Hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề nghèo đói

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 86)

Trước thực trạng khó khăn trên, châu Phi cần đưa ra những biện pháp kịp thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế của quốc gia cũng như toàn khu vực nhằm tạo ra cơ hội cho người dân thoát ra khỏi nghèo đói. Và để thực hiện được những điều này, chỉ với nỗ lực của châu Phi thì chưa đủ mà cần sự chung tay hợp tác của cộng đồng quốc tế.

3.2.3.1. Hoạt động của các tổ chức quốc tế

Mục tiêu phát triển toàn cầu trong thế kỷ XXI là giảm nghèo khổ, xây dựng bình đẳng giới, phát triển môi trường bền vững cho đến năm 2015. Mục tiêu này đã và đang được rất nhiều chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế hưởng ứng. Đặc biệt, châu Phi là châu lục được các tổ chức quốc tế chú ý quan tâm hơn cả. Bởi lẽ, đây là châu lục có số người nghèo đông nhất thế giới. Những năm gần đây, trong các hội nghị thượng đỉnh, chương trình và diễn đàn của các tổ chức đa phương, vấn đề nghèo đói của châu Phi luôn được đặt lên bàn bàn bạc.

Tại hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ 6 – 8/9/2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí. Theo đó, đặt mục tiêu trong vòng 25 năm

72

(kể từ năm 1990), muốn giải quyết được tình trạng nghèo đói như hiện nay, GDP của châu Phi phải tăng gấp đôi (phải đạt mức tăng trưởng 7%/năm), tiêu dùng đầu người tăng 2%/năm, tiết kiệm tăng thêm 10 điểm phần trăm. Tám mục tiêu cơ bản của MDGs thì mục tiêu thứ nhất nhấn mạnh đến việc xóa bỏ nghèo đói. Để thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn 1990 – 2015, các nước phát triển phải được giảm một nửa tỷ lệ dân số có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đồng thời giảm một nửa dân số đang có nguy cơ nghèo đói, đặc biệt là giảm một nửa tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân và giảm một nửa dân số có mức tiêu dùng dinh dưỡng tối thiểu. Bên cạnh đó, tại mục tiêu thứ 8, một lần nữa vấn đề đói nghèo lại được nhắc đến, trong đó, phát triển hơn nữa hệ thống thương mại, không phân biệt đối xử theo hướng mở cửa, và hệ thống tài chính (bao gồm: cam kết quốc gia và quốc tế về sự quản lý tốt, phát triển, giảm nghèo) [1, tr174].

Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo

Trong chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo trên thế giới nói chung và ở châu Phi nói riêng, WB là nguồn tài trợ đa phương lớn nhất. Chiến lược giảm nghèo cho châu Phi (PRS) được WB và IMF thành lập năm 1999 đã pháp huy được tác dụng khi nó cung cấp được nhiều dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này. Chiến lược này dựa trên cơ sở thiết kế, thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các dự án giảm nghèo ở châu Phi. Từ khi thành lập cho đến nay, đã có 32 quốc gia tiếp cận được với PRS. Các Diễn đàn chiến lược giảm nghèo (PRSPs) của WB và IMF cũng nhằm giúp các nước châu Phi tìm kiếm những chiến lược và những ưu tiên phát triển. PRSPs đã xây dựng được một khuôn khổ chính sách cho việc xóa đói giảm nghèo. Và nó đã trở thành một diễn đàn quan trọng thu hút các nguồn quỹ từ WB và IMF để nâng cao chất lượng các biện pháp xóa đói giảm nghèo tại châu Phi.

Hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Liên hợp quốc và AU đã kêu gọi các nước châu Phi

73

đưa nông nghiệp trở thành trung tâm của chính sách phát triển đất nước nhằm tạo việc làm và đối phó hiệu quả cuộc khủng hoảng lương thực, mối đe dọa thường trực của châu lục này. Các nước châu Phi nhất trí thúc đẩy Chương trình ưu tiên phát triển nông nghiêp toàn diện đã được thỏa thuận tại Hội nghị cấp cao của AU ở thủ đô Maputo của Mozambique năm 2003 nhằm đạt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực toàn châu lục trong 5 năm, coi nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng là động lực quan trọng cho phát triển.

Với chức năng tư vấn, WB đã hỗ trợ cho Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện của châu Phi (CAADP) trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, cải thiện năng lực quản lý đất đai và độ phì nhiêu của đất, cải thiện nguồn nước tưới, phát triển hệ thống thủy lợi…WB còn hỗ trợ NEPAD thược hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp quốc gia (MAPP) với mục đích tăng gấp đôi việc nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp ở châu Phi [65]. Các dự án của WB nhằm hộ trợ khẩn cấp cho các đối tượng dễ bị tổn thương bởi nạn đói rất đa dạng, từ thu mua phân bón tại Ethiopia cho đến chương trình hỗ trợ tạo việc làm tại Sierra Leone. NEPAD cũng đã phối hợp với FAO trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nhấn mạnh đến cải thiện năng suất lao động, an ninh lương thực, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên, hạn chế chi phí tiếp cận thị trường. WB cũng đã phối hợp với FAO tạo điều kiện trong quản lý nguồn nước nông nghiệp theo Sáng kiến quản lý nước nông nghiệp dành cho châu Phi. FAO góp phần tích cực vào việc kiểm soát tình trạng sa mạc hóa tại châu Phi, cung cấp hệ thống tưới tiêu cho những vùng khô hạn ở châu Phi. Hiện tại FAO triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông nghiệp châu Phi. Đặc biệt, những năm gần đây, tổ chức này đã triển khai dự án phát triển nông nghiệp trên cơ sở tín dụng. Quỹ tín dụng giúp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực sẽ tăng cường các nguồn lực của châu Phi, thúc đẩy việc ngăn chặn và phản ứng hiệu quả với các cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều khu vực khác ở lục địa Đen.

Ngoài WB và FAO, nhóm G8 gồm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu thế giới (Pháp, Đức, Italia, Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Canada và Nga) cũng đã có nhiều hỗ trợ thiết lập các kế hoạch toàn diện để tăng năng suất nông nghiệp, tăng cường mối liên

74

kết nông thôn và thành thị, quyền lợi cho người nghèo, hợp tác với AU, NEPAD trong CAADP và các sáng kiến khác cho châu Phi. Hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp của G8 cho các quốc gia châu Phi chủ yếu thông qua Nhóm Tư vấn nghiên cứu nông nghệp quốc tế, Quỹ công nghệ nông nghiệp châu Phi…

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng

Theo ước tính, mỗi năm châu lục này cần hàng chục triệu USD để cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn tài chính đầu tư này dường như chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của châu lục này. Chính vì lẽ đó, châu lục này rất cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng. Để cải thiện tình hình này, năm 2002, NEPAD đã thực hiện Kế hoạch hành động ngắn hạn về cơ sở hạ tầng, đề ra 20 dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành chủ chốt như năng lượng, vận tải, nước, an toàn vệ sinh và công nghệ thông tin và viễn thông. WB và Ngân hàng phát triển châu Phi AfDB đã cung cấp tài chính cho kế hoạch này. Chương trình xây dựng đường ống dẫn dầu trị giá 200 – 300 triệu USD/năm được WB đặc biệt chú ý trong số các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng của châu Phi. WB cũng hỗ trợ dự án gas của các nước khu vực Nam Phi, dự án năng lượng của Tây Phi. Năm 2001 – 2002, châu Phi đã nhận được 11 dự án từ WB với tổng số vốn là 550 triệu USD. Sang đến năm 2005, WB đầu tư khoảng 620 triệu USD để thực hiện 4 kế hoạch hành động cho Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi. Các dự án này nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức khu vực và tiểu khu vực trong việc thực hiện chính sách khu vực và hỗ trợ các mục tiêu của NEPAD như dự án xây dựng đường dây cáp quang nối từ Đông Phi sang Tây Phi.

G8 cũng đã phối hợp với AU, NEPAD, WB và AfDB tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng xuyên biên giới trong châu Phi, hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp, phát huy sáng kiến. WB đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng từ 1 tỷ lên 1,5 tỷ USD/năm cho châu Phi trong giai đoạn 2001 – 2006. Năm 2009, WB đã đầu tư 3,6 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng tại khu vực cận Sahara. AfDB dưới sự trợ giúp và tư

75

vấn của WB cũng đã có những nỗ lực đầu tư phát triển nguồn nước theo Sáng kiến về nước sạch và cung cấp nước cho nông thôn trị giá 14,2 tỷ USD [6, tr95].

Hỗ trợ trong lĩnh vực nợ và viện trợ

Để giảm gánh nặng về nợ cũng như hỗ trợ cho châu Phi trong việc cải thiện tình trạng đói nghèo, nhiều hoạt động đa phương đã được đưa ra. Trong giai đoạn từ năm 1981 – 1991, WB đã cho 29 quốc gia châu Phi vay 20 tỷ USD. Tháng 6/1995, Hội nghị G7 tổ chức tại Hilifax, Canada đã kêu gọi WB, IMF, và các nước OECD tìm kiếm những biện pháp nhằm giải quyết nợ nần cho các quốc gia đang phát triển. Năm 1996, Sáng kiến giảm nợ cho các nước nghèo nặng nợ (HIPCs) đã được tổ chức Bretton Woods chính thức đề ra. Năm 1996, WB và IMF đã chọn 41 quốc gia đang phát triển, trong đó có đến 33 quốc gia thuộc khu vực châu Phi đưa vào danh sách xóa nợ. Năm 1999, Sáng kiến tăng cường HIPCs với mục tiêu giảm nợ nhanh, mạnh và rộng hơn cho các nước đang phát triển đã có những chiến lược cải cách, phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả. Tại cuộc họp của G8 năm 2005, chiến lược xóa 100% nợ cho 18 quốc gia, trong đó có 14 nước châu Phi đã được G8 đưa ra thảo luận và kêu gọi sự ủng hộ của WB và IMF. Tháng 12/2011, WB và IMF đã công bố một nghiên cứu chung về Sáng kiến giảm nợ đa phương dành cho HIPC. 36/40 nước HIPCs đã được quyết định giảm nợ, 32/36 nước đã được xóa nợ hoàn toàn. Số nợ được giảm cho 36 nước HIPCs tương đương với 35% GDP năm 2010 của các nước này.

Ngày 27/6/2002, các nhà lãnh đạo G8 đã triển khai thực hiện Kế hoạch hành động châu Phi. Mục tiêu của kế hoạch này nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước G8 với châu Phi theo đúng nguyên tắc NEPAD. Tại hội nghị G8 tại Evian, Pháp năm 2003, các nước G8 đã bàn lại Kế hoạch hành động châu Phi với mục đích tăng cường viện trợ hơn nữa cho các nước châu Phi trong các chiến dịch phòng chống dịch bệnh, ủng hộ Quỹ hỗ trợ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét, giảm trợ cấp nông nghiệp, tăng năng lực ngăn ngừa nạn đói ở châu Phi, tăng tính minh bạch của các giao dịch kinh tế liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên…

76

Cùng với WB, IMF thì Liên hợp quốc cũng đưa ra các khoản viện trợ cho châu Phi, phần lớn được thực hiện dưới dạng hợp tác kỹ thuật (tư vấn, cố vấn và các khả năng chuyên môn khác). Các MDGs do Liên hợp quốc khởi xướng được hầu hết chính phủ các nước quan tâm và hỗ trợ châu Phi. Để thực hiện được MDGs, Liên hợp quốc ước tính phải tăng gấp đôi viện trợ trên toàn thế giới, khoảng 100 tỷ USD/năm. Cùng với G8, Dự án Thiên niên kỷ và Thiên niên kỷ +5 của Liên hợp quốc, Ủy ban Anh quốc về châu Phi, Hội nghị thưởng đỉnh Gleneagles… đã thảo luận về những hoạt động hỗ trợ toàn cầu cho sự phát triển của châu Phi. Cộng đồng quốc tế cũng cam kết tăng gấp đôi nguồn viện trợ cho châu lục này lên mức 50 tỷ USD cho đến năm 2010 [6, tr104]. Như vậy khó khăn của châu Phi hiện nay mang tính chất toàn cầu và việc giải quyết chúng đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay, góp sức của toàn cầu. Sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới đã hỗ trợ châu Phi giải quyết nạn nghèo đói đang hoành hành, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn khu vực.

3.2.3.2. Hoạt động của Liên minh châu Âu

Khởi đầu cho chiến lược của châu Âu nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của châu Phi chính là việc ký kết nhiều hiệp định ưu đãi giành cho châu Phi như: Hiệp ước Rome 1957, Hiệp ước Yaounde’ được ký kết giữa 18 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Phi, vùng Caribe và Thái Bình Dương ACP (1964 – 1975), Hiệp ước Lome I ký năm 1975... Tuy nhiên, hiệp định quan trọng và có nền tảng nhất cho sự hợp tác này là hiệp ước Cotonou được châu Âu ký kết với 48 quốc gia châu Phi tại Beclin năm 2000. Hiệp định này dự định sẽ miễn giảm thuế cho các sản phẩm của các nước ACP tiếp cận vào thị trường châu Âu, xóa bỏ dần các loại thuế phù hợp với các nguyên tắc chung của tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu. Liên minh châu Âu EU giành cho châu Phi một khoảng tài chính để thực hiện hiệp định này. Hiện EU đang ủng hộ châu Phi tiến hành chương trình xúc tiến thương mại nhằm cải tiến thủ tục hải quan gồm cả cơ chế quá cảnh. Bên cạnh đó, việc dỡ bỏ các hàng rào thương mại, xây dựng các quy tắc thương mại minh bạch, ổn định thể chế sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và toàn khu vực nói chung.

77

Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2007, tổng giá trị FDI của các nước EU đầu tư vào châu Phi là hơn 146 tỷ euro, tương đương với khoảng 4,7% tổng giá trị đầu tư của EU ra bên ngoài. Điều đáng chú ý là 30% giá trị đầu tư này EU dành cho các doanh nghiệp, các dự án tại Nam Phi và 14% tại Nigieria [8, tr278]. Bên cạnh đó, dòng vốn viện trợ vào châu Phi trong những năm gần đây cũng có xu hướng tăng. Năm 2003, tổng lượng ODA của EU vào châu Phi đạt 15 tỷ euro, chiếm 60% ODA vào châu lục này. Với số viện trợ đó, EU trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho châu Phi. Tháng 6/2005, Hội đồng châu Âu đưa ra một cam kết viện trợ đầy tham vọng là tăng ODA cho châu Phi lên mức 0,56% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2010 và đến 2015, con số này là 0,7% tổng thu nhập quốc dân. Theo cam kết này, đến năm 2010, ước tính mỗi năm EU sẽ dành thêm khoảng 20 tỷ euro cho ODA và đến năm 2015, con số này sẽ là 46 tỷ euro mỗi năm, trong đó, EU đồng ý dành cho châu Phi ít nhất 50% lượng ODA thêm này. Như vậy, nếu cam kết này thực hiện đúng thì tính đến 2015, mỗi năm, EU sẽ dành thêm 23 tỷ euro cho châu Phi.

Bên cạnh đó, EU cũng tích cực góp phần hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp yếu kém và lạc hậu tại khu vực này. Đối với nguồn nước, thông qua việc hỗ trợ Hội đồng bộ trưởng châu Phi giám sát các nguồn nước trong khu vực, EU giúp châu Phi quản lý tốt nguồn nước các lưu vực sông. EU cũng tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động cho nông nghiệp châu Phi thông qua một loạt các chính sách như tăng cường chức năng của thị trường đầu vào, đầu ra ở phạm vi quốc gia và khu vực, kiểm soát tình trạng biến động đột ngột trên thị trường thông qua các công cụ bảo hiểm, nâng cao lợi ích của người nghèo, nghiên cứu và mở rộng ngành nông nghiệp thông qua tăng cường hợp tác nghiên cứu châu Âu – châu Phi, hỗ trợ các cơ chế nghiên

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)