Thực trạng nghèo đói tại châu Phi

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Cho đến nay, châu Phi vẫn là châu lục có trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất thế giới. Đời sống của dân cư còn gặp nhiều khó khăn dù họ đang sống trên một núi tài nguyên. Nghèo đói tại đây vào loại nhất của thế giới, nền chính trị bất ổn do các cuộc nội chiến của các quốc gia trong khu vực dẫn đến tình trạng xung đột kéo dài.

Hiện tại vẫn còn khá nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nghèo đói. Trước đây, người ta hay đánh đồng khái niệm nghèo đói với mức thu nhập thấp, coi thu nhập là yếu tố để đánh giá sự nghèo đói. Tại Hội nghị bàn về vấn đề nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc diễn ra hồi tháng 9/1993 tại Băng Cốc – Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về đói nghèo. Theo đó, đói nghèo bao gồm đói nghèo tương đối và đói nghèo tuyệt đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận cư dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của người dân địa phương. Còn nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng

Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra định nghĩa về nghèo đói: Người nghèo là tất cả những ai thu nhập thấp hơn dưới 1 USD Mỹ mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại 6. Tuy nhiên, thu nhập chỉ là một phần của cuộc sống, nó không thể phản ánh được toàn bộ đời sống của người dân.

27

Theo tiêu chuẩn đánh giá của Tổ chức y tế thế giới WHO thì một người được coi là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia. Còn theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP thì nghèo đói còn được xác định bởi Chỉ số phát triển con người HDI bao gồm: tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ tiêu khác.

Nạn nghèo đói trên thế giới đang diễn ra theo một chiều hướng rất đáng báo động. Với dân số khoảng hơn 1 tỷ người thì có đến gần 1/4 trong số đó sống trong cảnh thiếu ăn. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng thiếu đói diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Nạn đói xảy ra ở hầu hết các nước trong khu vực. Hiện nay, châu Phi vẫn là khu vực nghèo đói nhất thế giới với gần 700 triệu người nghèo trong đó có hơn 300 triệu người trong diện cực nghèo. Số người nghèo tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn với trên 80%. Phần lớn các khoản viện trợ quốc tế cho châu Phi đều nhằm vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phòng chống dịch bệnh.

Chương trình lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đã ước tính từ năm 2002 rằng khu vực miền Nam châu Phi cần khoảng 507 triệu USD để trợ cấp nhưng trong thực tế năm 2002 chỉ mới có 286 triệu USD được trợ cấp. Tại Lesotho, Swaziland khoảng 1/3 dân số nguy cơ chết đói, Namibia là 400.000 người, Angola là gần 2 triệu người. Đặc biệt tại Zimbabwe, trong năm 2003 có đến 60% dân số có nguy cơ chết đói (6,8/11 triệu người). Malawi 3,3 triệu người tương đương với gần 30% dân số cần được cứu trợ khoảng 240.000 tấn lương thực viện trợ khẩn cấp. Tại Ethiopia, khoảng 85% trong số 65 triệu người phải sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó việc phân chia ruộng đất cho nông dân còn ít, manh mún, hệ thống dự trữ nước mưa còn nhiều hạn chế nên gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Như vậy, vấn đề thiếu đói đang thực sự đe dọa châu lục này.

Trải qua hơn hai thập kỷ, với sự tàn phá của các cuộc chiến tranh và xung đột, năm 2004, con số những người nghèo tại châu Phi tiếp tục gia tăng một cách chóng mặt và đạt đến con số gần 700 triệu người nghèo, chiến 78,7% tổng số người nghèo toàn cầu, trong đó có hơn 300 triệu người xếp vào diện cực nghèo. Con số này tăng gần gấp đôi so với thời kỳ năm 1981 [1, tr168]. Có khoảng 200 trong số hơn 700 triệu

28

người châu Phi đang bị thiếu ăn do sản lượng lương thực tại 31 quốc gia suy giảm. Hiện nay, châu Phi có đến 35/48 nước nghèo nhất thế giới, trong số các nước có HDI thấp nhất thế giới thì châu Phi chiếm đến 24/32 quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm về sản lượng lương thực sản xuất tại các quốc gia này.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cộng thêm vấn đề hạn hán khiến cho nạn đói đang trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn châu Phi. Hàng chục triệu người châu Phi vẫn đang trong tình trạng nghèo đói và cuộc khủng hoảng kinh tế tính toàn cầu bùng nổ năm 2007, gia tăng đỉnh điểm vào đầu năm 2008 đã trở thành vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010 - 2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn. Theo một nghiên cứu của WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm trong năm 2009 đã khiến cho có thêm 53 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói từ con số 130 – 155 triệu người trong năm 2008.

Năm 2012, tại Somalia và một số khu vực của Djibouti, Ethiopia, Kenya, Sudan và Uganda hứng chịu một đợt hạn hán vô cùng khủng khiếp và khắc nghiệt nhất trong vòng hơn 60 năm qua đã gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực trầm trọng. Theo ước tính của Liên hợp quốc, chỉ trong vòng mấy tháng từ cuối năm 2011 – đầu năm 2012, đã có khoảng 10.000 người tại khu vực này chết vì đói và khát. Các quốc gia này luôn trong tình trạng cẫn hỗ trợ khẩn cấp về lương thự, thực phẩm và nước sinh hoạt. Theo ước tính, số nạn nhân nạn đói tại các nước này đã lên đến con số 11 triệu người. Tại Somalia nạn đói hoành hảnh dữ dội và gây ra nhiều cái chết thương tâm nhất. Báo cáo của FAO và Tổ chức Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói của Mỹ được đưa ra hôm 2/5/2013, từ năm 2010 – 2012, có khoảng 258.000 người Somalia chết vì đói, trong đó có khoảng 133.000 trẻ em dưới 5 tuổi.

Nghèo đói còn thể hiện thông qua thu nhập của người dân. Theo Liên hợp quốc thì những người nghèo là những người có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày. Còn người lao động có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày được gọi là những người rất nghèo. Theo những số liệu thống kê của WB, trong số hơn 6 tỷ người trên thế giới thì có đến 2,8 tỷ người sống dưới mức 2 USD/ngày và khoảng 1,2 tỷ người sống dưới mức thu nhập 1

29

USD/ngày. Xét theo từng khu vực, mức độ nghèo đói là khác nhau. Ngày 17/4/2013, WB và IMF cùng công bố mô ̣t Báo cáo đói nghèo thế giới cho biết , hiê ̣n nay số ngườ i đói nghèo ở các nước châu Phi phía Nam sa ma ̣c Sahara là 414 triê ̣u người, đã tăng hơn gấp đôi so với 205 triê ̣u người vào 30 năm trước , chiếm trên 1/3 tổng số người đói nghèo là 1,2 tỷ người trên thế giới.

Theo báo cáo của Hội nghị phát triển hàng năm của Ủy ban phát triển xã hội của Liên hợp quốc ngày 6/2/2012 thì có một nghịch cảnh đang diễn ra là 20% dân số nghèo nhất hiện nay chỉ sở hữu 1% tổng thu nhập toàn thế giới, trong khi đó, 1% dân số giàu nhất chiếm tới 14% tổng thu nhập toàn cầu. Hiện vẫn còn 75% dân số giới không được hưởng những lợi ích từ bảo hiểm xã hội. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc năm 1998 cho thấy, Nam Á có 560 triệu người nghèo (chiếm ½ tổng số người nghèo trên thế giới, 600 triệu người dân suy dinh dưỡng và 250 triệu người không được sống trong điều kiện vệ sinh. Tại Nam châu Phi – Sahara có 215 triệu người nghèo, hơn 80 triệu trẻ đến tuổi đến trường không được đi học. Tại Mỹ Latin và vùng Caribe có 150 triệu người nghèo và 56% nông dân không có nước sạch để uống. Hiện nay châu Phi vẫn được coi là khu vực có số người nghèo đông nhất thế giới. Tổng thu nhập đầu người của châu Phi (trừ Nam Phi và các nước Bắc Phi) năm 2003 chỉ đạt 761 USD/người/năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều có mức thu nhập cao như vậy. Trung bình thu nhập của các nước vùng hạ Sahara chỉ khoảng 343 USD/người/năm [41].

Theo bảng xếp hạng năm 2005 của các quốc gia trên thế giới theo GDP quy đổi sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người (tính giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bên trong một quốc gia trong một quốc gia trong một năm cho trước chia theo dân số trung bình của từng năm đó) thì trong 14 vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng đều là những quốc gia đến từ khu vực châu Phi. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của Malawi thấp nhất, chỉ đạt 596 USD/người/năm. Tiếp theo sau là Tanzania (723USD/người/năm), Guinea-Bissau (736 USD/người/năm)… Mali đứng đầu trong nhóm với GDP bình quân đạt 1154 USD/người/năm.

Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra và có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Châu Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù châu Phi có nguồn tài

30

nguyên thiên phong phú nhưng có đến 87% người châu Phi lại sống trong tình trạng nghèo khổ với 2USD/ngày và không được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này [50].

Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người tính theo phương pháp đồng giá sức mua thì ở Botswana là 12.664 USD, Mauritius là 10.647 USD, Nam Phi là 9.191 USD, Namibia là 4.883 USD. Trong khi đó thu nhập bình quân của toàn bộ khu vực châu Phi cận Sahara là 1.201 USD. Một số quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất phải là Cộng hòa dân chủ Congo (282 USD/người/năm), Burundi (322 USD/người/năm), Liberia (338 USD/người/năm), Eritrea (491 USD/người/năm), thấp hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập bình quân của dân cư vùng châu Phi cận Sahara. Theo đánh giá của IMF, 10 nước nghèo nhất thế giới hiện nay đều thuộc về châu Phi: Ethiopia, Malawi, Niger, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Guinea-Bissau, Liberia, Zimbabwe và Togo. Năm 2009, GDP bình quân đầu người của 10 nước này đạt 200 USD/năm, trong đó có những nước đạt rất thấp như Cộng hòa dân chủ Congo (111 USD/năm), Cộng hòa Trung Phi (116 USD/năm), Guinea-Bissau (132 USD/năm). Tính chung, toàn châu lục này có gần nửa dân số sống ở mức 0,65 USD/người/ngày, thấp hơn cả mức tiêu chuẩn của thế giới là 1 USD/người/ngày [40].

Trong bảng đánh giá thu nhập bình quân đầu người trên thế giới năm 2012, những vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng vẫn là những thành viên của khu vực châu Phi. Hiện tại, trong tương quan so sánh với các châu lục khác, châu Phi đang có sự tụt hậu trầm trong về kinh tế. Nếu đem so sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế thì khu vực này có một khoảng các rất xa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nạn đói trở nên phổ biến tại khu vực này. Thêm vào đó, các nhân tố gây bất ổn khác như dịch bệnh, xung đột sắc tộc, nội chiến, sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài… hoành hành dữ dội làm bức tranh của châu Phi thêm phần ảm đạm và đen tối hơn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho phát triển con người tại khu vực này quá ít và kém hiệu quả. Châu Phi chiếm 24/32 quốc gia có chỉ số HDI thấp nhất thế giới. Nghèo đói khiến là nguyên nhân khiến những đứa trẻ trong khu vực này không được đến trường. Trong số khoảng 115 triệu trẻ thì có đến trên 35% trong số đó không được đi

31

học, hơn 140 triệu thanh niên bị mù chữ và nhiều người lớn vẫn chưa bao giờ trải qua trường lớp đào tạo. Chi tiêu cho giáo dục tại các nước nghèo tại châu Phi thuộc vào hàng thấp nhất thế giới. Hiện tại, chi tiêu cho giáo dục tại khu vực châu Phi rơi vào khoảng dưới 50 USD/người/năm, trong khi đó, con số đầu tư này tại các nước phát triển lên đến 11.000 USD/người/năm. Tại Mozambique, chi tiêu hàng năm trả nợ nước ngoài chiếm 4,75USD/người/năm, trong khi tổng chi tiêu cho y tế và giáo dục chỉ 5,04USD/người/năm.

Trong thời gian gần đây, chi tiêu công cho giáo dục của châu Phi đã có chiều hướng gia tăng và cao hơn nhiều khu vực khác (chiếm 2,8% chi tiêu công trong thập kỷ 1990, cao hơn con số 1,5% ở Đông Á và Thái Bình Dương). Những thay đổi này đã thu được thành công bước đầu khi tỷ lệ trẻ em biết chữ trên 15 tuổi tăng lên (từ 60,9% năm 1999 lên 64,9% năm 2002) song thực trạng giáo dục tại khu vực này rất kém so với các châu lục khác và không có sự cải thiện bao nhiêu. Tỷ lệ biết chữ của người dân Mali và Burkina Faso vô cùng thấp, chỉ là 24%. Liberia và Mozambique là hai nước châu Phi có tỷ lệ giáo viên/học sinh tiểu học đạt mức độ thấp nhất châu Phi. Tỷ lệ tương ứng tại hai quốc gia này là 1/19 và 1/67.

Như vậy, xét về tất cả các tiêu chí để đánh giá nghèo đói thì châu Phi là một châu lục luôn đứng đầu. Nạn đói đã trở thành vấn đề kinh niên hàng chục năm qua vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Chính nạn đói đã đã gây ra nhiều hệ quả không tốt cho đời sống của cư dân trong khu vực. Không những thế nó còn gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 41)