Theo như mô hình nghiên cứu, các yếu tố gây ra sự căng thẳng trong công việc được đo lường theo 7 nhân tố:
(1) Áp lực trong công việc được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ APLUC01 đến APLUC05;
(2) Môi trường làm việc được đo lường bằng 6 biến quan sát , ký hiệu từ MOITRUONG01 đến MOITRUONG06;
(3) Mâu thuẫn vai trò và trách nhiệm được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ MAUTHUAN01 đến MAUTHUAN05;
(4) Cơ hội phát triển nghề nghiệp đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ THANGTIEN01 đến THANGTIEN05, tuy nhiên 2 biến THANGTIEN01 và THANGTIEN02 là những biến định danh nhằm phân biệt các đối tượng chứ không nhằm để đo lường nhân tố.
(5) Quan hệ cá nhân được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ QUANHE01 đến QUANHE05.
(6) Sự gây hấn nơi làm việc được đo lường bằng 7 biến quan sát, ký hiệu từ GAYHAN01 đến GAYHAN07.
(7) Mâu thuẫn vai trò công việc và cuộc sống được đo lường bằng 3 biến quan sát ký hiệu từ VAITRO01 đến VAITRO03.
(8) Cuối cùng sự căng thẳng trong công việc (Stress) được đo bằng 6 biến quan sát ký hiệu từ CANGTHANG01 đến CANGTHANG06.
Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy (reliability) của các biến quan sát (các mục hỏi) trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng điểm và các biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm đồng thời loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy trong thang đo và thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, tiếp theo thực hiện phân tích nhân tố. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố với phép
quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).