Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 75)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra thứ sản phẩm cũng bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ đối với nhà thơ vì vậy vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích.

Làm thơ là sự sáng tạo trong một trạng thái đầy cảm hứng, với trí tưởng tượng dẫn đường, giờ phút sáng tạo của nhà thơ là giờ phút huy hoàng, giờ phút đưa nhà thơ chu du đến những miền đất lạ, dự những “bữa tiệc tinh thần” thịnh soạn được lấy từ kho tri thức của bản thân nhà thơ. Ngôn ngữ thơ - cái biểu hiện của tư duy thơ sẽ mang đậm tính chủ quan, phản ánh phong cách của mỗi nhà thơ. Nói về điều này trong một lần trả lời báo chí, Thanh Thảo đã cho rằng: “Còn ngôn từ? Đó là một phần trời cho nhà thơ (thiên bẩm), một phần lớn do nhà thơ tự tích chứa trong suốt đời mình. Không ai mới sinh đã có ngôn từ, nhưng quả thật có những người đặc biệt nhạy cảm với ngôn từ. Và người ta gọi họ là nhà thơ” [31, tr.1]. Thanh Thảo luôn ý thức được lao động của nhà thơ, thứ lao động ngôn ngữ, ông luôn tìm tòi, tích luỹ để có những bài thơ hay trên chất liệu ngôn ngữ riêng biệt của chính ông.

Thanh Thảo được mệnh danh là “ông hoàng của trường ca”, phần lớn đó là những bản anh hùng ca về hai cuộc kháng chiến lẫy lừng trong lịch sử hiện đại của dân tộc, ngôn ngữ trong trường ca của ông cũng mang đặc điểm ngôn ngữ của trường ca hiện đại nói chung. Đó là ngôn ngữ sử thi với việc miêu tả những hình ảnh kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh về cái cao cả, cái anh hùng như hình ảnh “ngọn lửa bùng lên trong đám lá tối trời”, hình ảnh của sóng bạc đầu, gió gào thét,... tạo cho trường ca Thanh Thảo một không khí hào

hùng, bừng bừng khí thế của một thời giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Tuy nhiên, do các tác phẩm của Thanh Thảo hầu hết đều ra đời khi chiến tranh đã kết thúc nên dường như tác giả có cơ hội để lắng lòng mình cảm nhận hết âm thanh cuộc sống, cũng như cái kết cục của cuộc chiến tranh nên trong trường ca của ông phần nào yếu tố lãng mạn, yếu tố sử thi đã nhạt hơn so với những trường ca đi trước, mà nhường chỗ cho nó là yếu tố hiện thực tạo cho tác phẩm âm hưởng bi hùng, đau thương và mất mát nhưng không hề nao núng tinh thần. Bên cạnh đó, trong hầu hết các tác phẩm của mình Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, thơ văn xuôi với sự gia tăng chất nghĩ nên ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nói chung nổi bật lên ở ngôn ngữ đậm chất đời thường và ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống mang đậm nét cá tính sáng tạo của riêng nhà thơ.

3.1.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thƣờng

Với quan niệm “làm thơ phải cực kỳ đơn giản”, Thanh Thảo bộc bạch rằng ông không bao giờ tự gọt rũa cho ngôn ngữ thơ mình mà đó hoàn toàn là ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tối giản. Ngôn ngữ trong thơ Thanh Thảo vừa như tình cờ vừa như vô ý nhưng lại luôn vươn tới tầm triết luận khẳng định sự tích luỹ của vốn sống, tài năng của nhà thơ. Thơ Thanh Thảo vì thế mang sắc màu hiện đại thể hiện trong việc lựa chọn thể thơ, việc cấu trúc câu thơ cũng như vốn từ ngữ của tác giả thể hiện cá tính sáng tạo Thanh Thảo mà không lẫn với bất kỳ tác giả nào.

Về thể thơ, Thanh Thảo sử dụng rộng rãi thể thơ tự do, thơ tự do tích hợp thơ văn xuôi. Trong đó thơ tự do không bị hạn chế bởi những thiết chế ngữ pháp, câu thơ xuống dòng tự do, không bó buộc việc viết hoa đầu câu mà những câu thơ có dịp được tuôn chảy theo dòng cảm hứng của nhà thơ, việc xuống dòng hay sử dụng dấu câu thường không ước định trong vai trò ngữ pháp mà như một sự tạo nhịp cho câu thơ. Ngay từ bài thơ đầu tay Thử nói về

hạnh phúc ra đời khi nhà thơ mới 24 tuổi đã định hình một phong cách Thanh Thảo nói tiếng nói của lớp nhà thơ trẻ, giàu nhiệt huyết sáng tạo:

chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi xa lạ với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

Những câu thơ vang lên tự nhiên như một sự trải lòng rất thật tình của nhà thơ với những lời thơ đầy quyết liệt, gai góc, đó là tiếng nói của một thế hệ nhận rõ trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc nhưng đồng thời cũng hiểu rõ được cái giá phải trả cho một cuộc chiến. Sau Thử nói về hạnh phúc là một loạt những tác phẩm thơ và trường ca ra đời chủ yếu được viết bằng thơ tự do không vần mà nó chỉ được khẳng định là thơ bởi nhịp điệu và ngôn ngữ thơ giàu sắc thái biểu cảm. Thanh Thảo là một trong số ít những nhà thơ lúc đó làm thơ tự do, nhưng với số lượng tác phẩm đồ sộ được viết bằng thơ tự do khiến cho Thanh Thảo trở thành người mở đường, người dự báo cho thơ tự do lên ngôi những năm sau đó. Thơ tự do và sau này là thơ văn xuôi đã chuyển được hơi thở thời đại vào thơ ca, khiến cho thơ ca không còn nhàm chán bởi vần điệu mà vươn lên chiếm lĩnh nghệ thuật bằng nhịp điệu của đời sống, nhịp của tư tưởng và nhịp bước hân hoan trong bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ. Ngoài thơ tự do, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thanh Thảo đã thể nghiệm thơ văn xuôi bởi những câu thơ dài, ít gặp dấu câu và bỏ lối xuống dòng mang lại cảm giác dàn trải theo miền cảm xúc của nhà

thơ. Viết về những rung động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa, Thanh Thảo đã có những câu thơ rất lạ: buổi chiều tiếng thở dài những cây keo con đường dấu chân bò khô dưới gió bấc những bông lúa vổng bông lúa lép ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trổ đòng (Không đề). Sự thử nghiệm này đã được khẳng định bởi sự ra đời của Khối vuông rubic khi đất nước vừa ra khỏi chiến tranh và bước vào công cuộc đổi mới, thể thơ văn xuôi tích hợp các thủ pháp của nghệ thuật hiện đại như điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đã khẳng định một sự đổi mới tư duy nghệ thuật đang manh nha trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Có thể nói thể thơ tự do và thơ văn xuôi là thể thơ nói được tiếng nói giản dị của đời thường, thơ mà như lời nói hàng ngày gần gũi với tâm hồn con người, cập nhật đời sống một cách nhạy bén, thơ nói được tiếng nói nóng hổi của thời đại. Đó cũng chính là mốc đánh dấu sự giao thoa giữa thơ ca và tiểu thuyết để thơ ca có thể làm giàu thêm đời sống của chính mình.

Ở cấp độ câu thơ, chính bởi thể thơ tự do mà câu thơ của Thanh Thảo mang hơi thở đời sống thật thà, chất phác, không hoa mỹ điểm tô, không quá bác học mà nó trần trụi, khúc khuỷu, thô ráp, có khi trúc trắc trục trặc đến suồng sã. Nói đến điều này cũng là khẳng định phong cách thơ Thanh Thảo phần nào thoát ra khỏi phong cách của thời đại với giai điệu ngợi ca, tinh thần lãng mạn. Thơ Thanh Thảo là những vần thơ đối diện với sự thật chiến hào nên nó có phần quyết liệt và nhiều cay đắng hơn bao giờ hết: những câu hỏi chưa thể nào nguôi được/ mảnh đất hôm nay bè bạn chúng tôi nằm/ nơi máu đổ phải sống bằng thực chất/ không ai nỡ lo vun vén riêng mình/ khi mộ bạn chính bàn tay anh đắp (Thử nói về hạnh phúc). Những đối mặt với mất mát của chiến tranh đã cho Thanh Thảo những phút giây đớn đau nhất của sự trả giá của mỗi chất người, khiến cho nhà thơ có cái nhìn hiện thực nhất, và ông đã viết những dòng tâm huyết về sự thật chiến hào, về: “những năm một chiếc

áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời” bằng những trải nghiệm xương máu nhưng vẫn rất kiên tâm: “chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi/ mà không hề rợp bóng xuống tương lai”.

Những câu thơ gân guốc, khúc khuỷu còn đến trong những vần thơ về đề tài thế sự với những trăn trở bên bờ đời sống ở một đất nước vừa đi qua chiến tranh của một nhà thơ từng trải. Thanh Thảo bày tỏ rất nhiều tâm sự về đất nước, con người, đặc biệt là những số phận người lính từ chiến tranh đi ra đời thường bằng những suy tư rất sâu sắc. Thanh Thảo đã viết Tàu sắp vào ga,

Lời chào đất nước tôi, Lại chào đất nước tôi, Hà Nội nhìn từ phía tôi với

nhiều day dở về cuộc sống mới ở một đất nước hoà bình - những vấn đề tưởng giản đơn của “phận người nô lệ” “bỗng phức tạp vô cùng khi ta sống tự do”. Điều mà ông trăn trở nhất ấy là chất người, “những cặn bã tâm hồn con người vô phương chưng cất” trong đời sống hiện đại, cách ứng xử của con người hôm nay với lịch sử hôm qua những điều mà dường như ông đã dự cảm từ bao năm trước những dòng sông băng qua những vết thương/ về với biển đâu phải tìm yên nghỉ/ tới cửa sông là bắt đầu sóng gió/ những cây giá xoay trần ngâm nước giữ phù sa [Những người đi tới biển, tr.55]. Thanh Thảo đến với đề tài thế sự như một niềm ưu tư, tâm huyết với cuộc đời, sự tri ân với quê hương và những anh hùng đã ngã xuống, ông viết với ý thức, trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, những câu thơ được cất lên mộc mạc nhưng là kết quả của sự nung nấu suy nghĩ đến cháy lòng: ta đi qua những đi qua những rung chuyển vô hình/ không máy gì ghi lại được/ con người ta nhiều lúc như phát/ cuồng/ nhiều lúc ngồi lặng im bất lực/ những ngôi nhà mọc lên như/ tia chớp/ những vật dụng tiện nghi liên tục đổi dáng hình/ những cặp vợ chồng ly hôn như/ cơm bữa/ những người già mỗi phút/ mỗi già thêm (Trước

thế kỷ 21). Chính những trăn trở về hạnh phúc, đạo đức, nhân phẩm con

lên những câu thơ như đang muốn chưng cất những cặn bã tâm hồn, những câu thơ được tung ra đầy khúc khuỷu và khắc nghiệt như chính sự phức tạp của đời sống hiện đại, như chính những trải nghiệm xương máu của bản thân nhà thơ.

Thanh Thảo đã đến với thơ tự do với những câu thơ đầy bạo liệt của nhịp sống chiến tranh, sự ồn ã của đời sống hiện đại như một sự gặp gỡ giữa tính cách Thanh Thảo và nghệ thuật hiện đại. Bởi trong đời tư Thanh Thảo vốn là một người rất xông xáo, khá thức thời, mặc dù ông ở vùng xa xôi hẻo lánh, cách xa những trung tâm chính trị-văn hoá lớn của cả nước nhưng ông chưa bao giờ là người tụt hậu, mọi biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội không bao giờ qua nổi mắt ông. Có lẽ cũng bởi vì Thanh Thảo luôn dấn thân, nhập cuộc để sống hết mình với thơ ca và dân tộc.

Thể thơ tự do, câu thơ trúc trắc không vần cho phép Thanh Thảo tự do trong việc lựa chọn từ ngữ trong thơ. Vốn từ ngữ trong thơ ông vì thế là vốn từ ngữ của đời thường, gần gũi với đời sống dân tộc. Ta gặp trong thơ Thanh Thảo lối nói khẩu ngữ quen miệng hàng ngày, có cảm giác nhà thơ luôn cố gắng dùng những từ ngữ dễ hiểu, thông dụng nhưng không vì thế mà thơ ông trở nên tầm thường mà chính ngôn từ giản dị đem lại nét chất phác, hồn hậu của thơ Thanh Thảo. Có lẽ cũng vì thế mà ngay cả khi nhà thơ sử dụng những từ ngữ lập dị, tưởng như đối lập với thơ ca thì người ta vẫn thấy được vẻ đẹp của thơ Thanh Thảo.

Đưa khẩu ngữ vào thơ Thanh Thảo đã làm đẹp thêm thơ mình bằng sự ngang tàng, khí khái, đưa thơ xích lại gần hơn với cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là xu hướng đưa ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ đời thường của thơ chống Mỹ. Nhà thơ từng: bỏ qua những nhà lạc quan, những nhà bi quan/ với những lời ca bằng gỗ/ cung bậc của gió/ sức sáng trong dòng nước (Những

ngọn sóng mặt trời) để viết lên: Bài hát của hôm nay/ Thô sơ và hực sáng/ Mang lẽ đời đơn giản/ Nói tận tới ngày mai [Những người đi tới biển, tr.61] . Thanh Thảo khát vọng đem những lời ca giản dị của mình đến với số đông độc giả, những lời ca tuy thô sơ nhưng hực sáng không phải bằng thứ ngôn ngữ châu ngọc, gấm thêu mà bằng lẽ sống ở đời, bằng sức cảm hoá của chính tình yêu quê hương, đất nước. Vì thế mà ngay cả khi nhà thơ đưa lời xưng hô rất xuồng sã vào thơ như: một tay trạm trưởng, một tay dẫn quân, thằng lém, mày – tao,.. không làm cho bài thơ bị thô tục hoá mà dường như chính những khẩu ngữ ấy đã đem hơi thở của cuộc sống nóng hổi vào thơ Thanh Thảo. Cách xưng hô xuồng sã mà thân mật của những người lính thể hiện được sự hồn nhiên của đời lính, sự chất phác của những người lính cách mạng ngay trong những năm tháng ác liệt nhất. Hơi thở của cuộc sống đời thường còn len lỏi trong thơ Thanh Thảo qua những xúc cảm mãnh liệt về cuộc sống khiến nhà thơ bật lên những câu “chửi bâng quơ” hay những tiếng chửi thề đầy căm phẫn: những giọt nước mắt kia/ bao giờ hoá thạch/ những tầng khổ đau làm sao khai quật/ và hy vọng? và nụ cười?/ của ai phải lìa bỏ quê/ sống lang thang và còn lang thang sau khi chết/ đã cắm xuồng đời mình giữa đầm lầy heo hút/ muỗi kêu như sáo thổi/ đã chìm xuống tận cùng như cặn rượu/ bị lột

truồng trong mấy tiếng chửi thề/ cuộc đời chó đẻ [Những nghĩa sĩ Cần

Giuộc, tr.30-31]. Những từ ngữ gợi sự thô tục cũng được Thanh Thảo đưa

vào thơ như: dân lậu, dân đen, làn da trơn nhầy dục vọng, nhà bán dâm, trại lính, bọn ngu đần, phường liếm láp,.. như muốn gia tăng sức chiến đấu cho mỗi câu thơ. Từ ngữ của thời đại khoa học – kỹ thuật tưởng đối lập với thơ ca đã xuất hiện trong thơ Thanh Thảo: máy điện tử rình mò sự sống, ô vuông toạ độ, hoả tiễn tầm nhiệt,.. như muốn ghi dấu ấn về một cuộc chiến tranh khốc liệt đã từng phủ bóng đen lên đất nước ta. Có thể nói ngôn ngữ này là ngôn ngữ được chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống chiến đấu hàng ngày của dân tộc, đọc

ngôn ngữ ấy ta có thể cảm nhận rõ sức sống, sức chiến đấu thơ Thanh Thảo. Ta nhận thấy trong tính khẩu ngữ, thơ Thanh Thảo có một năng lượng tích tụ từ sự nhạy bén trong hướng tiếp cận cuộc sống chiến tranh, cuộc sống đời thường, bao giờ Thanh Thảo cũng nghiêng về những sự vật nhỏ bé như cỏ, những nghĩa sĩ nông dân bình thường, những người lính xuất thân từ nông thôn thật thà, chất phác, những người dân miền núi ngu ngơ, những con người nhỏ bé làm nên lịch sử dân tộc oai hùng, những con người chỉ như những vệt bùn nhưng họ đã đem lại vinh quang cho dân tộc. Hướng tiếp cận đó đem đến cho ngôn ngữ thơ Thanh Thảo sự tự nhiên, tối giản, thô ráp nhưng vẫn hực sáng bởi sự gia tăng chất nghĩ của nhà thơ thông qua sự góp nhặt, xâu chuỗi ngôn ngữ đời thường.

Sự lựa chọn thể thơ tự do đã đem lại cho Thanh Thảo sự tự do trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ cho riêng mình, ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống phong phú và vô tận của con người đã mang lại cho nhà thơ thứ vũ khí để

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 75)