1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng

113 2,4K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên đề của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng – Hải Phòng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Đất nước ta đang bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên đánh dấumột thời kì cả dân tộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thựchiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Đại hội Đảng IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự pháttriển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần tạo chuyển

biến cơ bản, toàn diện về GD&ĐT Đến Đại hội Đảng X tiếp tục chỉ rõ: "Giáo

dục phải nhằm đào tạo những con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hội trong kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".[42]

Như vậy chỉ có phát triển giáo dục thì mới mở ra tương lai tươi sángcho đất nước Bởi lẽ giáo dục nói chung, dạy học nói riêng có vai trò đặc biệtquan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Đó là nhữngngười lao động có kỹ thuật, có tay nghề thành thạo, có khả năng thích ứng,khả năng giao tiếp - được đào tạo và bồi dưỡng bởi nền giáo dục tiên tiến gắnvới khoa học công nghệ hiện đại Mà muốn phát triển giáo dục và đào tạo thìcần phải chú ý ngay bậc học đầu tiên - bậc học nền tảng - bậc tiểu học Nângcao chất lượng giáo dục tiểu học là tạo ra nền tảng vững chắc để nâng caochất lượng giáo dục phổ thông Vì vậy mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học từ

nay đến năm 2020, Nghị quyết Tung ương II đã chỉ rõ: “ Cần nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học” Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện bậc tiểu học, phải xây dựng một nền giáo dục theo định hướng: “Chuẩn

hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Muốn thực hiện định hướng này phải giải

quyết nhiều vấn đề, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục là một giảipháp quan trọng

Trang 2

1.2 Có thể nói, hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt độngchuyên môn Các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng và nòng cốt trong cácnhà trường nói chung, nhà trường tiểu học nói riêng Bởi lẽ hoạt động chủ yếucủa nhà trường là hoạt động chuyên môn, vì vậy tổ chuyên môn là đơn vị cơ

sở gắn bó với người giáo viên giảng dạy ở đây diễn ra mọi hoạt động có liênquan đến toàn bộ hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên Tổ chuyênmôn cũng là nơi người giáo viên có thể chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng cũngnhư những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinhthần của mình Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường có vai tròquyết định cho sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dụcnói chung Có thể nói hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường là nhân

tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học của các trường tiểu học hiệnnay Do đó, quản lí hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu, là trọngtâm trong quá trình quản lí của người hiệu trưởng

1.3 Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường phụthuộc rất nhiều vào quá trình quản lí của người hiệu trưởng đối với tổ Các tổchuyên môn trong nhà trường do hiệu trưởng thành lập và ra quyết định côngnhận để giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trìnhđào tạo của nhà trường Sự quản lý của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn làkim chỉ nam cho hoạt động của tổ để đạt được mục đích của nhà trường Quanhiều năm công tác ở trường tiểu học, từ giáo viên đến tổ trưởng chuyên môn,rồi là người quản lý nhà trường, bản thân tôi thấy rõ vai trò quyết định củaviệc quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn trong việcnâng cao chất lượng dạy học

Xuất phát từ những lý do trên, tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài:

"Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các

trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng"

2 - Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và các biện phápquản lý hoạt động tổ chuyên đề của hiệu trưởng các trường tiểu học quậnHồng Bàng – Hải Phòng

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệutrưởng để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học trong trường tiểu học quậnHồng Bàng – Hải Phòng

3- Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng cáctrường tiểu học

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trườngtiểu học

4- Giả thuyết khoa học:

Công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trườngtiểu học quận Hồng Bàng – Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định,làm cho chất lượng dạy học được nâng cao Tuy nhiên, trong quá trình quản

lý, còn có những điều chưa phù hợp và bất cập nhất định Nếu đề xuất đượccác biện pháp quản lý phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động tổchuyên môn , nhờ đó nâng cao được chất dạy học của nhà trường

5 - Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

5.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của

hiệu trưởng một số trường tiểu học quận Hồng Bàng – Hải Phòng

5.3 Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của

hiệu trưởng tiểu học và khảo sát tính khả thi của các biện pháp đó

6 - Phạm vi nghiên cứu:

6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:

Trang 4

Do điều kiện thời gian đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn của hiệu trưởng một số trường tiểu học quận Hồng Bàng– Hải Phòng

6.2 Giới hạn về khách thể điều tra:

- Đại diện Phòng giáo dục: 3 đồng chí

- 30 cán bộ quản lý của 10 trường tiểu học trong quận Hồng Bàng – HảiPhòng

- 51 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của 10 trường tiểu học quận HồngBàng – Hải Phòng

- 95 giáo viên trong các trường tiểu học của quận Hồng Bàng – HảiPhòng

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

Các trường TH của quận Hồng Bàng – Hải Phòng

7- Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, nghiên cứu các tài liệu cóliên quan

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra viết, tổng kết kinhnghiệm, phương pháp chuyên gia

- Các phương pháp toán thống kê : Dùng một số công thức toán thống

kê để xử lí kết quả nghiên cứu nhằm rút ra kết luận khoa học

8- Dự kiến cái mới của đề tài:

- Phát hiện thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệutrưởng tiểu học quận Hồng Bàng – Hải Phòng

- Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn củahiệu trưởng trong các trường tiểu học quận Hồng Bàng – Hải Phòng

Trang 5

nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người QL gắn liền với các

HĐ xã hội nên nó mang tính phổ biến, đó là: " Tất cả mọi lao động trực tiếp và

tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo

để điều hoà những HĐ cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của các

cơ quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [12]

Như vậy C.Mác đã miêu tả đầy đủ bản chất QL là một loại lao động đểđiều khiển lao động- một HĐ tất yếu, rất quan trọng trong quá trình hìnhthành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người

GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được sinh ra và tồn tại cùng với

sự phát triển của xã hội loài người Đó là một HĐ không thể thiếu trong việcphát triển của xã hội loài người vì nó tác động đến mọi HĐ khác trong xã hội.Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoahọc kĩ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, loài người bước vào thế

kỷ của nền kinh tế tri thức thì GD càng giữ một vị trí quan trọng và cần thiếthơn bao giờ hết trong chiến lược phát triển đất nước của mọi quốc gia

ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ vĩ đại đã từ rất sớmnhận thức sâu sắc tầm quan trọng của GD nên ngay sau khi Cách mạng Tháng

Trang 6

Tám thành công, đất nước ta đã bắt tay ngay vào "diệt" ba thứ giặc, trong đó

có "giặc dốt" Và hiện chúng ta đang ở trong thời kì "công nghiệp hoá - hiệnđại hoá " đất nước thì GD cũng đã được nghị quyết của Đảng khẳng định là:

"Quốc sách hàng đầu" Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng

khoá VIII đã chỉ rõ: "Để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII

đã đề ra cần phải khai thác và sử dụng nhiều nguồn nhân lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt

là đối với nước ta khi nguồn lực tài chính còn hạn hẹp Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và được phát huy bởi một nền GD tiên tiến gắn liền với khoa học, công nghệ hiện đại GD phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học và công nghệ".[42]

Như vậy mục đích của GD ngày nay không đơn thuần là truyền thụ cho

HS những tri thức mà loài người đã tích luỹ được qua nhiều thế hệ mà cònphải bồi dưỡng cho HS biết làm chủ bản thân, độc lập trong suy nghĩ, tích cựctìm tòi phát hiện ra cái mới trong học tập và nghiên cứu ; biết tự giải quyếtnhững vấn đề mới nảy sinh trong các HĐ hàng ngày của bản thân Đó chính

là GD đã trang bị cho họ những năng lực cần thiết của người lao động lao động có trí tuệ: Năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực phát hiện và giảiquyết các vấn đề mới nảy sinh; năng lực giao tiếp, khả năng sáng tạo…Đểlàm được việc này ngành GD nói chung và các nhà QL GD nói riêng đã tíchcực tìm ra được những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng GD Và mộttrong những giải pháp đó chính là đổi mới cơ chế QL GD từ cấp vĩ mô đếncấp vi mô là các nhà trường Các nhà nghiên cứu đều đã thống nhất chungmột quan điểm là làm công tác QL GD phải không ngừng cải tiến nâng caochất lượng điều hành và QL của mình để qua đó tác động một cách có hiệuquả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ thống

mới-GD Đặc biệt việc QL HĐ GD trong nhà trường có vai trò quyết định đến chất

lượng GD của nhà trường Mà việc QL HĐ GD của nhà trường chính là QL

Trang 7

HĐ của đội ngũ GV trong nhà trường Chính trong các công trình nghiên cứu

của các nhà nghiên cứu về QL GD Xô Viết đã khẳng định: "Kết quả toàn bộ

hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý các HĐ của đội ngũ GV".

Trong nhà trường phổ thông, đội ngũ GV lại được sắp xếp theo từng tổ

CM nên việc QL HĐ của đội ngũ GV đối với người HT chính là QL HĐ của

tổ CM trong nhà trường Suy cho cùng, mục đích của công việc QL này lànhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường : nâng cao chất lượngdạy và học trong nhà trường Điều này đã được khẳng định trong Luật GD

năm 2005: "Tuy không trực tiếp tham gia vào HĐ dạy và học, nhưng cán bộ

QL GD bằng những HĐ QL của mình tác động vào quá trình GD nhằm hướng cho HĐ dạy và học đạt được những mục tiêu yêu cầu của GD và bảo đảm chất lượng GD".[33]

QL CM để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì đã córất nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu Riêng trong khoa QL GD củatrường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có trên 40 đề tài nghiên cứu QL CM ởnhiều khía cạnh khác nhau và phân bố ở tất cả các bậc học từ Mầm non, TH,Trung học đến các Trung tâm dạy nghề cũng như các trường Đại học, Caođẳng và Trung học chuyên nghiệp Song việc QL HĐ tổ CM của HT trường

TH thì chưa có đề tài nào đề cập đến Vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài

:"Các biện pháp QL HĐ tổ CM của HT các trường TH quận HB - HP".

1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường tiểu học:

1.2.1 Quản lý:

Trong xã hội loài người, QL là một HĐ bao trùm mọi mặt đời sống xãhội Nó ra đời khi xã hội cần có sự chỉ huy, điều hành, phân công, hợp tác,kiểm tra, chỉnh lý trong lao động tập thể trên một quy mô nào đó để đạt năngsuất cao hơn, hiệu quả tốt hơn, đó là vai trò của người đứng đầu Như vậy QL

là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử Loài người đã

Trang 8

trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau, nêncũng đã trải qua nhiều hình thức QL khác nhau Các triết gia, các nhà chính trị

từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của QL trong sự ổn định vàphát triển của xã hội

Người ta tiếp cận khái niệm QL nhiều cách khác nhau Đó là : cai quản,chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra- theo góc độ tổ chức

Theo góc độ điều khiển thì QL là lái, là điều khiển, điều chỉnh

Theo cách tiếp cận hệ thống thì QL là sự tác động của chủ thể QL đếnkhách thể QL (hay là đối tượng QL) nhằm tổ chức, phối hợp HĐ của conngười trong quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định

Còn trong quá trình tồn tại và phát triển của QL, đặc biệt trong quátrình xây dựng lý luận về QL, khái niệm QL được nhiều nhà lý luận đưa ra,

nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực HĐ, nghiên cứu của mỗi người

Chẳng hạn:

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã khẳng định: "Bất cứ

lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần đến sự QL".[12]

Theo Harold Koontz-1994, trong tác phẩm "Những vấn đề cốt yếu của

QL" thì :"QL là một HĐ thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân

nhằm đạt được mục đích của nhóm".[21]

Khi nói về vai trò của QL trong xã hội, ý kiến của Paul Hersey và Ken

Blanc Heard trong cuốn "QL nguồn nhân lực" cho rằng: "QL là một quá trình

cùng làm việc giữa nhà QL với người bị QL, nhằm thông qua HĐ của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức".

[32]

Và theo các nhà xã hội học Kozlova.O.V và Kuznetsov.I.N thì: "QL là

sự tác động có mục đích đến từng tập thể con người để tổ chức và phối hợp

HĐ của họ trong quá trình sản xuất".

Còn quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam về QL như sau:

Trang 9

Theo từ điển tiếng Việt:"QL là HĐ của con người tác động vào tập thể

người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu chung".

Giáo trình "QL GD và đào tạo" của trường Cán bộ QL GD&ĐT, nêurằng:

+ QL là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệthống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội

+ QL là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trêncác thông tin về tình trạng của đối tượng, và môi trường nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định

+ QL là sự tác động có ý thức, hợp quy luật giữa chủ thể QL đếnkhách thể QL nhằm đạt tới mục tiêu đề ra

+ QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đốitượng QL và khách thể QL, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến độngcủa môi trường.[17]

Giáo sư Hà Thế Ngữ và giáo sư Đặng Vũ Hoạt cho rằng: "QL là một

quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định".[27]

ý kiến của giáo sư Mai Hữu Khuê: "HĐ QL là một dạng HĐ đặc biệt

của người lãnh đạo mang tính tổng hợp của các loại lao động trí óc, liên kết

bộ máy QL thành một chỉnh thể thống nhất điều hòa phối hợp các khâu và các cấp QL làm cho HĐ nhịp nhàng đưa đến hiệu quả".[16]

Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn-2000 thì:"QL là sự tác động có hướng

đích của của chủ thể QL đến đối tượng QL bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng QL, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người".[14]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo-1997 thì :" QL là sự tác động chỉ huy,

điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi HĐ của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra".[14]

Trang 10

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ thì:" QL là một quá trình HĐ có định hướng, có

tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định" [20]

Từ các định nghĩa nêu trên, dưới các góc độ khác nhau, chúng ta có thểhiểu một cách khái quát là: QL một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trườnghọc, địa phương,…) với tư cách là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệthuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng phươngpháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Như vậy khái niệm QL bao hàm những khía cạnh sau:

- Đối tượng tác động của QL là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh nhưmột cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất địnhtồn tại trong thời gian, không gian cụ thể Ví dụ: Một doanh nghiệp, mộttrường học, một cơ quan, một quốc gia,…

- Mục tiêu cuối cùng của QL là chất lượng sản phẩm, vì lợi ích phục vụcon người Người QL tựu chung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giảiquyết các mối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp không chỉgiữa chủ thể với khách thể trong hệ thống mà còn có mối quan hệ tương tácvới các hệ thống khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức mình

Như vậy, QL còn có thể hiểu là sự tác động có tổ chức, có hướng đíchcủa chủ thể QL đến khách thể QL bao gồm nhiều giải pháp khác nhau thôngqua cơ chế QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của

Trang 11

hệ thống để đạt tới mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường Điều đó cũng xác lập rằng QL phải có một cấu trúc và vận động trong mộtmôi trường xác định Cấu trúc hệ thống QL bao gồm các yếu tố trong sơ đồđơn giản sau:

Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý

MÔI TRường quản lý

Cơ chế quản lý

Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động ngày càng phongphú, phức tạp, tinh vi thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng vàquyết định để tổ chức đạt tới mục tiêu bằng con đường ngắn nhất nhưng đạthiệu quả cao nhất

Trong nền văn minh công nghiệp hiện nay các nhà khoa học cho rằng

có năm yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh phát triển của mỗi quốc gia là: vốn,lao động, kỹ thuật công nghệ, tài nguyên và chất xám quản lý, trong đó yếu tốchất xám quản lý được xếp hàng đầu Điều này được biểu diễn trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Mối liên hệ giữa các yếu tố trong việc phát triển quốc gia

Mục tiêu QL

Trang 12

Hiện nay QL thường được định nghĩa rõ hơn: QL là quá trình đạt đếnmục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các HĐ : kế hoạch hóa, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra.

Các HĐ kể trên cũng chính là các chức năng của QL Nội dung cụ thểcủa từng chức năng có thể hiểu như sau:

- Chức năng lập kế hoạch:

Là chức năng hạt nhân của quá trình QL Bởi vì kế hoạch là tập hợpnhững mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định cùng với mộtchương trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra Kế hoạch đượcxây dựng xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mụctiêu đã định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới và đạt được, dưới sự tác động cóđịnh hướng của người QL

- Chức năng tổ chức:

Là chức năng quan trọng của quá trình QL, đảm bảo tạo thành sứcmạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra Tầm quan trọng

này đã được Lê-Nin khẳng định:"Tổ chức là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn, biến

một tập hợp các thành tố rời rạc thành một thể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức".

CXQL

Tài nguyên

Vốn KTCN

L động

Trang 13

Bởi vì chức năng này việc tiến hành sắp xếp, bố trí một cách khoa học

và phù hợp những nguồn lực của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảmbảo cho chúng hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống một cách hiệuquả nhất

- Chức năng chỉ đạo:

Đây là chức năng đặc thù của người QL, nó biểu hiện rất rõ nét nănglực của người QL Đó là sự điều hành, điều chỉnh HĐ của hệ thống nhằm thựchiện đúng kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu đã định Nó đòi hỏi người

QL phải luôn theo sát các HĐ, các trạng thái vận hành của hệ thống để kịpthời phát hiện ra những sai lỗi trong quá trình vận hành của hệ thống và đưa

ra được những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời sao cho hệ thống vậnhành không làm thay đổi mục tiêu đã định của hệ thống

- Chức năng kiểm tra đánh giá:

Người QL muốn hoàn thành được trọng trách của mình một cách cóhiệu quả nhất thì không bao giờ được coi nhẹ chức năng này Bởi vì chínhchức năng này giúp cho người QL thu thập được những thông tin ngược từđối tượng QL trong quá trình vận hành của hệ thống Nhờ đó mà đánh giáđược trạng thái vận hành của hệ thống ra sao so với kế hoạch đã đề ra và nhưvậy sẽ đánh giá được kế hoạch khả thi đến mức độ nào? nguyên nhân của sựthành công, thất bại? Cần điều chỉnh, bổ sung những gì vào nội dung kếhoạch để đạt được mục tiêu Và cũng nhờ có chức năng mà này người QL rút

ra cho mình những bài học kinh nghiệm để thực hiện các quá trình QL tiếptheo được hiệu quả hơn nữa

Điều cần chú ý đối với người QL là thực hiện mỗi một chức năng làhoàn thành một giai đoạn trong chu kỳ QL Tuy nhiên sự phân chia chu kỳ

QL thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối để giúp người QL địnhhướng cho HĐ QL của mình Còn trong thực tế, các giai đoạn này gối đầu lênnhau, bổ sung cho nhau, xâm nhập vào nhau Và một yếu tố không thể thiếuđược để người QL thực hiện được những chức năng trên là thông tin Vì vậy

Trang 14

thông tin được coi như là một công cụ hoặc một chức năng đặc biệt trong chutrình QL.

Ta có thể biểu diễn chu trình QL theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý

MÔI TRường quản lý

Kế hoạch hoá

Chỉ đạo thực hiện

Tuy nhiên khi nói đến công tác QL chúng ta hiểu ngay là HĐ có liênquan đến đối tượng là con người Vì con người là sự tổng hoà các mối quan

hệ xã hội - theo quan điểm duy vật biện chứng Cho nên trong quá trình điềuhành QL các nhà QL phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố tâm lý, xã hội, kinh

tế, GD Hay nói cách khác là cần vận dụng tốt các nguyên tắc sau đây trongquá trình QL:

* Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng:

Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí then chốt quyết định phương hướng

HĐ tất cả các hệ thống xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực đối nội và đối ngoại Do

đó yêu cầu người QL phải coi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và

Trang 15

Nhà nước là kim chỉ nam cho quá trình HĐ của hệ thống Mục tiêu, lý tưởng

của Đảng bao trùm mục tiêu HĐ của hệ thống, đó là:"Dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

* Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Tập trung trong QL được hiểu là toàn bộ HĐ của hệ thống được quyếtđịnh, chỉ đạo bởi cơ quan quyền lực cao nhất của hệ thống Đây là cơ quanđược quần chúng trong hệ thống tín nhiệm thay họ đề ra chủ trương, đườnglối, mục tiêu tổng quát và các giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu đó Tuynhiên tất cả các mục tiêu và giải pháp đó trước khi đưa ra để thực hiện trong

hệ thống thì cần có sự tham gia ý kiến của các thành viên trong hệ thống Đóchính là việc phát huy cao độ quyền làm chủ của họ, huy động được tối đa trítuệ tập thể tham gia xây dựng hệ thống

Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự thành công của HĐ QL Bởi

lẽ trong quá trình QL có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan quyền lực với sứcmạnh và sự sáng tạo của quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu QL Vìvậy trong quá trình QL, người QL rất cần phát huy tốt nguyên tắc này Đó làbiết kết hợp hài hoà giữa tập trung và dân chủ, biết lắng nghe và chọn lọc ýkiến của mọi thành viên trong hệ thống, tránh biểu hiện quan liêu, độc quyền,trù dập ; cần tạo mọi điều kiện để mọi thành viên có cơ hội bày tỏ chính kiếncủa mình Tuy nhiên, người QL cũng phải biết sử dụng quyền tập trung đúnglúc, đúng chỗ, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về các quyết địnhcủa mình khi các quyết định đó đều xuất phát vì mục đích phục vụ con người

* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn:

Sự kết hợp của hai phạm trù này mang tính quy luật trong mọi HĐ củacon người, lý luận luôn soi đường, dẫn lối cho thực tiễn và thực tiễn là nơikiểm nghiệm lý luận Vì vậy trong lĩnh vực QL đòi hỏi người QL phải biếtvận dụng hài hoà giữa lý luận và thực tiễn Trên cơ sở lý luận chung về QL đãtích luỹ được, người QL cần phải biết đặc điểm HĐ của hệ thống mình QL,cũng như phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống như kinh tế,

Trang 16

chính trị xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc thù địa phương,…Trên cơ sở đó mớixây dựng được mục tiêu chiến lược của hệ thống

1.2.2 Quản lý giáo dục:

Để tồn tại và phát triển, con người đã phải trải qua quá trình lao động.Chính trong lao động, con người nhận thức được thế giới xung quanh và dầndần tích luỹ được những kinh nghiệm Cũng từ đó, con người nảy sinh nhucầu truyền đạt lại những kinh nghiệm đó cho nhau và cho thế hệ sau Đóchính là nguồn gốc phát sinh hiện tượng GD Hiện tượng này có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với xã hội và đối với mỗi cá nhân Nó giúp cho xã hội bảotồn nền văn hoá nhân loại, đồng thời giúp cho cá nhân phát triển tâm lý, ýthức cũng như tiềm năng của bản thân Tính đặc thù của quá trình GD là tạo

ra một sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách con người phù hợp với yêu cầu của

xã hội Đây là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại vàphát triển của xã hội loài người Vì vậy:

Theo M.I.Konđacốp thì :"GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản

chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có GD mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên".[22]

Điều này càng được khẳng định trong thời đại ngày nay, GD đã trởthành động lực, là nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển của xã hội GD

đã trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Bởi

vì chỉ có GD mới đào tạo được những người lao động mới - lao động có trítuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội Chính do vị trí quan trọngnhư vậy của GD nên các nhà nghiên cứu GD đã đưa ra những khái niệm khácnhau về QL GD

Theo chuyên gia GD Liên Xô M.I.Kônđacôp thì:" QL GD là tập hợp

những biện pháp: tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hoá,…nhằm đảm

Trang 17

bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng" [22]

Theo nhà lý luận Xô Viết P,V.Khuđôminxky thì: "QL GD là tác động

có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (Từ Bộ đến trường), nhằm mục đích đảm bảo việc GD Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ".

Theo quan niệm của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "QL GD là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất".[30]

Theo quan niệm của giáo sư Phạm Minh Hạc: "QL nhà trường là thực

hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS …"[18]

Tác giả Phạm Viết Vượng quan niệm rằng: "Mục đích cuối cùng của

QL GD là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội".[41]

Và theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì:"QL GD theo nghĩa tổng quát là HĐ

điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầucủa xã hội".[10]

Từ những quan điểm trên chúng ta có thể khái quát rằng: QL GD là hệthống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL nhằmlàm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiệnđược các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm

Trang 18

hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ GD đến mục tiêu dự lên trạng thái mới về chất.

kiến-Trong hệ thống GD, con người giữ vai trò trung tâm của mọi HĐ Conngười vừa là chủ thể, vừa là khách thể QL Mọi HĐ GD và QL GD đềuhướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người

là nhân tố quan trọng nhất trong QL GD

1.2.3 Quản lý nhà trường tiểu học:

1.2.3.1.Quản lý nhà trường:

Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để GD, đào tạo thế hệ trẻ trở thành nhữngcông dân hữu ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chứcchặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năngcủa mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được Những nhiệm vụcủa nhà trường cũng được đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau Việc QLnhà trường cũng có nhiều cách để tiếp cận Bản chất giai cấp của nhà trườngđược khẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó vàmột điều được khẳng định là: Khi nhà trường thực hiện chức năng GD trongmột xã hội cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc in dấu sâu đậm trong toàn bộ HĐcủa nhà trường

ở nước ta, hệ thống GD quốc dân bao gồm nhiều bậc học đã được phâncấp QL về CM, nghiệp vụ Trong mỗi bậc học bao gồm các nhà trường củabậc học đó Nhà trường là đơn vị cơ sở cơ bản của hệ thống, có vai trò quantrọng, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục đích, mục tiêu GD đào tạothế hệ trẻ mà kết quả cuối cùng là "dạy tốt, học tốt"

Do vậy QL nhà trường là QL GD trong một phạm vi xác định của mộtđơn vị GD đó là trường học

Trường học là cơ quan chuyên trách xây dựng con người mới, với nộidung GD được chọn lọc cơ bản và sắp xếp có hệ thống, với phương pháp GDkhoa học và đã được kiểm nghiệm thực tiễn, với những phương tiện và điều

Trang 19

kiện GD đem lại hiệu quả GD cao, với những nhà sư phạm có nhân cách mẫumực và được trang bị đầy đủ tri thức khoa học GD, với quá trình GD được tổchức liên tục, trường học có trách nhiệm to lớn và vị trí quan trọng hơn cả các

cơ sở, tổ chức khác có chức năng xây dựng người lao động mới

HĐ trung tâm của nhà trường là dạy học và GD (theo nghĩa hẹp) Vìvậy QL nhà trường thực chất là QL quá trình dạy học, bao gồm: quá trình laođộng sư phạm của người thầy, HĐ học tập của học sinh

Vậy QL nhà trường là QL tập thể GV và HS để chính họ lại QL (vớiGV) và tự QL (với học sinh) quá trình dạy học nhằm đào tạo ra sản phẩm lànhân cách người lao động mới.Về cơ bản QL nhà trường khác với QL cáclĩnh vực khác của đời sống xã hội ở đây không đơn giản là thực hiện sự phâncông, phối hợp các lực lượng, các mối quan hệ mà là quá trình tác động có tổchức sư phạm, có tính hướng đích đến toàn bộ các mặt của quá trình GD Vìvậy có thể xem trường học vừa có bản chất xã hội, vừa có bản chất sư phạm

Do đó khi QL nhà trường, các nhà QL phải kết hợp hài hoà các khoa học như:

GD học, xã hội học, tâm lý học, điều khiển học, kinh tế học…

QL nhà trường thực chất là QL quá trình hình thành và tự hình thànhnhân cách học sinh Nếu người HT nắm vững tính chất đặc trưng rất cơ bảnnày của việc QL nhà trường thì sẽ có những biện pháp QL nhà trường hiệuquả nhất

Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "QL nhà trường là tập hợp những

tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp …) của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các cán bộ khác Nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, do lao động xây dựng và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi HĐ của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới".

[31]

Trang 20

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: "QL nhà trường là HĐ của các cơ

quan QL nhằm tập hợp và tổ chức các HĐ của GV, HS và các lực lượng GD khác, huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao GD và đào tạo trong nhà trường".[39]

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc thì :"QL nhà trường là thực hiện đường

lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và từng học sinh" "Việc QL trường học phổ thông

là QL HĐ dạy học tức là làm sao đưa HĐ đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu GD".[18]

Theo tác giả Trần Kiệm thì: "QL trường học là thực hiện đường lối GD

của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh".[23]

Và giáo trình QL GD và đào tạo dùng để bồi dưỡng cán bộ QL trường

TH thì nêu rằng: QL nhà trường bao gồm hai loại tác động sau:

+ Tác động của những chủ thể QL bên trên và bên ngoài nhà trường.(đó là những tác động QL của các cơ quan QL GD cấp trên nhằm hướng dẫn

và tạo điều kiện cho HĐ giảng dạy, học tập, GD của nhà trường; hoặc nhữngchỉ dẫn, những quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng cóliên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hìnhthức Hội khuyến học nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ,tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó

+ Tác động của những chủ thể QL bên trong nhà trường (bao gồmcác HĐ: QL GV, QL học sinh, QL quá trình dạy học GD, QL cơ sở vật chấttrang thiết bị trường học, QL tài chính trường học, QL quan hệ giữa nhàtrường và cộng đồng)

Như vậy, QL nhà trường là một HĐ được thực hiện trên cơ sở nhữngquy luật chung của QL, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của

Trang 21

GD Do đó QL nhà trường cần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QL

GD để đẩy mạnh mọi HĐ của nhà trường theo mục tiêu đào tạo

Mục đích của QL nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang cótiến lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và pháttriển mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng GD.Mục đích cuối cùng của QL GD là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để đàotạo lớp trẻ thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vìhạnh phúc của bản thân và của xã hội

Tóm lại: Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống GD nên QLnhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QL GD Thực chất của

QL nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các HĐ trong nhà trườngvận hành theo đúng mục tiêu, tính chất của nhà trường XHCN ở Việt Nam

1.2.3.2 Quản lý trường tiểu học:

Hệ thống GD quốc dân của các nước trên thế giới đều có phân chiathành các bậc học Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, một phương thức riêng ;mỗi bậc học có mục tiêu GD, có nội dung và phương pháp tổ chức GD đặcthù phù hợp với đặc điểm tâm-sinh lý HS và yêu cầu của xã hội với bậc học

đó trong đó GD TH được mọi quốc gia quan tâm ở nước ta bậc TH là bậchọc phổ thông đầu tiên và được xác định là : bậc học nền tảng của hệ thống

GD quốc dân

Bởi lẽ bậc TH dành cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 (chủ yếu

từ 6 đến 11 tuổi) Theo tiến sĩ Nguyễn Kế Hào thì các em HS ở lứa tuổi này

có những đặc điểm sau:

* Mỗi HS TH là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên

* Mỗi HS TH tiềm tàng một khả năng phát triển

* Mỗi HS TH là một nhân cách đang hình thành

Trẻ em ở độ tuổi HS TH là một thực thể, chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưađịnh hình, chưa hoàn thiện mà là thực thể đang lớn lên, đang phát triển ở mỗitrẻ em, các bộ phận, các cơ quan của cơ thể với chức năng riêng cũng phát

Trang 22

triển không đều, không tạo được sự hài hoà cân đối ngay Về mặt tâm lý cũngvậy, các quá trình, các thuộc tính tâm lý cũng phát triển không đồng đều, chưahoàn thiện, chưa hài hoà Có thể nói rằng, những gì con người có thể cóđược, về cơ bản, còn đang ở phía trước các em, đang hứa hẹn trong quá trìnhphát triển của các em

Ba đặc điểm cơ bản trên tạo cho HS TH có tính chất dễ tiếp thu sự nuôidưỡng, sự GD, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập HS TH phát triểntheo hướng hình thành nhân cách, định hình và hoàn thiện dần con ngườimình theo hướng mục tiêu GD Chính vì vậy mà những gì ta đưa đến cho trẻphải được chọn lọc, bảo đảm sự đúng đắn và lành mạnh, Phương pháp GD trẻcũng phải đúng, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em

Qua các tài liệu nghiên cứu, qua thực tiễn cho thấy, trẻ em TH ngàynay không phải chỉ có nhu cầu học 9 môn (theo chương trình quy định) màcác em còn có mong muốn được tìm hiểu thêm về môi trường xung quanh,được tham gia các HĐ tập thể, được làm quen với các phương tiện thông tin

…Ngoài những môn học chính khoá các em HS còn thích được học thêm cácmôn năng khiếu nghệ thuật, ngoại ngữ, tin học …Cũng có nhiều HS muốnđược học hoặc tham gia đồng thời nhiều môn, nhiều HĐ Điều đó chứng tỏ

HS TH có nhu cầu đòi hỏi được phát triển toàn diện

Chính vì vậy bậc TH có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối của

nó vì nó không bắt buộc phụ thuộc vào sự GD của bậc học trước nó (bậc họcmầm non) và các bậc học sau đó Mà ngược lại, các bậc học sau đó phụ thuộcrất nhiều vào hiệu quả GD của bậc TH Điều 27 của Luật GD đã chỉ rõ mục

tiêu của của GD TH là:"GD TH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban

đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở".

Như vậy có thể thấy: "Bậc TH tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và

bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách những gì thuộc về tri thức và kỹ

Trang 23

năng, về hành vi và tính người được hình thành và định hình ở HS TH sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, như kỹ năng thực hiện phép tính, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, ) Những gì đã được hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại Đặc điểm này đòi hỏi sự chuẩn xác với tính khoa học và tính nhân văn cao ở một nền GD, ở nhà trường, ở mỗi GV và mỗi cán bộ QL GD".[33]

Bởi thế, trường TH có vị trí và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sựnghiệp "trồng người" Trường TH lần đầu tiên tác động đến trẻ em bằng hìnhthức nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức GD) Trường

TH là nơi đầu tiên tổ chức một cách tự giác HĐ học với tư cách là HĐ chủđạo cho trẻ em cũng như tổ chức một cách tự giác các HĐ khác cho học sinh.Nói cách khác, trường TH là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình phát triểncủa trẻ em Trường TH là đơn vị cơ sở, là công trình văn hoá - GD bền vữnghấp dẫn các lớp trẻ em, là nơi tạo cho trẻ em hạnh phúc được đi học

Điều 3 trong Điều lệ trường TH đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của trường

TH là:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các HĐ GD khác theo chương trình

GD TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành

- Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp một, vận động trẻ em bỏ họcđến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo duc TH và tham gia xoá mù chữtrong phạm vi cộng đồng

- QL GV, nhân viên và học sinh

- QL sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quyđịnh của pháp luật

- Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồngthực hiện các HĐ GD

- Tổ chức cho GV, nhân viên và HS tham gia các HĐ trong phạm vicộng đồng

Trang 24

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật

Do đó nghề dạy học ở bậc TH có những điểm giống với nghề dạy học ởcác bậc học khác nhưng lại có những đặc thù riêng về mặt sư phạm mà người

GV ở các bậc học khác không được đào tạo hoặc không có được Các em HS

ở độ tuổi này có quy luật phát triển tâm, sinh lý riêng Đây là lứa tuổi đangtiềm ẩn những khả năng phát triển rất lớn Do vậy thầy giáo phải có tìnhthương yêu, lòng tin và sự tôn trọng đối với trẻ em, đối xử công bằng, dânchủ, lạc quan và tế nhị trong cách ứng xử, mềm dẻo nhưng lại kiên quyết

Như vậy HĐ sư phạm của người GV TH gồm có: HĐ dạy, HĐ GD, HĐ

tự hoàn thiện CM, nghiệp vụ và HĐ xã hội

Từ cách nhìn nhận về người GV TH trên đây có thể thấy lao động củangười GV TH có những đặc điểm riêng, họ là những GV với tư cách "ôngthầy tổng thể" trong HĐ dạy học Người GV TH không phải chỉ "dạy chữ"

mà phải thực hiện mục tiêu "dạy chữ" trong mục tiêu "dạy người", phải rèncho trẻ bắt đầu hình thành tính cách con người Những đặc điểm đó là:

- Đối tượng GD là trẻ em ở đang ở lứa tuổi hồn nhiên, hiếu động

- Công cụ lao động của người GV là trí tuệ và phẩm chất của chínhmình Người GV dùng trí tuệ và nhân cách của mình để tác động vào đốitượng mà trí tuệ, nhân cách còn đang non trẻ đang cần hình thành và rènluyện Công cụ này sẽ tác động có hiệu quả khi người thầy có uy tín cao vềphẩm chất và năng lực Hay nói cách khác là nếu đức và tài của thầy giáocàng cao thì sức thuyết phục HS càng lớn

- Lao động của người GV có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì GVtạo ra sức lao động mới trong từng con người nhờ quá trình phức tạp, tinh tế

và công phu

- Lao động của người GV đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tínhsáng tạo

Trang 25

Tóm lại, lao động của người GV, đặc biệt là người GV TH là một loạihình lao động đặc thù mang tính "khai sáng" cho con người, từng bước cảithiện con người tự nhiên thành con người xã hội.

Do các đặc thù riêng của nhà trường TH như trên nên ngoài những trithức về kinh tế học, xã hội học, GD học, QL hành chính một cơ sở v.v thìngười QL trường TH đòi hỏi phải có những tri thức về: đặc điểm của nhàtrường TH, tâm lý học bậc TH, đặc điểm lao động của người GV TH ; đồngthời phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử với đa dạng các lớp người như: GV,học sinh, phụ huynh, các nhân vật trong cộng đồng có quan hệ trực tiếp hoặcgián tiếp với nhà trường

QL trường TH là quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường TH bằngcách sử dụng có hiệu quả nhất các đầu vào (cơ sở vật chất, tài chính, nguồnnhân lực, khoa học công nghệ) để đạt kết quả GD có chất lượng cao nhất khi

sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại hợp lý và phù hợp với cácquy luật tâm lý, quy luật GD học để tiến hành việc biến đổi đối tượng GD từchưa biết đến biết

Như vậy việc QL nhà trường nói chung, QL trường TH nói riêng phảiđược giao vào tay các nhà QL có tầm nhìn xa và đặc biệt có khả năng tạo giátrị Họ là những người có tư duy sư phạm sâu sắc, biết khuyến khích các GVtrong trường phát huy tiềm năng sáng tạo trong HĐ sư phạm của mỗi người;biết tạo lập và nuôi dưỡng, duy trì, phát triển hệ thống các giá trị GD, tươnghợp với các giá trị xã hội và ở một mặt nào đó chuẩn bị cho những giá trị xãhội mới

1.3 Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng tiểu học:

Trang 26

Cũng trong điều 16 còn nêu rõ những nhiệm vụ của tổ CM như sau:

- Xây dựng kế hoạch HĐ chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và QL kếhoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình vàcác quy định khác của Bộ GD và Đào tạo

- Tổ chức bồi dưỡng CM nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệuquả giảng dạy và GD của GV theo kế hoạch của nhà trường

- Đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với GV

- Giúp HT chỉ đạo các HĐ GD khác

- Tổ CM sinh hoạt mỗi tuần một lần

Như vậy có thể nói tổ CM trong nhà trường TH là đơn vị cơ sở cơ bản

để thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũngnhư của Bộ GD, Sở GD, Phòng GD, địa phương và của nhà trường HĐ của

tổ CM có vai trò quyết định đến chất lượng GD của nhà trường, Chính vì vậy,nếu HT QL tốt HĐ của tổ CM trong nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng

GD của trường

Từ nhiệm vụ của tổ CM ta có thể thấy các HĐ của tổ CM bao gồm :

- HĐ giảng dạy của GV trên cơ sở kế hoạch và phân phối chương trìnhcủa Bộ GD và Đào tạo được nhà trường cụ thể hoá bằng thời khoá biểu và sổđầu bài của các tổ CM

- HĐ chủ nhiệm lớp

- HĐ bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém

- HĐ tự học, tự bồi dưỡng dưới hình thức lên lớp mẫu theo chuyên đềhoặc đăng ký dạy tốt để không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy nângcao chất lượng GD trong nhà trường

- HĐ bồi dưỡng thường xuyên về CM, nghiệp vụ theo quy định của Bộ

GD, Sở GD hoặc theo chuyên đề do Phòng GD tổ chức

- HĐ nghiên cứu khoa học, viết chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm, làm

đồ dùng dạy học

- HĐ ngoại khoá do nhà trường, đoàn thể hoặc tổ CM tự tổ chức

Trang 27

Trực tiếp điều hành, theo dõi các HĐ trên của tổ CM là người tổ trưởng

CM Tổ trưởng CM chịu trách nhiệm trước HT về kết quả HĐ CM của tổmình phụ trách Do vậy tổ trưởng CM bao giờ cũng là người có năng lực CM,nghiệp vụ vững nhất trong tổ và cũng là người có phẩm chất đạo đức tốt, cókhả năng QL tốt, đặc biệt là người có uy tín cao trong tập thể nhà trường vàtập thể tổ Vì thế công việc của người tổ trưởng CM phải thực hiện là:

- Xây dựng tập thể tổ thành một khối đoàn kết nhất trí cao, cùng giúpnhau tiến bộ

- Tổ chức họp tổ để xây dựng kế hoạch HĐ CM mà nhà trường giaocho tổ, đồng thời hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch HĐ CM của cá nhân

- Lên chương trình giảng dạy trong tuần cho tổ cũng như chương trìnhbồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém của tổ

- Thường xuyên chỉ đạo và giám sát các khâu : soạn, giảng, chấm, chữa

và đánh giá xếp loại HS của từng thành viên trong tổ theo đúng các văn bảnchỉ đạo của ngành

- Tổ chức sinh hoạt tổ CM hàng tuần một cách có hiệu quả góp phầntích cực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp chủnhiệm, GD đạo đức học sinh

- Chỉ đạo tốt việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinhnghiệm của các thành viên trong tổ

- Tham gia đoàn thanh kiểm tra toàn diện GV cũng như kiểm trachuyên đề theo quyết định của HT nhà trường

- Giải đáp những ý kiến, thắc mắc của tổ viên trong khả năng có thể và

đề đạt những ý kiến của tổ viên trong tổ khi cần HT giải quyết

Tóm lại: tổ trưởng CM chính là cầu nối giữa GV với HT, giúp HT QLtốt HĐ CM, nâng cao chất lượng GD của trường

1.3.2 Hiệu trưởng quản lý tổ chuyên môn:

1.3.2.1 Hiệu trưởng:

Trang 28

"HT là người chịu trách nhiệm QL các HĐ của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm công nhận".[33]

Như vậy, người HT là người đại diện nhà trường thực hiện chức trách

về hành chính trước cơ quan QL trực tiếp-với trường TH đó là Uỷ ban nhândân quận (huyện) Để thực hiện chức trách được giao, người HT phải là người

có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ CM, nghiệp vụ sư phạm vữngvàng; có năng lực QL nhà tường tốt; đảm bảo về sức khoẻ và đặc biệt làngười được tập thể sư phạm nhà trường tín nhiệm

Trong xu thế phát triển xã hội hiện tại, đòi hỏi GD phải đổi mới để đápứng yêu cầu của xã hội thì người HT còn cần phải năng động, nhanh nhạy đểnắm bắt những cơ hội (bên trong cũng như bên ngoài nhà trường) để có thểtạo điều kiện cho nhà trường xây dựng môi trường sư phạm ngày một tốt hơngóp phần đưa chất lượng GD của nhà trường tiến tới mục tiêu GD toàn diệnnhanh hơn

Để có được điều đó, người HT phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ,đầu tư nghiên cứu để tìm ra được những biện pháp tối ưu giúp cho việc QLnhà trường có hiệu quả nhất, phù hợp với yêu cầu của xã hội là đào tạo ngườilao động mới-lao động có trí tuệ cao

Vì vậy mà điều 18 của Điều lệ của trường TH quy định rất rõ :

- HT trường TH là người chịu trách nhiệm QL các HĐ của nhà trường,

do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (quận) bổ nhiệm đối với trường cônglập, bán công; công nhận đối với trường dân lập, theo đề nghị của Trưởngphòng GD và Đào tạo

HT trường TH được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá 2nhiệm kỳ liên tục tại cùng một trường

- HT trường TH phải có thời gian dạy ít nhất 5 năm (Không kể thờigian tập sự) ở bậc TH hoặc ở bậc học cao hơn và được tín nhiệm về chính trị,đạo đức và CM, có năng lực QL trường học, có sức khoẻ

- HT trường TH có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Trang 29

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.

+ Tổ chức bộ máy của trường ; thành lập và cử tổ trưởng các tổ CM,

tổ hành chính-quản trị; thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhàtrường

+ Phân công, QL, kiểm tra công tác của GV, nhân viên ; đề nghị vớiTrưởng Phòng GD và Đào tạo về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đềbạt GV, nhân viên của trường; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với GV,nhân viên theo quy định của Nhà nước

+ QL hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường

+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường

+ QL HS và các HĐ của HS do nhà trường tổ chức; nhận HS vào học,giới thiệu HS chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật HS ; xét duyệtkết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách HS lên lớp, ở lại lớp

+ Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, CM và nghiệp vụ QLtrường học ; được hưởng các quyền lợi của HT theo quy định

Từ nhiệm vụ và quyền hạn của HT TH, ta có thể thấy được nội dung

QL nhà trường của người HT TH bao gồm:

* Quản lý hoạt động dạy học:

Trong trường học, HĐ dạy học là một HĐ trung tâm QL HĐ dạy họcchính là QL quá trình dạy học Tác giả nguyễn Ngọc Quang trong tác phẩm

"Những khái niệm cơ bản về lý luận QL GD" đã viết:"Về thực chất, QL trường

học là QL quá trình dạy học"

Quá trình dạy học là tập hợp những hành động của hai chủ thể: GV vàhọc sinh Trong đó, GV giữ vai trò chủ đạo để tổ chức, hướng dẫn và điềukhiển, còn HS giữ vai trò chủ động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo

và những thái độ hành vi tốt đẹp Bản chất của quá trình dạy học là sự thốngnhất biện chứng của dạy và học, nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác

có tính cộng đồng, hợp tác giữa dạy và học, tuân theo lô gíc khách quan của

Trang 30

nội dung dạy học Một trong những nhiệm vụ QL trung tâm của HT là QLquá trình dạy học, người HT phải QL tốt việc dạy và học thì mới nâng caođược chất lượng GD của nhà trường.

* Quản lý các điều kiện dạy học:

- QL nhân lực: Là việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ GV nhân viêntrong trường một cách hợp lý, sao cho mỗi người đều có điều kiện phát huyhết khả năng của mình HT muốn thực hiện tốt các chức năng QL thì cần xâydựng bộ máy tham mưu giúp việc có hiệu quả từ các phó HT đến các tổtrưởng CM; đồng thời thực hiện biện pháp uỷ quyền, giao việc hợp lý đểnhững người dưới quyền có cơ hội phát huy được năng lực cá nhân của mìnhnhư tính độc lập, tự chủ, sáng tạo mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc chung

- QL nguồn lực: Bao gồm tài lực và vật lực, đây là điều kiện rất quantrọng trong mọi HĐ của nhà trường Người HT phải biết khai thác, huy động

và sử dụng hợp lý, đúng nguyên tắc tài chính các nguồn kinh phí của nhàtrường phục vụ cho các HĐ GD Có kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bịphục vụ dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường để có môi trường sưphạm lành mạnh, đảm bảo "trường ra trường, lớp ra lớp" tiến tới đạt "trườngChuẩn quốc gia"

QL công tác hành chính quản trị: Chỉ đạo công tác hành chính quản trị trong nhà trường là một HĐ không thể thiếu của người HT Làm tốtcông tác này là người HT đã xây dựng tốt kỷ cương, nền nếp làm việc củamọi bộ phận, mọi thành viên trong nhà trường Muốn vậy người HT cần tổchức thực hiện tốt "quy chế dân chủ trong trường học" Đó là xây dựng đượcmột quy chế làm việc của nhà trường trên cơ sở các văn bản pháp quy củaNhà nước cũng như của ngành, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn củatừng thành viên trong trường, có tiêu chuẩn thi đua, quy định thưởng phạt rõràng Có như vậy mới tạo được điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trongtrường hoàn thành nhiệm vụ của mình

Trang 31

QL công tác xã hội hoá GD: Xã hội hoá GD là một chủ trương lớncủa Đảng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng GD và Đào tạo củanhà trường Vì vậy đòi hỏi HT phải có tầm nhìn xa để làm tốt công tác thammưu kịp thời với lãnh đạo các cấp về những vấn đề có liên quan đến GD củatrường trong từng năm và nhiều năm tiếp theo như : công tác phổ cập GD,công tác xây dựng trường Chuẩn quốc gia Đặc biệt phải xây dựng và tạo điềukiện cho Hội cha mẹ HS nhà trường HĐ, tham gia vào việc QL GD học sinh.Thường xuyên chỉ đạo đội ngũ GV làm tốt công tác tuyên truyền trong Hộicha mẹ học sinh, giúp mọi người thấy rõ hơn nghĩa vụ và quyền lợi của mìnhtrong việc tham gia cùng với nhà trường GD con em mình nói riêng và côngtác GD ở địa phương nói chung.

* Quản lý môi trường giáo dục: Mục tiêu cơ bản của GD phổ thông nói

chung và của GD TH nói riêng là hình thành và phát triển nhân cách toàn diệncho học sinh Vì vậy cần tạo mọi điều kiện để HS được học tập và rèn luyệntrong môi trường GD tốt nhất Điều này đòi hỏi HT phải thường xuyên quantâm chỉ đạo việc tổ chức các HĐ GD khác trong nhà trường, có sự phối hợpcủa các đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tạo cho nhà trườngluôn có một bầu không khí vui tươi, thoải mái, lôi cuốn HS đến với nhàtrường Đó là các HĐ ngoài giờ lên lớp (ngoài HĐ chủ đạo là dạy học) như

HĐ Đoàn Đội, tham quan học tập, tham gia các cuộc thi do các ban ngành tổchức theo chủ điểm năm học hoặc theo các chuyên đề, các phong trào có liênquan đến GD nhân cách cho HS TH Bởi vì thông qua các HĐ đó HS đượccủng cố thêm về các chuẩn mực đạo đức đã được học trong chương trình;đồng thời góp phần bồi dưỡng cho các em tính chủ động, sáng tạo và tình cảmthẩm mỹ, thêm yêu trường lớp cũng như bạn bè và người thân Đó chính lànhững phẩm chất đạo đức của người lao động mới mà xã hội đặt ra cho ngành

GD phải thực hiện được trong nhà trường

* Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá là một chức

năng không thể thiếu của QL Sở dĩ HĐ QL của người HT cần có nội dung

Trang 32

kiểm tra đánh giá là vì: Kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện ra các mối liên hệngược, phản ánh hiệu quả của các quy định, các kế hoạch, nội dung, phươngpháp GD đã được triển khai có khả năng thực thi hay không hoặc thực thiđược ở mức độ nào? Đồng thời cũng phát hiện ra nguyên nhân của việc thựchiện tốt hay thực hiện chưa tốt để HT tìm ra được biện pháp phát huy (cái tốt)hoặc khắc phục kịp thời (cái chưa tốt)

Kiểm tra, đánh giá nhằm tác động đến hành vi của con người, nâng caotinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường với nhiệm vụ đượcgiao Qua việc kiểm tra, đánh giá, HT sẽ phát huy được vai trò của việc độngviên khen thưởng, khích lệ tính tích cực của con người, nhằm làm cho bộ máynhà trường vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn Như vậy, muốn kiểm tra, đánh giáchính xác HT phải chú ý thu thập, nắm bắt các thông tin một cách có hệthống, khách quan, bộc lộ dấu hiệu bản chất của sự việc, có độ tin cậy cao

Tóm lại: bốn nội dung QL nhà trường nêu trên của người HT có mốiquan hệ mật thiết, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, trong đó nội dung QL HĐ dạyhọc là nội dung trọng tâm, các nội dung khác đều là tạo điều kiện cho nộidung này thực hiện có hiệu quả Mối quan hệ đó có thể minh hoạ bằng sơ đồ

đơn giản dưới đây:

Sơ đồ 4: Mối quan hệ giữa các nội dung QL của HT

QL MTGD

QL KT- ĐG

Trang 33

1.3.2.2 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng :

Trong công việc QL nhà trường, người HT phải tiến hành rất nhiều HĐ

để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường đã được ghi trong Luật

GD trong mục 2 chương III Tuy nhiên trong các nhiệm vụ và quyền hạn của

nhà trường được ghi trong luật thì nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là "Tổ

chức giảng dạy, học tập và các HĐ GD khác theo mục tiêu, chương trình GD" Như vậy ta có thể hiểu QL nhà trường chủ yếu là QL HĐ dạy và học và

các HĐ GD khác Đây chính là HĐ CM của một nhà trường Với khuôn khổcủa đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc QL HĐ CM thông qua việc QL HĐ tổ

CM của HT TH

HĐ này đòi hỏi người HT phải nắm vững kế hoạch, chương trình vàphương pháp giảng dạy các bộ môn ở các khối lớp mà hiện tại là chương trìnhthay sách của TH HT phải là một người giỏi về nghiệp vụ sư phạm Vì cónhư vậy thì người HT mới nhanh nhạy trong việc nắm bắt và chỉ đạo HĐ đổimới phương pháp giảng dạy trong nhà trường mà hiện tại đang là một cuộccách mạng trong GD để nâng cao chất lượng GD và đào tạo con người laođộng mới theo yêu cầu của xã hội đặt ra cho GD Và một yêu cầu không thểthiếu được đối với người HT là phải có năng lực QL giỏi để chỉ đạo các HĐtrong nhà trường, đặc biệt là chỉ đạo hàng ngũ tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm

vụ QL CM của tổ để nâng cao chất lượng CM của trường

Để có được điều này thì người HT phải không ngừng trau dồi nhữngkiến thức cơ bản về QL, đăc biệt là QL GD mà trong đó cần chú trọng cácnguyên tắc của QL GD, đó là:

- Tính kế thừa

- Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp GD

Người QL nắm vững nguyên tắc này sẽ làm tốt công tác xã hội hoá GDtrong quá trình QL nhà trường

Trang 34

- Nguyên tắc kết hợp thuyết phục với công tác tổ chức, động viên tinhthần và khuyến khích vật chất, chăm lo đời sống GV và cán bộ GD.

Có thể nói đây là nguyên tắc chủ đạo giúp người HT hoàn thành tốttrọng trách của mình Bởi lẽ trong công tác QL nhà nước nói chung và QL

GD nói riêng của đất nước ta, rất coi trọng các biện pháp GD, thuyết phục đểnâng cao ý thức trách nhiệm công dân cũng như ý thức trách nhiệm của ngườilàm công tác GD Và khi mọi thành viên trong tổ chức đã thấy rõ được tráchnhiệm của mình trước công việc thì sẽ hạn chế được sự trì trệ, thiếu tráchnhiệm Nếu có thêm sự động viên, khuyến khích hợp lý, đúng người, đúngviệc và đúng lúc ; sự quan tâm chăm lo kịp thời và tế nhị đến tâm tư, nguyệnvọng, hoàn cảnh của từng cá nhân trong tập thể thì sẽ tạo được khối đoàn kếtvững chắc, phát huy được sức mạnh của tập thể trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ GD của trường

Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, việc "mở cửa" và "hộinhập" là cần thiết, người HT cũng rất cần phải thường xuyên cập nhật chomình những thông tin mới nhất về các thành tựu GD của các nước trên thếgiới, trong khu vực và ở những trường điển hình tiên tiến trong nướccũng như

ở địa phương để có thể vận dụng linh hoạt vào công tác QL nhà trường củabản thân

Kết luận chương 1

QL đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xãhội QL nói chung và QL nhà trường nói riêng, đặc biệt là nhà trường TH đòihỏi người HT phải nắm thật vững những vấn đề cơ bản về khoa học QL nóichung và QL nhà trường TH nói riêng Đó là các khái niệm về QL, QL GD,

QL nhà trường TH; nhiệm vụ quyền hạn của HT trường TH, đặc điểm cơ bảncủa HS TH, công việc của người GV TH, nhiệm vụ của tổ CM và của tổtrưởng CM Đồng thời cũng đòi hỏi HT phải không ngừng học hỏi để trau dồicho mình năng lực QL nhà trường Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh

Trang 35

hoạt, sáng tạo trong QL HĐ tổ CM của trường mình nhằm thực hiện đượcđược mục tiêu GD đã đề ra.

Trang 36

CHƯƠNG 2

THực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận hồng bàng - hải phòng 2.1 Đặc điểm các trường tiểu học trong quận Hồng Bàng:

2.1.1 Khái quát chung về quận Hồng Bàng:

Là một thành phố lớn trực thuộc Trung ương, HP có cảng biển, đầu mốigiao thông quan trọng để phát triển kinh tế cũng như có vị trí chiến lược tolớn về an ninh quốc phòng Thành phố luôn được Trung ương quan tâm đầu

tư, nhất là từ khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng thànhphố HP trở thành thành phố loại I cấp Quốc gia thì nhiều lĩnh vực có chuyểnbiến hiệu quả, thành phố đang nỗ lực phấn đấu xứng đáng là cực tăng trưởngquan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng đồng bằng sôngHồng Trong đó có quận HB là một trong 13 quận, huyện của thành phố HP

Ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 92/CP thành lậpkhu phố HB, chính là quận HB ngày nay Quận HB nằm ở trung tâm thànhphố HP; phía Bắc quận giáp sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên; phía Đông giápquận Ngô Quyền; phía Nam giáp quận Lê Chân; phía Tây và tây Nam giáphuyện An Dương HB là cửa ngõ giao thông thuỷ, sắt, bộ của thành phố, nốiliền với thủ đô Hà Nội bằng quốc lộ số 5, với tỉnh Quảng Ninh bằng quốc lộ

số 10, nằm trong khu tam giác phát triển kinh tế "Hà Nội - HP - Quảng Ninh"

HB là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế cũng như an ninh quốcphòng của thành phố HP

Với diện tích tự nhiên 14,5 km2; dân số 11 vạn người, phân bố trên 11phường trong quận Người dân HB có tinh thần cách mạng cao.Trong khángchiến chống Mĩ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùnglực lượng vũ trang Trải qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quận HB

đã đạt được nhiều thành tích khá toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá - xãhội, quốc phòng - an ninh và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý

Trang 37

Đặc biệt với lĩnh vực GD và Đào tạo, Quận uỷ và Uỷ ban nhân dânquận đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của GD và Đào tạo đối với sự pháttriển kinh tế, chính trị của địa phương trong thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiệnđại hoá đất nước nên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát Điều này thể hiệnrất rõ trong Nghị quyết 03/NQ-QU ngày 10/01/2001 của Quận uỷ về phương

hướng nhiệm vụ năm 2001 và xác định năm 2001 là "Năm Giáo dục và Đào

tạo" của quận HB; Nghị quyết 15/NQ-QU của Quận uỷ về phổ cập bậc trung

học và nghề đến năm 2005 và 2010

Thực hiện Nghị quyết 03/NQ-QU ngày 10/01/2001, Uỷ ban nhân dân

quận đã ra Quyết định số 391/QĐ-UB lấy năm 2001 là "Năm Giáo dục và

Đào tạo" và được triển khai trong 5 năm từ 2001 đến 2005 Ngày 18/7/2001

Uỷ ban nhân dân quận có kế hoạch số 203/KH-UB để xác định các mục tiêu,chỉ tiêu cụ thể tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cụ thể:

- Uỷ ban nhân dân quận đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo "Năm

Giáo dục và Đào tạo " và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ

đạo; các phòng, ban, ngành của quận, các phường, các trường xây dựng kếhoạch cụ thể của từng đơn vị để tổ chức thực hiện

- Uỷ ban nhân dân quận chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các phường, các ban,ngành thành viên Ban chỉ đạo quận tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiệnthông qua tổng kết năm và xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm, quý, thángtiếp theo trên cơ sở đó các phòng, ban, ngành xây dựng kế hoạch thực hiệncủa đơn vị

- Những nội dung, kế hoạch, biện pháp thực hiện được tuyên truyền sâurộng đến các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, các trường học, họcsinh, phụ huynh, nhân dân trên toàn quận

Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết của Quận uỷ(2001-2005) như sau:

- Chất lượng GD luôn giữ vững và phát triển, năm sau cao hơn nămtrước Ngành GD hàng năm luôn đạt 12/12 tiêu chí thi đua của Sở GD và Đàotạo, liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc; năm học 2001-2002 và 2 năm

Trang 38

2003-2004; 2004-2005 được UBND thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc dẫnđầu thành phố ; Năm 2004 Phòng GD quận vinh dự được Chủ tịch nước tặngthưởng Huân chương lao động về kết quả thực hiện ở các bậc học.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ QL và GV được nâng lên rõ rệt qua việctăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ So với năm học 2000-

2001 thì năm học 2004-2005 tỷ lệ cán bộ GV có trình độ trung cấp giảm từ43,3% xuống 23,7%, đồng thời tỷ lệ cán bộ GV có trình độ cao đẳng, Đại học

và cả sau Đại học tăng lên

- Phong trào xây dựng trường chuẩn, lớp chuẩn được triển khai thựchiện liên tục ; hàng năm Uỷ ban nhân dân quận luôn có kế hoạch để tiến hànhxây dựng, thể hiện rõ nhất ở đề án 93/ĐA-UB về xây dựng trường chuẩnquốc gia đến năm 2010 Hiện nay toàn quận đã có 7 trường đạt chuẩn quốcgia, 138 phòng học đạt chuẩn, 14 trường đẹp Trang bị 10 phòng học tin họccho 10 trường TH và trung học cơ sở trên địa bàn quận với 3,8 tỉ đồng 100%các trường phổ thông trên địa bàn quận đã được nối mạng Intenet Các trườngđều khai thác và sử dụng tốt các phần mềm QL cán bộ GV, QL điểm, QL thi,thời khoá biểu, kế toán và các phần mềm về giảng dạy bằng giáo án điện tử

Trong báo cáo trình Đại hội Đảng bộ quận HB tháng 9/2005 vừa qua đãđánh giá: Sự nghiệp GD và Đào tạo đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền từquận đến phường và ngành GD quan tâm nên đã có nhiều cố gắng trong lãnhđạo, chỉ đạo và thực hiện Đội ngũ GV và cán bộ QL được chuẩn hoá ; cơ sởvật chất trường lớp được quan tâm đầu tư, diện tích sử dụng các trường họctăng thêm Công tác QL GD, kỷ cương nền nếp giảng dạy, học tập có tiến bộ

Đa dạng hoá các loại hình GD, chất lượng GD ở các cấp học, ngành học đượcgiữ vững và nâng lên; giữ vững kết quả phổ cập GD TH đúng độ tuổi, đạtchuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành cơ bản phổ cập GDbậc trung học và nghề

2.1.2 Đặc điểm các trường tiểu học trong quận Hồng Bàng:

Trang 39

Quận HB có 10 trường TH nằm trên 10 phường trong quận trong đó 2trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn I Tổng số HS TH là 8145 học sinh, vớitổng số lớp là 235 Nằm trong sự phát triển chung của GD quận, khối cáctrường TH của quận HB cũng đóng góp được những thành tích đáng kể, đặc

biệt là chất lượng GD toàn diện Cụ thể :

Bảng 1: Chất lượng 2 mặt giáo dục của khối tiểu học quận HB

Qua số liệu thống kê ta thấy chất lượng hai mặt GD của HS TH quận

HB ngày một nâng cao Để có được chất lượng trên thì có nhiều nguyên nhân,nhưng nguyên nhân trực tiếp cần kể đến đó là trình độ GV ngày một nâng lên,thống kê sau đây sẽ cho ta thấy điều đó:

Bảng 2 : Thực trạng trình độ đội ngũ GV tiểu học quận Hồng Bàng

Cao đẳng, Đại học

Trang 40

Từ số liệu thống kê thực trạng trình độ của GV ở bảng 2 ta thấy: Độingũ GV TH quận HB đến nay 100% đã đạt chuẩn, số GV được bồi dưỡngnâng cao trình độ ngày càng tăng Do đó tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn khácao (70,5%) Tuy nhiên đa số GV hiện đang đứng lớp tuổi cũng đã cao nên dùđược học nâng trình độ lên các hệ Cao đẳng, Đại học nhưng những GV nàymạnh về bề dày kinh nghiệm công tác song sức bật, sự nhanh nhạy của tuổitrẻ thì không còn nhiều; việc nắm bắt và áp dụng những cái mới vào trongcông tác giảng dạy là hạn chế nhiều so với lực lượng GV trẻ Đội ngũ GVcàng được trẻ hoá thì chất lượng giảng dạy của GV được nâng lên rõ rệt.

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trong các trường tiểu học:

2.2.1 Khái quát về đội ngũ hiệu trưởng quận Hồng Bàng - Hải Phòng:

Bảng 3: Khái quát về đội ngũ hiệu trưởng TH quận Hồng Bàng

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Sơ đồ 1 Cấu trúc hệ thống quản lý (Trang 11)
Sơ đồ 3: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Sơ đồ 3 Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý (Trang 14)
Sơ đồ 4: Mối quan hệ giữa các nội dung QL của HT - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Sơ đồ 4 Mối quan hệ giữa các nội dung QL của HT (Trang 32)
Bảng 1: Chất lượng 2 mặt giáo dục của khối tiểu học quận HB - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 1 Chất lượng 2 mặt giáo dục của khối tiểu học quận HB (Trang 39)
Bảng 3: Khái quát về đội ngũ hiệu trưởng TH quận Hồng Bàng - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 3 Khái quát về đội ngũ hiệu trưởng TH quận Hồng Bàng (Trang 40)
Bảng 4: Thực trạng chất lượng HS các trường tiểu học  quận HB - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 4 Thực trạng chất lượng HS các trường tiểu học quận HB (Trang 41)
Bảng 7: Thống kê về kết quả xếp loại đề tài sáng kiến kinh nghiệm  của các trường TH quận HB - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 7 Thống kê về kết quả xếp loại đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các trường TH quận HB (Trang 48)
Bảng 8: Đánh giá mức độ cần thiết các biện pháp QL HĐ tổ CM - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 8 Đánh giá mức độ cần thiết các biện pháp QL HĐ tổ CM (Trang 50)
Bảng 10: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của 10 hiệu trưởng - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 10 Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của 10 hiệu trưởng (Trang 55)
Bảng 11: Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện các - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 11 Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện các (Trang 57)
Bảng 12: Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 12 Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn (Trang 60)
Bảng 14: Thực trạng quản lý công tác soạn giáo án của giáo viên. - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 14 Thực trạng quản lý công tác soạn giáo án của giáo viên (Trang 62)
Bảng 15: Thực trạng quản lý thực hiện chương trình qua sổ đầu  bài - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 15 Thực trạng quản lý thực hiện chương trình qua sổ đầu bài (Trang 63)
Bảng 16: Thực trạng quản lý thực hiện quy chế CM của GV. - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 16 Thực trạng quản lý thực hiện quy chế CM của GV (Trang 64)
Bảng 19: Thực trạng quản lý công tác thi đua  của tổ CM. - Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Hồng Bàng - Hải phòng
Bảng 19 Thực trạng quản lý công tác thi đua của tổ CM (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w