Hình 2.1 – Mô hình nghiên cứu
Những yếu tố của cá nhân nhân viên
Những yếu tố stress liên quan tới công việc
Áp lực công việc
Môi trường làm việc
Mẫu thuẫn vai trò và trách nhiệm không rõ
Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Quan hệ cá nhân
Sự gây hấn nơi làm việc
Mẫu thuẫn giữa công việc và các vai trò khác trong cuộc sống Sự căng thẳng (stress) Kinh nghiệm quá khứ Sự tác động từ bên ngoài Bản thân cá nhân (Slocum, Hellriegel, 2009)
Mô hình nghiên cứu dựa trên lí thuyết và mô hình các yếu tố trong công việc tác động Stress của Slocum và Hellriegel.
Nghiên cứu này thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố trong công việc và sự căng thẳng (stress) tại TP. Hồ Chí Minh . Với mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên, các giả thuyết được xây dựng khi tiến hành nghiên cứu như sau:
• H1: Yếu tố áp lực công việc tác động cùng chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress).
• H2: Yếu tố môi trường làm việc tác động cùng chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress).
• H3: Yếu tố mâu thuẫn vai trò và trách nhiệm tác động cùng chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress)
• H4: Yếu tố cơ hội phát triển nghề nghiệp tác động ngược chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress)
• H5: Yếu tố quan hệ cá nhân tác động ngược chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress)
• H6: Yếu tố sự gây hấn nơi làm việc tác động cùng chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress)
• H7: Yếu tố mâu thuẫn vai trò công việc và cuộc sống tác động cùng chiều với mức độ gia tăng sự căng thẳng (stress)
• H8: Các yếu tố gây ra mức độ stress nơi làm việc sẽ gây ra mức độ stress khác nhau đối với các cá nhân khác nhau.
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương hai đã trình bày lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của các tác giả có liên quan thuộc tâm lí và stress của nhân viên đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết. Chương ba sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, thang đo để kiểm định các giả thuyết đề ra. Chương này gồm các phần như sau: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Các nguồn thông tin, (3) Thiết kế mẫu – chọn mẫu, (4) Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, (5) Phương pháp xử lý số liệu.