đời của mỗi trấn là ý nghĩa tâm linh, nhân văn và quốc gia riêng của nó. Chẳng hạn: Đền Quán Thánh được xây dựng từ thời Lý để giữ yên phương bắc - về tâm linh là chốn có nhiều thế lực hắc ám, về lịch sử cũng là cửa ngõ của nhiều cuộc xâm lược. Tiếp nhận thần của văn hoá Trung Hoa để chống lại mọi sự quấy đảo từ bên ngoài là cách giải quyết thông minh của dân tộc ta. Sự ra đời của đền Bạch Mã gắn liền với thành công trong việc trấn áp được các thế lực phá hoại để định đô, an cư lạc nghiệp của dân tộc hay sự ra đời của đền Voi Phục và đình Kim Liên như một sự tưởng nhớ, khắc ghi công lao của những vị anh hùng có công với đất nước.

Bên cạnh đó, các truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn cũng cho thấy đời sống tín ngưỡng, phong tục thờ cúng của người dân đất kinh kỳ nói riêng và người dân Việt nói chung. Qua đó, giúp các thế hệ sau có thể hình dung rõ nét hơn về nền văn hóa, văn minh dân tộc. Có thể lấy tín ngưỡng thờ cúng của đền Voi Phục và đình Kim Liên làm ví dụ. Xét về văn hóa, từ sâu xa và từ rất lâu đời nay, đền Voi Phục xưa vốn thờ thủy thần. Trong khi đó, đình Kim Liên lại thờ sơn thần, mang tính văn hóa bản địa rất rõ nét. Hai đặc điểm đó đã góp phần thể hiện nguồn gốc dân tộc, đó chính là nền văn minh nông nghiệp, ngư nghiệp ở phương nam. Kiến trúc của đền Voi Phục càng minh chứng rõ hơn điều này. Dù là một kiến trúc tứ trấn, nhưng để tồn tại trong xã hội trọng nông thì hiện tượng dân gian hoá đã hội vào đền nhiều vị thần liên quan đến nông nghiệp, như bệ thờ Thần Nông ở bên phải cửa điện, nhà phe giáp, nhà quản tiền hậu ở bên trái, đặc biệt là hệ thống điện Mẫu ở phía trước (gồm mẫu thoải/ thuỷ và mẫu thượng ngàn). Như vậy, có thể thấy, nền văn minh nông nghiệp đã chi phối rất lớn đến phong tục thờ cúng hay tín ngưỡng ở tứ trấn Thăng Long.

Ngoài ra, truyền thuyết về Tứ trấn Thăng Long cũng còn cho ta thấy quá trình giao lưu văn hóa của dân tộc. Ðền Bạch Mã thờ ngựa trắng tức Thần Mặt trời, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Biểu tượng ngựa trắng đi từ đông sang tây rồi lại trở về đông là ẩn dụ cho sự thâm nhập văn hóa Ấn Độ vào nước ta. Ðền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần của ngôi sao Bắc Ðẩu, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Ðiều đó chứng tỏ giao lưu văn hóa đã diễn ra mạnh mẽ ở nước ta từ thời tiền Lý và cha ông ta đã biết lựa chọn những nét tinh hoa của thế giới để làm giàu cho văn hóa nước nhà.

*** Tiểu kết chương 2:

Sau khi khảo sát các truyền thuyết Thăng Long tứ trấn, chúng tôi nhận thấy hệ thống truyền thuyết về các vị thần ở 4 ngôi đình/đền của kinh thành có nhiều mối liên quan ý nghĩa với lịch sử của mảnh đất kinh kỳ. Qua truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn, truyền thống gìn giữ, xây dựng và bảo vệ đất nước kiên

cường, hào hùng của dân tộc hiện lên khá rõ nét từ những chiến công hiển hách của các vị thần như Linh Lang Đại Vương hay Cao Sơn Đại Vương. Bên cạnh đó, với những sáng tạo nghệ thuật của dân gian trong các motif hóa của truyền thuyết Thăng Long tứ trấn cũng cho thấy đời sống tín ngưỡng hết sức phong phú của dân gian. Đó là tục thờ thần tự nhiên (thần mặt trời, sơn thần và thủy thần), thờ thành hoàng làng và thờ Đạo giáo. Quá trình giao lưu văn hóa, văn minh cũng như tiếp thu sáng tạo để trở thành một vốn tài sản quý giá riêng biệt của dân tộc cũng được tái hiện khá rõ rệt trong việc ẩn nấp dưới các totem, hình tượng như chúng tôi đã phân tích bên trên. Có thể nói rằng, truyền thuyết Thăng Long tứ trấn không chỉ có mối liên quan mật thiết với lịch sử của mảnh đất rồng bay mà còn kết tinh nhiều nét đặc sắc, làm nên điểm riêng biệt của mảnh đất này biến nó trở thành niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Đó là một trong những giá trị vô giá mà văn học dân gian đã mang lại cho nước nhà.

Chương 3:

LỄ HỘI Ở CÁC DI TÍCH THĂNG LONG TỨ TRẤN

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá của con người được hình thành và phát triển trong suốt quá trình lịch sử. Là một dân tộc có đời sống tinh thần hết sức phong phú và giàu bản sắc, người Việt Nam nói chung và đất kinh kỳ của người dân kẻ chợ nói riêng có rất nhiều lễ hội. Trong đó, những lễ hội của Tứ trấn Thăng Long mang nhiều ý nghĩa và giá trị văn hoá đặc sắc.

3.1. Hội đền Quán Thánh

Nằm trên con đường Cổ Ngư xưa cổ kính và thơ mộng, bên Hồ Tây xanh biếc lấp lánh của Thủ đô là ngôi đền Quán Thánh uy nghiêm và sừng sững. Trong thời gian đi điền dã tại đền vào mùa thu năm 2011, chúng tôi có hỏi thăm một số người cao tuổi đã từng sinh sống lâu năm xung quanh đền về những nghi thức trong lễ hội đền Quán Thánh xa xưa. Tuy nhiên, không người nào còn nhớ được về những lễ hội từ xa xưa của đền Quán Thánh nữa. Lý giải về điều này, chúng tôi được ông Bùi Hồng Sơn, Ban quản lý di tích Đền Quán Thánh cho biết: “Do chiến tranh và không có người đứng ra tổ chức nên lễ hội truyền thống xưa kia của đền dần bị mai một. Mặt khác, những người gốc của làng đã già, mất đi nên những phong tục cổ truyền đã không còn lưu giữ được nữa. Từ sau năm 1975, hội mùng 3 tháng 3 và mùng 9 tháng 9 là các lễ hội xa xưa của đền đã không còn được tổ chức nữa, chỉ còn lại một số hoạt động dân gian vào mùng 1 tháng Giêng tức là mùng 1 Tết Nguyên Đán. Thay vào đó, các hoạt động ở đền Quán Thánh đều do nhà nước quản lý. Đền Quán Thánh nay là một địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng trong cả nước, được coi là một di tích cấp Quốc gia.” Có thể nói, trong 4 ngôi đình/ đền của tứ trấn Thăng Long thì lễ hội cổ truyền của đền Quán Thánh bị mai một nhiều nhất. Theo chúng tôi, cũng có thể do di tích này đã trở thành một di tích phục vụ tham quan nhiều hơn là hoạt động tín ngưỡng, mặt khác, quy mô của di tích cũng mở rộng ra diện quốc gia,

thoát khỏi quy mô làng nên những hoạt động lễ hội làng truyền thống đã không còn tồn tại.

Để tìm hiểu về lễ hội truyền thống xưa kia của đền Quán Thánh, chúng tôi

đã sưu tầm một số tư liệu trong các công trình nghiên cứu Lễ hội Việt Nam của

Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý đồng chủ biên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính (Nxb

Văn hóa thông tin, 2005), Nhớ nghĩ chiều hôm của Đào Duy Anh (Nxb.Trẻ, 1989) và cuốn Đạo giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy (Nxb Hà

Nội, 2001).

Cuốn Lễ hội Việt Nam do Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên cho

biết, xưa, lễ hội được tổ chức vào 2 ngày là mùng 1 tháng Giêng và chính hội là mùng 3 tháng 3. Các nghi lễ truyền thống gồm có: Giáng bút, cầu mộng và cầu lộc [49, tr. 143]. Trang 146 sách viết: “…nhưng đáng lưu ý là tượng Tử đồng Văn Xương đế quân. Đây là vị thần theo quan niệm Đạo giáo, coi về văn chương thi cử. Uy tín của thần rất lớn đối với các nho sinh. Khoảng đầu thế kỷ này, các thầy đồ, thầy khoá cứ vào các ngày mồng 1, ngày mồng 16 âm lịch hàng tháng thường mang vàng hương lễ vật đến khấn cầu rất thành kính, rồi ngủ lại đền chờ thần báo mộng xem cuộc thi sắp tới đỗ hay không đỗ. Nhất là những năm, tháng có khoa thi thì đền càng tấp nập. Sở dĩ có lệ ấy là do tương truyền thuyết, thần từng giáng bút cho biết, vì thấy nước Nam là nước văn hiến nên hàng tháng cứ vào hai ngày ấy thần sẽ tới báo mộng cho sĩ tử…” [49, tr.146].

Tìm hiểu kỹ hơn về lễ giáng bút, qua các tài liệu, chúng tôi được biết như sau: Lễ giáng bút là một trong những nghi lễ của người Việt. Cho đến nay vẫn chưa xác định được nó ra đời vào thời điểm nào, ở cả trên thế giới và ở nước ta. [37, tr. 547]. Đây là một hiện tượng văn hoá tâm linh đặc sắc, tức là cầu Thánh -

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)