Giọng điệu

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 89)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Giọng điệu

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nó “biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn thông qua lời văn nghệ thuật” [34, tr.52]. Trong thơ ca giọng điệu được qui định bởi nhiều yếu tố như cách dùng từ, sắc điệu tình cảm, nhịp điệu,... giọng điệu trong tác phẩm luôn gắn liền với cái giọng trời phú của mỗi tác giả, nhưng nó mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Vì vậy có thể nói giọng điệu thể hiện một cách sống động kiểu tư duy nghệ thuật của nhà thơ, là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể sáng tạo, là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật

Thơ Thanh Thảo ghi dấu ấn trong lòng người đọc bằng một giọng điệu rất riêng, vừa ngang tàng, khẩu khí nhưng đầy tính trữ tình triết lý sâu sắc. Từ chiến tranh đi ra thời bình, giọng điệu thơ Thanh Thảo vẫn thống nhất, vận

động và ổn định mang mang đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ không lẫn với bất kỳ một ai. Thơ Thanh Thảo được viết với điểm nhìn của một người trong cuộc hướng vào sự thật chiến hào với ý thức kiếm tìm một cách nói, một giọng nói khác có thể phản ánh đầy đủ sự ác liệt của chiến trường nên những vần thơ ông viết ra là những lời bộc bạch, độc thoại, đối thoại với thế hệ mình - thế hệ mỗi ngày đều đụng trận, nó khác xa với những lời ngợi ca, cổ vũ trong giàn đại hợp xướng của thơ ca chống Mỹ. Giọng thơ Thanh Thảo vì thế không chỉ mang âm điệu hào hùng của một thời máu lửa mà còn là tiếng thơ giàu sắc điệu vừa ngang tàng, khẩu khí nhưng cũng rất lắng đọng, thâm trầm, mềm mại mà rắn giỏi, dữ dội mà kín đáo, đau thương nhưng không yếu lòng để nhà thơ có thể giãi bày những suy tư, trăn trở nhiều chiều của người lính, thậm chí cả lý tưởng dấn thân của họ. Tiếng thơ ấy đã làm nên giọng điệu trong thơ Thanh Thảo là giọng bi hùng vừa là khúc ca để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh cả tuổi xuân đẹp nhất vừa ghi lại những tháng ngày oanh liệt trong lịch sử dân tộc, nhưng nổi bật hơn cả và có ý nghĩa ổn định trong suốt chặng đường dài thơ Thanh Thảo là giọng suy tưởng - triết lý mang đậm màu sắc cá nhân nhà thơ, các sắc thái giọng điệu khác nhau cùng góp phần làm cho chủ âm ấy thêm ám ảnh và nhiều rung động lan toả.

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 89)