Các căn cứ pháp lý

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp (Trang 102)

8. Đóng góp của luận văn

3.1.1. Các căn cứ pháp lý

+ Căn cứ vào luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi), Điều lệ trường tiểu học và các văn bản quy định của Nhà nước.

+ Căn cứ vào văn bản quy định của Bộ giáo dục về việc hướng dẫn đánh giá chất lượng học sinh.

+ Căn cứ vào văn bản quy định của Sở giáo dục đào tạo Sơn La và của phòng giáo dục Mai Sơn theo quy định chung về kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học phù hợp tại địa phương.

Tại năm học 2005-2006 Bộ hướng dẫn đánh giá theo quyết định số 30 ngày 30/9/2005 là: Đánh giá bằng điểm số đối với các môn; toán, tiếng Việt (ở lớp 1,2,3, không cho điểm 0) khoa học, lịch sử, địa lý, tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc, tin học (đối với các lớp 4,5). Các môn còn lại đánh giá bằng nhận xét. Chất lượng tiểu học được quy định đo lường bằng hệ số (điểm số) thông qua các bài kiểm tra địng kỳ và đánh giá nhận xét của giáo viên ở cuối mỗi học kỳ và cuối năm học theo thông tư 30 của bộ quy định. Sở giáo dục đào tạo Sơn la cũng có văn bản số 1624/ VB quy định việc phân phối chương trình và quy định về kiểm tra đánh giá học sinh hết tiểu học, trung học cơ sở theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay tới các phòng giáo dục và các trưởng tiểu học.

3.1.2. Căn cứ vào thực trạng việc đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng một số trường tiểu học Mai Sơn – Sơn La

Qua tìm hiểu thực trạng việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học ở huyện Mai Sơn chúng tôi nhận thấy: Giáo dục tiểu học huyện Mai Sơn trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, song cũng còn bộc lộ yếu kém trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học. Đó là, việc đánh giá chưa đúng thực chất, còn chạy theo thành tích, cá biệt còn một số hiệu trưởng để giảm bớt phiền hà cho mình và cho nhà trường đã bỏ lơ công tác nhận xét học sinh cuối năm học và phó mặc cho hiệu phó chuyên môn làm việc này, dẫn đến các báo cáo thường của các trường thường mang tính thành tích.

Việc giảng dạy của một số giáo viên còn mang tính hình thức, nhất là những giáo viên tăng cường. Việc tự học, tự nâng cao trình độ của giáo viên chưa thực sự trở thành phong trào dẫn đến việc đánh giá đôi khi còn nhầm lẫn giữa thông tư 15 và công văn 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Bệnh quan liêu của một số hiệu trưởng trong việc đánh giá chất lượng học sinh vẫn đang là một vấn đề lớn, nhiều hiệu trưởng biết nhưng bỏ qua, cũng có hiệu trưởng không nắm rõ được đúng trách nhiệm của mình đến đâu dẫn đến thờ ơ trong việc làm của giáo viên nhà trường.

3.2 Những nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng tiểu học

3.2.1 Nguyên tắc khả thi

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng và điều kiện của địa phương (điều kiện trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy), phù hợp với trình độ nhận thức của hiệu trưởng các trường tiểu học trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp tiểu học hiện nay. Nếu không chú ý các điều kiện này thì các biện pháp đưa ra sẽ thiếu tính khả thi, kém hiệu quả hoặc không áp dụng được.

3.2.2 Nguyên tắc biện chứng

Các biện pháp xây dựng phải có quan hệ biện chứng, liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Bên cạnh đó các biện pháp này phải được xây dựng theo thời gian và phải mang tính đồng tâm để vừa hỗ trợ nhau cùng mở rộng, củng cố kỹ năng trong đánh giá chất lượng học sinh trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp tiểu học hiện nay.

3.2.3 Nguyên tắc toàn diện

Các biện pháp phải tác động đến được nhiều mặt như: nhận thức, kỹ năng, phẩm chất của giáo viên, hiệu trưởng các trường tiểu học để tạo nên, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong bối cảnh hiện nay.

3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả

Các biện pháp đưa ra khi áp dụng thực hiện phải mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học của hiệu trưởng trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp. Nếu áp dụng các biện pháp mới sẽ thu được hiệu quả cao hơn và phù hợp với thực tế ở Mai Sơn - Sơn La hiện nay.

3.2.5. Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu, nội dung, chươngng trình

Các biện pháp phải phù hợp thống nhất với mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch quy định của Bộ GD - ĐT, của Sở của Phòng giáo dục và từng địa phương, nhà trường tiểu học. Khi đưa ra các biện pháp này

thì cần phải bám chắc nguyên tắc này nhằm đưa ra đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện các biện pháp đó.

3.2.6. Nguyên tắc phù hợp với lý luận giáo dục tiểu học

Các biện pháp phải phù hợp với bản chất và nguyên tắc của quy trình đánh giá chất lượng học sinh tiểu học theo quy định của Bộ giáo dục. Trong đó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong khi bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, nhằm tránh tình trạng chạy theo thành tích mà bỏ qua chất lượng như hiện nay. Việc đánh giá phê chuẩn cho học sinh hết tiểu học là một yêu cầu hết sức quan trọng trong tình hình kinh tế – xã hội và hội nhập Quốc tế hiện nay.

3.3. Các biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học sinh của người hiệu trưởng

3.3.1. Biện pháp 1: Hiệu trưởng tác động đến nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá cho giáo viên

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp, nhằm giúp cán bộ làm công tác giáo dục:

Tác động đến tư tưởng của giáo viên toàn trường để họ:

+ Hiểu rõ các văn bản pháp quy của ngành về nề nếp dạy và học, những nội quy quy định về điều lệ trường tiểu học. Làm cho tất cả những người làm công tác giáo dục thấm nhuần tư tưởng của Đảng là muốn phồn vinh đất nước không có gì nhanh hơn là đẩy mạnh công tác giáo dục, giáo dục là động lực chính trong sự phát triển đất nước.

+ Mỗi người làm công tác giáo dục nâng cao hiểu biết về chất lượng giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

+ Có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy nói chung và quả lý trường tiểu học nói riêng.

3.3.1.2. Nội dung thực hiện

Thông qua các đợt học tập sinh hoạt chính trị, để học tập các văn bản, chỉ thị nghị quyết của Bộ GD - ĐT do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Tổ chức cho riêng cán bộ quản lý trường học (các trường trong

toàn huyện) hội thảo về vấn đề chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay, việc nâng cao chất lượng thực tế, sự cần thiết và cấp bách của vấn đề chất lượng. Tuy nhiên để làm được vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo (hiệu trưởng, P.HT) phải tham mưu đắc lực với các cấp chính quyền từ huyện đến xã quan tâm thực sự đến sự nghiệp giáo dục ,đào tạo tại địa phương. Đối với các nhà trường tiểu học người hiệu trưởng cần phải tổ chức cho cán bộ giáo viên trường mình học tập đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tạo cho họ tâm thế của người làm công tác giáo dục. Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự nguyện tự giác của người giáo viên , làm cho giáo viên và các thành viên trong trong tập thể thừa nhận tính chân lý khách quan, yêu cầu cần thiết vì quyền lợi của học sinh và cũng là quyền lợi của bản thân mình trong sự nghiệp làm công tác giáo dục. Mọi thành viên phải thấm nhuần một số văn bản chủ yếu gắn với việc nề nếp dạy học như:

- Điều lệ trường tiểu học

- Mục tiêu kế hoạch đào tạo của trường

- Các văn bản trực tiếp quy định về nề nếp dạy học, cách đánh giá - Những nội quy, quy định của nhà trường về phương pháp dạy học, và những chủ chương lớn trong năm học. Tổ chức học tập, trao đổi toạ đàm trong giáo viên và phụ huynh học sinh toàn trường.

- Tổ chức cho phụ huynh học sinh thảo luận, tìm hiểu những vấn đề cần thiết về chương trình lớp ghép và chương trình phổ cập tiểu học, nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

3.3.1.4. Cách thực hiện

Thứ nhất: Thông qua bồi dưỡng hè thường xuyên của ngành giáo

dục hàng năm, qua các đợt tập huấn, chu kỳ theo thời điểm cập nhật thông tin chính xác và mau lẹ.

Thứ hai: Đối với các nhà trường cần phải đưa các nội dung này vào

trong các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng hàng tháng và trong sinh hoạt chuyên đề, và những buổi sinh hoạt ngoại khoá.

Thứ ba: Thực hiện tốt công tác chuẩn hoá giáo viên, nhất quyết loại ra khỏi ngành những người không đủ tiêu chuẩn, chưa thực sự coi trọng sự nghiệp giáo dục, không có tinh thần cầu tiến, không tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Đưa ra cơ chế luân chuyển giáo viên từ vùng thấp lên vùng cao phù hợp với tình hình thực tế của huyện (nam giới từ 5 năm trở lên, nữ từ 3 đến 4 năm), nhằm đảm bảo biên chế ngay từ đầu năm học cho các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của trường mình. Kiên quyết không chấp nhận những báo cáo mang tính chất chung chung không rõ trách nhiệm cá nhâncủa những người quản lý trường học. Việc làm trên thông qua các hoạt động đó nhằm mục đích nâng cao trình độ nhận thức cho tất cả những người làm công tác giáo dục,những cấp quản lý giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân từ đó sẽ thúc đẩy được công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện học sinh.

3.3.2. Biện pháp 2: Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh toàn trường

3.3.2.1.Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng:

+ Củng cố vai trò trách nhiệm của HT trong công tác lãnh chỉ đạo một nhà trường đi đúng quỹ đạo, đánh giá thực chất về chất lượng trường mình phụ trách. Đồng thời mở rộng kiến thức về quản lý, quản lý chất lượng học sinh tiểu học trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp.

+ Tạo nên một số kỹ năng trong việc chỉ đạo, có khả năng phân tích đánh giá, nhận định tình hình chất lượng thực tế của nhà trường do mình phụ trách.

+ Xác định rõ vai trò của hiệu trưởng trong việc chỉ đạo cán bộ giáo viên thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong khi bỏ thi tốt nghiệp hiện nay.

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động chính trong công tác quản lý ở trường tiểu học. Muốn nhận định chính xác chất lượng của trường như thế nào phải thông qua kiểm tra, đánh giá.

Nội dung của kiểm tra đó là: Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu năm của từng lớp, trong năm học kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra có báo trước và khômg có báo trước nhằm đánh giá thực chất lực học của đối tượng học sinh và việc dạy của từng giáo viên, từng khối lớp. Tổ chức đôn đốc, kiểm tra từ thực hiện chế độ cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên. Duyệt các kết quả đánh giá xếp loại cuối học kỳ, cuối năm học của các lớp. Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm trong đánh giá, xếp loại để thống nhất áp dụng cho từng khối lớp và toàn trường. Khâu kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục là chức năng cơ bản rất quan trọng của toàn bộ quá trình, khi chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh cần đảm bảo mục tiêu là:

+ Xem xét, đánh giá kết quả đạt được trong thực tiễn phù hợp đến mức nào so với mục tiêu đã đề ra.

+ Phát hiện yếu kém, sai sót và những điều rối trá trong đánh giá chất lượng thực của từng lớp, để phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. + Điều chỉnh những lệch lạc hoặc loại bỏ những quyết định khi thấy không phù hợp với tình hình cụ thể.

Từ việc đánh giá đó mà xây dựng nên một kế hoạch chi tiết và đề ra các giải pháp cho việc nâng cao chất lượng chung của trường phù hợp với điều kiện thực tế.

3.3.2.3. Cách thực hiện

Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải phân công rõ, cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong ban giám hiệu, mỗi người có một số quyền và trách nhiệm với công việc được giao. Thống nhất trong công tác chỉ đạo theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách nhằm thực hiện quản lý theo kế hoạch, mục tiêu giáo dục đã định. Sau khi đã phân công rõ trách nhiệm từng thành viên rồi tiến hành cho khảo sát đầu năm, hiệu

trưởng, phó hiệu trưởng phải giám sát chặt chẽ vấn đề kiểm tra để định lượng đúng chất lượng đầu năm của toàn trường.

Xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá cho từng kỳ, cả năm theo hướng tích cực hoá. Giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn từng tổ lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu cho toàn tổ. Ban giám hiệu kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc ra vào lớp việc thực hiện đổi mới phương pháp, nội dung chương trình giáo dục của giáo viên. Chú ý đặc biệt đến các lớp ở bản lẻ, khu lẻ về việc kiểm tra của giáo viên và việc học của học sinh. Chất lượng học sinh chính là sự phản ánh việc dạy của giáo viên, vì vậy việc kiểm tra đánh giá giờ dạy, nề nếp học tập của các lớp là yêu cầu không thể thiếu trong nhà trường. Hiệu trưởng tâm huyết với nghề thể hiện sự quân tâm đến chất lượng chung của nhà trường, thông qua kiểm tra , giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, việc thực hiện chương trình các môn học.

Tập trung chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học, đây là một quá trình khó khăn phức tạp có mặt thuận lợi song cũng không ít phiền hà. Vì vậy không thể nóng vội ép giáo viên cải tiến ngay mà phải làm từ từ, phải thấm nhuần tư tưởng của giáo viên là cải tiến phương pháp chính là điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng chung của nhà trường.

Ví dụ: Trong mỗi cuộc họp cuối tháng mọi người đều hô hào là cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá, giáo viên ủng hộ rất nhiệt tình song trên thực tế hiệu trưởng chưa sâu sát thì việc hô hào đó chẳng khác nào đánh trống bỏ dùi. Giáo viên mượn cớ nào là thiếu phương tiện dạy học, là học sinh chưa tiếp cận được cái mới … Do đó việc thực hiện đổi mới phương pháp phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát để thấy chỗ nào chưa phù hợp cần phải có biện pháp thích ứng kịp thời đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng thực sự có hiệu quả.

Ngoài quy định kiểm tra của Bộ ra thì hiệu trưởng phải thường xuyên có phương pháp dự giờ “ngoài lớp” không để giáo viên và học sinh biết, làm như vậy sẽ thu được kết quả chính xác nhất trong việc đánh giá

thực chất lượng của học sinh toàn trường. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá như: thi nói Tiếng Việt giỏi, thi tìm hiểu khoa học, thi ngòi bút vàng … toàn trường từ đó nhằm đúc rút những kinh nghiệm để định hướng việc nâng cao chất lượng chung ngày một đi lên đáp ứng được với yêu cầu của việc kiểm tra chất lượng như hiện nay.

3.3.3. Biện pháp 3: Quản lý quy trình kiểm tra, đánh giá ở trường tiểu học

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp người quản lý

+ Định hướng chính xác việc kiểm tra định kỳ cuối kỳ I, cuối kỳII của phòng GD và việc ra đề kiểm tra giữa kỳ I giữa kỳ II của trường đúng

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của hiệu trưởng tiểu học khi bỏ thi tốt nghiệp (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w