VI Danh mục chữ viết tắt AfDB Ngân hàng phát triển châu Phi African Development Bank AGOA Đạo luật cơ hội và phát triển châu Phi African Growth and Opportunity Act AMU Liên hiệp Maghr
Trang 1I
z
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ THANH THẢO
VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở CHÂU PHI:
Trang 2II
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Để hoàn thành bài luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Nhật Quang, đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cũng như hướng dẫn, hỗ trợ tôi khi tôi thực hiện luận văn này
Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3III
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Vấn đề nghèo đói ở châu Phi: Thực trạng và giải pháp” là do chúng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi
Nhật Quang
Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng trên sách, báo, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
hề được công bố cũng như sử dụng để bảo vệ một học hàm nào
Nếu sai, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước toàn khoa và nhà trường
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên
Bùi Thị Thanh Thảo
Trang 4
IV
MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt VI Các đồ thị và bảng thống kê IX Lời mở đầu X CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÓI
NGHÈO TẠI CHÂU PHI 1
1.1 Điều kiện tự nhiên của châu Phi 1
1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên 1
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 4
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế 10
1.2.1 Cải cách kinh tế 10
1.2.2 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 12
1.3 Một số nhân tố tác động khác 19
1.3.1 Dân cư và lao động 19
1.3.2 Tôn giáo 20
1.3.3 Xung đột sắc tộc 22
1.4 Tiểu kết chương 1 24
2.1 Thực trạng nghèo đói tại châu Phi 26
2.2 Những hệ lụy của nghèo đói trong giai đoạn phát triển hiện nay 31
2.2.1 Những hệ lụy ở cấp độ quốc gia 31
2.2.2 Những hệ lụy ở cấp độ quốc tế 38
2.3 Tiểu kết chương 2 49
CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CHÂU PHI 51
Trang 5V
3.1 Nguyên nhân của nghèo đói 51
3.1.1 Nguyên nhân tự nhiên 51
3.1.2 Nguyên nhân nhân tạo 55
3.2 Một số giải pháp 61
3.2.1 Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế 61
3.2.2 Cải cách chính trị, xã hội 67
3.2.3 Hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề nghèo đói 71
3.3 Tiểu kết chương 3 87
Kết luận chung 89
Tài liệu tham khảo 91
Trang 6VI
Danh mục chữ viết tắt
AfDB Ngân hàng phát triển châu Phi (African Development Bank)
AGOA Đạo luật cơ hội và phát triển châu Phi (African Growth and Opportunity Act)
AMU Liên hiệp Maghreb Ả - rập (Arab Maghreb Union)
AU Liên minh châu Phi (African Union)
CAADP Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện của châu Phi
(Comprehensive Africa Agriculture Development Programme)
CG Nhóm tư vấn của Ngân hàng thế giới (Consultative Group)
COMESA Thị trường chung Đông và Nam Phi
(Common Market for Eastern and Southern Africa)
EAC Cộng đồng Đông Phi (East African Community)
ECOWAS Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi
(Economic Community of West African States)
ESCAP Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á Thái Bình Dương
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)
EU Liên minh châu Âu (European Union)
FAO Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
HIPCs Sáng kiến giảm nợ cho các nước nghèo nặng nợ
(Heavily Indebted Poor Countries)
IDA Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association)
Trang 7VII
IEHA Sáng kiến của Tổng thống nhằm chấm dứt nạn đói ở châu Phi
(President’s Initiatiave to End Hunger in Africa)
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
MDGs Mục tiêu Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals)
MIGA Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương
(Multilateral Investment Guarantee Agency)
NEPAD Chương trình Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi
(New Partnership for Africa's Development)
ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)
OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(Organization of the Petroleum Exporting Countries)
OPIC Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại (Overseas Private Investment Corporation)
PEPFAR Kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch bệnh AIDS của Tổng thống Mỹ
(President's Emergency Plan for AIDS Relief)
PRSPs Diễn đàn chiến lược giảm nghèo (Poverty Reduction Strategy Papers)
SACU Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi
(Southern African Customs Union)
SADC Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi
(Southern African Development Community)
TCB Xây dựng năng lực thương mại (Trade Capacity Building)
TICAD Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi
(Tokyo International Conference on African Development)
Trang 8VIII
UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WFP Chương trình Lương thực thế giới (World Food Programme)
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Trang 9IX
Các đồ thị và bảng thống kê
Bảng 1.1: Các quốc gia Châu Phi (năm 2009)
Bảng 1.2: Trữ lượng dầu lửa và khí đốt một số khu vực theo đánh giá của một số tổ
chức quốc tế
Bảng 1.3: Sản lượng khí đốt của một số nước châu Phi qua các năm
Bảng 1.4: Quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trưởng GDP cao năm 2012 (%GDP)
Bảng 1.5 : Nhận diện những khó khăn, vướng mắc nghiêm trọng nhất tại châu Phi (tỷ lệ
% trong những vấn đề được coi là nghiêm trọng nhất)
Bảng 2.1: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của châu Phi năm 2011 và dự báo năm 2012 và 2013
Trang 10Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển, đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế Chính vì lẽ đó mà con người dường như không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ thống thông tin nối mạng toàn cầu Tuy nhiên, một thực trạng nhức nhối mà cả thế giới dù có tiến bộ, hiện đại đến đâu chăng nữa vẫn phải đối mặt chính là nạn đói nghèo Đói nghèo vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con đường phát triển của mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ ảnh hưởng tới các nước nghèo mà còn có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng tới toàn thế giới Do đói nghèo diễn ra trên một quy mô lớn nên nó gây ra nhiều tác động tới xã hội như: vấn đề về môi trường sinh thái, gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về chính trị Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có Đói nghèo và cuộc chiến chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh, ổn định gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia Trong thực tế, gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ số người sống trong tình trạng đói nghèo còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật là ở những quốc gia đang phát triển Đặc biệt, tại các quốc gia Châu Phi, vấn đề này trở nên bức xúc hơn bao giờ hết Nó đã trở thành một thách thức nghiêm trọng, đè nặng lên các
Trang 11XI
quốc gia châu Phi hiện nay Chỉ cần nhắc đến tình trạng đói ăn và nghèo khổ là hầu hết trong chúng ta đều nghĩ đến châu Phi Từng giờ, từng ngày vẫn có những sinh linh vô tội phải từ giã cõi đời chỉ vì một lý do: đói Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, thực hiện nhiều các biện pháp tích cực nhằm hạn chế cũng như rút ngắn khoảng các đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng, Mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đưa ra Để mọi người có một cái nhìn toàn diện cũng như cũng cấp thêm, cập nhật những thông tin mới nhất về tình trạng đói nghèo đang diễn ra tại các quốc gia châu Phi, chúng tôi quyết định lựa chọn tên đề tài
luận văn: “Vấn đề nghèo đói ở châu Phi: Thực trạng và giải pháp”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, trong bối cảnh có nhiều biến chuyển trong quan hệ quốc tế, cả thế giới đang sống trong thời đại toàn cầu hóa với nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới không ngừng gia tăng Bên cạnh những thành tựu tích cực mà quá trình toàn cầu hóa đem lại thì vẫn còn tồn tại không ít những thách thức, trở thành những trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế cũng như hợp tác quốc tế đối với các quốc gia Trong đó, những vấn đề nổi cộm, có tác động to lớn và ảnh hưởng sâu sắc, trở thành những thách thức cơ bản của một quốc gia chính là đói nghèo, chậm phát triển, xung đột, chiến tranh, mất an ninh trật tự…Và tất cả những vấn đề đang nhức nhối, trở thành niềm trăn trở của các quốc gia trên thế giới đều hội tụ trong khu vực châu Phi, biến nó thành điểm nóng, nhận được sự quan tâm đặc biệt Chính vì lẽ đó mà đã có không ít các công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau tập trung đi sâu phân tích, khắc họa rõ nét về thực trạng chính trị - xã hội của châu Phi
Qua quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, xem xét nguồn tư liệu và học hỏi, chúng tôi
đã tìm hiểu nhiều cuốn sách, tạp chí trong nước cũng như trên thế giới phân tích khá sâu sắc về tình trạng nghèo đói đang diễn ra trên lãnh thổ châu Phi Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về tình trạng nghèo đói tại châu Phi của các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới:
Trang 12XII
PGS.TS Đỗ Đức Định, Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu Phi, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội 2006 Nội dung cuốn sách tập trung tìm hiểu những vấn đề
chính trị - kinh tế cơ bản khu vực châu Phi và mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đó
TS Nguyễn Thanh Hiền, Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu của châu Phi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2008 Công trình nghiên cứu này tập
trung vào các vấn đề nổi cộm nhất của riêng châu Phi hiện nay song lại mang tính toàn cầu và những nỗ lực của châu lục này cũng như sự trợ giúp và hợp tác giải quyết các vấn đề đó từ phía cộng đồng quốc tế
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền, Châu Phi: một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật từ
sau Chiến tranh Lạnh và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2012 Tìm hiểu và
nghiên cứu châu Phi để chỉ ra và đánh giá một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, chính trị là mục tiêu của công trình khoa học này Ở cuốn sách này tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng hợp xuyên suốt, khách quan và liên tục toàn bộ bối cảnh mới của châu Phi hiện nay và trong tương lai gần dựa trên những phân tích về tình hình chính trị, kinh tế nổi bật của châu lục này
Augustin Kwasi Fosu, Germano Mwabu với cuốn“Poverty in Africa - Analytical
and Policy Perspectives”, các nhà kinh tế học nổi tiếng đã vẽ ra một bức tranh toàn diện
về mức độ nghèo đói tại châu Phi Trong cuốn sách phân tích khá kỹ về nghèo đói, phân phối thu nhập và thị trường lao động, đưa ra một số công cụ nhằm theo dõi, đánh giá tác động của các chương trình giảm nghèo
Moeletsi Mbeki trong cuốn sách “Architects of Poverty: Why Africa’s Capitalism
needs Changing” đã phân tích hoàn cảnh xã hội của châu Phi và đưa ra kết luận rằng
chính những người lãnh đạo mải mê làm giàu cho bản thân là nguyên nhân đẩy người dân vào tình trạng nghèo đói triền miên
Bên cạnh đó, những báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế như: WB, WHO, IMF phân tích tình trạng nghèo đói dựa trên tình hình thực tế cũng là một phần tài liệu
Trang 13XIII
tham khảo quý báu, cung cấp những kiến thức cũng như số liệu thiết thực nhất cho tôi hoàn thành được đề tài luận văn này
Một số bài tạp chí như: Cơ chế khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của
châu Phi: hiện trạng, xu hướng, cải cách và triển vọng – Tạp chí nghiên cứu Châu Phi
và Trung Đông, số 2/2005 Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn trong những
năm đầu thế kỷ XXI – Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 10(50) tháng
10/2009 Nông nghiệp châu Phi: những điểm mạnh và hạn chế – Tạp chí nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 05 (69) tháng 5/2011…
Mặc dù những cuốn sách, các bài tạp chí và những bản báo cáo đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng đã vẽ lên toàn cảnh kinh tế, chính trị của châu Phi Đặc biệt nó cũng đã khắc họa rõ nét những biểu hiện nhiều chiều, đan xen, cả tác động tích cực cũng như tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với các quốc gia châu Phi Bởi vậy, từ góc độ lịch sử, kế thừa những công trình đã nghiên cứu, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS.TS Bùi Nhật Quang, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Vấn đề nghèo đói ở châu Phi: Thực trạng và giải pháp”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân đói nghèo tại châu Phi hiện nay, từ đó
đưa ra các giải pháp chủ yếu góp phần xóa đói giảm nghèo tại khu vực này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo đói tại các quốc gia châu Phi hiện nay Từ đó đánh giá những tác động của
nó đến châu Phi nói riêng và trong quan hệ quốc tế nói chung Từ những phân tích đã đưa
ra, chỉ ra mục tiêu cũng như các biện pháp chủ yếu giúp các quốc gia châu Phi thực hiện
các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống lại nghèo đói
Trang 14XIV
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là một khu vực có tình trạng phát triển kinh tế chậm và chịu tác động mạnh mẽ của nạn đói nên đời sống của cư dân trong khu vực vô cùng khốn khó Hơn nữa, nạn đói diễn ra đã khiến cho khu vực này trở thành điểm đen của đói nghèo thế giới Chính vì vậy mà luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình nghèo đói tại khu vực châu Phi, những hệ lụy của vấn đề này đặt ra cho các quốc gia trong khu vực Từ đó, đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu nạn đói đang hoành hành tại khu vực này
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: các quốc gia nằm trong khu vực châu Phi, tập trung vào những nơi
có nạn đói xảy ra ác liệt nhất, có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới đời sống của người dân
cũng như quan hệ quốc tế
Về thời gian: Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia tiến hành cải cách kinh
tế nhưng có nhiều xung đột, chiến tranh và những tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng nghèo trở nên phổ biến tại các quốc gia trong khu vực
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu:
Luận văn dựa trên những tài liệu đánh giá của các tổ chức quốc tế về đói nghèo,
các sách báo, tạp chí và các website viết về nạn đói ở châu phi
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng phương duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và kết hợp các phương pháp nghiên cứu của xã hội học như thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống, phân tích để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu
Trang 15XV
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp về mặt khoa học, đồng thời cũng mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan như: vấn đề phát triển kinh tế, quan hệ hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách của các quốc gia châu Phi và các nước trên thế giới
7 Bố cục của luận văn
Sau một thời gian dài tập hợp và hệ thống hóa tư liệu, luận văn của tôi ngoài phần
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1 Những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói tại châu Phi
Chương 2 Thực trạng Nghèo đói tại châu Phi và những hệ lụy đặt ra
Chương 3 Nguyên nhân và giải pháp xóa đói giảm nghèo tại châu Phi
Trang 161
CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO
TẠI CHÂU PHI 1.1 Điều kiện tự nhiên của châu Phi
1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới [6, tr16] sau châu Á và châu Mỹ, với tổng diện tích khoảng 30.3 triệu km2, bao gồm cả các đảo kế cận Diện tích này chiếm khoảng 20,4% tổng diện tích mặt đất của thế giới, tương đương 6% diện tích bề mặt trái đất1
Tính đến đầu năm 2010, dân số châu Phi ước tính khoảng trên 1 tỷ người, chiếm khoảng 15% dân số toàn cầu
Vị trí địa lý của châu Phi trải dài từ vĩ độ 37021’ Bắc tới 34051’15” Nam Điểm cực Bắc của châu Phi là mũi Ras ben Sakka Tunisia Điểm cực Nam là Mũi Agulhas thuộc Cộng hòa Nam Phi Điểm cực Đông là mũi Ras Hafun thuộc Somalia và điểm cực Tây là mũi Almadies thuộc Senegal2 [1, tr9] Các đường cấu trúc chính của châu lục này thể hiện theo cả hai hướng Tây – Đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía Bắc nhiều hơn là theo hướng Bắc – Nam ở các bán đảo miền Nam Châu Phi có sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 10 triệu km2, chiếm khoảng gần 1/3 toàn diện tích khu vực Diện tích châu Phi được chia tách thành 54 nước, trong đó có 48 quốc gia thuộc đất liền và 6 quốc đảo
Châu Phi từ lâu không chỉ được biết đến là cái nôi của loài người mà còn một khu vực có vị trí địa - chính trị mang tính chiến lược quan trọng trên bản đồ thế giới Châu Phi là nơi phân cách hai đại dương: phía Tây là Đại Tây Dương, phía đông là Ấn
Độ Dương và biển Đỏ Ở phía Bắc châu Phi ngăn cách với châu Âu bởi Địa Trung Hải
và ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Suez và Biển Đỏ Khu Đông Bắc châu Phi, còn được gọi với cái tên là Sừng châu Phi lại rất gần với khu vực Trung Đông Châu Phi có
bờ biển dài 26.000 km2, đặc điểm nổi bật là bờ biển cao, thẳng, ít bị chia cắt nên rất ít
Trang 172
vịnh ăn sâu vào nội địa trừ Guinea, bán đảo, đảo cũng không có nhiều trừ bán đảo Somalia Ven bờ biển châu Phi có một số dòng hải lưu quan trọng như dòng hải lưu Canari, dòng hải lưu Guinea và dòng hải lưu Benghela ở Đại Tây Dương Tại Ấn Độ
Dương có dòng hải lưu nóng Mozambique gần bờ biển của Mozambique
Bảng 1.1: Các quốc gia Châu Phi (năm 2009)
(Đơn vị: nghìn km2, triệu người)
Trang 183
Địa hình của châu Phi tương đối đơn giản Có thể coi khu vực này là một cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 700 mét, độ cao tương đối đồng đều, trừ một số miền ven biển phía Tây và miền đất phía Bắc Phi thấp hơn Phần lớn diện tích của Bắc Phi cao hơn 200 mét Miền địa hình phía Đông Nam bao gồm các cao nguyên phía Đông, miền núi Nam Phi và một số cao nguyên, bồn địa phía Tây Phía nam của hệ thống cao nguyên là Drakensberg (hay còn được gọi với cái tên là Quathlamba), một hệ thống núi tương đối cao chạy song song với bờ biển Nam của châu Phi Dãy núi nằm chủ yếu ở Nam Phi với độ cao 1125km (700 dặm), dốc ở phía Đông, thoải ở phía Tây Phía Tây của dãy Drakensberg là những cao nguyên xen kẽ với bồn địa Châu Phi có hệ sinh thái tương đối đa đạng, từ sa mạc đến rừng nhiệt đới
Do địa hình là cao nguyên hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt, không có vịnh ăn sâu vào nội địa, ven biển có một số núi cao đã góp phần ngăn chặn gió mậu dịch từ Ấn Độ Dương và gió mùa Tây Nam từ vịnh Guinea thổi vào khiến cho khí hậu lục địa ít chịu ảnh hưởng Các quốc gia nằm trong khu vực này có khí hậu nhiệt đới nóng và khô Bắc Phi có khí hậu mang tính lục địa gay gắt, hình thành các trung tâm khí áp theo mùa, hoàn lưu gió mùa Với lượng mưa từ 100 – 250mm, khả năng bốc hơi nhanh nên thực vật ở khu vực này rất thưa thớt, chỉ có một số loài cỏ và cây bụi chịu hạn Trong khi đó, Nam Phi có khí hậu ấm áp hơn phía Bắc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch Đông Nam, thời tiết khá ổn định, khô, không mưa Có một bộ phận nhỏ ở rìa phía Nam chịu ảnh hưởng của gió Tây thời tiết ẩm, mưa nhiều Do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển và địa hình nên lượng mưa ở đây phân bố không đều Vùng xích đạo và sườn đón gió có lượng mưa trung bình từ 2000 – 3000mm Vùng gió mùa, lượng mưa trung bình giao động từ 1500 – 2000mm Còn tại các khu vực có sự thống trị của gió mậu dịch quanh năm thì lượng mưa thường thấp hơn 250mm Chính điều này đã làm cho lượng nước của khu vực phân bố không đều Khoảng 50% trong tổng tài nguyên mặt nước ở châu Phi nằm trong khu vực sông Congo, còn tập trung tại một số sông khác như: Niger, Zimbezi, Nie Volta…[8, tr92]
Như vậy, thông tin bước đầu cho thấy châu Phi là châu lục có vị trí chiến lược quan trọng với nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội Thế
Trang 194
nhưng, cũng chính vị trí địa lý đặc biệt này đã khiến cho các quốc gia châu Phi trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng, tranh dành lợi ích của các nước lớn bên ngoài cũng như giữa các quốc gia châu Phi với nhau
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Châu Phi cho đến nay vẫn là châu lục có nhiều quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới với một bộ phận lớn dân chúng ở tình trạng nghèo đói và lạc hậu Tuy nhiên, trái người với thực trạng phát triển không mấy khả quan, châu Phi lại đang sở hữu nguồn tài nhiều thiên nhiên phong phú, giàu tiềm năng hàng đầu trên thế giới Nếu được khai thác và sử dụng hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực quan trọng hàng đầu đảm bảo cho tiến trình phát triển, xóa nghèo đói tại châu Phi Châu Phi có một nguồn tài nguyên năng lượng và khoáng sản vô cùng phong phú và quý giá trong lòng đất với đủ các chủng loại khác nhau Đặc biệt là dầu mỏ và các khoáng sản chiến lược với trữ lượng lớn chưa được khai thác nhiều Nó là niềm mơ ước của nhiều quốc gia giàu có nhưng khan hiếm tài nguyên trên thế giới [8, tr75] hoặc những nước đã khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, có nhu cầu phát triển công nghiệp Chính lẽ đó mà châu Phi trở thành tâm điểm chú ý của nhiều quốc gia, gần như
là không một cường quốc nào có thể thờ ơ
Trong một công trình nghiên cứu về Châu Phi, tác giả Alex Thomson đã khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi như sau: “…châu Phi không hề nghèo về mặt tài nguyên Về sản xuất điện năng, châu lục này có thể cung cấp 40% thủy điện của cả thể giới Nó cung cấp đến 12% khí đốt tự nhiên của toàn cầu và 8% lượng khai thác dầu mỏ của thế giới Đồng thời, châu lục này còn sản xuất 70% cô ca hạt và 60% cà phê hạt của cả thế giới Lòng đất của châu Phi giàu các loại khoáng sản, nhiều vùng có đất đai màu mỡ, phì nhiêu” [38, tr202] Nguồn tài nguyên của Châu Phi vô cùng phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng Nơi đây tập trung 17 loại khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới như vàng, crôm, cô ban, dầu mỏ, khí đốt, kim cương…
Vùng Bắc Phi là một trong những trung tâm khai thác và sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới Trong đó, Libya, Algeria và Ai Cập là những quốc gia có tên tuổi lớn trong ngành dầu mỏ thế giới Bắc Phi rất giàu có các loại tài nguyên như phốt phát,
Trang 205
than, quặng sắt, cô ban, uranium, platinum… Trung và Tây Phi có nhiều dầu mỏ Ngoài ra, khu vực này còn chứa nhiều loại khoáng sản quan trọng nhất của thế giới như măng gan, bô xít, đồng, cô ban Guinea là quốc gia chiếm tới 30% trữ lượng bô xít toàn thế giới Khu vực Nam Phi có nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm nhất thế giới như: vàng, kim cương Chính vì lẽ đó mà ngành công nghiệp khai khoáng ở đây rất phát triển Bên cạnh đó, khu vực Nam Phi còn có các khoáng sản nổi tiếng là chrominum,
cô ban, uranium, titan, măng gan… Đầu tàu kinh tế Nam Phi là nền kinh tế khoáng sản khu vực Nam Phi nói riêng và toàn bộ châu Phi nói chung [8, tr80]
Ngoại trừ một số quốc gia vùng Đông Phi, hầu hết các khu vực khác của châu Phi đều chứa nhiều loại khoáng sản Hiện tại, châu Phi chiếm 70% trữ lượng cô ban, trên 50% platinum, chromium, gần 50% trữ lượng kim cương, 10% lượng dầu khí, 67% vàng, 50% lượng măng gan, 97% lượng crôm, 20% lượng bôxít, 14% lượng đồng, 2% dầu mỏ, 56,2% lượng uranium và 20% lượng thủy điện của cả thế giới [32] Các quốc gia có trữ lượng khoáng sản nhiều nhất ở châu Phi phải kể đến Angola, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Nam Phi, Zimbabwe, Gabon… Trữ lượng khoáng sản lớn chứng tỏ rằng đây là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, đủ khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác các loại khoáng sản của khu vực châu Phi tăng lên mạnh
mẽ, góp phần cho châu lục này tăng trưởng kinh tế nhanh chóng Năm 2005, sản lượng khai thác kim cương của châu Phi đạt 46% so với thế giới, tăng lên gần 51% so với năm 2000 Sự gia tăng này khá đồng đều tại các quốc gia như Nam Phi, Angola, Botswana, Congo, Ghana, Guinea, Lesotho… Tuy nhiên, nó lại có sự sụt giảm tại Trung Phi và Tanzania Trong xuất khẩu kim cương thô, tính đến 2008, châu Phi chiếm trên 60% tổng sản lượng trên toàn thế giới Nam Phi và Botswana vẫn là các quốc gia sản xuất chính [8, tr87]
Đối với vấn đề khai thác vàng, trong thời gian gần đây, tỷ trọng đóng góp của khu vực vào nền sản xuất vàng của thế giới đã có sự suy giảm Từ mức 32% nay đã giảm xuống còn 21% Nam Phi và Ghana là hai quốc gia có đóng góp nhiều nhất cũng suy giảm mạnh mẽ do chi phí sản xuất, thăm dò và khai thác đã tăng lên Tính đến
Trang 216
2009, khi sản lượng khai thác vàng của cả thế giới đứng ở mức 2.550 tấn thì Nam Phi chỉ đóng góp vào đó 210 tấn, Ghana là 85 tấn Trước đó, Nam Phi chiếm 56% sản lượng của toàn châu lục Con số này ở Ghana là 13% Sản xuất đồng và nhôm của châu Phi liên tục tăng lần lượt là 48% và 54% trong giai đoạn từ 2000 – 2005 Zambia là quốc gia dẫn đầu trong sản xuất đồng với sản lượng chiếm tới 56% sản lượng khai thác đồng của khu vực này Còn với nhôm tinh chế, Nam Phi đứng đầu sản xuất với sản lượng đạt khoảng 895 nghìn tấn Tiếp sau đó là Mozambique đạt 562 nghìn tấn Tính đến 2006 thì sản lượng khai thác nhôm tinh chế của toàn châu Phi ước tính đạt 1,5 triệu tấn, trong đó Nam Phi chiếm 899 nghìn tấn Mozambique đạt 559 nghìn tấn [8, tr88] Việc sản xuất than của châu Phi đã tăng 9% trong giai đoạn từ 2000 – 2005, trong đó Nam Phi được coi là quốc gia có ưu thế sản xuất vượt trội hơn so với các quốc gia khác trong khu vực Quốc gia này chiếm tới 98% sản lượng toàn khu vực Zimbabwe chiếm 1%, 1% còn lại nằm rải rác tại các quốc gia trên toàn châu lục Năm
2008, cả thế giới khai thác được khoảng 5.485 triệu tấn, trong đó Nam Phi chiếm 236 triệu tấn [51] Bên cạnh đó, sản lượng bôxít của châu Phi chiếm 9% sản lượng của toàn thế giới, thép thô chiếm 2%, tính từ 2005 - 2011, sản xuất thép thô của châu Phi tăng trung bình 5% Sản xuất chì chiếm khoảng 3%, kẽm chiếm 2% sản lượng toàn thế giới… Hầu hết các nền kinh tế của châu Phi đều phụ thuộc vào việc xuất khẩu khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác, bất chấp việc sụt giảm giá nghiêm trọng của các mặt hàng này trên thị trường thế giới 12 quốc gia trong khu vực có kim ngạch xuất khẩu nguồn khoáng sản chiếm đếm 50% tổng sản lượng xuất khẩu hàng hóa Còn đối với các quốc gia như: Nam Phi, Angola, Nigeria, Algeria, Libya và Zambia thì việc khoáng sản chiếm đến 90% lượng xuất khẩu [1, tr20]
Dầu mỏ và khí đốt là hai loại có trữ lượng lớn nhất và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của châu Phi nhất Chính vì lẽ đó mà những nơi sở hữu loại “vàng đen” này nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chú ý trong chiến lược toàn cầu Dầu
mỏ được ví như “máu” của nền kinh tế, một cơ thế khỏe mạnh cần cung cấp đầy đủ máu cũng giống như một nền kinh tế tăng trưởng cần bổ sung nguồn “máu đen” [3,Tr 219] Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình trạng sử dụng năng lượng tăng cao
Trang 227
như hiện nay thì để đáp ứng cho nền kinh tế toàn thế giới từ nay cho đến 2030 thì thế giới cần đầu tư khoảng 550 tỷ USD/năm cho ngành năng lượng Điều đó có nghĩa là mức tiêu dùng toàn cầu về dầu mỏ tương ứng với khoảng 110 triệu thùng vào năm
2020, tăng 43% [1, tr25] Khu vực này thường xuyên thăm dò được các nguồn dầu mỏ
và khí đốt mới Do vậy mà 20 năm trở lại đây, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khu vực này khai thác tăng lên rất nhanh Sản lượng dầu mỏ khai thác tăng 25%, khí tốt tăng lên 100% [9, tr100] Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là đánh giá của Tổ chức Dầu mỏ và khí đốt thế giới, trữ lượng dầu mỏ của châu Phi đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Đông (68%), châu Mỹ (14%)
Bảng 1.2: Trữ lƣợng dầu lửa và khí đốt một số khu vực theo đánh giá của
Báo cáo dầu lửa thế giới
năm 2007
Đến 01/01/2009
Đến cuối năm 2007
Đến cuối năm 2007
Đến 01/01/2008
Đến 01/01/2009
Đến cuối năm 2007 Bắc Phi 70.311 209.910 57.535 308.289 308.462 308.794 314.059 Trung và
Nam Phi
111.211 122.687 104.793 272.841 260.095 266.541 246.979
Châu Âu 15.570 13.657 18.801 207.654 218.134 169.086 168.978 Trung Á 128.148 98.886 126.000 1.890,891 1.900,265 1.993,800 2.104,000 Trung Đông 755.325 745.998 727.314 2.585,315 2.609,319 2.591,653 2.570,222 Châu Phi 118.472 117.064 114.716 514.923 514.328 494.078 504.211 Châu Á và
Nguồn: Cơ quan thông tin về năng lượng EIA (03/03/2009)
Theo tính toán của Tập đoàn dầu mỏ Anh quốc BP, trữ lượng dầu tìm thấy ở châu Phi năm 2008 là khoảng 117,481 tỷ thùng, tương đương 9,49% trữ lượng dầu mỏ
Trang 238
của cả thế giới [8, tr81] Năm quốc gia dẫn đầu về sản lượng khai thác, chiếm 85% sản lượng toàn vùng là Nigeria, Libya, Algeria, Ai Cập và Angola Tuần báo Mining Weekly của Nam Phi cho biết ngành công nghiệp khai thác dầu ở đây được phát triển mạnh Hiện tại, khu vực này có 550 công ty hoạt động độc lập với 44 nhà máy lọc dầu, cho ra lò 3 triệu thùng mỗi ngày với trữ lượng và khả năng sản xuất dầu mỏ lớn, chiếm gần 30% tổng sản lượng của OPEC và gần 13% tổng sản lượng của toàn thế giới [3, tr228], châu Phi không những đáp ứng nhu cầu của các quốc gia trong khu vực mà nó còn có khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của một số quốc gia lớn trên thế giới
Châu Phi được coi là một thành viên quan trọng trong mắt xích cung cấp dầu mỏ cho toàn thế giới Trong báo cáo “Tầm nhìn châu Phi 2040”, ông Clarke dự báo sẽ diễn
ra sự bùng nổ trong ngành dầu khí châu Phi, số lượng các doanh nghiệp độc lập trong ngành này sẽ liên tục tăng nhanh Vào năm 2015, sẽ có khoảng 800 doanh nghiệp, đến năm 2040 thì nó sẽ được đẩy lên con số 1.250 doanh nghiệp trong đó có từ 50 – 100 công ty hoạt động ở cấp quốc tế
Về trữ lượng khí đốt: trong bảng xếp hạng các nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới thì vị trí thứ bảy thuộc về Nigeria với trữ lượng 184,2 Tcf và Algeria ở vị trí thứ chín với trữ lượng 159 Tcf [3, tr226] Và đây cũng là hai quốc gia có lượng khí đốt lớn nhất châu Phi Đứng hàng thứ ba phải kể đến Ai Cập Nhìn chung, sản lượng khí đốt của châu Phi có sự gia tăng hàng năm do nhu cầu tiêu thụ nặng lượng của các nước trong khu vực ngày càng cao Bên cạnh đó, đây là nguồn thu ngoại tệ lớn cho khu vực
Bảng 1.3: Sản lượng khí đốt của một số nước châu Phi qua các năm
Trang 24Nguồn: Tổ chức quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA)
Với sản lượng dầu mỏ và đa dạng các loại khoáng sản nên ngành khai mỏ là một ngành công nghiệp chủ chốt, đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế của khu vực này Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2001 thì trong các yếu tố đầu vào đóng góp cho GDP, nguồn vốn tự nhiên (trong đó có khoáng sản, tài nguyên, đất đai…) đóng góp tới 11% cho châu lục này [1, tr42] Dầu mỏ, bên cạnh những tài nguyên quý giá khác như vàng, bạch kim và kim cương, khí đốt tạo nên nguồn thu khổng lồ cho các chính phủ châu Phi, bên các những lợi ích về phát triển xã hội Thế nhưng, châu Phi được đánh giá là một vùng đất giàu có nhưng chưa được khai thác hiệu quả, đặc biệt ở khu vực Nam và Đông Phi Đây thực sự là thị trường béo bở của các nước lớn nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý báu và có giá trị kinh tế cao của châu Phi
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về năng lượng cũng như khoáng sản ngày càng tăng của mình, các quốc gia đang tập trung hướng vào châu Phi, coi đây là một trong những chiến lược lớn, cần phải tập trung nguồn lực để khai thác một cách triệt để khu vực đầy tiềm năng này Nước Mỹ đã đề ra chiền lược “an ninh quốc gia mới nhìn vào châu Phi” và gia hạn kéo dài Đạo luật cơ hội và phát triển châu phi (AGOA) đến
2008 Châu Âu có chiến lược mới hướng về châu Phi thông qua Hiệp ước Cotonou tại Benin năm 2000, dành cho các nước châu Phi cơ chế “tất cả trừ vũ khí – EBA” năm
2001 nhằm miễn thuế và hạn ngạch cho tất cả hàng hóa của các nước châu Phi thông qua Hội nghị quốc tế Tokyo hàng năm về phát triển châu Phi (TICAD) được khởi đầu năm 1998, và Diễn đàn hợp tác Á – Phi khuyến khích châu Phi được tổ chức lần II vào 4/2005 sau khi bị gián đoạn từ 1960… Tất cả nhằm mục đích thâm nhập vào thị trường
Trang 251.2 Thực trạng phát triển kinh tế
Ngày nay, trong bối cảnh quốc tế mới, nhất là trong một thập niên gần đây xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế khiến cho nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ, không ngừng Châu Phi cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu khách quan đó Với lợi thế phong phú các loại tài nguyên thiên nhiên và thị trường đông dân, khu vực này đang là một điểm đến hấp dẫn, không thể bỏ qua của nhiều nước, nhất là các nước lớn Chính điều này là nhân tố định hướng chi phối cải cách kinh tế của các quốc gia châu Phi trong thời gian này Chính phủ của các nước châu Phi cũng đã nhận thức đúng đắn vấn đề này nên đã có những động thái tích cực, mở rộng hoạt động hợp tác thương mại, tăng cường mối quan hệ liên kết theo nhóm của các quốc gia trong thời đại mới
1.2.1 Cải cách kinh tế
Cải cách thể chế kinh tế là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần quyết định cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Nếu một chính phủ lựa chọn chiến lược cải cách thể chế kinh tế đúng đắn thì trình độ phát triển kinh tế của nước đó sẽ được nâng lên một cách rõ rệt, cơ sở hạ tầng được đầu tư, các mối quan hệ với bên ngoài cũng sẽ
mở rộng, phát triển Còn không, đất nước đó sẽ trong tình trạng trì trệ, lạc hậu và không theo kịp các nước khác trên thế giới
Khác với các châu lục khác trên thế giới, ở châu Phi, xu hướng phát triển đất nước không phải do sự vận động của các phương thức sản xuất trong xã hội quyết định
Trang 2611
mà chủ yếu do hệ tư tưởng của giới cầm quyền ở từng nước chi phối Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các quốc gia trong khu vực này thường nghiêng về một trong hai siêu cường, theo hai hệ tư tưởng khác nhau là xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN) Trong nhiều thập kỷ sau khi dành độc lập, đa số chính quyền các nước châu Phi dựa vào viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn
áp các lực lượng đối lập, phục vụ lợi ích của giới cầm quyền Khi giành được độc lập, nhiều quốc gia châu Phi dưới sự hỗ trợ của Liên Xô đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập trung, bao cấp, theo kế hoạch mà Liên Xô đang thực hiện Việc áp dụng một cách dập khuôn, máy móc, không nghiên cứu, thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh trong nước cũng như tình hình phát triển chung của khu vực đã khiến cho việc phát triển kinh tế gặp nhiêu trở ngại
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, từ những năm 90 của thế kỷ XX, châu Phi đã khuyến khích đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển Môi trường kinh doanh của các quốc gia đã được cải thiện khá nhiều so với một thập kỷ trước đó Điều này đã tạo ra một cơ hội thuận lợi để châu Phi có thể thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào khu vực Theo nghiên cứu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đã bắt đầu tăng từ cuối thập kỷ 1990 Tuy nhiên, các nguồn vốn đầu tư này chủ yếu tập trung vào các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, đặc biệt là các nước có nhiều khoáng sản và dầu khí Với tốc độ nhanh chóng và lan truyền, chấp nhận rộng rãi, với trên 3.000 trường hợp tư nhân hóa mang lại tổng doanh thu lên đến 7.556 triệu USD, tư nhân hóa các nước châu Phi khu vực cận Sahara đã có một bước phát triển mới, tạo ra một lực lượng quan trọng tham gia phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế chủ yếu cho nhiều quốc gia trong châu lục [1, tr 197 – 198]
Một số dự án tư nhân hóa điển hình trời kỳ trong thời kỳ này phải kể đến dự án nguồn nước ở Angola, tư nhân hóa 213 công ty thuộc lĩnh vực viễn thông, khách sạn, hàng không, ngân hàng, thị trường cà phê ở Uganda, tái cơ cấu 11 doanh nghiệp nhà nước ở Mali, tư nhân hóa hệ thống bán lẻ và các công ty dược phẩm ở Lesotho Trong
đó, quá trình tư nhân hóa diễn ra ồ ạt nhất tại Mozambique (548 dự án), Angola (331
dự án), Tanzania (244 dự án), Ghana (205 dự án), Zambia (183 dự án), Kenya (145 dự
Trang 2712
án) [20] Trong giai đoạn 2000 – 2005, châu Phi cận Sahara thu được 11 tỷ USD từ các
dự án tư nhân hóa, chiến 3% trong tổng doanh thu từ tư nhân hóa của các nước đang phát triển Nam Phi, Nigeria, Ghana và Zambia là bốn quốc gia có số dự án tư nhân hóa lớn nhất trong giai đoạn này Thời kỳ này, các ngành cơ sở hạ tầng như viễn thông, điện, nước, vận tải; tài chính như bảo hiểm, ngân hàng các dịch vụ tài chính khác và ngành năng lượng được ưu tiên phát triển [8, tr24]
Như vậy, cuộc cải cách kinh tế đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, mang lại những thay đổi quan trọng cho nền kinh tế các quốc gia trong khu vực Sản phẩm của người dân làm ra được thanh toán theo giá thị trường, phù hợp cũng như đánh giá đúng sức lực mà người lao động đã bỏ ra Thêm vào đó, việc thay đổi chế độ sở hữu của cải vật chất sang hình thức tư nhân đã kích thích người dân hăng say lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn, phục vụ cho nhu cầu của xã hội Nó không chỉ giúp châu Phi phát triển trong giai đoạn đó mà là tiền đề, động lực cũng là điểm tựa cho châu Phi
có cơ hội phát triển mạnh hơn trong tương lai Đó cũng là những bước đi đầu tiên để châu Phi có thể hội nhập với thế giới một các dễ dàng hơn trong thế kỷ XXI
Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được, quá trình cải cách của châu Phi vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực, bất cập, hiệu quả của công cuộc cải cách mày mang lại là không cao Trình độ phát triển kinh tế khu vực vẫn còn hạn chế, còn nhiều yếu kém Thu nhập bình quân đầu người tại đâu cực thấp Theo nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) thì mức tăng trong thu nhập bình quân của khu vực châu Phi cận Sahara chỉ bằng 75% mức tăng của châu Á Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân
1.2.2 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển cũng như ổn định của các quốc gia châu Phi Để đánh giá mức độ phát triển toàn diện của một quốc gia, IMF đã chia ra làm ba cấp độ khác nhau Cấp độ 1: trình độ phát triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế đồng thời phải có sự hoàn chỉnh về thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo giáo dục tiểu học và y tế Cấp độ hai: trình độ phát
Trang 2813
triển kinh tế phải lấy yếu tố hiệu quả, chất lượng làm chủ đạo trong đó nền kinh tế đòi hỏi lực lượng lao động có giáo dục và đào tạo cao, thị trường vận hành hiệu quả và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong sản xuất Và tại cấp độ ba, trình độ phát triển kinh tế phải lấy yếu tố đổi mới làm động lực chính [8, tr32] Nếu dựa theo cấp độ này
để phân chia thì các quốc gia có mức độ phát triển rất khác nhau Có đến 25 quốc gia ở dưới cấp độ 1, 22 quốc gia ở cấp độ 1, 5 quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cấp độ 1 sang cấp độ 2, và có hai quốc gia đang trong cấp độ 2 (Nam Phi và Mauritius)
Tuy nhiên, một điểm tương đồng của các nước này là hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Phi đều có trình độ phát triển vô cùng thấp và đây vẫn đang là khu vực lạc hậu và chậm phát triển nhất của thế giới Nguồn dầu mỏ và khí đốt là động lực chính giúp kinh tế các nước trên thế giới nói chung và các quốc gia châu Phi nói riêng tăng trưởng mạnh Quốc gia nào càng có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản này thì đóng góp của nó vào GDP càng cao
Bảng 1.4: Quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trưởng GDP cao năm 2012 (%GDP)
Trang 2914
Do xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực liên tiếp xảy ra trong thời gian dài nên các nước châu Phi phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp và luôn tiềm
ẩn những yếu tố gây mất ổn định Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các nước châu Phi mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu với giá rẻ, trong khi phải nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị với giá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài ngày một tăng (đến nay lên tới 400 tỷ USD) Tuy nhiên được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc
tế, bằng những nỗ lực của chính con người châu Phi và các quốc gia châu Phi, nền kinh
tế cũng đã có những dấu hiệu khả quan hơn
Theo đánh giá của Cộng đồng Đông Phi (EAC), tăng trưởng GDP của châu Phi năm 2001 là 4,3%, năm 2002 là 3,2%, năm 2003 là 3,8% và năm 2004 là 4,4% Tăng trưởng GDP bình quân của châu Phi giai đoạn 2001 – 2006 trung bình đạt mức 5%/năm và năm 2007 đạt 6,3% Nhiều quốc gia có tốc độ tăng GDP cao phải kể đến Angola, Sudan, Marocco, Ai Cập, Nigieria … Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng không đáng kể, nếu so sánh với các khu vực thì nó vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, cần nhiều nỗ lực thay đổi hơn nữa [6, tr49] Năm 2007, GDP của toàn châu Phi đạt 1.283
tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP thế giới, trong khi dân số chiếm 14% GDP bình quân đầu người đạt 1.318 USD Tuy nhiên, chỉ có 20 trong tổng số 53 quốc gia châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD/năm Tính từ năm 2000 – 2008, ngày càng có nhiều quốc gia tăng trưởng kinh tế cao Tiêu biểu trong số đó phải kể đến Angola, Equatorial Guinea, Algeria, Botswana, Seychelles…
Nếu Châu Phi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7% như trong giai đoạn 2001 – 2008 và những khu vực còn lại của thế giới duy trì mức tăng trưởng là 3% thì trong hai thập kỷ tới, thị phần của châu Phi trong GDP toàn cầu sẽ vượt qua 5% Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, trong khi tăng trưởng kinh tế của
Mỹ giảm 2,4%, châu Âu giảm 4% nhưng châu Phi vẫn giữ được mức tăng trưởng 2% mặc dù nguồn tài chính đổ vào đây suy giảm từ 53 tỷ USD xuống còn 22 tỷ USD Sự phục hồi được khẳng định khi năm 2010 và 2011 tốc độ tăng trưởng của lục địa Đen lên đến 6%
Trang 3015
Báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới WB cho thấy tăng trưởng của vùng hạ Sahara trong năm 2011 đạt mốc 4,7% Các khu vực còn lại duy trì mức tăng trưởng nhanh, đạt 5,6% và trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới Và cũng theo dự đoán của WB, tăng trưởng của các nước đang phát triển sẽ giảm dần về mức tương đối thấp trong năm 2012: 5,3% trước khi tăng lên mốc 5,9% năm 2013 và 6,0% năm 2014 Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế tại các nước thu nhập cao sẽ còn yếu với các mức tăng trưởng khoảng 1,4% (2012), 1,9% (2013) và 2,3% (2014) Mặc dù các tổ chức quốc tế có những dự báo khác nhau về tăng trưởng kinh tế của châu Phi trong năm 2012 nhưng con số này vẫn được sự báo trên 5% với những đánh giá lạc quan Trong năm 2012, đây là khu vực duy nhất vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khả quan bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Từ thực tế có thể thấy rằng, tăng trưởng kinh tế của châu Phi đang có những bước chuyển biến tích cực nhờ nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các quốc gia trên thế giới tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô Bên cạnh đó còn phải
kể đến những yếu tố khác như nguồn viện trợ, xóa nợ, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
đổ vào khu vực này Châu Phi chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và
ổn định nếu các quốc gia trong khu vực biết chú trọng về vấn đề phát triển bền vững và chú trọng đầu tư phát triển về nguồn nhân lực
Nếu không giải quyết được những mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất, để tình trạng bất bình đẳng xã hội tiếp tục có đất sống, thiếu sự đa dạng trong phát triển kinh tế thì không chỉ có kinh tế mà còn nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề Một khi những khúc mắc giải quyết thành công thì chắc chắn sẽ thu hút được đầu tư nước ngoài, cải thiện tình hình kinh tế trong khu vực Tuy nhiên, nền kinh tế châu Phi hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư cũng như thị trường xuất khẩu của nước ngoài Điều này đã gây nhiều cản trở cho việc thống nhất hoạt động của khu vực cũng như tính tự chủ về kinh tế của từng quốc gia
1.2.2.2 Cơ cấu ngành kinh tế
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các quốc gia châu Phi mất cân đối nghiêm trọng Tại hầu hết các quốc gia châu Phi, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế
Trang 3116
giữ vai trò chủ đạo dù đã có một sự dịch chuyển dần sang ngành công nghiệp chế tạo
và dịch vụ Đối với ngành công nghiệp, các nước chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa qua chế biến sang các quốc gia có nhu cầu với giá rẻ mạt Tuy nhiên, vì trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên nó phải nhập khẩu các máy móc, thiết bị và sản phẩm công nghiệp với giá vô cùng đắt đỏ Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm, dư nợ nước ngoài tăng cao
Ngành nông nghiệp:
Theo ước tính của Liên hợp quốc, toàn bộ châu Phi có đến 28 triệu dặm vuông đất canh tác nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó được sử dụng để canh tác nông nghiệp Một Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên châu Phi vô cùng khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh hoành hành triền miên khiến cho phần lớn đất đai có xu hướng sa mạc hóa Thêm vào đó, trình độ canh tác lạc hậu nên dù nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng tốc độ tăng trưởng cũng như đóng góp của nó vào toàn bộ nền kinh tế lại rất thấp Nông nghiệp là ngành mang tính chất sống còn của châu Phi bởi đa số người châu Phi sống ở nông thôn và phụ thuộc vào nguồn lương thực Tuy nhiên, ngành nông nghiệp châu Phi lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng mặc dù chính phủ châu Phi đã có nhiều biện pháp cải cách và phát triển nông nghiệp cũng như nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ của bên ngoài nhưng tình hình vẫn không có nhiều biến đổi khả quan
Năm 1980, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 70% tổng số lao động Sau gần hai thập niên chuyển dịch chậm chạp, số lao động trong ngành đã giảm 8% xuống còn 62% Tính đến 2003, tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu GDP vẫn còn rất nhỏ (14,1%) Tốc độ tăng trưởng của ngành cũng không đáng kể Giai đoạn 1985 –
1994 tăng 2,8%, từ 1995 – 2003 tăng lên mức 3,5% [38] Với tốc độ tăng trưởng chậm chạp như vậy, châu Phi không những không đủ đáp ứng như cầu lương thực của mình
mà còn làm cho tình trạng thiếu ăn trở nên phổ biến Năm 2010, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 70% tổng lao động của toàn châu Phi Tuy nhiên,
số lao động này chỉ làm làm ra lượng của cải vật chất chiến 25% tổng GDP [50] Trong các loại cây lương thực thì châu Phi phát triển mạnh về trồng lúa, lúa mỳ,
kê, khoai, sắn… Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và đóng góp 15% sản lượng lương thực của châu Phi Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO)
Trang 3217
thì trong giai đoạn 2011 – 2013, mức tiêu thụ gạo của châu Phi ước tính khoảng 24 – 24,5 triệu tấn/năm, tiêu thụ bình quân đầu người là 22,1 kg/năm Từ năm 2009 tới nay, mỗi năm, các nước châu Phi phải nhập khẩu từ các quốc gia châu Á từ 8 – 10 triệu tấn gạo, tương đương với khoảng 4 tỷ USD, trong đó chủ yếu là loại gạo 25% tấm Các quốc gia cung cấp gạo chính cho châu Phi là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Việt Nam Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi phải kể đến Nigeria, Senegal, Côte d'Ivoire, Nam Phi, Ghana, Algeria, Cameroon… Như vậy, lĩnh vực nông nghiệp của châu Phi cần khoảng 40 tỷ USD để thay đổi tình trạng thụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu lương thực như hiện nay Bên cạnh các sản phẩm cây lương thực thì ngành công nghiệp châu Phi còn nổi tiếng với các sản phẩm nông nghiệp như: cô ca, cà phê, chè, lạc, thuốc lá, cao su, dầu cọ…
Dù có nhiều khoáng sản nhưng khu vực này vẫn chưa phát triển được các ngành công nghiệp quan trọng Hầu hết các hoạt động của ngành công nghiệp chỉ tập trung vào những lĩnh vực liên quan đến chế biến nguyên liệu thô dành cho xuất khẩu như dầu khí, khoáng sản, gỗ,… Khu vực này cũng phát triển được một số ngành công nghiệp tiêu dùng như công nghiệp thuốc lá, chất tẩy rửa, nước giải khát, dệt, chế tạo ô tô Nguyên nhân là do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ người lao động còn hạn chế, năng lực quả lý ở mức thấp, các sản phẩm đến làm ra không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Mỹ và các nước châu Âu Công nghiệp đóng vai trò khá khiêm tốn trong tổng GDP của toàn khu vực Nó chiếm khoảng 29,1% GDP (2003) Ngành công nghiệp châu Phi nổi bật với hai lĩnh vực là công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp chế tạo
Trang 3318
Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản: phát triển khá mạnh tại các nước châu
Phi do các quốc gia này có nhiều tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng cho việc xuất khẩu Tỷ trọng đóng góp của các nguồn tài nguyên này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa rất lớn Trong đó các khoáng sản như dầu thô, kim cương, vàng…
là những mặt hàng chủ đạo Đây là ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu nhưng lại sử dụng một lực lượng lao động rất ít Tuy nhiên, hầu hết các nước đều khai thác một cách chưa hiệu quả và gây lãng phí dẫn đến cạn kiệt tài nguyên Xu hướng giảm giá mạnh của các loại tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu đã đặt ra nhiều thách thức đối với châu Phi trong việc phát huy thế mạnh của mình Nếu chỉ khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thô thì giá trị đem lại của nó không cao Hơn nữa, sự hạn chế trong vấn đề quản lý, khai thác không có chiến lược lâu dài, xung đột thường nảy sinh
từ việc tranh giành các nguồn khoáng sản đã khiến cho sự đóng góp của các loại tài nguyên này vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế còn nhiều hạn chế
Ngành công nghiệp chế tạo
Nhìn chung, ngành chế tạo tại châu Phi vẫn chưa phát triển Trong 54 quốc gia trong khu vực chỉ có 6 quốc gia được cho là có ngành công nghiệp chế tạo phát triển nhất bao gồm: Algeria, Ai Cập, Burkina Faso, Côte d'Ivoire, Zimbabwe và Nam Phi Ngành chế tạo của khu vực chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa Tuy nhiên, đây lại không phải là ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đem lại nhiều lợi ích cho người dân Trong thời gian gần đây, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của châu Phi đã tăng nhẹ Tính chung trong cả giai đoạn 2000 – 2008 thì xuất khẩu sản phẩm của ngành chế tạo tăng từ 1% năm 2000 lên 1,3% năm 2008 Thế nhưng, châu Phi đã mất dần vị thế trong ngành sản xuất chế tạo sử dụng nhiều lao động
do yêu cầu về trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, trong Báo cáo phát triển kinh tế châu Phi năm 2008 do Tổ chức hội nghị của Liên hợp quốc về hợp tác và phát triển (UNCTAD) công bố thì sau hơn hai thập kỷ tiến hành tự do hóa thương mại, gỡ bỏ nhiều hàng rào thương mại thì thành tựu của khu vực vẫn không như mong đợi Theo báo cáo năm 2007, châu Phi chỉ còn chiếm 3% thị phần xuất khẩu thế giới so với mức 6% của năm 1980 Từ năm 1995 –
2006, giá trị và số lượng hàng xuất khẩu của châu Phi tăng trung bình 6%, trong khi
Trang 341994 là 2,3%, giai đoạn 1995 – 2003 tăng lên mức 3,6% [39] Quá trình phát triển các ngành dịch vụ của châu Phi thường manh mún, không đồng đều và thường tập trung đến một số dịch vụ xã hội cơ bản Một số hình thức dịch vụ hiện đại, mang tính thương mại như vận tải, viễn thông, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, xuất nhập khẩu… đều non yếu, phát triển kém Nguyên nhân là do mục tiêu trước mắt mà chính phủ các nước đưa
ra là tập trung giải quyết các vấn đề liên quan mật thiết tới cuộc sống của người dân như đói nghèo, bệnh tật…
Theo thống kê của WB, tăng trưởng thương mại của châu Phi giai đoạn 1982 –
1992 âm 1,8% Từ năm 1993 – 2003 chỉ tăng 1,1% trong khi tăng trưởng thương mại của toàn thế giới những năm 1990 đạt 5,7% Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực tăng mạnh Tính đến năm 2003 thì đã đạt mốc 173,2 tỷ USD, tăng từ mức 2% của năm 2002 lên mức 23% năm 2003 Các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của khu vực bao gồm: các sản phẩm từ cây cọ, ngô, hoa quả, bột mỳ, ngũ cốc, thức ăn động vật, da thú, quặng đồng, quặng thiếc, khoáng chất thô… Tuy nhiên, trong những năm gần đấy, khối lượng hàng hóa xuất khẩu đã bị chững lại do sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia mới nổi ở châu Á, Mỹ Latin, sự bảo hộ nông phẩm của các nước phát triển
1.3 Một số nhân tố tác động khác
1.3.1 Dân cư và lao động
Dân số ở khu vực này được xếp vào loại đông, ước tính khoảng trên 1 tỷ người, chiếm khoảng 15% dân số toàn cầu, tỷ lệ sinh đẻ cao, tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số
Trang 3520
Dân cư châu Phi rất đa dạng, bao gồm trên 1.000 nhóm sắc tộc khác nhau Dù vậy vẫn
có thể chia dân cư châu Phi thành hai bộ phận chính: bộ phận dân cư Bắc Phi (họ sinh sống ở phía bắc của sa mạc Sahara) và bộ phận người phi hạ Sahara (sống ở phía nam của sa mạc Sahara) Ngoài ra còn có một bộ phận người gốc châu Âu và châu Á định
cư tại nhiều quốc gia châu Phi Đây là một khu vực có lợi thế về nguồn lao động dồi dào Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên 2%/năm, lực lượng lao động ở đây khá trẻ, có tiềm năng cho phát triển kinh tế trong tương lai Tuy nhiên, trên 60% dân số lại tập trung ở vùng nông thôn trong khi chỉ khoảng gần 40% dân số sống trong thành thị Mặc dù vậy nhưng sự phát triển tại các thành thị của châu Phi vô cùng chậm chạp Thế nên có đến 50% lao động trong thành thị sống trong cảnh thất nghiệp, không tìm được việc làm
1.3.2 Tôn giáo
Tôn giáo là một vấn đề nổi cộm và vô cùng phức tạp tại châu Phi Hầu hết các
cuộc xung đột của châu Phi hiện nay đều liên quan đến vấn đề tôn giáo Người châu Phi theo nhiều tôn giáo khác nhau Tuy nhiên, các tôn giáo phổ biến nhất tại châu Phi hiện nay vẫn là Kitô giáo và một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống bản địa Khoảng 40% người châu Phi theo Kito giáo, 40% theo Hồi giáo và 20% theo các tôn giáo bản địa Một số lượng nhỏ theo Do thái giáo Vào đầu thế kỷ XX, đa số người dân châu Phi theo tôn giáo truyền thống, tín ngưỡng dân gian Số lượng người theo Hồi giáo và Kitô giáo chỉ chiếm khoảng 25% dân số Trải qua nhiều thập kỷ, số lượng người dân theo Kitô giáo và Hồi giáo tăng lên mạnh mẽ, và trở thành hai tôn giáo lớn nhất ở châu Phi Tính đến 2010, Hồi giáo đã tăng lên 20 lần, có đến 400 triệu tín đồ Vùng châu Phi cận Sahara là khu vực tập trung đông người Hồi giáo nhất Có đến 234 triệu tín đồ Hồi giáo sống ở khu vực này Số người theo Kito giáo cũng tăng lên gấp 70 lần Đầu thế kỷ XX, châu Phi chỉ có 7 triệu tín đồ nhưng đến nay con số này đã tăng lên 470 triệu tín đồ So với toàn thế giới thì số tín đồ Kito giáo châu Phi chiến hơn 19% tổng số tín đồ [55] Theo thống kê của Viện nghiên cứu quốc tế Danish, năm 2010, số người theo các tôn
Trang 3621
giáo, tín ngưỡng bản địa chiếm khoảng 11,8% dân số châu Phi Còn theo Báo cáo của trung tâm Nghiên cứu Pew3, con số này là 13% [3, tr82]
Tôn giáo truyền thống ở châu Phi (các tôn giáo truyền thống, tín ngưỡng bản địa)
gắn liền với tục tôn linh vật và thờ cúng tổ tiên Tôn giáo truyền thống ở châu Phi được chia làm bốn loại cơ bản tương ứng với bốn hệ ngôn ngữ chính được sử dụng ở châu Phi Hệ ngôn ngữ Á – Phi chủ yếu là tôn giáo thờ các vị thần thánh từ Ai Cập, tín ngưỡng của người Cushite, Omotic Hệ ngôn ngữ Nil-Sahara có thể kể đến một số tín ngưỡng của người Uduk, Koman, Maasai, Meroe… Hệ ngôn ngữ Niger – Congo có tín ngưỡng của người Akan, Odinani Và hệ ngôi ngữ Khoisan gồn nhiều tín ngưỡng của các bộ tộc với các thần thánh khác nhau Tôn giáo truyền thống là nhân tố cốt lõi tạo ra hòa bình cũng như xung đột, chiến tranh giữa các bộ tộc
Hồi giáo: là tôn giáo lớn nhất tại khu vực Bắc Phi và nếu xét trên toàn châu lục,
Hồi giáo cũng là tôn giáo quan trọng hàng đầu với số lượng tín đồ tương đương với Kitô giáo Ước tính khoảng 40,5% người dân châu Phi theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Hồi giáo Sunni Các quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn tại châu Phi là Ai Cập với 80 triệu tín đồ Hồi giáo, chiếm 94% dân số4, Algeria (98%), Burkina Faso (50%), Nigeria (50%), Sierra Leone (60%), Sudan (65%), Guinea (85%), Zambia (90%), Djibouti (99%), Somalia (100%) 5
Kitô giáo: là tôn giáo lớn tương đương Hồi giáo Trong quá trình phát triển tại
châu Phi, Kitô giáo cũng có nhiều điều chỉnh để thích nghi với phong tục, tập quán và văn hóa các nước sở tại và hình thành một dòng đạo đặc biệt là Pentecostals Dù không
có số liệu chính thức nhưng ước tính châu Phi có khoảng 470 triệu người theo Kitô giáo, trong đó có đến 30% theo trào lưu chính thống [55] Kitô giáo ở châu Phi được chia làm ba dòng chính: Công giáo La Mã, đạo Tin Lành và Chính thống giáo Những nước châu Phi có người theo đạo Tin Lành nhiều nhất phải kể đến Nam Phi, Liberia, Ghana, Kenya, Botswana Những nước châu Phi có đông người theo dòng Công giáo
La Mã là Rwanda, Guinea-Bissau, Cameroon, Uganda và Chad Quốc gia có số tín đồ
3 Pew Research Center – Tổ chức nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ
4 Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, Mapping the Global Muslim Population, Pew Forum 2009
5
Trích dẫn theo nhiều nguồn khác nhau: Pew Forum, CIA World Fact Book, các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, v.v… Số liệu mang tính tham khảo
Trang 37Bảng 1.5: Nhận diện những khó khăn, vướng mắc nghiêm trọng nhất tại châu Phi (tỷ lệ % trong những vấn đề được coi là nghiêm trọng nhất)
tôn giáo
Xung đột sắc tộc
Tội phạm
Tham nhũng của giới lãnh đạo
Thất nghiệp
Trang 3823
[3, tr28] Châu Phi với nhiều bộ tộc khác biệt về văn hóa, lối sống và cách thức ứng xử đối với các vấn đề của khu vực, của quốc gia Kết quả là giữa các quốc gia với nhau hoặc ngay trong nội bộ một quốc gia vẫn thường nổ ra xung đột, mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc với nhiều quy mô, mức độ khác nhau
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột sắc tộc ở châu Phi Sự bất bình đẳng giữa các nhóm bộ tộc là nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng xung đột Sự bất bình đẳng này tồn tại trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và chính trị Việc phân chia
và sử dụng quyền lực không bình đẳng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt về quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản quốc gia Sự phân quyền giáo dục là yếu tố cốt lõi duy trì cho tình trạng bất bình đẳng này Yếu tố lịch sử cũng góp phần không nhỏ hình thành nên xung đột sắc tộc Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình,các quốc gia châu Phi đã bị các nước thực dân thống trị Chính vì vậy mà vô hình chung, chủ nghĩa thực dân đã vẽ ra một bản đồ ranh giới không rõ ràng giữa các nước Một bộ tộc
có thể bị chia cắt thành nhiều mảng khác nhau, dẫn đến tình trạng tranh giành quyền lực, bất hòa Mâu thuẫn này sẽ là nguồn cội châm ngòi cho xung đột khi chính quyền của giai cấp tư sản thống trị ở một số nước được lập ra nhưng không đủ uy tín và sức mạnh, thiếu chính sách dân tộc đúng đắn nên gây chia giẽ cả dân tộc
Xung đột sắc tộc có thể do việc tranh chấp lãnh thổ, đất đai Ngoài ra nó còn bị chi phối, gắn liền với những yếu tố lợi ích quốc gia như dầu lửa, tài nguyên quý hiếm… Trong giai đoạn 1990 – 2002, tại châu Phi diễn ra 9 cuộc nội chiến ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
Theo các số liệu thống kê của Phillipe Hugon, từ sau chiến tranh lạnh đến nay đã
có 60 cuộc xung đột vũ trang xảy ra làm hàng triệu người chết và 17 triệu người phải tị nạn [21] Từ thập kỷ 1960 đến nay, có gần 20 quốc gia châu Phi trải qua một giai đoạn nội chiến hoặc xung đột Trong những thập niên 90 của thế kỷ XX thì số lượng người chết chiếm đến gần 7 triệu người, khoảng 2,4% - 4,3% trong tổng số dân nơi đây Xung đột kéo dài khiến thiệt hại về của cải vật chất ước tính khoảng 250 tỷ USD Cho đến nay, châu Phi vẫn chưa có một chính sách dân tộc phù hợp để hòa hợp dân tộc, giảm mâu thuẫn Chính vì vậy mà nhiều vấn đề nảy sinh, xung đột và nội chiến đẫm máu đều xuất phát từ vấn đề dân tộc, sắc tộc
Trang 3924
1.4 Tiểu kết chương 1
Cho đến hiện nay, châu Phi vẫn tiếp tục một trong những điểm nóng về an ninh, chính trị của thế giới Đây là một khu vực giàu có và đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, các loại khoáng sản quý hiếm khác có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia Lợi thế này giúp cho châu Phi có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu
tư từ các quốc gia trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển cũng như những mục tiêu kinh tế của mình Tuy nhiên chính điều này cũng là khó khăn, thách thức cho sự phát triển kinh tế khu vực
Các nguồn tài nguyên rất đa dạng và giàu có với trữ lượng lớn Tuy nhiên, sự phân bố của nó lại không đồng đều giữa các quốc gia đã hình thành nền kinh tế dầu mỏ
và phi dầu mỏ Không phải quốc gia nào cũng thu được nguồn lợi từ loại “vàng đen” này Còn những quốc gia có nguồn khoáng sản quý báu này lại quá phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu: dầu mỏ và khí đốt chiến 95% doanh thu của Algeria, Nigeria, Libya; 90% củaAngola… Hơn nữa, chủ yếu các quốc gia này xuất khâu sản phẩm thô Chính vì lẽ đó mà nguồn lợi họ thu được từ xuất khẩu hàng hóa là không cao
Vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý cũng như bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này đang là một vấn đề cấp bách của châu Phi Bởi lẽ, nền khoa học công nghệ chưa phát triển cũng như sự hạn chế về trình độ của người lao động khiến cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội, trong khi lại gây ra nhiều hệ lụy nặng nề, đặc biệt gây ra xung đột về lợi ích giữa các quốc gia và việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên còn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm mội trường, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân Ngoài các loại khoáng sản đa dạng thì các mặt hàng nông sản cũng là một trong những lợi thế của các quốc gia trong khu vực Cô ca, cà phê, chè, lạc, thuốc lá, cao su, dầu cọ… là những sảm phẩm đặc trưng, mang lại giá trị xuất khẩu cho các quốc gia trong khu vực Bên cạnh đó, với dân số đông, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, nguồn lao động giá rẻ, đây là một trong những điểm đến lý tưởng của các nước nước muốn
mở rộng đầu tư, bành chướng kinh tế Tuy nhiên, châu Phi được đánh giá là một vùng đất giàu có nhưng chưa được khai thác hiệu quả, đặc biệt ở khu vực Nam và Đông Phi
Trang 4025
Mặc trong những năm gần đây, chính phủ của các quốc gia châu Phi đã có nhiều
cố gắng trong việc cải thiện tình hình kinh tế, điều chỉnh chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên nhưng sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nó của các quốc gia trong khu vực Chính vì lẽ đó mà sự phát triển này luôn
đi song hành cùng tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của toàn khu vực
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới như hiện nay thì châu Phi cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung này Toàn cầu hóa mang lại một cơ hội tốt để châu Phi phát triển, bắt kịp với tốc độ phát triển toàn cầu thông qua việc kêu gọi, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài giúp đỡ khu vực phát triển trên
cơ sở những nguồn lực sẵn có
Đối với một số cường quốc lớn và nhóm nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu
EU, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Phi là một “món mồi béo bở” để các nước này khai thác những tiềm năng sẵn có và thực hiện chiến lược tăng cường, mở rộng các lợi ích kinh tế và chính trị của họ trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, một mối lo lắng, trăn trở chính là việc giao lưu, buôn bán thông thoáng của châu Phi với nước ngoài sẽ khiến gia tăng buôn bán hàng cấm, bao gồm cả vũ khí cũng như tạo điều kiện, môi trường dung dưỡng cho các loại tội phạm quốc tế
Đối với châu Phi, vấn đề cấp bách và cần được giải quyết là việc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực để ổn định tình hình trong nước Và để có được sự phát triển kinh tế thì các quốc gia này cần phải có những nỗ lực lớn, tự thân vận động chứ không thể trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của bên ngoài Như vậy, nếu tất cả những vấn đề trên được giải quyết thì sự tăng trưởng kinh tế của châu Phi sẽ diễn ra nhanh hơn và sẽ là điều kiện tốt để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc tái thiết nền kinh tế