8. Đóng góp của luận văn
3.5.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm
3.5.5.1. Kết quả khảo nghiệm HT, P.HT các trường tiểu học
* Ý kiến của HT P.HTvề tính thuận lợi và tính hiệu quả của các biện pháp
Bảng 1a : ý kiến của HT, P.HT về tính thuận lợi và tính hiệu quả của các biện pháp
TT Các biện pháp quản lý chất
lượng RấtThuận lợi (%) Hiệu quả (%)
thuận lợi Thuậ n lợi Không thuận lợi Rất
hiệu quả Hiệu quả
Không hiệu quả
BP 1
HT tác động đến nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá cho giáo viên
85,0 12,0 3,0 19,0 58,0 23,0
BP 2
Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh
15,0 72,0 13,0 45,0 52,0 3,0
BP 3
Quản lý quy trình kiểm tra,
đánh giá ở trường tiểu học 35,0 62,0 3,0 22,0 73,0 5,0
BP 4
Quản lý nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh của người hiệu trưởng
22,0 69,0 9,0 44,0 52,0 4,0
BP 5
Quản lý cách đánh giá, ghi điểm, vào học bạ cho học sinh của giáo viên tiểu học
34,0 61,0 5,0 41,0 53,0 6.0
BP 6
Quản lý lịch trình của kiểm tra,
BP 7
Quản lý chất lượng thông qua
bộ máy của nhà trường 19,6 71,4 10,0 26,8 69,7 3,5
BP 8
Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của giáo viên
24,0 65,0 11,0 43,0 53,0 4,0
Ghi chú : Các chữ cái viết tắt trong bảng : BP - Biện pháp + Về tính hiệu quả của các biện pháp giáo viên đều đánh giá cao, đặc biệt là các biện pháp 2, biện pháp 4 và 8 (tỉ lệ 97%cho rằng rất có hiệu quả và có hiệu quả).
Bảng 1b: ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ của các biện pháp
TT Các biện pháp rèn luyện Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Tính thuận lợi (%)
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Khôn g khả Thi Rất thuận lợi Thuậ n lợi Không thuận lợi BP 1 HT tác động đến nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá cho giáo viên
30,0 70,0 0 65,0 35,0 0 36,0 53,0 11,0
BP 2
Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh
41,0 59,0 0 28,0 54,0 18,0 22,0 58,0 20,0
BP 3
Quản lý quy trình kiểm tra, đánh giá ở trường tiểu học
66,0 34,0 0 58,0 42,0 0 30,0 70,0 0
BP 4
Quản lý nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh của người hiệu trưởng
59,0 41,0 0 46,0 54,0 0 20,0 68,0 12
BP 5
Quản lý cách đánh giá, ghi điểm, vào học bạ cho học sinh của giáo viên tiểu học
68,0 32,0 0 46,0 43,0 11,0 23,0 56,0 21,0
BP 6
Quản lý lịch trình của kiểm tra, đánh giá học sinh
BP 7
Quản lý chất lượng thông qua bộ máy của nhà
trường
68,0 32,0 0 55,0 45,0 0 21,0 56,0 23,0
BP 8
Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của giáo viên
76,0 24,0 0 52,0 48,0 0 23,0 59,0 18,0
3.5.5.2. Kết quả khảo nghiệm chuyên gia giáo dục
Bảng 1c : ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính khoa học, tính lô gíc
và tính hiệu quả của các biện pháp
TT Các biện pháp quản lý Tính khoa học (%) Tính lô gíc (%) Tính hiệu quả (%)
Rất khoa học Khoa học Khôn g khoa học Rất lô gíc Lô gíc Không lô gíc Rất hiệu quả Hiệu quả Không BP1 HT tác động đến nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá cho giáo viên
60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 20,0 80,0
BP2
Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh
40,0 60,0 0 40,0 60,0 0 40,0 60,0
BP3 Quản lý quy trình kiểm tra, đánh
giá ở trường tiểu học 60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 40,0 60,0
BP4
Quản lý nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh của người hiệu trưởng
80,0 20,0 0 80,0 20,0 0 60,0 40,0
BP5
Quản lý cách đánh giá, ghi điểm, vào học bạ cho học sinh của giáo viên tiểu học
0 100 0 0 100 0 60,0 40,0
BP6 Quản lý lịch trình của kiểm tra,
đánh giá học sinh 0 100 0 0 100 0 20,0 80,0
BP7 Quản lý chất lượng thông qua bộ
máy của nhà trường 60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 80,0 20,0
BP8
Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của giáo viên
60,0 40,0 0 60,0 40,0 0 80,0 20,0
chuyên gia đánh giá là không khoa học và không lô gíc.
+ Về tính hiệu quả : Các chuyên gia cũng đều cho rằng không có biện pháp nào là không đem lại hiệu quả.
+ Về mức độ cần thiết : 100 % chuyên gia đều cho rằng tất cả các biện pháp mà chúng tôi xây dựng là rất cần thiết hoặc cần thiết.
+ Về tính khả thi : Các chuyên gia cũng đều cho là rất khả thi hoặc khả thi, không có biện pháp nào là không khả thi.
+ Về tính thuận lợi : Không có chuyên gia nào cho rằng các biện pháp là rất thuận lợi.
+ Về mức độ phù hợp của các biện pháp đối với giáo viên và cán bộ quản lý: Nhìn chung các chuyên gia đều cho rằng các biện pháp đều phù hợp với HT, P.HT và giáo viên.
Kết luận chương 3
Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp được xây dựng trên cơ sở các thành tố nội dung tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của HT, P.HT và giáo viên tiểu học.Trách nhiệm của HT, P.HT nhà trường được quy định trong luật giáo dục 2005 và điều lệ trường tiểu học. Qua việc lựa chọn và sử dụng những phương pháp quản lý chất lượng của HT khi bỏ thi tốt nghiệp tiểu học trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La cho thấy không phải cứ sử dụng một biện pháp là đạt hiệu quả mà chúng ta cần phải phối kết hợp các phương pháp lại với nhau thì mới đem lại hiệu quả nhất định.
Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh tiểu học trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp là yêu cầu của thực tiễn quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
+ Việc nghiên cứu, hệ thống hoá lý luận quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh tiểu học trong khi bỏ thi tốt nghiệp cho ta thấy được tính cần thiết, quan trọng của hoạt động này trong quản lý nhà trường nói chung và trong quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
+ Chất lượng giáo dục Tiểu học trong những năm gần đây đây dần dần được nâng lên, tuy nhiên ở miền núi phía Bắc chất lượng giáo dục tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy phải tìm các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học hữu hiệu để áp dụng có hiệu quả tại Mai Sơn – Sơn La.
+ Xuất phát từ thực tế trên, HT, P.HT các trường tiểu học muốn quản lý tốt chất lượng của trường mình theo đúng thực chất thì cần phải tiến hành đồng bộ một số biện pháp quản lý mà đề tài đã đưa ra. Tất cả quy chế quản lý đó phải kết hợp chặt chẽ theo quy chế chuyên môn của Bộ GD&ĐT đã quy định trên cơ sở kế hoạch hoá các hoạt động quản lý của nhà trường. Từ đó có thể kết hợp các biện pháp quản lý nêu trên nhằm đạt hiệu quả nhất định. Các biện pháp quản lý chất lượng cần phải đảm bảo theo quy chế nhất định sau:
* Cải tiến công tác ra đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ, cuối kỳ trong nhà trường.
* Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên về trách nhiệm, chuyên đề, thường xuyên và tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn trường đóng.
* Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành giáo dục.
* Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chất lượng, tăng cường công tác:“kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong nhà trường.
+ Thực tế cho thấy các biện pháp quản lý chất lượng học sinh hết tiểu học của người HT, P.HT ở các huyện miền núi cần phải tiến hành đồng bộ, điều này chứng tỏ giả thuyết mà luận văn đưa ra là đúng đắn và mang tính khả thi cao.
+ Dưới sự tác động quan trọng của các cấp quản lý giáo dục và sự liên quan trực tiếp của các uỷ chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và các dự án trong công tác giáo dục. Người HT sẽ có những định hướng, kế hoạch nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ quản lý chất lượng chung của nhà trường mình phụ trách đảm bảo tính phù hợp, khoa học và tính tất yếu của khoa học quản lý giáo dục, việc vận dụng thành công các biện pháp đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng thực tế của trường tiểu học ngày một cao hơn.
Khuyến nghị
+ Đối với các trường tiểu học HT phải thực sự quan tâm tới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh trong nhà trường mình phụ trách. Đồng thời quan tâm tới việc quản lý các giờ kiểm tra trực tiếp trên lớp , vận dụng tốt các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động kiểm tra chung của nhà trường. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các yêu cầu việc đánh giá các giờ kiểm tra của giáo viên một cách nghiêm túc, kiểm tra đánh giá khen thưởng kịp thời. Lên kế hoạch phân tích thực trạng tình hình hoạt động dạy và học chung của nhà trường theo từng học kỳ, từng năm, từ đó tổng kết đúc rút những bài học trong công tác quản lý đánh giá chất lượng chung của nhà trường và kịp thời điều chỉnh những sai sót, yếu kém trong quản lý nói chung.
+ Đối với giáo viên tiểu học cần thấm nhuần tư tưởng, đường lối chỉ đạo của các cấp, các ngành và của hiệu trưởng nhà trường về thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học trong bối cảnh bỏ thi như hiện nay. Việc đánh giá chất lượng học sinh phải trung thực, khách quan, chống mọi biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục
hiện nay.
+ Đối với lãnh đạo phòng giáo dục cần thực hiện tốt việc lựa chọn giáo viên ra đề kiểm tra định kỳ cuối kỳ I, cuối kỳ II và cả năm phù hợp với thực tế, mục tiêu của chất lượng giáo dục tiểu học của địa phương. Thực hiện việc đôn đốc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên các trường tiểu học trong toàn huyện theo công văn số 30/ 2005 của Bộ GD & ĐT ngày 30/8/2005. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm của người giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
+ Đối với các ban ngành của huyện (nhất là ban quản lý dự án xây dựng cơ bản) cần tập chung xây dựng dứt điểm có trọng tâm trong công tác xây dựng cơ sở vật chất với các trường vùng 2 và vùng 3. Có chính sách thu hút, hỗ trợ cho giáo viên công tác ở các trường khó khăn xa thị trấn, thị xã, đồng thời tạo ra quy chế, chính sách luân chuyển giáo viên phù hợp với thực tế địa phương, nhằm đảm bảo biên chế ngay từ đầu năm học cho các nhà trường. Các trường có ổn định về biên chế ngay từ đầu năm thì mới đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học theo đúng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc giáo dục nền tảng có ảnh hưởng sâu sắc đến cả quá trình giáo dục ở các cấp, bậc học sau này. Cấp học này có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhân cách cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên. Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học phải có nhiều điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau, nhưng trong đó công tác quản lý trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường là hết sức quan trọng. Người hiệu trưởng muốn nâng cao được chất lượng giáo dục học sinh của trường mình lên thì họ phải là người có kinh nghiệm lãnh đạo và phải là người nắm vững tri thức khoa học về quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng học sinh.
Nhưng trên thực tế ở huyện Mai Sơn – Sơn La hiện nay, phần đông các hiệu trưởng còn rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nên trong lĩnh vực quản lý trường học còn nhiều lúng túng, đặc biệt quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học theo chuẩn của bộ khi không thi tốt nghiệp tiểu học.
Việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học khi không thi tốt nghiệp có nhiều vấn đề khác với trước đây. Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục học sinh, nhất là chất lượng văn hoá. Tại Hội nghị trung ương 6 khoá IX đã đề ra một số giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục, trong đó giải pháp đặt ra chủ yếu là: “Đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sơn La lần thứ XIII đã nêu “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá” Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ,hoàn thành phổ cập THPT, hoàn thành chương trình xoá phòng học tạm, kiên cố
hoá trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà bán trú của học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn (111) (Văn kiện). .
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, trong đó chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, chú trọng đào tạo nhân lực cho nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn La thì ngay từ cấp học đầu tiên chúng ta phải đánh giá đúng chất lượng học sinh làm tiền đề cho sự phát triển của học sinh sau này. Chưa bao giờ việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện con người lại đặt ra cấp thiết như hiện nay. Xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới đánh giá học sinh đang đặt ra những yêu cầu mới cho cán bộ giáo viên và các nhà quản lý trong đó có người Hiệu trưởng. Đảng ta cũng đã xác định để đảm báo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề người thầy giáo, người quản lý giáo dục.
Theo các báo cáo thống kê của phòng giáo dục Mai Sơn thì chất lượng học sinh tiểu học của toàn huyện ngày một nâng lên, song tỷ lệ học sinh yếu vẫn còn cao, chất lượng giáo dục thực chất vẫn còn thấp.
Nay thực hiện sự chỉ đạo của bộ là không thi tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở thì việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp càng phải quan tâm nhiều hơn.
Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh, nhất là chất lượng văn hoá. Tuy vậy từ khi có quyết định bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này một cách có hệ thống để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Là một hiệu trưởng trường tiểu học, chúng tôi thấy đây là vấn đề mang tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận vừa có giá trị thực tiễn cao. Do đó, tôi đã chọn nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá
chất lượng học sinh của Hiệu trưởng tiểu học ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La khi bỏ thi tốt nghiệp” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá chất