1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

122 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Và quan trọng hơn cả là thơ Thanh Thảo đã mang lại muôn mặt đời thường, ở đó có cả cái đẹp, cái ác, cái cao thượng, cái thấp hèn, niềm vui chiến thắng bên cạnh những nỗi đau mất mát hy s

Trang 1

- -

Nguyễn Thị Hải Yến

Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ

Tư duy nghệ thuật

Luận văn thạc sĩ văn học

Hà Nội- 2009

Trang 2

- -

Nguyễn Thị Hải Yến

Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ

Tư duy nghệ thuật

Chuyên ngành Lý luận văn học

Mã số: 60 22 32

Luận văn thạc sĩ văn học

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đoàn Đức Phương

Hà Nội- 2009

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tư duy là hoạt động nhận thức của con người, là đời sống trí tuệ của con người Tư duy bắt nguồn từ tư tưởng và cuối cùng nó lại tạo ra tư tưởng, nói như vậy có nghĩa là tư duy phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của con người, của thời đại, vì vậy mà xã hội có tự do tư tưởng thì tư duy cũng như khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của con người càng được phát huy mạnh mẽ Dựa vào cấu tạo sinh học của não người, phân loại theo phương pháp tư duy và các quá trình tâm lý học thì hoạt động

tư duy của con người được chia ra làm hai lĩnh vực: tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học Trong đó tư duy nghệ thuật được hiểu như một phương pháp tư

duy phân biệt và đối trọng với tư duy khoa học Nếu như tư duy khoa học thiên về cái tất yếu, cái tất nhiên, cái nguyên nhân thì tư duy nghệ thuật thiên

về cái ngẫu nhiên, cái kết quả và như một câu nói nổi tiếng rằng: “Nghệ thuật

là tôi, khoa học là chúng ta” đã khẳng định đặc trưng lớn nhất của hai phương

pháp tư duy này đó là sự đối lập giữa tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật

qua cặp phạm trù cái chung-cái riêng, tính phổ biến và tính đặc thù Tư duy

nghệ thuật vì vậy mang tính thẩm mỹ đối lập với tính logic và siêu logic của

tư duy khoa học Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy nghệ thuật; trong

cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Bá Thành

đã định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan” [99, tr.36] Trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh yếu tố chủ

quan trong sáng tạo nghệ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhà văn, người nghệ sĩ trong tác phẩm của mình phải luôn sáng tạo nên những biểu tượng

Trang 4

mới bởi quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình nhận thức thế giới khách quan nhưng không bao giờ nhà văn được phép sao chép nguyên si hiện thực khách quan mà phải nhìn sự vật, hiện tượng qua lăng kính chủ quan để từ đó khái quát nên những hình tượng Quá trình đó chính là quá trình từ đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn cuộc sống, những hình tượng trong tác phẩm có tác động trở lại lối sống và suy nghĩ của con người Nói như vậy thì ta có thể hiểu tư duy nghệ thuật một mặt là hoạt động nhận thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh, tìm tòi để nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ quan, mặt khác tư duy nghệ thuật chính là quá trình nhận thức của độc giả về

tác phẩm nghệ thuật, có thể nói tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật”[61,

tr.381]

Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng,

tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ Tư duy nghệ thuật vì thế lấy phương tiện tư duy là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là tình cảm, xúc cảm của người nghệ sĩ, thông qua trí tưởng tượng phong phú và

sự liên tưởng tinh tế mà người nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu tượng mới Quá trình sáng tạo đó luôn được bắt nguồn từ lý tính và trí tuệ có kinh nghiệm của nhà văn, trên cơ sở tư duy nghệ thuật nhà văn tạo ra những

tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn và sử dụng những phương tiện và biện pháp nghệ thuật phù hợp Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo tương lai và một tài năng sáng tạo nghệ thuật

Tư duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện

Trang 5

cách nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn

Nói về phong cách học Khrapchenko cho rằng: “ Cái chính ở đây là làm sao xác định được những kiểu tư duy nghệ thuật, những con đường và hình thức sáng tạo hình tượng” của nhà văn, tìm hiểu tư duy nghệ thuật của

nhà văn là bước đầu tiên trong hành trình đi tìm phong cách nghệ thuật của nhà văn đó Chính bởi sự phụ thuộc sâu sắc của tư duy nghệ thuật vào thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn và tinh thần thời đại nhà văn đó sống nên việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật của một tác giả cụ thể cần bắt đầu từ việc tìm hiểu đặc trưng tư duy của chủ thể trong thời đại cụ thể và quan niệm nghệ thuật của nhà văn và của thời đại đó, khi đã chỉ ra được kiểu tư duy của tác giả thì bước tiếp theo là ta chứng minh nó qua các biểu hiện cụ thể như sự sáng tạo biểu tượng, cách thức sử dụng ngôn ngữ và những lối biểu hiện khác

từ đó bước đầu có thể chỉ ra được phong cách tác giả

Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ trẻ vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi trước ông và bên cạnh ông là rất nhiều những nhà thơ đã thành danh, đã khẳng định tên tuổi mình bằng những tác phẩm bất hủ về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Nhưng không vì thế mà sự xuất hiện của Thanh Thảo lại bị lu mờ mà hơn thế ông đã tạo được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca của dân tộc bằng một loạt những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu rất riêng, không lẫn với bất kì

ai Cũng từ đó cho đến nay Thanh Thảo được biết đến như một “Ông hoàng của trường ca” và là một nhà thơ với nhiều sự cách tân, sự tự đổi mới mãnh

liệt trong làng thơ Việt Nam hiện đại, nói như Trung Trung Đỉnh thì Thanh

Thảo là “người luôn tự làm mới mình bằng thơ”

Trang 6

Thơ cách mạng nói chung và thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói riêng đều mang đậm cảm hứng sử thi với tư duy thơ ngợi ca con người đại diện cho phẩm chất, trí tuệ cộng đồng với lòng dũng cảm, xả thân vì sự nghiệp cách mạng hơn là nói về những con người cá nhân hay con người bé nhỏ trong xã hội, thơ ít nói tới mặt trái, đau thương mà thường cổ vũ, thường tuyệt đối hoá cái đẹp, cái cao cả thuộc về người anh hùng Vượt ra khỏi khuynh hướng chung đó, thơ Thanh Thảo nặng về ký ức, ký ức về một thuở

“mang gươm đi mở nước”, ký ức về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp

của những nghĩa binh áo vải cho đến sau này là những chiêm nghiệm, những

ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy hào hùng, gian khổ và hy sinh – nơi

đã nuôi dưỡng hồn thơ Thanh Thảo Từ ký ức xa cho đến ký ức gần đã mang lại cho ta cái nhìn đa chiều kích về những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc Và quan trọng hơn cả là thơ Thanh Thảo đã mang lại muôn mặt đời thường, ở đó có cả cái đẹp, cái ác, cái cao thượng, cái thấp hèn, niềm vui chiến thắng bên cạnh những nỗi đau mất mát hy sinh, những trăn trở, dằn vặt, xót đau về số phận con người trong chiến tranh được nhìn với độ lùi thời gian cần thiết, vậy nên tất cả sự thật khốc liệt của một cuộc chiến được thể hiện trong thơ ông một cách trần trụi trên tinh thần nhân đạo cao cả Sở dĩ như thế bởi thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trong cuộc, tiếng nói của một người lính từng trải, từng đi qua những hồi khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh, ở đó ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như sợi chỉ mành

Có lẽ vậy mà thơ ông có một chất giọng rất riêng hào sảng và bi hùng, ngợi ca

và đau xót, giễu nhại mà day dở Thanh Thảo đã đem lại cái nhìn đa diện hơn

về cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo

vì vậy là một kiểu tư duy thơ “giàu đời sống thực và nặng tâm tình thực” Với một quan niệm:“thơ bao giờ cũng là chuyện rút gan rút ruột mình ra”,

không chỉ có thơ viết về chiến tranh mà cả những bài thơ về đề tài cuộc sống

Trang 7

đời thường của ông cũng luôn chất chứa nhiều ưu tư về thế sự, những day dở

về cuộc sống của một nhà thơ giàu tình yêu thương với cuộc đời này

Nghiên cứu tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo giúp cho người viết có cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại, nhận diện sự đổi mới trong

thơ hiện nay.Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc

độ tư duy nghệ thuật để tìm hiểu những nét riêng đặc sắc trong cách nhìn,

cách nghĩ của nhà thơ về chiến tranh, về cuộc sống để có thể tạo nên những vần thơ làm đẹp cho đời như thế

2 Lịch sử vấn đề

Ngay từ những ngày đầu cầm bút giọng thơ Thanh Thảo đã sớm được

bạn đọc và các nhà nghiên cứu để ý, đến nỗi ngay cả khi bài thơ đầu tay Thử

nói về hạnh phúc của ông chưa được in ấn thì nó đã được các chiến sĩ cách

mạng của ta truyền miệng nhau đọc đến thuộc lòng, điều đó chứng tỏ một tiếng thơ lạ, nói được tiếng lòng của bao nhiêu người lính đang từng giờ, từng phút chiến đấu trên tiền tuyến

Năm 1980, khi tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và trường ca Những

người đi tới biển vừa được in ít lâu, tác giả Thiếu Mai trong bài viết Thanh Thảo, thơ và trường ca in trên Tạp chí Văn học số 2 đã có những nhận xét

bước đầu khá xác đáng về thơ và trường ca của Thanh Thảo Trong đó tác giả

đã đánh giá về phong cách thơ Thanh Thảo: “Với những nét rất riêng của mình trong kiểu cảm, kiểu nghĩ, kiểu nhìn, và nhất hạng là kiểu nói, thơ Thanh Thảo đã góp phần xứng đáng làm giàu có tiếng thơ chung ấy”, tác giả

cũng là người đầu tiên nói về độ mờ nhoè về nghĩa trong thơ Thanh Thảo:

“Có điều lạ là mình chưa thể phân tích rạch ròi những sắc thái tình cảm như thường khi đọc thơ của nhiều tác giả khác, Thơ Thanh Thảo có khả năng gọi dậy những suy nghĩ của người đọc bởi vì thơ ấy là thơ của một tâm hồn

Trang 8

giàu suy tưởng, giàu trí tuệ”[76, tr.97-98], đồng thời ông cũng đề cập đến

nhiều vấn đề trong trường ca Thanh Thảo không loại trừ cả những điều còn

khuất lấp, những chỗ còn hạn chế, tác giả đã khẳng định: “Trong thơ và trường ca của Thanh Thảo có những bài, những mảng sáng, đẹp, vừa bay vừa sâu Ngòi bút của Thanh Thảo tinh tế mà thanh thoát, phong phú mà nhẹ

nhõm” Nguyễn Trọng Tạo trong Chất trẻ thơ chống Mỹ (1981) khẳng định trường ca Những người đi tới biển là một bước tiến có giọng điệu riêng, đưa thơ trẻ chống Mỹ đến đỉnh cao, trong bài Chợt ghi về mấy nhà thơ cùng thời

(1983) tác giả này cũng nhấn mạnh tính bí ẩn, độ mờ nhoè về nghĩa trong thơ

Thanh Thảo: “thơ anh không sờ mó được Nó là một tia chớp từ trời cao làm hiện lên lung linh tất cả sự vật xung quanh ta vốn chìm trong bóng tối bí mật, rồi vụt tắt sau những khoảnh khắc” [93, tr.139] Trần Đình Sử, Trần Đăng

Suyền trong Suy nghĩ về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của

Thanh Thảo lại khẳng định vai trò của Thanh Thảo trong việc làm sâu sắc

thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học, nói về trường ca hai

tác giả này cũng cho rằng: “Thể loại trường ca nở rộ trong thời gian vừa qua

là một đóng góp quan trọng” của “những cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ”, trong đó, “Thanh Thảo là một trong những tác giả tiêu biểu”

[87, tr.123-125] Bích Thu trong Thanh Thảo – một gương mặt tiêu biểu

trong thơ từ sau 1975 (1985) đã chỉ ra những tìm tòi mới mẻ, độc đáo của

phong cách thơ Thanh Thảo, tác giả khẳng định: “Thanh Thảo đem đến cho người đọc một “thực đơn tinh thần” mới mẻ và độc đáo, góp phần làm phong phú thêm tiếng nói của thơ hôm nay” [93, tr.422] Nói về trường ca, Vũ Văn

Sỹ trong Thơ 1975 – 1995, sự biến đổi thể loại (1995) cho rằng: “Thanh

Thảo là người đi đầu trong sự phân hoá “cấu trúc thể loại trường ca” nhằm

trữ tình hoá yếu tố tự sự” [87, tr.108] Trong Có một thời đại mới trong thi

ca (1996), Trần Mạnh Hảo lại nhận định: “Lần đầu xuất hiện trên thi đàn

Trang 9

Lập tức thơ ông đã trở thành một hiện tượng vào năm 1974 và nối dài qua những ngày giải phóng với trường ca Những người đi tới biển” [60, tr.178]

Trần Đình Sử trong bài Văn học Việt Nam những thập kỷ chuyển mình

1975 – 1985 (1996) cho rằng: Thanh Thảo có “ý thức nhìn nhận con người ở

nhiều hướng, nhiều chiều đang được nhiều nhà văn chia sẻ” [88, tr.206] Tác

giả Nguyễn Thuỵ Kha trong khi nhận xét về trường ca của Thanh Thảo ở Viết

lại chiến tranh trong thời bình (1998) đã khẳng định: “Với cảm hứng giao

hưởng khoáng đạt, Thanh Thảo đã vùng vẫy trong thể loại đầy tính phức điệu

này để viết nên sự thật cuộc chiến tranh” [64, tr.78], trong Thanh Thảo

người lính và những khúc ca lính Việt (1999) tác giả này lại khẳng định bản

sắc dân tộc và những cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo Đông Hải trong

Khối vuông Rubich và hình tượng tư duy thơ của Thanh Thảo (1999) đã

đưa ra cái nhìn khái quát về tư duy và cấu trúc thơ và trường ca Thanh Thảo:

“thi sĩ là người xác lập những vòng tròn chuyển động bằng hình tượng tư duy muôn màu, muôn vẻ Và Thanh Thảo đã thành công qua khả năng tạo nên những vòng quay sáng tạo bằng một cấu trúc thơ mới mẻ, đa dạng để tự khẳng định mình, khẳng định cuộc sống” [55, tr.102 – 103], bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát một tác phẩm Khối vuông rubich nên chưa thể nói

đầy đủ về quá trình hình thành, phát triển của tư duy thơ Thanh Thảo cũng như những đặc trưng của tư duy thơ Thanh Thảo, và mở ra những bước đầu của hành trình khám phá tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo Bùi Công Hùng

trong cuốn Sự cách tân thơ văn hiện đại (2000) tập trung nhận xét về “tính

giao hưởng và tính phức điệu” trong thơ Thanh Thảo, tác giả đã khẳng định:

“Thanh Thảo trong Những người đi tới biển”, bằng “tính giao hưởng, tính phức điệu” đã “bộc lộ sự sung sức của tâm hồn, của kỹ năng thơ trên nhiều bậc thang khác nhau của sự biểu hiện, đồng thời nêu bật sự phong phú, đa dạng trong nội tâm, trong đời sống của con người Việt Nam hiện đại” [63,

Trang 10

tr.92] Khi bàn về trường ca Đêm trên cát (2003), Trung Trung Đỉnh thổ lộ,

nó “là một kiệt tác của phong cách thơ vụt sáng” [1, tr.7] Trong Thanh Thảo

nghĩa khí và cách tân (2003) tác giả Chu Văn Sơn đã đề cập đến hai nội

dung mà ông cho là nổi bật đó là tinh thần nghĩa khí và ý thức cách tân mạnh

mẽ trong thơ và trường ca của Thanh Thảo thông qua hai đối tượng phản ánh đồng thời là hai biểu tượng trong thơ Thanh Thảo – cặp phạm trù: Lửa –

Nước và cấu trúc đa dạng của trường ca, tác giả cũng trao ngôi vị “ông hoàng của trường ca”[84, tr.31] cho nhà thơ Thanh Thảo Nguyễn Việt Chiến trong

Thanh Thảo còn những bài thơ lẻ (2007) đã ghi nhận và khẳng định sự

thành công của thơ Thanh Thảo cả ở trước và sau chiến tranh: “Tôi thì cho rằng ở giai đoạn nào cũng vậy, Thanh Thảo vẫn là một tài năng thơ đích thực với một trái tim luôn luôn nồng nhiệt, chân thành và bất bình trước mọi giả trá, bất công và bạo lực” [45, tr.75], tác giả vừa nhấn mạnh những cách tân

trong thơ Thanh Thảo nhưng đồng thời cũng khẳng định tính nhất quán trong

phong cách thơ ông từ trước đến nay: “ông là một tài năng không chịu đựng nổi những con đường mòn cũ, quen thuộc trong thi ca Bởi tính năng động trong sáng tạo của con người thơ ông luôn bật lên những ý tưởng, những khát

khao khám phá” [45, tr.77] Trong bài viết Đêm trên cát nhập hồn Cao Bá

Quát (2007) tác giả Xuân Cang đã khẳng định giá trị nghệ thuật vượt tầm của

trường ca này vì có được nhà thơ viết như thể đã được Cao Bá Quát nhập hồn

[43, tr.82] Cũng trong năm 2007 khi tập thơ song ngữ Anh – Việt 123 ra mắt

bạn đọc thì tiếng thơ Thanh Thảo không chỉ vang lên trong lãnh thổ Việt Nam

mà đã vang xa trên trường quốc tế, tập thơ đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều bạn bè nước ngoài, trong đó, tác giả Boey Kim Cheng (nhà thơ

Australia) đã có bài nghiên cứu Thơ Thanh Thảo: “chống lại ngày quên

lãng”, trong đó tác giả viết: “Thơ Thanh Thảo thôi thúc bởi một nhu cầu cấp

bách phải nhắc nhở để chúng ta không quên Đó là những bài thơ mãnh liệt,

Trang 11

đôi khi là cái đẹp khắt khe, đầy lo ngại Kí ức, việc thực hiện lời hứa với quá khứ đang trở nên đặc biệt khẩn thiết tại nước Việt Nam mới, nơi sự phát triển

tư bản chủ nghĩa đang nhanh chóng phá huỷ thế giới và đức tin mà những cựu binh như Thanh Thảo đã vì nó mà chiến đấu Thơ ông là bằng chứng cung cấp những nỗi đau của những người không thể lên tiếng thể hiện nỗi đau của họ Đó là thi ca về sự tồn tại, thứ thi ca có thể giành lại ý thức về cái đẹp trong những trải nghiệm hoang sơ và khủng khiếp nhất Và như thế, Thanh Thảo là một nhà thơ cần thiết cho Việt Nam và cho thời đại chúng ta” [46] Tác giả Michelle Cahill (nhà thơ, nhà văn người Australia) trong bài

Thái độ khiêm nhường trong tác phẩm của Thanh Thảo cũng khẳng định

vai trò của kí ức trong thơ Thanh Thảo, ông cho rằng: “Những chủ đề chính

và liên kết trong thơ Thanh Thảo là chiến tranh và kí ức Kí ức và lãng quên

đã tạo ra một bức tranh giàu tưởng tượng có âm vang lớn trong đó nhà thơ

có thể phục hồi và giải toả quá khứ cùng những di chứng đầy mâu thuẫn và

đau khổ triền miên của nó” [43]; Mai Bá Ấn trong 123 của Thanh Thảo và

bậc tư duy thơ trong quá trình hiện đại hoá thơ ca [2008] đã khẳng định “ý

thức cách tân thơ”, “ ý thức bứt phá rõ nét, đẩy thơ Việt Nam tiệm cận cùng những trào lưu thơ hiện đại thế giới”, trong luận án tiến sĩ của mình mang tên

đề tài Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo

(2008), Mai Bá Ấn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý thuyết thể loại

và toàn bộ trường ca của ba tác giả từ đó chỉ ra đặc điểm chung nhất cho

trường ca của từng tác giả Trong Thanh Thảo - ông hoàng của trường ca

(2009), Mai Bá Ấn một lần nữa khảo sát toàn bộ trường ca của Thanh Thảo

và chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong từng

tác phẩm và khẳng định lại: “Quá trình sáng tác trường ca của Thanh Thảo là

cả một quá trình kiếm tìm để làm mới thể loại với một ý thức cách tân rõ rệt”

Trang 12

Qua việc tìm hiểu những bài nghiên cứu của các tác giả về thơ và trường ca của Thanh Thảo như trên, ta có thể thấy tất cả các bài viết đều tập trung khẳng định nội dung đặc sắc trong các tác phẩm thơ và trường ca của Thanh Thảo và đặc biệt là ý thức cách tân rõ nét của nhà thơ qua từng thời kỳ, từng tác phẩm Hầu hết các bài viết chỉ mới khai thác về một vấn đề nhỏ hoặc

về một tập thơ lẻ của tác giả hoặc nghiên cứu trong một đề tài mang tính chất khái quát về đặc điểm trường ca của nhiều tác giả chứ chưa có một bài viết nào tìm hiểu tác phẩm của Thanh Thảo một cách có hệ thống và có chiều sâu

Vì thế, việc nghiên cứu thơ và trường ca của Thanh Thảo dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của nhà thơ, làm rõ cái tôi trữ tình của nhà thơ và khẳng định nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc của nhà thơ thông qua những biểu tượng đặc sắc và những phương tiện ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện trong trong các tác phẩm

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu

Chỉ ra những đặc trưng của tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo thông qua nội dung và hình thức biểu hiện như: thế giới biểu tượng, ngôn ngữ và

giọng điệu

Phạm vi nghiên cứu

- Thơ, trường ca và những tác phẩm phê bình của nhà thơ

- Ngoài ra chúng tôi còn liên hệ với thơ và trường ca hiện đại của các tác giả khác để có cái nhìn đối sánh và thuyết phục

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của C Mác - Ăngghen

để lí giải vấn đề thực tiễn văn học và các vấn đề về lý thuyết tư duy

Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức về lí luận văn học, văn học sử và một số phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong ba phần chính:

Chương 1: Đặc trưng tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo Chương 2: Biểu tượng trong thơ Thanh Thảo

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu

Trang 14

Chương 1 ĐẶC TRƯNG TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ THANH THẢO

1.1.Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo

1.1.1.Quan niệm về con người

Con người là loài sinh vật phát triển ở trình độ cao nhất trong vũ trụ, việc nghiên cứu và tìm hiểu về chính mình của loài người cho đến ngày nay vẫn còn tiềm ẩn bao điều bí mật, bởi thế giới tâm hồn của con người là một thế giới của những điều bí mật, những mối quan hệ của con người trong lòng

xã hội thì tiềm ẩn bao điều thú vị Con người bao giờ cũng là những mục đích cuối cùng mà thơ ca hướng tới, về điểm này các nhà thơ cũng giống như những nhà triết học luôn muốn khám phá những bản chất của con người và tạo ra những xác tín về những điều mình khám phá được Quan niệm về con người là sự thể hiện cách nhìn nhận của nhà thơ về thế giới, về cuộc sống và

về chính bản thân mình

Thanh Thảo là một trong số ít những nhà thơ ngay từ những ngày đầu cầm bút đã có những quan niệm của riêng mình về nhân sinh và về nghệ thuật Con người trong thơ Thanh Thảo là những người lính, người mẹ, người chị, người em, là nhân dân ta kiên cường, là những nhân vật lịch sử được nhà thơ nhìn nhận trong cái nhìn đa chiều kích với tất cả những phẩm chất của con người Con người trong thơ Thanh Thảo có cả một thế giới tâm hồn phong phú, họ luôn trăn trở trước những được mất, vinh nhục trong cuộc đời, trong cuộc chiến tranh đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc, hình ảnh người lính suy tư

có đôi chút ngậm ngùi là hình ảnh rất khác so với hình ảnh người lính trong thơ Cách mạng truyền thống nhưng nó lại rất thật, rất đúng với tâm trạng của

Trang 15

một con người được nhà thơ viết: chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?/ cỏ sắc mà ấm quá, phải không em? [Những người đi tới biển,

tr.16] Đó là tâm trạng đầy chất bi hùng của hình ảnh người lính trong thơ Thanh Thảo Từ hình tượng người lính ấy nhìn rộng ra những hình ảnh con người khác trong thơ Thanh Thảo thì ta đều thấy họ sống động qua những tâm trạng, những suy tư rất đời thường mà nhà thơ đã tinh tế nắm bắt được Có lẽ

vì thế mà cái người đọc cảm nhận được đầu tiên về thơ Thanh Thảo đó là chất đời thường, dung dị, gần gũi và nhà thơ đã thật sự thành công khi biến những điều thuộc đời sống bình thường thành những biểu tượng thơ, thành những triết lý sống sâu sắc Chính sự dung dị hoá hình ảnh con người ấy khiến cho thơ Thanh Thảo không lên gân, không nhiều mỹ từ, không quá ngợi ca con người với những phẩm chất vĩ đại mà với nhà thơ thì ông luôn trân trọng

những gì rất giản dị, khiêm nhường trong phẩm chất người, ông từng viết: tôi yêu/ chất người đầu tiên/ những giọt sương lặn vào lá cỏ/ qua nắng gắt qua bão tố/ vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh/ vẫn long lanh bình thản trước vầng dương [Bùng nổ mùa xuân, tr.108]

“Chất người” là mối quan tâm suốt đời thơ Thanh Thảo, ngay từ bài

thơ đầu tay khi nhà thơ Thử nói về hạnh phúc ông đã hết sức trân trọng hình

ảnh “Những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người” Chất người đầu tiên

ấy chính là những giọt sương trong trẻo, những con người sống bằng thực chất, yêu nước thuỷ chung Đến sau này khi không còn cầm súng thì ông vẫn

luôn tâm niệm rằng “học làm người cao hơn núi non”, chưa bao giờ lòng ông nguôi ngoai khi cuộc đời vẫn còn người ác để: có những lúc ra về lòng rỗng không/ vì phải gặp trong cơ quan một thằng cặn bã/ tôi chào đất nước tôi

Buồn quá/ đất nước cùng tôi lặng lẽ lên đường (Tôi chào đất nước tôi), và

như tấm lòng một bà mẹ thương con nhà thơ lên tiếng: các con đừng làm mẹ

Trang 16

xấu hổ/ đừng ba hoa chích choè đánh quả lung tung ( Tôi chào đất nước tôi)

Có thể thấy quan niệm của Thanh Thảo về con người được thể hiện khá rõ ràng, con người luôn được nhà thơ đặt trong mọi mối quan hệ, thể hiện nhiều nét tính cách khác nhau, có hèn nhát, xấu xa, bỉ ổi nhưng trên hết nhà thơ luôn

đề cao con người với những phẩm chất trong sáng, trung thực Vì vậy mà con

người trong thơ Thanh Thảo luôn gắn liền với chất gạo tinh khôi: những hạt gạo lên sàng/ sàng qua lửa, qua bom/ qua đắng cay vẫn còn nguyên chất gạo, chất gạo ấy gắn liền với chất nghĩa khí của những nghĩa sĩ với lý tưởng “trả nghĩa đời mình bằng máu” Quan niệm này đã chi phối đời thơ Thanh Thảo

khi ông luôn hướng ngòi bút của mình đến những nhân vật giàu lòng trung nghĩa trong lịch sử như Cao Bá Quát, Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, đến nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và ngay cả khi chiến tranh đã đi qua, ngòi bút của ông giờ đây vẫn không nguôi nỗi lòng nhân thế, những đổi thay giá trị cuộc sống, những nhân cách con người bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội hiện đại

Quan niệm nhân sinh của Thanh Thảo chính là tinh thần nhân văn cao

cả vượt qua mọi không gian và thời gian, những vần thơ viết về chiến tranh của ông gợi cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều về mặt trái của chiến thắng, về cái giá mà mỗi con người trên đất nước này phải trả cho vinh quang của Tổ quốc Trân trọng những phẩm chất người đồng thời Thanh Thảo cũng đớn đau cho những số phận con người, mặt trái của tấm huy chương, sự thật về nỗi đau chiến tranh, những mất mát không gì kể xiết của con người trong chiến tranh được nâng lên một tầm vóc mới trong nhân sinh quan của nhà thơ Nhân sinh quan ấy có ý nghĩa nhân loại, ý nghĩa quốc tế, hoà chung vào ước vọng hoà bình của loài người

Trang 17

1.1.2.Quan niệm về thơ

Quan niệm về thơ của Thanh Thảo khá phong phú, đa dạng theo cách nói,

và cách nghĩ rất riêng của ông Dường như với Thanh Thảo thơ là lẽ sống của cuộc đời nên trong quan niệm của mình ông nhìn thơ ở mọi góc cạnh, ông cho thơ một định nghĩa, ông kiếm tìm bản chất của thơ, những mối quan hệ của thơ và thế giới, và quan trọng hơn là tư tưởng cách tân, đổi mới, làm giàu cho thơ luôn thôi thúc ông từng ngày từng giờ, qua từng tác phẩm Những quan niệm này chủ yếu được thể hiện trong những lần trả lời phỏng vấn trước báo chí, thông qua những tiểu luận phê bình của nhà thơ và đặc biệt là ở đây đó

trong những tác phẩm của ông

Thanh Thảo có những định nghĩa rất thú vị về thơ, ông cho rằng: “Thơ

là cái lặng lẽ của con hổ Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì tiếng lá rụng Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ Thơ chính

là con dao găm “tôi ném vào khoảng trống”(Văn Cao), nhưng người bị thương lại là chính tôi”[17, tr.5], trong đó nhà thơ đề cao sự nhạy bén của thơ, tư duy thơ và sức ám ảnh, sự “sát thương” của nó đối với người làm thơ, nói như vậy vì Thanh Thảo luôn cho rằng muôn đời thơ vẫn chỉ là chuyện rút gian rút ruột của người làm thơ, với ông: “Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải là ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức Thơ là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ” [21, tr.66] Cái đẹp trong thơ là một phạm trù khá phức tạp được Thanh Thảo phát biểu khá mạch lạc: “Cái đẹp của thơ bây giờ phải khác thôi có thể “tục” (vulgarism), có thể “bẩn” (dirty) mà vẫn đẹp đấy Bởi chỉ có Đức Mẹ Đồng Trinh mới sinh con mà hoàn toàn sạch sẽ, tinh khiết thôi Các cuộc sinh nở bình thường khác, những cuộc sinh nở của con người, đều có phần “vulgarism” và “dirty” Thơ cũng vậy thôi Có điều, cái cuối cùng là “đứa con”, là “bài thơ” như một sản phẩm tự nhiên, sống” [26, tr.85] Thanh Thảo nhấn mạnh điều tối kỵ trong sáng tác là

Trang 18

việc lặp lại người khác và tồi tệ hơn là việc lặp lại chính mình, thơ là sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ, Thanh Thảo đã so sánh điều đó với công việc của

người hoạ sĩ: “Xêdan chỉ lặng lẽ nhìn và trong tranh của ông, những quả táo

từ từ có sức nặng toả hương thơm: nó sống Tôi sợ những người bắt chước ông, vặt hàng đống táo ném vào tranh, họ sốt ruột ném mạnh đến rách cả lụa Sốt ruột đến thành công, đến bất tử, cũng là sốt ruột đến cái chết” [5, tr.24] Việc làm thơ vì thế được Thanh Thảo quan niệm rằng phải “cực kỳ đơn giản”,

quả thực những vần thơ ông viết như được tuôn chảy từ mạch ngầm của cảm xúc, của tâm hồn nhà thơ không hề có những chau chuốt về kỹ thuật, chữ nghĩa, về những dụng ý tư tưởng nhưng tự bản thân những tác phẩm ấy lại

mang trong mình tất cả, cái cách viết “cứ như không” ấy là cách viết bằng tâm

hồn, bằng nhiệt huyết mà không hề có vụ lợi cá nhân, ấy là cách viết và là quan niệm thơ của Thanh Thảo

Nói về bản chất của thơ, Thanh Thảo cho rằng: “Bản chất của thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý”, thơ phải được tách biệt hoàn toàn

với những mưu toan, vụ lợi của con người, thơ không thể mua, không thể bán

nhưng lại không thể thiếu cho con người bởi thơ là: “tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người”

Thơ trong mối quan hệ với con người, với độc giả được nhà thơ nhìn

nhận khá hiện đại theo Lý thuyết tiếp nhận, ông cho rằng: “Thơ chỉ dành cho từng người một Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo đường Vì vậy có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh” [22, tr79] Sức mạnh của thơ đối với đời sống con người được nhà thơ

đề cập đến bằng quan niệm khá mới mẻ: “thơ có ích không chỉ vì thơ giáo huấn ai, giáo dục ai, cải tạo ai, mà vì thơ thức tỉnh con người trước cái “trăm năm”, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một

Trang 19

thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản” [22, tr.80], bởi thơ “giúp thanh lọc tâm hồn con người” Sức mạnh của thơ chính là sức mạnh của sự ản

ủi đối với tâm hồn con người, bởi thơ được ra đời từ sự tích luỹ kinh nghiệm suốt hàng ngàn năm của thế giới con người, từ kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của lịch sử nhà thơ khái quát nên những tứ thơ, ý thơ đẹp làm thành món quà tinh thần để dâng tặng cho cuộc đời

Về mối quan hệ giữa thơ và hiện thực đời sống, nhà thơ từng thốt nên

trong thơ mình: tôi thương quá những gì đã nuôi nấng đời tôi/ bờ suối ngọn nguồn cái tôm cái tép/ bát canh tàu bay tiếng bầy chim két/ một chút trăng thu

trái bắp đầu mùa [Những người đi tới biển, tr.23], những trải nghiệm xương

máu của cuộc chiến tranh khốc liệt đã mang lại cho nhà thơ nguồn cảm hứng

vô tận về đề tài chiến tranh cùng những ý niệm về hạnh phúc của con người,

về sự tồn tại của con người trong cuộc đời này Thanh Thảo rất biết ơn hiện thực cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh cho cảm xúc thơ của ông vươn tới, ông

đã nói những lời bày tỏ lòng tri ân ấy: “người ta có thể coi những bài thơ rất bình thường mình viết được trong chiến tranh như những vắt cơm đã nuôi mình khi đói, như hớp nước cuối cùng trong bi-đông mà mình sẻ chia với đồng đội, lại như một ân sủng mà mình nhận được” [23, tr.4]

Có thể nói những quan niệm về thơ của Thanh Thảo khá phong phú, ngoài những nhận định về thơ trên bề nổi, Thanh Thảo con đi sâu vào tìm hiểu thi pháp của thơ, ông đưa ra những nhận định và quan niệm về ngôn ngữ thơ, biểu tượng thơ rất sâu sắc Chính sự thấu hiểu thơ ca đến tận cùng của nguồn gốc và sự sáng tạo như vậy nên Thanh Thảo có ý thức cách tân rất rõ rệt Sự cách tân ấy thể hiện trước hết ở sự khám phá cấu trúc thơ của Thanh

Thảo khi nhà thơ chỉ ra rằng: “rubic là cấu trúc của thơ” thì quả thật đó là

một sự liên tưởng, khái quát đến tầm tinh tế của sự triết luận Một khối rubic xếp từ nhiều ô vuông, mỗi ô vuông là một sắc màu, bao nhiêu lần xoay rucbic

Trang 20

là bấy nhiêu lần những sắc màu đó cấu thành một hình ảnh khác về rubic cũng như bao nhiêu góc nhìn về cuộc sống là bấy nhiêu hình ảnh thơ Cấu trúc của thơ theo đó có vô vàn những cách sắp xếp mà cách nào cũng nhiều hình, nhiều vẻ, nhiều sắc màu mà sự tinh tế, vẻ đẹp cùng sức thuyết phục của nó tốt đến đâu là nhờ vào tài năng của từng nhà thơ-những người xoay rubich Có lẽ

thế mà với Thanh Thảo thì “Thơ mãi mãi là bí mật”, thơ mãi là địa hạt không

cùng để con người khám phá, cấu trúc thơ theo con mắt sáng tạo của riêng mình Cấu trúc rubich của thơ ấy thể hiện lối tư duy rất hiện đại của Thanh Thảo-đó là kiểu tư duy có bước nhảy cấu tứ thơ đầy khoảng lặng nên có rất

nhiều những “không gian rỗng trong thơ” Thanh Thảo cho rằng thơ hiện đại không thể thiếu những “không gian rỗng” ấy, theo nhà thơ thì: “Chính ở khoảng giữa của những câu thơ độc lập tương đối, đã ẩn hiện cái không gian rỗng của bài thơ, là cái thoạt nhìn, mới đọc cứ ngỡ như không thấy gì, không nói lên điều gì Cái kỳ lạ của thơ là ở đó: chữ nương tựa vào không chữ, chỗ dày rậm cậy nhờ chỗ trắng trong, không-gian-đặc được cấu trúc nhờ không- gian-rỗng” [22, tr.80-81] Sự cách tân trong thơ hiện đại được nhà thơ phân biệt với thơ cổ điển ở chỗ thơ hiện đại “không nhằm vào từng câu thơ” mà nhằm vào “từng mảng thơ”, “những mảng tối, mảng sáng trong bài thơ đan xen nhau, những mảng có nghĩa và vô nghĩa đan xen nhau buộc tiềm thức,

vô thức của ta phải làm việc, buộc ta phải ngụp lăn xuống dòng nước tối, ngụp lặn vào chính những giấc mơ của ta” [22, tr.80-81] Nhận định này đã

khẳng định bước phát triển, sự đổi mới trong tư duy thơ Thanh Thảo so với nền thơ cách mạng cùng thời cũng như thơ Việt hiện nay, điều đó cũng cho thấy biểu hiện của lối tư duy thơ siêu thực đề cao sức mạnh của tiềm thức, vô

thức trong quá trình sáng tạo Có người đã cho rằng Thanh Thảo đã “bắt kịp một chân sang thơ hiện đại”, thậm chí là “hậu hiện đại”, đó là một điều rất

khó đối với một nhà thơ thuộc thế hệ thơ thời chiến, song ThanhThảo đã trả

Trang 21

lời rằng: “Thực ra nhà thơ cách tân không phải lúc nào cũng chăm chăm là cho mình quái lạ đi Làm thơ phải cực kỳ đơn giản, làm mà như không ấy”

[25, tr.80] Có lẽ ý thức cách tân đã ở vị trí thường trực trong tư duy thơ

Thanh Thảo, thơ ra đời từ sự tích tụ năng lượng văn hoá của nhà thơ: Thơ lặng lẽ hơn, ít vinh quang hơn, thơ tìm xuống những tầng sâu và kiên trì chờ đợi Tới khi cái bãi mìn dưới đáy quên lãng ấy đột nhiên bùng nổ thì nhà thơ,

anh có thể yên tâm, tất cả nhạc sĩ trên đời đều ghen với anh đấy [Khối vuông

rubic, tr.21] Ý thức cách tân thơ của Thanh Thảo không chỉ dừng lại ở việc

xác định ở hình thức bên ngoài của khái niệm cách tân mà sâu sắc hơn còn là

ý thức dám đương đầu với thử thách thành bại của sự cách tân, Đêm trên

cát-một trường ca chứa đựng nhiều tâm tư của Thanh Thảo về thơ, nhà thơ chia sẻ

rất nhiều nỗi niềm tâm huyết của mình : ta đã ném thơ mình vào thác xiết/ một sợi chỉ mành mỏng mảnh treo chuông/ một tiếng thét khi đầm lầy đang

ngập cổ/ trước mõm chó và vó ngựa/ lần đầu thơ biết đến hiểm nguy [Đêm

trên cát, tr.66] Thanh Thảo là nhà thơ có ý thức cách tân và dám cách tân cho

thơ mình cho dù cái mới chưa chắc đã được chấp nhận và chưa chắc đã thành

công Thật sự Thanh Thảo đã để hồn thơ của mình “bay trên cả dao động và yên tĩnh” như một nghĩa sĩ xung trận mở đường cho thơ đi tới: ta xin hiến nốt đời mình/ chỉ để gióng lên hồi chuông/ lớp người sau sẽ đến/ những ngọn sóng trong đêm/ khởi từ giờ tý/ nơi bản lề cánh cửa mở vào ngày mới/ ta xin đứng lại/ chiến đấu như một người/ chặn đường nỗi sợ/ và chết như một

người/ đã vượt lên nỗi sợ [Đêm trên cát, tr.85] Sự đổi mới và cách tân cho

thơ với Thanh Thảo như một việc làm tất yếu, là sứ mệnh mà mỗi nhà thơ phải gánh vác trên con đường nghệ thuật của mình, Thanh Thảo đã khẳng

định điều đó bằng quan điểm của mình: phải sống lại qua mỗi bài thơ, cặp mắt mình phải được tái sinh liên tục Cái yêu cầu gần như không tưởng!

Trang 22

Nhưng thơ sẽ chết nếu không thực hiện được yêu cầu ấy [Khối vuông rubic,

tr.26]

Thanh Thảo đã khẳng định những quan niệm về thơ ca và con người qua thực tiễn sáng tác của nhà thơ, chính vì vậy ngay từ những ngày đầu cầm bút Thanh Thảo đã tạo ra một giọng thơ lạ cho riêng mình Những tác phẩm

ra đời như một sự minh chứng cho quan điểm nghệ thuật của một thi nhân ham cách tân, ham đổi mới, dám đổi mới cho thơ, một nhà thơ có công lớn trong sự vận động của thơ hiện đại Việt Nam

1.2.Một số đặc trưng của tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo

1.2.1.Khả năng khái quát hiện thực đời sống chiến tranh: Cái tôi người lính nói về thế hệ mình

Chủ âm của thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là giọng cao, giọng lạc quan, giọng ngợi ca đầy tự hào về ý chí kiên cường của dân tộc Phạm Tiến Duật lãng mạn trong Tiểu đội xe không kính, trong Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây với hình ảnh in dấu ấn trong suốt chặng đường dài thơ Việt:

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Trong kháng chiến, khi sự sống và cái

chết gần nhau trong gang tấc rất cần đến niềm tin chiến thắng, tâm hồn lãng mạn, lòng tự hào dân tộc, những bài thơ như thế đã tiếp thêm ngọn lửa cho những người lính xung trận Chất sử thi, chất anh hùng ca trong thơ kháng chiến chống Mỹ vì vậy trở thành âm hưởng chủ đạo Tuy nhiên về cuối cuộc kháng chiến, khi những nỗi đau, sự mất mát đang từng phút giây ngấm vào đời sống dân tộc, các nhà thơ hầu hết là những người vừa cầm bút vừa cầm súng-những người hơn ai hết thấu hiểu sự thật chiến hào, và lúc này giọng trầm đã xuất hiện như một bè phối với giọng cao cho bản hùng ca về một dân tộc kiên cường, quả cảm thêm phần lắng đọng, sâu sắc Thanh Thảo thuộc lớp những nhà thơ như thế, ông dời cánh cửa trường đại học, xếp bút lên đường

Trang 23

gia nhập đoàn quân Nam tiến, hơn ai hết ông hiểu thế nào là chiến tranh cũng như sự quí giá của mỗi phút giây hoà bình Những tác phẩm của Thanh Thảo lúc đầu cũng mang âm hưởng thời đại, giàu tính lý tưởng nhưng càng về sau khi cuộc chiến đi vào quá khứ thì những tác phẩm ấy càng thấm đượm những trải nghiệm xương máu và những khát vọng hoà bình vang lên mãnh liệt Những tác phẩm của Thanh Thảo về đề tài chiến tranh chủ yếu được viết với một độ lùi thời gian nhất định, nhà thơ có thời gian nhìn lại, chiêm nghiệm những gì mình và đồng đội đã đi qua Vì vậy những tác phẩm ấy đều là những bức tranh được phản ánh đa chiều kích, chúng có một nội lực vô cùng mạnh

mẽ bởi sự tích tụ từ những trải nghiệm rớm máu của chính bản thân nhà thơ,

ở đó vừa có âm hưởng anh hùng ca của một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vừa có âm hưởng đau xót, bi thương về những hy sinh, mất mát không

thể kể xiết, đó là những tác phẩm mang chất giọng bi hùng, lắng sâu vào tâm hồn dân tộc

Thanh Thảo đã bao quát diện mạo đời sống chiến tranh theo chiều dài lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, từ những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương của những Nghĩa sĩ Cần Giuộc cho đến cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự phát triển một cách tự giác của những người du kích Batơ trên con đường giác ngộ cách mạng, cho đến cuộc chiến tranh hiện đại dân tộc ta chống đế quốc Mỹ Đó là cuộc hành trình dài của dân tộc ta trong thời kỳ hiện đại vừa dựng nước vừa giữ nước Có lẽ vì thế mà đọc thơ Thanh Thảo người ta có cảm giác cuộc chiến tranh như kéo

dài vô tận, như không bao giờ kết thúc với “những cuộc hành quân dài hơn nỗi nhớ” và những trảng cỏ cứ chết đi, mọc lại bao lần dưới làn bom đạn ác liệt Cuộc chiến kéo dài suốt 30 năm ấy là cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch

sử mà người Việt Nam phải gánh chịu và cũng là trang oanh liệt nhất ghi danh những anh hùng giải phóng dân tộc và cả những hy sinh thầm lặng mà nhiều

Trang 24

thế hệ đã trải qua trong chiến tranh, tất cả được nhà thơ nhìn nhận với một cảm hứng nói thật, nói không né tránh về sự thật chiến hào Phản ánh hiện thực cuộc chiến một cách đa chiều kích, nhà thơ đã cho chúng ta những định nghĩa và lột tả khái niệm chiến tranh một cách cận cảnh nhất

Chiến tranh là phép thử của lòng yêu nước và nhiệt huyết tuổi trẻ Định

đề này đã được khẳng định qua thực tế và qua nhiều tác phẩm của các nhà thơ

đi trước Với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã lên đường ra trận, hiến tuổi xuân đẹp nhất của mình cho đất nước, nhân dân Quá khứ đầy tự hào này đã được Thanh Thảo viết bằng

những lời thơ trân trọng nhất: Chúng con đi những dòng sông chảy xiết/

Chúng con đi rung từng trận gió rừng [Những người đi tới biển, tr6.7] Thế

hệ những người lính ra trận với niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng và một

quyết tâm vững bền đánh đuổi quân thù xâm lược: chúng ta không thể nào

sống nô lệ/ không cho phép tên giặc nào đạp trên đất phù sa [Những người

đi tới biển, tr.12] Ý chí sắt đá ấy chính là ý chí của cả dân tộc trong đêm

trường nô lệ, ý chí đã tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta chiến đấu ngoan cường và giành được chiến thắng trước kẻ thù với vũ khí tối tân nhất Trong cuộc chiến không cân sức ấy những người lính trẻ vẫn khát khao hạnh phúc, vươn tới hạnh phúc bằng sức mạnh của tình yêu đôi lứa, tình yêu tổ quốc dạt

dào: em muốn chúng ta là đôi lứa cuối cùng còn xa cách/ nhưng em ơi, bao người anh đã gặp/ mỗi mảnh đời mang một nét hy sinh/ mỗi gương mặt bình thường như thổ lộ cùng anh/ rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn/ ta

sẽ vượt trên đầu năm tháng/ để làm nên những sự tích lạ kì [Những người đi

tới biển, tr.11-12] Đó chính là khát vọng hoà bình chưa bao giờ tắt trong trái

tim con người mỗi khi đất nước lâm nguy và chiến tranh đã làm nên cơ hội cho con người được bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình với tinh thần

Trang 25

sắt đá: ở khoảng cách gần nhất/ giữa cái chết và thắng lợi/ có thể nào nói

ngắn hơn/ “hy sinh vì Tổ quốc!” [Bùng nổ mùa xuân, tr.94]

Chiến trường còn là nơi chứng kiến những hy sinh, chiến đấu gian khổ của của quân dân ta Những khoảng thời gian chiến đấu ác liệt và thiếu thốn nhất đã được Thanh Thảo khái quát qua hình ảnh chiếc áo của người lính một

cách đầy xúc động: những năm/ chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách/ những năm/ một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời

[Những người đi tới biển, tr.8] Hình ảnh chiếc áo bạc màu, ngắn nhanh rồi

rách gắn liền với cuộc đời người lính là bằng chứng gợi về hình ảnh những người lính trẻ đang ở lứa tuổi hai mươi đẹp nhất, lứa tuổi chứng kiến những

sự nở rộ cả về thể chất và tinh thần của con người Chiếc áo lính có thể sống lâu hơn một cuộc đời là cách nói khiến cho người ta phải giật mình vì những

hy sinh quá lớn, vì sự tàn khốc của chiến tranh, những người lính trẻ đã từ giã

cuộc đời giữa tuổi “mười tám, đôi mươi/ sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” Rừng Trường Sơn là nơi đã chứng kiến những hy sinh gian khổ ấy: những chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ/ còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng/ những lán hầm nửa đêm mưa xối xả/ giấc ngủ vùi bên nhau khô

ướt mấy mươi lần [Những người đi tới biển, tr.9] Thanh Thảo đã ghi nhận

nhiều những cái chết vì bom đạn của đồng đội, những cái chết trở thành bất tử trong lịch sử dân tộc, đớn đau cho tuổi thanh xuân đẹp nhất mà người lính đã hiến dâng cho Tổ quốc, nhà thơ đã viết những câu thơ chất chứa sức nặng của

cả một thế hệ: nếu một ngày dựng những hàng bia/ xin hãy đề “nơi đây

những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ [ Những người đi tới biển, tr.14]

Chiến tranh hằn in lên ký ức dân tộc những mất mát, tổn thương to lớn,

và dai dẳng ngay cả khi chiến tranh đã đi qua Chiến tranh là nỗi kinh hoàng ngay cả với trẻ nhỏ-những sinh linh chưa đủ sức tự vệ, cuộc thảm sát Sơn Mỹ

là một minh chứng điển hình cho tội ác ấy của quân thù Trong đó hình ảnh

Trang 26

những nấm khói chạy về phía biển [Trẻ con Sơn Mỹ, tr.116] trong tiếng cười

lạc giọng của bầy thú dữ và những bước chạy lồng bám theo của chúng, là hình ảnh cho thấy tội ác man rợ và mất nhân tính nhất của kẻ thù, chúng mặc sức đốt phá và tàn sát như một thú tiêu khiển đối với sức chống chịu nhỏ bé

và bất lực của những đứa trẻ Quả thực chiến tranh không chỉ diễn ra ở chiến trường mà nó đã bao phủ bóng đen đến những làng mạc xa xôi nơi có những con người nhỏ bé và yếu đuối nhất trong xã hội Bóng đen quái ác ấy còn gieo rắc những nỗi đau cho người phụ nữ-những người mẹ mất con, những người

vợ mất chồng, cùng những nỗi đau về thể xác cứ âm ỉ qua nhiều thế hệ Hình ảnh người bà già nua một mình nuôi cháu mồ côi là cái nhìn khắc khoải và

hằn in dấu ấn trong tâm hồn nhà thơ khi ông trở về Sơn Mỹ: bà ngồi lặng lảy từng hạt bắp/ hơn bảy mươi tuổi đời quần aó rách/ bóng tối cày trên vầng trán nhăn nheo/ cháu bên bà còm cõi giữa nia khoai/ chân bó giẻ vết thương chưa lành miệng/ câu hát ru đến lòng ta chết điếng/ “chim bay về núi tối rồi/

không cây chim đậu không mồi chim ăn [Trẻ con Sơn Mỹ, tr.126] Trước nỗi

đau ấy, người ta chỉ có những mong ước rất bình thường: mẹ cha đi giành cho con/ một chỗ đứng bình thường trên mặt đất/ có mưa nắng bão giông chim hót/ có niềm vui nỗi khổ của con người/ mặt trời rọi tới mầm xanh nhỏ nhất/

con sẽ lớn những củ khoai vùng cát/ sẽ ngọt lành như những củ khoai [Trẻ

con Sơn Mỹ, tr.118] Những mong ước tưởng như rất giản dị nhưng lại là nỗi

khát vọng lớn nhất của loài người bởi “B52 và thuốc khai quang” đã phá nát

bao cánh rừng nguyên thuỷ, gieo rắc chất độc lên thân thể con người khiến chiến tranh càng lùi xa thì nó lại càng trở thành nỗi ám ảnh của những thế hệ tiếp sau

Hiện thực chiến tranh trong thơ Thanh Thảo là một hiện thực rộng lớn,

có tầm bao quát và khái quát cao độ Ở đó không chỉ có những âm mưu xâm lược của kẻ thù, không chỉ có ý chí vô địch của con người mà còn có vô vàn

Trang 27

những hy sinh mất mát không thể nào kể xiết và những tâm tư, nguyện vọng sâu kín mà thống thiết của con người Hiện thực về cuộc chiến ấy được nhà thơ nhìn với nhãn quan của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, theo một cách nhìn tỉnh táo, một sự đối mặt trực tiếp với hiện thực, với cái giá mà dân tộc ta phải trả cho cuộc chiến giành độc lập tự do ấy Nhãn quan sinh động và sâu sắc của nhà thơ đã được thể hiện qua hình tượng Cái tôi trữ tình mà cụ thể là Cái tôi người lính nói về thế hệ mình với đầy đủ những tình cảm, những khát vọng, những suy nghĩ và tâm tư của người lính, những suy tư mang giá trị nhân bản mà không nhiều nhà thơ lột tả được

Viết về người lính với ý thức muốn lật mở hiện thực cuộc sống đến tận cùng bản chất của nó, người lính trong thơ Thanh Thảo hiện lên đúng với bản chất lính nhưng cũng rất thật chất người Người lính trong thơ Thanh Thảo vì vậy không chỉ mang những nét tính cách chung của người lính cách mạng như giàu lý tưởng, dũng cảm, kiên cường mà còn mang những nét rất riêng, họ có một đời sống tình cảm với những tâm trạng rất thực của những con người ngày ngày đối mặt với mưa bom bão đạn, đối mặt với cái chết, nên cái nhìn của họ đa chiều, với nhiều suy tư sâu sắc Thanh Thảo đã khắc họa thành công bức tranh tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn bình dị, sâu lắng của người lính

ấy với lòng tự hào và tri ân sâu sắc, đó chính là “chất người”, là tinh thần

nhân bản làm nên bản sắc thơ Thanh Thảo

Thanh Thảo đã nói về hình ảnh những người lính với lòng tự hào thế hệ-thế hệ những người lính mang nặng trách nhiệm đối với non sông đất

nước, một thế hệ có tri thức và giàu sáng tạo: Một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận/ mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối tám hai/ vẫn thường vác trên vai/ một thế hệ thức nhiều hơn ngủ/ xoay trần đào công sự/ xoay trần trong ý

nghĩ/ đi con đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới [Một người lính

nói về thế hệ mình, Khối vuông rubic-tr.31] Thế hệ những người lính xẻ dọc

Trang 28

Trường Sơn đi cứu nước như Thanh Thảo là thế hệ những thanh niên trí thức

đã từng ngồi ghế giảng đường đại học nên họ không chỉ có tấm lòng vô tư như gió chướng trong lành, mà họ còn ý thức được trách nhiệm của mình đối với non sông đất nước, họ lên đường vì lý tưởng trả nghĩa đời mình bằng máu, nên thế hệ đó là một thế hệ giàu lý tưởng, dám hy sinh, sẵn sàng chịu

đựng gian khổ Thanh Thảo nói về sự tự nguyện của những trái tim trẻ tuổi ấy

như một sự dấn thân để hiến trọn đời mình cho lý tưởng: Người ta không thể chọn để sinh ra nhưng chúng tôi đã chọn những cánh rừng phút giây năm

tháng ấy (Những người đi tới biển) Thế hệ những người lính chống Mỹ là

thế hệ được tái sinh trên những cánh rừng Trường Sơn đầy đạn bom khói lửa,

họ ra đi để tìm chân lý cho đời mình hay đi tìm chân lý cho dân tộc, họ chiến

đấu để trả giá cho mỗi chất người và khẳng định chất gạo, chất người của

dân tộc Việt Nam là cao quí và bất tử Nhiệt tình của tuổi trẻ, niềm tin vào lý tưởng cháy lên như những ngọn lửa thôi thúc những người lính trẻ xông lên

quyết liệt đạp bằng gian khổ, hy sinh: Thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước/ sình bết từ chân bết đến đầu/ nên giọng nói có nhiều khi ngang dọc/ nên cái nhìn có lắm phen gai góc/ vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực/ đã bùng

lên/ dám cháy tận sức mình [Một người lính nói về thế hệ mình, Khối vuông

chơi hết mình [Một người lính nói về thế hệ mình, Khối vuông rubic, tr.31]

Sức mạnh của tình đồng chí đồng đội được Thanh Thảo nói đến như một tuyên ngôn thế hệ, sự chi trả tối đa đối với quân thù như tuyên ngôn quyết tử, tấm lòng hết mình với bạn bè như sự chân thành tuyệt đối Tình đoàn kết, gắn

Trang 29

bó ấy đã tiếp sức cho những người lính vượt qua mọi thử thách, cùng những

kỷ niệm tuy rất nhỏ về những năm tháng vượt Trường Sơn đã khắc sâu trong

trái tim người lính còn vang vọng mãi đến khi chiến tranh đã lùi xa: buổi sáng

ấy tôi bước vào tuổi 25/ ở đường dây 559 – trạm 73/ ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt/ cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc/ bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng/ hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên/ ngày sinh nhật tuổi 25 mình được uống/ mình uống mắt bạn mình mát đẫm/ khi nắng trưa dội lửa xuống đầu/ / đó là khoảng trời trong trẻo nhất/ tôi được uống

ngày bắt đầu tuổi 25 [Những người đi tới biển, tr.14-15] Cái tôi trữ tình trân

trọng những tình cảm trong trẻo, vô tư mà nghĩa tình của những người lính

trên đường ra trận, dù là hớp nước cuối cùng, dù là miếng đường nhỏ chia ba trên đỉnh dốc cũng đều mang dấu ấn tình đồng đội thiêng liêng bất tử Chính

tình yêu quê hương đất nước đã kết tinh lên tình đoàn kết thắm thiết giúp người lính vượt qua mọi thiếu thốn, vượt qua những hy sinh, mất mát trong làn bom đạn của quân thù Cho tới khi hoà bình lập lại thì những kỷ niệm một thời máu lửa với tình đồng đội thiêng liêng vẫn thôi thúc cái tôi trữ tình

trên hành trình tìm lại nguồn sông nơi: những chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ/ còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng/ những lán hầm nửa đêm

mưa xối xả/ giấc ngủ vùi bên nhau khô ướt mấy mươi lần [Những người đi

tới biển, tr.9]

Là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nên những gì là sự thật của cuộc chiến tranh ông đều đã trải qua, là một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học nhà thơ gác bút ra chiến trường nên hơn ai hết ông hiểu người lính, hiểu những gian khổ mà thế hệ những người lính như ông đã từng nếm trải, vì vậy mà ông viết với tất cả lòng tự hào và tình cảm thân thương nhất Ta thấy hiện lên rõ nhất cái tôi trữ tình nâng niu những ký ức về một thời chiến tranh đầy hào hùng mà gian khổ, sự trân trọng

Trang 30

với tình đồng đội thiêng liêng và những hy sinh của đồng đội, nhà thơ tự hào

mà viết: Chúng tôi vượt qua cái khắc nghiệt mùa khô/ qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng/ võng mắc cột tràm đêm ướt sũng/ xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà/ đôi lúc ngẩn người…một ráng đỏ chiều xa/ quên đời mình thêm tuổi/ chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi/ mà không hề rợp bóng xuống

tương lai [Một người lính nói về thế hệ mình, Khối vuông rubic-tr.34-35]

Như những con người bình thường, những chàng sinh viên chất chứa trong lòng bao hoài bão nay gác bút ra chiến trường cũng mang theo bao tâm trạng, cùng những suy tư về tương lai, hạnh phúc Điều mà Thanh Thảo thành công hơn cả là ông đã khắc họa được thế giới tinh thần của những người lính trẻ mà trước đó vì nhiều lý do người ta buộc phải lảng tránh trong thơ Bài thơ đầu

tay Thử nói về hạnh phúc trước hết là một bài thơ tình nói nhiều về những

trăn trở cho hạnh phúc lứa đôi, cho hạnh phúc của dân tộc nhưng đồng thời cũng là tiếng nói phản chiến dữ dội với điểm nhìn thẳng vào sự thật chiến hào Thời đó bài thơ này bị coi là uỷ mị nhưng sự thật về nó lại được cảm nhận hoàn toàn khác khi nó trở thành bài thơ được nhiều người lính chép vào

sổ tay, được đọc thuộc lòng ngay cả khi nó chưa được phép công bố trước báo chí Sức sống của nó chính là ở việc đã nói được tiếng nói chung của một thế

hệ những người lính chống Mỹ yêu nước, xả thân nhưng rất khát khao hạnh phúc, khát khao hoà bình và xót xa cho sự đổ máu của dân tộc Những tâm tư

mà nhà thơ ghi lại trong bài thơ giờ đọc lại người ta vẫn cảm thấy rõ được cái

giá quá đắt mà dân tộc ta đã phải trả cho ngày chiến thắng: có những thằng con trai mười tám tuổi/ chưa từng biết nụ hôn người con gái/ chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời/ câu nói đượm nhiều hơi sách vở/ khi nằm xuống/ trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời/ hạnh phúc nào cho tôi/ hạnh phúc nào cho anh/ hạnh phúc nào cho chúng ta/ hạnh phúc nào cho đất

nước (Thử nói về hạnh phúc) “Những câu hỏi chưa thể nào nguôi được”

Trang 31

cho dù hoà bình đã lập lại trên đất nước này Tâm trạng đó được nhắc đến nhiều lần trong thơ Thanh Thảo, đó là tâm trạng ngậm ngùi cho chính bản thân mình, cho những đồng đội ngã xuống giữa tuổi hai mươi xuân sắc hay

chính là lẽ dấn thân của tuổi trẻ những năm tháng đạn bom ác liệt: chúng tôi

đã đi không tiếc đời mình/ (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ nhưng

ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?/ cỏ sắc mà ấm quá, phải

không em? [Những người đi tới biển, tr.16]

Tâm trạng của người lính trước ngày lên đường khi đối diện với người

mẹ già, với tình yêu của mình có lẽ cũng có phần ngậm ngùi, đó là tâm trạng rất thật của bất kỳ một người nào trước cảnh chia ly, Thanh Thảo nói được điều đó không phải là sự uỷ mị mà là sự trung thực trong tình cảm con người, nhà thơ viết như thế phải chăng đó cũng chính là những trải nghiệm của bản

thân nhà thơ: khi con thưa với mẹ/ mưa bay mờ đồng ta/ ngày mai con đi khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ/ chuyến tàu tăng bo ngoài ga sơ tán/

vẳng tiếng còi đêm có bao người vội nói lời chia tay [Những người đi tới

biển, tr.7] Từ ký ức về buổi chia tay với người mẹ, người lính trong thơ

Thanh Thảo bước vào chiến trường với đầy đủ tâm trạng của một con người bình thường khi đối mặt với bom đạn và cái chết Những ám ảnh đau thương

và bi kịch chết trước bình minh là những gì diễn ra hàng ngày hàng giờ trên chiến trường, nhưng dù trong hoàn cảnh tồi tệ nhất thì tình cảm thiêng liêng

của người lính luôn hướng về Tổ quốc: lúc lên đoạn đầu đài chỉ quặn thương

mẹ già và Tổ quốc/ hai bà mẹ mà nhọc nhằn và khổ đau tạc cùng khuôn mặt/

ta thuộc từng nếp nhăn đuôi mắt/ dáng lưng còng suốt mấy nghìn năm/ gom

lá tre lá dừa hun hút/ nhóm lửa đêm đêm bên bờ Thái Bình Dương/ cho thuỷ

thủ thấy quê nhà những con tàu không lạc hướng [Những nghĩa sĩ Cần

giuộc, tr.46] Tình yêu quê hương, đất mẹ đã trở thành sức mạnh tinh thần vô

địch, là ngọn lửa chỉ lối giúp người lính vượt qua ngay cả những phút yếu

Trang 32

mềm, và sự đối đầu với tử thần Chính tình cảm thiêng liêng đó khiến cho

người lính tìm thấy chân lý của đời mình: Thước đo mỗi con người không ở

áo quần hay những hột xoàn to nhỏ/ Thước đo mỗi gia đình không phải ở tiện nghi/ Trong bóng tối nhận ra người yêu nước/ Chiếc áo ngắn mùi mồ hôi thân thuộc/ Không có thời gian để triết lý dông dài/ Câu hỏi day dứt nhất một đời

là sự mất còn của Tổ quốc (Gửi con, năm con chưa ra đời) Đi tìm chân lý

của đời mình chính là sự cống hiến tuổi xuân cho tương lai dân tộc, là sự xả

thân vì tổ quốc, là sự trả nghĩa đời mình bằng máu để tri ân với nhân dân, tri

ân những đồng đội đã ngã xuống Lòng tri ân là một tình cảm luôn canh cánh

trong lòng những người lính: tôi thương quá những gì đã nuôi nấng đời tôi/

bờ suối ngọn nguồn cái tôm cái tép/ bát canh tàu bay/ tiếng bầy chim két/ một

chút trăng thu trái bắp đầu mùa [Những người đi tới biển, tr.23]

Những gì mà người lính đã nếm trải, đã gồng thân mình lên để hứng làn đạn của kẻ thù chính là những hy sinh để cho khát vọng hạnh phúc của họ,

của những đồng đội có một ngày trở thành sự thật Trong chiến tranh, trong

những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, người lính vẫn luôn mong ước, hy vọng

cho ngày mai bằng những điều rất giản dị: đồng bằng ơi bầu trời mùi vỏ chanh/ ai chẳng muốn một lần/ đi tràn trề bình yên dưới nắng/ cho gió mát

lùa tận cùng chân tóc/ lòng bâng quơ câu hát cũng bâng quơ [Những người

đi tới biển, tr.12] Khát vọng về hoà bình là khát vọng lớn nhất lúc đó mà bất

kỳ người dân Việt Nam nào cũng ước ao, khát vọng rất giản dị, không tư lợi

cá nhân nhưng đó là khát vọng phải trả bằng máu của bao người ngã xuống

Khát vọng hoà bình và những những ước mơ, khát khao về hạnh phúc đã trở

thành sức mạnh để người lính vượt qua mọi gian khổ: em muốn chúng ta là đôi lứa cuối cùng còn xa cách/ nhưng em ơi, bao người anh đã gặp/ mỗi mảnh đời mang một nét hy sinh/ mỗi gương mặt bình thường như thổ lộ cùng anh/ rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn/ ta sẽ vượt trên đầu năm

Trang 33

tháng/ để làm nên những sự tích lạ kì [Những người đi tới biển, tr.11-12] Và

ngay cả trong những phút giây nguy nan nhất của đời mình thì tâm hồn người lính luôn tìm về để tắm trong sự chở che của người mẹ kính yêu Mẹ và quê hương là hai hình ảnh gắn liền với hình ảnh người lính như một điểm tựa, một

nơi nuôi dưỡng niềm hy vọng của người lính đến ngày trở về: con sẽ về chạy rát bỏng bàn chân/ vầng trán mẹ giờ này lặng sóng/ sau mưa bão mía ngọt

dần lên ngọn/ vẫn chỗ ướt mẹ nằm đất nước mình ơi [Những người đi tới

biển, tr.23] Mẹ là niềm hy vọng chưa bao giờ vơi cạn trong mỗi trái tim

người lính, là nơi bình yên nhất an ủi lòng những người con: xin má cứ nhai trầu cho buổi chiều yên tĩnh/ chưa tắt ngấn cười kia thì trăng khuyết lại tròn

[Những người đi tới biển, tr.26]

Cái tôi trữ tình người lính trong thơ ThanhThảo là một sự phản ánh đa diện và đầy đủ về một thế hệ những người lính cách mạng với cuộc sống chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, với tâm trạng có khi là ngậm ngùi cho bản thân mình, cho những hy sinh của đồng đội nhưng không hề nao núng tinh thần, mà hơn thế người lính luôn khát khao, hy vọng cho tương lai, cho hạnh phúc lứa đôi nảy nở, đó chính là nghị lực sống vững vàng tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu

1.2.2.Lối tƣ duy phản tỉnh: Cái tôi trữ tình day dứt về những đổi thay

Ngày hoà bình, đất nước đi ra từ trong máu lửa chiến tranh đứng trước bao khó khăn thử thách về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị, những con người vừa chiến thắng quân xâm lược có tầm cỡ thế giới giờ phải đối mặt với gánh nặng cơm áo hàng ngày Bao giá trị đã đổi thay Thơ cũng có một giọng điệu mới, và những xu hướng mới, ngoài xu hướng thơ tiếp tục nói về chiến tranh

với cảm hứng về sự vĩ đại của dân tộc nhưng phần nào đã có sự “hạ tông” như đã trình bày thì lúc này thơ sau 1975, lại xuất hiện một xu hướng mới-xu

Trang 34

hướng trở về với cái tôi cá nhân, cái tôi trong muôn mặt đời thường Chính

cuộc sống mới ngổn ngang bề bộn, những mối quan hệ giữa con người đổi thay và trở nên trần tục hơn khiến cho nhà thơ cũng phải thay đổi tư duy của mình Thơ trở về với cái hàng ngày, bớt đi chất giọng ngọt ngào ru vỗ ngày nào, mà thay vào đó là giọng thô ráp hơn, thơ theo kịp nhịp đi của đời sống

Nhận thức được những đổi thay đó, Thanh Thảo đã viết: Tôi xoay những ô vuông/ Có nhà thơ nói rằng đời bây giờ tỉnh táo quá/ Tôi, ngược lại, tôi thích: tỉnh táo, tỉnh khô/ tỉnh bơ, tỉnh như sáo/ Vì tôi biết cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn

được/ của đam mê (Khối vuông rubic) Chất liệu cuộc sống thay đổi đã khiến

thơ phải thay đổi để không bị “tụt hậu”, tránh đi sự sáo mòn không đáng có,

bởi dù viết về cái gì và hiện thực nào cũng chỉ là bề nổi còn điều quan trọng hơn là sự cảm nhận, niềm tâm huyết của nhà thơ thể hiện qua đó

Tư duy thơ Thanh Thảo lúc này là lối tư duy thơ phản tỉnh, nhìn thẳng vào nhiều vấn đề có phần gai góc trong xã hội như đồng tiền mất giá, lối ứng

xử ích kỷ của con người, sự mất cân bằng xã hội, sự xa cách của thang bậc giàu nghèo, cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh của những người lính thắng trận trở về với đời thường, được nhà thơ lột tả với cái nhìn hiểu đời, cái nhìn trăn trở Thể tài thế sự, đời tư vì thế nở rộ trong thơ Thanh Thảo và rất nhiều nhà thơ khác, đặc biệt là những nhà thơ đã từng mặc áo lính Lối tư duy này thể hiện bước phát triển của tinh thần dân chủ trong thời đại mới-thời đại mà người ta dám nhìn lại chính mình, dám nhìn thẳng vào bản chất và hiện thực cuộc sống, đánh dấu giai đoạn đất nước chuyển mình một cách độc lập, tự do

trước cộng đồng quốc tế Trong hoàn cảnh ấy, Khối vuông rubích của Thanh

Thảo ra đời mở ra bước ngoặt lớn trong tư duy thơ, nghệ thuật cấu tứ thơ và quan niệm thơ trong thời đại mới Tác phẩm tuy được viết bằng thơ văn xuôi nhưng không hề khô khan mà tích tụ nhiều suy tư, trăn trở của nhà thơ về cuộc sống và thơ Cùng nhiều tác phẩm khác có chung thể tài, cái tôi trữ tình

Trang 35

trong thơ Thanh Thảo có cơ hội được nói thật, nói một cách riết róng những cảm nhận chủ quan của người viết, những nghịch lý cuộc đời, những giá trị đích thực của cuộc sống khiến người ta phải thức tỉnh và nhìn lại chính mình

Cuộc sống mưu sinh khiến cho con người dần đánh mất những phẩm

chất tốt đẹp, khiến người ta trở nên hám lợi, mưu toan và không bỏ lỡ những

cơ hội để làm giàu cho bản thân Nguy cơ về sự suy giảm các giá trị đạo đức

xã hội được Thanh Thảo nhận định rõ ràng trong những vần thơ ra đời những năm đầu đất nước bước vào công cuộc đổi mới Cách nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực, bóc trần bản chất đời sống như vậy đã không ít lần khiến cho người đọc phải chạnh lòng Hình ảnh những người lính bước ra từ chiến tranh, những con người đã từng không tiếc máu mình cho nền độc lập của đất nước,

nay lại nhọc nhằn với gánh nặng mưu sinh: đất nước tôi ôi đất nước tôi/ những người mang AK thuở trước/ những người cu li xe hôm nay/ mặt đen nhẻm khói bom rồi bụi bẩn/ mắt họ chuyển từ trong veo sang tối sẫm/ xe ba bánh thùng xe bụng rỗng/ có Trường Sơn nào trong thành phố đâu/ mà dấn

từng vòng khó nhọc thế này (Lại chào đất nước tôi) Đó là hiện thực đất nước

sau khi hoà bình lập lại, con người trở về với cuộc sống thường nhật với nỗi

lo cơm áo gạo tiền Cái tôi trữ tình không chỉ dừng lại ở sự xót xa, mà với ý thức dám nhìn thẳng vào thực tiễn xã hội đã không ít lần người ta phải bàng hoàng trước những nghịch lý cuộc đời, sự đảo lộn giá trị cuộc sống, sự chênh lệch giàu nghèo không chỉ khiến cho xã hội mất cân bằng mà ở đây đã xuất

hiện tâm lý sang hèn, đẳng cấp, Thanh Thảo đã viết: Những tấm tôn nhà nghèo vèo sang nhà giàu/ Những tấm tôn nhà giàu càu nhàu về nhà nghèo

(Sau cơn bão, Tàu sắp vào ga) Giờ đây con người luôn phải đối mặt với cuộc

sống thường ngày tốt xấu, trắng đen lẫn lộn mà người ta khó lòng phân biệt,

và khi con người có cùng chung hành động nhưng động cơ mục đích khác

nhau thì sẽ có những kết quả khác nhau: Trong cơn bão một bác nông dân

Trang 36

moi nhà sập đỡ dậy ba/ người/ Một gã thanh niên lẻn vào nhà hàng xóm đâm suýt chết/ một người/ Trong cơn bão, có người chạy cứu kho hàng/ Có người

chạy cướp kho hàng [Sau cơn bão, Tàu sắp vào ga] Nhà thơ nhận ra những

vết hoen ố xuất hiện trong tâm hồn con người: Dưới bàn tay con người biến hoá/ Những cặn bã của tâm hồn con người/ Chỉ riêng cặn bã của tâm hồn con

người/ Là vô phương chưng cất [Gỉ đường, Tàu sắp vào ga], chính con người

bằng những mưu lợi cá nhân đã tạo ra những cặn bã, những vệt đen trong tâm hồn mình Tiếp đến Thanh Thảo đã cảnh báo chúng ta về nguy cơ của những lòng tốt bình thường khi con người tự nâng mình lên trong cảm giác về một tình thương bao la mà quên đi nhiệm vụ thường ngày đối với những người

thân yêu nhất: Tôi xoay những ô vuông Thì ra, yêu thương cha mẹ, vợ con, bè bạn, hàng xóm… lắm khi là một gánh nặng với những cực nhọc phiền toái thực sự, trong lúc yêu thương toàn nhân loại là một gánh nặng tưởng tượng thật dễ chịu, nó lâng lâng trong ta cái cảm giác luôn thấy mình tốt, thấy mình

cần thiết cho tất cả mọi người Mà lưng mình lại nhẹ không! [Khối vuông

rubic, tr.13] Phải chăng cuộc sống của xã hội hiện đại với những sức ép vô

hình đã khiến tâm hồn con người chai sạn đến “vô phương chưng cất” khi

người ta dễ dàng lãng quên trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, những lòng tốt rất bình thường ấy dễ dàng mất đi khi người ta có cơ hội nhìn

ra thế giới, đến với những chân trời của danh vọng Đó là dự cảm tưởng như

xa vời nhưng dường như đã hiện hữu rõ ràng trong xã hội của chúng ta hiện nay-xã hội chứng kiến sự đứt nối của những quan hệ gia đình thân thuộc

Vậy giá trị đích thực của cuộc sống, thước đo phẩm chất mỗi con người

là gì, đó là câu hỏi vang lên suốt đời thơ Thanh Thảo, nhà thơ đã từng viết

trong Gửi con, năm con chưa ra đời những lời thơ như một lời nhắn nhủ của

một thế hệ-một thế hệ đã từng hy sinh tuổi xuân và xương máu cho đất nước:

“Thước đo mỗi con người không ở áo quần hay những hột xoàn to nhỏ/

Trang 37

Thước đo mỗi gia đình không phải ở tiện nghi/ Trong bóng tối nhận ra người yêu nước/ Chiếc áo ngắn mùi mồ hôi thân thuộc/ Không có thời gian để triết

lý dông dài/ Câu hỏi day dứt nhất một đời là sự mất còn của Tổ quốc” Nỗi

niềm ấy của nhà thơ trong hoàn cảnh này vẫn còn nguyên giá trị, khi đất nước

đã hết chiến tranh vẫn rất cần những tấm lòng yêu nước, những bàn tay chung

sức xây dựng nước nhà Và nhà thơ đã thấm thía lời nói của Rơ-mác: cái mà

nhân loại đang thiếu chính là một lòng tốt bình thường [Khối vuông rubic,

tr.13] Chính lòng tốt bình thường ấy mang đến cho con người tất cả hạnh phúc trong cuộc đời này, hạnh phúc được có gia đình, hạnh phúc được sống trong tình yêu của những người thân, bạn bè, đồng chí, chỉ cần có lòng tốt bình thường thôi con người cũng đủ can đảm vượt qua những chông gai trong cuộc đời kể cả việc hy sinh xương máu để đánh đuổi kẻ thù xâm lược đem lại cuộc sống hoà bình cho những người thân yêu

Có người cho rằng: “trong thơ Thanh Thảo tốt xấu, trắng đen của cuộc đời cứ chằng chịt, day dứt ông”, ông đã cố tìm cách lật mở đến tận cùng để

định phận tốt xấu, và cho dù xã hội có đi đến đâu thì nhà thơ vẫn đề cao tinh thần nhân nghĩa, chất người cao quí trong mỗi con người Những quan niệm

về con người ấy khiến cho Thanh Thảo luôn day dứt, khát vọng về những

cuộc đổi thay: băng ngang trời đàn ngựa trắng/ ta đã thấy những con tàu đồ

sộ của một thế giới khác/ như hiện từ giấc mơ ma quỉ/ nhưng cái gì sẽ đổi thay?/ vẫn những người da đen còng lưng kéo xe cho người da trắng/ trên sân khấu cuộc đời vẫn bôi mặt vẽ mày nhí nhố gươm dao/ mục nát lại chồng lên mục nát/ những chiếc ngai sơn son thiếp vàng những võng lọng đình đám những tiệc tùng thừa mứa/ hệt như thời Nguyễn Du đã thấy/ và mặt trời cứ lẩn tránh/ không rõ vì xót thương hay xấu hổ hay hèn nhát/ bỏ mặc dân đen

cho lũ sói diều [Đêm trên cát, tr.83-84], đó là khát vọng muốn cải tạo thế giới

để con người với con người được bình đẳng hơn, con người sống với nhau

Trang 38

thật hơn, yêu thương đồng loại hơn Những vần thơ ấy có âm điệu dồn nén như tích tụ những suy tư tâm huyết nhất của một nhà thơ, một đời thơ

Cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo thời kỳ này vì thế cũng đã góp cái nhìn phản tỉnh đối với đời sống xã hội, khiến cho người ta phải nhận thức đúng đắn bản thân cho dù điều đó mang lại nhiều đau đớn Tiếng nói ấy của cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo cũng là nỗi niềm thế sự chung của

những lời sám hối xuất hiện trong thơ những năm đất nước bước vào giai

đoạn đổi mới Những gì còn - mất giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá

khứ-hiện tại và tương lai được nhà thơ nhận thức rất rõ ràng: Những bếp điện

ga tiện nghi sạch sẽ/ Đã nuốt mất của ta ngọn lửa hồng/ Và mùi thơm nồng đượm gỗ rừng/ Cuối thế kỷ này ta được hưởng nhiều cái mới/ Nhưng mất quá nhiều/ Không thể nghĩ đến một ngày nào đó/ Những rôbốt trắng kia cung biết

yêu (Thơ tám câu) Hiện thực ấy khiến cho tư duy nhà thơ phải thay đổi,

chính Thanh Thảo đã viết rằng: Không phải vì chống lại cái chết mà con người sáng tạo/ chính nhu cầu tự thân của cái sống làm nảy cây táo non, làm

nảy lên nghệ thuật [Khối vuông rubic, tr.18] Nhu cầu hiện thân của cuộc

sống khiến cho nhà thơ phải bật lên những vần thơ tâm huyết, Thanh Thảo đã làm giàu, làm đẹp cho đời bằng những vần thơ có sức công phá lớn đối với hiện thực bằng một khát vọng đổi thay thế giới Tư duy thơ phản tỉnh là lối tư duy thơ vừa hướng ngoại nhưng lại vừa hướng nội, hướng ngoại để bày tỏ những trăn trở, day dứt của mình, hiện thực cuộc sống đã mang lại cho nhà thơ những suy tư đầy nhân bản về cuộc đời, giúp cho nhà thơ có cơ hội bày tỏ những quan niệm về con người, nói không né tránh những vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội Tư duy thơ thay đổi khiến cho cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo trở nên đời hơn với những tâm tình thực, đẹp hơn trong cái nhìn muôn mặt đời thường Cuộc sống mới đã tiếp thêm cho thơ Thanh Thảo

những nội lực để làm làm mới cho nghệ thuật thơ ca

Trang 39

1.2.3.Hiện đại hoá tƣ duy nghệ thuật: Cái tôi trữ tình nhiều ám ảnh

Thơ ca sau 1975 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ cả về chất và lượng lẫn sự bề thế của một nền thơ, được đánh dấu bởi sự xuất hiện của nhiều phong cách thơ và giọng điệu mới lạ Ngoài hai xu hướng kể trên, thơ Việt Nam thời kỳ này còn tiến theo xu hướng hiện đại hoá, làm mới thơ ca

với nhiều tên tuổi không mới như Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Dương Tường Những cách tân của họ thể hiện trên nhiều

phương diện như việc trình bày một bài thơ theo hình vẽ, sáng tạo những

hình ảnh thơ lạ, những biểu tượng có tính dục, thơ có xu hướng vượt qua “ý nghĩa tiêu dùng” để đạt tới sự “tự do tuyệt đối” trong sáng tạo, trong đó yếu tố

vô thức xuất hiện nhiều thường tạo nên những lớp sương mù dày đặc trong thơ, những liên tưởng đứt đoạn, những cách nói vụt hiện như trong những cơn

mê sảng Đó là kiểu tư duy của chủ nghĩa siêu thực trong văn học hiện đại thế giới, lối tư duy vốn đề cao yếu tố trực giác và cái vô thức trong quá trình sáng tác Thơ siêu thực hướng đến lối viết tự động-lối viết hoàn toàn theo dòng cảm xúc, lời thơ bật lên từ tiềm thức chứ không hề có sự can thiệp của lý trí

Do vậy mà người đọc có cảm giác thơ siêu thực mang màu sắc phi lí, các hình ảnh, các liên tưởng đặt cạnh nhau không theo một logic nào, một nguyên tắc nào theo cách quan niệm duy lí thông thường Thơ Hoàng Cầm là một ví dụ cho lối tư duy này, khi những hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm rất lạ và thường

không có trong hiện thực, đó là Cầu Bà Sấm, Bến cô mưa hay Lá diêu bông -

biểu tượng cho một cuộc tình trẻ con lãng mạn như trong chuyện cổ tích được nhà thơ ghi lại một cách vô thức trong cơn mơ Có lẽ những gì các nhà thơ siêu thực viết ra đều xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, những tích tụ nghệ thuật trong quá trình nhận thức thế giới đã được tồn tại trong tiềm thức nhà thơ dưới dạng các ấn tượng và cảm xúc đến khi có đủ điều kiện cần thiết thì chúng bật ra theo qui luật viết tự động Gần đây người ta còn nói nhiều đến

Trang 40

nghệ thuật đương đại, chủ nghĩa hậu hiện đại với nhiều những lý thuyết mới trong thời đại bùng nổ thông tin, lối thơ Tân hình thức cùng nhiều thủ pháp trong hội hoạ, điện ảnh cũng được người ta vận dụng vào thơ Thanh Thảo là người đam mê các lý thuyết, và ông ít nhiều cũng đem những luồng gió mới

ấy vào thơ mình

Thanh Thảo chưa bao giờ tự xếp mình vào bất cứ một trường phái thơ

nào mà ông chỉ khẳng định rằng ông “vừa thương, vừa trọng, vừa chịu ảnh hưởng” rất lớn từ Văn Cao và Đặng Đình Hưng – hai nhà thơ gạo cội chịu

nhiều ảnh hưởng của tư tưởng nghệ thuật Phương Tây cùng với những cách tân táo bạo đưa thơ ca Việt Nam tiệm cận với nền thơ ca thế giới hiện đại Song song với sự ra đời của những trường ca mang tầm vóc thời đại, tác phẩm của Thanh Thảo còn có những tập thơ mang nhiều nỗ lực cách tân mạnh mẽ

như Khối vuông Rubic, Từ một đến trăm, Thanh Thảo 70 (Những bài thơ viết vào những năm 70),và gần đây là 1,2,3 đem lại cho người đọc cảm giác

mới lạ về những sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ So sánh những tập thơ này cùng một số bài thơ lẻ có chung xu hướng với những bản trường ca bất hủ thì tất cả chúng đều mang nhiều nội lực sáng tạo, nếu trong trường ca hình ảnh thơ thường vươn tới tầm triết lý, triết luận thì hình ảnh trong những bài thơ

nhỏ xinh này thường mang “tính nguyên hợp” trong biểu hiện-những hình ảnh

thơ đọc lên có vẻ vô nghĩa và phi lí nhưng đặt trong văn cảnh cần thiết, kết hợp với các yếu tố như nhịp điệu, nhạc điệu, sẽ mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận mới mẻ Để những trường ca thường giàu yếu tố tự sự sang một bên thì những thi phẩm của Thanh Thảo đã mang lại cho người đọc nhiều cảm giác và cảm xúc hơn là việc cắt nghĩa một cách cụ thể, nói về điều này

thì Thanh Thảo đã tâm sự: “Nếu thơ mà phải giải mã vất vả thế thì cũng khổ! Nhất là khi đọc thơ hiện đại mà phải cần những chú giải như đọc thơ các cụ ngày xưa tôi vốn lười, ít khi biết ngẫm ngợi một chữ “thần sầu” nào đó”

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thanh Thảo(1977), Những người đi tới biển, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người đi tới biển
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1977
2. Thanh Thảo (1982), Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1982
3. Thanh Thảo (1982), Những ngọn sóng mặt trời, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngọn sóng mặt trời
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1982
4. Thanh Thảo (1985), “Đêm trên cát”, Khối vuông rubich, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đêm trên cát”, Khối vuông rubich
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1985
5. Thanh Thảo (1985), Khối vuông rubich, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 6. Thanh Thảo (1997), Trẻ con Sơn Mỹ, Nxb Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khối vuông rubich", Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 6. Thanh Thảo (1997), "Trẻ con Sơn Mỹ
Tác giả: Thanh Thảo (1985), Khối vuông rubich, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 6. Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1997
7. Thanh Thảo (2000), Bùng nổ mùa xuân, Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùng nổ mùa xuân
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2000
8. Thanh Thảo (2002), Trò chuyện với nhân vật của mình, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chuyện với nhân vật của mình
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội
Năm: 2002
9. Thanh Thảo (2002), “Cỏ vẫn mọc”, Trò chuyện với nhân vật của mình, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cỏ vẫn mọc”, Trò chuyện với nhân vật của mình
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội
Năm: 2002
10. Thanh Thảo (1978), Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb Tác phẩm mới Hà Nội 11. Thanh Thảo (1987), Bạch đàn gởi bạch dương, Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình 12. Thanh Thảo (1987), Tàu sắp vào ga, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu chân qua trảng cỏ", Nxb Tác phẩm mới Hà Nội 11. Thanh Thảo (1987), "Bạch đàn gởi bạch dương", Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình 12. Thanh Thảo (1987), "Tàu sắp vào ga
Tác giả: Thanh Thảo (1978), Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb Tác phẩm mới Hà Nội 11. Thanh Thảo (1987), Bạch đàn gởi bạch dương, Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình 12. Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới Hà Nội 11. Thanh Thảo (1987)
Năm: 1987
17. Thanh Thảo (1995), Ngón thứ sáu của bàn tay, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngón thứ sáu của bàn tay
Tác giả: Thanh Thảo
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1995
18. Thanh Thảo (1998), Biển đêm ngẫu khúc và Lục bát, Tạp chí Kiến thức gia đình (Số 82) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển đêm ngẫu khúc và Lục bát
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 1998
19. Thanh Thảo (2000), Mười phút với trường ca Bùng nổ mùa xuân (Trả lời phỏng vấn), Tạp chí Cẩm Thành (Số 22, tr.66) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười phút với trường ca Bùng nổ mùa xuân
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2000
20. Thanh Thảo (2002), Thơ Việt Nam đầu thế kỉ XX-Hướng tới Nobel hay NoBell?, Tạp chí Văn nghệ Quảng Ngãi (Số Tết Nhâm Ngọ, tr.88-90) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam đầu thế kỉ XX-Hướng tới Nobel hay NoBell
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2002
21. Thanh Thảo (2003), Sự đồng cảm trong phê bình thơ, Tạp chí Cẩm Thành (Số 36, tr.64-66) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đồng cảm trong phê bình thơ
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2003
22. Thanh Thảo (2003), Tản mạn về thơ, Tạp chí Sông Hương (Số 7, tr.79- 84) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản mạn về thơ
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2003
23. Thanh Thảo (2003), Về thế hệ những nhà thơ chống Mỹ, Báo Thơ (Số 2, tr.4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thế hệ những nhà thơ chống Mỹ
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2003
24. Thanh Thảo (2004), Đổ bóng xuống mặt trời …và đất, Tạp chí Văn nghệ Quảng Ngãi (Số Tết Dương lịch, tr.49-51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổ bóng xuống mặt trời …và đất
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2004
25. Thanh Thảo (2004), Tôi hối hả quét dọn con người mình (Trả lời phỏng vấn), Tạp chí Văn nghệ Quảng Ngãi (Số Tết Dương lịch, tr.86-90) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi hối hả quét dọn con người mình
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2004
26. Thanh Thảo (2004), Thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả, Tạp chí Sông Hương (Số 2, tr.82-85) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2004
27. Thanh Thảo (2004), Khương Hữu Dụng-73 năm thơ, Tạp chí Văn Hiến (7/39), tr.34-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khương Hữu Dụng-73 năm thơ
Tác giả: Thanh Thảo
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w