Hạt giống-mầm cây

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 65)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.4.Hạt giống-mầm cây

Thơ Thanh Thảo nói nhiều về chuyện hy sinh, sống chết, không nói nhiều về bình yên, hạnh phúc xong đằng sau những câu chuyện về mặt trái của tấm huân chương, Thanh Thảo đặt nhiều khát vọng về tương lai, dành tình cảm đặc biệt đối với trẻ thơ-những tâm hồn bé nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh. Với hình ảnh hạt giống mầm cây-hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ và trường ca Thanh Thảo như một điểm nhấn về khát vọng hoà bình và gửi gắm nhiều hy vọng vào tương lai của nhà thơ.

Trẻ em như búp trên cành, câu nói đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy một sự liên tưởng rất đẹp và sâu sắc về đối tượng trẻ em-những người chủ tương lai của đất nước. Trong chiến tranh không chỉ những người lính ở chiến trường phải gánh chịu bom đạn mà ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng phải chịu đựng những tổn thất hy sinh, nhưng những chồi non vẫn cất tiếng khóc chào đời như là lời thách thức với quân thù về sức mạnh sống còn của dân tộc: bao nhiêu đứa trẻ mới sinh trong mùa xuân này/ những chồi non ủ trong tã lót [Trẻ con Sơn Mỹ, tr.137]. Bất chấp sự tàn phá và huỷ diệt của kẻ thù những đứa trẻ vẫn sinh ra từ lòng đất, cuộc sống vẫn sinh sôi. Hình ảnh

mầm cây nảy từ ngực đất là hình ảnh đẹp khẳng định tương lai, sức sống của dân tộc Việt Nam chưa bao giờ tàn lụi mà vẫn vươn lên mãnh liệt và thiêng liêng. Bởi mỗi con người Việt Nam, mỗi bà mẹ chưa bao giờ nguôi hy vọng về đứa con của mình cho dù trong hoàn cảnh éo le nhất-họ phải sinh con trong lòng đất để tránh bom đạn của kẻ thù: mẹ cha đi giành cho con/ một chỗ đứng

bình thường trên mặt đất/ có mưa nắng bão giông chim hót/ có niềm vui nỗi khổ của con người/ mặt trời rọi tới mầm xanh nhỏ nhất/ con sẽ lớn như củ khoai vùng cát/ sẽ ngọt lành như những củ khoai [Trẻ con Sơn Mỹ, tr.118]. Tình mẫu tử thiêng liêng đã mang lại ánh sáng cho những mầm cây nhỏ bé vươn lên mãnh liệt, tương lai của đất nước dân tộc cũng vươn lên từ đó-từ đất mẹ bao dung và nhân hậu.

Hình ảnh nụ mầm tươi đẹp còn hiện hình trong ý nghĩa biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta-một dân tộc trải qua bao thăng trầm mà vẫn giữ vững được độc lập, tự do, giữ vững được bản sắc dân tộc. Sức sống âý như một sự vượt lên kỳ diệu trước những huỷ diệt bạo tàn được ví với hình ảnh: “cây oằn mình nảy lộc/ trên cánh đồng nóng sôi [Trẻ con Sơn Mỹ, tr.132]. Không những gắng gượng vượt qua những vết thương khó lành mà còn dâng cho đời những mầm nụ xanh tươi: B. 52 thuốc khai quang chúng làm sao huỷ diệt/ cây trâm bầu bị chặt đứt bật chồi lên/ những chồi non sáng quắc giữa đêm đen [Những người đi tới biển, tr.47], đó là hình ảnh cây trâm bầu-một loài cây phổ biến ở Miền Nam, một loài cây gắn với những năm tháng cả nước dồn tâm sức giải phóng Miền Nam ruột thịt. Hình ảnh những

chồi non trâm bầu sáng quắc như xua tan bóng đêm bao phủ khắp nơi, như một lời thách thức của lửa, của bình minh, của mầm cây xanh biếc, của khát vọng hoà bình chan chứa trong lòng mỗi người dân đất Việt. Sở dĩ có ngày hôm nay là nhân dân ta đã chiến đấu với tinh thần đoàn kết và niềm tin bất diệt: chúng ta những ngọn lao phóng về cùng một đích/ những đồi cỏ tranh cháy khô còn mai phục/ tua tủa chồi xanh [Bùng nổ mùa xuân, tr.81]. Đồi cỏ cháy khô, sự sống bị bóp nghẹt mà hy vọng vẫn bừng lên, những chồi xanh tua tủa hay chính là lòng quyết tâm đánh giặc chưa bao giờ vơi cạn. Những mầm cây bật lên từ những hạt giống được ấp ủ trong lòng đất mẹ, hay từ lửa căm thù âm ỉ cháy trong lòng đất Việt, những hạt giống tuy nhỏ bé lại mang

trong mình nội lực vô song: những hạt giống dù phải gieo xuống đá/ cũng vỡ lên chồi xanh [Bùng nổ mùa xuân, tr.95]. Những hạt giống mong một ngày xé toang lớp vỏ khô như thoát thai từ những cơn mê hay thoát thai từ sự bỏ quên để bật lên mầm xanh ấm áp sự sống là những hạt giống đã trải qua quá trình thử lửa để khẳng định mình.

Hạt giống-mầm cây đó chính là sức sống bất diệt của nhân dân ta, là hy vọng, khát vọng về hoà bình, khát vọng về một tương lai tươi sáng cho cả dân tộc: trong mưa giăng tôi trở lại mùa màng/ mà tiếng nói chúng ta là hạt giống/ không ai dám đùa với niềm hy vọng/ thao thức trên bàn tay ngưòi thợ gieo trồng [Bùng nổ mùa xuân, tr.109]. Đó là hình ảnh biểu tượng đẹp và giàu tính lý tưởng, màu xanh non của những mầm cây là màu xanh của sự sống đang sinh sôi, sự sống trường tồn và bất diệt, đó là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió hy sinh.

Hệ thống biểu tượng trong thơ Thanh Thảo khá là phong phú với nhiều ý nghĩa thú vị và mới mẻ. Lý tưởng sống đã trở thành sức mạnh vô địch giúp cho dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong mưa bom, bão đạn và những âm mưu xâm lược của kẻ thù, một dân tộc nhỏ bé như dân tộc Việt Nam có lúc tưởng như đã hết hy vọng nhưng vượt lên tất cả chúng ta có niềm tin, niềm tin ở lòng yêu nước, niềm tin ở ý chí sắt đá, niềm tin ở tương lai, niềm tin ở trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của dân tộc đã đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm trường nô lệ mà hiên ngang sánh vai cùng bạn bè quốc tế trong ngày độc lập, tự do. Niềm tự hào dân tộc ấy cùng những trải nghiệm của chính bản thân, Thanh Thảo đã gửi gắm những lý tưởng của một thời máu lửa vào những hình ảnh biểu tượng tuy giản dị, nhưng rất giàu thẩm mỹ. Những biểu tượng có khả năng bao quát cả sức mạnh chiến đấu, sức mạnh trường tồn, sức mạnh của niềm tin vào tương lai dân tộc thông qua những hình ảnh thơ tưởng rất nhỏ bé, dung dị. Qua đó Thanh Thảo đã khẳng định được sự tinh

tế trong cách cảm nhận cuộc sống từ sức mạnh về những gì nhỏ bé, giản dị, và đời thường nhất vốn vẫn tiềm ẩn trong đời sống và tâm hồn người Việt.

2.2.2. Biểu tƣợng của sự sáng tạo: Khối vuông rubich

Thanh Thảo đã để lại cho nền thơ chống Mỹ những trường ca bất hủ không phải vì chúng nói lên được tinh thần thời đại, không chỉ vì chất hào hùng sử thi mà còn là sự tài hoa và sang trọng, thơ đã nói được vẻ đẹp tâm hồn của lớp những người lính mới-những người lính giàu tri thức, hầu hết vừa rời ghế giảng đường đại học. Nhưng Thanh Thảo cũng là nhà thơ tự đưa mình ra khỏi giàn đồng ca của thơ ca thời chống Mỹ bởi một năng lực làm mới mình không ngừng nghỉ. Trong nghệ thuật điều đáng sợ nhất là sự lặp lại chính mình, ý thức được điều đó, Thanh Thảo luôn có những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật mới mẻ, ngay cả trong những bài thơ đầu tay, những trường ca về những đề tài không mới Thanh Thảo đã sử dụng nhiều thủ pháp hiện đại và tư duy về thơ mới lạ. Thơ Thanh Thảo không ồn ào như tiếng kèn xung trận, không lãng mạn như sự cổ động mà thơ Thanh Thảo mang cốt cách, sự tài hoa của một phong thái tự tin, ung dung, làm chủ được ngòi bút và tư tưởng của mình, vì vậy mà thơ ông luôn chuyển tải được khí thế của thời đại nhưng không quá phô trương, bay bổng mà luôn giữ được nét tài hoa, sang trọng. Thơ Thanh Thảo luôn có những bứt phá ngoạn mục, bất chợt sáng, bất chợt tối rồi lại bừng lên hư ảo và ma thuật như trò chơi trí tuệ Khối vuông Rubic. Đó là một tác phẩm ra đời ngay sau khi hoà bình lập lại, đánh dấu cho bước đột phá cả về nội dung và nghệ thuật của phong cách thơ Thanh Thảo. Nó được hiện ra táo bạo với một bút pháp linh hoạt trong không gian mở nhưng không kém phần quyết liệt. Trong cuộc sống đời thường Thanh Thảo chưa bao giờ nghiêm trọng bất cứ điều gì, nhưng không điều gì qua khỏi mắt ông, kể cả niềm vui lẫn nỗi buồn, kể cả tật xấu tốt hay những vân vi của bạn bè cho đến cả những thành tựu, những khám phá khá thành công của chính ông. Suốt

đời thơ ông là suốt một đời trăn trở đổi mới cho thơ, tiếp thêm sức sống cho nghệ thuật, và Khối vuông Rubic là một trong những thành quả mà ông đã đạt được trong hành trình chinh phục thế giới nghệ thuật muôn sắc màu ấy. Trong

Khối vuông rubíc Thanh Thảo đã bày tỏ quan niệm về hạnh phúc và sáng tạo

nghệ thuật, những tư tưởng về nghệ thuật của nhà thơ trong tác phẩm này như là một tuyên ngôn nghệ thuật mở ra con đường tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo cũng như con đường để đến với thơ hiện đại. Sự liên tưởng giữa hình ảnh khối vuông rubic với sự sáng tạo nghệ thuật là một sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo gần như đã đẩy nhà thơ đến đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuật mà ngay sau đó nhà thơ đã bị cảm giác trống rỗng xâm chiếm ngỡ như không bao giờ viết được nữa. Nhưng ngược lại, từ Khối vuông Rubic hay chính Khối vuông rubic đã giúp Thanh Thảo có sải cánh rộng để băng trên cánh đồng thơ bát ngát với những đường bay hoa mỹ của những sự cách tân và sáng tạo.

2.2.2.1. Rubic-cấu trúc của thơ

Khối vuông Rubic là trường ca thứ tám của Thanh Thảo trong đó ông

thử nghiệm cấu trúc mở hoàn toàn, bằng những đoạn thơ văn xuôi được ghép theo mảng, đoạn mà bỏ hẳn loại thơ xuống dòng trước đó. Ý đồ về Khối

vuông Rubic là ý đồ của một cuộc chơi đầy sáng tạo trong nghệ thuật lấy ý

tưởng từ trò chơi Rubic-trò chơi với một khối vuông có nhiều ô vuông màu sắc xoay tròn quanh một trục mà trong đó mỗi một lần xoay lại cho ta một sự sắp xếp khác nhau, đó là trò chơi của thuật toán tổ hợp đầy trí tuệ. Gắn trò chơi của toán học tổ hợp với nghệ thuật có vẻ như khập khiễng giữa logic khoa học và logic nghệ thuật nhưng cả hai đều gặp nhau ở sự sáng tạo, nếu như với ngần ấy ô màu trong toán học có thể tổ hợp nên vô số cách sắp xếp thì trong văn chương nghệ thuật từ vô vàn những ý nghĩ về hiện thực khách quan sẽ cho ta vô vàn những tác phẩm nghệ thuật tuỳ vào cách tổ hợp ý nghĩ

hay tuỳ vào nhân sinh quan, thế giới quan cũng như điểm nhìn nghệ thuật của từng nghệ sĩ và từng độc giả. Con đường sáng tạo nghệ thuật và con đường đến với nghệ thuật cũng có vô vàn ngã rẽ với những phong cách khác nhau và cách cảm khác nhau, nghệ thuật không chỉ tối kỵ sự lặp lại người khác mà nó còn tối kị ngay cả sự lặp lại chính mình. Tư tưởng này không mới trong nghệ thuật nhưng để chuyển tải nó vào nghệ thuật một cách mới mẻ thì là một sáng tạo của người nghệ sĩ.

Như vậy nói về Khối vuông Rubic là nói về cấu trúc nghệ thuật, sự sáng tạo cấu trúc nghệ thuật, sự tiếp nhận cấu trúc nghệ thuật-xét đến cùng theo lý thuyết tiếp nhận hiện đại thì đó cũng là sự đồng sáng tạo của độc giả. Trong Khối vuông Rubic của Thanh Thảo có 57 lần xoay, mỗi lần xoay đều được bắt đầu bằng câu: “Tôi xoay những ô vuông”, mỗi một lần xoay thì một mảng hiện thực khác nhau hiện lên không hề có logic hay tuần tự nào, có khi là quá khứ, có khi là hiện tại hay có khi lại là một liên tưởng nào đó vụt sáng trong đầu. Cách xoay của cái tôi nhà thơ cho thấy sự chuyển đổi điểm nhìn liên tục, trong Khối vuông Rubic có hình ảnh người lính Trường Sơn dũng cảm, kiên cường, có cả kẻ đảo ngũ, kẻ láu cá, gian lận, có lần xoay cái tôi trữ tình lại tắm trong những ý nghĩ về đời thường, những trăn trở về hạnh phúc, khổ đau, trăn trở về cái đẹp và những sáng tạo trong nghệ thuật. Mỗi ô màu trong Khối vuông Rubic là một mảnh đời, một giai đoạn và những số phận khác nhau, phải chăng đó chính là cuộc sống thực đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trước mắt ta mà những người làm nghệ thuật phải cảm nhận được để chuyển tải hơi thở cuộc sống ấy vào tác phẩm của mình. Có bao nhiêu hiện thực với vô vàn những điểm nhìn ở những cương vị khác nhau khiến người ta có vô số những cảm nhận khác nhau và việc đưa những hiện thực đó vào thơ lại có rất nhiều cách, Thanh Thảo viết: Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubíc một trò chơi kì lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu

để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỉ cách sắp xếp. Rubíc - đó là cấu trúc của thơ [Khối vuông rubic, tr.9]. Điều này khẳng định hiện thực cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, sức sáng tạo của người nghệ sĩ vì thế cũng không bao giờ vơi cạn khi người đó là một người dám dấn thân thử nghiệm cái mới và lao động nghệ thuật không ngừng. Cấu trúc thơ chính là cấu trúc của Rubic, những cấu trúc luôn có sự vận hành, khi tiếp cận cùng một hiện thực mỗi nhà thơ có cách cảm khác nhau cũng như cùng một bài thơ mỗi độc giả có cách đọc của riêng mình, đó là cách cấu trúc thơ của mỗi khả năng sáng tạo và tiếp nhận khác nhau tuỳ vào quan niệm nghệ thuật của từng người. 57 lần xoay Rubic là 57 lần cái tôi tác giả bộc lộ cách nhìn của mình trong cấu trúc do tác giả sắp xếp, nhưng với cấu trúc mở mà tác giả ấn định thì độc giả cũng có vô vàn những cách sắp xếp để có được trật tự mà mình muốn. Nếu độc giả muốn quay về với Trường Sơn những năm tháng chiến tranh khốc liệt thì sẽ tìm được một cấu trúc cho riêng mình trong các lần xoay: 1, 2, 4, 5, 8, 9, 10, 24, 40, 48, còn 47 lần xoay kia độc giả có thể có những cấu trúc ngoài Trường Sơn, người nào quan tâm đến nghệ thuật thì người đó sẽ tìm trong Rubic những quan điểm về nghệ thuật, thơ ca, họ sẽ lựa chọn cho mình cách xoay riêng. Cấu trúc của Khối vuông Rubic là một cấu trúc mở, thôi thúc một sự đồng sáng tạo từ phía độc giả. Với cấu trúc này Thanh Thảo đã mang lại cho

Khối vuông Rubic một đời sống riêng, tự do trong từng lối tiếp nhận của người đọc.

Khối vuông Rubic thể hiện quan niệm nghệ thuật hiện đại của Thanh

Thảo, trong đó nghệ thuật bao quát đời sống một cách đa chiều, nghệ thuật độc lập với những mưu lợi cá nhân và tác phẩm nghệ thuật có một sự tự do bay nhảy trên con đường từ sáng tạo đến tiếp nhận một cách sáng tạo. Khối

vuông Rubic chính là biểu tượng cho sự sáng tạo trong nghệ thuật, biểu tượng

2.2.2.2. Rubic-yêu cầu về sự tái sinh liên tục trong nghệ thuật

Nghệ thuật có một đời sống riêng, đối lập với những điều lặp đi lặp lại trong những lĩnh vực khác, nghệ thuật yêu cầu một sự làm mới liên tục ngay trong bản thân nó. Người nghệ sĩ có phong cách là người có cá tính sáng tạo, tác phẩm được người đọc để ý là tác phẩm có được cái gì đó mới mẻ. Nghệ thuật tối kị mọi sự lặp lại cho dù đó là sự lặp lại chính mình. Thanh Thảo đã nói về vấn đề này như là một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của thơ:

Tôi xoay những ô vuông. vậy mà trong thơ, yêu cầu đó là thường xuyên: phải

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thơ Thanh Thảo nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 65)