3.2.2.1. Cải cách thể chế chính trị
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến một cuộc cải cách chính trị to lớn cùng trào lưu tự do hóa chính trị diễn ra nhanh chóng. Một trong những kết quả rõ nét
68
nhất của cuộc cải cách chính trị ở châu Phi là việc ban hành các bản hiến pháp mới công nhận chế độ đa đảng và khẳng định tính pháp lý của nhà nước chế độ dân chủ. Các nhà lãnh đạo cho rằng, hiến pháp mới một khi đảm bảo tính pháp lý của các tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức đó vào việc quản lý đất nước, đồng thời vấn đề quyền cơ bản của con người, quyền công dân cũng được chú trọng. Mặt khác, các bản hiến pháp mới hiện nay của nhiều quốc gia trong khu vực đảm bảo tính pháp lý cho sự ra đời, hoạt động và vai trò của các đảng chính trị, từ đó xây dựng nền tảng pháp lý cho các cuộc bầu cử cạnh tranh đa đảng. Khi thể chế chính trị phù hợp và sự quản lý của chính phủ tốt sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm thiểu tình trạng nghèo đói.
Bên cạnh đó, việc tiến hành dân chủ hóa cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm đặc biệt tại châu lục này. Những cuộc cải cách dân chủ, các cuộc bầu cử dân chủ đã tạo điều kiện cho số phụ nữ tham gia vào cơ quan đầu não của quốc gia như văn phòng tổng thống, quốc hội, viện hàn lâm… ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, Rwanda là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào trong nội các cũng như quốc hội lớn nhất thế giới. Tại Mauritius, phụ nữ trong nội các và quốc hội tăng từ 3% lên mức 17% sau cuộc bầu cử năm 2005 [6, tr183]. Có không ít ý kiến cho rằng, nên trao quyền cho phụ nữ trong việc giải quyết nhân khẩu học và vấn đề sức khỏe, tạo điều kiện cho phụ nữ được học hành, nâng cao trình độ dân trí, giảm bất bình đẳng giới trong xã hội. Bởi lẽ, một khi được đào tạo một các bài bản, phụ nữ sẽ có xu hướng cưới muộn hơn, sinh con ít hơn và có ý thức trong việc phòng chống AIDS. Từ đó, nó sẽ góp phần kéo số dân đông đúc của châu Phi giảm xuống, góp phần vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp, tình trạng nghèo đói của toàn bộ lục địa này sẽ được cải thiện, tỷ lệ người thiếu ăn sẽ được giảm thiểu.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản lý của chính phủ
Trong thực tế, nạn tham nhũng là một trong các nguyên nhân gây ra đói nghèo cho người dân. Tùy từng thời kỳ, mức độ ảnh hưởng của nó tới cộng đồng là khác nhau. Nạn tham nhũng tràn lan ở châu Phi bắt nguồn từ thể chế chính trị yếu kém. Trong số 21 quốc gia châu Phi được tiến hành nghiên cứu thì trong năm 2002, chỉ có 6 quốc gia được đánh giá đạt mức kiểm soát tham nhũng trên 40% so với các nước kiểm
69
soát tham nhũng tồi nhất thế giới, trong đó chỉ có 3 quốc gia cải thiện được thứ hạng tham nhũng trên 10 điểm phần trăm là Togo, Senegal và Burkina Faso. Trong 6 năm, từ năm 1996 – 2002, trong số 8 nước được coi là nhóm có những điều chỉnh ổn định nhất châu Phi, chỉ có Burkina Faso cải thiện được tình trạng tham nhũng, còn 7 quốc gia khác không có gì tiến bộ, thậm chí, nạn tham nhũng còn nặng nề hơn như tại Mozambique và Uganda. Tại các quốc gia đi theo chế độ độc tài, tham nhũng ngày càng tồi tệ, điểm hình là tại Zimbabwe [1, tr18].
Mặc dù tham nhũng chính trị được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên châu Phi lại là khu vực chịu tác động mạnh mẽ nhất, bởi sự nghiêm trọng của tham nhũng chính trị đi kèm với nạn đói, và thiếu thốn nhu cầu của con người tại khu vực này. Tham nhũng là thách thức lớn nhất về quản lý và phát triển đối với châu Phi hiện nay vì khoảng 50% nguồn thu nhập từ thuế và 30 tỷ USD viện trợ nước ngoài hàng năm cho châu lục đã bị biển thủ hoặc không còn trong các danh mục đầu tư phát triển. Là châu lục giàu tài nguyên nhất hành tinh nhưng do năng lực quản lý yếu kém, nạn tham nhũng, gian lận… của bộ máy đã ngăn cản sự phát triển của châu Phi, biến châu lục này thành nơi đói nghèo nhất trên thế giới. Nếu khu vực này không tăng tốc phát triển kinh tế nhanh hơn nữa thì khó có thể đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Mục tiêu Thiên niên kỷ - MDGs) vào năm 2050 (bao gồm cả việc giảm ½ dân số sống dưới mức tối thiểu 1USD/ngày).
Loại bỏ tham nhũng, tham ô và thực hiện cải cách việc nhận tiền tài trợ là những nhân tố quan trọng để các khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ hiệu quả hơn và để mục tiêu phát triển kinh tế của thế giới được thành công. Để ngăn chặn tình trạng này cũng như để cải thiện tình hình nghèo đói tại châu Phi, chính phủ mỗi quốc gia cần có những hoạt động cụ thể. Thứ nhất, cần xây dựng các chiến dịch quốc gia phòng chống tham nhũng để điều tra, giám sát và ngăn chặt kịp thời các hoạt động tham nhũng. Thứ hai, các chiến dịch cấp địa phương tập trung vào các hoạt động giám sát cộng đồng, lập bảng hỏi phỏng vấn các tầng lớp nhân dân, khuyến khích nỗ lực của khu vực tư nhân. Ngoài ra các tổ chức quốc tế như WB, IMF, UNDP… cũng đã từng bước xây dựng các chương trình chống tham nhũng với phương châm xóa bỏ tận gốc tình trạng tham nhũng [6, tr88].
70
3.2.2.3. Đầu tư phát triển con người
Dân số tăng qua nhanh trong khi đầu tư cho phát triển con người quá ít và kém hiệu quả khiến cho tình trạng nghèo đói trở nên phổ biến tại khu vực này. Tăng trưởng kinh tế chậm dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp, tiêu dùng không tăng, quy mô kinh tế nhỏ bé và dịch bệnh tràn lan nên mức đầu tư cho giáo dục tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp là 11.000 USD/người/năm thì tại châu Phi chỉ là 50 USD/người/năm. Chính vì vậy, người dân không có đủ trình độ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi có trình độ cao nên nạn thất nghiệp có cơ hội hoành hành dữ dội. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, châu Phi là châu lục có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói của châu Phi và ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình và các kế hoạch phát triển.
Bên cạnh đó, do chưa được cải tiến, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và chưa có khả năng thu hút nhân tài nên nạn chảy máu chất xám ở châu Phi đang là một thách thức lớn đối với hệ thống giáo dục của châu lục này. Theo các số liệu thống kê, có tới 48,3% những người được hưởng nền giáo dục cấp cao tại châu Phi đã di cư sang châu Âu sinh sống, 31,8% qua Mỹ, 12,4% đến Canada và 6,8% đến Úc. Nhiều quốc gia châu Phi có số sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi ra đi nước ngoài chiếm tỷ lệ cao như Cabo Verde chiếm 67%, Zambia 63%, Sierra Leone 53%... Tính chung mỗi năm có khoảng 20.000 người có trình độ cao của châu Phi bỏ ra nước ngoài. Trong khi đó, vì thiếu nhân tài trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ thông tin, một số quốc gia châu Phi đã phải bỏ ra khoảng 150.000 USD chỉ để đào tạo cho một trí thức, trong khi với số tiền này đã đủ nuôi 500 người dân ăn uống trong một năm. Cứ như thế, các chính phủ phải “oằn mình” gánh chịu hàng tỉ USD - bằng 1/3 số tiền viện trợ từ các nước, để thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng, nếu không giải quyết được vấn nạn “chảy máu chất xám” thì châu Phi sẽ không bao giờ có thể dựa vào bản thân mình để thoát nghèo.
Châu Phi sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và bền vững nếu không chú trọng đầu tư vào con người. Việc đầu tư vào con người hiện đang là vấn đề sống còn đối với chính phủ nhiều nước châu Phi để giảm nghèo đói. Đây cách đầu tư
71
thông minh và đem lại hiệu quả cao do nâng cao trình độ phát triển con người sẽ giúp tăng cường hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý và phát triển cách ngành, nghề có hàm lượng công nghệ cao, giảm khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dân chủ hóa. Hơn nữa, đầu tư vào con người sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, nâng cao năng lực cũng như khả năng tham gia vào các hoạt động sản xuất trình độ cảo của nền kinh tế, nâng cao hiểu biết và khả năng tự thoát khỏi nghèo đói.
Như vậy, để cải thiện được tình trạng đói nghèo, các quốc gia châu Phi đã thực hiện cải cách đồng bộ về kinh tế cũng như chính trị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện điều kiện sống cho công đồng dân cư. Với những nỗ lực thay đổi chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ châu Phi đã mang lại những kết quả ban đầu khả quan cho việc xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia trong khu vực này.