1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

131 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, lợi dụng tính thông dụng, phổ biến và sự phức tạp trong quản lý thông tin trên mạng cũng như như những hạn chế trong kiến thức và nhận thức của người sử dụng, Internet đã bị

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHÙNG KHÁNH TÀI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI THANH NIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADSL : Internet băng thông rộng

BBC : Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh

và Bắc IrelandCMND : Chứng minh thư nhân dân

ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội

GDĐT : Giáo dục đào tạo

GDP : Tổng thu nhập quốc nội

GO : Trò chơi trực tuyến (Game online)

HSSV : Học sinh, sinh viên

IP : Nghi thức Internet

ISP : Nhà cung cấp dịch cụ Internet

ITU : Liên minh Viễn thông quốc tế

IXP : Nhà cung cấp dịch vụ kết nối đường truyền

NICS : Khối các nước công nghiệp phát triển mới

OSP : Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến

RFA : Đài Châu Á tự do

TCCN-DN : Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

TCP : Nghi thức điều khiển truyền tin

THPT : Trung học phổ thông

TNHSSV : Thanh niên học sinh, sinh viên

UBND : Uỷ ban nhân dân

VNNLC : Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam

VOA : Đài Tiếng nói Hoa Kỳ

WAIS : Dịch vụ tìm kiếm tài nguyên theo thực đơn

WWW : Dịch vụ thông tin đa phương tiện

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý tác động của Internet đối với TNHSSV……… 27 Bảng 2.1 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất trên thế giới……… 37 Bảng 2.2 Số người dùng Internet tại Việt Nam từ năm 2003-2010……….39 Bảng 2.3 Tỷ lệ TNHSSV truy cập Internet hàng ngày tính theo độ tuổi………….42 Bảng 2.4 So sánh tần suất truy cập Internet hàng ngày giữa nam và nữ TNHSSV……43 Bảng 2.5 Tỷ lệ TNHSSV truy cập Internet hàng ngày tính theo địa bàn cư trú… 44 Bảng 2.6 Tần suất truy cập Internet của TNHSSV……… 44 Bảng 2.7 Mục đích truy cập Internet của thanh niên học sinh, sinh viên……… 46 Bảng 2.8 Các thông tin TNHSSV muốn tìm kiếm khi truy cập Internet………….47 Bảng 2.9 Đánh giá của TNHSSV về nâng cao kiến thức, hiểu biết khi

sử dụng Internet……….49

Bảng 2.10 Đánh giá của TNHSSV về tình trạng lợi dụng Internet để tuyên truyền

tư tưởng phản động chống lại Nhà nước ta……… 51

Bảng 2.11 Đánh giá của TNHSSV đối với các thông tin về Việt Nam đăng tải trên

các trang web nước ngoài……….53

Bảng 2.12 Đánh giá về tác động của Internet làm thay đổi quá trình học tập

của HSSV……… 55

Bảng 2.13 Ý kiến của TNHSSV theo bậc học về việc thu thập thông tin mới,

nhanh hơn, đầy đủ hơn, nhiều chiều hơn để phục vụ việc học tập………… ……57

Bảng 2.14 Đánh giá của TNHSSV về hưởng thụ văn hóa tinh thần qua Internet………62 Bảng 2.15 Đánh giá của TNHSSV về mức độ lợi dụng Internet để truyền bá

văn hóa phẩm đồi trụy……… …66

Bảng 2.16 Đánh giá mức độ TNHSSV truy cập các trang websex………… 68 Bảng 2.17 Ý kiến của TNHSSV về tác động của Internet đến hoạt động giao tiếp

trong thanh niên học sinh, sinh viên……… …… 70

Bảng 2.18 Ý kiến của TNHSSV về tác động của các trò chơi trực tuyến……… 74 Bảng 2.19 Ý kiến của TNHSSV về tác động của Internet đối với vấn đề tình bạn,

tình yêu trong TNHSSV………77

Bảng 2.20 Đánh giá của TNHSSV về tính phù hợp của các biện pháp

quản lý Internet……….82

Trang 4

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 2.1 Tỷ lệ TNHSSV truy cập Internet hàng ngày tính theo độ tuổi………… 42 Biểu 2.2 So sánh tần suất truy cập Internet giữa nam và nữ TNHSSV………… 43 Biểu 2.3 Tỷ lệ TNHSSV truy cập Internet hàng ngày tính theo địa bàn cư trú… 44 Biểu 2.4 Tỷ lệ tính theo tần suất truy cập mạng Internet của TNHSSV………….45 Biểu 2.5 Tỷ lệ TNHSSV truy cập Internet hàng ngày tính theo bậc học……… 45 Biểu 2.6 Tỷ lệ tính theo mục đích truy cập Internet của TNHSSV……….46 Biểu 2.7 Tỷ lệ TNHSSV tìm kiếm các thông tin trên Internet……… 48 Biểu 2.8 Tỷ lệ đánh giá của TNHSSV về nâng cao kiến thức, hiểu biết

khi sử dụng Internet……… 50

Biểu 2.9 Tỷ lệ các mức độ đánh giá của TNHSSV về tình trạng lợi dụng Internet

để chống lại Nhà nước……… ………52

Biểu 2.10 Tỷ lệ TNHSSV nhận thức về sự chống phá của các thế lực thù địch…52 Biểu 2.11 Tỷ lệ TNHSSV đánh giá các thông tin về Việt Nam đăng tải trên các

web nước ngoài……….………54

Biểu 2.12 Tỷ lệ đánh giá tác động của Internet làm thay đổi quá trình học tập

của HSSV……….……….56

Biểu 2.13 Tỷ lệ tương quan theo đối tượng bậc học và nhận định Internet

giúp thu thập nhiều thông tin mới, nhanh hơn, đầy đủ hơn để phục vụ việc

học tập của HSSV……… ……… 58

Biểu 2.14 Tỷ lệ tương quan tuổi và nhận định Internet giúp tăng cường khả năng

tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên……….……….58

Biểu 2.15 Ý kiến về việc Internet giúp TNHSSV hưởng thụ nhiều hơn những

sản phẩm văn hóa tinh thần của nhân loại………63

Biểu 2.16 Ý kiến của TNHSSV về Internet làm thay đổi cách thức, thời gian,

không gian hưởng thụ âm nhạc của thanh niên……….64

Biểu 2.17 Ý kiến về việc Internet giúp TNHSSV được thưởng thức nhiều

bộ phim, vở kịch hay mà không cần đến rạp, nhà hát……… …………65

Biểu 2.18 Tỷ lệ TNHSSV đánh giá mức độ lợi dụng Internet để truyền bá VH

phẩm đồi trụy……….…….… 66

Biểu 2.19 So sánh tỷ lệ nhận định truy cập thường xuyên các trang websex theo

đánh giá của bản thân HSSV được hỏi và về bạn bè của họ………68

Trang 5

Biểu 2.20 Tỷ lệ TNHSSV đánh giá Internet làm cho cách viết thư truyền thống

Biểu 2.23 Đánh giá của TNHSSV về Internet dễ gây kích động và làm gia tăng

bạo lực trong giới trẻ……… 76

Biểu 2.24 Mức độ đánh giá Internet giúp TN hiểu rõ hơn kiến thức về tình dục…… 79

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI THANH NIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN 6

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Một số nghiên cứu trong nước 6

1.1.2 Một số nghiên cứu ngoài nước 8

1.2 Một số vấn đề về quản lý 9

1.2.1 Khái niệm quản lý 9

1.2.2 Đặc điểm và chức năng của quản lý 11

1.3 Một số vấn đề về thông tin, truyền thông và Internet 15

1.3.1 Thông tin và quản lý thông tin 15

1.3.2 Internet 17

1.3.3 Xu thế phát triển và tác động của Internet đến sự phát triển xã hội 20

1.4 Quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên 25

1.4.1 Mối quan hệ của Internet và thanh niên học sinh, sinh viên 25

1.4.2 Quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên 26

Trang 7

1.5 Một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên học sinh, sinh viên 31

Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI THANH NIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26

2.1 Khái lược về địa bàn nghiên cứu 26

2.2 Quá trình phát triển Internet 37

2.2.1 Quá trình phát triển Internet trên thế giới và tại Việt Nam 37

2.2.2 Các chính sách của Nhà nước về phát triển Internet tại Việt Nam 40

2.2.3 Kết cấu hạ tầng viễn thông cho phát triển Internet tại Việt Nam 41

2.3 Thực trạng việc sử dụng Internet của thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 41

2.3.1 Độ tuổi 41

2.3.2 Giới tính 42

2.3.3 Địa bàn cư trú 43

2.3.4 Tần suất truy cập Internet 44

2.3.5 Mục đích và các nội dung quan tâm khi truy cập Internet 45

2.4 Thực trạng tác động hai mặt của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 48

2.4.1 Tác động của Internet đến nhận thức chính trị, tư tưởng và tiếp cận thông tin trong thanh niên và thanh niên học sinh, sinh viên 48

2.4.2 Tác động của Internet tới việc học tập của thanh niên học sinh, sinh viên 55

2.4.3 Tác động của Internet đối với việc hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, hoạt động giao tiếp và giải trí trong thanh niên học sinh, sinh viên 61

2.4.4 Tác động của Internet đối với vấn đề tình bạn - tình yêu trong thanh niên học sinh, sinh viên 77

2.5 Đánh giá thực trạng vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và xã hội trước những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên 79

2.5.1 Thực trạng vai trò quản lý của các cơ quan chức năng Nhà nước 79

2.5.2 Thực trạng vai trò quản lý của gia đình 83

2.5.3 Thực trạng vai trò quản lý của nhà trường 84

Trang 8

2.5.4 Thực trạng vai trò quản lý của cộng đồng xã hội 86

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI THANH NIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 88

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 88

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội 89

3.3 Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 93

3.3.1 Nâng cao nhận thức về Internet và tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội 93

3.3.2 Nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng và bản lĩnh cho thanh niên học sinh, sinh viên Hà Nội trong khai thác, sử dụng Internet 96

3.3.3 Tăng cường công tác quản lý, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, các giải pháp kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet lành mạnh và kiểm soát những tác động tiêu cực của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội 97

3.3.4 Biện pháp thu hút, tập hợp, định hướng cho thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội thông qua Internet bằng các nội dung, phương thức và hoạt động hấp dẫn, hữu ích 103

3.3.5 Biện pháp phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109

1 Kết luận 109

2 Khuyến nghị 112

PHỤ LỤC

Trang 9

Internet với những lợi thế và tiện ích của nó đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người Bên cạnh đó, lợi dụng tính thông dụng, phổ biến và sự phức tạp trong quản lý thông tin trên mạng cũng như như những hạn chế trong kiến thức và nhận thức của người sử

dụng, Internet đã bị lợi dụng làm công cụ để tuyên truyền, lôi kéo thanh niên, truyền

bá những giá trị phi văn hóa, phi đạo đức, tác động tiêu cực đến một bộ phận thanh niên

Trước tốc độ phát triển nhanh và ảnh hưởng ngày càng lớn của Internet ở Việt Nam hiện nay, sự nhìn nhận, thừa nhận và đánh giá của xã hội về vấn đề này cũng còn nhiều khác biệt, chưa đầy đủ, thậm chí là thiên lệch về những lợi ích cũng như những hệ luỵ, tác động tiêu cực của Internet đối với xã hội nói chung và đối với lối sống của thanh niên, thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng Hiện nay, khi đề

cập đến Internet, trong xã hội đang tồn tại hai khuynh hướng chủ yếu: một là đề cao

vai trò, những tiện ích của Internet mang lại, coi đó là một phương tiện quan trọng,

thậm chí có vai trò chi phối trong cuộc sống hiện đại; hai là quá nhấn mạnh tới

những tác động tiêu cực, coi Internet là một phương tiện để các thế lực thù địch chống phá chế độ, là nơi truyền bá những giá trị phi văn hoá, phi đạo đức, không phù hợp với bản sắc văn hoá và truyền thống của người Việt Nam, cần phải ngăn chặn, cấm đoán để nó không ảnh hưởng tới lớp trẻ

Thanh niên là những người nhanh nhạy, thích khám phá và tìm hiểu cái mới, nhất là những thành tựu về khoa học và công nghệ Sự ra đời và phát triển của hệ thống Internet ở nước ta hiện nay đã tác động mạnh mẽ và nhiều mặt đến thanh niên Trong đó, thanh niên trong lứa tuổi học sinh, sinh viên chiếm một tỷ lệ khá cao trong

số những người thường xuyên truy cập và sử dụng Internet Đây là lứa tuổi của sự

Trang 10

2

phát triển phức tạp và nhiều mặt của cá thể, đang trong giai đoạn trưởng thành và thay đổi nhanh chóng về tâm, sinh lý, là thời kỳ biến đổi từ tuổi thiếu niên thành thanh niên và người trưởng thành Trong giai đoạn này, người thanh niên luôn muốn được tự khẳng định mình, khẳng định “cái tôi” của mình trong xã hội Đồng thời, đây cũng là thời kỳ mà con người có sự phát triển về trí tuệ, khả năng tư duy mạnh

mẽ, tích cực và độc lập hơn, luôn khát khao khám phá, sáng tạo, học hỏi không ngừng để bổ sung vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống nên trước tác động của Internet, nếu không có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm sẽ khó nhận thức đầy đủ, đúng đắn được cái lợi và cái hại để sử dụng nó một cách hữu ích hay hạn chế được những tác động tiêu cực phục vụ cho sự phát triển của bản thân thanh niên học sinh, sinh viên và sự phát triển của xã hội

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cũng như các nhà trường và gia đình đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm quản

lý, định hướng tác động của Internet đến xã hội, đến lớp trẻ nhằm vừa khai thác hiệu quả, vừa đấu tranh ngăn chặn những tác động tiêu cực của nó Tuy nhiên, do tính rộng mở và tính ảo của mạng Internet nên việc quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập Vì thế, việc quan tâm nghiên cứu để có những biện pháp quản lý tác động của Internet đối với xã hội, thanh niên nói chung, thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng là một đòi hỏi cấp bách và cần thiết nhằm góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ

Với bản thân tác giả - là người có nhiều năm gắn bó với công tác thanh niên

và nhất là đối tượng thanh niên học sinh, sinh viên - thấy rằng Internet với thanh niên nói chung và thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng là một chủ đề mới, đang thu hút sự quan tâm của xã hội cũng như giới trẻ; đây cũng là vấn đề tác giả có hứng thú nghiên cứu và quan tâm đặc biệt trong thời gian vừa qua; đồng thời, với chuyên ngành được đào tạo là “quản lý giáo dục”, tác giả chọn nghiên cứu về các biện pháp quản lý tác động của Internet đến thanh niên học sinh, sinh viên để có thể đề xuất, kiến nghị những biện pháp quản lý phù hợp, đồng bộ của nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội để khai thác những ưu thế vượt trội, đồng thời khắc phục những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của Internet đối với nhóm đối tượng thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường này Thêm vào đó, với trách nhiệm và tình cảm của người cán

Trang 11

3

bộ chuyên trách làm công tác thanh niên lâu năm, tác giả muốn có được những đóng góp cụ thể, có ý nghĩa trong công tác định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ thanh niên nói chung, thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng trong học tập và cuộc sống thông qua một phương tiện thú vị và đầy tính khám phá như Internet

Trên cơ sở nhận thức của bản thân về những tác động của Internet đối với thanh niên, thanh niên học sinh, sinh viên (TNHSSV) nói chung và trên địa bàn

thành phố Hà Nội nói riêng, tác giả chọn đề tài “Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp đối với các cơ quan chức năng nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, các lực lượng xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong việc phát huy những lợi thế, tác động tích cực cũng như khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của Internet góp phần định hướng, giúp đỡ cho sự phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, sinh viên

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp quản lý tác động của Internet nhằm phát huy có hiệu quả những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên

- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng việc sử dụng và những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên; đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lý Internet và quản lý những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

- Đề xuất các biện pháp quản lý để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của Internet đối với cuộc sống và học tập của thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đưa ra các khuyến nghị tới cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân liên quan để kêu gọi, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội trong việc quản lý, định hướng và hỗ trợ thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố

Hà Nội sử dụng và kiểm soát tác động của Internet một cách hiệu quả

Trang 12

4

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

5 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng các biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức cho thanh niên học sinh, sinh viên khi truy cập, sử dụng Internet; hoàn thiện các quy định của pháp luật

và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý Internet; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cung cấp dịch vụ cũng như khả năng kiểm soát tốt hơn thông tin trên Internet; đáp ứng tốt hơn nhu cầu chính đáng của thanh niên học sinh, sinh viên thông quan hoạt động hấp dẫn, lành mạnh trên Internet; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong quản lý việc sử dụng và những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên… sẽ phát huy được những tác động tích cực và hạn chế được những tác động tiêu cực của Internet, mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống và học tập của thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

6 Phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng khảo sát: các đối tượng là thanh niên học sinh, sinh viên các trường THPT Nhân Chính, Xuân Đỉnh; Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Sư phạm thể dục thể thao; Đại học Bách khoa và Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (Hà Nội); các nhà quản lý về thông tin, truyền thông, nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh, các chủ quán Internet công cộng…

- Về nội dung nghiên cứu: Tác giả dự kiến nghiên cứu tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên ở bốn lĩnh vực cơ bản là: 1) Nhận thức chính trị, tư tưởng và tiếp cận thông tin; 2) Học tập; 3) Hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, giao tiếp và giải trí; 4) Tình bạn - tình yêu và đề xuất các biện pháp quản lý những tác động này

7 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Trang 13

5

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn…

- Nhóm phương pháp thống kê toán học và phân tích thống kê

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Tiến hành nghiên cứu các tài liệu, đề tài khoa học, các bài báo, tạp chí, bài viết của các tác giả có liên quan đến Internet và tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên, nhất là trên phạm vi địa bàn Hà Nội

- Nghiên cứu nội dung, hình thức chuyển tải của một số trang web hiện có trên Internet

- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hà Nội về quản lý Internet

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành thu thập thông tin qua bảng hỏi (số lượng khảo sát tương đương giữa khu vực các quận nội thành và khu vực các huyện ngoại thành)

* Phương pháp phỏng vấn:

- Phỏng vấn nhóm tập trung: Tác giả tổ chức phỏng vấn 03 nhóm tập trung

(từ 5-10 người) phân theo từng đối tượng cụ thể (cán bộ; sinh viên, học sinh THPT;

chủ đại lý Internet…) về vấn đề liên quan đến Internet

- Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó có: cán

bộ quản lý; giáo viên; cán bộ Đoàn, Hội; HSSV; chủ đại lý Internet và phụ huynh học sinh

* Phương pháp quan sát: Tác giả tiến hành quan sát số thanh niên sử dụng Internet tại 05 đại lý Internet công cộng; quan sát các trang web (nội dung và hình thức chuyển tải) mà thanh niên hay khai thác sử dụng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên

- Chương 2: Thực trạng tác động và quản lý tác động của Internet đến thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Chương 3: Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 14

6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI THANH NIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Một số nghiên cứu trong nước

Internet đã xuất hiện tại Việt Nam từ gần hai mươi năm qua (từ 1993), và cho đến nay đã có một số bài báo, chuyên đề nghiên cứu của vài bộ, ngành hoặc một số nghiên cứu của sinh viên ngành xã hội học về tác động của Internet đối với từng mặt trong đời sống xã hội và đời sống của thanh niên, sinh viên Chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên, nhất là tập trung trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội

Một số đề tài nghiên cứu tập trung vào những tác động, ảnh hưởng của

Internet đối với sự phát triển kinh tế xã hội như: "Nghiên cứu phương pháp đánh giá

tác động của viễn thông và Internet đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam" của KS Đỗ Tiến Thăng; đề tài: "Nghiên cứu phương pháp đánh giá tác động của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam" của KS Cao Trần Việt Nga Trong các đề tài này, các tác giả chủ

yếu tập trung vào giải quyết và kết luận các vấn đề như: đầu tư viễn thông và Internet tác động đến tăng trưởng GDP (GDP tăng trưởng do đầu tư vào viễn thông

và Internet) và tăng trưởng của lao động toàn xã hội do tăng đầu tư cho viễn thông

và Internet hoặc đề ra phương pháp luận và mô hình đánh giá tác động của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp; đề xuất phương thức tiếp cận đánh giá tác động của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Các đề tài này chủ yếu nghiên cứu tác động của Internet đối với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó đi sâu vào tác động của Internet đối với phát triển kinh tế

Ngoài ra, tác giả cũng nhận thấy có những đề tài đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam trước

những tác động của môi trường thể chế, pháp lý hiện nay, như đề tài "Nghiên cứu

phương pháp đánh giá tác động của môi trường thể chế và pháp lý trong lĩnh vực

Trang 15

Qua tìm hiểu, tác giả cũng được tiếp cận với một số đề tài có nhiều nét tương

đồng với đề tài tác giả lựa chọn để viết luận văn này, đó là các đề tài: "Tác động xã

hội của Internet đến lối sống của sinh viên", của TS Nguyễn Quý Thanh, "Tác động của Internet đối với lối sống của thanh niên" của tác giả Dương Quốc Hưng Đề tài

của TS Nguyễn Quý Thanh tập trung nghiên cứu sự tác động tích cực và tiêu cực của Internet đến hoạt động học tập của sinh viên; việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên; tác động đến quan niệm sống cơ bản của sinh viên, nhưng chưa đưa ra những giải pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực đối với sự tác động của Internet trong sinh viên; hoặc đề tài của tác giả Dương Quốc Hưng đi sâu nghiên cứu, đánh giá những tác động của Internet đối với lối sống của thanh niên và đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực nhằm góp phần định hướng, giáo dục lối sống cho thanh niên

Nhìn chung, các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu khía cạnh về sự tác động của Internet đối với phát triển kinh tế- xã hội; hoặc là nghiên cứu ở góc độ đánh giá những tác động của Internet đối với thanh niên, học sinh, sinh viên nhưng ở một khía cạnh là lối sống của thanh niên hoặc của thanh niên học sinh, sinh viên trên phạm vi cả nước Đồng thời, nội dung nghiên cứu của một số đề tài chỉ tập trung vào đánh giá những tác động của Internet mà không đi sâu và các biện pháp quản lý tác động của Internet nhằm khai thác lợi thế, khắc phục bất lợi, thu hút sự quan tâm của các lực lượng trong xã hội (cơ quan quản lý nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội…) trong mục tiêu và cái đích hướng tới là những sự thay đổi tích cực của mỗi thanh niên học sinh, sinh viên trong môi trường tương tác ngày càng thường xuyên với phương tiện Internet Vì vậy, ngoài việc tiến hành nghiên cứu về những tác động

Trang 16

8

của Internet, nhiệm vụ của luận văn này là đề ra những biện pháp phù hợp, hiệu quả

để quản lý những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

1.1.2 Một số nghiên cứu ngoài nước

Qua tìm hiểu, có một số các đề tài nghiên cứu, các bài viết về Internet và tác động của Internet như: nghiên cứu về Chứng nghiện Internet; tác động tiêu cực của Internet và những giải pháp; tác động của Internet tới kết quả học tập của sinh viên; tác động của Internet đối với việc giảng dạy và học tập; tác động của Internet đến sinh viên…

Trong nghiên cứu về Chứng nghiện Internet (Research on Internet Addiction) của các tác giả Chien Chou, Linda Condron, and John C Belland đã tập trung nghiên cứu và đề cập đến thời gian sử dụng Internet; các vấn đề liên quan đến nghiện Internet; sự khác biệt giới tính trong nghiện Internet; nghiện Internet và các vấn đề về tâm lý xã hội; nghiện Internet và thái độ đối với máy tính…

Nghiên cứu về Tác động tiêu cực của Internet và những giải pháp của Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quân đội Ru Guangrong, Trung Quốc (The Negative Impact of the Internet and Its Solutions) đã đề cập đến hàng loạt các tác động tiêu cực của Internet như: ảnh hưởng chính trị của những tư tưởng phản động; xâm chiếm về văn hóa; đe dọa về an ninh; “bội thực” thông tin dẫn tới lãng phí về nguồn lực và thời gian… Các giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của Internet được đề ra là: Tăng cường giáo dục lòng yêu nước; xây dựng tư tưởng và đạo đức trong sáng; tăng cường giáo dục cá nhân và sự tự chủ của mỗi cá nhân; tổ chức các chương trình chống lại sự xâm chiếm và phản truyên truyền trên mạng; chủ động học cách đối mặt với xâm nhập trực tuyến trên mạng Internet; hoàn thiện hệ thống luật pháp chống tội phạm trên mạng Internet; tăng cường phát triển hệ thống truyền thông và tạo ảnh hưởng trên Internet; phát triển các phần mềm tìm kiếm thông tin hữu ích để tránh lãng phí nguồn lực và thời gian…

Với một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Awais, Bilal, M.Usman, M.Waqas, Sehrish với chủ đề Tác động của việc sử dụng Internet đối với kết quả học tập của sinh viên (Impacts of Internet Usage on Students’ Academic Performance), đã kết luận: Internet là một công cụ hữu ích trong thời đại công nghệ thông tin Nó không chỉ phục vụ tốt cho các hoạt động kinh doanh mà còn hữu ích

Trang 17

9

cho việc học tập, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và khả năng của của mình trong học tập kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ Những sinh viên có được kết quả học tập tốt đã sử dụng nhiều hơn Internet cho mục đích học tập, nghiên cứu và đã thu nhận được nhiều kiến thức và thông tin trên khắp thế giới…

Nghiên cứu của tác giả Hossein Arsham với đề tài Tác động của Internet đối với việc giảng dạy và học tập (Impact of the Internet on Learning and Teaching) đề cập đến việc giảng dạy - học tập thông qua mạng Internet và sử dụng Internet phục

vụ cho mục đích nâng cao hiệu quả dạy - học Những vấn đề tác giả quan tâm đi sâu phân tích như: Internet - vấn đề chi phí và lợi ích; chia nhóm để đạt hiệu quả học tập tối ưu; phương thức giảng dạy và học tập; việc hiểu rõ và đáp ứng các nhu cầu học tập của người học; sự bảo đảm về kết quả đạt được; khắc phục khoảng cách về không gian; đánh giá chất lượng thường xuyên; bảo đảm chất lượng bằng các công

cụ đánh giá; bảo đảm bằng quyền lợi của người học; đáp ứng yêu cầu phản hồi nhanh chóng và đầu tư về thời gian dạy - học qua mạng; tạo cho người học những cơ hội và thử thách; sự tin cậy; thách thức với việc dạy học sinh ảo; quan hệ đối tác với người học; sự lựa chọn khó khăn đối với người dạy và dễ dàng với người học; người học không chỉ là khách hàng; thầy trò là một; sự cam kết của người học bảo đảm sự thành công; làm sao tăng cường sự giao tiếp người dạy - người học…

Có thể nhận thấy, một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài đã không chỉ quan tâm đến vấn đề quản lý sử dụng Internet, mà đi sâu nghiên cứu những tác động của Internet tới xã hội, tới giới trẻ, tới việc dạy và học… ở góc nhìn của một tổ chức đại diện cho quốc gia cũng như của một nhóm tác giả hay một cá nhân (Chứng nghiện Internet, Tác động tiêu cực của Internet và những giải pháp, Tác động của việc sử dụng Internet đối với kết quả học tập của sinh viên…) Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng không đề cập nhiều và sâu trong việc đánh giá tác động cũng như quản lý những tác động của Internet trong đối tượng thanh niên học sinh, sinh viên

1.2 Một số vấn đề về quản lý

1.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự

Trang 18

Quản lý nền sản xuất - xã hội là loại hình quản lý đặc biệt phát sinh từ tính chất xã hội hóa lao động Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

Các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Fredrich Wiliam Taylor người Mỹ; Henri Fayol người Pháp; Max Weber người Đức đều đã khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội

Về nội dung, thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách hiểu không hẳn như nhau Trong giáo trình Khoa học quản lý (Tập 1 Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1999) đã ghi rõ: “Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức Quản lý là một hoạt động thiết yếu để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó…”

Đồng thời cũng có những quan điểm và định nghĩa khác nhau như:

 Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội

 Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định

Trang 19

11

 Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (mà trực tiếp là tập thể những người lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

 Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

Những định nghĩa trên đây khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:

 Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý Tác động có thể chỉ là một lần, mà cũng có thể là liên tục nhiều lần

 Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động

 Tác động của chủ thể phải có kế hoạch và có tính mục đích

 Chủ thể có thể là một người, nhiều người, còn đối tượng có thể là một hoặc nhiều người (trong tổ chức xã hội)

Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có

sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình

Hiện nay, quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra

Như vậy có thể khái quát: quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng

dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích

đã đề ra Sự tác động quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn

hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho

tổ chức và cho cả xã hội

Quản lý là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã

Trang 20

12

hội học… Nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tới mục đích

1.2.2 Đặc điểm và chức năng của quản lý

* Đặc điểm của quản lý:

- Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý Đây là đặc điểm cơ bản, đầu tiên của quản lý đã được đề cập sơ bộ ở trên Nếu chủ thể quản lý không có thì việc quản lý đặt ra là vô nghĩa Thực tế chỉ rõ, nhiều tổ chức mặc dù có tồn tại chủ thể quản lý trên danh nghĩa, như do bất lực về tiềm năng, về lực lượng vật chất, về pháp lý, về nhân cách…, khái niệm quản lý trở thành hình thức và phù phiếm Hoặc cũng có trường hợp ngược lại, có những tổ chức do xuất hiện quá nhiều chủ thể quản lý mà các chủ thể này thế lực lại tương đồng nhau, trong khi những mục tiêu của họ khác nhau, thì việc quản lý sẽ rất phức tạp, đối tượng bị quản lý sẽ gặp muôn vàn trở ngại, khó có thể tồn tại và phát triển bình thường

Tất cả các tình huống trên đều có thể diễn ra trên thực tế do sự tác động biến đổi của môi trường xung quanh với tư cách là các khách thể Rõ ràng là việc quản lý của một tổ chức trong thời đại ngày nay không thể nào không tính đến sự chi phối từ nhiều phía của nhiều tổ chức khác nhau và từ các lực lượng chi phối của tự nhiên Điều này khẳng định quản lý là một diễn trình năng động

- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược

Đây là đặc điểm thứ hai của quản lý Quản lý được diễn ra nhờ các tín hiệu của mình, đó là thông tin Thông tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (tức cho cả chủ thể quản

lý và đối tượng bị quản lý) Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng thì phải đưa ra các thông tin (chỉ thị, mệnh lệnh, nghị quyết, quyết định…), đó chính là thông tin điều khiển Còn đối tượng muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng các bảo đảm vật chất khác để tính toán và tự điều khiển lấy mình (nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể)

Chính vì lý do kể trên, người ta kết luận quá trình quản lý là quá trình thông tin

Trang 21

13

Đối với chủ thể quản lý, sau khi đưa ra các quyết định cùng các bảo đảm vật chất cho đối tượng thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết định của đối tượng thông qua các thông tin phản hồi (được gọi là các mối liên hệ ngược) của quản lý

- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi) Đây là đặc điểm thứ ba của quản lý

Khi đối tượng quản lý mở rộng về quy mô, phức tạp về các mối quan hệ thì không phải chủ thể quản lý chịu bó tay, mà nó vẫn tiếp tục quản lý có hiệu quả nếu

nó đổi mới quá trình quản lý thông qua việc cấu trúc lại hệ thống và việc ủy quyền quản lý cho các cấp trung gian

Trường hợp ngược lại, khi chủ thể quản lý trở nên xơ cứng, quan liêu, đưa ra những tác động quản lý độc đoán, lỗi thời, phi lý thì không phải tất cả các đối tượng quản lý đều chịu bó tay, mà họ vẫn có thể thích nghi tồn tại theo hai cách: i) họ phải tồn tại tương ứng với các tác động quản lý của chủ thể; ii) họ biến đổi cấu trúc của bản thân để thích nghi với các mệnh lệnh quản lý phi lý của chủ thể

- Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật

Đây cũng là đặc điểm quan trọng của quản lý Nói quản lý là một khoa học vì quản lý như đã xét ở trên, có đối tượng nghiên cứu riêng là các mối quan hệ quản lý Quản lý còn có phương pháp luận nghiên cứu riêng và chung, đó là quan điểm triết học Mác - Lênin, là quan điểm hệ thống Quản lý có những phương pháp cụ thể được được sử dụng để nghiên cứu như các phương pháp phân tích, các phương pháp toán kinh tế, các phương pháp tổ chức-hành chính, các phương pháp xã hội học, các phương pháp tâm lý, các phương pháp lịch sử… Quản lý đồng thời còn là một nghệ thuật vì nó còn tùy thuộc một phần vào tài nghệ, bản lĩnh, trí tuệ, nhân cách, bề dày kinh nghiệm của người lãnh đạo của tổ chức Quản lý còn là một nghề với nghĩa các nhà lãnh đạo tổ chức phải có tri thức quản lý (qua tự học, tự tích lũy và qua các quá trình được đào tạo ở các cấp độ khác nhau, hoặc ít nhất họ phải có các chuyên gia về quản lý trợ giúp cho họ)

- Quản lý gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng

Người lãnh đạo có ưu thế quan trọng trong tổ chức, họ có khả năng điều khiển người khác và chi phối các nguồn lực và tài sản của tổ chức Người lãnh đạo còn là người có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện các mong muốn của mình

Trang 22

14

thông qua việc sử dụng các con người khác trong quá trình dẫn dắt, thu hút, lôi kéo

họ nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Người lãnh đạo đồng thời dễ để lại danh tiếng cho người khác và cộng đồng nếu họ lãnh đạo tổ chức của mình phát triển và đạt được mục tiêu của tổ chức

* Chức năng của quản lý:

Bàn về hoạt động quản lý và người quản lý, chúng ta cần tìm hiểu người quản

lý - cũng chính là tìm hiểu các chức năng của quản lý; và họ làm công việc ấy như thế nào; nói cách khác, cần xem xét họ phải sắm những vai trò quản lý nào

Trong phần này, chúng ta đề cập đến bốn chức năng quản lý chủ yếu, cơ bản,

đó là: kế hoạch hóa (planning), tổ chức (organizing), chỉ đạo-lãnh đạo (leading) và kiểm tra (controlling)

- Chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Kế

hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó Có

ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: i) xác định, hình thành mục tiêu, phương hướng đối với tổ chức; ii) xác định và bảo đảm (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này; iii) và quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó

- Chức năng tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải

chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các

kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả

- Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ

máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hay tác động Dù gọi tên thế nào, lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viện họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Hiển nhiên việc

Trang 23

15

lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất,

mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một

cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau: i) người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động; ii) người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra; iii) người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch; iv) người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần

1.3 Một số vấn đề về thông tin, truyền thông và Internet

1.3.1 Thông tin và quản lý thông tin

- Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách

quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng

Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên

đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ Ngày nay, thuật ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là

cơ sở của quyết định

Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng điện từ (sóng

âm thanh, sóng hình ) Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay nối với con người Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đã xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình, phim ảnh và Internet…

Về nguyên tắc, bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng năng lượng nào cũng có thể mang thông tin Các vật có thể mang thông tin được gọi là giá mang tin

Trang 24

- Quản lý thông tin: Xuất phát từ sự đa dạng, phức tạp và tính phổ biến của

thông tin nên quản lý thông tin là một việc làm vô cùng khó khăn Nguồn cung cấp thông tin có thể từ trong tự nhiên hay trong xã hội; nhiều thông tin có thể đến cùng một thời điểm hay vào những thời điểm khác nhau; thông tin có thể là thông tin chủ quan hay khách quan, có thể có chủ định hay không có chủ định; thông tin có thể đúng, song cũng có thể không đúng với sự thật và bản chất của nó Với sự phát triển nhanh, mạnh của các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại như đài, TV, đặc biệt là mạng Internet thì nhu cầu về thông tin của con người được đáp ứng một cách tối đa, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu tìm hiểu thông tin, học tập, sinh sống và làm việc Hiện nay, nhiều người cho rằng chúng

ta đang sống trong một xã hội thông tin, ai có thông tin nhiều, nhanh và chính xác người đó sẽ có được lợi thế vượt trội trong cạnh tranh và phát triển Hay nói cách khác, nhiều người cho rằng thế giới đang phát triển kinh tế tri thức, nước nào, tổ chức nào, cá nhân nào có nhiều thông tin (trở thành tri thức) thì nước đó, tổ chức đó

và cá nhân đó sẽ có tiềm năng phát triển nhanh, phát triển vượt bậc

Tuy nhiên, trong một xã hội tràn ngập thông tin, con người mà rộng hơn là tổ chức, quốc gia nếu không biết quản lý, chọn lọc thông tin thì sẽ bị “chết chìm” trong

“biển thông tin” hỗn độn ấy Vì thế, hơn lúc nào hết, mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay đều rất coi trọng việc quản lý, khai thác và định hướng thông tin trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình để phục vụ cho đường lối chiến lược lâu dài cũng như mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ cụ thể Ngày nay, muốn phát triển được, các quốc gia không còn cách nào khác là mở cửa mạnh mẽ để giao lưu với thế giới, trong đó việc mở cửa về lĩnh vực thông tin, truyền thông, đặc biệt thông qua việc phát triển mạng Internet

Trang 25

17

Trong phạm vi đề tài này, đối với nước ta, việc hoạch định chiến lược phát triển cũng như quản lý thông tin và những tác động từ mạng Internet có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao thương và giao lưu quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh Trong đó, việc quản lý những tác động của Internet đối với người trong lứa tuổi thanh thiếu niên - nguồn nhân lực, thế

hệ tương lai của nước nhà - có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt Vì thế hệ trẻ ngày nay, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên rất năng động, sáng tạo, có khả năng sử dụng, khai thác thông tin trên phương tiện truyền thông hiện đại như Internet; đồng thời họ cũng luôn có mong muốn tìm hiểu, khám phá cái mới và dễ thích nghi với cái mới, với sự thay đổi Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà Internet mang lại cho xã hội nói chung, giới trẻ nói riêng thì bản thân nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ với những thông tin nhiều chiều, không thống nhất, có tính ảo và khó có thể kiểm định và kiểm soát Thông tin trên Internet có thể mang cho người ta sự thành công rực rỡ, song cũng có thể hướng con người ta, nhất là người trẻ, thanh niên học sinh, sinh viên tới chỗ sống lai căng, phi đạo đức, thực dụng, dối trá, lừa đảo và thậm chí là vi phạm pháp luật, nhận thức lệch lạc, phiến diện, xâm phạm đến an ninh quốc gia Vì thế việc quản lý thông tin nói chung, thông tin trên mạng Internet nói riêng là việc làm cần thiết, cấp bách và rất khó khăn mà các cơ quan chức năng và toàn xã hội cần quan tâm và chung tay giải quyết

1.3.2 Internet

Internet là một mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng tỷ máy tính điện tử (chủ yếu là máy tính cá nhân) trên khắp thế giới theo một số quy tắc nhất định, nhằm trao đổi thông tin được với nhau một cách trực tiếp, nhanh chóng và thuận tiện

Internet được phát triển từ mạng máy tính của các nhà khoa học quân sự Mỹ, thiết lập từ năm 1969, nhằm duy trì mối liên hệ với nhau ngay cả khi có chiến tranh Vào những năm 80 của thế kỷ 20, mạng này được mở rộng cho các trường đại học, viện nghiên cứu khắp nước Mỹ Sau đó, mạng này vươn ra nhiều nước khác, chủ yếu phục vụ cộng đồng những người làm công tác khoa học và giáo dục Ngày nay, Internet trở thành siêu lộ thông tin quốc tế quan trọng nhất, cung cấp nhiều dịch vụ thông tin cho hàng tỷ người Từ một mạng máy tính không có mục đích vụ lợi, ngày nay Internet đã được thương mại hoá Tuy nhiên, nhiều dịch vụ thông tin vẫn được cung cấp miễn phí, nhất là phục vụ cho khoa học và giáo dục

Trang 26

Tất cả các máy tính tham gia mạng Internet đều dùng chung nghi thức: điều khiển truyền tin (TCP-Transmision Control Protocol) và nghi thức Internet (IP - Internet Protocol) Nghi thức điều khiển truyền tin (TCP) là một nghi thức trong đó các thông tin đã số hoá phân chia thành các gói để chuyển đi, sau đó các gói thông tin này được lắp ráp tại nơi nhận Như vậy bất kỳ một máy tính nào tuân thủ các nghi thức TCP/IP đều có thể liên lạc được với nhau trong Internet Mạng Internet đã tạo ra một cộng đồng bình đẳng của những người sử dụng, trong đó mọi người đều

có thể gửi, nhận, hoặc tìm kiếm bất cứ thông tin nào mà họ muốn và được phép trên Internet Thông thường có 3 cách kết nối vào Internet:

 Cách thứ nhất: máy tính của người sử dụng là thành viên của một mạng cục

bộ và mạng cục bộ này được kết nối Internet

 Cách thứ hai: máy tính của người sử dụng nối với một máy chủ đã được kết nối Internet

 Cách thứ ba: máy của người sử dụng được kết nối với một hệ thống của đơn

vị cung cấp dịch vụ Internet chuyên nghiệp

Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang A- nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam thì cần phải hiểu đúng về Internet trên 3 điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Internet là một siêu mạng máy tính toàn cầu Internet phát triển trên

cơ sở tự nguyện của tất cả những người sử dụng

Thứ hai, xuất phát là một mạng máy tính liên kết các trường đại học, các

trung tâm nghiên cứu khoa học trên thế giới, sau này Internet đã được sử dụng trong thương mại, truyền bá các thông tin công cộng về du lịch, văn hoá

- xã hội… Tuy nhiên, thông tin cơ bản trên Internet vẫn là những thông tin

truyền bá kiến thức, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục

1 Một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài nguyên Internet Nxb Chính trị Quốc gia, 2005, tr.18

Trang 27

19

Thứ ba, thông tin truyền qua Internet thường là những thông tin không bí

mật Các thông tin bí mật về thương mại, thông tin nội bộ của tổ chức, cơ quan nhà nước không được nối với Internet Như vậy, có thể thấy rằng nguyên tắc cao nhất trong hoạt động của Internet là tự nguyện và không áp đặt Người sử dụng hoàn toàn ý thức được thông tin nào là bí mật đối với họ

và không đưa lên Internet

- Các dịch vụ trên Internet2

Các dịch vụ trên Internet ngày càng phong phú và luôn được bổ sung, cải tiến không ngừng Trên Internet hiện nay có một số dịch vụ cơ bản sau:

+ Dịch vụ trao đổi thông tin qua các tệp dữ liệu (File Transfer): Người gửi

nạp thông tin cần chuyển vào máy tính của mình rồi chuyển đi tới máy tính người nhận qua địa chỉ máy tính của người đó

+ Dịch vụ siêu văn bản: Ngoài các thông tin dưới dạng văn bản (thư, tệp dữ

liệu…), các thông tin dưới dạng tiếng nói và hình ảnh (kể cả hình ảnh động ba chiều) cũng được truyền đi qua dịch vụ siêu văn bản (hypertext)

+ Dịch vụ thảo luận, hội thảo theo nhóm: Các thông tin dưới dạng văn bản,

tiếng nói, hình ảnh có thể được trao đổi trong một nhóm người sử dụng theo kiểu hội thảo chuyên đề trên máy tính

+ Dịch vụ truy cập thông tin từ xa (Remote Login): Người sử dụng Internet

có thể xâm nhập vào một máy tính bất kỳ trên mạng để tìm kiếm các thông tin cần biết và được phép Có rất nhiều thông tin trong kho dữ liệu đồ sộ luôn sẵn sàng phục

vụ mọi người

+ Dịch vụ tìm kiếm thông tin: Nếu không biết thông tin định tìm nằm ở đâu

thì có thể sử dụng dịch vụ tìm kiếm tài nguyên theo thực đơn như WAIS (Wide Area Information Server), Gopher Chỉ cần phát yêu cầu đặt hàng, Internet sẽ cung cấp trực tiếp thông tin hoặc chỉ dẫn cách tìm thông tin đó trên mạng Một số trang tìm kiếm thông tin trên Internet rất phổ biến hiện nay là Google và Yahoo

+ Thư điện tử: Đây vẫn là dịch vụ cơ bản, được sử dụng nhiều Người gửi

viết thư trên máy tính của mình sau đó khai báo địa chỉ của người nhận và chuyển

đi Người nhận mở máy tính và nhận được các thư gửi cho mình từ các địa điểm trên

2 Internet và các văn bản pháp lý, Bộ văn hoá - Thông tin, 1997, tr.4-5

Trang 28

20

toàn cầu Dịch vụ này miễn phí, nhanh hơn và thuận tiện hơn cách gửi thư qua hệ thống bưu chính truyền thống

+ Dịch vụ trò chuyện chuyển tiếp trên Internet (Internet Relay Chat - IRC):

Khi đã kết nối sử dụng vào dịch vụ này, người sử dụng có thể gửi thông tin (bằng văn bản) trên máy tính của mình để trao đổi, nói chuyện với một hoặc nhiều người

sử dụng khác Có thể sử dụng dịch vụ này phục vụ cho tổ chức hội nghị hoặc trao đổi nhiều thông tin khác nhau Đây là cách mà thanh niên hiện nay rất ưa dùng

+ Các dịch vụ thông tin đa phương tiện (World Wide Web): Dịch vụ www

cho phép người sử dụng kết hợp văn bản, âm thanh, hình ảnh và hoạt hình tạo nên các nguồn thông tin tư liệu có dạng hypertext

Hypertext là dạng tư liệu chuẩn trong www Tất cả những người sử dụng www có thể tạo lập trang thông tin cá nhân (home page) riêng, qua đó thiết lập các kết nối với các nơi trên Internet Home page có thể tạo ra cho một nhóm người, một

công ty, trường học… có cùng tài nguyên dữ liệu Thông qua Home page, tất cả

người sử dụng www liên hệ, truy nhập thông tin tư liệu của nhau

1.3.3 Xu thế phát triển và tác động của Internet đến sự phát triển xã hội

- Xu thế phát triển của Internet:

Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức giữ vai trò vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định tới sự phát triển của mỗi quốc gia Nhờ khoa học và công nghệ mà nhiều quốc gia đã rút ngắn được thời gian

để tiến hành công nghiệp hoá Nếu Châu Âu phải mất hơn 200 năm để tiến hành công nghiệp hoá, thì nhờ khoa học và công nghệ, thời gian hoàn thành công nghiệp hoá ở Nhật Bản là 100 năm, khối các nước công nghiệp phát triển mới (NICS) chỉ là

35 năm Việc ứng dụng thành quả của khoa học và công nghệ được rút ngắn Trong thế kỷ 19, từ ý tưởng khoa học đến ra sản phẩm thực tế phục vụ cho con người phải mất từ 60 -70 năm, đến thế kỷ 20 còn 30 năm và đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thời gian rút ngắn còn 3 năm Cùng với nó, thị trường công nghệ mới, sản phẩm mới gia tăng nhanh chóng Trên thế giới, để đạt mức 500 triệu người sử dụng điện thoại phải mất 74 năm, trong khi đó để đạt tới số lượng người sử dụng trên đối với phương tiện radio cần trải qua 38 năm, đối với TV cần khoảng thời gian 13 năm, còn để đạt số lượng 500 triệu người sử dụng Internet chỉ mất thời gian khoảng 3 năm Khoa học

và công nghệ đã tạo nên những biến đổi xã hội to lớn, tác động tới cuộc sống của

Trang 29

21

mọi thành viên trong xã hội Trong bối cảnh chung ấy, Internet - một thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động nhiều chiều tới xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói riêng, trong đó lực lượng người trẻ, nhất là thanh niên học sinh, sinh viên đang và sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất, nhiều chiều nhất

Sự phát triển của Internet được đánh giá bởi những ứng dụng của nó vào thực tiễn cuộc sống Với giá thành rẻ, sự quan tâm lớn của Chính phủ các nước, của doanh nhân và sự phát triển của công nghiệp máy tính đã làm cho số người sử dụng Internet trên thế giới và tại Việt Nam tăng nhanh Theo dự báo của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) ngày 19/10/2010 cho biết vào cuối năm 2010 sẽ có 29,4% dân

số thế giới sử dụng Internet, với khoảng 2 tỷ người Nếu với mức độ phát triển như hiện nay, số người sử dụng Internet sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng, nhất là trong giới trẻ Số người sử dụng Internet tăng, đương nhiên sự tác động của nó lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại giao của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân sẽ tăng lên tương ứng Đặc biệt, với tư cách là một phương tiện truyền thông với công nghệ luôn được hoàn thiện, đổi mới, thích ứng nhanh với thị trường và người sử dụng, Internet sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường của các phương tiện truyền thông đại chúng khác

Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho phát triển đất nước với mục tiêu làm cho tất cả các cơ sở kinh doanh, cơ quan và mỗi căn nhà của người dân được nối với hệ thống Internet Trong tương lai, Internet sẽ giúp cho con người làm việc, giải trí, học tập, mua

bán… mà không cần bước ra khỏi nhà, nối sợi dây liên lạc giữa mọi người với nhau

dù họ đang ở ngoài đường hay công sở, ở quốc gia này hay quốc gia khác Chính phủ các nước đều nhận thức được rằng thông tin sẽ trở thành hàng hoá quan trọng nhất trong tương lai và thông tin đó không gì nhanh chóng, và đầy đủ bằng chuyển tải qua Internet

Các chuyên gia phân tích trên thế giới luôn quan tâm hàng đầu về câu hỏi:

sau 10 năm nữa công nghệ Internet sẽ biến đổi như thế nào? Câu trả lời là: Internet

tăng cuờng tương tác Mạng Internet thế hệ mới không chỉ lưu động và được cá

nhân hoá mà còn nhanh chóng cung cấp cho mọi người bất cứ thông tin gì họ cần Công nghệ mới giúp web hoạt động không bị ngắt quãng dù người sử dụng đang di

Trang 30

22

chuyển ở tốc độ nào Ngoài ra, mọi người sẽ có cơ hội tương tác trực tiếp với nội dung web, thay vì chỉ đơn thuần đọc và tìm hiểu thông tin như hiện nay

- Tác động của Internet đến sự phát triển xã hội:

Các nhà nghiên cứu đã nêu lên những viễn cảnh và thách thức biến đổi xã hội

do tác động của công nghệ thông tin và Internet 3

như sau :

+ Biến đổi cách thức giao tiếp

Viễn cảnh: Một tỷ người trên thế giới có thể truy cập Internet cùng một lúc và

tham gia vào những cuộc gặp gỡ điện tử theo thời gian thực, có thể tiếp nhận tin tức hàng ngày, tiến hành các giao dịch thương mại hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân trên khắp thế giới Sẽ không còn hàng rào ngôn ngữ vì công việc dịch thuật đ-ược thực hiện ngay lập tức

Thách thức: Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các

mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty

đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng

Thách thức lớn nhất cho mỗi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào

+ Biến đổi cách thức sử dụng thông tin

Viễn cảnh: Ai cũng có thể tiếp cận, yêu cầu hoặc sao chép mọi cuốn sách, tạp

chí, bài báo, băng video, dữ liệu hoặc tài liệu tham khảo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào chỉ bằng động tác bấm chuột, chỉ tay vào màn hình, nói với máy tính, hoặc chỉ cần đơn giản gật đầu đồng ý Nhờ các công cụ mạng và phần mềm, ta có thể lựa chọn phương thức trình bày theo ý mình: số liệu, văn bản, hình ảnh và âm thanh

Thách thức: Biến đổi này đòi hỏi cải tiến các phương pháp truy cập dữ liệu,

giao diện người - máy cần phù hợp cho cả đối tượng chuyên lẫn đối tượng không chuyên, không phân biệt văn hoá, giáo dục, điều kiện vật chất Công nghệ giao diện người - máy đa phương thức đưa vào cả tiếng nói, cảm biến (touch), tổng hợp và nhận dạng hành vi Một thách thức khác liên quan đến phổ biến thông tin điện tử là các vấn đề nảy sinh liên quan đến sở hữu trí tuệ, luật bản quyền, các mô hình kinh

doanh thực tiễn…

3 Vũ Cao Đàm (sưu tầm) Nghiên cứu xã hội về Khoa học và Công nghệ Hà Nội, 2005, tr2.

Trang 31

23

+ Biến đổi cách thức học tập

Viễn cảnh: Bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham dự mọi chương trình học tập

trên mạng, bất chấp vị trí địa lý, tuổi tác, những hạn chế về thể chất hoặc thời gian biểu của mỗi cá nhân Mọi người đều có thể tiếp cận những kho tàng tài liệu giáo dục, dễ dàng tìm lại những bài học đã qua, cập nhật các kỹ năng và lựa chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất trong số rất nhiều các phương pháp dạy học khác nhau; các chương trình giáo dục có thể sửa đổi cho phù hợp với từng cá nhân Đây là điều mang lại lợi ích vô cùng to lớn phục vụ đắc lực và hiệu quả cho việc học tập của học sinh, sinh viên hiện nay

Thách thức: Trong lĩnh vực giáo dục, E-learning đã làm thay đổi khá nhiều

cách thức dạy và học, nhưng vẫn còn nhiều thách thức: tăng cường hạ tầng thông tin, xây dựng các ứng dụng giáo dục một cách đơn giản, dễ sửa đổi Chúng ta biết

và vận dụng chưa nhiều về cách thức sử dụng tốt nhất công nghệ truyền thông trong dạy và học Vì thế cần tuyên truyền, giáo dục cho từng cá thể trong xã hội hiểu thế mạnh và hạn chế của thành tựu công nghệ mới cũng như cách sử dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc

+ Biến đổi bản chất thương mại

Viễn cảnh: Khách hàng có thể tiếp xúc với các công ty dễ dàng dù đang ở

đâu Khi công ty nhận được phản hồi từ khách hàng, ngay lập tức công ty sẽ điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hoá trên cơ sở những phản hồi đó Người tiêu dùng có thể yêu cầu những mặt hàng, những dịch vụ hoặc giá cả phù hợp nhất một cách thuận lợi từ nhà riêng, khách sạn hay văn phòng Việc mua bán điện

tử sẽ được thực hiện an toàn, cho phép nhà cung cấp và người bán lẻ nhận được tiền bán hàng ngay lập tức, còn người tiêu dùng nhận được các xác nhận tự động chi tiết

về việc mua bán

Thách thức: Viễn thông điện tử thay đổi hẳn phương thức giao dịch thương

mại giữa các doanh nghiệp và phương thức phân phối các sản phẩm dựa trên công nghệ số Các công ty sẽ sử dụng nhiều thành tựu của công nghệ thông tin để tiếp cận gần hơn với khách hàng và các nhà cung cấp Các thách thức đặt ra là độ tin cậy của mạng truyền thông, của máy tính và các phần mềm ứng dụng

Trang 32

24

+ Biến đổi tính chất công việc

Viễn cảnh: Nơi làm việc không còn bị hạn chế ở vị trí địa lý nhất định vì có

thể dễ dàng nhận nhiệm vụ và tiếp xúc với đồng nghiệp mặc dù đang ở bất kỳ nơi nào, thậm chí cả khi đang đi trên đường Người ta có thể tiếp cận với công việc mà không phải quan tâm đến khoảng cách giữa họ và các khu trung tâm lớn Người ta

có thể lựa chọn chỗ ở dựa trên nhu cầu muốn gần gia đình hoặc do sở thích riêng chứ không phải phụ thuộc vào các cơ hội của thị trường việc làm

Thách thức: Sẽ có hàng chục triệu công nhân làm việc từ xa nhờ việc tăng

năng suất và cơ cấu tổ chức mềm dẻo Để một số lượng công nhân lớn có thể làm việc trong môi trường văn phòng phi truyền thống, cần phải tăng cường các mạng cao tốc bình đẳng cho mọi công nhân không phụ thuộc vào vị trí và khả năng vật chất Công nghệ phần mềm cần phát triển để làm việc nhóm hiệu quả hơn Phương thức quản lý và điều hành sẽ là hoàn toàn mới, khác xa hiện nay

+ Biến đổi cách thức chăm sóc y tế

Viễn cảnh: Những ứng dụng chữa bệnh từ xa sẽ trở nên thông dụng Các

chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp hội ý qua hình ảnh và cảm nhận từ xa để phỏng vấn, thậm chí khám bệnh cho người bệnh ở cách xa hàng nghìn cây số Phẫu thuật với sự trợ giúp của máy tính cùng với hình ảnh truyền qua Internet sẽ cho phép những người khác quan sát được quá trình phẫu thuật Những hệ thống phục vụ ngư-

ời dùng cung cấp lời khuyên của các chuyên gia dựa trên cơ sở phân tích chi tiết khối lượng thông tin y tế khổng lồ Người bệnh có thể đưa ra quyết định về việc chăm sóc y tế cho chính họ nhờ có những mô hình mới về giao tiếp với bác sĩ và sự

tiếp cận với thông tin từ các thư viện số về y học và từ mạng Internet

Thách thức: Khám chữa bệnh từ xa và qua mạng Internet đòi hỏi tăng cường

hạ tầng viễn thông chia sẻ dữ liệu, cung cấp dịch vụ y tế trực tiếp từ xa Các nội dung liên quan đến ký thác thông tin cá nhân cần được nghiên cứu làm rõ Công nghệ robot và các phương pháp trực quan từ xa (remote visualization) cần tăng cường để hỗ trợ cho phẫu thuật từ xa

+ Biến đổi cách nghiên cứu

Viễn cảnh: Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành trong các phòng thí nghiệm ảo,

trong đó các nhà khoa học và các kỹ sư có thể thực hiện công việc thường lệ của họ như tiếp xúc với đồng nghiệp, sử dụng các thiết bị, chia sẻ dữ liệu và tính toán, tiếp

Trang 33

25

cận các thư viện số bất kể đang ở đâu Tất cả các tạp chí khoa học kỹ thuật đều có thể tìm thấy trên mạng cho phép nhà nghiên cứu nắm bắt được những đổi mới để xem xét một cách thấu đáo những công trình nghiên cứu mới nhất

+ Biến đổi cách thức điều hành của chính phủ (Chính phủ điện tử)

Viễn cảnh: Những dịch vụ và thông tin của chính quyền trở nên dễ tiếp cận

đối với công dân, không phân biệt họ đang ở đâu, thông thạo máy tính đến mức nào hoặc khả năng vật chất ra sao Các hệ thống thông minh sẽ hướng dẫn các công dân

để có thể nhanh chóng định vị thông tin cần thiết Các loại giấy tờ và đơn từ có thể được gửi đến nơi cần thiết và thu nhận bằng con đường điện tử Thủ tục công việc đ-ược tự động hoá cho phép các công dân nhận được phản hồi gần như tức thì đối với các yêu cầu của họ

Thách thức: Chuyển đổi này đòi hỏi tăng cường hệ thống và phương pháp

truy cập dữ liệu, trong đó có các hệ thống dữ liệu tính năng cao và các công cụ để định vị và hiển thị dữ liệu Mạng máy tính và phần mềm mạnh, tin cậy cao, bảo mật tốt để phổ biến và bảo vệ dữ liệu là những nội dung quan trọng cần nghiên cứu

Chúng ta có thể thấy, mới hiện diện trên thế giới hơn 40 năm, nhưng Internet

đã đưa cả thế giới vào một cuộc chạy đua tăng tốc về nhiều mặt Đầu tiên, Internet chỉ mang tính phạm vi một quốc gia thì nay đã trở thành liên mạng toàn cầu Với những thuận lợi, tiện ích đặc biệt của Internet thể hiện qua các loại dịch vụ thư tín,

loại các nhóm thông tin và thảo luận, truyền và truy nhập thông tin…, Internet đã và

đang đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội Với sự phát triển của kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và Internet như hiện nay, trong tương lai số người sử dụng sẽ tiếp tục tăng Tuy nhiên, để tránh việc ách tắc thông tin, các nhà khoa học đã đề ra phương án xây dựng “Siêu lộ thông tin” (Information Super-Highway) Đây sẽ là mạng lưới thông tin bằng số, có khả năng truyền đạt các dữ kiện âm thanh và hình ảnh một cách đồng bộ và nhanh chóng Qua

“Siêu lộ thông tin” này, hợp tác quốc tế sẽ phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực như:

y tế, giáo dục, văn hoá, dạy ngôn ngữ, thư viện điện tử toàn cầu; các bảo tàng, triển lãm điện tử; các cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường và tài nguyên; chia sẻ thông tin

về nguy cơ thiên tai; xử lý tình trạng khẩn cấp; thông tin cho hoạt động nghiên cứu

khoa học; thương mại… “Siêu lộ thông tin” ra đời sẽ giải quyết được rất nhiều vấn

Trang 34

1.4 Quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên

1.4.1 Mối quan hệ của Internet và TNHSSV:

Về nguyên tắc, khi nói đến “tác động” thì phải có chủ thể tác động và đối tượng bị tác động Các tác động đó có thể là một chiều từ chủ thể đến đối tượng hoặc tác động tương hỗ qua lại và đổi vị trí cho nhau giữa hai hoặc nhiều chủ thể

Có thể chủ thể trong một tác động này lại chính là đối tượng tiếp nhận tác động trong một mối quan hệ khác Nếu con người hay sự vật đứng im, không có mối liên

hệ cụ thể với nhau thì sẽ không xảy ra những tác động với nhau

Như vậy, học sinh, sinh viên chỉ có thể bị tác động bởi Internet khi họ sử dụng Internet Với những lợi ích to lớn mà Internet mang lại như đã phân tích ở trên

thì tự thân thanh niên, học sinh, sinh viên là người bị hấp dẫn và cuốn hút vào “vòng xoáy” sử dụng Internet; thêm vào đó, vì những lợi ích mà Internet có thể mang lại, các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có những định hướng, hoạt động tạo điều kiện, khuyến khích mọi người, trong đó có đông đảo thanh niên học sinh, sinh viên sử dụng Internet

Theo lý thuyết hành động xã hội của M.Weber, để có một hành động xã hội phải có ít nhất một chủ thể hành động Chủ thể hành động trong truy cập, sử dụng Internet có thể là các cá nhân, nhóm, cộng đồng hay toàn xã hội Mọi hành động xã hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, định hướng để đạt được mục đích Internet là thành tựu, sản phẩm mới của khoa học và công nghệ, bởi vậy, nhu cầu của con người muốn tìm hiểu, khám phá cái mới, muốn được sống trong không gian rộng lớn hơn, muốn vượt ra khỏi những gì vốn có là điều đương nhiên, là động cơ thúc đẩy hành động để thoả mãn nhu cầu của người sử dụng Internet Như vậy hành động (việc) sử dụng Inernet đã trở thành một hoạt động sống không thể thiếu trong đời sống của số đông thanh niên, học sinh, sinh viên hiện nay

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định việc sử dụng Internet của thanh niên học sinh, sinh viên chính là nguyên nhân gây ra những tác động nhiều chiều

Trang 35

27

của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên Đó có thể là những tác động tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống và học tập của TNHSSV, song cũng có thể là những tác động không tích cực làm ảnh hưởng xấu đến nhận thức, thái độ và hành vi của các em Vấn đề là làm sao có thể quản lý tốt để phát huy, nhân rộng những tác động theo chiều hướng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không tốt của Internet đến TNHSSV

1.4.2 Quản lý tác động của Internet đối với TNHSSV:

Trước hết, cần phân biệt sự khác nhau giữa quản lý việc sử dụng Internet của thanh niên học sinh, sinh viên và quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên

- Khi đặt vấn đề quản lý việc sử dụng Internet của TNHSSV, người ta chủ

yếu hướng vào quản lý theo chiều tác động từ phía hoạt động truy cập, sử dụng Internet một cách chủ quan của TNHSSV Như vậy, đối tượng của quản lý ở đây là TNHSSV và hoạt động truy cập, sử dụng Internet của họ Nội dung quản lý được tập trung chủ yếu là: quản lý về thời gian, không gian (địa điểm) và nội dung mà học sinh, sinh viên tìm kiếm, khai thác khi truy cập, sử dụng Internet Khi nói đến quản

lý sử dụng Internet của TNHSSV, người ta không quan tâm nhiều đến việc phải quản lý Internet như thế nào

- Khi đề cập đến quản lý tác động của Internet đối với TNHSSV, người ta

quan tâm đến việc quản lý chiều tác động từ phía Internet đối với người sử dụng là TNHSSV Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, để có những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên thì nhất thiết phải có việc thanh niên học sinh, sinh viên sử dụng Internet Như vậy, đối tượng quản lý ở đây không chỉ là TNHSSV

và việc sử dụng Internet của họ, mà còn bao gồm cả quản lý những gì thuộc về mạng Internet và những tác động (cả tích cực và tiêu cực) của nó đối với thanh niên học sinh, sinh viên

Trang 36

28

Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý tác động của Internet đối với học sinh, sinh viên

Như đã nêu ở trên, khi nói đến quản lý nói chung, ta cần phải đề cập đến chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý Trong sự tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên, ta cũng cần xác định rõ đâu là chủ thể quản lý và đâu là đối tượng bị quản lý

1.4.2.1 Chủ thể quản lý:

- Bất kỳ ai, bất kỳ người nào cũng đều có thể trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý nói chung và quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng Ở mỗi góc độ cụ thể, các chủ thể quản lý có thể tham gia vào quá trình quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên với những cách thức và nội dung khác nhau

- Cụ thể hơn, chủ thể quản lý có thể là những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến quản lý Internet, quản lý, giáo dục thanh niên học sinh, sinh viên, như: cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, truyền thông và Internet; gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư; nhà cung cấp dịch vụ; người xây dựng và cung cấp nội dung thông tin một cách chính thức lên mạng Internet…

INTERNET

(Nguồn phát)

TNHSSV (Nguồn thu)

SỬ DỤNG

TÁC ĐỘNG

QUẢN

Trang 37

29

Trong đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về Internet (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban

nhân dân các cấp…) có vai trò, trách nhiệm quan trọng và cơ bản trong quản lý

Internet nói chung Vì các cơ quan này được giao thẩm quyền việc quy hoạch chiến

lược phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ban hành các chính sách, các loại văn bản quản lý, có bộ máy phục vụ cho công tác quản lý và có các phương tiện kỹ thuật

và thẩm quyền về pháp lý để ngăn chặn, xử lý những hành vi phạm pháp của các cá nhân, nhóm người khi sử dụng mạng Internet

Cùng với các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể

và cộng đồng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tác động của Internet

đối với thanh niên học sinh, sinh viên, góp phần phát huy những tác động tích cực,

hạn chế những tác động tiêu cực của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên

Vì gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội là môi trường nơi các em sống, học tập và giao tiếp hàng ngày Đồng thời, do tính rộng mở, tính ảo và khó kiểm soát của mạng Internet nên việc quản lý bằng các biện pháp hành chính hay kỹ thuật đơn thuần nhiều khi khó thực hiện và không mang lại hiệu quả như mong muốn Vì vậy, để thực hiện việc quản lý Internet và các tác động của nó một cách hiệu quả hơn rất cần

sự vào cuộc thực sự trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường, đoàn thể và cộng đồng dân cư

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, người, nhóm người hay một tổ chức cung cấp các thông tin chuyển tải lên Internet… cũng đều có thể và có trách nhiệm tham gia quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên như là một chủ thể quản lý Đồng thời, chính bản thân mỗi người tham gia mạng Internet, cụ thể đối tượng ở đây là thanh niên học sinh, sinh viên đều có thể tham gia quản lý những tác động của Internet và kiểm soát chính bản thân trước những tác động của Internet thông quan hành vi cụ thể của mình khi tham gia mạng Internet Nếu tất cả những gì các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức, cá nhân đưa lên mạng đều có sự kiểm soát tốt, bảo đảm chất lượng, tính trung thực, định hướng giáo dục

và thẩm mỹ… thì việc thực thi các chính sách quản lý trong một môi trường thông tin đa dạng, nhiều chiều và ảo như Internet mới có thể thu được những kết quả khả quan hơn

Trang 38

30

1.4.2.2 Đối tượng (bị) quản lý:

Như đã phân tích ở trên, muốn có tác động của Internet đến học sinh, sinh viên thì phải có việc sử dụng Internet của học sinh, sinh viên Có thể xem đây là mối quan hệ tác động qua lại giữa học sinh, sinh viên và Internet: học sinh, sinh viên sử dụng Internet <-> Internet tác động, ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên

Trong mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài này, để quản lý hiệu quả những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên, tác giả xác định hai đối tượng cần quản lý chủ yếu là: i) Internet (nguồn phát tạo ra tác động) và ii) thanh niên học sinh, sinh viên (nguồn thu nhận những tác động)

- Quản lý Internet (nguồn phát tạo ra tác động): Các yếu tố cơ bản cấu thành

tạo nên mạng Internet bao gồm: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Internet và an ninh mạng quốc gia (do các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện); các nhà cung cấp dịch vụ Internet; những nội dung trên mạng Internet (có thể do các tổ chức, nhóm người hay cá nhân tạo ra)…

+ Quản lý về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Internet và an ninh mạng quốc gia: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng Internet do Nhà nước đầu tư hoặc liên kết đầu tư Muốn quản lý, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng Internet, Nhà nước cần có những chính sách và lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta, đồng thời phấn đấu đấu bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, các chính sách về kiểm soát, bảo đảm an ninh mạng cần được đặc biệt quan tâm để bảo đảm khai thác tối đa những lợi ích và khắc phục, ngăn chặn những tác động tiêu cực của mạng Internet đến ổn đinh chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, nhất là những tác động tiêu cực đối với thế hệ trẻ…

+ Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ Internet: Các nhà cung cấp dịch vụ Internet theo nghĩa rộng là các công ty, tổ chức chuyên cung cấp đường truyền, các dịch vụ trên mạng Internet; theo nghĩa hẹp có thể đó là các đại lý, cơ sở kinh doanh Internet công cộng Để quản lý tốt cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của luật pháp, có các chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ Internet phát triển, phục vụ cho mục tiêu đi tắt đón đầu về công nghệ thông tin, Internet Đồng thời, bên cạnh việc khuyến khích phát triển cũng cần đề ra những

Trang 39

- Quản lý thanh niên học sinh, sinh viên (nguồn thu nhận những tác động):

Để quản lý thanh niên học sinh, sinh viên nhằm khuyến khích các em tiếp cận và tận dụng những lợi thế của Internet phục vụ cho học tập và cuộc sống; đồng thời hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của Internet đến các em, theo tác giả cần quan tâm mấy nội dung cơ bản sau:

+ Điều quan trọng nhất là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, nhận thức và định hướng giá trị đúng, bản lĩnh vững vàng để có thể phân biệt, lựa chọn và

tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về hành vi, những nội dung sử dụng cũng như những nội dung chuyển tải lên Internet

+ Để có thể quản lý được những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên thì một nội dung rất cơ bản cần quan tâm đó là quản lý việc sử dụng Internet của các em Vì như đã phân tích ở trên, muốn có tác động của Internet đến thanh niên học sinh, sinh viên, thì trước hết phải có việc sử dụng Internet của thanh niên học sinh, sinh viên Sử dụng Internet là hành động chủ quan của các em Vì thế, việc sử dụng Internet được xem như cái gốc khởi nguồn cho những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên Nội dung quản lý sử dụng Internet rất

đa dạng, đó có thể là việc quản lý về thời gian, không gian, mục đích, nội dung… sử

Trang 40

32

dụng Internet của thanh niờn học sinh, sinh viờn Chỳng ta cú thể hỡnh dung, cỏc tài nguyờn trờn mạng Internet về cơ bản là bỡnh đẳng như nhau đối với tất cả mọi người (khụng tớnh đến yếu tố khỏc biệt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật) Ai cũng cú thể khai thỏc, thậm chớ cựng một lỳc nhiều người cú thể khai thỏc một nguồn thụng tin giống nhau để phục vụ cho lợi ớch của mỡnh Tuy nhiờn, nếu một học sinh, sinh viờn cú ớt kiến thức, hiểu biết về Internet, khụng được trang bị những nhận thức và kiến thức cần thiết thỡ cú thể sẽ khai thỏc được khụng nhiều thụng tin, kiến thức phục vụ cho lợi ớch học tập và cuộc sống của mỡnh, thậm chớ cú thể bị lợi dụng, lụi kộo, ảnh hưởng bởi cỏc website chứa thụng tin tiờu cực, phi văn hoỏ, phi đạo đức; ngược lại, với những học sinh, sinh viờn được trang bị đầy đủ nhận thức, kiến thức thỡ cú thể khai thỏc một cỏch lành mạnh, hiệu quả cỏc thụng tin cần thiết trờn Internet phục vụ cho việc học tập, nghiờn cứu và cuộc sống của mỡnh Với mỗi đối tượng học sinh, sinh viờn khỏc nhau về giới tớnh, độ tuổi, địa bàn sinh sống, học tập… lại cần cú những nội dung quản lý phự hợp mới cú thể mang lại hiệu quả Vớ dụ, với cỏc em chưa hoặc khụng cú nhiều điều kiện để tiếp cận Internet chỳng ta cần làm sao để cỏc

em cú cơ hội và được hướng dẫn sử dụng phự hợp; ngược lại, nhiều em cú điều kiện tiếp cận, sử dụng Internet sớm, song mục đớch, phõn bổ thời gian sử dụng khụng phự hợp… lại cần những biện phỏp giỏo dục, hạn chế sử dụng Điều đú khẳng định việc quản lý sử dụng Internet của thanh niờn học sinh, sinh viờn khụng hề đơn giản, vỡ nú phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan, tự thõn của cỏc em

+ Cựng với nội dung quản lý liờn quan đến nhận thức, hành vi sử dụng Internet của thanh niờn học sinh, sinh viờn, thỡ một nội dung khụng kộm phần quan trọng là trang bị, rốn luyện cỏc kỹ năng sống, kỹ năng cỏ nhõn, cỏc kiến thức về chớnh trị, văn húa, xó hội để cỏc em cú thể hành động đỳng đắn và tự bảo vệ mỡnh trước những tỏc động tiờu cực của Internet

1.5 Một số đặc điểm tõm lý đặc trưng của lứa tuổi TNHSSV

Về sự hình thành thế giới quan: Đây là lứa tuổi quyết định của sự hình thành

thế giới quan Cơ sở của thế giới quan hình thành sớm hơn nhiều Thế giới quan đ-ợc bắt đầu từ sự lĩnh hội thực tế những thói quen đạo đức, những tâm thế, những thiện cảm và ác cảm xác định mà về sau sẽ đ-ợc ý thức và đ-ợc kết lại thành hình thức mới của những chuẩn mực và nguyên tắc nhất định của hành vi Tuy nhiên vào giai

đoạn phát triển t-ơng đối cao, khi cá nhân có những tri thức nhất định thì ở nhân

Ngày đăng: 16/03/2015, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Lý luận đại cương về quản lý
2. Vũ Cao Đàm (sưu tầm). Nghiên cứu xã hội về Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xã hội về Khoa học và Công nghệ
3. Vũ cao Đàm. hương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
4. Phạm Tất Dong, Lê ngọc Hùng (đồng chủ biên). Xã hội học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Hằng, Truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản. Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
6. Bùi Thanh Giang (chủ biên), Chu Quang Toàn, Quang Chiểu. Các công nghệ đào tạo từ xa và học tập điện tử (E -learing). Nxb. Bưu điện, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công nghệ đào tạo từ xa và học tập điện tử (E -learing)
Nhà XB: Nxb. Bưu điện
7. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn. Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Đặng Cảnh Khanh. Xã hội học thanh niên. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học thanh niên
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
9. Phạm Thế Khương. Khám phá thế giới thông tin Internet. Nxb. Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám phá thế giới thông tin Internet
Nhà XB: Nxb. Thống kê
10. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần văn Tính. Tâm lý học phát triển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần văn Tính. Tâm lý học giáo dục, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w