Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển cũng như ổn định của các quốc gia châu Phi. Để đánh giá mức độ phát triển toàn diện của một quốc gia, IMF đã chia ra làm ba cấp độ khác nhau. Cấp độ 1: trình độ phát triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế đồng thời phải có sự hoàn chỉnh về thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo giáo dục tiểu học và y tế. Cấp độ hai: trình độ phát

13

triển kinh tế phải lấy yếu tố hiệu quả, chất lượng làm chủ đạo trong đó nền kinh tế đòi hỏi lực lượng lao động có giáo dục và đào tạo cao, thị trường vận hành hiệu quả và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong sản xuất. Và tại cấp độ ba, trình độ phát triển kinh tế phải lấy yếu tố đổi mới làm động lực chính [8, tr32]. Nếu dựa theo cấp độ này để phân chia thì các quốc gia có mức độ phát triển rất khác nhau. Có đến 25 quốc gia ở dưới cấp độ 1, 22 quốc gia ở cấp độ 1, 5 quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cấp độ 1 sang cấp độ 2, và có hai quốc gia đang trong cấp độ 2 (Nam Phi và Mauritius).

Tuy nhiên, một điểm tương đồng của các nước này là hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Phi đều có trình độ phát triển vô cùng thấp và đây vẫn đang là khu vực lạc hậu và chậm phát triển nhất của thế giới. Nguồn dầu mỏ và khí đốt là động lực chính giúp kinh tế các nước trên thế giới nói chung và các quốc gia châu Phi nói riêng tăng trưởng mạnh. Quốc gia nào càng có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản này thì đóng góp của nó vào GDP càng cao.

Bảng 1.4: Quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trƣởng GDP cao năm 2012 (%GDP)

STT Quốc gia Tăng trƣởng GDP

1 Sierra Leone 21,3 2 Niger 14,5 3 Liberia 9,0 4 Ghana 8,2 5 Côte d'Ivoire 8,1 6 Rwanda 7,7 7 Eritrea 7,5 8 Mozambique 7,5 9 Chad 7,3

10 Cộng hòa dân chủ Congo 7,1

11 Nigeria 7,1 12 Burkina Faso 7,0 13 Ethiopia 7,0 14 Angola 6,8 15 Tazania 6,5 16 Zambia 6,5 17 Gabon 6,1

14

Do xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực liên tiếp xảy ra trong thời gian dài nên các nước châu Phi phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các nước châu Phi mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu với giá rẻ, trong khi phải nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị với giá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài ngày một tăng (đến nay lên tới 400 tỷ USD). Tuy nhiên được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, bằng những nỗ lực của chính con người châu Phi và các quốc gia châu Phi, nền kinh tế cũng đã có những dấu hiệu khả quan hơn.

Theo đánh giá của Cộng đồng Đông Phi (EAC), tăng trưởng GDP của châu Phi năm 2001 là 4,3%, năm 2002 là 3,2%, năm 2003 là 3,8% và năm 2004 là 4,4%. Tăng trưởng GDP bình quân của châu Phi giai đoạn 2001 – 2006 trung bình đạt mức 5%/năm và năm 2007 đạt 6,3%. Nhiều quốc gia có tốc độ tăng GDP cao phải kể đến Angola, Sudan, Marocco, Ai Cập, Nigieria … Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng không đáng kể, nếu so sánh với các khu vực thì nó vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, cần nhiều nỗ lực thay đổi hơn nữa [6, tr49]. Năm 2007, GDP của toàn châu Phi đạt 1.283 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP thế giới, trong khi dân số chiếm 14%. GDP bình quân đầu người đạt 1.318 USD. Tuy nhiên, chỉ có 20 trong tổng số 53 quốc gia châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD/năm. Tính từ năm 2000 – 2008, ngày càng có nhiều quốc gia tăng trưởng kinh tế cao. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến Angola, Equatorial Guinea, Algeria, Botswana, Seychelles…

Nếu Châu Phi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7% như trong giai đoạn 2001 – 2008 và những khu vực còn lại của thế giới duy trì mức tăng trưởng là 3% thì trong hai thập kỷ tới, thị phần của châu Phi trong GDP toàn cầu sẽ vượt qua 5%. Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, trong khi tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm 2,4%, châu Âu giảm 4% nhưng châu Phi vẫn giữ được mức tăng trưởng 2% mặc dù nguồn tài chính đổ vào đây suy giảm từ 53 tỷ USD xuống còn 22 tỷ USD. Sự phục hồi được khẳng định khi năm 2010 và 2011 tốc độ tăng trưởng của lục địa Đen lên đến 6%.

15

Báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới WB cho thấy tăng trưởng của vùng hạ Sahara trong năm 2011 đạt mốc 4,7%. Các khu vực còn lại duy trì mức tăng trưởng nhanh, đạt 5,6% và trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới. Và cũng theo dự đoán của WB, tăng trưởng của các nước đang phát triển sẽ giảm dần về mức tương đối thấp trong năm 2012: 5,3% trước khi tăng lên mốc 5,9% năm 2013 và 6,0% năm 2014. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế tại các nước thu nhập cao sẽ còn yếu với các mức tăng trưởng khoảng 1,4% (2012), 1,9% (2013) và 2,3% (2014). Mặc dù các tổ chức quốc tế có những dự báo khác nhau về tăng trưởng kinh tế của châu Phi trong năm 2012 nhưng con số này vẫn được sự báo trên 5% với những đánh giá lạc quan. Trong năm 2012, đây là khu vực duy nhất vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khả quan bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Từ thực tế có thể thấy rằng, tăng trưởng kinh tế của châu Phi đang có những bước chuyển biến tích cực nhờ nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các quốc gia trên thế giới tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô. Bên cạnh đó còn phải kể đến những yếu tố khác như nguồn viện trợ, xóa nợ, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào khu vực này. Châu Phi chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định nếu các quốc gia trong khu vực biết chú trọng về vấn đề phát triển bền vững và chú trọng đầu tư phát triển về nguồn nhân lực.

Nếu không giải quyết được những mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất, để tình trạng bất bình đẳng xã hội tiếp tục có đất sống, thiếu sự đa dạng trong phát triển kinh tế thì không chỉ có kinh tế mà còn nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Một khi những khúc mắc giải quyết thành công thì chắc chắn sẽ thu hút được đầu tư nước ngoài, cải thiện tình hình kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế châu Phi hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư cũng như thị trường xuất khẩu của nước ngoài. Điều này đã gây nhiều cản trở cho việc thống nhất hoạt động của khu vực cũng như tính tự chủ về kinh tế của từng quốc gia.

1.2.2.2. Cơ cấu ngành kinh tế

Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các quốc gia châu Phi mất cân đối nghiêm trọng. Tại hầu hết các quốc gia châu Phi, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế

16

giữ vai trò chủ đạo dù đã có một sự dịch chuyển dần sang ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đối với ngành công nghiệp, các nước chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa qua chế biến sang các quốc gia có nhu cầu với giá rẻ mạt. Tuy nhiên, vì trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên nó phải nhập khẩu các máy móc, thiết bị và sản phẩm công nghiệp với giá vô cùng đắt đỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm, dư nợ nước ngoài tăng cao.

Ngành nông nghiệp:

Theo ước tính của Liên hợp quốc, toàn bộ châu Phi có đến 28 triệu dặm vuông đất canh tác nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó được sử dụng để canh tác nông nghiệp. Một Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên châu Phi vô cùng khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh hoành hành triền miên khiến cho phần lớn đất đai có xu hướng sa mạc hóa. Thêm vào đó, trình độ canh tác lạc hậu nên dù nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng tốc độ tăng trưởng cũng như đóng góp của nó vào toàn bộ nền kinh tế lại rất thấp.

Nông nghiệp là ngành mang tính chất sống còn của châu Phi bởi đa số người châu Phi sống ở nông thôn và phụ thuộc vào nguồn lương thực. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp châu Phi lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng mặc dù chính phủ châu Phi đã có nhiều biện pháp cải cách và phát triển nông nghiệp cũng như nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ của bên ngoài nhưng tình hình vẫn không có nhiều biến đổi khả quan.

Năm 1980, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 70% tổng số lao động. Sau gần hai thập niên chuyển dịch chậm chạp, số lao động trong ngành đã giảm 8% xuống còn 62%. Tính đến 2003, tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu GDP vẫn còn rất nhỏ (14,1%). Tốc độ tăng trưởng của ngành cũng không đáng kể. Giai đoạn 1985 – 1994 tăng 2,8%, từ 1995 – 2003 tăng lên mức 3,5% [38]. Với tốc độ tăng trưởng chậm chạp như vậy, châu Phi không những không đủ đáp ứng như cầu lương thực của mình mà còn làm cho tình trạng thiếu ăn trở nên phổ biến. Năm 2010, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 70% tổng lao động của toàn châu Phi. Tuy nhiên, số lao động này chỉ làm làm ra lượng của cải vật chất chiến 25% tổng GDP [50].

Trong các loại cây lương thực thì châu Phi phát triển mạnh về trồng lúa, lúa mỳ, kê, khoai, sắn… Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và đóng góp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO)

17

thì trong giai đoạn 2011 – 2013, mức tiêu thụ gạo của châu Phi ước tính khoảng 24 – 24,5 triệu tấn/năm, tiêu thụ bình quân đầu người là 22,1 kg/năm. Từ năm 2009 tới nay, mỗi năm, các nước châu Phi phải nhập khẩu từ các quốc gia châu Á từ 8 – 10 triệu tấn gạo, tương đương với khoảng 4 tỷ USD, trong đó chủ yếu là loại gạo 25% tấm. Các quốc gia cung cấp gạo chính cho châu Phi là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Việt Nam. Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi phải kể đến Nigeria, Senegal, Côte d'Ivoire, Nam Phi, Ghana, Algeria, Cameroon… Như vậy, lĩnh vực nông nghiệp của châu Phi cần khoảng 40 tỷ USD để thay đổi tình trạng thụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu lương thực như hiện nay. Bên cạnh các sản phẩm cây lương thực thì ngành công nghiệp châu Phi còn nổi tiếng với các sản phẩm nông nghiệp như: cô ca, cà phê, chè, lạc, thuốc lá, cao su, dầu cọ…

Ngành công nghiệp:

Mặc dù có đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên tuy nhiên ngành công nghiệp tại các quốc gia châu Phi vẫn phát triển khá chậm chạp và không thu được những thành tự đáng kể. Năm 1980, lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp của châu Phi chiếm 11%. Sau gần 2 thập kỷ phát triển, đến 1996, với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành một cách chậm chạp, lao động trong ngành công nghiệp vẫn chỉ chiếm 15% trong cơ cấu lao động toàn khu vực. Đây là một con số khá khiêm tốn.

Dù có nhiều khoáng sản nhưng khu vực này vẫn chưa phát triển được các ngành công nghiệp quan trọng. Hầu hết các hoạt động của ngành công nghiệp chỉ tập trung vào những lĩnh vực liên quan đến chế biến nguyên liệu thô dành cho xuất khẩu như dầu khí, khoáng sản, gỗ,… Khu vực này cũng phát triển được một số ngành công nghiệp tiêu dùng như công nghiệp thuốc lá, chất tẩy rửa, nước giải khát, dệt, chế tạo ô tô. Nguyên nhân là do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ người lao động còn hạn chế, năng lực quả lý ở mức thấp, các sản phẩm đến làm ra không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Mỹ và các nước châu Âu. Công nghiệp đóng vai trò khá khiêm tốn trong tổng GDP của toàn khu vực. Nó chiếm khoảng 29,1% GDP (2003). Ngành công nghiệp châu Phi nổi bật với hai lĩnh vực là công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp chế tạo.

18

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản: phát triển khá mạnh tại các nước châu Phi do các quốc gia này có nhiều tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng cho việc xuất khẩu. Tỷ trọng đóng góp của các nguồn tài nguyên này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa rất lớn. Trong đó các khoáng sản như dầu thô, kim cương, vàng… là những mặt hàng chủ đạo. Đây là ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu nhưng lại sử dụng một lực lượng lao động rất ít. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều khai thác một cách chưa hiệu quả và gây lãng phí dẫn đến cạn kiệt tài nguyên. Xu hướng giảm giá mạnh của các loại tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu đã đặt ra nhiều thách thức đối với châu Phi trong việc phát huy thế mạnh của mình. Nếu chỉ khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thô thì giá trị đem lại của nó không cao. Hơn nữa, sự hạn chế trong vấn đề quản lý, khai thác không có chiến lược lâu dài, xung đột thường nảy sinh từ việc tranh giành các nguồn khoáng sản đã khiến cho sự đóng góp của các loại tài nguyên này vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

Ngành công nghiệp chế tạo

Nhìn chung, ngành chế tạo tại châu Phi vẫn chưa phát triển. Trong 54 quốc gia trong khu vực chỉ có 6 quốc gia được cho là có ngành công nghiệp chế tạo phát triển nhất bao gồm: Algeria, Ai Cập, Burkina Faso, Côte d'Ivoire, Zimbabwe và Nam Phi. Ngành chế tạo của khu vực chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, đây lại không phải là ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của châu Phi đã tăng nhẹ. Tính chung trong cả giai đoạn 2000 – 2008 thì xuất khẩu sản phẩm của ngành chế tạo tăng từ 1% năm 2000 lên 1,3% năm 2008. Thế nhưng, châu Phi đã mất dần vị thế trong ngành sản xuất chế tạo sử dụng nhiều lao động do yêu cầu về trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, trong Báo cáo phát triển kinh tế châu Phi năm 2008 do Tổ chức hội nghị của Liên hợp quốc về hợp tác và phát triển (UNCTAD) công bố thì sau hơn hai thập kỷ tiến hành tự do hóa thương mại, gỡ bỏ nhiều hàng rào thương mại thì thành tựu của khu vực vẫn không như mong đợi. Theo báo cáo năm 2007, châu Phi chỉ còn chiếm 3% thị phần xuất khẩu thế giới so với mức 6% của năm 1980. Từ năm 1995 – 2006, giá trị và số lượng hàng xuất khẩu của châu Phi tăng trung bình 6%, trong khi

19

đó, tại châu Á, mỗi năm, lượng hàng hóa xuất khẩu tăng 10%. Rào cản lớn nhất đối với châu Phi chính là các loại hàng hóa không đáp ứng được chất lượng cũng như số lượng mà thị trường quốc tế yêu cầu.

Ngành dịch vụ:

Tại châu Phi, ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP chiếm đến 50% trong khi lại sử dụng 25% lực

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)