Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Có thể nói rằng, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng đầu tiên để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của mỗi quốc gia. Cải cách thể chế kinh tế có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Việc đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, một khi những biện pháp này được áp dụng thì nó sẽ là động lực mới cho công cuộc cải cách, phát triển kinh tế trong nước, thúc đẩy toàn bộ kinh tế khu vực tăng trưởng.

3.2.1.1. Phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghiệp hóa

Đối với châu Phi, nông nghiệp được coi là hoạt động kinh tế chính của châu Phi. Nông nghiệp chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu hàng hóa tại khu vực này. Chính vì vậy, nông nghiệp được coi là ngành nghề chính, là động lực giúp các nước châu Phi thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển. Đa dạng hóa nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng cường xuất khẩu nông sản trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn châu lục.

Ngoài ra, những trở ngại như thuế quan, rào cản phi thuế quan và các chính sách trợ gia của các nước phát triển đã hạn chế hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu từ châu Phi khiến châu lục này càng rơi vào vòng xoáy giảm sút. Thuế quan là nhân tố hạn chế, cản trở xuất khẩu hàng hóa chế biến từ châu Phi sang các nước khác bởi mức thuế áp dụng cho các mặt hàng đã qua chế biến luôn cao hơn so với việc xuất khẩu sản phẩm thô. Ngoài ra, hàng rào phi thuế quan mà các nước đang phát triển phải đối mặt cao hơn nhiều so với các quốc gia công nghiệp phát triển. Mức trợ giá các sản phẩm nông nghiệp của các nước giàu dành cho nông dân của họ cũng khiến cho nông dân châu Phi điêu đứng.

62

Như vậy, để xóa đói giảm nghèo, điều kiện tiên quyết đối với các nước châu Phi là cải thiện tình hình phát triển nông nghiệp, kết hợp khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tránh tình trạng thiếu đói xảy ra. Để làm được điều này thì các chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu gồm: áp dụng công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chất lượng đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng… nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, châu Phi cũng nên chú ý đến chính sách sở hữu đất đai mới, trong đó phụ nữ được khuyến khích sở hữu đất nông nghiệp. Hiện đại hóa quản lý đất đai - một điều kiện bắt buộc cần phải triển khai để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sẽ làm giảm số lượng người nghèo và mở ra cơ hội mới cho châu Phi, bao gồm cả phụ nữ - lực lượng chiếm tới 70% tổng số nông dân châu Phi.

Để giải quyết tình trạng đất nông nghiệp tại châu Phi đang bị suy giảm nghiêm trọng, Hội nghị thượng đỉnh bàn về Phân bón châu Phi và Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) đã đưa ra chương trính phát triển nông nghiệp ngắn hạn cho châu Phi bao gồm: mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn cung cấp lương thực và giảm đói nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của nông dân [6, tr81]. Bên cạnh đó, Chương trình Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD) đã xây dựng chương trình An ninh lương thực và dinh dưỡng nhằm đưa châu Phi thoát khỏi tình trạng bấp bênh về lương thực, nghèo đói và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, châu Phi cũng cần có những hoạt động nhằm khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhằm phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, phối hợp với các tổ chức quốc tế như FAO nhằm nghiên cứu, phát triển ngành nông nghiệp, cải thiện năng suất lao động.

3.2.1.2. Tự do hóa thương mại

Một trong những vấn đề quan trọng, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế tại các quốc gia châu Phi là việc thay đổi chế độ sở hữu tài sản thông qua việc tư nhân hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tư nhân bắt đầu được khuyến khích phát triển, môi trường kinh doanh được cải thiện sơn so với những thập niên 80

63

của thế kỷ trước. Sự phi tập trung hóa kinh tế có thể chuyển dần quyền lực kinh tế nhà nước sang tay tư nhân, thúc đẩy mối quan hệ điều tiết nhất định giữa nhà nước và giới kinh doanh, thúc đẩy sự tự do hóa hoạt động thương mại. Với trên 3000 trường hợp tư nân hóa đã mang lại tổng doanh thu là 7,556 triệu USD, tư nhân hóa ở các nước châu Phi cận Sahara bước sang giai đoạn mới, tạo ra một lực lượng để tham gia phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu như cung cấp và cải tiến hệ thống điện thoại ở 18 quốc gia, tham gia phân phối nguồn nước tại 23 quốc gia. Đường sá, cầu cống cũng đang được giao cho tư nhân quản lý [1, tr198].

Bên cạnh đó, châu Phi đã xây dựng được nhiều chính sách nhằm thúc đẩy giao lưu và phát triển thương mại với các quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một số bộ luật quan trọng được sửa đổi bao gồm Luật Thương mại quốc tế, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Quản lý ngoại hối, Luật Lao động… Năm 2000, WB có viết: “Cải cách hệ thống luật pháp trở thành ưu tiên hàng đầu ở nhiều nước châu Phi và đó là một trong những lĩnh vực cần phải ưu tiền tài trợ cho châu Phi” [8, tr23]. Ủy ban châu Phi ước tính 1% thị phần mà châu Phi giành thêm trong mậu dịch quốc tế sẽ làm lợi cho châu lục này gấp bốn lần số viện trợ nước ngoài mà châu lục này nhận được.

Ngoài ra, các quốc gia châu Phi sống và phát triển dựa vào việc xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là hàng hóa thô nên giá cả hàng hóa của các quốc gia châu Phi, đặc biệt là hàng nông sản phụ thuộc nặng nề vào biến động giá cả của thị trường thế giới và phụ thuộc vào mức độ thu mua hàng của các công ty xuyên quốc gia. Xuất phát từ chính sách thương mại chung cho cả khu vực, bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chính phủ các quốc gia châu Phi áp dụng các mức thuế khá cao cho các sản phẩm muốn thâm nhập vào châu lục này. Hiện nay, mức thuế nhập khẩu của châu Phi khoảng 19%, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 12% và của các nước công nghiệp phát triển là 5%. Các nước phương Tây kêu gọi châu Phi nên cắt giảm thuế quan nhưng vấn đề này đang trong quá trình xem xét. Hơn nữa, nếu giảm thuế nhập khẩu hàng hóa thì sản phẩm trong nước khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa ngoại cả về số lượng, chất lượng cũng như mẫu mã. Điều này sẽ gây sức ép không nhỏ đến việc cải thiện kinh tế quốc gia cũng như đời sống của người lao động.

64

3.2.1.3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

FDI vào châu Phi bắt đầu tăng trưởng từ thập kỷ 1990. Trong thời gian gần đây, đầu tư nước ngoài vào khu vực châu Phi đã tăng lên đáng kể. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, FDI trên toàn thế giới giảm 20% nhưng FDI vào châu Phi lại lộn ngược dòng tăng 16%, đạt 62 tỷ USD. FDI giúp cho tiến trình đô thị hóa của châu Phi diễn ra nhanh hơn, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực. Nam Phi, Angola và Mozambique là những điểm thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất. Dịch vụ, đặc biệt là viễn thông, tài chính và bảo hiểm là những lĩnh vực tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn có xu hướng lệch về các ngành công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là dầu khí.

Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là yếu tố tiên quyết. Để cải thiện được điều kiện cơ sở hạ tầng, châu Phi cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho tái định cư và duy tu, bảo dưỡng các công trình hiện tại. Bên cạnh đó, tư nhân cũng cần phải tham gia góp vốn xây dựng các dự án phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở. Chính phủ các nước cần có những chính sách để hỗ trợ cũng như huy động được nguồn vốn dồi dào này. Châu Phi cũng cần có biện pháp để đa dạng hóa khả năng tiếp cận của tư nhân vào lĩnh vực đầu tư này. Ngoài ra, việc thúc đẩy ký kết các hiệp định đầu tư cũng là một trong những hoạt động quan trọng nhằm cải thiện tình trạng nghèo đói hiện tại đang hoành hành tại châu Phi. Việc ký kết các hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế các quốc gia được cải thiện, giảm thiểu các loại rào cản thương mại kìm hãm phát triển kinh tế. Tính tới thời điểm hiện tại, các quốc gia châu Phi đã ký kết hơn 400 hiệp định song phương với các quốc gia, khu vực cũng như các tổ chức quốc tế. Trong đó, vấn đề giảm thuế quan, xóa bỏ tình trạng đánh thuế nhiều lần đối với một sản phẩm hàng hóa được đặc biệt quan tâm. Các nhà đầu tư hi vọng rằng việc cải thiện môi trường đầu tư tư nhân ở châu Phi sẽ giúp cho khu vực này mở rộng tự do hóa kinh tế và cải cách môi trường đầu tư.

3.2.1.4. Tăng cường liên kết khu vực và hội nhập quốc tế

Năm 1963, châu Phi đã thành lập Tổ chức châu Phi thống nhất (OAU) với vai trò là một tổ chức toàn khu vực với mục tiêu tăng cường sự thống nhất và đoàn kết giữa các quốc gia của châu lục trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa và

65

xã hội. Theo quyết định của tổ chức thì có 5 tổ chức, cũng là 5 khu vực được ra đời bao gồm: Liên hiệp Maghreb Ả - rập miền Bắc châu Phi (AMU), Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), EAC, Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) và Cộng đồng các nước miền Trung châu Phi. Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức tiểu khu vực có vai trò trong sự phát triển kinh tế của vùng nói khi riêng và cả khu vực nói chung. Tiêu biểu trong đó phải kể đến Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Tổ chức các nước thuộc khu vực đồng Frăng... Những tổ chức khu vực và tiểu khu vực đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

Ở Bắc Phi, tổ chức hợp tác lớn nhất khu vực là AMU ra đời năm 1989, tập hợp bốn quốc gia Bắc Phi là Morocco, Algeria, Libya và Tunisia, ngoài ra còn có thêm Môritani. Đây là tổ chức hợp tác toàn diện giữa các nước Bắc Phi trên mọi lĩnh vực chính trị, quốc phòng, kinh tế, thương mại, văn hóa… Ở khu vực Tây Phi có hai tổ chức quan trọng nhất là ECOWAS và Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi. ECOWAS ra đời năm 1975 bao gồm 15 quốc gia nói tiếng Anh, Pháp và Bồ Đào Nha trong khu vực. Mục tiêu của tổ chức là "tự cung cấp tập thể" cho khu vực thông qua liên minh về kinh tế và tiền tệ, thành lập một khối thương mại duy nhất giữa các nước thành viên vào năm 2005. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không đạt được do các yếu tố về kinh tế, chính trị - xã hội.

Ở Đông Phi có các tổ chức quan trọng là EAC, COMESA, SADC và Liên minh thuế quan miền nam châu Phi (SACU). Mỗi một tổ chức có một mục tiêu phát triển riêng nhưng mục tiêu chung của nó là xây dựng một cộng đồng các quốc gia Đông Phi phát triển lớn mạnh, hòa bình và ổn định. COMESA, được thành lập năm 1994 với 22 nước thành viên, chủ yếu là các quốc gia thuộc phía Đông Nam Phi. Từ khi được thành lập, tổ chức này đã đặt ra khá nhiều mục tiêu: tạo ra một khu vực thương mại tự do giữa các nước thành viên để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ…[15]. Đến nay, một số quốc gia đã miễn thuế và loại bỏ rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa sản xuất tại các nước thành viên trong khối. Những quốc gia còn lại mới tham gia ở mức thỏa thuận dành các ưu đãi về thuế quan đối với hàng hóa sản xuất tại các nước thành viên trong khối.

66

EAC được thành lập năm 1967 bao gồm 3 quốc gia Đông Phi: Kenya, Tanzania và Uganda. Cả ba quốc gia này đều là thuộc địa cũ của Anh. Tuy nhiên, sau một thập kỷ tồn tại, tổ chức này đã sớm chết yểu vào năm 1977 do những trục trặc trong quan hệ và bất đồng về phương pháp quản lý kinh tế giữa các nước thành viên. Các nước Đông Phi còn tồn tại nhiều vấn đề lớn gây trở ngại cho quá trình liên kết. Đó là các loại thuế quan của các nước thành viên còn quá chênh lệch nhau. Ngoài ra, sự khác nhau về chính trị cũng từng là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự tan vỡ của EAC cũ năm 1977... Năm 1999, do nhu cầu thực tiễn là các nhà lãnh đạo của ba quốc gia này muốn thành lập một thị trường chung (như Liên minh châu Âu) với 90 triệu dân nhằm tăng cường sức mạnh về kinh tế, chính trị trên trường quốc tế, EAC chính thức được khôi phục lại [43].

SACU gồm các quốc gia phía đông nam châu Phi: Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia, Swaziland. Các quốc gia thành viên trong khối có sự khác biệt rất lớn về trình độ phát triển kinh tế. Hoạt động thương mại giữa các quốc gia SACU hoàn toàn tự do và hầu như không có rào cản nhằm mục đích đẩy mạnh buôn bán trong nội bộ khối. Ngoài ra, tổ chức này còn có quy định một biểu thuế quan chung giữa các nước thành viên.

SADC tập hợp 14 quốc gia thành viên bao gồm Angola, Botswana, Congo, Zambia, Zimbabwe, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Seychelles, Nam Phi, Tanzania và Swaziland. Tổ chức này khởi xưởng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Về thương mại, mục tiêu của SADC là hướng tới thành lập một khu thương mại tự do, xây dựng hiệp định thương mại tự do, xây dựng hiệp định thương mại tự do trong khối SADC giữa các nước thành viên vào năm 2008.

Năm 2002, với tham vọng đưa châu Phi thoát ra khỏi nghèo đói, xung đột và bệnh tật, Liên minh châu Phi (AU) gồm 53 quốc gia châu Phi, có tiền thân từ OAU đã ra đời. Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác chính trị và kinh tế đa phương của các thành viên, củng cố đoàn kết các nước châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Phi, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các dân tộc châu Phi. Năm

67

2002, tại Hội nghị cấp cao ở Nam Phi, OAU đã chấm dứt sự tồn tại, đnáh dấu sự ra đời của AU. Tại hội nghị Liên minh châu Phi thường niên tháng 6/2004, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về vấn đề hợp tác của châu phi và thế giới, hợp tác Nam – Nam và Bắc Nam, thúc đẩy liên kết thông qua loại bỏ hàng rào thương mại, ngăn ngừa dịch bệnh. Với sự tham gia của NEPAD, vào năm 2004, Ủy ban hợp tác khu vực châu Phi được thành lập với vai trò tăng cường liên kết khu vực, tạo nên sức mạnh cạnh tranh và

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)