Rubic-cấu trúc của thơ

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 69)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1.Rubic-cấu trúc của thơ

Khối vuông Rubic là trường ca thứ tám của Thanh Thảo trong đó ông

thử nghiệm cấu trúc mở hoàn toàn, bằng những đoạn thơ văn xuôi được ghép theo mảng, đoạn mà bỏ hẳn loại thơ xuống dòng trước đó. Ý đồ về Khối

vuông Rubic là ý đồ của một cuộc chơi đầy sáng tạo trong nghệ thuật lấy ý

tưởng từ trò chơi Rubic-trò chơi với một khối vuông có nhiều ô vuông màu sắc xoay tròn quanh một trục mà trong đó mỗi một lần xoay lại cho ta một sự sắp xếp khác nhau, đó là trò chơi của thuật toán tổ hợp đầy trí tuệ. Gắn trò chơi của toán học tổ hợp với nghệ thuật có vẻ như khập khiễng giữa logic khoa học và logic nghệ thuật nhưng cả hai đều gặp nhau ở sự sáng tạo, nếu như với ngần ấy ô màu trong toán học có thể tổ hợp nên vô số cách sắp xếp thì trong văn chương nghệ thuật từ vô vàn những ý nghĩ về hiện thực khách quan sẽ cho ta vô vàn những tác phẩm nghệ thuật tuỳ vào cách tổ hợp ý nghĩ

hay tuỳ vào nhân sinh quan, thế giới quan cũng như điểm nhìn nghệ thuật của từng nghệ sĩ và từng độc giả. Con đường sáng tạo nghệ thuật và con đường đến với nghệ thuật cũng có vô vàn ngã rẽ với những phong cách khác nhau và cách cảm khác nhau, nghệ thuật không chỉ tối kỵ sự lặp lại người khác mà nó còn tối kị ngay cả sự lặp lại chính mình. Tư tưởng này không mới trong nghệ thuật nhưng để chuyển tải nó vào nghệ thuật một cách mới mẻ thì là một sáng tạo của người nghệ sĩ.

Như vậy nói về Khối vuông Rubic là nói về cấu trúc nghệ thuật, sự sáng tạo cấu trúc nghệ thuật, sự tiếp nhận cấu trúc nghệ thuật-xét đến cùng theo lý thuyết tiếp nhận hiện đại thì đó cũng là sự đồng sáng tạo của độc giả. Trong Khối vuông Rubic của Thanh Thảo có 57 lần xoay, mỗi lần xoay đều được bắt đầu bằng câu: “Tôi xoay những ô vuông”, mỗi một lần xoay thì một mảng hiện thực khác nhau hiện lên không hề có logic hay tuần tự nào, có khi là quá khứ, có khi là hiện tại hay có khi lại là một liên tưởng nào đó vụt sáng trong đầu. Cách xoay của cái tôi nhà thơ cho thấy sự chuyển đổi điểm nhìn liên tục, trong Khối vuông Rubic có hình ảnh người lính Trường Sơn dũng cảm, kiên cường, có cả kẻ đảo ngũ, kẻ láu cá, gian lận, có lần xoay cái tôi trữ tình lại tắm trong những ý nghĩ về đời thường, những trăn trở về hạnh phúc, khổ đau, trăn trở về cái đẹp và những sáng tạo trong nghệ thuật. Mỗi ô màu trong Khối vuông Rubic là một mảnh đời, một giai đoạn và những số phận khác nhau, phải chăng đó chính là cuộc sống thực đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trước mắt ta mà những người làm nghệ thuật phải cảm nhận được để chuyển tải hơi thở cuộc sống ấy vào tác phẩm của mình. Có bao nhiêu hiện thực với vô vàn những điểm nhìn ở những cương vị khác nhau khiến người ta có vô số những cảm nhận khác nhau và việc đưa những hiện thực đó vào thơ lại có rất nhiều cách, Thanh Thảo viết: Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubíc một trò chơi kì lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu

để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỉ cách sắp xếp. Rubíc - đó là cấu trúc của thơ [Khối vuông rubic, tr.9]. Điều này khẳng định hiện thực cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, sức sáng tạo của người nghệ sĩ vì thế cũng không bao giờ vơi cạn khi người đó là một người dám dấn thân thử nghiệm cái mới và lao động nghệ thuật không ngừng. Cấu trúc thơ chính là cấu trúc của Rubic, những cấu trúc luôn có sự vận hành, khi tiếp cận cùng một hiện thực mỗi nhà thơ có cách cảm khác nhau cũng như cùng một bài thơ mỗi độc giả có cách đọc của riêng mình, đó là cách cấu trúc thơ của mỗi khả năng sáng tạo và tiếp nhận khác nhau tuỳ vào quan niệm nghệ thuật của từng người. 57 lần xoay Rubic là 57 lần cái tôi tác giả bộc lộ cách nhìn của mình trong cấu trúc do tác giả sắp xếp, nhưng với cấu trúc mở mà tác giả ấn định thì độc giả cũng có vô vàn những cách sắp xếp để có được trật tự mà mình muốn. Nếu độc giả muốn quay về với Trường Sơn những năm tháng chiến tranh khốc liệt thì sẽ tìm được một cấu trúc cho riêng mình trong các lần xoay: 1, 2, 4, 5, 8, 9, 10, 24, 40, 48, còn 47 lần xoay kia độc giả có thể có những cấu trúc ngoài Trường Sơn, người nào quan tâm đến nghệ thuật thì người đó sẽ tìm trong Rubic những quan điểm về nghệ thuật, thơ ca, họ sẽ lựa chọn cho mình cách xoay riêng. Cấu trúc của Khối vuông Rubic là một cấu trúc mở, thôi thúc một sự đồng sáng tạo từ phía độc giả. Với cấu trúc này Thanh Thảo đã mang lại cho

Khối vuông Rubic một đời sống riêng, tự do trong từng lối tiếp nhận của người đọc.

Khối vuông Rubic thể hiện quan niệm nghệ thuật hiện đại của Thanh

Thảo, trong đó nghệ thuật bao quát đời sống một cách đa chiều, nghệ thuật độc lập với những mưu lợi cá nhân và tác phẩm nghệ thuật có một sự tự do bay nhảy trên con đường từ sáng tạo đến tiếp nhận một cách sáng tạo. Khối

vuông Rubic chính là biểu tượng cho sự sáng tạo trong nghệ thuật, biểu tượng

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 69)