Cải cách kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Cải cách thể chế kinh tế là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần quyết định cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nếu một chính phủ lựa chọn chiến lược cải cách thể chế kinh tế đúng đắn thì trình độ phát triển kinh tế của nước đó sẽ được nâng lên một cách rõ rệt, cơ sở hạ tầng được đầu tư, các mối quan hệ với bên ngoài cũng sẽ mở rộng, phát triển. Còn không, đất nước đó sẽ trong tình trạng trì trệ, lạc hậu và không theo kịp các nước khác trên thế giới.

Khác với các châu lục khác trên thế giới, ở châu Phi, xu hướng phát triển đất nước không phải do sự vận động của các phương thức sản xuất trong xã hội quyết định

11

mà chủ yếu do hệ tư tưởng của giới cầm quyền ở từng nước chi phối. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các quốc gia trong khu vực này thường nghiêng về một trong hai siêu cường, theo hai hệ tư tưởng khác nhau là xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN). Trong nhiều thập kỷ sau khi dành độc lập, đa số chính quyền các nước châu Phi dựa vào viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn áp các lực lượng đối lập, phục vụ lợi ích của giới cầm quyền. Khi giành được độc lập, nhiều quốc gia châu Phi dưới sự hỗ trợ của Liên Xô đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập trung, bao cấp, theo kế hoạch mà Liên Xô đang thực hiện. Việc áp dụng một cách dập khuôn, máy móc, không nghiên cứu, thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh trong nước cũng như tình hình phát triển chung của khu vực đã khiến cho việc phát triển kinh tế gặp nhiêu trở ngại.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, từ những năm 90 của thế kỷ XX, châu Phi đã khuyến khích đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển. Môi trường kinh doanh của các quốc gia đã được cải thiện khá nhiều so với một thập kỷ trước đó. Điều này đã tạo ra một cơ hội thuận lợi để châu Phi có thể thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào khu vực. Theo nghiên cứu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã bắt đầu tăng từ cuối thập kỷ 1990. Tuy nhiên, các nguồn vốn đầu tư này chủ yếu tập trung vào các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, đặc biệt là các nước có nhiều khoáng sản và dầu khí. Với tốc độ nhanh chóng và lan truyền, chấp nhận rộng rãi, với trên 3.000 trường hợp tư nhân hóa mang lại tổng doanh thu lên đến 7.556 triệu USD, tư nhân hóa các nước châu Phi khu vực cận Sahara đã có một bước phát triển mới, tạo ra một lực lượng quan trọng tham gia phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu cho nhiều quốc gia trong châu lục [1, tr 197 – 198].

Một số dự án tư nhân hóa điển hình trời kỳ trong thời kỳ này phải kể đến dự án nguồn nước ở Angola, tư nhân hóa 213 công ty thuộc lĩnh vực viễn thông, khách sạn, hàng không, ngân hàng, thị trường cà phê ở Uganda, tái cơ cấu 11 doanh nghiệp nhà nước ở Mali, tư nhân hóa hệ thống bán lẻ và các công ty dược phẩm ở Lesotho... Trong đó, quá trình tư nhân hóa diễn ra ồ ạt nhất tại Mozambique (548 dự án), Angola (331 dự án), Tanzania (244 dự án), Ghana (205 dự án), Zambia (183 dự án), Kenya (145 dự

12

án) [20]. Trong giai đoạn 2000 – 2005, châu Phi cận Sahara thu được 11 tỷ USD từ các dự án tư nhân hóa, chiến 3% trong tổng doanh thu từ tư nhân hóa của các nước đang phát triển. Nam Phi, Nigeria, Ghana và Zambia là bốn quốc gia có số dự án tư nhân hóa lớn nhất trong giai đoạn này. Thời kỳ này, các ngành cơ sở hạ tầng như viễn thông, điện, nước, vận tải; tài chính như bảo hiểm, ngân hàng các dịch vụ tài chính khác và ngành năng lượng được ưu tiên phát triển [8, tr24].

Như vậy, cuộc cải cách kinh tế đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, mang lại những thay đổi quan trọng cho nền kinh tế các quốc gia trong khu vực. Sản phẩm của người dân làm ra được thanh toán theo giá thị trường, phù hợp cũng như đánh giá đúng sức lực mà người lao động đã bỏ ra. Thêm vào đó, việc thay đổi chế độ sở hữu của cải vật chất sang hình thức tư nhân đã kích thích người dân hăng say lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn, phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Nó không chỉ giúp châu Phi phát triển trong giai đoạn đó mà là tiền đề, động lực cũng là điểm tựa cho châu Phi có cơ hội phát triển mạnh hơn trong tương lai. Đó cũng là những bước đi đầu tiên để châu Phi có thể hội nhập với thế giới một các dễ dàng hơn trong thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được, quá trình cải cách của châu Phi vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực, bất cập, hiệu quả của công cuộc cải cách mày mang lại là không cao. Trình độ phát triển kinh tế khu vực vẫn còn hạn chế, còn nhiều yếu kém. Thu nhập bình quân đầu người tại đâu cực thấp. Theo nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì mức tăng trong thu nhập bình quân của khu vực châu Phi cận Sahara chỉ bằng 75% mức tăng của châu Á. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp (Trang 25)