Tôn giáo

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

Tôn giáo là một vấn đề nổi cộm và vô cùng phức tạp tại châu Phi. Hầu hết các cuộc xung đột của châu Phi hiện nay đều liên quan đến vấn đề tôn giáo. Người châu Phi theo nhiều tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, các tôn giáo phổ biến nhất tại châu Phi hiện nay vẫn là Kitô giáo và một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống bản địa. Khoảng 40% người châu Phi theo Kito giáo, 40% theo Hồi giáo và 20% theo các tôn giáo bản địa. Một số lượng nhỏ theo Do thái giáo. Vào đầu thế kỷ XX, đa số người dân châu Phi theo tôn giáo truyền thống, tín ngưỡng dân gian. Số lượng người theo Hồi giáo và Kitô giáo chỉ chiếm khoảng 25% dân số. Trải qua nhiều thập kỷ, số lượng người dân theo Kitô giáo và Hồi giáo tăng lên mạnh mẽ, và trở thành hai tôn giáo lớn nhất ở châu Phi. Tính đến 2010, Hồi giáo đã tăng lên 20 lần, có đến 400 triệu tín đồ. Vùng châu Phi cận Sahara là khu vực tập trung đông người Hồi giáo nhất. Có đến 234 triệu tín đồ Hồi giáo sống ở khu vực này. Số người theo Kito giáo cũng tăng lên gấp 70 lần. Đầu thế kỷ XX, châu Phi chỉ có 7 triệu tín đồ nhưng đến nay con số này đã tăng lên 470 triệu tín đồ. So với toàn thế giới thì số tín đồ Kito giáo châu Phi chiến hơn 19% tổng số tín đồ [55]. Theo thống kê của Viện nghiên cứu quốc tế Danish, năm 2010, số người theo các tôn

21

giáo, tín ngưỡng bản địa chiếm khoảng 11,8% dân số châu Phi. Còn theo Báo cáo của trung tâm Nghiên cứu Pew3, con số này là 13% [3, tr82].

Tôn giáo truyền thống ở châu Phi (các tôn giáo truyền thống, tín ngưỡng bản địa) gắn liền với tục tôn linh vật và thờ cúng tổ tiên. Tôn giáo truyền thống ở châu Phi được chia làm bốn loại cơ bản tương ứng với bốn hệ ngôn ngữ chính được sử dụng ở châu Phi. Hệ ngôn ngữ Á – Phi chủ yếu là tôn giáo thờ các vị thần thánh từ Ai Cập, tín ngưỡng của người Cushite, Omotic. Hệ ngôn ngữ Nil-Sahara có thể kể đến một số tín ngưỡng của người Uduk, Koman, Maasai, Meroe… Hệ ngôn ngữ Niger – Congo có tín ngưỡng của người Akan, Odinani. Và hệ ngôi ngữ Khoisan gồn nhiều tín ngưỡng của các bộ tộc với các thần thánh khác nhau. Tôn giáo truyền thống là nhân tố cốt lõi tạo ra hòa bình cũng như xung đột, chiến tranh giữa các bộ tộc.

Hồi giáo: là tôn giáo lớn nhất tại khu vực Bắc Phi và nếu xét trên toàn châu lục, Hồi giáo cũng là tôn giáo quan trọng hàng đầu với số lượng tín đồ tương đương với Kitô giáo. Ước tính khoảng 40,5% người dân châu Phi theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Hồi giáo Sunni. Các quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn tại châu Phi là Ai Cập với 80 triệu tín đồ Hồi giáo, chiếm 94% dân số4, Algeria (98%), Burkina Faso (50%), Nigeria (50%), Sierra Leone (60%), Sudan (65%), Guinea (85%), Zambia (90%), Djibouti (99%), Somalia (100%).. 5

Kitô giáo: là tôn giáo lớn tương đương Hồi giáo. Trong quá trình phát triển tại châu Phi, Kitô giáo cũng có nhiều điều chỉnh để thích nghi với phong tục, tập quán và văn hóa các nước sở tại và hình thành một dòng đạo đặc biệt là Pentecostals. Dù không có số liệu chính thức nhưng ước tính châu Phi có khoảng 470 triệu người theo Kitô giáo, trong đó có đến 30% theo trào lưu chính thống [55]. Kitô giáo ở châu Phi được chia làm ba dòng chính: Công giáo La Mã, đạo Tin Lành và Chính thống giáo. Những nước châu Phi có người theo đạo Tin Lành nhiều nhất phải kể đến Nam Phi, Liberia, Ghana, Kenya, Botswana. Những nước châu Phi có đông người theo dòng Công giáo La Mã là Rwanda, Guinea-Bissau, Cameroon, Uganda và Chad. Quốc gia có số tín đồ

3 Pew Research Center – Tổ chức nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ.

4 Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, Mapping the Global Muslim Population, Pew Forum. 2009

5

Trích dẫn theo nhiều nguồn khác nhau: Pew Forum, CIA World Fact Book, các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, v.v… Số liệu mang tính tham khảo

22

theo Pentecostals đông là Liberia (26%), Ghana (26%), Nigeria (26%), Ethiopia (24%), Zambia (18%), Congo (18%)…

Bức tranh tôn giáo của châu Phi gồm nhiều mảng màu khá nhau. Chính sự đa dạng về tôn giáo đã khiến cho giữa các nhóm dân cư, giữa các tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau nảy sinh nhiều khác biệt trong lối sống, trong quan điểm, cách ứng xử về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tình trạng này cộng với những khó khăn lớn trong phát triển kinh tế khiến cho mâu thuẫn tôn giáo tại châu Phi diễn ra tương đối gay gắt, nhiều trường hợp đã bùng nổ trở thành các cuộc xung đột, nội chiến và căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia châu Phi.

Bảng 1.5: Nhận diện những khó khăn, vƣớng mắc nghiêm trọng nhất tại châu Phi (tỷ lệ % trong những vấn đề đƣợc coi là nghiêm trọng nhất) Quốc gia Xung đột

tôn giáo Xung đột sắc tộc Tội phạm Tham nhũng của giới lãnh đạo Thất nghiệp Rwanda 58 70 78 75 85 Nigeria 58 48 79 81 89 Djibouti 51 56 65 81 70 CHDC Congo 48 65 86 77 83 Mali 46 47 84 72 90 Liberia 43 43 86 80 87 Chad 42 38 80 54 78 Guinea-Bissau 34 36 81 69 89 Kenya 29 60 79 85 95 Cameroon 28 30 82 74 91 Ghana 26 43 74 71 84 Mozambique 25 33 69 72 80 Uganda 25 34 68 72 81 Tanzania 24 21 68 71 82 Senegal 24 18 84 71 96 Ethiopia 19 23 30 40 70 Nam Phi 19 24 87 67 92 Zambia 7 7 62 74 93 Botswana 6 6 72 21 84 Nguồn: www.pewforum.org 1.3.3. Xung đột sắc tộc

Ở châu Phi, mẫu thuẫn sắc tộc và bạo lực, xung đột vũ trang vẫn là căn bệnh trầm kha chưa chữa khỏi của châu lục này dù nó đã có những bước tiến dài về dân chủ hóa

23

[3, tr28]. Châu Phi với nhiều bộ tộc khác biệt về văn hóa, lối sống và cách thức ứng xử đối với các vấn đề của khu vực, của quốc gia. Kết quả là giữa các quốc gia với nhau hoặc ngay trong nội bộ một quốc gia vẫn thường nổ ra xung đột, mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc với nhiều quy mô, mức độ khác nhau.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột sắc tộc ở châu Phi. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm bộ tộc là nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng xung đột. Sự bất bình đẳng này tồn tại trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và chính trị. Việc phân chia và sử dụng quyền lực không bình đẳng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt về quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản quốc gia. Sự phân quyền giáo dục là yếu tố cốt lõi duy trì cho tình trạng bất bình đẳng này. Yếu tố lịch sử cũng góp phần không nhỏ hình thành nên xung đột sắc tộc. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình,các quốc gia châu Phi đã bị các nước thực dân thống trị. Chính vì vậy mà vô hình chung, chủ nghĩa thực dân đã vẽ ra một bản đồ ranh giới không rõ ràng giữa các nước. Một bộ tộc có thể bị chia cắt thành nhiều mảng khác nhau, dẫn đến tình trạng tranh giành quyền lực, bất hòa. Mâu thuẫn này sẽ là nguồn cội châm ngòi cho xung đột khi chính quyền của giai cấp tư sản thống trị ở một số nước được lập ra nhưng không đủ uy tín và sức mạnh, thiếu chính sách dân tộc đúng đắn nên gây chia giẽ cả dân tộc.

Xung đột sắc tộc có thể do việc tranh chấp lãnh thổ, đất đai. Ngoài ra nó còn bị chi phối, gắn liền với những yếu tố lợi ích quốc gia như dầu lửa, tài nguyên quý hiếm… Trong giai đoạn 1990 – 2002, tại châu Phi diễn ra 9 cuộc nội chiến ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo các số liệu thống kê của Phillipe Hugon, từ sau chiến tranh lạnh đến nay đã có 60 cuộc xung đột vũ trang xảy ra làm hàng triệu người chết và 17 triệu người phải tị nạn [21]. Từ thập kỷ 1960 đến nay, có gần 20 quốc gia châu Phi trải qua một giai đoạn nội chiến hoặc xung đột. Trong những thập niên 90 của thế kỷ XX thì số lượng người chết chiếm đến gần 7 triệu người, khoảng 2,4% - 4,3% trong tổng số dân nơi đây. Xung đột kéo dài khiến thiệt hại về của cải vật chất ước tính khoảng 250 tỷ USD. Cho đến nay, châu Phi vẫn chưa có một chính sách dân tộc phù hợp để hòa hợp dân tộc, giảm mâu thuẫn. Chính vì vậy mà nhiều vấn đề nảy sinh, xung đột và nội chiến đẫm máu đều xuất phát từ vấn đề dân tộc, sắc tộc.

24

1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Cho đến hiện nay, châu Phi vẫn tiếp tục một trong những điểm nóng về an ninh, chính trị của thế giới. Đây là một khu vực giàu có và đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, các loại khoáng sản quý hiếm khác có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Lợi thế này giúp cho châu Phi có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển cũng như những mục tiêu kinh tế của mình. Tuy nhiên chính điều này cũng là khó khăn, thách thức cho sự phát triển kinh tế khu vực.

Các nguồn tài nguyên rất đa dạng và giàu có với trữ lượng lớn. Tuy nhiên, sự phân bố của nó lại không đồng đều giữa các quốc gia đã hình thành nền kinh tế dầu mỏ và phi dầu mỏ. Không phải quốc gia nào cũng thu được nguồn lợi từ loại “vàng đen” này. Còn những quốc gia có nguồn khoáng sản quý báu này lại quá phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu: dầu mỏ và khí đốt chiến 95% doanh thu của Algeria, Nigeria, Libya; 90% củaAngola… Hơn nữa, chủ yếu các quốc gia này xuất khâu sản phẩm thô. Chính vì lẽ đó mà nguồn lợi họ thu được từ xuất khẩu hàng hóa là không cao.

Vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý cũng như bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này đang là một vấn đề cấp bách của châu Phi. Bởi lẽ, nền khoa học công nghệ chưa phát triển cũng như sự hạn chế về trình độ của người lao động khiến cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội, trong khi lại gây ra nhiều hệ lụy nặng nề, đặc biệt gây ra xung đột về lợi ích giữa các quốc gia và việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên còn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm mội trường, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân.

Ngoài các loại khoáng sản đa dạng thì các mặt hàng nông sản cũng là một trong những lợi thế của các quốc gia trong khu vực. Cô ca, cà phê, chè, lạc, thuốc lá, cao su, dầu cọ… là những sảm phẩm đặc trưng, mang lại giá trị xuất khẩu cho các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, với dân số đông, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, nguồn lao động giá rẻ, đây là một trong những điểm đến lý tưởng của các nước nước muốn mở rộng đầu tư, bành chướng kinh tế. Tuy nhiên, châu Phi được đánh giá là một vùng đất giàu có nhưng chưa được khai thác hiệu quả, đặc biệt ở khu vực Nam và Đông Phi.

25

Mặc trong những năm gần đây, chính phủ của các quốc gia châu Phi đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện tình hình kinh tế, điều chỉnh chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên nhưng sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nó của các quốc gia trong khu vực. Chính vì lẽ đó mà sự phát triển này luôn đi song hành cùng tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của toàn khu vực.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới như hiện nay thì châu Phi cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung này. Toàn cầu hóa mang lại một cơ hội tốt để châu Phi phát triển, bắt kịp với tốc độ phát triển toàn cầu thông qua việc kêu gọi, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài giúp đỡ khu vực phát triển trên cơ sở những nguồn lực sẵn có.

Đối với một số cường quốc lớn và nhóm nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu EU, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Phi là một “món mồi béo bở” để các nước này khai thác những tiềm năng sẵn có và thực hiện chiến lược tăng cường, mở rộng các lợi ích kinh tế và chính trị của họ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, một mối lo lắng, trăn trở chính là việc giao lưu, buôn bán thông thoáng của châu Phi với nước ngoài sẽ khiến gia tăng buôn bán hàng cấm, bao gồm cả vũ khí cũng như tạo điều kiện, môi trường dung dưỡng cho các loại tội phạm quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với châu Phi, vấn đề cấp bách và cần được giải quyết là việc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực để ổn định tình hình trong nước. Và để có được sự phát triển kinh tế thì các quốc gia này cần phải có những nỗ lực lớn, tự thân vận động chứ không thể trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của bên ngoài. Như vậy, nếu tất cả những vấn đề trên được giải quyết thì sự tăng trưởng kinh tế của châu Phi sẽ diễn ra nhanh hơn và sẽ là điều kiện tốt để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc tái thiết nền kinh tế.

26

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI CHÂU PHI VÀ NHỮNG HỆ LỤY ĐẶT RA

Bên cạnh những thuận lợi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại, châu Phi còn phải đối mặt với khá nhiều khó khăn và thách thức. Một trong số đó là vấn nạn nghèo đói. Nghèo đói diễn ra trên quy mô lớn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trở thành thách thức nghiêm trọng đối với châu Phi.

2.1. Thực trạng nghèo đói tại châu Phi

Cho đến nay, châu Phi vẫn là châu lục có trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất thế giới. Đời sống của dân cư còn gặp nhiều khó khăn dù họ đang sống trên một núi tài nguyên. Nghèo đói tại đây vào loại nhất của thế giới, nền chính trị bất ổn do các cuộc nội chiến của các quốc gia trong khu vực dẫn đến tình trạng xung đột kéo dài.

Hiện tại vẫn còn khá nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nghèo đói. Trước đây, người ta hay đánh đồng khái niệm nghèo đói với mức thu nhập thấp, coi thu nhập là yếu tố để đánh giá sự nghèo đói. Tại Hội nghị bàn về vấn đề nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc diễn ra hồi tháng 9/1993 tại Băng Cốc – Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về đói nghèo. Theo đó, đói nghèo bao gồm đói nghèo tương đối và đói nghèo tuyệt đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận cư dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của người dân địa phương. Còn nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng

Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra định nghĩa về nghèo đói: Người nghèo là tất cả những ai thu nhập thấp hơn dưới 1 USD Mỹ mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại 6. Tuy nhiên, thu nhập chỉ là một phần của cuộc sống, nó không thể phản ánh được toàn bộ đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 35)