Giọng điệu bi hùng

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 90)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu bi hùng

Thanh Thảo đã viết Thử nói về hạnh phúc bằng giọng day dở và quyết liệt nhất cho những trăn trở về hạnh phúc của cá nhân, hạnh phúc của cộng đồng dân tộc bằng những câu thơ:

chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc

những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho người chúng tôi dám chết

đêm nay ai cầm tay nhau vào tiệc cưới ai thức trắng lội sình

ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh ai trả nghĩa đời mình bằng máu

màu đỏ thật không ồn ào máu lặng lẽ ướt đầm ngực áo

Nhà thơ đã viết những dòng thơ đầy suy tư, trăn trở về lẽ sống, lẽ đời như vậy khi mới 24 tuổi, cái tuổi chưa hẳn đã là người chín chắn, vậy mà những câu thơ ấy đã vang lên vừa nhức nhối, vừa lắm nỗi ưu tư như bật ra từ những trải đời đớn đau nhất và nhiều mất mát nhất. Có lẽ đó là sau khi chàng sinh viên văn khoa Thanh Thảo cất bút sách cầm súng ra chiến trường không lâu và những gì ông nhận thức được lúc đó chính là sự mất mát quá lớn của cuộc chiến tranh này. Bởi những người lính trẻ cũng như bao người khác, họ rất quí sinh mệnh bản thân nhưng vì tiếng gọi của Tổ quốc mà họ lên đường, những chàng trai đang giữa tuổi hai mươi trong thơ Thanh Thảo đã cống hiến tuổi xuân để trả nghĩa đời mình bằng máu. Nói như Chu Văn Sơn thì “chất nghĩa khí là mãnh lực của ngòi bút Thanh Thảo”, nhà thơ nhìn những người lính cụ Hồ không phải như những đội quân thiện chiến mà nhìn họ với lòng kính phục như những nghĩa binh áo vải kiên cường đã có dịp bước ra từ thơ

Đồ Chiểu và có dịp được Thanh Thảo tỏ lòng thành kính trong Những nghĩa

sĩ Cần GiuộcBùng nổ mùa xuân. Nếu như Nguyễn Đình Chiểu đã xây

dựng một tượng đài bi tráng về những người nông dân nghĩa sĩ thì Thanh Thảo đã làm sống lại chất nghĩa khí ấy trong những người lính cụ Hồ hôm nay. Ra chiến trường đúng vào thời điểm cuộc chiến đang vào hồi khốc liệt nhất nên những gì mà Thanh Thảo trải nghiệm cũng là những gì đau thương nhất, nhưng cũng chính thời gian cuộc chiến đi vào hồi kết thúc thì cũng là khi người lính không còn nông nổi và vô tư như hồi đầu vì những gì họ trải qua và những gì họ cảm nhận sau những mất mát của chính bản thân mình, gia đình mình đã khiến người lính có những suy tư đời hơn, người hơn và chín chắn hơn. Vì thế những người lính ấy rất quí sinh mệnh của mình, nhưng họ vẫn sẵn sàng ra chiến trường chiến đấu không vì sự cuồng tín nào mà chỉ đơn giản là họ ra đi vì nghĩa lớn, họ trả nghĩa đời mình bằng máu, trả nghĩa cho cha anh đã khuất, trả nghĩa cho một dân tộc kiên cường, và sự trả nghĩa ấy phải chăng cũng là lẽ sống, lẽ chết, lẽ đời của họ hay chính là bản chất, là phẩm giá của họ. Chính vì hiểu rõ lẽ sống còn ấy mà Thanh Thảo đã mang vào thơ mình giọng trầm hùng, lắng đọng, có chút bi luỵ nhưng không hề bi quan. Nhìn thẳng vào hiện thực chiến hào, nói tiếng nói của người trong cuộc, Thanh Thảo đã chọn bè trầm, tuy làm nhạt đi chất sử thi cùng giọng điệu ngợi ca hùng tráng trong thơ chống Mỹ nhưng Thanh Thảo lại đưa thơ chống Mỹ đến với tiêu chí thật hơn bởi một thứ tâm tình thực, đời sống thực. Giọng bi hùng đưa tư duy thơ Thanh Thảo đến với nội tâm không còn đơn giản như thứ tâm tình ở bên trên mà là thứ nội tâm phức tạp, sự day dở giữa đôi bờ sống chết, vinh nhục, hoạ phúc, chung riêng,... được xuất phát từ những trải nghiệm rớm máu nhất nhưng cũng kiên tâm hơn cả, Thanh Thảo đã nói về điều tâm huyết của những người lính cụ Hồ thật xúc động: “chân dép

lốp đạp mòn trăm ngọn núi mà không hề rợp bóng xuống tương lai” [Khối vuông rubic, tr35].. Sự thật chiến hào là sự thật của những sự hy sinh, đổ máu, những gian khổ đôi khi vượt sức chịu đựng của con người, nhưng trái tim người lính luôn vững tin vào tương lai của dân tộc, niềm tin và lẽ sống đã thôi thúc họ vượt qua mọi chông gai, chính điều đó đã làm nên khúc tráng ca đầy niềm tự hào, kiêu hãnh.

Thơ Thanh Thảo ít nói về bình yên, sau bình yên thơ ông đã ẩn ngầm hơi bão, thơ nói nhiều đến mất mát hơn là chiến công nên giọng thơ ấy rất tỉnh táo nhưng đầy lòng trắc ẩn. Ông đã viết về những nghĩa sĩ Cần Giuộc như là sự dựng lại tượng đài bi tráng về họ: những mái chòi khuất sau đưng đế/ những tên người đã thoát khỏi sổ đinh/ những thân xác rã tan trong nước mặn vô tình/ không chén rượu tưới trên mồ/ các anh – những người trốn thuế/ các anh – dân lậu/ từ bỏ quê nghèo xiêu tán lênh đênh/ như bèo dạt như mây trôi/ khuôn mặt buồn hơn câu hát/ câu hát buồn hơn đêm rừng sát hoang vu

[Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, tr.7]. Những người dân lậu dân lân, những

người trốn thuế đã phải từ bỏ quê hương đi khai phá vùng đất mới và xả thân vì vùng đất mà họ mới đặt chân đến như là sự chống trả quyết liệt với sự phi lí của kẻ mạnh xâm lược nước yếu. Những con người đã chiến đấu với tàu sắt, tầu ngầm, súng nổ chỉ bằng gậy tầm vông và rơm con cúi, họ xông lên quyết liệt trước triều đình nhà Nguyễn khoanh tay cắt đất cho giặc: khi bọn xâm lăng mang súng đồng tàu sắt tới đây/ chúng vấp phải những ngọn núi bị đoạ đày/ những dòng sông quằn quoại/ chúng vấp phải/ cả khối người đứng lên bần cùng quyết liệt/ những điệu hát man mác mùa thu/ những câu ca dao nụ cười tinh quái/ “chưa có một dân tộc nào kháng chiến với nỗi khổ đau như vậy”/ điều này mấy ai nhận ra? [Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, tr.21]. Chất bi tráng trong tượng đài những nghĩa sĩ Cần Giuộc được Thanh Thảo khai mở

như một sự khẳng định cho tinh thần dân tộc bất khuất, một quyết tâm không chịu làm nô lệ làm nên tiền đề cho ngày chiến thắng vẻ vang. Những người nghĩa sĩ đã vùi thân mình trong những đám lá tối trời để chờ thời cơ nổi dậy mặc cho muỗi vắt hút cạn máu mình không vì động cơ cá nhân, không vì tư lợi, họ hy sinh bản thân đơn giản vì lẽ đời phải thế, sự hy sinh của họ thanh thản, trong sạch và cao cả vô ngần: họ không dọn chỗ vào bất tử/ không đóng đinh bằng thời gian bằng mộ chí/ thân xác này diều quạ rỉa tan đi/ sinh từ đất thì trở về với đất/ hồn là gió làm sao nhốt được/ cây rung khan điều họ nén trong lòng [Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, tr.20]. Từ những dân ấp, dân lân mộ nghĩa đến người lính cách mạng khẩu khí ngang tàng cũng đều mang mẫu số chung là chất nghĩa khí ấy, chất nghĩa khí đã trở thành hồn cốt cho tượng đài hy sinh bất tử của những người lính-nghĩa sĩ trong thơ Thanh Thảo, nhà thơ đã nói về họ, về thế hệ của mình với cái nhìn của người trong cuộc, gắn với những trải nghiệm thực tế: Thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước/ sình bết từ chân bết đến đầu/ nên giọng nói có nhiều khi ngang dọc/ nên cái nhìn có lắm phen gai góc/ vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực/ đã bùng lên/ dám cháy tận sức mình [Khối vuông rubic, tr.33]. Khó khăn mà vẫn hiên ngang, đau thương mà rắn rỏi, Thanh Thảo đã viết lên lời ca lắng sâu như thế để cho ta thấy được đúng chất người hiện ra trong gian khổ: Chúng tôi vượt qua cái khắc nghiệt mùa khô/ qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng/ võng mắc cột tràm đêm ướt sũng/ xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà/ đôi lúc ngẩn người…một ráng đỏ chiều xa/ quên đời mình thêm tuổi/ chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi/ mà không hề rợp bóng xuống tương lai [Khối vuông

rubic, tr.34-35]. Những dòng thơ vang lên khi nhà thơ thấu rõ tâm hồn người

lính-những chàng trai cô gái đang tuổi hai mươi náo nức xuân thì, xanh như cỏ, sắc như cỏ, yếu mềm và mãnh liệt như cỏ, sức sống của tâm hồn, sức sống

mãnh liệt của lý tưởng đã tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua mọi khó khăn. Câu thơ vang lên trong trường ca Những người đi tới biển như tuyên ngôn của một thế hệ đã nói được gần nhất tâm trạng của những người lính ấy:

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?/ cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?, ngậm ngùi mà vẫn kiên tâm, đó là những xúc cảm đan xen nhưng vượt lên trên hết vẫn là tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, cái sắc nhọn, sự mãnh liệt của cỏ, của tuổi hai mươi đã làm ấm lòng dân tộc, đã cho mảnh đất quê hương này được tái sinh, tiếp thêm sức mạnh cho đời đơm hoa kết trái, nên sự hy sinh thực ra lại là tái sinh, là hồi sinh tất cả. Khát vọng hoà bình, tình yêu tổ quốc đã lấp đầy những hố bom, đạp bằng hy sinh, gian khổ: nơi khi chiều máy bay B52 bừa ba đợt/ nơi mấy năm rồi hố bom không đếm hết/ nơi tôi chợt thốt niềm mơ giản dị của mình/ “chừng nào thật hoà bình/ ra lộ bốn trải ni-lông nằm một đêm cho thoả thích (Một người

lính nói về thế hệ mình). Nếu những hy sinh, mất mát không sao kể xiết đã

ngân lên điệu đàn bi ai thì những khát vọng hoà bình, hạnh phúc và vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của người lính đã cất lên khúc ca hùng tráng hoà vào điệu bi ai làm nên khải hoàn ca cho ngày thống nhất.

Thanh Thảo đã thống nhất giọng điệu bi hùng trong sự hài hoà, trong sáng. Ở đó có sự xót thương, nhức nhối cho cái giá phải trả cho chiến thắng, có lòng tự hào dân tộc trào dâng mãnh liệt, có nỗi vui mừng hạnh phúc khi dòng sông tìm được lối ra biển lớn, có cả những day dứt ám ảnh về mặt trái của tấm huân chương. Giọng điệu bi hùng đưa thơ Thanh Thảo đến gần với đời sống thực bằng tâm tình thực của một nhà thơ-chiến sĩ.

Giọng điệu bi hùng có dịp được lan toả bởi nó được thăng hoa từ thể thơ tự do ngập tràn cảm xúc, thơ tự do đã cho phép Thanh Thảo tự do vươn

tới nhiều khu vực hiện thực của chiến tranh mà không ngại bất kỳ một barie nào, nhà thơ cũng có cơ hội thấu hiểu nhiều cuộc đời, nhiều thân phận con người phải gánh chịu hậu quả chiến tranh. Thơ tự do với sự không hạn chế số chữ trong một câu cũng như sự ngắt dòng nên thể thơ này nhà thơ có thể chuyển tải mọi cung bậc tình cảm, nhất là với giọng bi hùng, câu thơ như dàn trải, mênh mang. Trong hoàn cảnh nguy nan nhất người lính nhớ về mẹ-người thân yêu nhất đời mình, thì câu thơ như muốn kéo dài theo nỗi nhớ, da diết mà xúc động:

mẹ ơi

con thèm được giây lát nương nhờ dưới mái tóc bạc của mẹ

thèm ăn trái ổi chín vàng

trong xà lim giữa cơn tỉnh cơn mê nhớ về hàng bông bụt

trên cát trắng màu hoa day dứt

nhớ cả mùi mùa thu trước ngõ nhà mình

[Bùng nổ mùa xuân, tr.104]

Tình cảm mà người lính dành cho mẹ trong thơ Thanh Thảo là tình cảm thường trực và lần nào xuất hiện nó cũng khiến người đọc phải dưng dưng, nỗi nhớ như muốn cuốn đi cả những kỷ niệm dù nhỏ nhất là nét cười của mẹ, là trái chuối, là trái ổi, là hàng bông bụt, là những gì mộc mạc đơn sơ nhất chợt ập về trong khoảnh khắc người lính bất chợt gặp phút giây yếu lòng. Nhưng đó không phải là điều uỷ mị mà thông qua đó người ta càng cảm nhận rõ ràng và sâu sắc hơn tình mẫu tử thiêng liêng luôn tồn tại trong mỗi con người, nhất là khi người ta ở gần nhất ranh giới giữa sự sống và cái chết thì tình cảm ấy lại thức dậy mạnh mẽ nhất: lúc bước lên đoạn đầu đài chỉ thương

nhất mẹ già và Tổ quốc, hai người mẹ ấy là lẽ sống mà người lính vì thế lên đường. Nỗi nhớ, tình cảm hướng về người mẹ sinh thành của người lính trong thơ Thanh Thảo không làm cho người lính uỷ mị, đớn hèn mà hơn thế nó khiến cho hình ảnh người lính thêm gần gũi hơn. Cùng với thể thơ tự do, người lính có thể trải lòng mình ra rất thật tình với mẹ, với quê hương, với đồng đội mà không phải khiên cưỡng, giấu giếm lòng mình:

ai đang nhớ vùng quê mình ngoài đó

những ngọn đồi đá ong nuôi giấc mơ bạch đàn

mẹ quét lá thấy dấu con trên đất

ngày con đi chân cứng đá mềm

con đã trải đá mềm rồi mẹ ạ

và đá cũng cứng hơn con tưởng rất nhiều nhưng cây bạch đàn trên đồi kia đứng được

nó không tìm một chỗ sống khác hơn

[Những người đi tới biển, tr.22]

Càng nhớ thương mẹ già thì người lính càng có quyết tâm đánh thắng giặc, tình mẫu tử đã trở thành sức mạnh tinh thần vô địch mà không kẻ thù nào chế ngự được. Thể thơ tự do tiếp thêm sức lan toả cho giọng điệu bi hùng, làm cho giọng điệu này trở nên mênh mang, da diết và lắng đọng thể hiện sự ám ảnh, day dứt của chủ thể trữ tình.

Giọng điệu bi hùng hướng ngòi bút Thanh Thảo đến nhiều miền khuất lấp của hiện thực chiến tranh, những góc khuất tâm hồn người lính được dịp bộc lộ chân tình, thẳng thắn, để ta có thể thấy được toàn cảnh của cuộc chiến, nơi những vinh quang, chiến thắng đã từng che khuất những mất mát hy sinh.

Giọng điệu bi hùng làm nên bè trầm khiến cho bản anh hùng ca về một dân tộc nhỏ bé đã chiến thắng đế quốc xâm lược thêm hùng tráng, và lắng đọng. Những phút giây chợt chùng lòng vì một ráng đỏ chiều xa, vì hình ảnh người mẹ còm cõi nơi quê nhà, vì những mất mát vượt sức chịu đựng của con người làm cho hình ảnh người lính Việt Nam không chỉ là những tượng đài bằng đồng uy nghi, lừng lẫy mà nó có hồn hơn, có tình hơn. Giọng bi hùng phần nào là giọng xót thương, nhức nhối về cái giá phải trả cho chiến thắng của dân tộc này, là giọng tranh luận, đối thoại với những con người hôm nay về sự thật chiến tranh và cái giá của hoà bình.

3.2.2. Giọng điệu suy tƣởng-triết lý

Nếu như giọng điệu bi hùng mang lại cho thơ ThanhThảo một chiều sâu tâm hồn, những mối day dở của thời hậu chiến, thì giọng điệu suy tưởng- triết lý lại phản ánh tư duy thơ giàu chất nghĩ, khả năng khái quát hiện thực một cách tinh tế của tác giả. Giọng điệu suy tưởng-triết lý ghi dấu ấn một nhà thơ, một công dân có ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng, ý thức trong sáng tạo nghệ thuật. Sở dĩ nói như vậy bởi điều trăn trở suốt đời thơ của Thanh Thảo là chất người, hai từ thường được vang lên đầy thiêng liêng trong thơ ông ngay từ những tác phẩm đầu tay và cả những tác phẩm sau này mới ra lò. Thanh Thảo không mượn điều đó để biến thơ ông thành một thánh đường rao giảng đạo đức mà ông luôn trình bày cái điều mà ông tâm huyết ấy thông qua những khái quát hiện thực cuộc sống sinh động. Chất người ấy là những trách nhiệm trước cộng đồng dân tộc, là lý tưởng sống, lý tưởng hạnh phúc mà mỗi người hướng tới, là nhân phẩm, đạo đức con người mà dù trong chiến tranh hay hoà bình người ta cũng không được lãng quên. Thanh Thảo day dứt về

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)