Đề tài nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học khi bỏ chế độ thi tốt nghiệp
Trang 1Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc giáo dục nền tảng có ảnh hưởng sâu
sắc đến cả quá trình giáo dục ở các cấp, bậc học sau này Cấp học này có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhân cách cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học phải có nhiều điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau, nhưng trong đó công tác quản lý trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường là hết sức quan trọng
Nhưng trên thực tế ở huyện Mai Sơn – Sơn La hiện nay, phần đông các hiệu trưởng còn rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nên trong lĩnh vực quản lý trường học còn nhiều lúng túng, đặc biệt là quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học theo chuẩn của bộ khi không thi tốt nghiệp tiểu học.
Việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học khi không thi tốt nghiệp có nhiều vấn đề khác với trước đây Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục học sinh, nhất là chất lượng văn hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sơn La lần thứ XIII đã nêu
“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá” Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ,hoàn thành phổ cập THPT, hoàn thành chương trình xoá phòng học tạm, kiên cố hoá trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà bán trú của học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn.
Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh, nhất là chất lượng văn hoá Tuy vậy, từ khi có quyết định bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này một cách có hệ thống để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Trang 2Là một hiệu trưởng trường tiểu học, chúng tôi thấy đây là vấn đề mang tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận vừa có giá trị thực
tiễn cao Do đó, tôi đã chọn nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp” làm đề tài luận văn của
mình.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học khi bỏ chế
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp ở huyện Mai Sơn – Sơn La.
4 Giả thuyết khoa học
Việc không thi tốt nghiệp tiểu học có thể ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy và trò Nếu người hiệu trưởng có biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh phù hợp thì vẫn đảm bảo được chất lượng giáo dục học sinh.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh khi bỏ thi tốt nghiệp tiểu học 5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý của người hiệu trưởng các trường tiểu học về vấn đề kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh khi bỏ thi tốt nghiệp ở địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học khi không thi tốt nghiệp
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 36.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thông qua đọc các tài liệu để phân tích, tổng hợp và hệ thống các lý thuyết có liên quan đến kiểm tra đánh giá chất lượng tiểu học nhằm hiểu sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề, nghiên cứu sắp xếp chúng thành hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học định hướng cho quá trình nghiên cứu vấn đề.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
Chúng tôi sử dụng bộ phiếu câu hỏi để điều tra Hiệu trưởng trường tiểu học, giáo viên dạy tiểu học, chuyên viên phòng giáo dục Chúng tôi trò chuyện với giáo viên, học sinh tiểu học để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá chất lượng học sinh để khẳng định vấn đề thu được.
6.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trên cơ sở các báo cáo tổng kết năm học của các nhà trường tiểu học huyện Mai Sơn và báo cáo tổng kết của phòng giáo dục Mai Sơn, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh cho các hiệu trưởng các trường tiểu học tại huyện nhà
6.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có xin ý kiến của một
số nhà sư phạm có tên tuổi và một số thầy cô giáo có kinh nghiệm trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu xử lý số liệu
6.2.4 Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học nhất là các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh, để quan sát việc phê học
bạ của Hiệu trưởng
6.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thông qua việc nghiên cứu kết quả đánh giá chất lượng của các Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn tiểu học để rút ra những kết luận nhất định.
6.2.6 Các phương pháp xử lý số liệu
Trang 4Chúng tôi sử dụng các phương pháp này để xử lý và phân tích kết quả điều tra sau khi khảo sát nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
7 Phạm vi giới hạn của đề tài
Do điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ở một số trường tiểu học huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La (12 trường).
8 Đóng góp của luận văn
+ Làm phong phú thêm lý luận về quản lý chất lượng học sinh tiểu học.
+ Hệ thống hoá các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học theo tiêu chí mới.
+ Đưa ra một số biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả trong công tác kiểm tra, đánh gía chất lượng học sinh hết tiểu học Nhằm nâng cao chất lượng của các trường tiểu học miền núi Mai Sơn - Sơn La
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm đánh giá chất lượng giáo dục
1.2.2 Khái niệm quản lý – Quản lý giáo dục.
1.2.3 Khái niện biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh
1.3 Nội dung quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh khi bỏ thi tốt nghiệp tiểu học
1.3.1 Vai trò ý nghĩa của việc quản lý đánh giá chất lượng học sinh
Trang 51.3.2 Nội dung của việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng
1.3.2.1 Quản lý thời gian kiểm tra đánh giá
1.3.2.2 Quản lý nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá
1.3.2.3 Quản lý lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá
1.3.2.4 Quản lý kết quả kiểm tra đánh giá
1.4 Một số hình thức quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của người hiệu trưởng
1.4.1 Quản lý thông qua hệ thống các bài kiểm tra
1.4.2 Quản lý thông qua đánh giá vào điểm và ghi nhận xét của giáo viên cho học sinh
1.4.3 Kiểm tra thông qua dự giờ
1.4.4 Quản lý phê học bạ của giáo viên cuối năm học
Chương 2
Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá
chất lượng học sinh của hiệu trưởng tiểu học
ở huyện mai sơn tỉnh sơn la khi bỏ thi tốt nghiệp
2.1 Khái quát về giáo dục huyện Mai Sơn
2.1.1 Vài nét về huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
* Vị trí địa lý dân cư
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La có diện tích
tự nhiên là 141.026 ha, có đường biên giới chung với nước bạn Lào 17km Đường Quốc lộ 6 chạy dọc địa phận huyện là 42km Mai Sơn là địa bàn cư trú của 12.421 người gồm nhiều dân tộc anh em, trong đó: dân tộc thái chiếm 55%; dân tộc kinh: 31,16% ; dân tộc Mông 7,4% ; dân tộc Mường 0,6%; dân tộc Sinh Mun 2,6%; dân tộc Khơ Mú 2,5% ; còn lại là các dân tộc khác Huyện Mai Sơn nằm trong vùng núi phía Tây Bắc có khí hậu khắc nghiệt, mùa đông giá rét, sương muối, có năm rét tới –4c, mùa nóng có khi tới 38c
*Kinh tế xã hội
Mai Sơn có các lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội như : Sân bay Nà Sản, bến cảng Tà hộc, Quốc lộ 6 và 114km đường
Trang 6tỉnh lộ đã tạo ra tuyến giao thông hàng không, thuỷ, bộ nối liền
Tây Bắc với miền xuôi Cục diện kinh tế Mai Sơn gần đây có sự
chuyển biến tích cực, năm 2005 nông nghiệp chiếm 51% công
nghiệp 24%, dịch vụ 21% GDP nông nghiệp tăng 8,6% trong năm
năm qua (2000- 2005) GDP bình quân tăng 14,6%/năm GDP
bình quân đầu người 185,6 USD/năm Nhưng nguy cơ tiềm ẩn
mới cũng đang xuất hiện tại Mai Sơn, di dân tự do vẫn còn, đặc
biệt hơn là tệ nạn ma tuý đã và đang lan tràn với tốc độ chóng mặt
trong giới trẻ ở Mai Sơn
2.1.2 Thực trạng giáo dục Mai Sơn
Trong những năm gần đây thực hiện đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông triển khai Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX, thực hiện nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Sơn La lần thứ
XII, Nghị quyết huyện Đảng bộ lần thứ XVII, ngành giáo dục
Mai Sơn đã có bước chuyển mình rõ rệt, phát triển mạnh cả về
quy mô lẫn chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học,
bậc học, ngành học
Thống kê số lượng các ngành học, bậc học tại Mai Sơn nhận
thấy:
*Ng nh h c m m nonành học mầm non ọc mầm non ầm non
Năm học Số trường Nhóm Số cháu
nhà trẻ
Số cháu mẫu giáo
Tổng số học sinh
Bảng 1 : Giáo dục mầm non
* Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo tăng từ 15,8%
năm 2003 đến năm 2006, đây là sự cố gắng nỗ lực của phòng giáo
dục, các cấp chính quyền trong toàn huyện
* Với giáo dục tiểu học
Trang 705-06 43 777 14138 16/21
Bảng 2: Thống kê trường lớp tiểu học từ năm2003 đến 2007
Qua bảng này cho thấy số học sinh tiểu học bắt đầu giảm cả
về số lớp lẫn số học sinh do tỷ lệ sinh cuả toàn huyện giảm Tỷ lệ
phổ cập giáo dục đúng độ tuổi tăng dần ở tiểu học cụ thể ở năm học
2002-2003 mới có 2/21 xã thị trấn thì đến năm học 2006-2007 đạt
21/21 xã thị trấn đạt phổ cập đúng độ tuổi
*Với bậc học trung học thì có trung học cơ sở và trung học
phổ thông
+ B c trung h c c sậc trung học cơ sở ọc mầm non ơ sở ở
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Phổ cập THCS
Bảng 3: Thống kê trường lớp THCS năm 2003-2007
Học sinh trung học cơ sở tăng dần theo các năm trở lại đây.
Bậc trung học phổ thông : có 3 trường với 4219 học sinh
bình quân 48 học sinh/lớp.
Trung tâm giáo dục thường xuyên với 23 lớp 1013 học viên.
+ Về quy mô phát triển các bậc học, cấp học, ngành học liên
tục được mở rộng nhất là mầm non và trung học cơ sở.
Ngành tiểu học bắt đầu đi vào thế ổn định và giảm dần, các
chỉ tiêu kế hoạch có chiều hướng gia tăng
* Về cơ sở vật chất thực hiện Quyết định 649/QĐ- UB ngày
6/4/2001 của UBND tỉnh Sơn La, đến năm học 2005-2006
ngành giáo dục Mai Sơn đã được đầu tư 218 phòng học cao
tầng ở 21/21 xã thị trấn
2.1.3 Về chất lượng hai mặt giáo dục chung
* Về tiểu học (năm học 2005-2006) đối với các lớp thay
sách)
+ H nh ki mạnh kiểm ểm
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
Trang 8Bảng 4: Chất lượng mặt hạnh kiểm của các lớp thay sách.
Nhận xét: Từ bảng thống kê cho thấy tỷ lệ học sinh tiểu học
thực hiện chưa đầy đủ còn cao ở các khối 1 và 2
Trang 9Qua bảng cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học của các lớp
thay sách ở tiểu học còn rất yếu, tập trung chủ yếu ở khối lớp 1 và
% Cầ
n CG
3206 227 7,08 798 24,89 215
6
67,2 5
25 0,7
8
228 6
71,3 905 28,2
3
15 0,47
Bảng 5b: Chất lượng lớp 5 năm học 2005-2006
Qua bảng chúng tôi so sánh chung với năm học trước học
lực giỏi ở các lớp thay sách giảm 0,9%; học lực khá tăng 0,4%;
học lực yếu tăng 0,15% Đối với lớp 5 loại giỏi tăng 1,6%, loại
yếu tăng 0,6%
Chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn huyện: có đội tuyển
học sinh giỏi thi cấp tỉnh; tiểu học 187 em dự thi kết quả 38 em
Trang 10đạt giải trong đó: 4 giải ba và 34 giải khuyến khích Tính đến tháng 6 năm 2006 Mai Sơn có 6 trường đạt chuản quốc gia, trong
đó có 4 trường tiểu học, 1 trường THCS và một trường mầm non.
Việc đánh giá chất lượng thực chất còn nhiều vấn đề cần nói đến Năm học 2005-2006 chất lượng học kỳ I của lớp 5 đánh giá học lực yếu là 206 học sinh, đến cuối học kỳ II số học sinh yếu chỉ còn lại là 25 em giảm 5,62% trong bốn tháng đây quả là điều “kỳ diệu” đáng quan tâm Điều đó chắc chắn có sự chênh lệch trong quản lý đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học và qua điều tra chúng tôi nhận thấy hai yếu tố tác động đến đó là:
+ Một là ở học kỳ I các trường đánh giá thực chất để học kỳ
II có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể nhăm nâng cao chất lượng của trường mình ,đảm bảo với mục tiêu đề ra của trường, phù hợp với yêu cầu của ngành.
+ Hai là ở học kỳ II việc báo cáo chất lượng tăng lên vì nhiều lý do trong đó: Vì bệnh thành tích, thi đua,các trường đã nâng tỷ lệ chất lượng nhằm đạt yêu cầu đề ra của trường
2.1.4 Tổng quan trường lớp và giáo viên tiểu học huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Hiện nay toàn huyện có 43 trường tiểu học/21 xã thị trấn với
14033 học sinh với 781 lớp bình quân 18,2học sinh/lớp Số trường học 5 buổi/tuần là: 43 trường Số trường học 2 buổi/ngày là: 11 trường Đội ngũ cán bộ giáo viên tiểu học với 1096 người trong đó: Cán bộ quản lý trường học là: 123 người, giáo viên đứng lớp: 921 người, nhân viên hành chính: 62 người,giáo viên chuyên: 90người Trình độ đào tạo của cán bộ giáo viên: Sau đại học: 1 người chiếm: 0,09%; Đại học : 248 người chiếm: 22,6%; Cao đẳng: 69 người chiếm: 6,3%
Trung học hoàn chỉnh (trong đó có hệ đào tạo 9+3 và 12+2) : 717 người chiếm: 71,01%
2.2 Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La hiện nay
2.2.1 Thực trạng về quản lý việc ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ
Trang 11Hiện nay việc đánh giá kết quả nhận thức tri thức của học sinh thông qua hình thức các kỳ kiểm tra định kỳ giữa kỳ I, cuối
kỳ I, giữa kỳ II, cuối kỳ II Chính vì lẽ đó nên bộ phận ra đề kiểm tra vẫn còn những thiếu sót như:
* Đề ra chưa bám sát với yêu cầu chung về chất lượng của lãnh đạo phòng giáo dục.
* Giữa đáp án chấm và đề kiểm tra còn có sự không thống nhất
* Đề kiểm tra còn quá dài so với trình độ của học sinh ở các vùng 2 và 3 nhất là đối với lớp 1
Ưu điểm của việc ra đề kiểm tra
+ Đề ra theo hướng kiểm tra tích nên học sinh dễ hiểu, dễ làm.
+ Đề kiểm tra các môn tương đối phù hợp với sức học của học sinh có lực học từ trung bình trở lên.
+ Việc ra đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ I, giữa kỳ II phòng giáo dục giao cho các nhà trường tự ra đề trong chương trình quy định của Bộ
2.2.2 Thực trạng việc quản lý tổ chức kiểm tra định kỳ của các trường tiểu học huyện Mai Sơn
Việc tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm học (4 lần) là yêu cầu bắt buộc đối với các trường tiểu học, nhưng việc quản lý, tổ chức kiểm tra theo yêu cầu của các nhà trường huyện Mai Sơn còn gặp phải một số vấn đề sau:
+ Các trường tiểu học vùng 2, vùng 3 và một số ít trường vùng 1 có các khu lớp lẻ xa trường trung tâm, nên việc tổ chức kiểm tra không thể tập trung về trường trung tâm được, dẫn đến đều phải phát cho giáo viên từ hôm trước để giáo viên trở về các khu lẻ hôm sau mới kịp cho học sinh kiểm tra + Việc giám sát công tác kiểm tra định kỳ còn chưa thực sự chặt chẽ nên chất lượng chưa đạt đúng yêu cầu đề ra.
Tuy nhiên trong việc quản lý kiểm tra định kỳ của hiệu trưởng các trường tiểu học cũng đã có sáng kiến là: Cử giáo viên
Trang 12coi chéo giữa các khu lớp tại các cụm bản lớn, do đó phần nào
hạn chế được sai phạm trong đánh giá chất lượng của học sinh
2.2.3 Thực trạng về quản lý việc chấm bài kiểm tra của giáo
viên
Việc chấm trả bài của học sinh là một yêu cầu bắt buộc đối
với mỗi giáo viên, đặc biệt hơn là đối với học sinh tiểu học, bởi vì:
Tâm lý học sinh tiểu học là thích được chấm điểm để về khoe với
cha mẹ điểm số của mình.
Nhưng trên thực tế ở huyện Mai Sơn trong các trường tiểu
học việc chấm bài kiểm tra còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh
là:
+ Hiệu trưởng để cho giáo viên tự chấm bài kiểm tra định kỳ
ở nhà
+ Việc chấm bài của giáo viên cho học sinh nếu hiệu trưởng
không quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng thiếu công bằng, thiếu
trung thực
i u tra v n n y chúng tôi thông qua phi u h i (12 tr ng)
Điều tra vấn đề này chúng tôi thông qua phiếu hỏi (12 trường) ề học lực: ất lượng hai mặt giáo dục khối 5: đề học lực: ành học mầm non ếu hỏi (12 trường) ỏi (12 trường) ường)
k t qu thu ếu hỏi (12 trường) ả thu được như sau: đượng hai mặt giáo dục khối 5:c nh sau:ư
TT Nội dung chấm điểm của
giáo viên
Thực hiện đúng
Thực hiện có phần mềm Linh hoạt
5 Báo cáo chất lượng trung thực 12 35,3 6 17,6 16 47,1
Bảng 8: Kết quả của việc chấm điểm và báo cáo
Qua bảng điều tra nhận thấy tỷ lệ phần trăm trả lời còn
mang tính chưa trung thực còn cao điều này chứng tỏ báo cáo của
các trường chưa trung thực về đánh giá chất lượng học sinh
2.2.4 Thực trạng việc vào điểm ở học bạ của giáo viên tiểu học
Việc phê học bạ là bằng chứng chứng nhận lực học của học
sinh trong học kỳ, và cả năm học Nhưng trên thực tế một số
trường tiểu học ở huyện Mai Sơn việc phê học bạ hầu như để đến
Trang 13cuối năm học mới ghi, đây là điều vi phạm vào quy định trong
điều lệ trường tiểu học và trách nhiệm của giáo viên, không
những thế, cá biệt còn có một số giáo viên còn “Nhầm” kết quả
của học sinh từ sổ điểm sang học bạ, còn tẩy xoá và sửa chữa
nhiều trong học bạ, cắt dán học bạ, mà trong quy định là không
được làm
2.2.5 Việc quả lý của hiệu trưởng khi đánh giá chất lượng học sinh
cuối năm học
ánh giá ch t l ng h c sinh cu i n m h c l vi c l m th ng
Điều tra vấn đề này chúng tôi thông qua phiếu hỏi (12 trường) ất lượng hai mặt giáo dục khối 5: ượng hai mặt giáo dục khối 5: ọc mầm non ối 5: ăm học là việc làm thường ọc mầm non ành học mầm non ệc làm thường ành học mầm non ường)
xuyên, v l trách nhi m c a hi u trành học mầm non ành học mầm non ệc làm thường ủa hiệu trưởng tiểu học Nghiên cứu thực tế ệc làm thường ưởng ti u h c Nghiên c u th c tểm ọc mầm non ứu thực tế ực: ếu hỏi (12 trường)
ch t lất lượng hai mặt giáo dục khối 5: ượng hai mặt giáo dục khối 5:ng chung c a 12 trủa hiệu trưởng tiểu học Nghiên cứu thực tế ường)ng ti u h c huy n Mai S n trong 2 n mểm ọc mầm non ệc làm thường ơ sở ăm học là việc làm thường
không thi t t nghi p ti u h c l :ối 5: ệc làm thường ểm ọc mầm non ành học mầm non
TT Tên trường TS học
sinh
Số lớp 5
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Bảng 9: Chất lượng học lực cuối năm học 2005-2006
Nhận xét: Qua nghiên cứu số liệu báo cáo chất lượng cuối
năm trên của các trường tiểu học (trong đó có 5 trường vùng I; 6
trường vùng II; 1 trường vùng III) nhận thấy rằng các trường
vùng I thì lại có học sinh học yếu trong khi đó các trường vùng II
và III lại không có học sinh yếu
2.3 Kết quả điều tra về thực trạng công tác quả lý chất lượng
giáo dục tiểu học huyện Mai Sơn
Trang 14* Đối tượng điều tra: Chúng tôi tiến hành đều tra, thu thập ý kiến
của 124 đồng chí cán bộ quản lý và 415 giáo viên của 18 trường tiểu
học ở huyện Mai Sơn
* Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành kết hợp điều tra
bằng phiếu câu hỏi với điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp và quan
sát cách đánh giá ghi nhận xét của hiệu trưởng các trường tiểu
học
*Nội dung điều tra: Điều tra cán bộ quản lý trường tiểu học
về việc đánh giá chất lượng học sinh của nhà trường trong bối
cảnh không thi tốt nghiệp tiểu học.
* ý kiến đánh giá về một số tri thức có liên quan đến quản lý
chất lượng của người hiệu trưởng
Điều tra vấn đề này chúng tôi thông qua phiếu hỏi (12 trường)ểm có c s kh ng ơ sở ở ẳng định về trình độ quản lý của hiệu trưởng, phó định về trình độ quản lý của hiệu trưởng, phónh v trình ề học lực: độ quản lý của hiệu trưởng, phó qu n lý c a hi u trả thu được như sau: ủa hiệu trưởng tiểu học Nghiên cứu thực tế ệc làm thường ưởng, phó
hi u trệc làm thường ưởng thì chúng tôi còn ti n h nh l y ý ki n ánh giá c a 124ếu hỏi (12 trường) ành học mầm non ất lượng hai mặt giáo dục khối 5: ếu hỏi (12 trường) đ ủa hiệu trưởng tiểu học Nghiên cứu thực tế
ng chí qu n lý tr ng h c thông qua phi u h i v 415 giáo viên c a
đ ả thu được như sau: ường) ọc mầm non ếu hỏi (12 trường) ỏi (12 trường) ành học mầm non ủa hiệu trưởng tiểu học Nghiên cứu thực tế
18 trường)ng qua câu h i k t qu chúng tôi thu ỏi (12 trường) ếu hỏi (12 trường) ả thu được như sau: đượng hai mặt giáo dục khối 5:c :
T
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không thực hiện
1 Chọn và phân công tổ trưởng chuyên môn 112 97,4 3 2,6
2 Quản lý chặt việc ra đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ 96 83,49 12 10,43 7 6,08
3 Quản lý chặt việc chấm bài, vào điểm của giáo viên 12 10,43 90 89,27 13 10,3
4 Báo cáo trung thực về chất lượng học sinh của trường 12 10,43 61 53,05 42 36,52
5 Quản lý thời gian kiểm tra của các bản lẻ theo yêu cầu chung 115 100
6 Chọn giáo viên ra đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ I, kỳ II 115 100
7 Thường xuyên kiểm tra sổ điểm của giáo viên các lớp 18 15,65 64 53,92 35 30,43
8 Quản lý việc dạy của những giáo viên tăng cường để nâng cao chất
lượng
46 40,01 51 44,34 18 15,65
9 Kế hoạch kiểm tra đánh giá học 98 86,97 8 6,95 7 6,08
Trang 15sinh đầu năm
Bảng11: ý kiến đánh giávề một số nội dung liên quan đến việc
quản lý chất lượng học sinh tiểu học.
Qua thống kê bảng hỏi chúng tôi nhận thấy việc quản lý đánh giá chất lượng chung của tiểu học ở huyện Mai Sơn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm và đưa ra các biện pháp cụ thể chặt chẽ nhằm đảm bảo đánh giá đúng thực chất chất lượng học sinh hết tiểu học
2.4 Những nhận định đánh giá sau khi nghiên cứu thực trạng trên
2.4.1 Về ưu diểm
Giáo dục Mai Sơn – Sơn la đã và đang ngày một phát triển đi lên đáp ứng với đòi hỏi của thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn và trong bối cảnh thuỷ điện Sơn la đang xây dựng, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp giáo dục Quy mô giáo dục và kết quả phổ cập giáo dục tiểu học – xoá
mù chữ được duy trì và củng cố vững chắc, đẩy nhanh tiến độ phổ cập đúng độ tuổi ở tiểu học
2.4.2 Về nhược điểm
+ Một số HT các nhà trường còn non về trình độ, năng lực quản lý và điều hành công việc, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
+ Trong đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn hiện tượng vi phạm phẩm chất người thầy như: Nghiện hút, vi phạm quy chế trong kiểm tra, đánh giá học sinh (Năm học 2004-2005 toàn ngành có 12 thầy giáo nghiện ma tuý), + Việc ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ vẫn còn có sự sai sót, yêu cầu còn cao, đề và hướng dẫn chấm chưa đồng nhất làm cho kết quả của học sinh của mỗi trường là khác nhau.
+ Việc quản lý học bạ, phê duyệt chất lượng học sinh hết tiểu học trong bối cảnh không thi tốt nghiệp còn nhiều lúng túng, chưa thực sự chú tâm của một số HT trong phê duyệt và xét tốt nghiệp
Trang 16Kết luận chương 2
Giáo dục tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTU Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học, phấn đấu hoàn thành xoá mù chữ trong toàn quốc và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở hầu hết các địa phương … Phát triển giáo dục ở những vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn”
Thực trạng quản lý chất lượng của HT các trường tiểu học Mai Sơn hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài tính hướng đích chung còn có sự sáng tạo riêng của từng trường Trên thực tế
có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhưng phải kể đến yếu tố quan trọng nhất là kiểm tra, đánh giá học sinh và giáo viên
Trang 17Chương 3
Đề xuất biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh của hiệu
trưởng khi bỏ thi tốt nghiệp tiểu học 3.1 Các căn cứ để xây dựng biện pháp
3.2.3 Nguyên tắc toàn diện
3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả
3.2.5 Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu, nội dung, chươngng trình
3.2.6 Nguyên tắc phù hợp với lý luận giáo dục tiểu học
3.3 Các biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh của người hiệu trưởng
3.3.1 Biện pháp 1: Hiệu trưởng tác động đến thức về ý nghĩa và
tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá cho giáo viên
3.3.1.1 Mục tiêu của biện pháp, nhằm giúp cán bộ làm công tác giáo dục:
Tác động đến tư tưởng của giáo viên toàn trường để họ:
+ Hiểu rõ các văn bản pháp quy của ngành về kiểm tra đánh giá, những nội quy quy định về điều lệ trường tiểu học
+ Có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy nói chung và quả lý trường tiểu học nói riêng Tác động đến tư tưởng của cán bộ quản lý và giáo viên toàn ngành để họ: Hiểu rõ các văn bản pháp quy của ngành về nề nếp dạy và học, những nội quy quy định về điều lệ trường tiểu học
3.3.1.2 Nội dung thực hiện
- Đối với các nhà trường tiểu học người hiệu trưởng cần phải tổ chức cho cán bộ giáo viên trường mình học tập đầy đủ
Trang 18các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tạo cho họ tâm thế của người làm công tác giáo dục
3.3.1.3 Cách thực hiện
Thứ nhất: Thông qua bồi dưỡng hè thường xuyên của nhà
trường hàng năm, qua các đợt tập huấn, chu kỳ theo thời điểm cập nhật thông tin chính xác
Thứ hai: Trường cần phải đưa các nội dung này vào trong
các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng hàng tháng và trong sinh hoạt chuyên đề, và những buổi sinh hoạt ngoại khoá.
Thứ ba: Thực hiện tốt công tác chuẩn hoá giáo viên, nhất
quyết loại ra khỏi ngành những người không đủ tiêu chuẩn
3.3.2 Biện pháp 2: Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra,
đánh giá chất lượng của học sinh
3.3.2.1.Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng:
+ Củng cố vai trò trách nhiệm trong công tác lãnh chỉ đạo một nhà trường đi đúng quỹ đạo, đánh giá thực chất về chất lượng trường mình phụ trách
+ Tạo nên một số kỹ năng trong việc chỉ đạo chuyên môn,
có khả năng phân tích đánh giá, nhận định tình hình chất lượng thực tế của nhà trường do mình phụ trách.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nghề, tăng thêm hứng thú và niềm tin vào công tác quản lý để từ đó tích cựu rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của người giáo viên xã hội chủ nghĩa.
3.3.2.2 Nội dung thực hiện
Thông qua kiểm tra đánh giá để nhận định chính xác chất lượng thực tế của trường từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp tức thời.
3.3.2.3 Cách thực hiện
Thống nhất trong công tác chỉ đạo theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách nhằm thực hiện quản lý theo kế hoạch, mục tiêu giáo dục đã định
Sau khi đã phân công rõ trách nhiệm từng thành viên rồi tiến hành cho khảo sát đầu năm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải
Trang 19giám sát chặt chẽ vấn đề kiểm tra để định lượng đúng chất lượng đầu năm của toàn trường.
Xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá cho từng kỳ, cả năm theo hướng tích cực hoá
3.3.3 Biện pháp 3: Quản lý quy trình kiểm tra, đánh giá ở trường
tiểu học
3.3.3.1 Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp người quản lý
+ Định hướng chính xác việc kiểm tra định kỳ cuối kỳ I, cuối kỳII của phòng GD và việc ra đề kiểm tra giữa kỳ I giữa kỳ
II của trường đúng theo chương trình quy định
+ Đảm bảo tính bảo mật trong khi ra đề, và khi thực hiện quy trình kiểm tra một cách chính xác
+ Đảm bảo quy trình của hoạt động kiểm tra đánh giá tới tất
cả giáo viên toàn trường thông qua thời lượng, thời gian kiểm tra.
+ Đảm bảo yêu cầu của các bài kiểm tra định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ một cách khoa học chính xác.
3.3.3.2 Nội dung thực hiện
+ Tuyển chọn giáo viên giỏi của trường ngay từ đầu năm học làm đội ngũ ra đề kiểm tra trong năm học.
+ Đề ra nội dung cần đánh giá, kiểm tra cho tất cả các khối lớp tiểu học theo từng kỳ và cả năm
+ Rà soát đề thi và ba zem chấm trước khi in ấn giao cho các trường thực hiện kiểm tra.
3.3.3.3 Cách thực hiện
* Đối với nhà trường: Hiệu trưởng phải tuyển chọn đội ngũ
giáo viên cốt cán (tổ trưởng) ngay từ đầu năm học và quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra định kỳ giữa kỳ I, giữa kỳ II
* Đối với tổ chuyêm môn: Bộ phận chuyên môn cần tuyển
chọn giáo viên giỏi của cả 3 khu và đủ cho tất cả các khối lớp tập chung về phòng hội đồng HT nhà trường quán triệt việc ra đề kiểm tra, nhằm mục đích giảm thiểu tới mức tối đa sai sót trong khâu ra
đề kiểm tra định kỳ
Trang 203.3.4 Biện pháp 4: Quản lý nội dung kiểm tra, đánh giá chất
lượng học sinh của người hiệu trưởng
3.3.4.1 Mục tiêu của biện pháp: Nhằm giúp người hiệu trưởng
+ Xác định rõ tầm quan trọng của nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp tiểu học + Có phương pháp quản lý chặt chẽ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ giáo dục
hiện nay 3.3.4.2 Nội dung thực hiện
+ Vận dụng phương pháp kiểm tra tổ chuyên môn theo quy chế của chuyên môn trường tiểu học.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của từng cán bộ giáo viên, cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách phong trào nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chung của một nhà trường.
+ Kiểm tra trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nhận thức của học sinh theo các yêu cầu của bài kiểm tra
3.3.4.3 Cách thực hiện
Ngay từ đầu năm học người hệu trưởng lên kế hoạch cho công tác kiểm tra chung cho cả năm học theo đúng nguyên tắc, nội dung quy định của Bộ.
3.3.5 Biện pháp 5: Quản lý cách đánh giá, ghi điểm, vào học bạ
cho học sinh của giáo viên tiểu học
3.3.5.1 Mục tiêu của biện pháp
+ Tổ chức thực hiện đúng, đủ chế độ chấm, ghi điểm ở sổ điểm, học bạ của học sinh.
+ Giúp giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc đánh giá học sinh, hạn chế tối đa việc làm thiếu trách nhiệm, tắc trách của một số giáo viên trong việc đánh giá học sinh
3.3.5.2 Nội dung thực hiện
Nội dung đánh giá ghi điểm hiện nay ở tiểu học được thực hiện theo quyết định số 30/8/2005 của Bộ giáo dục và đào tạo Mỗi giáo viên dạy tiểu học đều phải chủ nhiệm một lớp (trừ giáo
Trang 21viên chuyên) kết quả của mỗi học sinh được giáo viên đánh giá vào sổ theo dõi ghi điểm
3.3.5.3 Cách thực hiện
+ Hướng dẫn cụ thể cách đánh giá cho điểm, cách ghi học
bạ, ghi nhận xét từng phần cụ thể tới từng giáo viên.
+ Sau mỗi lần kiểm tra định kỳ giữa kỳ ban giám hiệu cần phải kiểm tra và có đánh giá cụ thể.
+ Quán triệt việc chấm bài phải đảm bảo tính khách quan trung thực, không cho giáo viên mang bài của học sinh về nhà chấm.
+ Đánh giá việc chấm đúng bài kiểm tra định kỳ, cuối kỳ và các bài kiểm tra thường xuyên của học sinh là một tiêu chí thi đua khen thưởng của giáo viên.
3.3.6 Biện pháp 6: Quản lý lịch trình của kiểm tra, đánh giá học
sinh
3.3.6.1 Mục tiêu của biện pháp
+ Đảm bảo đúng thời gian, thời lượng trong hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh và chất lượng của lớp mình phụ trách.
+ Đảm bảo cho việc kiểm tra đúng, đủ trọng tâm kiến thức của mỗi môn học trong chương trình quy định
3.3.6.2 Nội dung thực hiện
* Ra quy chế rõ ràng trong việc kiểm tra ngày giờ kiểm tra để tránh tình trạng giáo viên tự ý thay đổi các ngày, giờ kiểm tra trong tuần, trong tháng
* Đảm bảo có lịch kiểm tra cụ thể đối với từng lớp, từng khu
lẻ đồng thời phải có lịch kiểm tra đột xuất đối với những lớp này.
* Lên lịch kiểm tra bộ phận ra đề để đối chiếu với tình hình thực tế nhận thức của học sinh trường mình Đảm bảo yêu cầu của đề, đảm bảo tính chính xác, bảop quản tốt việc lưu trữ bài thi, chấm điểm, vào học bạ
3.3.6.3 Tổ chức thực hiện
Trang 22+ HT đưa ra yêu cầu của quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với thực tế địa phương và nhà trường.
+ HT chỉ đạo các tổ chuyên môn theo dõi và chủ động phân công giáo viên coi chéo và theo dõi giáo viên coi thi đúng và đủ chương trình.
+ Vấn đề ngày giờ công kiểm tra phải được đánh giá vào thi đua của từng giáo viên.
3.3.7 Biện pháp 7: Quản lý chất lượng thông qua bộ máy của nhà
trường
3.3.7.1 Mục tiêu của biện pháp
+ Giúp HT quản lý chặt chẽ từng cá nhân thông qua các tổ chuyên môn và từng giáo viên trong khâu kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.
+ Đảm bảo cho mỗi tổ chuyên môn của từng khối có người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nhà trường về công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh của tổ mình phụ trách.
3.3.7.2 Nội dung thực hiện
+ Ngay phiên họp cán bộ công chức đầu năm ban giám hiệu phối hợp với công đoàn nhà trường ra một quy chế chung về hoạt động của tổ chuyên môn, khối trưởng các khối.
+ Yêu cầu các tổ trưởng lên lịch kiểm tra việc ra đề của giáo viên mỗi lớp là một tuần một lần vào các ngày họp của tổ nếu ai không có bài thì hạ thi đua trong tháng.
+ HT giao cho P.HT phụ trách chuyên môn kiểm tra một lần trên tháng và báo cáo kết quả cho HT vào cuối tháng trước phiên họp hội đồng.
+ HT thường xuyên kiểm tra đột xuất trong các giờ lên lớp của tổ trưởng chuyên môn.
3.3.7.3 Cách tiến hành
* Tổ chức học tập quy chế ngay từ đầu năm học
Trang 23+ Trong hội nghị công nhân viên chức đầu năm HT, P.HT phối hợp với ban chấp hành công đoàn nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên ký cam kết về việc kiểm tra, đánh giá học sinh + Phổ biến và ra quy định về các tài liệu hướng dẫn kiểm tra và hướng dẫn đánh giá theo phương pháp mới tới tổ trưởng chuyên môn.
* Cải tiến ra đề kiểm tra của giáo viên phải chú ý đến đối tượng học sinh về các mặt sau:
+ Trình độ tri thức hiện tại của học sinh, đặc điểm và khả năng tiếp thu bài của các em với điều kiện thực tế tại địa phương + Yêu cầu tổ trưởng nghiên cứu kỹ nội dung bài kiểm tra.
+ Hướng dẫn tổ trưởng lựa chọn sử dụng máy vi tính vào việc soạn đề, nghiên cứu kỹ ngân hàng đề thì mới đưa ra được đề phù hợp
3.3.8 Biện pháp 8: Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ
kiểm tra trên lớp của giáo viên
3.3.8.1 Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giờ kiểm tra trên lớp, từ đó giúp họ có ý thức tự bồi dưỡng trình
độ chuyên môn
3.3.8.2 Nội dung thực hiện
Kích thích tính năng động, sáng tạo của giáo viên đối với hoạt động kiểm tra trên lớp.
Nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh
có hứng thú, có ham muốn tìm hiểu tri thức mới, tư duy lại kiến thức đã học và áp dụng những điều hiểu biết qua các bài học vào cuộc sống.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng những ưu điểm của các phương pháp kiểm tra truyền thống và hiện đại
3.3.8.3 Cách thực hiện
Thời khoá biểu giờ kiểm tra được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học phù hợp tính chất đặc thù của từng bộ môn chuyên biệt
Trang 24Phổ biến, cung cấp tài liệu về các dạng hoạt động kiểm tra
cơ bản
+ Quy trình cơ bản của giờ kiểm tra trên lớp như sau: 1: Xác định mục đích, nhiệm vụ, chuẩn bị cho học sinh trả lời những tri thức mà yêu cầu của bài kiểm tra đề ra, kích thích hứng thú ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của học sinh.
2: Tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức mới (hay còn gọi là giảng bài mới).
3: Hình thành kỹ năng, kỹ xảo, của việc tiếp thu tri thức mới.
4: Tổ chức lĩnh hội và thực hành sáng tạo cho học sinh.
5: Hình thành thái độ chuẩn mực trong rèn luyện hành vi đạo đức.
6: Hệ thống hoá kiến thức
7: Vận dụng kiến thức kỹ năng
8: Kiểm tra kết quả nhận thức.
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tuy mỗi biện pháp đều có những đặc thù riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tương hỗ cho nhau, biện pháp này
là tiền đề của biện pháp kia và nó cũng chịu ảnh hưởng chi phối của các biện pháp khác
3.5 Khảo nghiệm kết quả các biện pháp
3.5.1 Mục đích của khảo nghiệm
Nhằm khẳng định những biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp mà chúng tôi đã xây dựng.
3.5.2 Đối tượng khảo nghiệm
Chúng tôi chọn những HT, P.HT có kinh nghiệm trong quản
lý trường tiểu học, giảng viên cao đẳng sư phạm (khoa giáo dục tiểu học)và chuyên viên phòng giáo dục tham gia
3.5.3 Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính khoa học, tính lô gíc, tính hiệu quả, tính cần
Trang 25thiết, tính khả thi, tính thuận lợi và mức độ phù hợp của các biện
pháp quản lý chất lượng hoc sinh hết tiểu học trong bối cảnh bỏ thi
tốt nghiệp hiện nay ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La mà chúng tôi đã
xây dựng.
3.5.4 Tiến trình khảo nghiệm
+ Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tiến hành khảo nghiệm
+ Bước 2 : Tiến hành gửi tài liệu, phiếu phỏng vấn tới
những đối tượng điều tra và hỏi thêm một số ý kiến khác.
+ Bước 3 : Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu và xử lý kết
quả điều tra
3.5.5 Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm
3.5.5.1 Kết quả khảo nghiệm HT, P.HT các trường tiểu học
* Ý kiến của HT P.HTvề tính thuận lợi và tính hiệu quả của các biện
Thuậ
n lợi
Không thuận lợi
Rất hiệu quả Hiệu quả
Không hiệu quả
BP
1
HT tác động đến nhận thức về
ý nghĩa và tầm quan trọng của
kiểm tra, đánh giá cho giáo
viên
BP
2
Hiệu trưởng phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá chất lượng của
học sinh
15,0 72,0 13,0 45,0 52,0 3,0
BP
3
Quản lý quy trình kiểm tra,
đánh giá ở trường tiểu học 35,0 62,0 3,0 22,0 73,0 5,0
BP
4
Quản lý nội dung kiểm tra,
đánh giá chất lượng học sinh
của người hiệu trưởng
BP
5
Quản lý cách đánh giá, ghi
điểm, vào học bạ cho học sinh
của giáo viên tiểu học
BP Quản lý lịch trình của kiểm tra, 11,0 62,0 27,0 12,0 65,0 23,0
Trang 266 đánh giá học sinh
BP
7
Quản lý chất lượng thông qua
bộ máy của nhà trường 19,6 71,4 10,0 26,8 69,7 3,5
BP
8
Quản lý chỉ đạo nâng cao chất
lượng giờ kiểm tra trên lớp của
giáo viên
24,0 65,0 11,0 43,0 53,0 4,0
Ghi chú : Các chữ cái viết tắt trong bảng : BP - Biện pháp
+ Về tính hiệu quả của các biện pháp giáo viên đều đánh giá cao,
đặc biệt là các biện pháp 2, biện pháp 4 và 8 (tỉ lệ 97%cho rằng rất có
hiệu quả và có hiệu quả).
Bảng 1b: ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ của các biện
Tính thuận lợi (%)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Khôn
g khả Thi
Rất thuận lợi
Thuậ
n lợi Khôngthuận lợi
Hiệu trưởng phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá
chất lượng của học sinh
41,0 59,0 0 28,0 54,0 18,0 22,0 58,0 20,0
BP
3
Quản lý quy trình kiểm
tra, đánh giá ở trường tiểu
học
66,0 34,0 0 58,0 42,0 0 30,0 70,0 0
BP
4
Quản lý nội dung kiểm
tra, đánh giá chất lượng
học sinh của người hiệu
ghi điểm, vào học bạ cho
học sinh của giáo viên
Trang 27BP
7
Quản lý chất lượng thông
qua bộ máy của nhà
trường
68,0 32,0 0 55,0 45,0 0 21,0 56,0 23,0
BP
8
Quản lý chỉ đạo nâng cao
chất lượng giờ kiểm tra
trên lớp của giáo viên
76,0 24,0 0 52,0 48,0 0 23,0 59,0 18,0
3.5.5.2 Kết quả khảo nghiệm chuyên gia giáo dục
Bảng 1c : ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính khoa học,
Rất khoa học
Khoa học
Khôn g khoa học
Rất lô gíc
Lô gíc Không
lô gíc
Rất hiệu quả
Hiệu quả Không
BP1
HT tác động đến nhận thức về ý
nghĩa và tầm quan trọng của
kiểm tra, đánh giá cho giáo viên
60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 20,0 80,0
BP2
Hiệu trưởng phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá chất lượng
của học sinh
40,0 60,0 0 40,0 60,0 0 40,0 60,0
BP3 Quản lý quy trình kiểm tra, đánh
giá ở trường tiểu học 60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 40,0 60,0
BP4
Quản lý nội dung kiểm tra, đánh
giá chất lượng học sinh của
người hiệu trưởng
80,0 20,0 0 80,0 20,0 0 60,0 40,0
BP5
Quản lý cách đánh giá, ghi
điểm, vào học bạ cho học sinh
của giáo viên tiểu học
BP6 Quản lý lịch trình của kiểm tra,
BP7 Quản lý chất lượng thông qua bộ
máy của nhà trường 60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 80,0 20,0
BP8
Quản lý chỉ đạo nâng cao chất
lượng giờ kiểm tra trên lớp của
giáo viên
60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 80,0 20,0
Trang 28+ Về tính khoa học và tính lô gíc : Không có biện pháp nào chuyên gia đánh giá là không khoa học và không lô gíc.
+ Về tính hiệu quả : Các chuyên gia cũng đều cho rằng không có biện pháp nào là không đem lại hiệu quả.
+ Về mức độ cần thiết : 100 % chuyên gia đều cho rằng tất
cả các biện pháp mà chúng tôi xây dựng là rất cần thiết hoặc cần thiết.
+ Về tính khả thi : Các chuyên gia cũng đều cho là rất khả thi hoặc khả thi, không có biện pháp nào là không khả thi.
+ Về tính thuận lợi : Không có chuyên gia nào cho rằng các biện pháp là rất thuận lợi
+ Về mức độ phù hợp của các biện pháp đối với giáo viên
và cán bộ quản lý: Nhìn chung các chuyên gia đều cho rằng các biện pháp đều phù hợp với HT, P.HT và giáo viên.
cứ sử dụng một biện pháp là đạt hiệu quả mà chúng ta cần phải phối kết hợp các phương pháp lại với nhau thì mới đem lại hiệu quả nhất định
Trang 29
Kết luận và khuyến nghị
1 Kết luận
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh tiểu học trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp là yêu cầu của thực tiễn quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
+ Việc nghiên cứu, hệ thống hoá lý luận quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh tiểu học trong khi bỏ thi tốt nghiệp cho ta thấy được tính cần thiết, quan trọng của hoạt động này trong quản lý nhà trường nói chung và trong quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
+ Chất lượng giáo dục Tiểu học trong những năm gần đây đây dần dần được nâng lên, tuy nhiên ở miền núi phía Bắc chất lượng giáo dục tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy phải tìm các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học hữu hiệu để áp dụng có hiệu quả tại Mai Sơn – Sơn La.
+ Xuất phát từ thực tế trên, HT, P.HT các trường tiểu học muốn quản lý tốt chất lượng của trường mình theo đúng thực chất thì cần phải tiến hành đồng bộ một số biện pháp quản lý mà đề tài
đã đưa ra Tất cả quy chế quản lý đó phải kết hợp chặt chẽ theo quy chế chuyên môn của Bộ GD&ĐT đã quy định trên cơ sở kế hoạch hoá các hoạt động quản lý của nhà trường Từ đó có thể kết hợp các biện pháp quản lý nêu trên nhằm đạt hiệu quả nhất định Các biện pháp quản lý chất lượng cần phải đảm bảo theo quy chế nhất định sau:
* Cải tiến công tác ra đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ, cuối kỳ trong nhà trường
* Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên về trách nhiệm, chuyên đề, thường xuyên và tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn trường đóng
* Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành giáo dục.
* Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chất lượng, tăng cường công tác:“kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong nhà trường.
Trang 30+ Thực tế cho thấy các biện pháp quản lý chất lượng học sinh hết tiểu học của người HT, P.HT ở các huyện miền núi cần phải tiến hành đồng bộ, điều này chứng tỏ giả thuyết mà luận văn đưa ra là đúng đắn và mang tính khả thi cao.
+ Dưới sự tác động quan trọng của các cấp quản lý giáo dục
và sự liên quan trực tiếp của các uỷ chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và các dự án trong công tác giáo dục Người HT
sẽ có những định hướng, kế hoạch nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ quản lý chất lượng chung của nhà trường mình phụ trách đảm bảo tính phù hợp, khoa học và tính tất yếu của khoa học quản lý giáo dục, việc vận dụng thành công các biện pháp đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng thực tế của trường tiểu học ngày một cao hơn
Khuyến nghị
+ Đối với các trường tiểu học HT phải thực sự quan tâm tới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh trong nhà trường mình phụ trách Đồng thời quan tâm tới việc quản lý các giờ kiểm tra trực tiếp trên lớp , vận dụng tốt các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động kiểm tra chung của nhà trường Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các yêu cầu việc đánh giá các giờ kiểm tra của giáo viên một cách nghiêm túc, kiểm tra đánh giá khen thưởng kịp thời Lên kế hoạch phân tích thực trạng tình hình hoạt động dạy và học chung của nhà trường theo từng học kỳ, từng năm, từ đó tổng kết đúc rút những bài học trong công tác quản lý đánh giá chất lượng chung của nhà trường và kịp thời điều chỉnh những sai sót, yếu kém trong quản lý nói chung.
+ Đối với giáo viên tiểu học cần thấm nhuần tư tưởng, đường lối chỉ đạo của các cấp, các ngành và của hiệu trưởng nhà trường
về thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học trong bối cảnh bỏ thi như hiện nay Việc đánh giá chất lượng học sinh phải trung thực, khách quan, chống mọi biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục
Trang 31hiện nay
+ Đối với lãnh đạo phòng giáo dục cần thực hiện tốt việc lựa chọn giáo viên ra đề kiểm tra định kỳ cuối kỳ I, cuối kỳ II và cả năm phù hợp với thực tế, mục tiêu của chất lượng giáo dục tiểu học của địa phương Thực hiện việc đôn đốc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên các trường tiểu học trong toàn huyện theo công văn số 30/ 2005 của Bộ GD & ĐT ngày 30/8/2005 Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm của người giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
+ Đối với các ban ngành của huyện (nhất là ban quản lý dự án xây dựng cơ bản) cần tập chung xây dựng dứt điểm có trọng tâm trong công tác xây dựng cơ sở vật chất với các trường vùng 2 và vùng 3 Có chính sách thu hút, hỗ trợ cho giáo viên công tác ở các trường khó khăn xa thị trấn, thị xã, đồng thời tạo ra quy chế, chính sách luân chuyển giáo viên phù hợp với thực tế địa phương, nhằm đảm bảo biên chế ngay từ đầu năm học cho các nhà trường Các trường có ổn định về biên chế ngay từ đầu năm thì mới đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học theo đúng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
Trang 32Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc giáo dục nền tảng có ảnh hưởng sâu sắc đến
cả quá trình giáo dục ở các cấp, bậc học sau này Cấp học này có nhiệm vụgiúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triểnđúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhân cách cơbản để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên Để nâng cao chất lượnggiáo dục tiểu học phải có nhiều điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau,nhưng trong đó công tác quản lý trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường là hếtsức quan trọng Người hiệu trưởng muốn nâng cao được chất lượng giáodục học sinh của trường mình lên thì họ phải là người có kinh nghiệm lãnhđạo và phải là người nắm vững tri thức khoa học về quản lý giáo dục, quản
lý chuyên môn, quản lý chất lượng học sinh
Nhưng trên thực tế ở huyện Mai Sơn – Sơn La hiện nay, phần đông cáchiệu trưởng còn rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nên trong lĩnh vực quản lýtrường học còn nhiều lúng túng, đặc biệt quản lý kiểm tra đánh giá chất lượnghọc sinh hết tiểu học theo chuẩn của bộ khi không thi tốt nghiệp tiểu học
Việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu họckhi không thi tốt nghiệp có nhiều vấn đề khác với trước đây Nếu không cóbiện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dụchọc sinh, nhất là chất lượng văn hoá Tại Hội nghị trung ương 6 khoá IX đã
đề ra một số giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục, trong đógiải pháp đặt ra chủ yếu là: “Đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục”.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sơn La lần thứ XIII đã nêu “Phát triển và nângcao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đạihoá” Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ,hoànthành phổ cập THPT, hoàn thành chương trình xoá phòng học tạm, kiên cố
Trang 33hoá trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà bán trú của học sinh ở các xã đặcbiệt khó khăn (111) (Văn kiện) .
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoáhiện đại hoá, trong đó chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ trình độcao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, chú trọng đàotạo nhân lực cho nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơcấu lao động
Để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn La thìngay từ cấp học đầu tiên chúng ta phải đánh giá đúng chất lượng học sinhlàm tiền đề cho sự phát triển của học sinh sau này Chưa bao giờ việc nângcao chất lượng giáo dục toàn diện con người lại đặt ra cấp thiết như hiệnnay Xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới đánh giá học sinh đang đặt ra nhữngyêu cầu mới cho cán bộ giáo viên và các nhà quản lý trong đó có ngườiHiệu trưởng Đảng ta cũng đã xác định để đảm báo chất lượng giáo dụcphải giải quyết tốt vấn đề người thầy giáo, người quản lý giáo dục
Theo các báo cáo thống kê của phòng giáo dục Mai Sơn thì chấtlượng học sinh tiểu học của toàn huyện ngày một nâng lên, song tỷ lệ họcsinh yếu vẫn còn cao, chất lượng giáo dục thực chất vẫn còn thấp
Nay thực hiện sự chỉ đạo của bộ là không thi tốt nghiệp tiểu học vàtrung học cơ sở thì việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng họcsinh tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp càng phải quan tâm nhiều hơn
Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng giáo dục học sinh, nhất là chất lượng văn hoá Tuy vậy từkhi có quyết định bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, chưa có nghiên cứu nào về vấn
đề này một cách có hệ thống để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp nhằmnâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Là một hiệu trưởng trường tiểu học, chúng tôi thấy đây là vấn đềmang tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận vừa có giá trị thực tiễn cao Do đó,
tôi đã chọn nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh
Trang 34giá chất lượng học sinh của Hiệu trưởng tiểu học ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La khi bỏ thi tốt nghiệp” làm đề tài luận văn của mình.
Trang 352 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá chấtlượng học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp, nhằmnâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý nhà trường của người hiệu trưởng trường tiểu họctrên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý chất lượng học sinh của hiệu trưởng cáctrường tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp ở huyện Mai Sơn – Sơn La
4 Giả thuyết khoa học
Việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học có thể ảnh hưởng đến chất lượng dạy
và học của thầy và trò Nếu người hiệu trưởng có biện pháp quản lý đánhgiá chất lượng học sinh phù hợp thì vẫn đảm bảo được chất lượng giáo dụchọc sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh khi bỏ thi tốt nghiệp tiểu học.
5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý của người hiệu trưởng các trường tiểu học về vấn đề kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh khi bỏ thi tốt nghiệp ở địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học khi không thi tốt nghiệp Tiến hành khảo nghiệm tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thông qua đọc các tài liệu để phân tích, tổng hợp và hệ thống các lýthuyết có liên quan đến kiểm tra đánh giá chất lượng tiểu học nhằm hiểu
Trang 36sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề, nghiên cứu sắp xếp chúng thành hệthống để hình thành giả thuyết khoa học định hướng cho quá trình nghiêncứu vấn đề.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
Chúng tôi sử dụng bộ phiếu câu hỏi để điều tra Hiệu trưởng trườngtiểu học, giáo viên dạy tiểu học, chuyên viên phòng giáo dục Thông qua đóchúng tôi khảo sát thực trạng việc quản lý chất lượng tiểu học khi không thitốt nghiệp
Chúng tôi trò chuyện với giáo viên, học sinh tiểu học để thấy đượcnhững thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá chất lượng học sinh đểkhẳng định vấn đề thu được
6.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trên cơ sở các báo cáo tổng kết năm học của các nhà trường tiểu họchuyện Mai Sơn và báo cáo tổng kết của phòng giáo dục Mai Sơn, cùng vớitổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của một số huyện lớntrong tỉnh nói chung, từ đó chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh cho các hiệu trưởng các trườngtiểu học tại huyện nhà
6.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có xin ý kiến của một số nhà sưphạm có tên tuổi và một số thầy cô giáo có kinh nghiệm trong việc xây dựng
đề cương nghiên cứu xử lý số liệu, xây dựng các biện pháp phù hợp có tínhhiệu quả cao, để thực hiện tốt việc quản lý chất lượng học sinh hết tiểu học
6.2.4 Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động quản lý của hiệu trưởng cáctrường tiểu học nhất là các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá chấtlượng học sinh và quan sát việc phê học bạ của Hiệu trưởng, hội đồng sư
Trang 37phạm các nhà trường, trên cơ sở đó phát hiện ra những việc họ làm được vàchưa làm được để rút ra những kết luận cần thiết.
6.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thông qua việc nghiên cứu kết quả đánh giá chất lượng của các Hiệutrưởng, hiệu phó chuyên môn tiểu học để rút ra những kết luận nhất định
6.2.6 Các phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp này để xử lý và phân tích kết quảđiều tra sau khi khảo sát nhằm rút ra những kết luận xác đáng
7 Phạm vi giới hạn của đề tài
Do điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số
trường tiểu học huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La (12 trường)
8 Đóng góp của luận văn
+ Làm phong phú thêm lý luận về quản lý chất lượng học sinh tiểu học.+ Hệ thống hoá các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượnghọc sinh hết tiểu học theo tiêu chí mới
+ Đưa ra một số biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả trong công táckiểm tra, đánh gía chất lượng học sinh hết tiểu học Nhằm nâng cao chấtlượng của các trường tiểu học miền núi Mai Sơn - Sơn La
Cấu trúc luận văn gồm các phần
Trang 38Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý kiểm tra,đánh giá chất lượnghọc sinh của hiệu trưởng khi bỏ chế độ thi tốt nghiệp tiểu học.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Chương 1
Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất
lượng học sinh hết tiểu học của người Hiệu trưởng 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Các nghiên cứu trên thế giới
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận rõ rằng: Đầu tư cho giáodục là đầu tư cho sự phát triển; Vì vậy không một quốc gia nào, dân tộc nàolại không quan tâm đến sự phát triển giáo dục Đặc biệt, việc quan niệm vềgiáo dục tiểu học trên thế giới đều có những nét tương đồng, thể hiện ở vịtrí, vai trò của cấp học này nhất là cấp học nền tảng trong toàn bộ hệ thốnggiáo dục quốc dân, với các yếu tố cơ bản như: độ tuổi tiểu học là từ 6 - 11tuổi, số năm thực hiện bậc học 4 - 6 năm
Từ lịch sử phát triển giáo dục và thực tiễn trên thế giới cho chúng tathấy trong dạy học việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh là khâukhông thể thiếu được trong quá trình dạy học, nó vừa là động lực, vừa lànhân tố nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Đây là vấn đề
có ngay từ khi nhà trường xuất hiện Để đánh giá được hiệu quả của quátrình truyền thụ và tiếp thu tri thức đạt được đến đâu thì phải thông quakiểm tra, đánh giá Chính vì vậy mà ngay từ khi xuất hiện mô hình nhàtrường thì các hình thức kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của học sinhcũng ra đời Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia có sự khácnhau nhưng cũng đều đưa ra quy định chuẩn phù hợp với việc đánh giátheo yêu cầu của xã hội hiện tại
Trang 39Tại một số nước châu Âu đã từ lâu việc kiểm tra, đánh giá tri thứccủa học sinh được quy định dưới dạng các kỳ thi hoặc kiểm tra với mức độ
và hình thức khác nhau
Đầu thế kỷ XVI ông tổ của nền sư phạm cận đại J.Comenxky (1592 –1670) nhà giáo dục vĩ đại người Séc đã đưa ra mô hình nhà trường đượcnhiều quốc gia áp dụng Đó là nhà trường được phân theo cấp học, bậc học
ở những lứa tuổi nhất định, các môn học trong nhà trường cũng được quyđịnh chặt chẽ có chương trình có nội dung cụ thể, thống nhất, thời gian đàotạo cũng được ấn định đương nhiên, cách kiểm tra đánh giá cũng được quyđịnh rõ ràng Điều này chứng tỏ giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quantrọng, nó là bậc học nền tảng khởi đầu, ảnh hưởng sâu sắc đến cả quá trìnhgiáo dục ở các bậc học tiếp theo Việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểuhọc là hết sức quan trọng và cần thiết, vì đây là hành trang, bắt nguồn củamọi hoạt động học tập
Ngày nay, có nhiều ý kiến cho rằng: “Nhật bản trả thù phe đồng minhbằng cải cách giáo dục tiểu học” và từ đó cải cách toàn bộ hệ thống giáodục quốc gia Hàn Quốc giải thích: Sở dĩ phải có lính đi đánh thuê cho Mỹ
ở Việt Nam vì đổi lại họ có tiền để phát triển giáo dục! Như vậy chúng tathấy để phát triển giáo dục họ đã phải trả bằng máu của công dân trongquốc gia Từ những năm 1975 trở lại đây có rất nhiều công trình nghiêncứu giải quyết vấn đề kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh như: Nhữngvấn đề lý luận dạy học của việc đánh giá tri thức (V.M.Paloxky) con đườnghoàn thiện việc kiểm tra tri thức, kỹ năng (X.V.Uxova)… Và gần đây córất nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về việc kiểm tra, đánh giá trithức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Riêng các luận án đã có gần tới 40 bảnnghiên cứu vấn đề này vượt xa những thập kỷ 70 Mặt khác trên các báo,sách, tạp chí chuyên san về giáo dục đã xuất hiện nhiều những bài viết,những ý kiến tranh luận, những kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề kiểmtra đánh giá tri thức học sinh.Tại thời điểm này, trên thế giới cũng có một
Trang 40số công trình nghiên cứu về các hình thức kiểm tra, đánh giá thích hợp chocác đối tượng học sinh và ở từng môn học, ở đây phải kể đến công trìnhcủa E.Perovxky và X.E.Aung.
* Các nghiên cứu tại Việt Nam
ở nước ta giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dụcphổ thông có thời hạn là 5 năm bao gồm trẻ từ 6 - 11 tuổi cũng có nhữngtính chất khởi đầu (Primary), tính yếu lược (Elementary) và là giai đoạnsớm (Ealyer year learning) của việc học tập chính thức Do đó giáo dục tiểuhọc có một vị trí hết sức quan trọng, nó là bậc học nền tảng khởi đầu, ảnhhưởng sâu sắc đến cả quá trình giáo dục ở các bậc học tiếp theo Việc nângcao chất lượng giáo dục tiểu học là hết sức quan trọng và cần thiết, vì đây
là hành trang, bắt nguồn của mọi hoạt động học tập
Tại chế độ phong kiến Việt Nam việc chọn nhân tài cho đất nước phảithông qua các kỳ thi tuyển: Thi Hương, thi Hội, thi Đình Từ đó chọn tuyểnnhân tài rồi phong quan để phục vụ cho đất nước và tuỳ theo cấp thi màchức quan lại được bổ nhiệm phù hợp với trình độ kỹ năng của họ ở ViệtNam từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước trở về đến năm 1975 việc kiểm trađánh giá tri thức của học sinh đều thông qua các bài kiểm tra theo quy địnhcủa bộ và thi hết học kỳ, thi hết cấp Việc kiểm tra đó hết sức phong phú và
đa dạng được tiến hành bằng cách mạn đàm nói chuyện, tranh luận haytrích những hiểu biết về thế giới, triết học, tôn giáo, đạo đức, luận lý Nhằm phát hiện và tuyển lựa những tài năng cho đất nước
Ngày nay, việc nghiên cứu xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI ởViệt Nam chỉ rõ: “Sứ mệnh của giáo dục là phát triển toàn diện con người,đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu của thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và của thời đại trí tuệ, của nền kinh
tế tri thức” Qua đó giáo dục làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ và văn minh Do đó Đảng và Nhà nước đã xác định: “Giáo