Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI thế giới với những chuyển biến mới cực kì quan trọng ảnhhưởng to lớn đến tình hình các nước, các dân tộc và cuộc sống thường nhậtcủa con người Trong những chuyển biến đó, nổi bật là sự hình thành một xãhội thông tin, kinh tế tri thức và sự phát triển nhanh chóng chưa từng thấycủa khoa học công nghệ, xu thế của toàn cầu hoá Những yếu tố đó đã tácđộng mạnh mẽ đến giáo dục, tạo ra một làn sóng cải cách giáo dục chung ởcác nước trên thế giới mà điểm hội tụ là sự chú ý đặc biệt đến khuyến cáo về
"Giáo dục cho thế kỉ XXI" của Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học,
văn hoá (UNESCO) về 4 trụ cột giáo dục:
Tư tưởng về một nền giáo dục phát triển trí thông minh, sáng tạo của họcsinh đó xuất hiện từ lâu nhưng mới dừng lại ở mong muốn, ở lời kêu gọi chứchưa biến thành thực tiễn sinh động hàng ngày của nhà trường
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vớimục tiêu đến năm 2020 sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành nước côngnghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Bối cảnh đó đó đặt ra những yêu cầumới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động Ngoài các phẩm chất
Trang 2như lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, quý trọng và hăng say lao động,lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, cần có những phẩm chất và năng lực rất cầnthiết trong quá trình đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ kinh tếnông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức, Để đạt được mụctiêu này, cần phải đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chứcdạy học, trào lưu cải cách giáo dục ở các nước hiện nay là đổi mới hoạt độngdạy học.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (khóaVIII) đã nêu rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học" Điều 4, chương I, Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam quy định: "Hoạt động giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên." Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: "Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo…Đổi mới hoạt động dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trong thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay" ,[28,tr 201, 203-204].
Đã từ lâu hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học môn lịch sửnói riêng đã bị phê phán, đó là hoạt động dạy học theo lối truyền thụ mộtchiều, áp đặt tạo cho người học cách học bị động, hạn chế việc phát triển cácphẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tư duy, khả năng ứng dụng nhữngkiến thức và kỹ năng thu nhận được áp dụng vào thực tiễn Với điều kiện pháttriển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giaolưu, đặc biệt là Intents, HS được tiếp thu nhiều nguồn thông tin đa dạng,
Trang 3phong phú từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau mặt, các em hiểu biết nhiều hơn,linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chụcnăm, đặc biệt là học sinh THPT Trong học tập, HS không thoả mãn với vaitrò của người tiếp thu thụ động, không chấp nhận những hoạt động dạy học
đó nói trên Vì lẽ đó, đổi mới hoạt động dạy học môn lịch sử là điều hết sứccần thiết cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa,đổi mới cách kiểm tra đánh giá
Trong những năm qua đó có những đề tài nghiên cứu đề cập đến đổimới hoạt động dạy học môn lịch sử, nhưng các biện pháp theo hướng tích cựcvẫn chưa được phổ biến trong việc giảng dạy ở các trường THPT Có rấtnhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân là việc quản lý chỉ đạođổi mới hoạt động môn lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chươngtrình giáo dục trung học phổ thông hiện nay Dẫn đến kết quả thi tốt nghiệpTHPT, điểm thi vào đại học môn lịch sử còn thấp
Tiếp cận từ góc độ quản lý, tác giả nhận thấy hiện tại các cán bộ quản
lý (CBQL) mới dừng lại ở những chủ trương đường lối chung cho tất cả cácmôn mà thiếu đi biện pháp cụ thể vào một môn học cụ thể để tác động và tạo
ra sự liên kết giữa người dạy với người học, chưa tổ chức chỉ đạo quá trìnhhoạt động dạy học một cách khoa học và hữu hiệu Vì thế chưa đủ để tạo nênmột bước chuyển biến thực sự về hoạt động dạy học, đặc biệt là môn lịch sửtại các trường THPT
Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu khoa học được tôi lựa chọn đề
tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường trung học phổ thông Mỹ Đức B – Hà Nội ”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tạiTrường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng dạy học đápứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT hiện nay
Trang 43 Khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý chỉ đạo dạy và học môn lịch sử tại Trường THPT MỹĐức B - Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử của HT TrườngTHPT Mỹ Đức B – Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Thực trạng hoạt động dạy học môn lịch sử ở Trường THPT Mỹ Đức B
-Hà Nội, đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên việc quản lý hoạt động dạy
và học môn lịch sử vẫn còn hạn chế Nếu có những biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học môn lịch sử thích hợp, đồng bộ phù hợp được xác định trong đềtài nghiên cứu này thì hiệu quả hoạt động dạy học sẽ được nâng cao, đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay đối với môn lịch sử
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý của HT đối với hoạt động dạy học ở trường THPT.
5.2 Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử ở Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội, theo hình thức và phương pháp mới
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử của
HT Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
Giới hạn địa bàn khảo sát: Khảo sát tại Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
Trang 57 Đóng góp của luận văn
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp nghiên cứu các tài liệu lý luận về khoa học quản
lý giaó dục, quản lý nhà trường, luật giáo dục, các văn bản pháp quy, nhữngquy định của ngành GD-ĐT, các loại sách báo có liên quan đến quản lý nhàtrường, liên quan đến quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT
8.2 các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của HT vàhoạt động của tổ bộ môn, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS họcmôn lịch sử
8.2.2 Phương pháp điều tra viết
Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra Bước 2: Tiến hành điều tra
Bước 3 : Thu thập phiếu điều tra và xử lý số liệu
8.2.3 Phương pháp chuyên gia
8.3 Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu của đề tài
Trang 69 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch
sử ở các trường THPT
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học và quản lý
hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường THPT Mỹ Đức B – Hà nội
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại
Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
Trang 7Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ xưa tới nay, giáo dục luôn là một lĩnh vực mà ở bất kỳ thời đại nào,quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhàkhoa học Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề trong giáo dục không phải là điều
dễ dàng, bởi lẽ những vấn đề đó luôn luôn có sự gắn kết, ràng buộc với nhữnglĩnh vực khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội Chính vìvậy, nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng nhằm đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề khó khăn và phức tạp Thực chất côngtác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu là quản lý HĐDH với mụctiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải nâng cao chấtlượng giảng dạy trong nhà trường Để nâng cao chất lượng giảng dạy, vai tròcủa các biện pháp quản lý là hết sức quan trọng Các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà trường để tìm ra các biệnpháp quản lý hiệu quả nhất
Trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà quản lý giáo dục
Xô Viết đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên”.
Tương tự, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu vềmặt lý luận như quản lý và các chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các chứcnăng cần có của người quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL,
về sự liên hệ giữa khoa học quản lý và các khoa học khác Cũng có nhữngcông trình nghiên cứu về chân dung người cán bộ quản lý nhà trường Có thể
kể đến các công trình của các tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang,
Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn Trong các công trình đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai
Trang 8trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tác giả Hà Sĩ Hồ và
Lê Tuấn cho rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy
và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường” Đặc biệt với sự tâm huyết của
mình với công tác GD, các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người
“biết kết hợp một cách hữu cơ sự quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các quá trình bộ phận, hoạt động dạy và học các môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy và học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh trọn vẹn” Các tác giả Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thanh đã
nhấn mạnh vai trò công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng GD như
sau: “Các nhà làm công tác quản lý giáo dục phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đó tác động một cách hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục ở cấp vi mô cũng như vĩ mô”.
Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ quản lý (CBQL) trường Trunghọc phổ thông (THPT) trong cả nước cũng đã tập trung nghiên cứu về cácbiện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chẳng hạnnhư các Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục của các tác giả:Nguyễn Thị Hảo với đề tài “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằmnâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Trấn Yên tỉnh YênBái” (2005)…
Luận văn của các tác giả trên đã nêu lên những biện pháp quản lý củaHiệu trưởng trường THPT, đặc biệt là các biện pháp quản lý HĐDH, đó lànhững công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn, phù hợp với công việc củacác tác giả trong thực hiện chức trách Hiệu trưởng trường THPT, đồng thờicũng giúp cho cho các CBQL nhà trường nói chung và các Hiệu trưởngtrường THPT khác tham khảo để vận dụng trong công tác quản lý của mình.Song việc nghiên cứu hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm thực hiệnquản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại một trường THPT thì chưa có đề
Trang 9tài quản lý giáo dục nào đề cập đến Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này tácgiả muốn dựa vào cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, đểtìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử của Hiệu trưởng vàcác cán bộ quản lý Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội, từ đó đề xuất một sốbiện pháp quản lý hoạt động này nhằm thực hiện đổi mới GD theo yêu cầuhiện nay.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Khái niệm: Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản
lý, khái niệm quản lý đó được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cáchkhác nhau, tuỳ theo những cách tiếp cận khác nhau
Frederik Winslon Taylo ( 1856 – 1915), người Mỹ, được coi là “Cha đẻcủa thuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên
vàng” trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là:
“Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản
lý chặt chẽ” Ông cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái
gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.”
Theo Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo
để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [4,tr15] Như vậy Mác đã lột tả
được bản chất quản lý là một hoạt động lao động, một hoạt động tất yếu vôcùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [ 19, tr24].
Trang 10Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậy trong hoạtđộng quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉđạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độtiếp cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý,các định nghĩa trên ta có thể hiểu:
Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra
Chức năng quản lý: Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác
động có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý Đó là tập hợp nhữngnhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý
Ta có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản của quá trình quản lý,
là nhiệm vụ không thể thiếu được của chủ thể quản lý
Về số lượng các chức năng quản lý nói chung, những tác giả nghiêncứu về quản lý có ý kiến không giống nhau Tuy nhiên, hầu hết các tác giảđều đề cập tới bốn chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch hoá tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra và trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thựchiện chức năng quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá: Để thực hiện chủ chương, chương trình, dự
án kế hoạch hoá là hành động đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành cácchức năng khác Đây được coi là chức năng chỉ lối làm cho tổ chức phát triểntheo kế hoạch Trong quản lý đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hànhđộng của cả tổ chức
- Chức năng tổ chức: Người quản lý phải hình thành bộ máy tổ chức là
cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công,
Trang 11phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận,mối quan hệ giữa chúng
Như vậy thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa conngười với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt độngnhịp nhàng của một cơ thể thống nhất Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽphát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyểnhoá kế hoạch thành hiện thực, tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi người quản lý phải vận
dụng khéo léo các PP và nghệ thuật quản lý Đây là quá trình tác động qua lạigiũa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần thựchiện hoá các mục tiêu đề ra Bản chất của chức năng chỉ đạo xét cho cùng là
sự tác động lên con người, khơi dậy những tiềm năng của con người trong hệthống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệ giữa con người với con người và quátrình đó giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện, tự giác và hănghái phấn đấu trong công việc
- Chức năng kiểm tra: Chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu đề ra, điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn Chuẩn phảixuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức
Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin.
Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định
kế hoạch ; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chấtliệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnhlệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạtđộng của tổ chức và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp chongười quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức
Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý Chủ thể quản lýkhi triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình này
Trang 12Sơ đồ 1.1: Các chức năng trong chu trình quản lý
1.2.2 Quản lý giáo dục
Theo sơ đồ phân loại khoa học (tam giác khoa học) của B.M Kêđrốp thìquản lý giáo dục thuộc ngành khoa học xã hội Do mỗi phương thức xã hộiđều có một cách quản lý khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã rađời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, do vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào
quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản lý giáo dục như một loại “xí nghiệp đặc biệt”.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, do vận dụng quản lý xã hội vào quản lýgiáo dục, nên quản lý giáo dục thường được xếp trong lĩnh vực quản lý vănhoá tư tưởng như A.G Afanaxep đã phân chia trong cuốn sách kinh điển nổitiếng của mình: "Con người trong quản lý xã hội” Như vậy, quản lý giáo dụcđược coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản lý văn hoá tinh thần
Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quantâm Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [28, tr50]
Trang 13Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì : “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”[19, tr32]
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng” [23, tr29]
Những định nghĩa nêu trên về quản lý giáo dục tuy có những cách diễnđạt khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung về quản lý giáo dục
đó là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụngnguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mụctiêu đề ra Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhàtrường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trìnhdạy và học theo mục tiêu đào tạo
1.2.3 Quản lý nhà trường
1.2.3.1 Nhà trường
“Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội ” [4,tr3]
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước, xã hội, lànơi trực tiếp làm công tác đào tạo thế hệ trẻ, là cơ quan giáo dục chuyên biệt,
có đội ngũ các nhà giáo được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc,phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi, các phương tiện kỹ thuậtphục vụ cho giáo dục, mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thếphát triển của xã hội và thời đại
Trang 141.2.3.2 Quản lý nhà trường
Có nhiều tác giả quan niệm về quản lý nhà trường khác nhau:
Theo tác giả Trần Kiểm "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”
[11, tr29]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”[19, tr34]
Là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng với công tácquản lý trường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác độngqua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường Người
ta có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồmcác thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
S ơ đồ 1.2: Quản lý các thành tố của quá trình dạy học [27] đồ 1.2: Quản lý các thành tố của quá trình dạy học [27] 1.2: Qu n lý các th nh t c a quá trình d y h c [27]ản lý các thành tố của quá trình dạy học [27] ành tố của quá trình dạy học [27] ố của quá trình dạy học [27] ủa quá trình dạy học [27] ạy học [27] ọc [27]
M: Mục tiêu DH N: Nội dung DH P: Phương pháp DHTh: Giáo viên
Tr: Học sinhQL: Quản lý ĐK: CSVC- TBDH
Vai trò của người quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vậnhành liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn
Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế
QL
PN
TrTh
M
ĐK
Trang 15hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt độngcủa nhà trường theo nguyên lý giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục Do vậy,công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm cóquản lý các hoạt động trong nhà trường và quản lý các quan hệ giữa nhàtrường với xã hội.
1.2.4 Quản lý trường Trung học phổ thông
1.2.4.1 Truờng Trung học phổ thông
Là cấp cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông gồm 3 năm học,trường THPT là cấp học hoàn thiện kiến thức phổ thông cho HS, là cấp họctạo nguồn lực cho các yêu cầu đào tạo của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cựccho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống xã hội và lao động sản xuất Do vậy trườngTHPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mang tính phổ thông cơbản, toàn diện với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ của cấp học.Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT được quy định tại Điều 3, Điều lệTrường Trung học (Ban hành kèm theo Quyết định 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
02 tháng 04 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.2.4.2 Quản lý trường Trung học phổ thông
Theo tác giả Trần Hồng Quân: "Quản lý nhà trường phổ thông là quản
lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tiến tới mục tiêu giáo dục" [20,tr 37].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý trường phổ thông là tập hợp các tác động tối ưu (công tác tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm tận dụng nguồn nhân lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do hoạt động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện
có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới" [19, tr 43].
Trang 161.2.5 Biện pháp quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp, nhưng nói chung biện
pháp được hiểu “là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng”.
Trong GD, người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành củaphương pháp, phụ thuộc vào phương pháp Trong từng tình huống sư phạm cụthể, phương pháp và biện pháp giáo dục cụ thể có thể chuyển hoá lẫn nhau.Điều này có nghĩa là: Một phương pháp nào đó bao giờ cũng có thể và cầnđược thực hiện bằng những hành động khác nhau của GV và của HS, theonhững cách thức khác nhau nhưng đều có chung một chức năng và một mụcđích Mỗi hành động như vậy là một biện pháp GD Tùy theo từng tình huống
cụ thể trong từng quá trình GD cụ thể mà việc sử dụng PPGD nào đó sẽ đượcnhà GD tiến hành bằng cách thực hiện một hay nhiều biện pháp nào đó
1.3 Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông.
1.3.1 Đổi mới chương trình giáo dục THPT.
1.3.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới chương trình.
Đặc điểm của cấp THPT: Cấp THPT nối tiếp cấp THCS và có tráchnhiệm hoàn thành việc đào tạo tiếp thế hệ trẻ đã qua các cấp học trước đó củanhà trường phổ thông Cấp học này một mặt, cần chuẩn bị cho HS những trithức và kỹ năng về khoa học xã hội, nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên,
kỹ thuật để họ có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học tiếp theo, mặt khác cầnhình thành và phát triển cho họ những hiểu biết về nghề phổ thông cần thiếtcho cuộc sống, tham gia lao động sản xuất, xây dựng xã hội và khi có điềukiện tiếp tục học lên
Lý do của việc đổi mới
a Do yêu cầu của sự phát triển KT – XH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới; Nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của giai
đoạn mới, ngoài các phẩm chất như lòng yêu nước, yêu CNXH, quý trọng vàhăng say lao động, có lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, còn có những phẩm
Trang 17chất và năng lực cần thiết khác, đó là phẩm chất tôn trọng và nghiêm túc tuântheo pháp luật; quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc mang tínhtoàn cầu; có tư duy phê phán để thích ứng với những thay đổi trong cuộcsống; đó là năng lực hợp tác và giao tiếp có hiệu quả, năng lực chuyển đổinghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị trường lao động, năng lựcquản lý, nổi bật nhất là năng lực thích ứng với cốt lõi là khả năng phát hiện vàgiải quyết vấn đề Những phẩm chất và năng lực nêu trên phải được xem lànhững nội dung chủ yếu của mục tiêu giáo dục và trước hết là mục tiêu củanhà trường phổ thông.
b Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ: thể hiện qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả
năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế Học vấn mà nhà trường phổthông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy phảicoi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên
cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiệnđại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẳn, đãlĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụngcác tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tưtưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộcsống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người Nội dung học vấn phảigóp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của họcsinh; cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tựgiáo dục sau này
c Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục; Những kết quả
nghiên cứu tâm, sinh lý của HS và điều tra xã hội học gần đây trên thế giớicũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sựphát triển tâm sinh lý Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyềnthông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, HS được tiếp nhận nhiều
Trang 18nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biếtđược nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổitrước đây mấy chục năm, đặc biệt là HS cấp THPT Trong học tập họ khôngthỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận cácgiải pháp đã có sẵn được đưa ra, họ yêu cầu sự lĩnh hội độc lập các tri thức
và phát triển kỹ năng
d Do nhu cầu phải hòa chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới;
đây cũng là một trong những yêu cầu bức thiết, đặc biệt là các bối cảnh thếgiới hiện nay với xu thế hòa nhập Chương trình của các nước đều hướng tớiviệc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng GD, trực tiếp góp phần cải thiệnchất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người khắcphục tình trạng học tập nặng nề căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe, hứng thú
và niềm tin đối với việc học tập của HS Xu thế đổi mới cũng nhằm khắcphục tình trạng sản phẩm của GD không đáp ứng được yêu cầu biến đổinhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội tiếpnhận GD mà biểu hiện chủ yếu là sự cách biệt về điều kiện, về trình độ giữacác địa phương và khu vực, cách biệt giữa giới tính và địa vị xã hội
1.3.1.2 Những định hướng đổi mới
Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo đổi mới của giáo dục phổ thông tronggiai đoạn từ nay đến năm 2010
a Quán triệt mục tiêu GD
b Đảm bảo tính khoa học và sư phạm
c Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
Trang 19a Đảm bảo giáo dục toàn diện; phát triển cân đối, hài hòa về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; hình thành và phát triểnnhững phẩm chất, năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp ứng yêucầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
b Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệthống; chú trọng thực hành, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh
lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu GDPT
c Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học
d Bảo đảm tính thống nhất của chương trình GDPT trong phạm vi cảnước, đồng thời có thể vận dụng cho phù hợp với đặc điểm các vùng miền,nhà trường và các nhóm đối tượng HS
e Tiếp cận trình độ GDPT của các nước có nền giáo dục phát triểntrong khu vực và trên thế giới
2) Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,
kỹ năng của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải và có thể đạt được sautừng giai đoạn học tập Mỗi cấp học có chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu
về thái độ mà HS cần phải đạt được
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học,đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảmtính thống nhất, tính khả thi của chương trình GDPT, bảo đảm chất lượng vàhiệu quả của quá trình GD
3) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phổ thông.
Phương pháp GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng HS,điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả nănghợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
Trang 20tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS SGK vàphương tiện dạy học phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp GDPT.
Hình thức tổ chức GDPT bao gồm các hình thức tổ chức dạy học vàhoạt động GD trên lớp, trong và ngoài nhà trường Các hình thức tổ chức GDphải bảo đảm cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động GD;giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng GD chung chomọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của HS
Để bảo đảm quyền học tập và học tập có chất lượng cho mọi trẻ em , cóthể tổ chức dạy học và hoạt động GD theo lớp ghép, lớp hòa nhập,…
Đối với HS có năng khiếu, có thể và cần phải vận dụng hình thức tổchức dạy học và hoạt động GD thích hợp nhằm phát triển năng khiếu, gópphần bồi dưỡng tài năng ngay từ bậc học phổ thông
GV chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổchức GD cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể
4) Đánh giá kết quả giáo dục phổ thông
Đánh giá kết quả GD của HS ở các môn học và hoạt động GD trongmỗi lớp, mỗi cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu GD, làm căn cứ
để điều chỉnh quá trình GD, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện
Đánh giá kết quả GD ở các môn học và hoạt động GD trong mỗi lớp,mỗi cấp học cần phải:
a Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực
b Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụthể hóa ở từng môn học, hoạt động GD
c Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giácủa GV và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá củagia đình, của cộng đồng
d Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hìnhthức đánh giá khác
Trang 21e Sử dụng bộ công cụ đánh giá thích hợp
Bộ GD&ĐT quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xétcủa GV hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của GV cho từng môn học và hoạtđộng GD Sau mỗi lớp, cấp học có đánh giá xếp loại kết quả GD của HS Kếtthúc lớp 12, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
1.3.2 Đổi mới quản lý trường THPT
Trong Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 về đổi mới
chương trình GDPT đã xác định: “ Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trong thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.” Chỉ
thị số 14/2001/CT – TTG của Thủ trướng Chính phủ hướng dẫn cách thựchiện Nghị quyết này, đổi mới quản lý trường THPT sẽ tập trung vào nhữngnội dung cụ thể sau :
1.3.2.1 Về nội dung, chương trình, sách giáo khoa
Hiệu trưởng cần quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn, làm cho GVhiểu được nội dung, chương trình, hiểu biết những ý định, mong muốn củanội dung, chương trình, hiểu biết những nội dung dạy học, nắm vững SGK,bước đầu có năng lực thực hiện chương trình
Hiệu trưởng phải có kế hoạch chủ động tham gia tiếp tục hoàn thiện và
cụ thể hóa những nội dung và tổ chức thực hiện trong thực tế, đặc biệt đối vớicác hoạt động giáo dục, các nội dung chương trình gắn với địa phương, nhữnghoạt động tham gia vào công tác thực tiễn và đời sống, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện một số chủ đề tự chọn, một số bài giảng cụ thể … Cần phải có khảnăng lập kế hoạch tổng thể dài hạn, đồng thời sắp xếp kế hoạch thực hiệnnhững nhiệm vụ trước mắt nhằm hướng tới mục tiêu chung của chương trình
Hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựngphong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu hiệu: Dân chủ trong quản lý; Tôn
Trang 22trọng nhân cách của GV; Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từngthành viên trong nhà trường; Tôn trọng tính sáng tạo của GV, đồng thời coitrọng tinh thần hợp tác trong nhà trường
1.3.2.2 Về việc đổi mới phương pháp dạy học
Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH bởi đây làyếu tố liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thông quaquản lý một số hoạt động sau:
1 Tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập, ứng dụng những lý luận, họchỏi về PPDH mới thông qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổikinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu sách báo tạp chí…
2 Quy định và quản lý nền nếp và chất lượng các hoạt động của tổ,nhóm chuyên môn, chú trọng đổi mới hoạt động sinh hoạt nhóm chuyên môn:trao đổi giáo án, tìm hiểu những vấn đề khó, thảo luận đổi mới cách thiết kếbài học, trao đổi các tình huống dạy học theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức
dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học theo hướng tích cực hóa và tăng cườngmối quan hệ tương tác giữa các hoạt động của HS
3 Tổ chức hoạt động tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm nhữngđơn vị thực hiện đổi mới PPDH có kết quả
4 Tổ chức có định kỳ các kỳ thi tay nghề sư phạm
5 Đổi mới phương pháp đánh giá
Nội dung cơ bản của quy trình chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trườngTHPT theo các bước: Chuẩn bị – Tổ chức chỉ đạo điểm – Chỉ đạo phát triểnđại trà - Kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra các bài học kinh nghiệm
1.3.2.3 Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Hiệu trưởng cần hướng tới các biện pháp quản lý để khai thác, sử dụngtriệt để và có hiệu quả những thiết bị dạy học (TBDH) hiện có, được cấp, tựtrang bị, mặt khác, cần khai thác tiềm năng của GV, HS, các lực lượng xã hộitrong việc sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh, trong việc làm ra các TBDH, vừa
Trang 23chú ý quản lý, kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụngkém hiệu quả các TBDH hiện có
1.3.2.4 Về phương pháp đánh giá kết quả học tập.
Bộ GD& ĐT đã ban hành các văn bản đánh giá xếp loại GV và họcsinh và thực hiện quá trình đổi mới đánh giá kết quả GD như : Hướng dẫn HD10227/THPT ngày 11/9/2001 về đánh giá xếp loại giờ dạy; Quyết định QĐ12/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 5/4/2005 về việc ban hành Quy chế tuyển sinhTHCS và THPT… Trong các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào Đại học –Cao đẳng hàng năm, đề thi được định hướng: đảm bảo cơ bản, không đánh
đố, nhưng yêu cầu phải suy luận để chống lối học tủ, học vẹt của HS
Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục của mỗicấp học, Hiệu trưởng cần có quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhậnxét của GV hoặc đánh giá chỉ bằng nhận xét của GV cho từng môn học vàhoạt động giáo dục
1.3.2.5 Về việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Thực hiện chỉ thị số 40- CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việcxây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQL giáo dục, Chỉ thị số22/2003/CT- BGD&ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục, Hiệutrưởng trường THPT quản lý đổi mới bồi dưỡng đội ngũ GV góp phần quantrọng nâng cao chất lượng giáo dục THPT
1.3.3 Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường Trung học phổ thông
1.3.3.1 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học trong trường THPT bao gồm hoạt động dạy củagiáo viên và hoạt động của học sinh Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiếtvới nhau, quy định lẫn nhau bởi hai chủ thể dạy học (giáo viên và học sinh)nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt
Trang 24động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, pháttriển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách cho học sinh.
* Hoạt động dạy của giáo viên:
Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thứccủa học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ.Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung họctheo chương trình quy định Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động
sư phạm của giáo viên, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiểnhoạt động nhận thức của học sinh
* Hoạt động học của học sinh :
Học sinh làm việc tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của giáo viênnhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học Hoạt động học cũng có chức năng kép làlĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách tựgiác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân Cóthể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành
hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoànthiện nhân cách của bản thân Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trìnhthống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinhkhông thể tách rời kết quả hoạt động dạy của giáo viên và kết quả hoạt độngdạy của giáo viên không thể tách rời kết quả học tập của học sinh
Tóm lại, hoạt động dạy học có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành trithức phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồngthời đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện Vì thế, hoạt độngdạy học được hiểu một cách đầy đủ bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dụccủa giáo viên, việc học tập, rèn luyện của học sinh theo nội dung giáo dụctoàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người làm chủ đất nước, cógiác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe, để đáp ứng nhu
Trang 25cầu xây dựng xã hội mới.
1.3.3.2 Quản lý hoạt động dạy học.
Để quản lý tốt HĐDH ở trường THPT, Hiệu trưởng phải xác định từ
mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Mục tiêu của giáo dục THPT“Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[17 tr21]
Để quản lý có hiệu quả HĐDH trong nhà trường THPT thì người Hiệutrưởng cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:
Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch năm học của
nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các cá nhân lập kế hoạch cụ thể đúngquy định
Xây dựng nền nếp dạy học: Đưa HĐDH vào nền nếp bằng hệ thống
các nội quy, quy định, quy chế chặt chẽ, sao cho mọi thành viên trong nhàtrường nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nộiquy, quy định… trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học theo phương pháp
mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh trong
Trang 26học tập Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạocủa người học nhằm thực hiện đổi mới giáo dục.
Chỉ đạo quản lý và sử dụng CSVC-TBDH: CSVC-TBDH là điều kiện
quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải bổ sung, mua sắm cácTBDH, đồng thời khuyến khích GV làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học
và các TBDH
Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong nhà trường: Việc kiểm tra, đánh giá
phải được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của nhà trường, kiểm tra, đánh giátheo tiêu chuẩn quy định của ngành và của trường về các mặt hoạt động, đảmbảo kiểm tra khách quan, chính xác
Khen thưởng - kỷ luật kịp thời đối với giáo viên và học sinh, có như
vậy mới động viên và khuyến khích được GV và HS thực hiện dạy tốt, học tốtnhằm nâng cao chất lượng dạy học
Quản lý HĐDH phải đồng thời quản lý hoạt động dạy của GV và quản
lý hoạt động học của HS Yêu cầu của quản lý HĐDH là phải quản lý các thành
tố của quá trình dạy học, trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thôngqua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ, hài hoà, hợp quyluật, đúng nguyên tắc dạy học Quy trình đó có tính tuần hoàn từ khâu soạn bài,giảng bài và tạm thời kết thúc ở khâu đánh giá kết quả học tập của HS
1.3.3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT.
1) Quản lý hoạt động dạy của giáo viên.
Dạy học là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo nhằm làm cho chương
trình phù hợp với thực tiễn dạy học Thực tiễn dạy học rất phong phú và quátrình dạy học diễn ra trong những điều kiện khác nhau Để làm cho chươngtrình, SGK phù hợp với HS theo xu hướng đổi mới, đòi hỏi sự tham gia củađội ngũ GV một cách có trách nhiệm và thật vững về chuyên môn
Trang 27Dạy học hiện đại đặt ra yêu cầu cao đối với GV về năng lực chuẩn đoántâm lý, vững chuyên môn, năng lực lập kế hoạch, năng lực đánh giá kết quảdạy học, điều chỉnh hoạt động dạy học Hiệu trưởng cần quan tâmđến việc bồi dưỡng GV, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ, vì đây lànhân tố quyết định sự thành công của chương trình THPT.
a) Phân công giảng dạy cho giáo viên
Sản phẩm của quá trình dạy học đạt chất lượng cao hay thấp, phụ thuộcrất lớn vào phẩm chất, năng lực của người thầy Do đó, quản lý hoạt động dạycủa GV đòi hỏi Hiệu trưởng phải am hiểu năng lực của mỗi GV Trên cơ sở
đó, Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giảng dạy của
họ, định hướng hoạt động dạy học theo đúng mục tiêu đề ra Trong tình hìnhhiện nay, hầu hết ở các trường THPT (nhất là địa bàn nông thôn và vùng khókhăn), đội ngũ GV vừa thiếu vừa thừa, chất lượng chuyên môn nghiệp vụkhông đồng bộ, nên việc phân công giảng dạy cho GV gặp một số khó khăn.Phân công như thế nào để GV đáp ứng được yêu cầu của nhà trường, vừa phùhợp với trình độ, năng lực, cũng như nguyện vọng cá nhân, đó là điều không
dễ dàng
Hiệu trưởng cần quán triệt quan điểm phân công GV theo chuyên môn
đã được đào tạo, theo yêu cầu của nhà trường, đảm bảo chất lượng chuyênmôn chung Khi phân công GV cần thận trọng sao cho công bằng, kháchquan, Hiệu trưởng phải có niềm tin vào sự cố gắng vươn lên của từng GV,tránh tư tưởng định kiến khi phân công nhiệm vụ
Phân công giảng dạy còn phải xuất phát từ quyền lợi học tập của HS, chú
ý những thông tin phản hồi từ phía HS, GVCN, CMHS để điều chỉnh phâncông cho hợp lý hơn Cần chú ý đến khối lượng công việc của từng GV, nhất là
GV làm công tác chủ nhiệm
Trang 28b) Quản lý việc thực hiện chương trình
Chương trình dạy học là văn bản pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành, quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học cácmôn, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học
Là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý tiến hành chỉ đạo, giám sát hoạt động dạyhọc của các trường Đây cũng là căn cứ pháp lý để Hiệu trưởng quản lý GVtheo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra cho từng cấp học
c) Quản lý các hoạt động dạy của giáo viên
Các hoạt động dạy của GV có thể chia theo 3 bước:
Bước1: Các hoạt động trước khi dạy, GV cần chuẩn bị: bài dạy (kế
hoạch bài học, các nội dung phục vụ bài dạy); các phương tiện, đồ dùng dạyhọc; các hồ sơ dạy học
Bước 2: Các hoạt động trong khi dạy: tổ chức lớp học; thực hiện bài học
(theo kế hoạch bài học); sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phùhợp nội dung, đối tượng và hoàn cảnh (môi trường) theo yêu cầu đổi mớiPPDH; đánh giá kết quả bài học
Bước 3: Các hoạt động sau khi dạy: thu thập các thông tin kết quả bài
học (qua HS, đồng nghiệp, CBQL); đánh giá kết quả học tập của HS; rút kinhnghiệm bài dạy, ghi nhật kí
Kết quả của HĐDH (cũng là chất lượng của dạy học) phụ thuộc vào việcsoạn bài và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng, vào sử dụng cácPPDH và cách thức tổ chức dạy học, vào các hoạt động sau giờ lên lớp Do đó,Hiệu trưởng cần có biện pháp quản lý các hoạt động đó của GV
d) Quản lý phương pháp dạy học
PPDH được hiểu là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của
GV và HS nhằm giúp HS nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng, hình thànhthái độ PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của GV và HS,
Trang 29trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học nhằm giúp HS chiếmlĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng thực hành.
Hiệu quả của quá trình dạy học cũng phụ thuộc vào việc sử dụng PPDHcủa GV Đây là vấn đề rất nhạy cảm và được đề cập rất nhiều Trong thực tế,không có phương pháp nào tối ưu mà việc vận dụng, kết hợp các phươngpháp đó như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
e) Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng khôngthể thiếu được trong quá trình dạy học Hiệu trưởng phải quản lý nghiêm túccông tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để có căn cứ đánh giá hiệuquả giảng dạy của GV, đồng thời đề ra những biện pháp phù hợp với trình độ,năng lực, tâm sinh lý HS giúp cho việc học tập ngày càng tiến bộ
Kết quả học tập của HS chính là kết quả giảng dạy của GV, kiểm trađược coi như Hiệu trưởng đã thu được thông tin phản hồi Có thông tin phảnhồi làm cơ sở điều chỉnh quá trình dạy học Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụthể để quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, nhằm tác độngtrực tiếp đến GV để họ thực hiện đầy đủ, khoa học quá trình kiểm tra, đánh giánhằm thúc đẩy hoạt động dạy học của nhà trường ngày càng tiến bộ
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thựchiện quy chế điểm số cho từng môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
đề kiểm tra của GV đạt yêu cầu phải đảm bảo 4 yêu cầu: năng lực tiếp thukiến thức bộ môn, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp và năng lực sángtạo Đánh giá xếp loại học sinh trên cơ sở công bằng, khách quan thông qua việcquán triệt và vận dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại của BộGiáo dục
f) Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Hồ sơ chuyên môn của GV là công cụ, phương tiện đắc lực giúp GVthực hiện đầy đủ có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người thầy trong giờ
Trang 30lên lớp Cho nên việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học trên lớp phầnlớn phụ thuộc vào giáo án, tư liệu chuyên môn của GV Thông qua quản lý hồ
sơ, Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động chuyên môn của GV, việcthực hiện quy chế, nền nếp dạy học theo yêu cầu của nhà trường Trong phạm
vi dạy học của GV, hồ sơ cần có: kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án, sổ ghiđiểm, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ tự bồi dưỡng chuyên môn Hiệu trưởng cầnphải hướng dẫn, yêu cầu cụ thể cho từng loại hồ sơ, cần quy định nội dung vàthống nhất các loại mẫu Có kế hoạch kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra độtxuất để thu thập, đánh giá chất lượng hồ sơ, kết quả thực hiện quy chế chuyênmôn của GV
g) Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên
GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, đâycũng là lực lượng cần phải bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hoá, nâng caophẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD Điều lệ trường
phổ thông đã quy định: "Trong trường phổ thông, giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục" Đội ngũ GV và CBQL
là lực lượng cốt cán đưa mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyếtđịnh chất lượng và hiệu quả đào tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mớigiáo dục Vì vậy quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
GV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở nhàtrường
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học của nhàtrường thì việc đầu tiên là Hiệu trưởng phải quản lý tốt hoạt động của ngườithầy Công tác quản lý nhà trường cũng đóng vai trò chủ đạo trong quá trìnhdạy học, vì vậy, Hiệu trưởng phải nắm vững nội dung và các yêu cầu của quátrình quản lý để đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn vừa mềm dẻo vừacứng rắn để đưa hoạt động của đội ngũ GV vào nền nếp kỷ cương Hoạt độngcủa người thầy sẽ trọn vẹn khi người thầy tổ chức và điều khiển tốt hoạt động
Trang 31của trò Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai mặt của quátrình sư phạm, nó vừa là động lực vừa là mục tiêu, vừa là trách nhiệm, vừa là
sứ mệnh của người thầy đối với học trò, với sản phẩm GD của mình
2) Quản lý hoạt động học của học sinh.
Quản lý hoạt động học của HS là một yêu cầu không thể thiếu đượctrong quản lý quá trình dạy học nhằm tạo ra ý thức tốt trong học tập, giúp HSlĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, phương pháp học tập đúng đắn nhằmphát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của HS
Quản lý hoạt động học của HS là quản lý các hoạt động trong giờ lên lớp
và quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Các hoạt động trong giờ lên lớp là những hoạt động mà HS phải thựchiện các nhiệm vụ như thực hiện nội quy, quy chế học tập; thực hiện cácnhiệm vụ trong giờ lên lớp
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là những nhiệm vụ do nhà trường,GVBM, GVCN giao mà HS phải thực hiện trong thời gian không lên lớp (cáchoạt động này như làm các bài tập, chuẩn bị bài, các hoạt động tham gia ở giađình, địa phương, v.v )
Tâm sinh lý HS THPT luôn khát khao với cái mới, rất nhạy cảm vớinhững vấn đề của xã hội, cho nên ngoài hoạt động học tập các em còn có nhucầu vui chơi, giải trí, giao lưu Vì vậy quản lý hoạt động học tập phải đồngthời quản lý hoạt động vui chơi Các hoạt động phong trào được tổ chức có kếhoạch, có chương trình trong từng tháng, học kỳ, đảm bảo đồng thời hợp lýgiữa vui chơi và học tập, tránh tình trạng để HS tham gia vào các hoạt động mộtcách tùy tiện làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em
Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục (Gia đình - Nhà trường - Xãhội) trong quản lý hoạt động học của HS rất quan trọng Vì vậy, Hiệu trưởngcần tổ chức phối hợp tốt giữa GVCN - Đoàn thanh niên - Giám thị - HộiCMHS – Cha mẹ HS đưa HS vào nền nếp, kỷ luật chặt chẽ Cần đặt ra quy
Trang 32định, trách nhiệm, phân cấp xử lý của từng bộ phận để phát huy vai trò chủđộng, tích cực của các lực lượng tham gia giáo dục HS.
1.4 Những đặc điểm cơ bản của bộ môn lịch sử, và yêu cầu quản lí hoạt động dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay
1.4.1 Những đặc trưng cơ bản của bộ môn lịch sử
Thứ nhất, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra
trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Khinghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát chúng ởtrong thiên nhiên hoặc ở trong phòng thí nghiệm Khác với giới tự nhiên, lịch
sử xã hội loài người không thể được trực tiếp quan sát và cũng không thể khôiphục lại diễn biến của nó trong phòng thí nghiệm Đặc trưng nổi bật của nhậnthức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quákhứ Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ,
là tồn tại khách quan, không thể "phán đoán", "suy luận"… để biết lịch sử Vì
vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những
dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác
về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở học sinh những biểu tượng về conngười và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định,trong những điều kiện lịch sử cụ thể Trong thực tế, nhiệm vụ quan trọng đầutiên này của bộ môn lịch sử thường không được thực hiện đúng theo yêu cầucủa nó Các sự kiện, hiện tượng lịch sử thường được trình bày một cách trừutượng, qua loa, chưa đạt tới mức độ có thể giúp học sinh hình dung về quákhứ Trong hoạt động dạy học lịch sử, nhiều giáo viên bỏ qua khâu nay, chỉnêu câu hỏi, học sinh nhìn qua loa vào sách giáo khoa và trả lời, khoảng 10 -
15 “pha” như thế là xong tiết học
Trang 33Vậy, tái tạo lịch sử bằng phương thức nào? Trước hết phải kể đến lờinói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên Đó là tường thuật, miêu tả, kểchuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử… Ở đây, sự am hiểu lịch sử, nghệthuật trình bày, vốn sống, kinh nghiệm chuyên môn, tình cảm đối với lịch sử,
sự hiểu biết và yêu mến học sinh của giáo viên đóng vai trò quyết định Đểtạo ra những hình ảnh lịch sử cụ thể, bên cạnh lời nói sinh động của giáo viên,người ta sử dụng các phương tiện trực quan Căn cứ vào tài liệu học tập vàmục tiêu lĩnh hội, người ta lựa chọn các phương tiện trực quan khác nhau:
Tạo hình ảnh một sự vật cụ thể: dùng vật thật, tranh ảnh, phim đènchiếu, video
Tạo biểu tượng về không gian, hoàn cảnh địa lý diễn ra các sự kiệnlịch sử: dùng tranh ảnh, bản đồ, sa bàn
Trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử: dùng tranh , ảnh, phim, đènchiếu, phim xinê, video…
Tạo biểu tượng về thời gian: dùng sơ đồ, bảng niên biểu,…
Tạo biểu tượng về sự phát triển: dùng sơ đồ, tranh ảnh, bảng so sánh,…Ngày nay ở các nước phát triển, video là phương tiện kĩ thuật được sửdụng thường xuyên trong dạy học lịch sử Trong tương lai gần, máy vi tínhvới các phần mềm dạy học, các thiết bị truyền thông đa phương tiện, việc truycập thông tin từ các mạng nội bộ, từ internet… sẽ tạo ra những thay đổi quantrọng trong phương pháp dạy học lịch sử
So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế hơn:tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuậnlợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử Vì vậy cần quan tâm sử dụng cácphương tiện trực quan kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên
Trong dạy học lịch sử, nhà trường hiện đại rất quan tâm đến việc tổchức học sinh làm việc với các nguồn sử liệu, học tập thao tác cơ bản nhất của
Trang 34các nhà sử học Để tổ chức tốt các hoạt động này, việc chuẩn bị của giáo viênrất quan trọng, bao gồm các công việc sau:
* Chọn nguồn sử liệu phù hợp với:
Nội dung mà học sinh cần tìm hiểu
Trình độ hiểu biết và năng lực của họ
* Phân tích sử liệu:
Tài liệu ra đời lúc nào? Đặt thời điểm đó vào các mối quan hệlịch đại
Ai nói? Ai viết? (Tìm hiểu về người viết và tiểu sử của người đó)
Tài liệu đó được lưu giữ ở đâu? Được xuất bản vào lúc nào?
Tài liệu đó nhằm vào đối tượng nào? Ai là đối tượng nghe phátbiểu hoặc nhận tài liệu này?
Tài liệu đó nói về điều gì? Tài liệu được trình bày như thế nào?Cái gì ẩn dấu đằng sau những điều đã trình bày?
Mục đích của người viết, người nói? Điều đó là chân lí trong tàiliệu này?
Kết quả và ý nghĩa của tài liệu này trong lịch sử Đối với chúng
ta, nó có ý nghĩa gì? Chúng ta học được gì quan tài liệu này?
* Lập kế hoạch tổ chức học sinh làm việc với các nguồn sử liệu Họcsinh cần được rèn luyện phương pháp làm việc với các nguồn sử liệu theo cácbước sau đây;
- Nắm được xuất xứ, thời gian, bối cảnh của sử liệu
- Hình thức của sử liệu: tác phẩm kinh điển, văn kiện của các tổ chức,cảm nhận của nhân chứng lịch sử, tranh đương thời, ảnh lịch sử, ý kiến củanhân vật lịch sử, các tác phẩm sử học gốc, ý kiện của nhà sử học…
- Nghiên cứu nội dung, trao đổi, kiểm tra việc hiểu nội dung
Trang 35- Khai thác nội dung, phân tích nội dung: có thể hiểu biết gì về quá khứthông quan nguồn sử liệu này.
- Đánh giá, bình luận nội dụng
- Xét xem, tổng hợp, sắp xếp nội dung vừa phát hiện vào hệ thống nộidung đã học, hướng tới thực hiện mục tiêu dài hạn
Thứ hai, học tập lịch sử để hình dung rõ ràng, giải thích đúng, có cơ sở
khoa học về lịch sử Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử… khôngphải xuất hiện một cách tuỳ ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà chính là sản phẩmcủa những điều kiện lịch sử nhất định, có những mối quan hệ nhân quả nhấtđịnh, tuân theo những quy luật nhất định Bộ môn lịch sử có nhiệm vụ giúphọc sinh nắm được bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành các khái niệm lịch
sử, phát hiện ra các mối quan hệ trong các quá trình lịch sử, rút ra các bài họclịch sử giúp cho học sinh suy nghĩ và hành động đúng Để thực hiện nhiệm vụnày, không nên sử dụng nhiều phương pháp diễn giảng (giáo viên nói, họcsinh nghe), không nên áp đặt những kết luận có sẵn Cần khuyến khích
phương thức làm việc mới: trên cơ sở sử liệu đã lĩnh hội, tổ chức hoạt động học tập tự lực, tự giác, sáng tạo của học sinh Cần tổ chức bài học thành
những vấn đề học tập, tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh độc lập suy nghĩ,mạnh dạn trình bày ý kiến của riêng mình Trong nhiều trường hợp, khi tổchức cho học sinh phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, có thể nêu ra nhiều
ý kiến khác nhau, xuất phát từ những cơ sở khác nhau để học sinh lựa chọnhoặc nêu ra ý kiến riêng của mình Tổ chức các cuộc hội thảo ở các nhóm họctập hoặc chung cả lớp để trình bày kết quả làm việc của mình với các tư liệulịch sử, động viên học sinh mạnh dạn bày tỏ và bảo vệ ý kiến riêng, đồng thờilại biết nghe ý kiến người khác, hiểu biết, chia sẻ kết luận và cơ sở lập luậncủa bạn, biết cách hợp tác công việc với bạn
Thứ ba, lịch sử đã qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại
"dấu vết" của nó qua kí ức của nhân loại (văn học dân gian, phong tục tập
Trang 36quán, lễ hội, ), qua đó những thành tựu văn hoá vật chất (thành quách, nhàcửa, lâu đài, đình, chùa, nhà thờ, đến miếu, tượng đài…), qua các hiện tượnglịch sử, qua ghi chép của người xưa, qua tên đất, tên làng, tên đường phố, quatranh ảnh, báo chí đương thời… Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chấtnói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử Ngày nay, người ta hếtsức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học lịch sử đa dạng, tạo điều kiệncho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên Ngoài ra các tiết họcthông thường, cần khuyến khích tổ chức:
- Cho học sinh nghe các nhân vật lịch sử hoặc các nhân chứng lịch sử
kể lại
- Tham quan ở các hiện trường, ở các bảo tàng
- Tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hoá
- Sưu tầm các sử liệu địa phương, những gì gần gũi với cuộc sống củangười học
1.4.2 Một số yêu cầu trong việc quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
- Đối với những tiết làm bài tập Lịch sử
+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồlịch sử giúp HS biết được phương pháp khai thác và nắm được nội dung củatranh ảnh, lược đồ, bản đồ gắn liền với nội dung SGK
Trang 37+ Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài,chương, giai đoạn lịch sử.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm khách quan với các dạng khácnhau
+ Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm những sự kiện lịch sử địa phương cóliên quan đến nội dung bài học
- Về dạy học lịch sử địa phương
+ Trước hết, cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của lịch sử địa phươngtrong việc giáo dưỡng, giáo dục đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phươngđối với học sinh
+ Về biên soạn, cần thiết phải tiến hành biên soạn tài liệu lịch địa phươngphục vụ giảng dạy ở trường phổ thông Tài liệu này sử dụng cho cả những tiếtdạy lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, trong giờ học lịch
sử dân tộc và hoạt động ngoại khoá
Tuy nhiên, trong biên soạn cần lưu ý một số yêu cầu đó là: tính cơ bản, tiêubiểu của sự kiện, đảm bảo được tính toàn diện, hệ thống của sự kiện và vừasức với học sinh
+Về giảng dạy lịch sử địa phương:
Nhất thiết phải dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quyđịnh trong chương trình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địaphương trong dạy học những bài học lịch sử dân tộc
Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyêntắc dạy học nói chung Tuy nhiên cần chú ý đến tính cụ thể, hình ảnh và xúccảm cho HS Rèn luyện khả năng tự học của HS, đồng thời tăng cường tổchức các HĐ học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình
Trang 38Về hình thức tổ chức dạy học: Cần phải đa dạng hoá các hình thức tổdạy lịch sử địa phương như: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổchức các hoạt động ngoại khoá.
Trên đây đã trình bày những đặc trưng của bộ môn lịch sử và những kếtluận rút ra từ đó có biện pháp quản lí hoạt động dạy học lịch sử Tóm lại,trong dạy học lịch sử, học sinh chỉ học tập có kết quả cao khi chính các emtrực tiếp tiếp cận với các nguồn sử liệu hoặc các tiêu bản của quá khứ, tự các
em lập ra giả thuyết, suy nghĩ, hình thành những nhận thức về lịch sử xã hộiloài người trên cơ sở các sử liệu Điều cốt lõi của hoạt động dạy học lịch sử làcần tổ chức để học sinh làm việc với các nguồn sử liệu (dưới nhiều phươngthức và mức độ khác nhau) một cách hứng thú, tích cực, tự lập, càng cao càngtốt Giáo viên dạy lịch sử không chỉ là người cung cấp thông tin về quá khứcủa xã hội loài người mà chủ yếu là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiểngiúp đỡ học sinh tiếp nhận và xử lí các thông tin đó Chính học sinh tự mìnhtạo ra cho mình những hình ảnh cụ thể về lịch sử và tự mình khám phá ra bảnchất, quy luật, xu hướng vận động,… của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tựmình đánh giá chúng chứ không phải chủ yếu là ghi nhớ những điều nói trên
từ sự trình bày của giáo viên, từ sách giáo khoa
Kết luận chương 1
Quản lý HĐDH nói chung và môn lịch sử nói riêng trong các trườngTHPT gồm hai nội dung: quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạtđộng học của học sinh, dựa trên nền tảng quản lý mọi hoạt động toàn diệntrong nhà trường HĐDH là hoạt động trung tâm của nhà trường, người quản
lý tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ giáo viên đóngvai trò chủ đạo trong quá trình dạy học Cho nên, quản lý tốt hoạt động dạyhọc trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng vàhiệu quả đào tạo
Trang 39Do các yêu cầu chủ quan và khách quan nhằm phát triển giáo dục THPTnói chung và môn lịch sử nói riêng và để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì CNH- HĐH, thời kì hội nhậpquốc tế, việc quản lý HĐDH môn lịch sử ở trường THPT phải có những biệnpháp thích hợp Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở chương 3, dựa trên cơ
sở lý luận của chương 1 và thực trạng công tác quản lý HĐDH môn lịch sửhiện nay ở chương 2
Trang 40Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN MÔN LỊCH
SỬ TẠI TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B – HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Mỹ Đức
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên – dân cư
Huyện Mỹ Đức là một huyện nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội có điều
kiện tự nhiên phong phú có rừng núi, có sông, có hồ nước, có vùng đồng bằngrộng lớn, có đường biên tiếp giáp với 2 tỉnh bạn là Nam Hà và Hoà Bình,
thiên nhên quá ưu đãi cho Mỹ Đức có khu thắng cảnh Hương Sơn với “Nam thiên đệ nhất động”, có khu du lịch Quan Sơn được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long cạn”.
Dân cư với trên 22 vạn dân được phân bố đều ở 24 xã thị trấn, với 2 dântộc là Kinh và Mường cùng sinh sồng từ lâu đời nay
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, 70% dân cư sống bằng nghề nông, Lâm,
thuỷ sản, ngoài ra một số làm du lịch dịch vụ Công nghiêp cũng đang đượchuyện nhà chú trọng như ngành khai thác đá, nhà máy xi măng đang đượcđầu tư phát triển
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và
phát huy được lợi thế của địa phương Trong đó thương mại, dịch vụ pháttriển tương đối nhanh và sâu rộng Trên cơ sở những chính sách thông thoáng,cởi mở của thành phố, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ngàycàng gia tăng Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội là các công trình du lịch như:khu du lịch sinh thái Quan Sơn , du lịch tín ngưỡng Chùa Hương đang được đầu
tư và khai thác nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định với giá trị sản xuất tăng lên hàng năm
Sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản cũng có nhiều tiến bộ, nhất là việc