Là một cán bộ quản lý ngành Du lịch của Hà Nội, thấy được sự bức xúc và cấp thiết của vấn đề, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 3Mục lục
Mục lục
Danh mục các bảng i
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LỄ HỘI 10
1.1 Một số vấn đề về du lịch lễ hội 10
1.1.1 Du lịch và các loại hình du lịch 10
1.1.2 Quan niệm, đặc điểm và phân loại lễ hội 13
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của du lịch lễ hội 17
1.2 Phát triển loại hình du lịch lễ hội 19
1.2.1 Khái niệm phát triển du lịch lễ hội 19
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội 19
1.2.3 Nội dung phát triển loại hình du lịch lễ hội 23
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội 30
1.3 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch lễ hội của tỉnh Nam Định và một số bài học rút ra cho công tác phát triển loại hình du lịch lễ hội 34
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch lễ hội của tỉnh Nam Định 34
1.3.2 Một số bài học rút ra cho công tác phát triển loại hình du lịch lễ hội 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Hà Nội 42
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội 42
2.1.2 Tiềm năng phát triển loại hình du lịch lễ hội 44
2.2 Thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội 52
Trang 42.2.1 Tình hình kinh doanh du lịch ở Hà Nội 522.2.2 Thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội Hà Nội giai đoạn 2009-2013 59
2.3 Thực trạng quản lý phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội 64
2.3.1 Thực trạng hoạch định phát triển du lịch lễ hội 642.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển du lịch lễ hội 682.3.3 Thực trạng kiểm soát phát triển du lịch lễ hội 75
2.4 Đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội 78
2.4.1 Đánh giá theo tiêu chí 782.4.2 Điểm mạnh trong phát triển du lịch lễ hội của chính quyền Thành phố Hà Nội 792.4.3 Điểm yếu trong phát triển du lịch lễ hội của chính quyền Thành phố Hà Nội 812.4.4 Nguyên nhân của điểm yếu 83
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 85
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 85
3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch lễ hội tại Hà Nội 853.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch lễ hội Hà Nội 87
3.2 Các giải pháp phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 88
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạch định phát triển du lịch lễ hội 883.2.2 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển du lịch lễ hội 933.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch lễ hội trên địa bàn 101
Trang 53.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Hà
Nội đến năm 2020 102
3.3.1 Kiến nghị với Trung ương 102
3.3.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội 103
3.3.3 Kiến nghị với dân cư địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch lễ hội 104
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC
Trang 6i
Danh mục các bảng
Bảng 2.1 Cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Hà Nội giai đoạn 2009 -
2013 52
Bảng 2.2 Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2009-2013 54
Bảng 2.3 Lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 55
Bảng 2.4 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 55
Bảng 2.5 Số lượng lao động du lịch của Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 56
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động du lịch của Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 58
Bảng 2.7 Cơ cấu khách du lịch lễ hội đến Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 60
Bảng 2.8 Lượng khách du lịch tại một số lễ hội ở Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 61 Bảng 2.9: Doanh thu du lịch lễ hội và tỷ trọng của du lịch lễ hội trong GDP của Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 63
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về du lịch, trong đó lễ hội được xem như một bộ phận cấu thành nên tiềm năng ấy Tại sao lại có thể kết luận như vậy? Bởi một điều hết sức giản đơn, đó là: Lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực nhất; nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá và đáp ứng được các tiêu chuẩn của một điểm du lịch Hơn thế nữa, với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nước ta có gần 8000 lễ hội truyền thống hội tụ đủ các nét đẹp văn hóa khắp các vùng miền, đây chính là một kho tài nguyên, là tiềm năng to lớn để phát triển ngành
du lịch Khai thác khía cạnh này của văn hóa, có thể nói du lịch lễ hội đã và đang mang lại những đóng góp to lớn cho sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và từng địa phương nơi diễn ra lễ hội nói riêng
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng là những tỉnh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, địa hình rất phong phú đa dạng, sầm uất với hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy… có bờ biển dài hàng trăm km Trong đó, nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú là thủ đô Hà Nội, nơi đã sớm trở thành trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam Trải qua hơn 1000 năm hình thành và phát triển, thủ đô Hà Nội có lịch sử lâu đời, có truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc Tất cả những điều đó đã khiến cho
Hà Nội có đầy đủ điệu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch và những yếu tố nguồn lực thuận lợi để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh và bền vững Việc sát nhập tỉnh Hà Tây (cũ) và một số vùng phụ cận thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình vào Thành phố Hà Nội từ tháng 8 năm 2008 đã khiến cho Hà Nội trở thành vùng tập trung nhiều lễ hội nhất của cả nước (1070 lễ hội), với những lễ hội tiêu biểu như: Hội Gióng đền Sóc, Hội Chùa Hương, Hội Đền Và, Hội Cổ Loa, Hội
Gò Đống Đa, …
Trang 82
Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác các lễ hội, các di tích lịch sử để phát triển loại hình du lịch lễ hội ở Hà Nội chưa thực sự được chú trọng, chưa đạt được hiệu quả cao Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Hà Nội hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, khách du lịch đến với các lễ hội của Hà Nội
từ năm 2009 trở lại đây chủ yếu tập trung vào 2 lễ hội lớn là lễ hội chùa Hương và
lễ hội Gióng (2 lễ hội này thu hút hơn 50% tổng lượng khách du lịch lễ hội của Hà Nội) Doanh thu từ du lịch lễ hội của Hà Nội mới chỉ chiếm chưa tròn 1% trong tổng GDP của toàn thành phố Chứng tỏ sức hấp dẫn khách du lịch của các lễ hội tại
Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng du lịch lễ hội nơi đây
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Hà Nội, nhất là phát triển theo hướng bền vững là rất cần thiết và cấp bách Nhất thiết phải sớm tìm ra nguyên nhân vì đâu mà việc khai thác các lễ hội nhằm phục vụ phát triển du lịch ở Hà Hội chưa được chú trọng Làm thế nào để khai thác thật hiệu quả các hoạt động lễ hội nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch Hà Nội?
Là một cán bộ quản lý ngành Du lịch của Hà Nội, thấy được sự bức xúc và
cấp thiết của vấn đề, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển loại hình du lịch
lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế
của mình, với mong muốn sẽ đóng góp được một số ý kiến cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các ban ngành liên quan, nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Hà Nội một cách mạnh mẽ và bền vững hơn nữa
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu đã công bố với các đề tài như sau:
1 Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Những giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch
trên địa bàn Hà Nội” (năm 1996) của tác giả Bùi Thị Nga, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
Công trình này đã phân tích vị trí và vai trò của ngành Du lịch Thủ đô Hà Nội trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và trong đợi sống kinh tế xã hội
Trang 93
của Thủ đô, đánh giá ưu thế về tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội Qua đó, tác giả khẳng định ngành Du lịch Hà Nội cần được phát triển để thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác
Quá trình hình thành và phát triển của ngành Du lịch Hà nội được tác giả phân tích kỹ lưỡng Ở đây tác giả đã phân chia quá trình này thành hai thời kỳ: thời
kỳ 1989 trở về trước và thời kỳ từ năm 1990 tới thời điểm công trình này được xây dựng (1996) Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh doanh du lịch ở Hà Nội cụ thể là thời kỳ từ 1990 đến 1996; các nội dung đó bao gồm: phân tích lượng khách quốc tế và nội địa đến, đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, hiện trạng các cơ sở lưu trú – khách sạn, lực lượng lao động, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh doanh du lịch, thực trạng tổ chức và quản lý ngành Du lịch trên địa bàn Thủ đô Công trình nêu rõ những vấn đề tồn tại trong kinh doanh du lịch ở Thủ
đô Hà Nội: thị trường du lịch chưa được mở rộng, sản phẩm du lịch chưa phong phú, mạng lưới kinh doanh du lịch chưa được sắp xếp, việc đầu tư xây dựng khách sạn và cơ sở lưu trú chưa phù hợp, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức
Tác giả kiến nghị các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành du lịch Thủ đô tới năm 2010 bao gồm: xây dựng quy hoạch cụ thể, chi tiết cho ngành du lịch Hà nội; kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với việc phát triển du lịch Thủ đô; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, mở rộng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và vốn trong nước; sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh du lịch trên địa bàn, điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp quốc doanh, đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài; tổ chức tốt công tác khai thác thị trường du lịch, các tuyến du lịch trong và ngoài nước, tổ chức nghiên cứu thị trường du lich quốc tế; đào tạo cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tiêu chuẩn hóa dần đội ngũ cán bộ, tăng cường kỷ cương hoạt động của ngành Tác giả cũng nhấn mạnh: các giải pháp nêu trên mang tính đồng bộ và cần được triển khai với bước đi phù hợp trong thực tiễn
Trang 104
Có thể khẳng định rằng công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Nga là một công trình đầy tâm huyết, mang lại nhiều đóng góp quý báu cho ngành du lịch Hà nội Song, tác giả chưa đề cập đến quan điểm phát triển du lịch bền vững
2 Luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của
Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010” (năm 2004) của
tác giả Nguyễn Thị Nguyên Hồng, trường Đại học Thương Mại Địa bàn nghiên cứu của công trình này được giới hạn chủ yếu ở Thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh phụ cận gồm:
Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Thái Bình Công trình nghiên cứu này giới hạn thời gian chủ yếu từ 1996 đến 2003
Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tiềm năng du lịch và khai thác tiềm năng du lịch liên vùng của một quốc gia, bao gồm các vấn đề: tiềm năng du lịch, vai trò của tiềm năng du lịch trong phát triển du lịch, vai trò của khai thác tiềm năng du lịch liên vùng
Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ tình hình phát triển của du lịch Hà Nội: bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch đã được kiện toàn dần, tuy nhiên chưa ngang tầm, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế; sản phẩm du lịch của Hà Nội có bước phát triển song chất lượng còn nhiều bất cập; du lịch Hà Nội ngày càng quan tâm đến công tác hoạch định và định hướng thị trường, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng đầu tư tuy nhiên ngành du lịch Hà Nội chủ yếu mới dừng lại ở liên kết hợp tác với các địa phương khác, văn phòng đại diện cho du lịch Hà Nội tại các nước trong khu vực xuất hiện rất ít
Ngoài ra, nguồn tiềm năng du lịch của Hà Nội và phụ cận cũng được tập trung đánh giá tại công trình này, bao gồm: tài nguyên tự nhiên và nhân văn, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, Nhìn chung tiềm năng du lịch của Hà Nội và phụ cận được tác giả đánh giá là rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên lại phân bố không đồng đều; chẳng hạn, Thủ đô Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch nhưng nguồn tài nguyên du lịch tự
Trang 115
nhiên của Hà Nội không có gì đặc sắc Thêm vào đó, qua điều tra thực tế, tác giả đã đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch của Hà Nội và phụ cận trong quá trình phát triển của du lịch Hà Nội qua 2 vấn đề: tình hình tổ chức quản lý khai thác tiềm năng du lịch và tình hình liên kết du lịch giữa Hà Nội và phụ cận
Cuối cùng, công trình nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống các giải pháp và kiến nghị mang tính tổng hợp Đối với Nhà nước và các Ban ngành hữu quan, tác giả đề xuất tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng du lịch Hà Nội – phụ cận, tăng cường phối hợp liên ngành, hình thành chiến lược liên kết, tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, Đối với các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: tác giả kiến nghị nên phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình du lịch Hà Nội – phụ cận, tăng cường liên kết trong tổ chức quản lý chương trình du lịch, đẩy mạnh liên kết trong hoạt động marketing, đa dạng hóa sản phẩm du lịch liên kết
3 Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Giải pháp giữ gìn và phát triển loại hình du lịch
lễ hội trên địa bàn Hà Tây” (năm 2008) của tác giả Hoàng Thị Lan, trường Đại học
Thương Mại
Công trình này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội, như: du lịch lễ hội; vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội; một số tiêu chí đánh giá việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội Một số kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Tây thông qua bài học kinh nghiệm của một số địa phương như Đà Lạt, Yên
Tử, Thành phố Huế trong việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội cũng được đề cập đến khá cụ thể tại công trình này
Qua công trình này, người đọc cũng hiểu rõ hơn về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, một số lễ hội điển hình và tình hình kinh doanh du lịch của Hà Tây trong khoảng thời gian từ 2001 – 2007 Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng công tác giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Hà Tây như lượng khách đến với các điểm du lịch lễ hội; công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các lễ hội; công tác quản lý du lịch lễ hội; bảo vệ môi trường; bảo vệ di tích tại các
Trang 126
điểm du lịch lễ hội; kinh doanh dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch lễ hội; công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch lễ hội … ở Hà Tây trong giai đoạn 2001 – 2007
Tác giả cũng đã đóng góp một số giải pháp cho Ủy ban nhân dân và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tây (chẳng hạn như giải pháp xây dựng, ban hành và
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách – chính sách đầu tư, chính sách tài chính; tăng cường công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch lễ hội; giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch lễ hội; giải pháp quản lý và khai thác có hiệu quả các di tích, danh lam thắng cảnh tại các điểm du lịch lễ hội); cho các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp khác (giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch lễ hội, nâng cao chất lượng sản phẩm tại các điểm du lịch lễ hội, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch) nhằm giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội Hà Tây đến năm 2020 Một số kiến nghị với Chính phủ
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng được nêu rõ, như: tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội; nâng cao nhận thức của toàn xã hội, thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch lễ hội
Tuy nhiên, thực trạng quản lý nhà nước về du lịch lễ hội của tỉnh Hà Tây chưa được chú trọng phân tích kỹ tại công trình nghiên cứu này
Có thể nhận thấy các đề tài trên đã đề cập đến các cơ sở lý luận, các vấn đề, thực trạng và các giải pháp, kiến nghị để khai thác tiềm năng du lịch, phát triển các loại hình du lịch khác nhau tại địa bàn Thủ đô Hà Nội, các vùng phụ cận và một số địa phương khác của Việt Nam Song chưa có công trình nghiên cứu, bài luận văn nào nghiên cứu về các lễ hội tại Thành phố Hà Nội Do đó, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài
cho luận văn của mình Cho đến nay đề tài không trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã được công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp cho chính quyền thành phố
Hà Nội nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội trong thời gian tới trên cơ sở nghiên
Trang 137
cứu lý luận và phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển loại hình du lịch lễ hội ở một địa phương
- Phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu đó
- Đề xuất các giải pháp cho chính quyền thành phố Hà Nội nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển loại hình du lịch lễ hội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: quản lý phát triển loại hình du lịch lễ hội
+ Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập từ 2009 – 2013, và đề xuất giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Bước 1: Thu thập tài liệu (sách, tạp chí, luận án, luận văn, ) để hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển loại hình du lịch lễ hội Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bước này là phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và
mô hình hóa
- Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Trung tâm xúc tiến du lịch Hà Nội để phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực trạng các nội dung chủ yếu được thực hiện bởi chính
Trang 148
quyền thành phố Hà Nội nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bước này là phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp
- Bước 3: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển loại hình du lịch lễ hội của chính quyền thành phố Hà Nội, từ đó xác định các nguyên nhân đãn đến các điểm yếu Phương pháp nghiên cứu là phương pháp tổng hợp, quy nạp, phân tích
6 Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển loại hình du lịch lễ hội: du lịch lễ hội, các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài của chính quyền cấp tỉnh/ thành phố ảnh hưởng đến việc phát triển loại hình du lịch lễ hội; các tiêu chí đánh giá việc phát triển loại hình du lịch lễ hội; kinh nghiệm của tỉnh Nam Định trong việc phát triển loại hình du lịch lễ hội
- Phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Thành phố Hà Nội: một số nét khái quát về các tiềm năng phát triển du lịch lễ hội của Hà Nội; thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Hà Nội, thực trạng các nội dung chủ yếu được thực hiện bởi chính quyền Thành phố Hà Nội nhằm phát triển du lịch
lễ hội và đánh giá chung về việc phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Hà Nội: đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, đối với chính quyền địa phương các cấp; và đề xuất kiến nghị: đối với Trung Ương, đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; đối với dân
cư địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch lễ hội nhằm phát triển bền vững loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Hà Nội
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển loại hình du lịch lễ hội
Trang 1610
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LỄ HỘI 1.1 Một số vấn đề về du lịch lễ hội
1.1.1 Du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta mà ở các nước trên thế giới, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Trước thực tế phát triển của ngành du lịch, việc nghiên cứu và thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản về
du lịch là một đòi hỏi cần thiết
Dưới mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì du lịch được hiểu theo những cách khác nhau
Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người:
- Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích
di cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào [13, tr.10]
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa
mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định [13, tr.11]
Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế:
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị -
xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [3, tr.19]
Tiếp cận du lịch dưới góc độ tổng hợp:
Để phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện các hoạt động, các mối quan hệ của du lịch, theo cách tiếp cận tổng hợp, du lịch được hiểu là toàn bộ các hiện tượng
Trang 171.1.1.2 Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra Hiện nay việc phân chia các loại hình du lịch chủ yếu theo các tiêu chí cơ bản sau:
Phân loại theo môi trường tài nguyên: Du lịch là một ngành có định hướng
tài nguyên rõ rệt Tùy vào môi trường tài nguyên, hoạt động du lịch có thể chia thành:
- Du lịch văn hóa: hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân
văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật…của điểm đến
- Du lịch tự nhiên: là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi
có môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ
Phân loại theo mục đích chuyến đi:
Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần túy du lịch, tức là chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh Ngoài các chuyến đi như vậy, có nhiều cuộc hành trình vì các lý do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo Trong các chuyến đi đó, không ít người đã sử dụng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống tại khách sạn, nhà nghỉ Cũng không ít
Trang 1812
người nhân chuyến dịp đó đã tranh thủ thời gian dỗi để tham quan, nghỉ ngơi Trên
cơ sở đó, có thể phân chia du lịch thành hai nhóm:
- Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá
- Nhóm có mục đích du lịch kết hợp: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, thể thao (thi đấu, cổ vũ), kinh doanh, công tác, chữa bệnh, thăm thân…
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
- Du lịch nội địa: Là chuyến đi của người đi du lịch từ chỗ này sang chỗ khác trong phạm vi đất nước của mình
- Du lịch quốc tế: Là chuyến đi của người du lịch từ nước này sang nước khác
Phân loại theo đặc điểm địa lý của nơi đến:
Trang 19Việc phân loại các loại hình du lịch như kể trên có ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, phân loại du lịch giúp xác định được những đóng góp kinh tế và
những hạn chế của từng loại hình du lịch Qua đó, các tổ chức quản lý du lịch sẽ hình thành chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với từng thể loại du lịch tùy theo các mục tiêu và chính sách phát triển chung của mỗi địa phương
Thứ hai, phân loại du lịch giúp hoạt động marketing của các điểm đến du
lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch được hiệu quả Qua việc phân tích các loại hình du lịch đang tồn tại có thể xác định được cơ cấu khách hàng mục tiêu của điểm đến du lịch hay cơ sở kinh doanh du lịch; cho phép xác định được thế mạnh du lịch của một địa phương, một quốc gia và làm cơ sở cho việc phân tích tính đa dạng của của hoạt động du lịch tại các điểm đến
1.1.2 Quan niệm, đặc điểm và phân loại lễ hội
1.1.2.1 Quan niệm về lễ hội
Trang 2014
Trong các bộ phận cấu thành nên tài nguyên du lịch nhân văn thì lễ hội là một tài nguyên rất có giá trị để phục vụ cho phát triển du lịch Lễ hội là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả Lễ hội là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử của đất nước Lễ hội cũng là dịp để con người tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc Với lễ hội truyền thống, đây còn là dịp để người dân lao động bày tỏ lòng thành kính của mình đối với các lực lượng siêu nhiên (cảm tạ thần linh đã trợ giúp mình có được mùa màng bội thu và cầu mong có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc) Có thể nói, lễ hội là sự
kiện liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân [22, tr 57]
1.1.2.2 Đặc điểm của lễ hội
- Lễ hội thường gắn bó với một cộng đồng dân cư nhất định:
Nếu Tết âm lịch là sinh hoạt của cả cộng đồng thì ngày hội là ngày Tết của của một cộng đồng dân cư nhất định nào đó Lễ hội gắn bó với từng làng quê, các làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ Các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau Chẳng hạn,
Đồ Sơn nổi tiếng với lễ hội chọi trâu, hội Lim thì chỉ có ở Bắc Ninh, người Chăm được biết đến với lễ hội Ka Te, lễ hội Lồng Tồng là lễ hội của người Tày Trong
lễ hội thường có người tham dự là những người tổ chức, người dân địa phương, những người hành hương, khách du lịch,
- Không gian, thời gian của lễ hội:
Lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh, những địa danh nổi tiếng, hoặc ngay tại các sân đình, đền chùa, Để tổ chức lễ hội, cần phải có không gian rộng và có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ
sở hạ tầng cần thiết Lễ hội ở nước ta phân bố dọc khắp chiều dài đất nước
Những lễ hội truyền thống thường tập trung trong hai mùa là mùa xuân và mùa thu, đó là thời điểm nghỉ ngơi của nhà nông Hiện nay, để thu hút khách du lịch, quảng bá về du lịch, nhiều lễ hội nói chung và Festival du lịch nói riêng được
tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm
- Cấu trúc của lễ hội:
Trang 2115
Như một ước lệ, lễ hội luôn được phân chia làm hai phần: Lễ và Hội
+ Phần Lễ: “là các nghi thức được thực thi trong lễ hội với các nghi thức uy nghiêm như tế thần, yết cáo ở các đình, đền Phần này thường do các lão làng đảm nhiệm Phần Lễ là nền tảng của lễ hội, tạo không khí thiêng liêng và những giá trị
tinh thần tốt đẹp trước khi chuyển sang phần hội” [22, tr 58]
Phần Lễ không đơn lẻ mà là một hệ thống liên kết, có trật tự, cùng hỗ trợ nhau Trong lễ hội truyền thống, phần lễ thường gồm lễ rước nước, lễ mộc dục (lễ tắm rửa tượng Thần), lễ tế gia quan, đám rước, đại lễ (là nghi thức lễ trang trọng nhất), lễ túc trực, lễ hèm
Hiện nay, phần Lễ đã được đơn giản hóa nhưng vẫn giữ được các chuẩn mực chung Tuy nhiên, nhiều người đánh giá, tính thiêng liêng và trang trọng của phần lễ trong các lễ hội truyền thống không còn được nguyên vẹn như trước đây
+ Phần Hội nhằm mục đích vui chơi, giải trí, giao lưu Đây là thời điểm để người tham dự lễ hội có dịp nghỉ ngơi, tham gia vào các trò chơi, giao lưu với nhiều người khác, được thể hiện bản thân mình mà trong điều kiện bình thường họ không
thể hoặc không dám bộc lộ [22, tr 58]
Hội là phần tổ chức các trò diễn và trò chơi Trò diễn là hoạt động mang tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật thờ phụng Chẳng hạn trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội Gióng, hoặc trò nghiềm quân trong lễ hội làng Yên Sở (hội Giá), huyện Hoài Đức – ngoại thành Hà Nội Phần lớn các trò chơi đều xuất phát từ ước vọng của con người Xuất phát từ ước vọng cầu mưa có các trò đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất Xuất phát từ ước vọng cầu cạn có các trò thả diều vào các ngày hội mùa hè để mong gió lên, nắng lên cho nước lụt mau rút đi
Lễ và Hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Hai yếu tố này có lúc tách biệt đến dễ thấy: một bên thiêng liêng (Lễ), một bên trần tục (Hội), nhưng trong nhiều trường hợp lại không đơn giản như vậy Trong quá trình vận động, hai yếu tố Lễ và Hội đã thâm nhập vào nhau khá chặt chẽ, lồng ghép vào nhau Chẳng hạn như khi dân làng rước kiệu, chơi cờ người đều mang ý thức cầu mong Thành hoàng phù
Trang 221.1.2.3 Phân loại lễ hôi
Việc phân loại lễ hội tùy thuộc vào cách tiếp cận và tiêu chí đưa ra của mỗi nhà nghiên cứu
Trong tác phẩm “Danh thắng, di tích và lễ hội truyền thống Việt Nam”, tác
giả Lưu Minh Trị dựa vào nội dung tổng thể của lễ hội đã phân loại:
- Lễ hội tái hiện những nghi thức sinh hoạt nông nghiệp như: hội săn bắn, hội đánh cá, hội cầu mưa, hội mùa xuân (thường kèm theo các lễ: thờ thần lúa, thần mặt trời, lễ hội điền, thượng điền, )
- Lễ hội tái diễn những sự kiện lịch sử, nhằm kỷ niệm và tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân, những người có công như lễ hội đền Đồng Nhân (Hà Nội) tôn vinh Hai Bà Trưng, lễ hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương) tôn vinh Trần Hưng Đạo,
lễ hội đền Trạng (Hải Phòng) tôn vinh Nguyễn Bỉnh Khiêm,
- Lễ hội tái hiện các sinh hoạt xã hội như lễ hội làng nghề Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh), lễ hội văn hóa nghệ thuật như hội Lim (Từ Sơn, Bắc Ninh), hội Lỗ Khê
(hát ca trù ở Đông Anh, Hà Nội), [25, tr 15]
Trong tác phẩm “Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian”, tác giả Đinh Gia
Khánh đã đưa ra quan điểm phân loại lễ hội dân gian như sau: “Có nhiều cách phân loại hội lễ Cách phân loại đơn giản nhất là chia hội lễ thành hội lễ vốn không có
nguồn gốc tôn giáo và hội lễ có nguồn gốc tôn giáo” [10, tr 13]
- Lễ hội không có nguồn gốc tôn giáo: Lễ hội nguyên thủy gắn với nghi thức phồn thực, với sản xuất nông nghiệp
Trang 23nước Việt Nam [23, tr 137]
- Lễ hội hiện đại: Lễ hội hiện đại ngày nay đang ngày càng phát triển và thu hút được sự quan tâm của những người làm du lịch, khách du lịch và người dân trong thời gian gần đây Những lễ hội này góp phần quảng bá những thành tựu mới nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn lịch sử hiện đại, được tổ chức với định hướng phục vụ kinh doanh du lịch rất rõ ràng Có thể kể đến các festival được tổ chức thường xuyên ở Hạ Long, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Ninh
Thuận, Bình Định,…[23, tr 138]
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của du lịch lễ hội
1.1.3.1 Khái niệm du lịch lễ hội
Du lịch lễ hội thuộc loại hình du lịch văn hóa Do đó ta có thể hiểu du lịch lễ hội là hoạt động mà khách du lịch muốn thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian… thông qua việc tham
dự, chứng kiến các hoạt động của lễ hội [31, tr 17]
1.1.3.2 Đặc điểm của du lịch lễ hội
Khác với loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch giải trí … du lịch lễ hội có các đặc điểm cơ bản sau:
- Du lịch lễ hội thường gắn với không gian thời gian và địa điểm nhất định
Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 10/3 âm lịch hàng năm tại tỉnh
Trang 24tố này được “thiêng hóa” khách du lịch sẽ tri giác được cái “linh thiêng” của lễ hội,
nó có sức mạnh tinh thần to lớn, là niềm tin thiêng liêng để lôi cuốn con người trở
về với quê hương cội nguồn Đây chính là một đặc điểm riêng biệt của du lịch lễ hội
mà không loại hình du lịch nào có được
- Du lịch lễ hội mang tính mùa vụ Do du lịch lễ hội luôn gắn với thời gian
mở hội nên thường diễn ra theo mùa vụ Các lễ hội ở Việt Nam được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân, một số ít lễ hội tổ chức vào mùa thu Do vậy, yếu tố mùa vụ của
lễ hội sẽ chi phối lớn đến các thiết chế phục vụ hoạt động du lịch lễ hội như hệ thống tài nguyên du lịch, quy hoạch tuyến du lịch, điểm du lịch, các hoạt động dịch
vụ, các cơ sở lưu trú, các chương trình du lịch … cũng phải tuân theo các yếu tố mùa vụ Do vậy, việc chuẩn bị các yếu tố phục vụ các hoạt động du lịch lễ hội phải
có sự sắp xếp khá chu đáo và khoa học Nếu không có sự chuẩn bị trước (từ cơ sở vật chất, các dịch vụ, công tác tổ chức lễ hội…) sẽ dẫn đến không đáp ứng nhu cầu
du khách hoặc xảy ra tình trạng quá tải do lượng du khách tăng đột biến so với những ngày thường
- Du lịch lễ hội là một hoạt động văn hóa sâu sắc vừa mang ý nghĩa lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật độc đáo Bản sắc của du lịch là văn hóa do vậy bản sắc
văn hóa của từng vùng, từng địa phương, tộc người là một khía cạnh cần được khai thác, nghiên cứu trong phát triển du lịch Sự phong phú và sâu sắc về văn hóa của hoạt động du lịch lễ hội thể hiện ngay trong nội dung, hình thức và cách tổ chức của
lễ hội Bên cạnh đó, lễ hội còn là sản phẩm của lịch sử, do đó nó phản ánh lịch sử bằng hình ảnh, sự kiện mang tính nghệ thuật hóa, biểu tượng hóa Điểm đến du lịch với những lễ hội càng đặc trưng bao nhiêu, càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập
Trang 2519
quán, lịch sử, ngôn ngữ, tín ngưỡng và các giá trị cuộc sống… thì càng hấp dẫn du khách bấy nhiêu
- Du lịch lễ hội có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các di tích và các công
trình kiến trúc nghệ thuật Di tích và lễ hội chính là nguyên liệu gốc sản sinh ra các
điểm đến du lịch trong đó lễ hội và hệ thống di tích thường gắn kết chặt chẽ với nhau Các hệ thống kiến trúc của Đình, Đền, Chùa, các di tích lịch sử gắn với các sự kiện, các nhân vật thờ tự là phần vật thể Còn lễ hội tại các di tích ấy mới là phần hồn, phần phi vật thể chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng
và hệ thống di tích lịch sử tại đền Hùng, lễ hội Đền Trần và các di tích Đền Trần… đang là điểm hấp dẫn thu hút đông đảo du khách hàng năm Do vậy để phát triển tốt
du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa lễ hội truyền thống cũng cần bảo tồn các di tích đảm bảo tính nguyên bản của nó
1.2 Phát triển loại hình du lịch lễ hội
1.2.1 Khái niệm phát triển du lịch lễ hội
Phát triển du lịch lễ hội là việc đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia vào
lễ hội của du khách thập phương, là việc làm thế nào để lượng khách du lịch đến với
lễ hội ngày một tăng cao mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của
các lễ hội và tuân thủ theo quan điểm phát triển bền vững của ngành du lịch [33, tr 34]
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội
1.2.2.1 Mục tiêu phát triển loại hình du lịch lễ hội
- Phát triển du lịch lễ hội nhằm góp phần phát triển kinh tế của địa phương nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội
- Phát triển du lịch lễ hội nhằm góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của từng địa phương tới mọi miền đất nước Thông qua các chuyến du lịch lễ hội, được tận mắt chứng kiến và nghe thuyết minh về các hoạt động trong lễ hội, kết hợp với việc tham gia vào các trò chơi trong lễ hội, du khách có cơ hội hiểu biết một cách tường
Trang 2620
tận thấu đáo các kiến thức liên quan đến lịch sử, văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán của người dân các địa phương nơi du khách có dịp ghé thăm Có thể khẳng định rằng những chuyến du lịch đó chính là các bài học thực tế, bù đắp cho phần thiếu hụt trong các bài giảng lý thuyết tại các trường học hay trong các sách báo tạp chí
- Thông qua việc phát triển các hoạt động du lịch lễ hội, mỗi địa phương, mỗi quốc gia có thể truyền bá một cách hiệu quả văn hóa dân tộc ra thế giới, góp phần tạo ra sự giao thoa, đan xen văn hóa, làm giàu kho tàng truyền thống của dân tộc Chẳng hạn như Việt Nam chắc chắn sẽ không biết tổ chức các lễ hội đường phố tại Hạ Long, tại Nha Trang, tại Phú Yên, nếu như con người Việt Nam không được biết đến lễ hội Carnival trên đường phố của Brazil
- Đứng trên góc độ tổng quát thì phát triển loại hình du lịch lễ hội đã góp phần nâng cao vốn hiểu biết xã hội của con người
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội
a Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội nói riêng và kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung tại một vùng, một địa phương là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của ngành du lịch và loại hình du lịch lễ hội tại vùng, địa phương đó Càng nhiều doanh nghiệp, đơn vị tham gia kinh doanh du lịch lễ hội tại địa phương đồng nghĩa với số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tại địa phương càng nhiều, nó giúp cho địa phương đó trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp trong cơ cấu GDP
Một điều hiển nhiên là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội có phát triển về quy mô, số lượng thì mới thu hút thêm nhiều cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực kinh doanh du lịch lễ hội, làm bầu không khí kinh doanh tại địa phương thêm phần sôi động và hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội tại địa phương mới phát triển
Trang 2721
Vì thế, để đánh giá sự phát triển du lịch lễ hội tại một địa phương ta cần đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội tại đia phương đó như thế nào? Có tăng về số lượng và quy mô qua các năm hay không? Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp có bù đắp được chi phí mà họ bỏ ra cho kinh doanh
du lịch hay không?
b Lượng khách và tốc độ gia tăng lượng khách du lịch lễ hội
Việc người dân nô nức rủ nhau đi lễ hội ngày càng đông đúc chứng tỏ xu thế của một xã hội đang phát triển về kinh tế và tôn trọng đời sống tâm linh do đời sống khấm khá hơn, lễ hội nở rộ và nhu cầu tâm linh của một bộ phận không nhỏ dân chúng ngày càng được nâng cao Do đó, một điểm du lịch, một địa phương có hoạt động lễ hội hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút được số lượng lớn lượt khách du lịch tới tham quan
Số lượng lượt khách du lịch và tốc độ tăng lượng khách đến tham quan tại một địa phương diễn ra hoạt động lễ hội phản ánh chính xác mức độ phát triển và là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch lễ hội tại địa phương đó
Thông qua khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng và vùng
có hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội nói chung có điều kiện quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, của địa phương mình đi xa hơn nữa nếu như địa phương đó tạo
ấn tượng tốt đối với du khách
Tiêu chí này được xem xét ở các góc độ:
- Số lượng khách du lịch đến với các điểm du lịch lễ hội và tốc độ tăng lượng khách qua các mùa lễ hội là bao nhiêu?
- Cơ cấu khách du lịch đến với các điểm du lịch lễ hội như thế nào?
c Doanh thu từ du lịch lễ hội và tỷ lệ đóng góp vào GDP địa phương
Doanh thu du lịch của địa phương là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương phục vụ các nhu cầu của khách du lịch trong một thời gian nhất định (bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài)
Trang 2822
Đối với doanh nghiệp, đơn vị có hoạt động kinh doanh du lịch, mức doanh thu từ du lịch lễ hội phản ánh khả năng và trình độ của mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có ý nghĩa trong việc tạo thêm công ăn việc làm, tăng mức sống và phát triển nền kinh tế quốc dân
Đối với một vùng, một địa phương có hoạt động lễ hội, doanh thu du lịch lễ hội là một trong những nguồn thu quan trọng của vùng của địa phương đó Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội giúp địa phương có điều kiện đầu tư thêm cho kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
Doanh thu, lợi nhuận có được từ du lịch lễ hội là công cụ phản ánh chính xác
sự phát triển du lịch lễ hội của doanh nghiệp, của địa phương có hoạt động lễ hội Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp và địa phương thấy được hiệu quả kinh doanh từ chính hoạt động lễ hội của địa phương mình, từ đó quyết định có tiếp tục phát triển kinh doanh du lịch lễ hội hay không
Ở tầm vĩ mô, sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội được đánh giá dựa vào tỷ lệ đóng góp của hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội trong GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của địa phương Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh vai trò của du lịch lễ hội đối với nền kinh tế của địa phương Hoạt động kinh doanh
du lịch lễ hội có phát triển thì tỷ trọng trong GDP của du lịch lễ hội đối với địa phương càng cao hoặc ngày càng tăng
Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:
- Doanh thu từ du lịch lễ hội tại địa phương qua các mùa lễ hội là bao nhiêu?
- Tỷ lệ đóng góp của hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội trong GDP của địa phương mỗi năm là bao nhiêu %?
d Số người làm việc trong lĩnh vực du lịch lễ hội
Cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác, kinh tế du lịch cũng bao gồm hai nguồn nhân lực chính, đó là nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp và nguồn nhân lực hoạt động gián tiếp trong ngành du lịch Trong đó nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp giữ vai trò quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh du lịch nói
Trang 2923
chung và du lịch lễ hội nói riêng Bởi lẽ họ chính là những người tiếp xúc trực tiếp với du khách, giới thiệu những nét đặc sắc nhất, tinh túy nhất, đặc trưng nhất cũng như ý nghĩa của các lễ hội đến với mỗi du khách Khi đánh giá nguồn nhân lực phục
vụ kinh doanh du lịch lễ hội của một địa phương, ta nên đặt trong nguồn nhân lực nói chung của địa phương đó Tuy loại hình du lịch được phân chia trên nhiều góc
độ khác nhau, nhưng nhìn chung các dịch vụ phục vụ du khách khá tương đồng Trong bất cứ một loại hình du lịch thì các du khách đều có nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ cơ bản như: nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, tham quan, tìm hiểu những nét khác biệt về thiên nhiên văn hóa … Chính vì vậy, nhìn chung nhu cầu đối với nguồn nhân lực của từng loại hình du lịch là khá giống nhau
Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:
- Nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch có đáp ứng được các điều kiện
về sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hay không?
- Cơ chế chính sách, đường lối cho phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương như thế nào?
1.2.3 Nội dung phát triển loại hình du lịch lễ hội
Như đã đề cập ở trên, du lịch lễ hội đóng một vai trò rất to lớn đối với kinh doanh du lịch nói riêng và trong sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội nói chung
Vì vậy để phát triển có hiệu quả loại hình du lịch lễ hội, chính quyền cấp tỉnh/thành phố cần chú trọng vào các nội dung chủ yếu sau đây:
1.2.3.1 Hoạch định phát triển du lịch lễ hội
a Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch lễ hội
Để huy động được mọi nguồn lực phục vụ phát triển du lịch lễ hội theo chiều sâu, đạt hiệu quả cao và bền vững, mỗi địa phương phải hoàn thiện công tác quy hoạch du lịch tổng thể trong đó đặc biệt quan tâm đến quy hoạch du lịch lễ hội, tránh tình trạng hoạt động du lịch lễ hội diễn ra một cách lộn xộn, tự phát Nội dung của công tác quy hoạch phát triển du lịch lễ hội bao gồm tuần tự các khâu: lập quy hoạch, quy hoạch và quản lý quy hoạch Việc lập quy hoạch được thực hiện bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) của mỗi địa phương, dưới sự chỉ đạo và
Trang 3024
phê duyệt của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố của mỗi địa phương đó Công tác quy hoạch sẽ được tiến hành từng bước, tuân thủ theo nội dung lập quy hoạch, tuy nhiên trong quá trình quy hoạch có thể có những điều chỉnh hợp lý với tình hình thực tế Với du lịch lễ hội, quy hoạch về không gian địa điểm, xác định quỹ đất, quy hoạch kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một đòi hỏi thiết yếu Ngoài ra, cũng không thể thiếu khâu quản lý quy hoạch, bởi công tác này giúp cho việc quy hoạch phát huy được hiệu quả cao nhất, đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững Quản lý quy hoạch du lịch lễ hội sẽ được Sở VHTT&DL giao cho các phòng ban trực thuộc Sở, UBND cấp huyện/thị xã, phòng Văn hóa – Thông tin của từng quận/huyện, ban quản lý của từng khu, điểm du lịch lễ hội dưới sự chỉ đạo
và nhất trí của UBND tỉnh/thành phố
Một khi chính quyền mỗi địa phương làm tốt được các nội dung nêu trên thì chắc chắn du lịch lễ hội tại địa phương đó sẽ phát triển hiệu quả và bền vững
b Ban hành các chính sách và các quy định liên quan đến phát triển du lịch lễ hội
Hoạt động du lịch lễ hội cũng như các hoạt động kinh tế khác, luôn cần phải
có một hệ thống chính sách kèm theo để được hỗ trợ, thúc đẩy, và từ đó phát triển tốt, hiệu quả và bền vững Các chính sách cần thiết để phục vụ phát triển du lịch lễ hội của một địa phương có thể kể đến: chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội, chính sách bảo vệ tài nguyên du lịch lễ hội, … Các chính sách, các quy định liên quan đến phát triển du lịch lễ hội ấy tạo ra môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ động phát huy vai trò là động lực thúc đẩy phát triển
du lịch Các chính sách này cũng góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế khác tại địa phương đầu tư vào phát triển du lịch lễ hội tại địa phương mình; góp phần mở rộng quy mô cả cung và cầu du lịch lễ hội, giải quyết nhanh chóng những bất cập, tình trạng chèo kéo khách, tệ nạn xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường văn minh, sạch, đẹp, góp phần bảo vệ môi trường chung tại các khu vực diễn ra lễ hội Trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách này thuộc về UBND tỉnh/thành phố Sở VHTT&DL cùng các phòng văn hóa, ban quản lý các khu, điểm
Trang 3125
du lịch lễ hội và các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch này sẽ là chủ thể thực hiện các chính sách này nhằm phát triển du lịch lễ hội đạt hiệu cao và bền vững
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch và chính sách phát triển du lịch lễ hội
Để thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, các chính sách phát triển du lịch lễ hội, các tỉnh/thành phố đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức bộ máy quản lý phát triển du lịch lễ hội; đảm bảo các nguồn lực cần thiết phục vụ tốt cho quá trình phát triển loại hình du lịch này; ngoài ra công tác xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội cũng rất được quan tâm
a Tổ chức bộ máy quản lý phát triển du lịch lễ hội
Trước hết, cấp quyết định chính sách tiến hành lựa chọn các cơ quan tổ chức thực thi chính sách và giao nhiệm vụ chính thức cho các cơ quan này Sau đó cấp quyết định chính sách phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích giữa
cơ quan chủ chốt và các cơ quan phối hợp trong việc thực thi chính sách
Trong lĩnh vực phát triển du lịch lễ hội, UBND tỉnh/thành phố lựa chọn Sở VHTT&DL chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý phát triển du lịch lễ hội trên phạm vi toàn tỉnh/thành phố Theo đó, Sở VHTT&DL tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch lễ hội của địa phương theo Quy chế của Bộ VHTT&DL; thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển nguồn tài nguyên du lịch lễ hội đó Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý này, Sở VHTT&DL cần huy động sự hỗ trợ giúp sức, tham mưu của các phòng ban chuyên môn trực thuộc Sở; đồng thời cần sự phối hợp liên ngành: công nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, anh ninh, quân sự,
b Đảm bảo các nguồn lực
- Sử dụng và phát triển nguồn nhân lực: Lao động là yếu tố quan trọng trong
bất kỳ một hoạt động du lịch nào Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ nên đòi hỏi lượng lớn lao động trực tiếp Vì vậy để tiết kiệm chi phí lao động, các địa phương cần tận dụng nguồn nhân lực sẵn có Đặc biệt, do đặc thù của loại hình du lịch lễ
Trang 3226
hội, những dân cư sinh sống lâu đời tại các địa phương thường là các hướng dẫn viên “nghiệp dư” nhiệt tình, có vốn kiến thức sâu rộng về các lễ hội Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịch vụ đồng bộ và chất lượng cao của du khách đòi hỏi các địa phương phải sử dụng lao động có trình độ tương đương Mỗi địa phương cần nỗ lực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động trong ngành du lịch.Việc đào tạo có thể được tiến hành tại cơ sở thông qua việc tổ chức, mời các giảng viên, chuyên gia về giảng dạy hoặc có thể gửi đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo du lịch của quốc gia tùy thuộc vào chi phí đào tạo của mỗi địa phương
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:Cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có vai trò quan trọng trong việc biến những tiềm năng của tài nguyên lễ hội thành loại hình du lịch lễ hội phục vụ nhu cầu của khách
du lịch Nó hỗ trợ một cách tích cực đối với hoạt động du lịch lễ hội bởi vì nó bao gồm toàn bộ hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, hệ thống nhà hàng khách sạn, hệ thống ngân hàng, thương mại… phục vụ khách du lịch Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tạo điều kiệu thuận lợi cho khách tiếp cận các điểm du lịch lễ hội, đảm bảo những điều kiện cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí… của du khách trong hành trình của chuyến đi, đồng thời cũng tạo điều kiện làm tăng thời gian lưu trú của du khách
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có vốn ban đầu rất lớn nên thường Nhà nước
có trách nhiệm đầu tư lĩnh vực này Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định nên vốn cũng lớn nhưng chủ yếu thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và tư nhân Mặt khác, trong quá trình hoạt động, do đặc thù của ngành nên các cơ sở du lịch phải đảm bảo duy trì khả năng sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách
c Xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội
Trong quá trình xúc tiến loại hình du lịch lễ hội, mỗi địa phương thường sử dụng nhiều công cụ tuyên truyền, quảng bá đa dạng Ngoài các công cụ truyền thông như quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng, tham gia vào các hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch, hội thảo, hội nghị, marketing trực tiếp còn có
Trang 3327
những công cụ xúc tiến đặc thù như thông tin về sản phẩm thông qua các yếu tố cơ bản tạo ra dịch vụ (cơ sở vật chất, yếu tố con người …) Thông qua đó tạo dựng hình ảnh của du lịch cũng như thu hút khách du lịch đến địa phương Ngoài ra các địa phương có thể liên kết xúc tiến quảng bá loại hình du lịch lễ hội, tạo dựng hình ảnh chung cho du lịch toàn vùng, trong đó có hình ảnh của địa phương Việc liên kết này đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quảng bá do
số lần quảng bá giảm xuống nhưng kết quả đạt được lại tăng lên, mở rộng thị trường khách du lịch do hoạt động quảng bá thực hiện ở phạm vi rộng
d Phối hợp hoạt động giữa các tổ chức
Các chính sách và các quy định liên quan đến phát triển du lịch lễ hội được triển khai bởi rất nhiều các chủ thể, từ các tổ chức của nhà nước (Sở VHTT&DL, UBNN cấp quận/huyện, phường xã, ban quản lý các khu du lịch lễ hội, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội) đến các tổ chức ngoài nhà nước (Ban quản lý các khu du lịch lễ hội, các công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ du lịch
lễ hội, ) Ngoài ra, để thực thi có hiệu quả các chính sách và các quy định liên quan đến du lịch lễ hội còn cần có sự phối hợp giữa các sở, ban ngành liên quan như: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công an, Sở Giao thông công chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Công tác phối hợp chỉ được tiến hành một cách hữu hiệu khi công tác đó được thực hiện theo kế hoạch đã được xác lập từ giai đoạn chuẩn bị triển khai, trong đó thể hiện rõ: Cần phối hợp hoạt động của những chủ thể nào? Khi nào phối hợp? Cơ quan nào là trung tâm đầu mối của phối hợp? Công cụ phối hợp là gì? Các công cụ đó vận hành như thế nào?
1.2.3.3 Kiểm soát phát triển du lịch lễ hội
a Khái niệm kiểm soát:
Kiểm soát là chức năng quan trọng của chủ thể quản lý Tính chất quan trọng của kiểm soát được thể hiện ở cả hai mặt Một mặt, kiểm soát là công cụ quan trọng
để chủ thể quản lý phát hiện ra các sai sót và có biện pháp điều chỉnh Mặt khác, thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai
Trang 34lễ hội, trong tổ chức thực hiện các chính sách đó Nhờ có kiểm soát, du lịch lễ hội sẽ được khai thác đúng hướng, hiệu quả, và đảm bảo phát triển bền vững
b Mục đích của kiểm soát
Kiểm soát các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời, kiểm soát giúp phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho hoạt động thực hiện đúng hướng
Như vậy, kiểm soát công tác phát triển du lịch lễ hội nhằm làm cho công tác này đạt kết quả tốt: đem lại lợi nhuận cao, doanh thu ổn định cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội; các lễ hội được quảng bá rộng rãi không chỉ ở một địa phương mà còn lan rộng khắp quốc gia, trong châu lục và trên toàn thế giới; việc khai thác các lễ hội phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch được đảm bảo theo chủ trương phát triển bền vững
c Nội dung kiểm soát
Trong quá trình kiểm soát bất cứ một hoạt động kinh tế - xã hội nào, các chủ thể quản lý luôn phải đối mặt với các câu hỏi: cần kiểm tra cái gì? Các cuộc kiểm tra cần tiến hành thường xuyên đến mức nào? Trong hoạt động của hệ thống sai lệch xảy ra ở những đâu sẽ có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng của hệ thống? Công tác kiểm tra, kiểm soát cần tập trung nỗ lực vào những khu vực, những con người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức
Với phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch lễ hội nói riêng tại một tỉnh/thành phố, kiểm soát để việc phát triển tuân theo đúng quy hoạch của tỉnh/thành phố đó là nội dung quan trọng nhất Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh/thành phố cũng cần kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức các lễ hội trên địa bàn
Trang 35Xử lý vi phạm xảy ra trong quá trình phát triển du lịch lễ hội cũng là một nội dung không thể thiếu của công tác kiểm soát Vi phạm trong công tác tổ chức lễ hội,
vi phạm trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, … cần được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để
- Kiểm soát từng bộ phận, như: khâu tổ chức lễ hội, công tác xây dựng cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, công tác gìn giữ an ninh trật tự tại điểm diễn ra lễ hội, …
- Kiểm tra cá nhân: kiểm soát hoạt động của ban quản lý du lịch lễ hội, của các công ty kinh doanh các dịch vụ du lịch lễ hội; kiểm tra trình độ/thẻ hướng dẫn của các hướng dẫn viên, …
Ngoài ra, theo tần suất ban thanh tra địa phương có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển du lịch lễ hội theo các hình thức: đột xuất, định kỳ hoặc liên tục
e Công cụ kiểm tra
Trong công tác kiểm soát phát triển du lịch lễ hội, các địa phương thường vận dụng đến các công cụ kiểm tra sau:
Trang 3630
- Thành lập đoàn Thanh tra, gồm: các cán bộ cấp cao của UBNN tỉnh/thành phố, quận/huyện, Sở VHTT&DL, phòng Văn hóa quận/huyện, trưởng/phó các phòng ban chức năng
- Thành lập đoàn Thanh tra liên ngành, gồm: các cán bộ cấp cao của UBNN tỉnh/thành phố, quận/huyện, cán bộ cấp cao của các Sở ban ngành liên quan như: Sở VHTT&DL, sở Tài nguyên môi trường, Sở Công an, Chi cục thuế, …
- Thông qua hình thức báo cáo văn bản định kỳ, báo cáo nhanh/đột xuất được thực hiện bởi các phòng ban chức năng của Sở VHTT&DL
- Thông qua phản ánh của dân cư, của du khách
- Thông qua các hình thức truyền thông đại chúng
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội
1.2.4.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài của chính quyền cấp tỉnh/thành phố
a Các lễ hội
Lễ hội và du lịch như một nhân duyên gắn bó với nhau rất chặt chẽ Thực tế
đã cho thấy ở địa phương nào có nhiều lễ hội đặc biệt là những lễ hội lớn có tầm ảnh hưởng rộng hoặc những lễ hội mang nét độc đáo thể hiện sắc thái riêng về văn hóa tộc người thì càng thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự Ảnh hưởng của lễ hội đối với các hoạt động du lịch được thể hiện cụ thể
trên các mặt:
- Những lễ hội cổ truyền Việt Nam thông thường là lễ hội thường niên , diễn ra đều đặn hàng năm : xuân thu nhị ḱì , theo mùa vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp Chính vì tính mùa vụ của lễ hội nên dẫn đến du lịch lễ hội cũng mang tính thời vụ rõ rệt Vào mùa vụ chính, khách du lịch lễ hội thường rất đông song ngược lại, lúc trái vụ khách du lịch lại giảm xuống đột ngột
- Lễ hội làm hấp dẫn, đa dạng và phong phú các chương trình du lịch văn hóa, thu hút đông đảo nhiều đối tượng khách du lịch đến với các công ty du lịch, các địa
Trang 37b Nhu cầu tham gia lễ hội của khách du lịch
Du lịch lễ hội, đặc biệt là lễ hội truyền thống, là một trong những nét hấp dẫn với du khách, cung cấp cho họ một góc nhìn mới về con người và vùng đất nơi đó Mặt khác, đây là một loại tài nguyên liên quan đến con người và sự tương tác giữa con người Du khách có thể đi tham quan chùa, lễ Phật, tham gia vào các trò chơi Khi đó, họ được thỏa mãn nhu cầu về tâm linh và giải tỏa trạng thái căng thẳng
Khách du lịch phương Tây nói chung thích được khám phá nền văn hóa phương Đông huyền bí, có nhiều điểm khác biệt so với nền văn hóa, truyền thống của họ Việt Nam là một điểm đến có tên trong những chuyến hành trình đó Sự đa dạng của các lễ hội trải dài trên các vùng miền là điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch hướng tới những đối tượng khách này
Ngay chính bản thân người Việt Nam, khách du lịch Việt Nam cũng mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về các lễ hội đó Đây thực sự là cơ hội cho loại hình
du lịch lễ hội được phát huy mạnh mẽ
c Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội
Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội là:
tổ chức các tour du lịch lễ hội, cho thuê xe, bố trí hướng dẫn viên, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của du khách (ăn, nghỉ, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, …) Do vậy, các doanh nghiệp này đóng góp vai trò rất quan trọng với loại hình du lịch lễ hội Họ là cầu nối giữa du khách thập phương, trong và ngoài nước với các lễ hội, các quần thể
di tích danh thắng Một khi những doanh nghiệp này hoạt động tích cực, hiệu quả,
Trang 3832
đảm bảo sự hài lòng của du khách thì chắc chắn du lịch lễ hội sẽ được phát triển mạnh mẽ theo định hướng du lịch bền vững Ngược lại, nếu tại một số địa phương vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội theo hướng
“ăn sổi ở thì”, dịch vụ nghèo nàn, không được đầu tư chuyên nghiệp, không tận tâm tận lực thì những địa phương đó sẽ rất khó có thể phát triển du lịch lễ hội một cách mạnh mẽ và bền vững, xứng đáng với tiềm năng vốn có của mình
d Cư dân địa phương
Nhận thức, trách nhiệm và trình độ văn hóa, ứng xử của những người dân địa phương nơi diễn ra các hoạt động lễ hội đóng vai trò rất lớn Với sự hiếu khách, ân cần và lịch thiệp, người dân địa phương sẽ tạo được ấn tượng vô cùng tốt đẹp với du khách, đặc biệt là khách ngoại quốc Đặc biệt, với đặc thù của loại hình du lịch lễ hội, người dân địa phương chính là những người có kiến thức sâu rộng nhất về các
lễ hội, các di tích, danh thắng tại quê hương mình Ngược lại, những hành động thiếu văn hóa như ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng, say rượu, nói tục, chửi bậy, gây gổ đánh nhau… Sẽ tạo nên những hình ảnh phản cảm, ấn tượng xấu cho
du khách, và như vậy sẽ tác động rất tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung, du lịch lễ hội nói riêng
1.2.4.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong của chính quyền cấp tỉnh/thành phố
Chính quyền sở tại cũng là một nhân tố quan trọng có tác động lớn đến việc phát triển loại hình du lịch lễ hội bởi họ là người trực tiếp quản lý các lễ hội tại địa phương trên các khía cạnh như hình thức tổ chức các lễ hội, bảo vệ di tích tại các điểm du lịch lễ hội, và kiểm soát hoạt động kinh doanh các dịch vụ tại các lễ hội,…
a Quan điểm của các nhà lãnh đạo cấp cao
Trong bất cứ một hoạt động kinh tế xã hội nào, quan điểm của các nhà lãnh đạo cấp cao luôn có ảnh hưởng lớn và mang tính chất quyết định đến đường lối phát triển của địa phương đó Trong lĩnh vực du lịch cũng vậy, một khi các nhà lãnh đạo cấp cao của các cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh/thành phố cũng như các ban ngành khác có liên quan như văn hóa, giao thông, y tế, an ninh, quốc phòng,… xác định du
Trang 3933
lịch lễ hội là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, họ sẽ quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch lễ hội một cách thỏa đáng Khi đó, một loạt các chương trình hành động hay các dự án phục vụ phát triển du lịch lễ hội sẽ được xây dựng và tiến hành phù hợp với thực tế, chẳng hạn: dự án thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế tại địa phương vào phát triển du lịch lễ hội, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội, dự án bảo vệ tài nguyên du lịch lễ hội, Ngược lại, khi các nhà lãnh đạo cấp cao của các cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh/thành phố không chú trọng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội, cho rằng loại hình du lịch này không manh lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì chắc chắn loại hình du lịch lễ hội sẽ không được quan tâm, đầu tư thỏa đáng Khi đó, du lịch lễ hội sẽ phát triển một cách tự phát, manh mún, không hiệu quả; các nguồn tài nguyên du lịch lễ hội sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt, không bảm bảo được nguyên tắc phát triển bền vững
b Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
Giúp việc cho các nhà lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực du lịch chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch Đội ngũ cán bộ này thuộc biên chế của các
Sở VHTT&DL của các tỉnh/thành phố Họ cũng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của ngành du lịch, trong đó có
du lịch lễ hội Những con người này, thông qua trí tuệ và năng lực của mình, đưa ra những ý tưởng, biện pháp, cách thức để phát triển du lịch và quản lý hiệu quả sự phát triển đó Không chỉ có vậy, sự tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng đóng một vai trò rất to lớn trong sự nghiệp phát triển của ngành du lịch Một khi đội ngũ cán bộ ấy có đầy đủ các phẩm chất: năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề, trách nhiệm cao trong công việc thì chắc chắn hoạt động chuyên môn của các cơ quan quản lý du lịch của tỉnh/thành phố sẽ đảm bảo hiệu quả, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành
du lịch tại địa phương đó Nói cách khác, một địa phương giàu có về tài nguyên du lịch lễ hội nhưng nếu không sở hữu một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
có năng lực và tâm huyết thì giá trị của tài nguyên đó coi như “muối bỏ bể” Ngược
Trang 4034
lại, có những địa phương nghèo về tài nguyên du lịch lễ hội nhưng có được đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch giỏi và tâm huyết thì sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững
c Tiềm lực tài chính của chính quyền
Yếu tố tài chính ảnh hưởng tới mọi quá trình hoạt động quản lý và kinh doanh, và du lịch không phải là một ngoại lệ Ở đây luận văn chỉ xin bàn đến vấn đề tiềm lực tài chính của chính quyền ảnh hưởng đến công tác quản lý ngành du lịch nói chung, du lịch lễ hội nói riêng
Chính quyền một tỉnh/thành phố cần căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương để đầu tư lập quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng đến các khu, điểm du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch Vì vậy, một địa phương có nguồn ngân sách lớn và ưu tiên đặc biệt cho phát triển loại hình du lịch lễ hội thì chắc chắn địa phương đó sẽ làm tốt được công tác đầu tư cho các lĩnh vực kể trên Khi đó, đảm bảo ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch lễ hội nói riêng của địa phương đó
sẽ phát triển lớn mạnh
1.3 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch lễ hội của tỉnh Nam Định
và một số bài học rút ra cho công tác phát triển loại hình du lịch lễ hội
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch lễ hội của tỉnh Nam Định
Nằm về phía nam của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Nam Định sở hữu một hệ thống khá dày đặc các lễ hội truyền thống, đặc biệt là các lễ hội này đều mang phong cách tín ngưỡng thuần Việt, có thể kể đến một số lễ hội nổi tiếng toàn quốc như: lễ hội Đền Trần, lễ hội Phủ Dầy, hội chợ Viềng, hội chùa Keo Hành Thiện, hội đền vua Đinh Xác định được tiềm năng to lớn của du lịch lễ hội và mức độ đóng góp của loại hình du lịch này vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh nhà, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Nam Định đã rất chú trọng đầu tư phát triển loại hình du lịch lễ hội tại địa phương này