Phân tích kiểm định trung bình

Một phần của tài liệu Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên văn phòng tại TP hồ chí minh (Trang 36)

Sử dụng phân tích One-way ANOVA nhằm tìm ra sự khác nhau trong mức độ ảnh hưởng của stress lên mỗi đối tượng khác nhau.

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5.1. Giới thiệu

Chương ba đã trình bày phương pháp để thực hiện nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Mục đích của chương này là trình bày các kết quả nghiên cứu thu được thông qua các phân tích và kiểm nghiệm mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này gồm ba phần chính: (1) Mô tả mẫu thu được và tỷ lệ hồi đáp được trình bày đầu tiên, (2) tiếp theo là phân tích đánh giá công cụ đo lường, và (3) cuối cùng là kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

5.2. Mô tả mẫu

Theo kế hoạch lấy mẫu ở chương phương pháp nghiên cứu, cỡ mẫu đã thu về là 270 mẫu với tổng số bảng câu hỏi phát ra là 300 tương ứng với tỷ lệ hồi đáp là 90%.Trong số 270 mẫu thu về có 12 mẫu không hợp lệ do đánh không đầy đủ hay các thông tin trái chiều nhau, thiếu thông tin. Kết quả là có 258 mẫu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu.

Đối tượng mẫu thu thập là các nhân viên văn phòng làm việc tại các tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó bao gồm 90 người làm việc trong các công ty tư nhân Việt Nam (chiếm tỷ lệ 34,9%); 58 người làm việc trong các công ty do nhà nước quản lí (17,4%) và 89 người làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài (34,5%) và 33 người làm trong khu vực hành chính công (12,8%). Ngoài ra chỉ có 1 người làm việc ở tổ chức phi lợi nhuận (0.4%) (Phụ lục 3.1).

Bảng 4.1 được trình bày dưới đây sẽ mô tả những thông tin nhân khẩu của các đối tượng trả lời liên quan đến nghiên cứu dựa trên thống kê tần suất và phần trăm có giá trị. Các biến nhân khẩu sử dụng trong nghiên cứu là (a) giới tính, (b) độ tuổi, (c) trình độ học vấn, (d) kinh nghiệm làm việc và (e) tình trạng hôn nhân (Chi tiết tại Phụ lục 2).

Bảng 4.1 –Mô tả mẫu

Yếu tố nhân khẩu Tần suất

Phần trăm Phần trăm tích lũy Trình độ Trung cấp 1.00 0.39 0.39 Cao đẳng 5.00 1.94 2.33 Đại học 201.00 77.91 80.23 Sau đại học 51.00 19.77 100.00 Giới tính Nữ 136.00 52.71 52.71 Nam 122.00 47.29 100.00 Độ tuổi < 22 1.00 0.39 0.39 22-25 89.00 34.50 34.88 26-30 120.00 46.51 81.40 30-35 42.00 16.28 97.67 > 35 6.00 2.33 100.00 Kinh nghiệm < 2 47.00 18.22 18.22 2-5 142.00 55.04 73.26 6-10 55.00 21.32 94.57 11-15 12.00 4.65 99.22 16-20 1.00 0.39 99.61 > 21 1.00 0.39 100.00

Kinh nghiệm làm việc cho tổ chức hiện tại

< 1 60.00 23.26 23.26 1-3 139.00 53.88 77.13 4-6 47.00 18.22 95.35 7-10 8.00 3.10 98.45 >10 4.00 1.55 100.00 Hôn nhân Độc thân 183.00 70.93 70.93 Có gia đình 75.00 29.07 100.00 N= 258

Như bảng 4.1 đã trình bày trên, sự phân bổ mẫu theo giới tính với 258 đối tượng hồi đáp có tỷ lệ tương ứng 47.29% nam và 52.71% là là nữ. Các đối tượng trả lời còn khá trẻ phần lớn là ở độ tuổi từ 22-25 (chiếm tỷ lệ 34.50%) và độ tuổi từ 26- 30 (chiếm tỷ lệ 46.51%) , hai độ tuổi này đã chiếm đến hơn 80% đối tượng trả lời. Còn các độ tuổi khác chiếm tỷ lệ không cao.

Các đối tượng khảo sát có trình độ học vấn khá cao, đa phần đã tốt nghiệp đại học tương ứng với tỷ lệ là 77.91; sau đại học 19.77, cao đẳng và trung cấp chiếm khoảng 2%. Đây là điểm đặc trưng khi đối tượng khảo sát là các nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh nơi có nguồn nhân lực cao rất dồi dào so với các nơi khác tại Việt Nam.

Xem xét đến yếu tố kinh nghiệm làm việc với tỷ lệ 55,04 % nhân viên làm việc từ trên 2 năm đến 5 năm; 18,22% làm việc dưới 2 năm; 21,32% làm việc từ 6 đến 10 năm và một tỉ lệ rất nhỏ làm việc trên 10 năm chiếm khoảng 0,5%. Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ xét thêm yếu tố kinh nghiệm làm việc cho tổ chức hiện tại để hiểu rõ hơn về đối tượng trả lời. Qua thống kê cho thấy số đối tượng làm việc cho các tổ chức hiện tại là khá ít thời gian. Đối tượng làm từ dưới 1 năm đến 3 năm chiếm gần 80% số lượng đối tượng. Số đối tượng gắn bó với tổ chức trên 10 năm cũng rất ít chỉ khoảng 3%

Cuối cùng yếu tố tình trạng hôn nhân cho biết hơn 70% số đối tượng là độc thân còn lại đã lập gia đình. Đây là yếu tố được kì vọng sẽ ảnh hưởng đến mức độ stress theo mỗi cá nhân khác nhau sẽ khác nhau.

5.3. Phân tích đánh giá công cụ đo lường

Theo như mô hình nghiên cứu, các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc được đo lường theo 7 nhân tố:

(1) Áp lực trong công việc được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ APLUC01 đến APLUC05;

(2) Môi trường làm việc được đo lường bằng 6 biến quan sát , ký hiệu từ MOITRUONG01 đến MOITRUONG06;

(3) Mâu thuẫn vai trò và trách nhiệm được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ MAUTHUAN01 đến MAUTHUAN05;

(4) Cơ hội phát triển nghề nghiệp đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ THANGTIEN01 đến THANGTIEN05, tuy nhiên 2 biến THANGTIEN01 và THANGTIEN02 là những biến định danh nhằm phân biệt các đối tượng chứ không nhằm để đo lường nhân tố.

(5) Quan hệ cá nhân được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ QUANHE01 đến QUANHE05.

(6) Sự gây hấn nơi làm việc được đo lường bằng 7 biến quan sát, ký hiệu từ GAYHAN01 đến GAYHAN07.

(7) Mâu thuẫn vai trò công việc và cuộc sống được đo lường bằng 3 biến quan sát ký hiệu từ VAITRO01 đến VAITRO03.

(8) Cuối cùng sự căng thẳng trong công việc (Stress) được đo bằng 6 biến quan sát ký hiệu từ CANGTHANG01 đến CANGTHANG06.

Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy (reliability) của các biến quan sát (các mục hỏi) trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng điểm và các biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm đồng thời loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy trong thang đo và thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, tiếp theo thực hiện phân tích nhân tố. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố với phép

quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

5.3.1. Hệ số tin cậy Cronbach alpha

Thang đo các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc

Kết quả phân tích Cronbach alpha các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc được trình bày ở bảng 4.2 với các kết quả cụ thể như sau: (Xem chi tiết tại Phụ lục 3)

Áp lực trong công việc có Cronbach alpha là 0,816, các biến quan sát APLUC01 đến APLUC05 đều có hệ số tương quan với biến tổng trên 0.65 trừ biến APLUC03 có hệ số tương quan với biến tổng rất yếu (0.255) và nếu loại biến này thì Cronbach alpha của thang đo sẽ tăng lên 0,907 do đó ta sẽ loại biến quan sát APLUC03 khỏi thang đo.

Môi trường làm việc có Cronbach alpha 0,818 các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng cao đều lớn hơn 0,6 chỉ trừ biến MOITRUONG01 có hệ số tương quan yếu (0.193) và nếu loại biến này thì độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha) sẽ tăng lên (0.880). Do đó ta sẽ loại biến MOITRUONG01 ra khỏi thang đo

Mâu thuẫn vai trò và trách nhiệm có Cronbach alpha là 0,79 các biến quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến tổng từ 0,77 đến 0,82 trừ biến MAUTHUAN01 có giá trị tương quan với biến tổng nhỏ (0,22) do đó ta loại biến MAUTHUAN01 khỏi thang đo.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp với 3 biến quan sát có Cronbach alpha là 0,88, các biến quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến tổng từ 0,7 đến 0,8. Vì vậy, thang đo được chấp nhận.

Quan hệ cá nhân được có Cronbach alpha ở mức chấp nhận là 0,677; các biến quan sát QUANHE01, QUANHE02, QUANHE04, QUANHE05 có hệ số tương quan cao. Biến QUANHE03 có hệ số tương quan rất thấp (0.052) và khi loại biến này Cronbach alpha là 0.804. Do đó ta sẽ loại biến QUANHE03 khỏi thang đo.

Sự gây hấn nơi làm việc có Cronbach alpha là 0,854 các biến quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến tổng cao đều lớn hơn 0,5 trừ biến

GAYHAN02 có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ (0.120). Do đó, ta sẽ loại biến GAYHAN02 ra khỏi thang đo.

Mâu thuẫn vai trò công việc với 3 biến quan sát có Cronbach alpha là 0,798 các biến quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến tổng từ 0,53 đến 0,73; vì thế thang đo được chấp nhận.

Bảng 4.2- Hệ số Cronbach Alpha của các yếu tố trong công việc

Biến quan sát Tương quan với biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

Áp lực trong công việc

APLUC01 0.68 0.76 APLUC02 0.81 0.72 APLUC03 0.26 0.91 APLUC04 0.74 0.75 APLUC05 0.76 0.75 Alpha= 0.816

Môi trường làm việc

MOITRUONG01 0.19 0.88 MOITRUONG02 0.65 0.78 MOITRUONG03 0.62 0.78 MOITRUONG04 0.57 0.79 MOITRUONG05 0.82 0.73 MOITRUONG06 0.77 0.75 Alpha= 0.818

MAUTHUAN01 0.22 0.88 MAUTHUAN02 0.74 0.69 MAUTHUAN03 0.80 0.67 MAUTHUAN04 0.50 0.77 MAUTHUAN05 0.72 0.70 Alpha= 0.79

Cơ hội phát triển nghề nghiệp THANGTIEN03 0.87 0.75 THANGTIEN04 0.73 0.86 THANGTIEN05 0.75 0.86 Alpha= 0.88 Quan hệ cá nhân QUANHE01 0.40 0.65 QUANHE02 0.70 0.49 QUANHE03 0.05 0.80 QUANHE04 0.67 0.56 QUANHE05 0.61 0.57 Alpha= 0.677

Gây hấn nơi làm việc

GAYHAN01 0.76 0.82 GAYHAN02 0.12 0.90 GAYHAN03 0.78 0.81 GAYHAN04 0.79 0.81 GAYHAN05 0.60 0.84 GAYHAN06 0.84 0.80 GAYHAN07 0.60 0.84 Alpha= 0,854

Mâu thuẫn giữa vai trò trong cuộc sống và công việc

VAITRO01 0.53 0.87

VAITRO02 0.74 0.62

VAITRO03 0.70 0.69

Kết quả sau khi phân tích hệ số Cronbach alpha và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, thang đo các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc được đo lường bằng 29 biến quan sát cho 7 nhân tố (so với ban đầu là 34 biến cho 7 nhân tố). Số lượng biến quan sát và hệ số alpha của các nhân tố đo lường các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc sau khi đã loại bỏ các biến không phù hợp được mô tả trong bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3-Thang đo sau khi lọc biến

Các yếu tố gây căng thẳng

Số biến quan sát Cronbach Alpha

Ghi chú

Ban đầu Sau Ban đầu Sau

Áp lực trong công việc 5 4 0.82 0.91

Loại biến APLUC03

Môi trường làm việc 6 5 0.82 0.88

Loại biến

MOITRUONG01 Mâu thuẫn quyền hạn

và trách nhiệm 5 4 0.88 0.86

Loại biến MAUTHUAN01 Cơ hội phát triển nghề

nghiệp 3 3 0.88 0.88

Quan hệ cá nhân 5 4 0.68 0.80

Loại biến QUANHE03

Gây hấn nơi làm việc 7 6 0,854 0.90

Loại biến GAYHAN02 Mâu thuẫn giữa vai trò

trong cuộc sống và

công việc 3 3 0,798 0,798

Tổng 34 29

Kết luận, Cronbach alpha của các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc sắp xếp từ 0,79 đến 0,9; độ tin cậy đạt mức tốt (≥ 0,8) và thang đo đáp ứng tiêu chuẩn để sử dụng cho nghiên cứu.

Hệ số Cronbach alpha của cảm nhận sự căng thẳng đạt mức giá trị 0,81; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo này tương đối cao từ 0,54 đến 0,65; từ đó cho thấy các biến quan sát có độ tin cậy cao. Đồng thời, thang đo này có hệ số alpha lớn hơn 0,8 nên có thể kết luận thang đo lường này là tốt (Xem bảng 4.4) (Chi tiết tại Phụ lục 4).

Bảng 4.4 - Cronbach Anpha của nhân tố cảm nhận sự căng thẳng

Cảm nhận sự căng

thẳng Tương quan với biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

CANGTHANG01 0.65 0.76 CANGTHANG02 0.55 0.78 CANGTHANG03 0.58 0.78 CANGTHANG04 0.54 0.79 CANGTHANG05 0.56 0.78 CANGTHANG06 0.54 0.79 Anpha = 0.810 5.3.2. Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố với phép quay Varimax được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố cho phân tích tiếp theo.

5.3.2.1 Thang đo các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc

Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phân tích Cronbach alpha, thang đo các yếu tố trong công việc được đo lường bằng 29 biến quan sát cho 7 thành phần của thang đo. Phân tích nhân tố được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.

Với giả thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là giữa 29 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích factor cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig = 0,000); hệ số KMO là 0,822 (>0,5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp (Bảng 4.5).

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .822 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5466.631 df 406 Sig. .000

Kết quả phân tích EFA cho thấy tại mức giá trị Eigenvalue = 1 với phương pháp trích nhân tố principal component, phép quay Varimax cho phép trích được 7 nhân tố từ 29 biến quan sát và phương sai trích được là 74,835%. Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu (>50%) (Bảng 4.6) (Xem chi tiết tại Phụ lục 5).

Bảng 4.6 - Kết quả phân tích nhân tố – Thang đo các yếu tố trong công việc.

Biến nghiên cứu Biến quan sát

Hệ số tải nhân tố Số biến Sự gây hấn trong tổ chức GAYHAN06 0.92 6 GAYHAN03 0.86 GAYHAN04 0.86 GAYHAN01 0.78 GAYHAN05 0.74 GAYHAN07 0.66

Môi trường làm việc

MOITRUONG05 0.86 5 MOITRUONG06 0.80 MOITRUONG02 0.79 MOITRUONG03 0.77 MOITRUONG04 0.71 Áp lực làm việc APLUC05 0.90 4 APLUC04 0.89 APLUC01 0.85 APLUC02 0.85 MAUTHUAN03 0.91 4

Mâu thuẫn giữa quyền hạn và trách nhiệm

MAUTHUAN02 0.84

MAUTHUAN05 0.78

QUANHE02 0.88

4

Quan hệ cá nhân trong tổ chức

QUANHE05 0.84

QUANHE04 0.81

QUANHE01 0.57

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

THANGTIEN03 0.90

3

THANGTIEN05 0.85

THANGTIEN04 0.77

Mâu thuẫn công việc và vai trò khác trong cuộc sống VAITRO02 0.89 3 VAITRO03 0.88 VAITRO01 0.71 Eigenvalues 8.18

Percentage of Variance Explained 74.84

(% Phương sai trích)

Từ kết quả phân tích nhân tố của thang đo các các yếu tố trong công việc nêu trên, 7 nhân tố hình thành được định danh như sau:

• Mâu thuẫn công việc và vai trò khác trong cuộc sống (3 biến quan sát). • Cơ hội phát triển nghề nghiệp (3 biến quan sát).

• Quan hệ cá nhân trong tổ chức (4 biến quan sát).

• Mâu thuẫn giữa quyền hạn và trách nhiệm (4 biến quan sát). • Áp lực làm việc (4 biến quan sát).

• Môi trường làm việc (5 biến quan sát). • Sự gây hấn trong tổ chức (6 biến quan sát).

5.3.2.2 Thang đo cảm nhận sự căng thẳng

Thang đo cảm nhận sự căng thẳng bao gồm sáu biến quan sát:

CANGTHANG01 đến CANGTHANG06, với giả thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là giữa 6 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích factor cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig = 0,000); hệ số KMO là 0,836 (>0,5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp (Bảng 4.7).

Bảng 4.7 - Kiểm định KMO và Bartlett – Thang đo cảm nhận sự căng thẳng KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .836

Bartlett's Test of

Sphericity Approx. Chi-Squaredf 435.93815

Sig. .000

Bằng phân tích EFA sử dụng với phương pháp trích nhân tố principal component và phép quay Varimax đã trích được một nhân tố duy nhất tại eigenvalue bằng 3.089 và phương sai trích được là 51.488% (>50%) đạt yêu cầu. Hơn nữa, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát khá cao (0,68 – 0,73) nên tất cả các biến được chấp nhận trong thang đo (Bảng 4.8) (Chi tiết tại Phụ lục 6).

Biến nghiên cứu Biến quan sát Hệ số tải nhân tố Số biến Cảm nhận sự căng thẳng CANGTHANG04 0.688 1 CANGTHANG02 0.730 CANGTHANG05 0.691

Một phần của tài liệu Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên văn phòng tại TP hồ chí minh (Trang 36)