- Chính sách phát triển của nhà nước
Chính sách phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và chính quyền địa phương là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế, giảm thiểu tình trạng đói nghèo. Chính sách này bao gồm các chính sách về tăng trưởng, thúc đẩy, phát triển kinh tế, khả năng ổn định thị trường cũng như ổn định chính trị, mức độ hội nhập, hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả, tình hình an ninh trong quốc gia và khu vực. Cải cách thị trường có thể thúc đẩy tăng trưởng, giúp cho người nghèo thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên, những thay đổi này bên cạnh những mặt tích cực cũng có thể gây ra những sai lệch không như mong đợi.
Khác với các châu lục khác trên thế giới, ở châu Phi, xu hướng phát triển đất nước không phải do sự vận động của các phương thức sản xuất trong xã hội quyết định, mà chủ yếu do hệ tư tưởng của giới cầm quyền ở từng nước chi phối. Trong thời kỳ mâu thuẫn chiến tranh lạnh, sự tập trung hóa kinh tế và chính trị là nguyên nhân tạo ra tình thế khó khăn về kinh tế cho châu Phi. Rất nhiều nước châu Phi đã áp dụng chính sách quốc hữu hóa và nhập khẩu thay thế, không chú trọng đến sự phát triển của nông nghiệp, các ngành kinh tế cơ bản và chủ đạo của quốc gia. Nợ nước ngoài theo đó liên tục tăng qua các năm làm cho tình trạng phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài tại các quốc gia này vô cùng nặng nề. Khó khăn về kinh tế càng làm gia tăng tình trạng nghèo khổ ở khắp mọi nơi trên châu lục.
Bên cạnh đó, có thể coi cơ sở hạ tầng là một yếu tố chính quyết định mức độ nghèo đói của cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, cơ sở hạ tầng có tốt thì tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh thuận tiện, đồng thời tăng khả năng tiếp cận với thị trường. Hệ thống
56
giao thông vận tải của châu Phi hầu hết đang ở trong tình trạng thô sơ, hệ thống đường yếu kém, ít có các tuyến đường quốc gia khiến cho việc thông thương khó khăn, nhất là đối với những khu vực nằm sâu trong lục địa. Theo đánh giá của WB, năm 1997, toàn châu Phi (trừ Nam Phi) chỉ có 171 nghìn km đường bộ. Năm 1992, khoảng 17% đường ở các nước phía nam Sahara được nâng cấp. Tuy nhiên, con số này đã có sự giảm sút trong năm 1998 khi nó chỉ còn 12%. Hiện tại, có đến 85% đường ở vùng nông thông châu Phi đang trong điều kiện tồi tàn, không thể đi lại được trong mùa mưa [1, tr63]. Chính cơ sở hạ tầng yếu kém, nghèo nàn, lạc hậu, khiến cho việc giao dịch thương mại giữa các quốc gia châu Phi bị kìm hãm.
Việc áp dụng chế độ thuế quá nhiều ưu đãi, chính sách thuế không hiệu quả tại ngành khai khoáng, sự bất lực của chính phủ khi đối phó với tình trạng lạm dụng chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Ngành nông nghiệp đã có nhiều cải cách nhưng nền nông nghiệp vẫn bị coi là lạc hậu, sản lượng thấp. Bên cạnh đó, các quốc gia còn chịu nhiều thiệt thòi trong các điều khoản thương mại không thuận lợi cho xuất khẩu nông sản. Những nhân tố này khiến cho tình trạng đói nghèo diễn ra triền miên.
- Những tác động tiêu cực của thời kỳ thực dân
Trong lịch sử hình thành, phát triển của mình, các quốc gia châu Phi luôn phải đấu tranh chống các thế lực bên ngoài lăm le thống trị, nô dịch đất nước, đặc biệt là sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác 7. Các nước lớn đều mong muốn biến châu Phi thành thuộc địa, thành sân sau của mình nhằm vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực và cũng biến nó nơi tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn bành trướng theo chiều rộng của nền công nghiệp non trẻ. Trong số các nước tham gia vào quá trình xâm chiếm, nô dịch châu Phi này không thể không nhắc đến các cường quốc lớn như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…
Bằng những nỗ lực của mình, cộng thêm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại ách thống trị thực dân đã diễn ra mạnh
7
57
mẽ tại châu Phi. Trong những năm 1960, nhiều quốc gia châu Phi vùng vùng lên đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc, xóa bỏ áp bức, bất công. Trong thời gian này, nhiều quốc gia châu Phi đã giành được độc lập dân tộc như: Algeria (1954), ba nước Bắc Phi là Morocco,Sudan, Tunisia (1956), và ở khu vực miền trung là Ghana (1957)… 17 nước Châu Phi dành được độc lập dân tộc trong năm 1960 và biến Châu Phi thành thuộc địa trỗi dậy trong đấu tranh chống đế quốc thực dân. Bằng cuộc đấu tranh vũ trang kiên trì đầu những năm 1960 nhân dân 3 nước Angola, Mozambique, Guinea Bissau đã giành được độc lập từ tay thực dân Bồ Đào Nha tháng 5/1975. Zimbabwe (1980), Namibia (1981), Nam Phi 1994.
Dù đã thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân nhưng hầu hết các nước châu Phi rơi vào tình trạng bất ổn định. Tham nhũng, bạo lực gia tăng, đói nghèo diễn ra tại hầu khắp các quốc gia. Bởi lẽ, trong thời gian cai trị của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, với những chính sách vơ vét tài nguyên, không đầu tư cho việc phát triển kinh tế khu vực cộng thêm chính sách nô dịch, ngu dân đã để lại vô cùng nghiêm trọng đến những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho châu Phi. Đây cũng là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng đói nghèo leo thang tại khu vực này.
Có không ít thủ lĩnh chính trị của châu Phi hậu thuộc địa là những người ít học và không có trình độ cũng như hiểu biết trong việc điều hành công việc nhà nước nên đã đưa ra những quyết sách không phù hợp, làm tổn hại đến sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, nhiều thủ lĩnh chính trị còn sử dụng vị trí quyền lực để kích động các mâu thuẫn sắc tộc, làm cho nó trầm trọng hơn, hay thậm chí là tạo ra những luật lệ thuộc địa. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn chính trị, gây chia giẽ sắc tộc cũng như khoét sâu thêm tình trạng đói nghèo tại châu lục này.
Các chính sách nhà nước sai lầm và sự mục nát của hệ thống chính trị đã tạo ra hậu quả là nhiều nạn đói lan tràn và một phần đáng kể châu Phi vẫn còn các hệ thống phân phối không có khả năng cung cấp đủ lương thực hay nước uống cho dân cư để sống sót. Sự lan tràn của bệnh tật, đặc biệt là sự lan tràn của đại dịch HIV/AIDS trở thành một thách thức lớn cho khu vực. Bất ổn leo thang, tham nhũng hoành hành cộng
58
thêm những chính sách phát triển kinh tế không phù hợp khiến châu Phi lún sâu thêm vào suy thoái, kinh tế kém phát triển, nạn đói hoành hành dữ dội.
- Sự gia tăng dân số nhanh
Dân số châu Phi chiếm gần 1/7 dân số thế giới và lượng người nhập cư chiếm 1/4 tổng số thế giới. Theo các số liệu thống kê dân số hàng năm cho thấy, dân số châu Phi đã tăng gấp đôi trong vòng 27 năm qua. Theo nhận định mà Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry đưa ra năm 2009 thì dự đoán vào năm 2050, số lao động này sẽ đạt 1 tỷ người. Và chỉ trong vòng 35 năm nữa hoặc hơn, tỉ lệ người ở độ tuổi lao động của thế giới ở Châu Phi sẽ tăng gấp đôi và chiếm tới gần 1/4 lực lượng lao động tiềm năng của thế giới. Dân số gia tăng sẽ tạo ra một lực lượng lao động trẻ đông đảo. Số người tại Châu Phi ở độ tuổi từ 25 đến 19 là lực lượng dân số lao động chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Liên hợp quốc cho hay, hiện nay, có khoảng 18% dân số trẻ thế giới sống ở Châu Phi và con số này có thể đạt tới mức 33% vào năm 2050 và 45% vào năm 2100. Châu Phi hiện là khu vực có mức phát triển dân số đáng ngạc nhiên nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Ước tính đến năm 2015, dân số châu Phi sẽ đạt khoảng 1.050 triệu người. Dự kiến, sự phát triển dân số tại Châu Phi sẽ chiếm hơn 1/2 tổng số mức phát triển dân số toàn cầu từ nay cho đến năm 2050, từ mức hơn 1 tỷ người hiện nay lên thành 2,4 tỷ người. Lý do dân số Châu Phi tăng mạnh là do tình trạng sinh đẻ hiện nay và xu hướng sinh đẻ trong tương lai tại khu vực này bởi vì một lượng lớn các phụ nữ tại châu lục này không thể tiếp cận các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Những phụ nữ được học hành thường sinh ít con hơn. Thông tin về các biện pháp tránh thai sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn, không chỉ ở các nước như Châu Phi, nơi rất nhiều thanh thiếu niên đang phải đối mặt với các vấn đề như trường học quá tải và thất nghiệp.
Trong báo cáo của Cục khảo sát dân số và Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID) năm 2009 cho biết, trên thế giới có 62% số phụ nữ đã kết hôn và trong độ tuổi sinh nở dùng các biện pháp tránh thai thì con số này ở châu Phi chỉ là 28%. Dân số tăng nhanh, sự bất ổn trong đời sống xã hội do các cuộc nội chiến kéo dài, bệnh dịch liên miên đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS cùng những tác động nặng nề của cuộc khủng
59
hoảng kinh tế toàn cầu đã gia tăng đói nghèo tại châu Phi. Tại những quốc gia nghèo nhất, mức sinh cao đang cản trở sự phát triển và đói nghèo vẫn tiếp tục. Trong khu vực Châu Phi, nước có mức tăng trưởng dân số nhanh nhất được nhận định là Nigeria. Hiện nay, Nigeria chiếm 13% tổng dân số khu vực Châu Phi và con số này được dự đoán sẽ tăng lên 17,5% vào năm 2050 và 22% vào năm 2100. Mặc dù đây là khu vực đông dân cư, tỷ lệ sinh đẻ cao và lực lượng lao động trẻ chiếm phần đông dân số nhưng trình độ phát triển của nguồn nhân lực của châu Phi hiện nay được coi là kém nhất thế giới
Dân số tăng quá nhanh trong khi đầu tư cho phát triển con người quá ít và kém hiệu quá là nguyên nhân khiến cho tình trạng đói nghèo diễn ra ở hầu hết các nước và khu vực của châu Phi. Theo Ủy ban phát triển xã hội thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đe dọa các nỗ lực giảm nghèo của cả thế giới, đồng thời khiến tình trạng thất nghiệp tăng vọt và đẩy nhiều chính phủ tới tình trạng sụp đổ. Châu Phi vẫn còn cả một con đường dài để đạt tới mục tiêu giảm đói nghèo. Và cách tốt nhất để chống lại đói nghèo chính là giảm bớt sự gia tăng dân số một cách chóng mặt tại khu vực này như hiện nay.
- Chiến tranh, xung đột
Nhân tố chiến tranh có mối quan hệ mật thiết đến tình trạng nghèo đói của cộng đồng dân cư. Chiến tranh, xung đột làm cho hàng triệu người dân bị chết, hàng nghìn người dân phải đi tị nạn, mất nhà cửa, phải sống trong cảnh tha phương cầu thực. Nhóm dân cư này chịu nhiều thiệt thòi và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên rất dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói. Hiện nay, châu Phi là một châu lục bất ổn. Theo đánh giá của UNDP thì kể từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đến nay, đã có gần 20 quốc gia châu Phi ít nhất phải trải qua một giai đoạn nội chiến và xung đột [1, tr161]. Gần 1/2 các nước châu Phi cận Sahara đã trải qua những cuộc xung đột tàn khốc từ năm 2000 trở lại đây. Chỉ trong giai đoạn 1997 – 2002, có hơn 1/2 các cuộc cung đột tàn bạo trên thế giới diễn ra tại châu Phi. Trong khu vực châu Phi cận Sahara có 25 quốc gia không có khả năng xử lý xung đột, 13 quốc gia có khả năng quản lý xung đột ở mức trung bình và chỉ có 6 quốc gia có khả năng quản lý xung đột ở mức cao.
Những quốc gia rơi vào tình trạng xung đột, bạo động thường b ị ngâ ̣p sâu và không thoát ra được đói nghèo . Cản trở chính của sự phát triển có thể không phải là
60
“bẫy” nghèo đói mà là “bẫy” ba ̣o đô ̣ng , chiến tranh. Điều này tâ ̣p trung ta ̣i các nước có nô ̣i chiến, xung đô ̣t sắc tô ̣c và tô ̣i pha ̣m có tổ chức . Bạo lực và hệ thống lãnh đạo đất nước không tốt đã ngăn cản người dân và các nước này bứt ra khỏi đói nghèo . Người dân tại những quốc gia này có nguy cơ bị thiếu ăn cao gấp hơn hai lần, tỷ lệ không đuợc tới trường cao gấp ba lần và nguy cơ chết trong tuổi vị thành niên cao gấp hai lần so với những nước đang phát triển khác. Họ cũng dễ bị tổn thương hay shock hơn.
Trường hợp xảy ra tại Nigeria hồi 3/2010 là một ví dụ điển hình. Theo đó, 500 người dân thường theo đạo Thiên chúa giáo đã bị một nhóm người sát hại dã man. Trong số đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân xuất phát từ việc tranh giành quyền kiểm soát các khu đất màu mỡ giữa những người chăn gia súc theo đạo Hồi ở phía Bắc và những nông dân ở phía Nam. Chính nghèo đói, xung đột về kinh tế và chính trị đã khiến quốc gia này sống trong tình trạng điên đảo, mất an ninh trật tự. Điều này có thể thấy rất rõ khi mà quốc gia châu Phi này kiếm được hàng tỷ USD từ kinh doanh dầu mỏ hàng năm nhưng đa số người dân Nigeria sống dưới mức 1 USD/ngày.
Tại châu Phi, xung đột đang là một trong những nhân tố gây trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế. Xung đột khiến cho hệ thống cơ sở hạ tầng tại châu Phi bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế nhiều nước rơi vào kiệt quệ, tiêu điều, đẩy hàng triệu người dân vào hoàn cảnh đói nghèo. Theo ước tính, khi một cuộc nội chiến xảy ra nó sẽ khiến quốc gia đó có hơn 15% người nghèo và hơn 30% người cực nghèo so với những khó khăn khác gây ra đối với nước này [1, tr164]. Hàng loạt các cuộc xung đột và nội chiến đã để lại một di sản nặng nề về nạn đói, suy dinh dưỡng và kém phát triển. Ước tính cuộc xung đột ở Darfur đã khiến sản xuất trung bình tại khu vực này giảm 12%, tăng trưởng ngành công nghiệp giảm 3%/năm.
Theo tính toán của Liên hợp quốc, đói nghèo, xung đột đã khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tại châu Phi cao nhất thế giới. Hàng năm số người thất nghiệp tăng lên 10%. Trong số 38 quốc gia nghèo nhất thế giới thì có đến 32 đại biểu đến từ châu Phi. Những quốc gia này là nạn nhân của bạo lực, xung đột và chiến tranh thường mắc kẹt trong tình trạng đói nghèo, và những quốc gia này cũng đang tìm cách trốn chạy khỏi nghèo đói.
61