Nguyên nhân tự nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

- Yếu tố địa lý

Tại những khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai như hạn hán, lũ lụt… thì mức độ nghèo đói thường cao hơn các khu vực khác. Từ lâu, châu Phi bị coi là châu lục nghèo khổ nhất thế giới. Tình trạng lạc hậu, nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh, xung đột chính trị, chiến tranh,… tại khu vực này diễn ra triền miên. Sản xuất lương thực ở châu lục này luôn ẩn chứa nhiều bất trắc do thiên tai, đặc biệt là hạn hán kéo dài, cũng như bởi những cuộc chiến tranh hầu như chưa bao giờ dứt, kết hợp với trình độ sản xuất lạc hậu.

Địa hình của châu Phi có độ cao trung bình khoảng 700 mét, chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, xen lẫn là những đồng bằng nhỏ hẹp. Mặc dù là một châu lục có diện tích lớn trên thế giới nhưng đất đai canh tác ít, cằn cỗi, không màu mỡ, khó canh tác làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi đều giảm. Theo thống kê của Liên hợp quốc thì có đến 66% châu lục này là sa mạc hay đất đai khô cằn, trong đó có đến 46% diện tích có nguy cơ biến thành sa mạc. Thêm vào đó, do khí hậu khu vực này tương đối khắc nghiệt với tình trạng nắng lắm nhưng không có mưa do địa hình là cao nguyên hình khối rộng lớn, bờ biển lại bị chia cắt, không có vịnh ăn sâu vào nội địa, ven biển lại có một số núi cao đã góp phần ngăn chặn gió mậu dịch từ Ấn Độ Dương và gió mùa Tây Nam từ vịnh Ghine thổi vào, hạn hán kéo dài thường xuyên diễn khiến cho đất đai ngày một khô cằn, dần dần bị biến thành sa mạc hóa, hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn.

Với đặc điểm phần lớn các quốc gia châu Phi nằm sâu trong lục địa, giao thông kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, bị sa mạc hóa khiến cho châu Phi gặp nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu hàng hóa nông sản. Trong khi đó, 60% dân số châu Phi sống ở vùng nông thôn và 90% lực lượng lao động nông thôn liên quan đến các hoạt động nông nghiệp. Sông ngòi tại khu vực châu Phi phân

52

bố không đều, lượng nước phân theo mùa nên nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp khan hiếm. Hạn hán kéo dài thường xuyên diễn ra ở châu Phi. Khoảng giữa những năm 1970 - 1995, lượng nước dự trữ của châu Phi đã giảm 2,8 lần. Ngay cả hồ chứa nước Victoria – hồ nước lớn nhất châu Phi thì tình trạng khô hạn cũng diễn ra khiến cho lượng cung cấp nước từ hồ ngày càng giảm dần. Hạn hán xảy ra ở khắp mọi nơi, trong suốt năm 2006, mực nước giảm trung bình là 1/2 inch (1 inch = 2,54 cm) mỗi ngày. Tình trạng này cũng diễn ra tại nhiều các hồ chứa nước khá trên toàn khu vực. Điều này đã khiến cho việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp ngày càng suy giảm, đất đai ngày một khô cằn, dần dần bị biến thành sa mạc hóa. Sản xuất nông nghiệp vì thế kém hiệu quả tại các quốc gia thành viên sẽ làm ngũ cốc thâm hụt. Như vậy, yếu tố địa lý kết hợp với phát triển manh mún của ngành nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh tình trạng nghèo đói tại lục địa Đen.

- Sự phân bố lương thực không đều

Nông nghiệp tại châu Phi hiện là một ngành kinh tế mang tính chất quan trọng sống còn ở khu vực, bởi hiện nay đại đa số người dân Châu Phi sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc vào nguồn lương thực, thực phẩm do chính họ sản xuất ra. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của khu vực này lại đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Nguyên nhân là do người dân châu lục này chưa biết tận dụng lợi thế thiên nhiên ưu đãi và nguồn nhân lực dồi dào để phát triển nông nghiệp, chưa biết sử dụng phân bón, phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Chính vì vậy mà khả năng cung cấp sản phẩm giảm đi và không đáp ứng đủ nhu cầu trong các nước khiến một bộ phận cư dân sống trong tình trạng nghèo đói.

Sản lượng ngũ cốc trung bình trong vòng 45 năm qua tại khu vực này vẫn duy trì ở mức dưới 0,5 tấn/ha, trong khi tốc độ tăng dân số ở châu Phi thuộc cao nhất thế giới. Chính vì vậy, nguồn cung hầu như không đủ và thất thường. Theo nghiên cứu mới nhất của WB năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho tình trạng giá cả leo thang tại hầu khắp các quốc gia. Hơn nữa, sự mất cân bằng trong việc cung cầu lương thực cộng thêm sự biến động, phụ thuộc vào thiên tai khiến cho gần như toàn bộ số tiền của người dân kiếm được đều dành để mua lương thực. Lạm phát cản trở sự

53

tăng trưởng kinh tế, giảm sức mua và khiến cho đời sống của người dân ngày càng khốn khổ. Tình hình thiếu lương thực vẫn thường xuyên xảy ra tại châu lục này, điển hình nhất tại các quốc gia: Liberia, Sierra Leone, Rwanda, Burundi, Cộng hoà Congo và Angola. Vì vậy, nhập khẩu lương thực là biện pháp nhằm giảm thiểu nạn đói lan rộng và đe dọa cuộc sống người dân. Những mặt hàng nông sản châu Phi nhập về là lúa mì, lúa gạo, ngô, dầu cọ, đường, sữa…. Lượng hàng nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm. Tổng lượng nhập khẩu ngũ cốc của châu Phi trong năm 2003 khoảng 38,2 triệu tấn trong đó gồm 23,2 triệu tấn lúa mỳ và 15 triệu tấn ngũ cốc khác. Trong đó, Bắc Phi là khu vực nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 61% tổng lượng nhập khẩu ngũ cốc toàn châu lục.

Trong các loại ngũ cốc, lúa gạo là nguồn thực phẩm có lượng tiêu thụ và cần thiết nhất đối với người dân. Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và đóng góp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Tuy nhiên, hiện các vùng có tiềm năng trồng lúa ở châu Phi chưa được khai thác nên không thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì vậy, châu lục này đang nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu gạo từ châu Á, tương đương khoảng 10 triệu tấn hay 4 tỷ USD mỗi năm. Lúa mì đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của khu vực châu Phi nhưng sản gặp rất nhiều khó khăn với sản lượng hàng năm rất thấp. Khu vực châu Phi chỉ có thể canh tác đạt khoảng 1,5 vụ mùa/năm so với trên 3 vụ/năm của các nước đang phát triển và hơn 4 vụ/năm của các nước phát triển vào năm 2004.

Sản xuất ngô: Toàn khu vực châu Phi có khả năng canh tác trung bình ít hơn 2 vụ mùa/năm, trong khi đó Bắc Phi và Nam Phi có sự phát triển vượt bậc nhất, tương ứng là hơn 6 vụ mùa/năm và 4 vụ mùa/năm. Như vậy, ngành nông nghiệp phát triển trì trệ cộng với việc phân bố không đều tại các khu vực, phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên là nguyên nhân khiến cho nạn đói tại châu Phi ngày càng leo thang. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, cần có những biện pháp hữu hiệu phát triển ngành nông nghiệp, giảm thiểu tình trạng nghèo đói của cư dân nơi đây.

- Hạn chế và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên

Các quốc gia châu Phi phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu hàng hóa thô nên khi thị trường có biến động về giá cả, các mặt hàng này sẽ biến động mạnh theo, dẫn

54

đến tình trạng dễ bị tổn thương. Chính vì lẽ đó mà nguồn lợi họ thu được từ xuất khẩu hàng hóa là không cao. Những yếu tố này đã khiến cho tổng thu nhập xuất khẩu của châu Phi suy giảm nghiêm trọng, gây mất cân đối trong cán cân thương mại, tỷ trọng thương mại của châu Phi trong tổng thương mại toàn cầu giảm sút. Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu thô thì giá cả khá bấp bênh và thấp hơn so với những sản phẩm đã qua chế biến, nhất là nhưng loại nông sản.

Một số quốc gia có nguồn thu chủ yếu đến từ việc xuất khẩu khoáng sản thô phải kể đến Nigieria với 86,9% tổng giá trị xuất khẩu đến từ dầu thô, 85,2% của Angola, 71% của Equatorial Guinea, 69% của Gabon, 51,2% của Niger, 41,1% của Sudan, 36,5% của Guinea-Bissau, 34% của Cameroon…Xuất khẩu kim cương chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của Cộng hòa Trung Phi, 69,8% của Congo, 60,7% của Zambia, 48% của Liberia, 39,6% của Sierra Leone, 21,5% của Guinea, 13,7% của Ghana, 11,5% của Angola…. Xuất khẩu vàng chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu của Eritrea, 17,8% của Djibouti, 14,3% của Burundi, 12,2% của Nam Phi…[1, tr48,49]. Những quốc gia có nguồn khoáng sản quý báu này lại quá phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu: dầu mỏ và khí đốt chiến 95% doanh thu của Algeria, Nigeria, Libya; 90% của Angola… Tiền thu từ dầu chiếm 85% ngân sách tiêu dùng của chính phủ. Một khi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ngừng trệ, nền kinh tế quốc gia này sẽ vào suy thoái, đời sống người dân sẽ vô cùng khổ cực vì nghèo đói, không có việc làm…

Năm 1970, Botswana và Sierra Leone đều là những quốc gia có thu nhập thấp và chủ yếu dựa vào nguồn kim cương. 30 năm tiếp theo đó, chính kim cương lại là nhân tố khiến cho nền kinh tế - xã hội của Sierra Leone. Mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này thấp hơn năm 1970 và chỉ số HDI xếp vào hàng cuối cùng thế giới. Cuộc sống người dân lâm vào cùng cực, đói nghèo theo đó cũng trên đà tăng lên. Trái ngược với nó, bởi kiểm soát tốt doanh thu từ các nguồn tài nguyên, chủ yếu là kim cương lại là yếu tố giúp cho Botswana gặt hái được nhiều thành công lớn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào hạng nhanh nhất thế giới đã đưa quốc gia này được xếp vào hạng các quốc gia có thu nhập trung bình [1, tr51].

Bên cạnh đó, do cơ cấu hàng xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia châu Phi là tương tự nhau nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh lẫn nhau,

55

kìm ép giá gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu hầu hết là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến cộng thêm thị trường chung cạnh tranh gây ra sự trì trệ trong các hoạt động kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng nghèo đói của người dân khu vực này nhiều năm qua vẫn không cải thiện, trái lại, số người đói ngày càng gia tăng theo thời gian. Quản lý tốt hơn tài nguyên khoáng sản, tăng nhanh tiến trình đô thị hóa, ra sức phát triển nông nghiệp, nâng cao trình độ quản lý sẽ có lợi cho tiến trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ và các nước châu Phi.

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)