5. Cấu trúc luận văn
2.2.2.2. Rubic-yêu cầu về sự tái sinh liên tục trong nghệ thuật
Nghệ thuật có một đời sống riêng, đối lập với những điều lặp đi lặp lại trong những lĩnh vực khác, nghệ thuật yêu cầu một sự làm mới liên tục ngay trong bản thân nó. Người nghệ sĩ có phong cách là người có cá tính sáng tạo, tác phẩm được người đọc để ý là tác phẩm có được cái gì đó mới mẻ. Nghệ thuật tối kị mọi sự lặp lại cho dù đó là sự lặp lại chính mình. Thanh Thảo đã nói về vấn đề này như là một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của thơ:
Tôi xoay những ô vuông. vậy mà trong thơ, yêu cầu đó là thường xuyên: phải sống lại qua mỗi bài thơ, cặp mắt mình phải được tái sinh liên tục. Cái yêu cầu gần như không tưởng! Nhưng thơ sẽ chết nếu không thực hiện được yêu cầu ấy [Khối vuông rubic, tr.26]. Cặp mắt của nhà thơ phải tái sinh hay chính là việc nhà thơ phải luôn thay đổi điểm nhìn, cách nhìn để nhìn cuộc sống nhiều chiều hay nhãn quan thẩm mỹ của nhà thơ luôn phải được bồi đắp, trau dồi bằng nhiều cách để có thể đem lại sức sống và cái đẹp cho tác phẩm của mình, sự tái sinh đó cũng giống như người xoay rubic không bao giờ được ngủ quên trong một ô vuông xanh, thơ ca không bao giờ hứa hẹn những thiên đàng bất tử. Thơ ca sinh ra từ những cảm hứng về sự sống, từ tình yêu của nhà thơ đối với cuộc đời, từ những thôi thúc nội tại của tâm hồn nhà thơ, thơ không ra đời từ một động cơ nào, chính vì thế mà Thanh Thảo đã khẳng định:
Không phải vì chống lại cái chết mà con người sáng tạo. chính nhu cầu tự thân của cái sống làm nảy cây táo non, làm nảy lên nghệ thuật [Khối vuông
rubic, tr.18]. Cuộc sống có vô vàn những điều bí mật để nghệ thuật khám phá,
hiệu quả của sự chinh phục cuộc sống đạt được đến mức độ nào tuỳ thuộc vào độ nhạy bén của tâm hồn nhà thơ, những tác phẩm dù là nhỏ nhưng nên mang dấu ấn sáng tạo của chủ thể, sự bắt chước, lặp lại người khác chỉ mang lại cái chết cho nghệ thuật, điều này trong một nhịp xoay rucbic Thanh Thảo đã nhận ra: Tôi xoay những ô vuông. Xêdan chỉ lặng lẽ nhìn và trong tranh của ông,
những quả táo từ từ có sứ nặng toả hương thơm: nó sống. Tôi sợ những người bắt chước ông, vặt hàng đống táo ném vào tranh, họ sốt ruột ném mạnh đến rách cả lụa. Sốt ruột đến thành công, đến bất tử, cũng là sốt ruột đến cái
chết. [Khối vuông bubic, tr.24]. Sáng tạo nghệ thuật cũng như sự chinh phục
các vòng xoay trong trò chơi rubic, một người có thể chỉ cần vài vòng xoay là đạt được sự đồng thuận của một ô màu nào đó, có người lại cần đến nhiều vòng xoay hơn, đó là tuỳ vào năng lực và khả năng của từng người. Lối thơ
của Khối vuông rubic vừa là thơ, vừa là văn, vừa là nhạc, vừa là phim vừa là
kịch nhưng đích cuối cùng vẫn là thơ trong sự chuyển động tròn không ngừng của rubic. Đó là sự tái sinh liên tục của những mũi khoan dò tìm mạch nguồn bí mật của thơ ca và cuộc sống.
Khối vuông rubic là “cấu trúc của thơ, cấu trúc vòng tròn mở” trong
sự tiếp nhận của người đọc và cũng là cấu trúc của tư duy sáng tạo không ngừng. Khối vuông rubic đã bộc lộ rõ nét sự hồn nhiên, gần gũi và một trí tuệ thông thái của phong cách thơ Thanh Thảo. Cấu tứ và cách diễn đạt mới mẻ hay chính là sự bứt phá quyết liệt của Thanh Thảo trên con đường nghệ thuật. Lối tư duy thơ Thanh Thảo là lối tư duy vận động đến cả sự sáng tạo của độc giả để có thể khai thác triệt để cái giữa dòng, cái ẩn chìm trong mỗi con chữ và cả những không gian rỗng trong thơ. Đó là những vòng xoay rubic bất tận để không ngừng sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật mới. Cấu trúc thơ kiểu rubic là cấu trúc thơ mà Thanh Thảo hướng tới và đã gặt hái thành công, đó chính là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo để đưa thơ Việt Nam tiệm cận với nền thơ ca thế giới.
Mối liên tưởng giữa trò chơi trí tuệ Rubic với sự sáng tạo và cấu trúc thơ ca đã khẳng định sự gia tăng chất nghĩ trong thơ Thanh Thảo, hướng sự vận động của tư duy thơ Thanh Thảo từ hướng ngoại vào hướng nội, từ việc thơ nói cái ta đến việc thơ bộc lộ một cách đầy đủ về cái tôi-cái tôi bày tỏ
những suy nghĩ chính đáng của bản thân, đồng thời cũng là sự khẳng định cái tôi trong sáng tạo nghệ thuật. Biểu tượng Rubic thơ là biểu tượng lớn trong cuộc đời sáng tác của Thanh Thảo, kết tinh những quan niệm nghệ thuật và thực tiễn sáng tác của nhà thơ, những tác phẩm xuất bản sau này như Đêm trên cát, hay mới đây là Metro chính là bước tiếp nối, khẳng định sức sáng tạo không ngừng, sự sẵn sàng dấn thân vì sự đổi mới nghệ thuật của Thanh Thảo.
Thế giới biểu tượng trong thơ Thanh Thảo là một thế giới có sự phong phú của hình ảnh và những ý nghĩa biểu tượng thú vị. Với ý thức cách tân, nhà thơ không chỉ tìm đến những thi liệu mới mà còn sáng tạo ra những quan niệm thẩm mỹ mới về con người và cuộc đời. Những hình ảnh quen thuộc, đời thường và giản dị như cỏ, như lửa, như sóng, như mầm cây,... đi vào thơ Thanh Thảo với những sự biểu nghĩa ấn tượng, cùng những biến thể của những hình ảnh này ban đầu đọc lên tưởng vô nghĩa nhưng càng ngẫm ngợi lại càng thấy hay. Thông qua những hình ảnh biểu tượng ấy, Thanh Thảo đã cho ta những ý nghĩa mới, những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về cuộc sống-nơi những điều giản dị nhất cũng có thể sáng lên những ý nghĩa cao đẹp. Đó chính là tài năng và sự tiếp cận cuộc sống bằng cả niềm đam mê và trân trọng đối với cuộc đời và cái đẹp. Tư tưởng thẩm mỹ của Thanh Thảo được định hình ngay từ những ngày đầu cầm bút và ngày càng được bồi đắp bởi những lao động nghệ thuật không ngừng của nhà thơ, thế giới biểu tượng ngày càng được gia tăng chất nghĩ, chất duy lý nhưng không hề làm mất đi sự thăng hoa và tính thẩm mỹ của nghệ thuật. Giữa lý tưởng sống, lý tưởng chiến đấu và sáng tạo nghệ thuật là những phạm trù không giống nhau nhưng đều gặp nhau ở lý tưởng dấn thân của nhà thơ vì con người, vì việc giữ gìn vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn con người, và cũng vì tương lai của thơ ca nghệ thuật- thứ mà theo nhà thơ có thể thanh lọc tâm hồn con người.
Chƣơng 3
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU