1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật

110 4,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

“Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” gồm có 3 phần, chủ yếu tập trung bàn về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn thiếu nhi, tác giả cũng tập hợp một số bài bình, nghiên cứu của một số tác g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY LINH

THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC NHÌN

TƯ DUY NGHỆ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY LINH

THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC NHÌN

TƯ DUY NGHỆ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Bá Thành

Hà Nội – 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài……… …………3

2 Lịch sử vấn đề ……… … 5

3 Phạm vi nghiên cứu ……… …… 9

4 Phương pháp nghiên cứu………10

5 Kết cấu luận văn ………10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƯ DUY THƠ VÀ TƯ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 1 Tư duy thơ ………11

1.1 Tư duy thơ là một phương thức tư duy nghệ thuật……….… …11

1.2 Tư duy thơ Trần Đăng Khoa……….…………14

2 Qúa trình sáng tác và quan niệm về thơ của Trần Đăng Khoa…….… 18

2.1 Sự xuất hiện của một thần đồng thơ ……… 18

2.2 Thơ Trần Đăng Khoa ở tuổi trưởng thành ……… 23

2.3 Quan niệm thơ qua “Chân dung và đối thoại”……….…27

3 Tiểu kết……… …31

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA 1 Cái tôi trữ tình xưng “em” và tư duy trẻ thơ hồn nhiên ……….33

2 Cái tôi chiến sĩ và sự gia tăng yếu tố luận lý, yếu tố nội cảm……….…40

3 Tư duy thơ hướng ngoại qua một số nhân vật trữ tình khác ……… …46

3.1 Những sự vật được nhân hóa……….…46

3.2 Những người thân trong gia đình ……….51

3.3 Anh bộ đội……….57

Trang 4

3.4 Bác Hồ……… 63

3.5 Những người lao động chân quê và bất khuất ……… 65

4 Tiểu kết ……….….68

CHƯƠNG 3: BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

1 Biểu tượng trong thơ Trần Đăng Khoa ……….…71

1.1 Biểu tượng trong thơ ……… 71

1.2 Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Đăng Khoa …… 73

1.2.1 Góc sân ……….…73

1.2.2 Khoảng trời ……… 76

1.2.3 Mưa ……… 80

2 Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa ……….…84

2.1 Ngôn ngữ trong tư duy thơ ……… ….84

2.2 Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa ……….….86

2.2.1 Ngôn ngữ trong thơ tự do ……….….87

2.2.2 Ngôn ngữ trong thơ truyền thống ……….96

3 Tiểu kết ……… 98

KẾT LUẬN………100

Tài liệu tham khảo……… 105

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng đã hòa vào khí thế chung của đất nước, góp phần ngợi ca cuộc kháng chiến thần kì của toàn dân tộc Thơ ca chống

Mỹ là thiên anh hùng ca của một dân tộc anh hùng, ghi lại tấm lòng yêu nước thiết tha cũng như niềm tin bất diệt vào một tương lai tươi sáng Giữa dàn đồng ca đa thanh, đa điệu ấy đã vút lên một giọng ca hồn nhiên, trong trẻo, chan chứa tình cảm yêu thương của một em bé yêu thơ bên dòng sông Kinh Thày Thần đồng thơ ca có lẽ là từ thích hợp nhất để nói về nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy

Khi nhận xét thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Thanh Vân đã cho rằng: “Thơ Khoa gợi rõ và làm cho ta yêu mến biết bao quê hương bình dị, thân thuộc và đang đổi mới, những con người lao động cần cù, vất vả, một quê hương gắn

bó biết bao với sự nghiệp chiến đấu và xây dựng” [37, tr 151] Xuất phát từ một cậu bé thích làm thơ, đến với thơ như một em bé đến với trò chơi yêu thích, Trần Đăng Khoa đã trở thành một nhà thơ thiếu nhi tài năng, tiêu biểu cho những nhà thơ “nhí” cùng thời Những bài thơ đầu tiên của Khoa đã nhận được những lời động viên, khích lệ của bạn bè, thầy cô và gia đình Chính điều này đã kích thích lòng nhiệt tình, hăng say sáng tác của cậu bé Tài năng sớm bộc lộ, lại nhận được sự quan tâm, dìu dắt của các nhà thơ lớn đương thời như nhà thơ Xuân Diệu, Tố Hữu…thơ Khoa viết ngày càng chững chạc hơn, có chiều sâu hơn trong suy nghĩ cũng như mạch nguồn cảm xúc Năm 1970, khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, chiến tranh tạm lắng xuống, tâm trí nhà thơ trẻ lại có cơ hội được thỏa sức bay bổng cùng những câu chuyện cổ dân gian Cùng lúc này, trên văn đàn Việt Nam, hầu hết các nhà thơ đều chú ý đến một thể tài lớn là trường ca, Trần Đăng Khoa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, cậu bé đã quyết định thử bút, và

Trang 6

thế là trường ca “Đi đánh thần hạn” ra đời Đối với một cậu bé vốn sống

không nhiều, kinh nghiệm còn ít thì tác phẩm này có thể xem như là một thành công bước đầu trên con đường thể nghiệm ngòi bút trong một thể tài

có yêu cầu phức tạp về nội dung và nghệ thuật Sự kiện này đã đánh dấu cho

sự ra đời sau đó của những trường ca khác: “Trừng phạt”, “Khúc hát người

anh hùng”… Năm 1974, với “Khúc hát người anh hùng”, Khoa đã có một

bước chuyển khá dài trên con đường sáng tác “Thế là Khoa đã lớn thực rồi! Mới ngày nào còn sửng sốt về tài thơ của em bé lên tám, chín tuổi Bây giờ

em đã nói toàn chuyện người lớn, chuyện chính trị, chuyện thời đại, lại còn bàn luận triết lí nữa Những người yêu mến thơ Khoa đều rất mừng” [30] – Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã có những lời nhận xét tích cực về Trần

Đăng Khoa như vậy khi đọc tác phẩm này

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trần Đăng Khoa tạm gác giấc

mơ vào đại học để lên đường nhập ngũ Năm 1985, Trần Đăng Khoa cho in

tập thơ “Bên của sổ máy bay”, đánh dấu một hình ảnh mới mẻ, trưởng thành

của nhà thơ – chiến sĩ Tuy vậy, trong tập thơ này Trần Đăng Khoa dường như vẫn chưa vượt lên được cái bóng của chính mình trong quá khứ Nói như tác giả Vũ Nho thì: “Anh bộ đội Trần Đăng Khoa vẫn làm được những bài thơ hay được tặng giải thưởng hẳn hoi, nhưng những bài thơ đó hay ở mức

có thể có những người làm được Nó không hay ở mức độc nhất vô nhị, chỉ

có một Trần Đăng Khoa mới viết nổi như thơ tuổi mới đến trường” [37, tr 30].Sau khi tốt nghiệp tại trường viết văn Nguyễn Du, năm 1986 Trần Đăng Khoa sang Liên Xô tu nghiệp 7 năm tại trường viết văn Macxim Gorki Năm

1992 ông về nước, tham gia công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội Đến năm

1998, Trần Đăng Khoa đã đánh dấu sự trở lại văn đàn của mình bằng một

tiếng vang lớn với tác phẩm bình luận văn học “Chân dung và đối thoại”

Trần Đăng Khoa là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, theo sát hành trình nghệ thuật của ông, chúng ta thấy rằng thành công quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông là thơ ca Thơ Trần

Trang 7

Đăng Khoa, đặc biệt là những vần thơ viết trong giai đoạn thiếu nhi là những vần thơ độc đáo có một không hai trong văn học Việt Nam hiện đại

Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nó mang trong mình khả năng biểu hiện đa dạng nhờ vào khả năng biểu hiện của ngôn ngữ thơ luôn luôn phong phú Tư duy thơ là một vấn đề lí luận mới và hấp dẫn Nghiên cứu thơ từ góc độ tư duy sẽ là một hướng tiếp cận mới mẻ, có thêm những đóng góp mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học Trong phạm

vi đề tài này, chúng tôi mong muốn vận dụng những lí luận của tư duy thơ để nghiên cứu, đi sâu phân tích từng giai đoạn phát triển trong đời thơ Trần Đăng Khoa, từ đó tìm ra những điểm riêng biệt tạo nên phong cách thơ của tác giả này

2 Lịch sử vấn đề

Trong lịch sử phát triển của ngành lí luận, phê bình văn học Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng số lượng các tác phẩm nghiên cứu về tư duy nghệ

thuật, tư duy thơ là không nhiều Tác phẩm “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện

đại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bá Thành xuất bản năm 1996 được xem

là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu vào vấn đề này Theo tác giả Nguyễn

Bá Thành thì tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là việc hình tượng hóa hiện thực khách quan theo những nhận thức chủ quan Vì vậy, tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo Đặc điểm chính trong tư duy nghệ thuật, cũng như sự khác biệt của nó với tư duy khoa học là ở chỗ

“tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy” [48, tr.55] Tư duy thơ là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn ngữ, vì vậy tư duy thơ

là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy Do chịu sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại

mà vị trí của cái tôi trữ tình có những sự thay đổi nhất định Vì vậy tư duy

Trang 8

thơ, nói cách khác chính là sự phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Bá Thành đã đưa

ra những quan điểm lí luận về tư duy thơ tương đối đầy đủ, cụ thể Ngoài ra trong tác phẩm này phần nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa cũng đã chú ý đến tư duy thơ trẻ từ góc độ năng khiếu Vì vậy, chúng tôi xem tác phẩm này

là những định hướng lí luận cơ bản để tiến hành các bước tiếp theo trong việc nghiên cứu đề tài

Năm 2006, nhà xuất bản giáo dục đã cho in cuốn “Từ điển thuật ngữ văn

học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong

đó có đề cập đến khái niệm tư duy nghệ thuật Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm hiện thực trực tiếp của nó, bao gồm hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện Trên cơ sở tư duy nghệ thuật, người ta tạo ra các tư tưởng và quan điểm nghệ thuật, lựa chọn các phương tiện và biện pháp nghệ thuật Thơ Trần Đăng Khoa viết trong thời thơ ấu là một giọng thơ tiêu biểu và đặc biệt Vì vậy, không có gì lạ khi có nhiều người yêu thơ Trần Đăng Khoa, nghiên cứu và phê bình thơ của tác giả này Những bài phê bình thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu được in trên nhiều tờ báo lớn như Tiền phong, Văn nghệ, Nhân dân, Phụ nữ Việt Nam, An ninh

thế giới…Có thể kể đến những bài viết đáng chú ý như: “Em kể chuyện này” trên báo Văn nghệ số 452 (1972) của tác giả Lê Đình Kỵ, “Thơ em Khoa” của nhà thơ Xuân Diệu in trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” năm 1973,

“ Đọc Góc sân và khoảng trời” trên báo Nhân dân số 7344 (9/6/1974) của

tác giả Phong Lan, “Đọc Khúc hát người anh hùng” in trên báo Văn nghệ số

29 (1975) của tác giả Bàng Sỹ Nguyên, “ Nhà thơ non trẻ của Việt Nam” trên báo Văn nghệ Hải Hưng số 6 (1975) của tác giả N.Niculin, “Đọc tập thơ

Bên của sổ máy bay” in trong tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 2/1987 của

tác giả Hồng Diệu, “Nói về thơ Trần Đăng Khoa” in trên báo An ninh thế

Trang 9

giới số 116 (11/3/1999) của nhà thơ Tố Hữu…Bên cạnh những bài viết rải rác của các tác giả trên các báo và tạp chí còn có một số lượng khá lớn những tác phẩm mang tính chuyên luận, nghiên cứu sâu về thơ Trần Đăng Khoa

Trong bài “Thơ Trần Đăng Khoa – Nhà thơ Việt Nam hiện đại” (NXB Khoa

học xã hội – 1984) tác giả Vân Thanh lí giải về thế giới thơ Trần Đăng Khoa,

đó là sự bắt nguồn từ những cảnh vật, những sinh hoạt quen thuộc Đọc thơ Trần Đăng Khoa người đọc như được gội trong một không khí riêng biệt, không thể nhầm lẫn của vùng đồng bằng Bắc Bộ Thơ Khoa nắm bắt được những màu sắc, âm thanh, hương vị của thế giới bên ngoài, cảnh vật dưới ngòi bút ấy như có hình nét và tâm hồn Đồng thời tác giả cũng nhận định rằng khi Trần Đăng Khoa đã là một nhà thơ trưởng thành, thơ Khoa vẫn tiếp tục gợi được sự chú ý của người đọc, nhưng cả người viết và người đọc hôm nay vẫn đang đòi hỏi ở nhà thơ một nội dung mới, một giọng điệu khác

Trong bài viết “Trần Đăng Khoa trước con đường hình thành một cá tính

thơ” (NXB Văn học – 1997), tác giả Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử lại

viết dưới dạng một cuộc trò chuyện để đưa ra những nhận xét, đánh giá về giai đoạn thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa Tác phẩm bàn về thơ Trần

Đăng Khoa tương đối đầy đủ được xuất bản gần đây nhất là cuốn “Trần

Đăng Khoa thần đồng thi ca” (NXB Văn hóa thông tin – 2000) của tác giả

Vũ Nho “Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” gồm có 3 phần, chủ yếu tập

trung bàn về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn thiếu nhi, tác giả cũng tập hợp một số bài bình, nghiên cứu của một số tác giả khác như Phạm Hổ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Lại Nguyên Ân, Phạm Khải, Lê Thường…Khi nói về thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Vũ Nho đã liệt kê các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn trong thơ Khoa, mà trước hết là ở cách xưng hô và một thế giới riêng kì diệu khiến “người ta ngạc nhiên, khoái trá vì cách quan sát tinh tế, cách nhìn nhận

sự vật hồn nhiên, cách liên tưởng rất riêng, cùng với cách nói lên những gì nghĩ ra, cảm được và trông thấy” Tác giả Vũ Nho còn phát hiện ra sức hấp dẫn trong thơ Khoa là “linh hồn của thơ tình cảm”, thơ Trần Đăng Khoa gắn

Trang 10

bó với bao thế hệ bạn đọc còn bởi chất liệu dân gian được sử dụng nhuần

nhuyễn từ kết cấu, hình tượng đến ngôn từ, thể tài, giọng điệu…Khi “Chân

dung và đối thoại” ra đời, các thông tin, bài viết phản hồi đã được tập hợp

khá đầy đủ trong cuốn “Xung quanh cuốn Chân dung và đối thoại của Trần

Đăng Khoa” (NXB Thanh niên – 1999) Những phát biểu khách quan mang

tính học thuật đóng góp cho sự phát triển của hoạt động văn học là nội dung chính của tác phẩm này

Song song với các bài viết, các tác phẩm bình luận, nghiên cứu trên, thơ Trần Đăng Khoa còn thu hút một số lượng lớn các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh yêu mến thơ ông Theo nhà thơ ước tính thì đến nay đã có hơn 20 luận án tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến

sỹ viết về các sáng tác của ông Chuyên luận“Tìm hiểu vài nét về thế giới

nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi” của tác giả Hoàng Thị

Hạnh viết năm 1989 đã thông qua việc khảo sát trên tác phẩm để tìm ra lí do tạo nên những thành công về nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa, đồng thời phát hiện thêm những ý kiến đánh giá để đi tới một nhận định chung nhất về

thơ Trần Đăng Khoa Trong luận văn thạc sỹ “Thế giới nghệ thuật thơ Trần

Đăng Khoa”, tác giả Chu Thị Bích Thủy lại đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ

thuật thơ Trần Đăng Khoa từ thời thiếu nhi đến nay Tác giả đã khảo sát tác phẩm trên hai phương diện là thế giới nghệ thuật thơ và phương thức thể hiện thơ, qua đó khẳng định những đóng góp của Trần Đăng Khoa đối với

nên thơ Việt Nam hiện đại Tác giả Lưu Thanh trong “Trần Đăng Khoa từ

Góc sân và khoảng trời đến Chân dung và đối thoại” lại kết hợp việc tìm

hiểu những nét cơ bản của tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và việc phân tích những bài viết tiêu biểu của nhà thơ trong cuốn “Chân dung và đối

thoại” để đưa ra những đánh giá sơ bộ bước nối dài trên con đường sáng tạo

nghệ thuật của Trần Đăng Khoa Từ đó cho thấy việc chuyển biến từ một nhà thơ đến một nhà phê bình, Trần Đăng Khoa đã đạt được những gì và còn

những gì là hạn chế, bất cập Trong khóa luận“Tìm hiểu những yếu tố tạo

Trang 11

nên sức hấp dẫn của những vần thơ Trần Đăng Khoa viết ở lứa tuổi thiếu nhi” tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Ngân đã khảo sát, phân tích những tác phẩm

thơ Trần Đăng Khoa Từ việc so sánh thơ Trần Đăng Khoa với một số tác phẩm của các em thiếu nhi cùng lứa tuổi đến việc tìm hiểu những quan điểm của các nhà thơ lớn viết thơ cho các em thiếu nhi, tác giả đã tìm ra được những nét riêng độc đáo tạo nên sức hấp dẫn trong thơ Trần Đăng Khoa viết trong giai đoạn thiếu nhi…Như vậy có thể thấy những công trình nghiên cứu

về thơ Trần Đăng Khoa đều xoay xung quanh việc phân tích tác phẩm để tìm cách giải mã một thần đồng thơ từ các góc độ khác nhau mà chưa có công trình nào dùng hệ quy chiếu của tư duy thơ để phân tích tư duy thơ Trần Đăng Khoa Trong đề tài này, chúng tôi sẽ căn cứ trên những tài liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước để từ đó có những đánh giá, nhận xét khách quan

và chân thực nhất khi bàn về thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật Chúng tôi hi vọng sẽ có được những bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện chân dung nhà thơ Trần Đăng Khoa trong lòng bạn đọc

3 Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài “Thơ Trần Đăng Khoa từ góc nhìn tư duy nghệ thuật”, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên hầu hết tác phẩm của Trần Đăng Khoa bao gồm thơ, trường ca, lí luận, phê bình bao gồm các tác phẩm:

- Các tập thơ: “Từ góc sân nhà em”, “Góc sân và khoảng trời”, “Bên cửa

sổ máy bay”, “Thơ Trần Đăng Khoa” (Tập 1, Tập 2)

- Các trường ca:“Đánh Thần Hạn”,“ Trừng phạt”, “ Khúc hát người anh

hùng”

- Lí luận, phê bình: “Chân dung và đối thoại”

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi luôn chú ý đến sự tác động qua lại giữa tác giả, tác phẩm và những phạm trù lí luận để có được góc nhìn

đa chiều, khách quan nhất đối với đối tượng nghiên cứu Song song với đó, chúng tôi cũng đưa ra những ý kiến so sánh thơ Trần Đăng Khoa với những

Trang 12

tác giả cùng thời để thấy được sự độc đáo tạo nên phong cách thần đồng thơ

ca của nhà thơ

4 Phương pháp nghiên cứu

Để việc tiến hành nghiên cứu đạt được kết quả mong muốn, trong luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp loại hình: Căn cứ trên các vấn đề về loại thể để nghiên cứu thơ Trần Đăng Khoa

2 Phương pháp lịch sử: Chúng tôi đặt nhà thơ vào trong hoàn cảnh lịch sử đương thời để nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn yếu tố thời đại trong thơ Trần Đăng Khoa

3 Phương pháp thống kê: Chúng tôi dựa trên những số liệu thống kê trong các tác phẩm để đưa ra những đánh giá, nhận định khái quát về nhà thơ Đây là những phương pháp chủ yếu chúng tôi sẽ sử dụng nhằm tìm ra những đặc điểm quan trọng, những quy luật cấu trúc nội tại về nội dung và hình thức nghệ thuật, từ đó cho thấy những giá trị thẩm mỹ độc đáo trong thơ Trần Đăng Khoa Khi vận dụng những phương pháp này, chúng tôi nhằm hướng tới một cái nhìn tổng quan về tư duy nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa trong nguồn mạch tư duy của thời đại

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi được chia

thành ba chương bao gồm các nội dung sau

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƯ DUY THƠ

VÀ TƯ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

CHƯƠNG 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA CHƯƠNG 3 BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƯ DUY THƠ VÀ

TƯ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

1 TƯ DUY THƠ

1.1 Tư duy thơ là một phương thức tư duy nghệ thuật

Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan, là sự

hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan Tư duy nghệ thuật là

tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưng và là hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánh giá giá trị Nếu như đối với tư duy khoa học hình thức ấy đã được khách quan hóa theo quy luật vận động của khái niệm và quan hệ logic giữa các khái niệm, thì đối với tư duy nghệ thuật hình thức ấy là sự biểu hiện trực tiếp của quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và trình độ văn hóa của từng người sáng tạo Trong tư duy nghệ thuật, bản chất, các quy luật của hiện thực, cuộc sống không hiện ra dưới dạng trừu tượng của khái niệm mà biểu hiện qua hình tượng cụ thể, sinh động Xét về mặt nhận thức luận, hình tượng nghệ thuật về bản chất, cũng là sự phản ánh hiện thực, tuy nhiên, sự phản ánh này không phải là trực tiếp, mà là gián tiếp và được thực hiện thông qua

sự sáng tạo mang tính cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể Vì thế, tư duy nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại, sự sao chép; nó luôn giả định tính cá biệt, điển hình và độc đáo Trần Đăng Khoa là một ví dụ điển hình cho một phong cách thơ thần đồng, độc đáo Điều khiến thơ Trần Đăng Khoa khác lạ và vượt lên trên những nhà thơ cùng độ tuổi khác khác là việc Trần Đăng Khoa đã biết cách đưa thế giới cổ tích, thần thoại vào trong tác phẩm bằng một tâm hồn nhạy cảm và ngập tràn tình yêu thương dành cho con người và vạn vật Những chất liệu dân gian trong những lời ca dao, những câu chuyện của bà của mẹ đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong tư duy thơ Trần Đăng Khoa Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là nhà thơ cóp nhặt nguyên mẫu những hình tượng đó vào trong thơ, ở đây tác giả đã khéo léo biến chất liệu dân

Trang 14

gian truyền thống mà ai cũng biết ấy thành của riêng mình với một tư duy trẻ thơ vô cùng sáng tạo

Tính sáng tạo không chỉ thể hiện trong tư duy của nghệ sĩ, mà còn thể hiện trong quá trình thụ cảm của công chúng Thụ cảm nghệ thuật không phải là tác động một chiều từ tác phẩm đến công chúng, mà là một quan hệ hai chiều Tính đến nay,

những bài thơ trong “Góc sân và khoảng trời” vẫn là những bài thơ viết cho thiếu

nhi hay nhất trong văn học Việt Nam, để có được thành tựu vượt bậc đó quả thực không hề đơn giản Phải chăng điều này xuất phát từ chính cách suy nghĩ, tư duy của cậu bé khi đến với thơ? Các nhà thơ khác khi làm thơ cho các em thiếu nhi vẫn

bị chi phối, bị hạn chế bởi chính tư duy đã trưởng thành của mình, điều đó khiến những tác phẩm đó thiếu đi sự hồn nhiên, vô tư vốn chỉ có ở những em bé Trong những ngày đầu chập chững Trần Đăng Khoa đến với thơ chỉ bởi một lí do đơn giản, Khoa nghĩ làm thơ là một trò chơi ghép chữ chứ không phải là một công việc nghiêm túc, bởi vậy thơ của Khoa là thơ để chơi đùa với bạn bè, để dỗ dành em gái

và tâm sự với những sự vật xung quanh nhà

Tư duy thơ là một biểu hiện của tư duy nghệ thuật nhưng bản thân nó lại mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú, đó là nhờ vào yếu tố ngôn ngữ Không thể phủ nhận rằng thơ có một ngôn ngữ phong phú, đa dạng với nhiều màu sắc, là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao Vì vậy cũng không có gì lạ khi cho rằng thơ là một phương tiện thể hiện nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc với những nội dung cụ thể nhất, trực tiếp nhất và thậm chí là mơ hồ nhất Trong thơ vừa có nhạc, vừa có họa, biểu tượng thơ ca vì thế vừa mang tính biểu tượng thị giác vừa mang tính biểu tượng thính giác Những đặc điểm này được Trần Đăng Khoa thể hiện rất thành công trong tác phẩm của mình, mỗi bài thơ được viết dưới dạng lục bát truyền thống, lúc lại được thể hiện trong thể tự do Tư duy thơ luôn khẳng định và chấp nhận khả năng tưởng tượng đến mức vô hạn của nhà thơ, bởi vậy

chúng ta mới có những vần thơ “thành thần” như: Tiếng gà – Giục quả na – Mở mắt

– Tròn xoe (Õ…ó…o), Nghe tiếng sương đọng mật – Đọng mật trên cành tre (Nửa

đêm tỉnh giấc), Mụ gà cục tác như điên – Làm thằng gà trống huyên thiên một hồi

Trang 15

(Buổi sáng nhà em), Ngoài thềm rơi chiếc lá đa – Tiếng rơi rất mỏng như là rơi

nghiêng (Đêm Côn Sơn)… Trong thơ, liên tưởng là một trong những yếu tố quan

trọng tạo nên sự thành công cho một tác phẩm bởi liên tưởng là quy luật của sự nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc, sự vận động của trí tưởng tượng ấy là có định hướng chứ không phải là một sự vô ý Nhà thơ Sóng Hồng đã cho rằng: “ Thơ

là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng” Đối với một tác giả, trí tưởng tượng là công cụ hữu hiệu nhất tạo nên những vật liệu cho một tác phẩm thơ, bao gồm: tứ thơ, ý thơ và lời thơ Đây được xem là một đặc điểm tạo nên sự thành công vang dội dành cho thần đồng thơ Trần Đăng Khoa

Yếu tố trữ tình là một trong những yếu tố xuyên suốt những tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa Cái tôi trữ tình dù được thể hiện bằng cách nào, trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu Mặc dù, cái tôi trữ tình ấy trong từng giai đoạn, thời điểm có thể có sự thay đổi theo quy luật tất yếu của thời gian Khi còn nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa làm thơ với tư duy của một cậu bé, cậu bé ấy mỗi năm một lớn lên, bản thân tư duy trẻ thơ ấy cũng có sự phát triển nhất định Đến khi trở thành một nhà thơ khoác áo lính thì tư duy thơ Trần Đăng Khoa lại là tư duy của một người lính trưởng thành Và sau cùng, khi nhà thơ đã gác súng để đi theo con đường học vấn thì tư duy ấy lại có sự chuyển biến khác, những vấn đề ông quan tâm

có tầm ảnh hưởng lớn hơn, mang tầm vĩ mô hơn Có thể nói, chính những biến động, thay đổi trong cuộc sống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng vận động của tư duy thơ nói chung và tư duy thơ Trần Đăng Khoa nói riêng Tất nhiên

sự vận động này không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình lâu dài, cũng như Trần Đăng Khoa đã có mười năm làm thơ thiếu nhi và cũng chừng ấy thời gian làm thơ với tư cách một người chiến sĩ Khi mục đích của tác giả

có sự thay đổi thì sự liên tưởng trong tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng, cũng có những sự thay đổi để phù hợp với chính người sáng tác Liên tưởng càng đa dạng thì những biểu hiện của nó càng sinh động , việc nhận thức càng trở nên sâu sắc , cảm xúc cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn Trong thơ liên tưởng là quy luật của sự nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc Có thể nói tư duy thơ là sự khôi

Trang 16

phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc , nhưng không phải do nhận thức cảm tính quyết định Bản th ân mỗi nhà thơ với những quan niệm, những nhận thức về yếu tố nhân sinh, thời đại cũng như những cá tính của chính họ sẽ là những yếu tố khiến họ chú ý nhiều hơn đến một số loại biểu tượng nhất định Nói đến thơ Trầ n Đăng Khoa là nói đến biểu tượng “góc sân” ,

“khoảng trời”, “cánh cò”…Đối với mỗi nhà thơ, ngôn ngữ vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích

1.2 Tƣ duy thơ Trần Đăng Khoa

Tìm hiểu tư duy thơ Trần Đăng Khoa, trước hết cần xem xét nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Trần Đăng Khoa, đó là yếu tố gia đình, thời đại cũng như quan niệm về thơ của chính tác giả Trần Đăng Khoa được sinh ra và lớn lên trên một vùng quê chiêm trũng của đồng bằng sông Hồng trong một gia đình thuần nông Ngay từ ngày nhỏ, nhà thơ đã được tiếp xúc với những bài hát ru, những câu

ca dao, những truyện kể mang đầy màu sắc dân gian thần thoại của bà và mẹ Dấu

tích của những yếu tố này còn được thể hiện khá rõ nét trong tập “Góc sân và

khoảng trời”, “Bên góc sân nhà em” được nhà thơ viết thời nhỏ Từ cách sử dụng

nghệ thuật nhân hóa dành cho sự vật, lối viết vòng tròn cho đến cách xưng hô

“mày” - “tao” …đều là những đặc điểm rất quen thuộc trong văn học dân gian Đọc thơ Trần Đăng Khoa, người đọc dễ nhận thấy một phong cách rất riêng trong việc

sử dụng từ ngữ, cách liên tưởng, tưởng tượng vô cùng hồn nhiên, độc đáo Đề tài của Trần Đăng Khoa không phải ở những nơi xa xôi mà chính là những sự vật quen thuộc như những người bạn nhỏ mà hàng ngày cậu bé vẫn chơi đùa Xem việc làm thơ như một trò chơi nên đối với Trần Đăng Khoa việc làm thơ là một cách ghi nhật

kí Bên cạnh những bài thơ thể hiện tính hồn nhiên, trong sáng rất đặc trưng của trẻ nhỏ, Trần Đăng Khoa còn có những bài thơ mang tính thời sự, thể hiện thái độ của nhà thơ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc – Đó là những bài thơ viết về sự thay đổi của làng quê, hình ảnh chú bộ đội, sự lên án gay gắt kẻ thù xâm lược… Yếu tố thời đại đã góp phần tạo nên những sắc thái khác

Trang 17

nhau trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn này Khoa làm thơ trước hết là để dỗ em,

để vui chơi nhưng đồng thời cũng là để thể hiện những suy nghĩ của mình trước một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ đã đưa đến Việt Nam Bởi vậy trong thơ Khoa mới xuất hiện ụ súng trên đường làng, thày giáo trong cuộc chiến tranh cũng

ra trận rồi trở về trường xưa với đôi nạng gỗ trên tay, hình ảnh các chú bộ đội thân thiết và dũng cảm…

Đối với trẻ thơ, khi bắt đầu biết đọc, biết viết, thế giới được mở ra trước mắt các

em thật rộng lớn, cái gì cũng ẩn chứa những câu hỏi chưa có lời giải đáp, bởi vậy mỗi sự vật hiện tượng đều gây nên sự tò mò muốn được khám phá Thế giới lung linh ngập tràn sắc màu trong thơ Trần Đăng Khoa cũng xuất phát từ chính những tò

mò thú vị đó Trần Đăng Khoa chỉ khác với các bạn mình ở chỗ cậu bé có cách lí giải vô cùng ngộ nghĩnh và sáng tạo khiến người đọc vô cùng thích thú Người đọc

có thể hình dung đến một cậu bé suốt ngày thơ thẩn chơi ở góc sân nhà, lúc lúi húi bên những cây trầu, lúc trầm ngâm nhìn những quả bòng đang bị rụng nổi lên mặt

ao, lúc lại vui chơi với con chó Vàng…Thơ Trần Đăng Khoa sinh động trong từng câu chữ, ngay cả trong những bài thơ ngỡ như tĩnh lặng thì ẩn chứa phía sau đó, dù chỉ là một vài từ thôi cũng đã thể hiện được hết những chuyển động hết sức tinh vi của sự vật Những bài thơ được Trần Đăng Khoa sáng tác trong giai đoạn này đã thể hiện một tư duy mở rất tích cực, nhà thơ luôn mở rộng lòng mình với vạn vật, cỏ cây, dù vui hay buồn Bởi vậy, phạm vi đề tài trong thơ Trần Đăng Khoa viết rất rộng lớn, đi đến đâu gặp sự lạ cũng có thể tạo thành một bài thơ, cho dù không gian nghệ thuật của nhà thơ lúc này chỉ là một góc sân nhà, vườn cây quanh nhà, dòng sông Kinh Thày và một khoảng trời xanh cao trên đầu Nhỏ hẹp là vậy nhưng đối với tư duy của Trần Đăng Khoa trong thời điểm này đó lại là cả một thế giới to lớn với biết bao điều thú vị Quan sát những sự vật, hiện tượng vốn dĩ rất quen thuộc với mọi người và kể lại bằng thơ, Trần Đăng Khoa đã biến những điều tưởng như bình thường, vô vị ấy trở nên đặc sắc, mang đậm dấu ấn cá nhân Điều khiến cho thơ Trần Đăng Khoa bay cao, bay xa như vậy phần lớn là từ tư duy thơ của cậu bé Cùng thời với Trần Đăng Khoa cũng có nhiều em bé làm thơ, tuy nhiên chưa ai đạt

Trang 18

đến đỉnh cao và được mệnh danh là “thần đồng” Sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ

em hầu hết được thể hiện trong thơ của các nhà thơ nhỏ tuổi, tuy nhiên yếu tố để một cá nhân vượt trội hơn hẳn lại là yếu tố tài năng bẩm sinh Trần Đăng Khoa may mắn bởi được nuôi dưỡng trong cái nôi nghệ thuật dân gian từ những ngày thơ bé, rồi khi biết đọc biết viết cậu bé lại có được những cảm xúc, rung cảm tinh tế hơn những trẻ em khác Bởi vậy, khi đến với thơ Trần Đăng Khoa, mỗi bài thơ đều chứa đựng nhiều yếu tố nghệ thuật, yếu tố nhân văn mà bản thân tác giả lúc đó cũng chưa

ý thức được hết Tiếng thơ là tiếng lòng, quả thực thơ Trần Đăng Khoa đi vào lòng người chính bởi những bài thơ ấy được viết bằng những cảm xúc tinh khôi nhất, trong sáng nhất và luôn chan chứa tình yêu thương Sau này, khi viết trong cuốn

“Chân dung và đối thoại”, nhà thơ đã định nghĩa thơ hay là thơ “giản dị, xúc động

và ám ảnh” [13, tr.7] Qủa thực, ngay từ những bài thơ đầu tiên Trần Đăng Khoa đã chinh phục độc giả bởi những lời thơ giản dị nhưng sâu sắc Những bức tranh do thơ Trần Đăng Khoa dựng lên đều là những cảnh rất phổ biến ở bất kì làng quê Bắc

Bộ nào, thế nhưng trên cái nền chung ấy nhà thơ đã tạo được dấu ấn riêng, không thể nhầm lẫn Có thể nói trong thơ Trần Đăng Khoa đã hội tụ được các yếu tố tích cực cũng như một tài năng xuất chúng để tạo nên những tác phẩm bất hủ dành cho lứa tuổi thiếu nhi Đến với thơ bằng một tư duy trẻ con hồn nhiên, bản thân Trần Đăng Khoa trong thời gian đầu chỉ xem việc làm thơ như một trò chơi, nhưng khi nhận được sự chỉ dạy tận tình của các nhà thơ lớn, đặc biệt là nhà thơ Xuân Diệu, cậu bé đã ý thức được làm thơ là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi sự tập trung, tính sáng tạo cao Tư duy thơ Trần Đăng Khoa bởi vậy đã có sự vận động, chuyển biến tích cực Tài năng và ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm nghệ thuật của bản thân đã giúp cạu bé có những bài thơ có chiều sâu hơn, phản ánh những suy nghĩ sâu sắc hơn Bước tiến này trong thơ Trần Đăng Khoa tuy không phải là một sự chuyển biến lớn nhưng đã góp phần quan trọng giúp nhà thơ có được những định hướng đúng đắn trong sáng tác, đó là kim chỉ nam để nhà thơ tiếp tục trên con đường nghệ thuật

Trang 19

Trải qua một thời gian dài trong quân đội, Trần Đăng Khoa đã có quá trình trưởng thành tích cực, người đọc khó có thể gặp lại chân dung một cậu bé làm thơ ngày nào Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải nghiệm nhiều đã khiến nhà thơ có quá trình chuyển đổi khá rõ rệt trong tư duy thơ Lúc này, những vần thơ đã mất dần tính hồn nhiên trẻ thơ vốn là đặc điểm rất quan trọng tạo nên danh tiếng cho thơ Trần Đăng Khoa ngày nhỏ Thay vào đó là tư duy của một người lính, một nhà thơ đã trưởng thành Cái tôi cá nhân nay không còn xưng “em”, tư duy cũng không còn hướng ngoại như ngày thơ ấu nữa Thay vào đó là một cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, khép kín hơn thể hiện một quá trình hướng nội với những tâm tư tình cảm đa chiều, phức tạp Nhà thơ hướng lòng mình đến những người đồng đội, đến “em”, và những tâm

tư của chính mình Cũng bởi hướng đến những đối tượng trữ tình mới như vậy nên thơ Trần Đăng Khoa cũng phải tìm đến những cách thể hiện mới Người đọc không còn nhìn thấy hơi hướng của những thể thơ truyền thống, những câu chuyện cổ tích hay lời ru đưa nôi ngày xưa nữa, thay vào đó ông viết thơ hầu hết theo thể tự do để thể hiện một cuộc sống nội tâm phức tạp và đa chiều Sự vận động trong tư duy thơ Trần Đăng Khoa theo thời gian không khiến độc giả ngạc nhiên, bởi một điều đơn giản cậu bé Khoa ngày nào giờ đã trưởng thành, Trần Đăng Khoa viết thơ cũng sẽ viết dưới tầm nhìn, góc độ của một người đã từng trải Ngày nhỏ là một cậu bé thần đồng, khi đã là một người lính cầm bút, Trần Đăng Khoa vẫn luôn có những tố chất đặc biệt, thơ ông tìm đến những đối tượng phản ánh mới dưới những suy nghĩ đồng cảm và nhân văn Bắt gặp lại trong thơ Trần Đăng Khoa những câu chuyện hàng ngày, từ việc chờ mưa đến cháy lòng, việc chứng kiến bạn mình chiến đấu với cá mập để có cá mang về nấu cháo, việc chứng kiến những hòn đảo đang chìm dưới nước…tất cả được tác giả tái hiện lại thành những câu chuyện Những câu chuyện

ấy xét trên bề mặt cũng như những câu chuyện cậu bé Khoa ngày nào vẫn làm thơ

kể cho bạn bè nghe, chỉ khác một điều, vị trí của nhân vật trữ tình ở đây đã có sự thay đổi Nếu thơ viết ngày bé là để mở lòng mình, đón chào vạn vật và cảm nhận

sự sống đang sinh sôi, thì thơ trong giai đoạn này lại là những vần thơ khép mình¸viết về đồng đội với tất cả sự gắn bó, tình cảm chân thành nhưng ẩn sâu trong

Trang 20

đó vẫn là những nỗi niềm xót xa, thương đồng đội, thương mình Hiện thực bây giờ

là những sóng gió, bão táp trên biển, là việc thường xuyên thiếu thốn, khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày…Những điều tưởng chừng như giản đơn lại trở nên vô cùng xa xỉ ở nơi đầu sóng ngọn gió này Bởi vậy thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn này chứa đựng nhiều tâm trạng, ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận con người,

và vượt lên trên hết vẫn là niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn giành cho Tổ quốc mình

Quá trình vận động của tư duy trong việc sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa đã khẳng định nhà thơ từ những cảm xúc cá nhân đã biết mở rộng lòng mình ra với những tình cảm yêu thương đồng loại, cỏ cây, sự vật…Trong hai giai đoạn thơ của Trần Đăng Khoa, tuy cách tư duy có sự vận động khác nhau nhưng tất cả đều chứng

tỏ rằng những vần thơ của Trần Đăng Khoa được sinh ra là để dành cho yêu thương

2 QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

2.1 Sự xuất hiện của một thần đồng thơ

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc

Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong một gia đình thuần nông Ngay từ thuở ấu thơ, cậu bé đã được nghe bà và mẹ hát ru bằng những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích, truyện Kiều…Thế giới kì ảo, lạ lùng của những câu chuyện cổ, những hình ảnh thân thuộc, giàu màu sắc trong những bài ca dao, những câu tục ngữ đã sớm in sâu trong tâm trí non nớt và trở thành mạch nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Trần Đăng Khoa – một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một thần đồng thơ giai đoạn sau này

Khi biết đọc, Trần Đăng Khoa rất ham đọc sách, đặc biệt là thơ ca Tủ sách của

anh trai đã dần trở thành thế giới riêng của cậu bé với những “Dế mèn phiêu lưu

ký”, “Truyện cổ An đéc xen”, “Truyện Kiều”…Vì vậy nên dù còn ít tuổi nhưng Trần

Đăng Khoa đã có trong tay một “lưng vốn” kha khá gồm hàng trăm câu ca dao và

truyện Kiều Bài thơ đầu tiên Trần Đăng Khoa viết là bài “Con bướm vàng” (1964)

Trang 21

đã thể hiện trực tiếp những cảm xúc của một cậu bé chưa đầy tám tuổi với lời thơ

mộc mạc và hồn nhiên: Con bướm vàng - Con bướm vàng - Bay nhẹ nhàng - Trên

bờ cỏ - Em thích quá - Liền đuổi theo - Con bướm vàng - Nó bỏ cánh - Vút lên cao -

Em nhìn theo Bài thơ có cách diễn đạt mang dáng dấp một khúc đồng dao, các câu

mở đầu và câu cuối cùng hiệp vần với nhau để có thể đọc liên tiếp, xoay tròn Bài thơ ra đời, gây nên sự ngạc nhiên cho người lớn và sự thích thú của những độc giả nhỏ tuổi, mà trước hết chính là cô em gái trong nhà Sau cái ngưỡng đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ ấy, cậu bé đã từng bước bước vào thế giới thơ ca như bước vào những câu chuyện cổ tích Những nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những sự vật rất gần gũi hàng ngày như cây cối, con vật, góc sân, những trò chơi của trẻ em nông thôn…Thơ của cậu bé nhanh chóng được những người xung quanh biết đến và yêu thích, tiếng đồn về một cậu bé thần đồng thơ ca ngày càng lan xa Nhiều tờ báo trung ương và địa phương đã đăng thơ Trần Đăng Khoa Năm 1967, thơ Trần Đăng Khoa lần đầu tiên xuất hiện trên báo Văn nghệ và báo Thiếu niên tiền phong nhân

dịp kỉ niệm sinh nhật Bác, đó là bài “Ảnh Bác” Khi nói về thơ Trần Đăng Khoa, tác

giả Vân Thanh đã nhận xét: “Thơ Khoa chủ yếu là nói đến thơ của yêu thương, của

sự sống trẻ thơ, của sinh hoạt bình dị hàng ngày Từ góc sân nhà, thơ Khoa thấm nhuần dư vị quê hương đồng nội Việt Nam” [37, tr 156] Sau này, khi được hỏi về thời gian đầu sáng tác nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thổ lộ: “Tôi đến với thơ hồn

nhiên như em bé đến với trò chơi vậy” [13, tr 30] Những suy nghĩ giản đơn, hồn

nhiên ấy đã thay đổi sau khi cậu bé gặp nhà thơ Xuân Diệu – Người sau này đã trở thành một người thày rất gần gũi, thân thiết với nhà thơ thiếu nhi Nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại đã chỉ ra cho cậu bé thấy sự vất vả và tính nghiêm túc trong công việc sáng tạo nghệ thuật, thơ ca không bao giờ là trò chơi cả Những điều này đã có tác động lớn đến nhân sinh quan của cậu bé thần đồng Năm 1968,

tập thơ “Góc sân và khoảng trời” gồm 52 bài thơ của Trần Đăng Khoa đã được Ty

giáo dục Hải Hưng xuất bản Cũng trong năm này, nhà xuất bản Kim Đồng đã in ấn

và phát hành tập “Từ góc sân nhà em” gồm 12 bài thơ Tập thơ “Góc sân và khoảng

trời” của Trần Đăng Khoa sau này còn được tái bản nhiều lần Các tờ báo trung

Trang 22

ương, địa phương, trong nước và nước ngoài đều đăng nhiều bài phóng sự và bút kí

về cậu bé thần đồng Trần Đăng Khoa Thơ của cậu bé làng Điền Trì lần lượt được

dịch và đăng tải trên nhiều tờ báo ở các nước như Pháp, Cuba, Liên Xô, Hungari…

Năm 1970, khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, trong khoảng thời gian yên bình ngắn ngủi đó, cậu học sinh lớp bốn Trần Đăng Khoa đã kịp quay về với những câu chuyện cổ tích thần tiên Không còn hình ảnh của những hố bom, những

ụ pháo trên đường làng nữa, cậu bé đã kể lại những câu chuyện thần tiên ấy bằng một thể tài thơ lớn – Trường ca Đây là một thể loại khó viết bởi trường ca đòi hỏi người viết phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp kể chuyện, phương pháp điển hình hóa trong loại hình tự sự với những đặc trưng của thơ ca Để đạt được điều đó bản thân người viết cần phải có sự tích lũy và vốn sống phong phú Vậy nhưng, với “lưng vốn” khiêm tốn của mình, Trần Đăng Khoa đã mạnh dạn

trình làng trường ca “Đi đánh thần Hạn” Đây là bản trường ca hư cấu theo cốt truyện “Cóc kiện trời” kết hợp với những yếu tố hiện đại về bút pháp nghệ thuật

của thể loại trường ca Tác phẩm này dài gần 1000 câu được viết theo thể tự do với những hình ảnh phóng khoáng miêu tả cảnh đoàn người đói khát bước lên lưng cua

thần, bay lên trời để đánh nhau với thần Hạn Tất nhiên nếu so sánh “Đi đánh thần

Hạn” của Trần Đăng Khoa với những tác giả cùng thời thì tác phẩm này có vị trí

khá khiêm tốn Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, ở lứa tuổi thiếu nhi mà đã dám thử sức với một thể loại khó như thế này thì đây đã được xem như một bước tiến thành công trên con đường thể hiện cái tôi cá nhân của Trần Đăng Khoa Sự hứng thú với trường ca không dừng lại ở tác phẩm đó, song song với việc sáng tác thơ, cậu bé vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục gắn bó với thể loại đầy thách thức này Trong thời gian không quân Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, làng quê yên tĩnh của Trần Đăng Khoa cũng không thoát khỏi những trận oanh tạc của máy bay B52, cậu

bé lại miệt mài với với ý tưởng mới, và trường ca “Trừng phạt” ra đời Không nằm ngoài những hiện thực đang được chứng kiến từng ngày, “Trừng phạt” được xuất

hiện trên trang giấy bằng những cảm nhận của một cậu bé nông thôn về sự độc ác của kẻ thù, những vết thương và sự mất mát trong chiến tranh cũng như thể hiện rõ

Trang 23

nét sự tàn phá của chiến tranh trên mảnh đất quê hương Với những tác phẩm này, những bước tiến của cậu bé thần đồng đã được ghi nhận bằng khả năng bao quát rộng lớn cũng như khả năng miêu tả nội tâm nhân vật Năm 1974, sự ra đời của

trường ca “Khúc hát người anh hùng” đã đánh dấu bước chuyển biến dài trên con

đường sáng tác của Trần Đăng Khoa Khi bàn về tác phẩm này trên báo “Phụ nữ Việt Nam” nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Thế là Khoa đã lớn thật rồi! Mới ngày nào còn sửng sốt về tài thơ của em bé tám, chín tuổi Bây giờ em đã nói toàn chuyện người lớn, chuyện chính trị, chuyện thời đại, lại còn bàn luận triết lí

nữa” [30] So với những tác phẩm dài hơi trước đây của mình, “Khúc hát người anh

hùng” của Trần Đăng Khoa có sự thay đổi rõ rệt về quy mô với việc sắp xếp các

tuyến nhân vật chính, phụ Đề tài về người nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi không phải

là một đề tài mới, năm 1968 Trần Đăng Khoa đã viết bài “Em dâng cô một vòng

hoa” để tưởng nhớ tới người chiến sĩ cách mạng trung kiên này Chặng đường bảy,

tám năm là khoảng thời gian tương đối dài để cậu bé có thể thấm thía sâu sắc hơn cuộc đời chiến đấu oanh liệt của người nữ liệt sĩ Điều khiến cho những độc giả khi tiếp xúc với tác phẩm này ngạc nhiên ở chỗ, câu chuyện được cậu bé kể lại chân thực, sống động và cụ thể đến mức người đọc có cảm giác như chính tác giả là

người đã được chứng kiến toàn bộ câu chuyện đó vậy Nếu như “Đi đánh thần

Hạn” vẫn còn hơi hướng của một câu chuyện dân gian với không gian và thời gian

huyền thoại, thì với “Khúc hát người anh hùng” lại là một câu chuyện có thật, ở một

làng quê cụ thể với những nhân vật cụ thể Năm khúc với gần 1300 câu thơ, trường

ca “Khúc hát người anh hùng” được viết xen kẽ giữa thể thơ tự do và thể lục bát

khá nhuần nhuyễn, thủ pháp đan cài này tạo cho tác phẩm có giọng điệu đa dạng

“bản thơ dài có chuyển điệu, có chỗ ngừng nghỉ, trợ sức cho người đọc được thoải mái, hưng phấn theo dõi sự việc” [32] Đây là một tác phẩm giàu trí tuệ với những chiêm nghiệm, những triết lí gắn với những sự vật rất quen thuộc với cuộc sống của người nông dân

Mái gianh ơi hỡi mái gianh Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương

Trang 24

Có thể nói “Khúc hát người anh hùng” như một cây cầu nối tiếp giữa hai giai

đoạn sáng tác của nhà thơ, dần xa rời những vần thơ “trẻ con” và bắt đầu trên con đường trở thành một nhà thơ “người lớn”, những vần thơ tự sự đã dần thay thế cho những vần thơ xưng “em” mang đậm tính đồng dao của làng quê Từ việc làm thơ như một trò chơi, như một bản năng thì trong tác phẩm này Trần Đăng Khoa đã biết cách tổ chức một tác phẩm lớn với những chương hồi quy mô Điều đó thể hiện sự phát triển vững chãi của tư duy thơ Trần Đăng Khoa, từ những bài thơ đơn lẻ nay đã biết phát triển những câu thơ thành một hệ thống có quy mô lớn với những quy định

niêm luật tương đối chặt chẽ “Khúc hát người anh hùng” – Tuy vẫn còn những hạn

chế khó tránh khỏi với một cây bút trẻ như Trần Đăng Khoa, nhưng cũng đã kịp để lại dấu ấn không phai nhòa trong lòng người đọc về một bản trường ca độc đáo của cậu bé làng Điền Trì trong bản hòa âm trường ca anh hùng rộng lớn đương thời “Thần đồng thi ca” có lẽ là những từ ngữ thích hợp nhất để nói về Trần Đăng Khoa cùng những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy Thần đồng là vì mới tám tuổi, khi

mà chữ nghĩa chả có bao nhiêu, nhưng cậu bé đã làm thơ – rất nhiều thơ Dù những bài thơ đó với điểm xuất phát là trò chơi xếp chữ của một cậu bé nông thôn, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng chúng đều hay và rất lạ Điều đầu tiên cuốn hút độc giả đến với thơ Trần Đăng Khoa là vì cách xưng hô lạ lùng - “mày – tao” , mà “mày – tao” không chỉ xuất hiện trong một lần mà còn được lặp lại nhiều lần trong các bài khác nhau “Mày – tao” trong thơ Khoa có đủ sự suồng sã của chốn thôn quê và luôn ăm ắp đầy những cảm xúc hồn nhiên của trẻ thơ Ngây thơ, hồn nhiên là một bảo bối có sức mạnh nhiệm màu, bởi thế không có gì lạ khi đến với thơ Trần Đăng Khoa là độc giả đến với một thế giới riêng kì diệu mà trong đó thế giới vật – người

vô cùng phong phú, đa dạng Hồn nhiên là thế nhưng điều gây ấn tượng mạnh nhất đối với người đọc khi đến với thế giới thơ Trần Đăng Khoa chính là sức tưởng tượng, liên tưởng đạt đến trình độ siêu việt của nhà thơ thiếu nhi này Tác giả Vũ

Nho trong cuốn “Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca” đã khẳng định đây chính là

yếu tố đặc sắc nhất để xếp thơ Trần Đăng Khoa vào loại thơ thần đồng Ở mỗi bài thơ, cậu bé đều có cách nhìn, cách cảm, cách nghe riêng, cùng trí tưởng tượng, liên

Trang 25

tưởng tràn ngập sắc màu dân gian Tất cả đều được kết hợp hài hòa, được tỏa sáng bởi một tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu Tình cảm hồn nhiên, trong sáng ấy đã “tỏa hương” trong từng câu chữ, bởi vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cậu bé đã kịp tạo dựng được vị trí của mình trên văn đàn nước nhà, một vị trí đặc biệt mà đến nay chưa ai có được – Thần đồng thi ca Việt Nam Đã có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn này, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm: Giai đoạn mở đầu này có ý nghĩa rất lớn với đời thơ Trần Đăng Khoa Đây là giai đoạn thiên về năng khiếu bẩm sinh, là đỉnh cao rực rỡ nhất mà từ trước đến nay chưa có một nhà thơ thiếu niên nào có được Trần Đăng Khoa chính là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay

2.2 Thơ Trần Đăng Khoa ở tuổi trưởng thành

Sau khi hoàn thành trường ca “Khúc hát người anh hùng”, Trần Đăng Khoa

không sáng tác trường ca nữa Tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà thơ không vào đại học ngay mà xung phong đi bộ đội Năm 1985, Trần Đăng Khoa đã ra mắt bạn

đọc tập thơ “Bên cửa sổ máy bay” với chân dung một nhà thơ Trần Đăng Khoa –

người lớn Với tác phẩm này, Trần Đăng Khoa đã chính thức khép lại những vần thơ của chú bé thần đồng ngày nào để trở thành một nhà thơ khoác áo lính với những suy nghĩ sâu rộng hơn và nhiều sự trải nghiệm hơn Trong tập thơ này Trần Đăng Khoa đóng vai trò như một người lính tiên phong, đặt những viên gạch đầu tiên cho việc phác họa chân dung những người lính hải quân trong thời bình – Một

đề tài mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX người ta mới nói đến nhiều hơn và

kĩ hơn Bản thân nhà thơ đã có những năm tháng sống gắn bó với đồng đội trên quần đảo Trường Sa, viết về những người đồng đội cũng như nói lên những cảm xúc, suy tư của bản thân, Trần Đăng Khoa một lần nữa đã thể hiện chân thực và sắc nét một cái tôi cá nhân không thể nhầm lẫn

Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời

Đến một cái gai cũng không sống được

Sớm mở mắt nắng lùa ngun ngút

Trang 26

Đêm trong lều như trôi trong mây

(Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài)

Dưới đôi mắt nhạy cảm ấy, những đường nét tưởng như là gai góc, những màu sắc tưởng như là khô khan, những chất liệu tưởng như là trần trụi, thô nhám của Trường Sa, hết thảy đều biến thành thi liệu qua cảm quan nghệ thuật của Trần Đăng Khoa Trong thơ Trần Đăng Khoa, đá Trường Sa cũng có hồn như chiến sĩ Trường

Sa vậy: “Đá vững bền”, “đá tốt tươi”, “hòn đá ngàn năm trong nhịp đập tim

người”, “đảo đá cất thành lời”, “đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên” Đá được diễn tả

theo lối nhân hoá đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự sống Trường Sa kiên cường, vững chãi Hình ảnh những người lính Trường Sa “trọc đầu” vì cắt tóc ngắn

để tiết kiệm nước ngọt gội đầu đã tạo nên những câu thơ độc đáo

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu

Nước ngọt hiếm không lẽ dành gội tóc

Lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau

(Lính đảo hát tình ca trên đảo)

Ngòi bút của Trần Đăng Khoa, bằng một cách kín đáo đã đi vào chiều sâu tâm trạng cũng như truyền đạt được những cung bậc tình cảm Từ việc những người lính trẻ ra đi từ đồng ruộng, nay tụ họp về đây trong tình đồng chí thiêng liêng Những buồn vui, nỗi nhớ cho đến cả những ước mơ bình dị nhất là được hát, được tắm

cũng được thể hiện dưới ngòi bút tinh tế của tác giả Trong “Đợi mưa trên đảo Sinh

Tồn”, với cặp đôi “có” – “không”, “ước muốn” – “thực tế” đã miêu tả thật chân

thực tâm trạng “khát mưa” của người lính đảo… Nhà thơ viết nhiều về sóng gió Trường Sa nhưng không làm con người chìm lấp giữa thiên nhiên Trái lại, sóng gió được dựng dậy làm nền để nhà thơ khắc hoạ chân dung lồng lộng, “ngang tàng như

gió biển” của chiến sĩ Trường Sa Giai đoạn trước đây, khi viết về chú bộ đội, thơ

của Trần Đăng Khoa chỉ đơn giản một chiều, nhưng với sự trưởng thành về nhận thức, những vần thơ sau này đã thể hiện sự trưởng thành, suy tư và chứa đựng nhiều trăn trở hơn

Trang 27

Điều dễ nhận thấy trong tập “Bên cửa sổ máy bay” của Trần Đăng Khoa là xu

hướng giảm yếu tố dân gian vốn là một điểm mạnh của nhà thơ Có thể nói trong tập thơ này, nét hồn nhiên, tươi mới, vui vẻ và lạc quan đã kém đi nhiều so với giai đoạn thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa Không gian làng quê vốn in đậm trong những bài thơ ngày trước đến giờ tuy vẫn còn nhưng vẻ thơ mộng của nó dường như chỉ còn lưu lại trong một trận mưa xuân

Mưa bay như khói qua chiều Vòm cây nghe nhỏ giọt đều qua đêm (Mưa xuân)

Yêu cầu về những tác phẩm thơ hiện đại nhưng vẫn không xa rời cội nguồn dân tộc không chỉ là một thử thách to lớn đối với riêng Trần Đăng Khoa mà còn với tất

cả những người cầm bút Trong tập thơ này, Trần Đăng Khoa đã khá đa dạng, phong phú trong cách nhìn, cách nói, cách thể hiện trong từng thể loại thơ Tuy vậy thơ ông ít có sự hư cấu, tưởng tượng, liên tưởng mà thiên về tính triết lí và đề cao yếu tố nội cảm Nhà thơ ít nói về mình, hầu như cái “tôi” cá nhân đã hòa chung với cái “ta” của đồng đội, dân tộc Từ không gian làng quê, gia đình, thơ Trần Đăng

Khoa đã mở ra không gian rộng lớn bao la và đắm mình vào trong thế giới ấy “Bên

cửa sổ máy bay” chưa hẳn là một tập thơ đặc sắc song khi tiếp nhận nó, người đọc

sẽ cảm nhận được tình cảm gắn bó sâu đậm, những suy nghĩ, những trăn trở của bản thân tác giả trong nỗ lực tìm kiếm không ngừng để thể hiện cái tôi của mình Việc hướng lòng mình về quê hương yêu dấu, nơi có con sông Kinh Thày bồng bềnh ráng tím, nơi có rặng tre xanh, cánh đồng làng, nơi có giậu cúc tần, chiều chiều “mẹ

đang đứng nhìn lên đây”…là một trong những nội dung chính của tập thơ “Bên cửa

sổ máy bay”

Sau khi kết thúc chương trình học tập tại Trường viết văn Nguyễn Du, năm

1986 Trần Đăng Khoa sang Liên Xô tu nghiệp bảy năm tại Viện văn học thế giới M.Gorki Đến năm 1992, ông về nước và tham gia công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội Trong thời gian này, ngoài việc tiếp tục sáng tác thơ, ông còn viết văn, viết báo, tham gia bình luận văn học Những bài viết chân dung văn học và đối thoại

Trang 28

của ông được đăng trên các báo tạo nên những ấn tượng trong lòng độc giả về một nhà thơ Trần Đăng Khoa hóm hỉnh, tinh quái và rất sâu sắc Năm 1998, tập khảo

luận „Chân dung và đối thoại” của ông ra đời, đã gây một tiếng vang lớn trên văn

đàn nước nhà Những cuộc tranh luận trên văn đàn chủ yếu xoay quanh việc xem xét và đánh giá những bài viết của ông từ mọi góc độ, mọi khía cạnh đã tạo nên cơn

sốt cho bất kì ai quan tâm đến tác phẩm này Chỉ trong một thời gian ngắn “Chân

dung và đối thoại” đã được tái bản đến 9 lần – Một kết luận cho việc công chúng

quan tâm đến đời sống văn học nghệ thuật nói chung và bản thân tác giả nói riêng

Nói đến “Chân dung và đối thoại” nhà phê bình Trần Đình Khôi cho rằng “Chân

dung và đối thoại làm cho phê bình, bình luận gần gũi với đời sống văn học, với

nhà văn và sự cảm nhận văn chương cuả người đọc, giúp công chúng tiếp cận văn học, trở lại với văn hóa đọc mà gần đây bị văn hóa nghe nhìn lấn át” [18] Cuốn sách không chỉ đề cập tới các tác giả mà còn đặt ra những vấn đề của đời sống văn học đương đại: thẩm định lại các giá trị văn chương, phát hiện những điều mới mẻ, thậm chí những điều khó nói và dễ đụng chạm Bản thân tác giả trong một bài phát biểu đã thẳng thắn nhận định: “Đây chỉ là những cảm nhận của riêng tôi trước những giá trị văn chương, bởi thế sự chủ quan, phiến diện cực đoan vốn là dấu ấn của tư duy cá nhân thực khó mà tránh khỏi” [3] Mặc dù còn tồn tại những hạn chế

do thiên kiến chủ quan, song không thể phủ nhận rằng “Chân dung và đối thoại” đã

góp thêm một tiếng nói thẳng thắn, dân chủ trong phê bình Đối với tác giả, có lẽ

sau “Góc sân và khoảng trời” qua 30 năm cầm bút làm thơ, đến nay ông đã khởi

động một hành trình kiếm tìm mới Với sự chuyển hướng đầy khởi sắc của thần đồng thơ ca năm nào, Trần Đăng Khoa đã tự khẳng định được vị trí của mình trên

văn đàn ở một địa hạt mới “Chân dung và đối thoại” được xem là một cột mốc mới

trong hành trình sáng tác của Trần Đăng Khoa

Từ tháng 6 năm 2004, khi đang mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam Hiện nay ông giữ chức Giám đốc của Hệ phát thanh có hình VOVTV của đài

Trang 29

2.3 Quan niệm thơ qua “Chân dung và đối thoại”

Tập khảo luận “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa ra đời năm 1998

đã đánh dấu sự trở lại trên văn đàn của nhà thơ sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng Thông qua việc khắc họa chân dung và đối thoại cùng các nhân vật của Trần Đăng Khoa người đọc cũng đã phần nào hiểu được những quan niệm về thơ của chính tác giả

Mở đầu tác phẩm Trần Đăng Khoa đã trân trọng đặt vào đó chân dung nhà thơ

Tố Hữu, điều này xuất phát từ tình cảm kính trọng của tác giả với chính đối tượng của mình Vì vậy không có gì lạ khi từ nét vẽ đầu tiên cho đến khi đặt cây bút xuống, Trần Đăng Khoa vẫn luôn khẳng định vai trò của Tố Hữu trong văn học Việt Nam hiện đại, ông là “một nhà thơ lớn”, “một nhà thơ lãng mạn”, “một bút pháp bậc thày”…Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã khẳng định: “ Tố Hữu chính là người thư kí của cách mạng Thơ ông là biên niên sử cách mạng Việt Nam” [13, tr.10] Bút pháp, tài nghệ bậc thày của Tố Hữu đã dựng lên hàng loạt những trang

sử thơ hào hùng của dân tộc, từ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, qua “Gió lộng”, “Ra trận” rồi đến “Máu và hoa”…Có thể nói, “viết về lịch sử thì không ai bằng được ông” Đối

với đồng nghiệp, Tố Hữu là một nhà thơ của nhân dân, nhưng đối với riêng tác giả, ông còn là một người thày đã giúp đỡ cậu bé Khoa từ những ngày đầu tiên chập chững bước vào làng thơ Người đọc chắc hẳn cũng không thể nào quên hình ảnh

Tố Hữu ngồi chép lại những câu thơ của mình từ trí nhớ của độc giả để tặng cho báo Đại đoàn kết Trần Đăng Khoa đã khẳng định: “Thật chẳng có gì sung sướng hơn được nhân dân thuộc thơ mình Đấy là tấm huân chương cao quí nhất mà nhân dân đã trao tặng thi sĩ Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hóa đâu có ban phát cho nhiều người” [13, tr.25] Tính sử thi là một chất liệu vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thơ ca cách mạng nước ta, qua việc khắc họa chân dung nhà thơ Tố Hữu, chúng ta nhận thấy rằng Trần Đăng Khoa đánh giá rất cao thơ ca cách mạng cũng như luôn đề cao chất sử thi trong thơ mà nhà thơ Tố Hữu là một tác giả tiêu biểu Trong tác phẩm này, Trần Đăng Khoa có ý kéo những “chân dung” ông khắc họa lại gần hơn với công chúng, bởi vậy ông có dụng ý đưa đời sống lên trước tác

Trang 30

phẩm Chân dung nhà thơ Xuân Diệu cũng được ông khắc họa theo cách này

Người đọc không tiếp cận Xuân Diệu với những “Vội vàng”, “Giục giã”, “Đây mùa

thu tới”…mà được tiếp xúc với nhà thơ trong cuộc sống hàng ngày Xuân Diệu là

người đa tài, vừa viết văn vừa làm thơ, lại vừa là một nhà phê bình sắc sảo “Phê bình thơ khó khăn lắm…Thế nên mình cứ phải khó tính, cứ phải làm con gà mái đứng gác cửa chuồng Mặc dù là cái việc lườm nguýt bất lịch sự đó chẳng hay ho gì” [13, tr.48] Có thể nói, chính Trần Đăng Khoa đã đưa người đọc tới những vùng

xa khuất ẩn phía sau ánh hào quang lung linh của ngọn tháp thi ca Xuân Diệu để hiểu hơn về cuộc đời một người nghệ sĩ Đến với chân dung nhà thơ Xuân Diệu – Người thày đã dìu dắt Trần Đăng Khoa trong những tháng ngày đầu tiên chập chững bước vào làng thơ, ông đề cao quan điểm làm việc nghiêm túc và cẩn trọng của thày mình Đó là sự khẳng định nghề thơ là một công việc khó khăn, cao cả và vinh quang Nếu bản thân người nghệ sĩ không khắt khe với chính mình thì sẽ không thể cho ra đời những tác phẩm có giá trị - Bài học này đã trở thành kim chỉ nam định hướng cho suốt đời thơ Trần Đăng Khoa

Quan điểm coi việc sáng tạo nghệ thuật là một hành trình khó khăn, gian khổ, Trần Đăng Khoa còn khẳng định lại một lần nữa trong bức chân dung viết về nhà văn Lê Lựu – Một trong những người bạn thân thiết của ông Lê Lựu trong góc nhìn của Trần Đăng Khoa luôn là “một tảng đá nguyên khối xù xì của thiên nhiên hoang

dã mà đời sống và văn minh thế giới không thể đẽo gọt được” [13, tr.77] Tuy nhiên khi bước vào địa hạt của văn chương thì chúng ta nhận ra chân dung một Lê Lựu hoàn toàn khác, nhà văn này phải “lặn ngụp bì bõm, xẻ xắn từng khối chữ trên trang giấy” Bởi thế mới có một Lê Lựu “không chấp nhận sự nhạt nhẽo tầm thường…Ngay cả khi tác phẩm hình thành rồi, có vấn đề, có cốt truyện, có nhân vật hẳn hoi rồi, Lê Lựu vẫn viết một cách vất vả, chật vật” [13, tr.80] Trần Đăng Khoa

vẽ chân dung người bạn thân thiết của mình với vẻ hài hước, dí dỏm và đề cao công việc của bạn nhưng cũng đồng thời khẳng định lại với độc giả một lần nữa: Sáng tác văn chương không phải một trò chơi, đó là một công việc nghiêm túc, vất vả nhưng

vô cùng vinh quang

Trang 31

Trong những ngày tháng ấu thơ, Trần Đăng Khoa được mệnh danh là thần đồng thơ ca Với một tư duy trong sáng, hồn nhiên, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời những bài thơ sâu sắc và độc đáo mà trước hết là để dành cho chính mình, sau đó là dành cho gia đình, cho những người bạn xung quanh Khi đã trở thành một nhà thơ người lớn, Trần Đăng Khoa càng ý thức được rằng chính tính chất trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng của những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường ấy đã tạo nên giá trị cho những

vần thơ của mình Bởi vậy trong cuốn “Chân dung và đối thoại”, khi nhận xét về

thơ Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa đã đánh giá cao chất trẻ thơ trong những tác phẩm của nhà thơ này Dường như Hoàng Nhuận Cầm là một nhà thơ không có tuổi, tuy là một nhà thơ khoác áo lính nhưng Hoàng Nhuận Cầm luôn “mang chất trẻ thơ ra mặt trận” [13, tr.171] Hình ảnh người lính trong thơ ông khác với thơ Trần Đăng Khoa Còn nhớ những vần thơ viết về người lính của Trần Đăng Khoa là những con người ngạo nghễ trước sóng gió Trường Sa, thì trong thơ Hoàng Nhuận Cầm người lính lại là những người học trò cầm súng ra trận, bởi vậy những người lính này “in đậm tính nết trẻ con” [13, tr.172] Thơ trong kháng chiến là thế, thơ Hoàng Nhuận Cầm viết trong thời hậu chiến cũng không thay đổi, yếu tố trẻ thơ vẫn được nhà thơ này duy trì với những âm thanh trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ Việc khẳng định một trong những yếu tố tạo nên “thương hiệu” cho thơ Hoàng Nhuận Cầm là chất trẻ thơ trong từng tác phẩm, bản thân tác giả Trần Đăng Khoa cũng một lần nữa đề cao tính chất này trong việc sáng tác thơ Bởi lẽ chất trẻ thơ trong sáng cũng chính là một trong những nguyên liệu quan trọng tạo nên phong cách thần đồng trong thơ Trần Đăng Khoa

hình ảnh đẹp…mà còn dựa trên cái hồn của người nghệ sĩ được thể hiện trong thơ Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ như vậy Nói đến tác giả này là chúng ta đang đề cập đến một người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam Nguyễn Đình Thi không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà thơ mà còn với nhiều tư cách khác nhau như là một nhà biên kịch, một kiến trúc sư…Trong phạm

vi “Chân dung và đối thoại” Trần Đăng Khoa chỉ bàn luận đến tác giả này với tư

Trang 32

cách là một nhà thơ lớn của văn học hiện đại nhưng cũng đủ để người đọc thấy được cái độc đáo trong thơ Nguyễn Đình Thi cũng như việc đề cao hồn thơ của tác giả trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Thơ Nguyễn Đình Thi hấp dẫn người đọc không phải ở câu chữ bởi nhà thơ này thường chỉ sử dụng một thứ ngôn ngữ “mòn nhẵn, bạc phếch, mang tính khái niệm” [41, tr.206]– Một điều mà bất kì một tác giả nào cũng muốn tránh xa Ấy vậy nhưng thơ Nguyễn Đình Thi vẫn có một sức sống mãnh liệt và bền bỉ trong lòng người đọc, đó là bởi tác giả này đã biết thổi hồn vào từng câu chữ Chính cái màu sắc thần thái của nhà thơ trên cái nền của những từ ngữ sờn cũ đã tạo nên những câu thơ bất hủ trên văn đàn, chính điều khác biệt này

đã tạo nên phong cách thơ Nguyễn Đình Thi – Sự khác biệt đã nhận được sự ủng hộ

và đánh giá rất cao của tác giả “Chân dung và đối thoại”

Ngòi bút của Trần Đăng Khoa không chỉ hướng tới những nhà văn, nhà thơ lớn

mà còn biết trăn trở khi viết về những nhà văn mà văn nghiệp lận đận đã đẩy họ xa rời bạn đọc và văn giới Chân dung nhà văn Phù Thăng là một ví dụ điển hình, có

thể nói không ngoa rằng: Nếu không có “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng

Khoa thì liệu có mấy ai biết đến Phù Thăng? Lịch sử văn học hiện đại đã từng chứng kiến vụ án “Nhân văn – Giai phẩm” kéo dài suốt ba mươi năm, Phù Thăng

cũng chỉ vì vài lời bàn luận về tiểu thuyết “Phá vây” mà bỗng nhiên trở thành một

ông nông dân tại gia có nhiệm vụ giúp vợ chăn gà nuôi vịt Chum văn của ông có lẽ

sẽ chẳng bao giờ được “mở nắp” vì với đồng lương còm cõi của mình thì đến bao giờ ông mới có đủ tiền để in sách Vậy là suốt đời Phù Thăng “vẫn đứng ngoài dòng văn học” Người đọc ai không nhói lòng khi đọc những trang viết thật sự xúc động

về số phận của một con người như vậy? Và rồi trong dòng đời đang mải miết ngược xuôi kia, liệu Phù Thăng có còn được một cơ hội để tỏa sáng? Trần Đăng Khoa không chỉ nhìn nhận, đánh giá các tác giả dựa trên tiếng vang mang tính bề nổi mà còn đưa ra những uẩn khúc, những số phận chìm nổi trong văn học Việt Nam hiện đại, thể hiện một tinh thần nhân văn sâu sắc Biết bao câu hỏi, bao sự trăn trở Trần

Đăng Khoa dành cho người đọc cùng suy ngẫm

Trang 33

Bên cạnh việc khắc họa chân dung các tác giả, thông qua đó để thể hiện những quan điểm nghệ thuật của bản thân, Trần Đăng Khoa còn hướng ngòi bút của mình tới nhiều vấn đề xung quanh đời sống văn học đương đại Ông đặt ra việc thẩm định các giá trị văn chương đã và đang định hình trên văn đàn, đặc biệt là việc thông qua những giải thưởng văn nghệ lớn, từ đó giúp người đọc có được cái nhìn tương đối bao quát về tình hình văn học nước ta trong những năm gần đây.Thông qua những vấn đề được nêu, bản thân Trần Đăng Khoa không chỉ chỉ ra những hạn chế của các tác phẩm đoạt giải mà ông còn muốn bàn lại giá trị của những chính những giải

thưởng đó Thông qua “Chân dung và đối thoại” và trong một số bài viết khác,

Trần Đăng Khoa đã gián tiếp nêu lên những quan điểm nghệ thuật của bản thân, việc khen chê trong văn học đối với ông là chuyện bình thường, bởi vậy mới có chuyện “ mọi tác phẩm đều tồn tại bằng giá tri thực của nó, ngọn lửa phê bình chỉ đốt được hàng mã mà thôi, còn vàng thật thì càng đốt càng sáng”

3 TIỂU KẾT

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, vào thời kì kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh những bạn bè đồng trang lứa là các nhà thơ thiếu nhi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên…Trần Đăng Khoa vụt lên như một ngôi sao sáng Thần đồng là bởi thơ Khoa thể hiện được đầy đủ các yếu

tố để tạo nên những tác phẩm đặc sắc, đến nay thơ Trần Đăng Khoa viết trong giai đoạn đầu tiên vẫn là những bài thơ hay nhất viết cho các em thiếu nhi Mười năm thơ trên chặng đường đầu tiên tuy không phải là dài nhưng Trần Đăng Khoa đã có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ hiện đại Trong giai đoạn đầu, Trần Đăng Khoa làm thơ bằng những cảm xúc hồn nhiên, tinh khôi nhất Có thể nói Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ toàn bộ cuộc sống hàng ngày của mình, biến chúng thành một thế giới sống động với muôn vàn màu sắc, âm thanh và hương thơm Tư duy thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn này là tư duy hướng ngoại, và chính tư duy hướng ngoại ấy đã cất cao tiếng nói hồn nhiên, lạc quan của trẻ em Việt Nam trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước đầy gian lao của dân tộc Nhà nghiên cứu Trần Thị

Trang 34

Nhâm cho rằng: “Rất nhiều người ngạc nhiên rằng thơ của Trần Đăng Khoa được sáng tạo nên trong tiếng gầm thét của chiến tranh lại có hơi thở hòa bình Điều đó

dễ hiểu Nhân dân chúng tôi có bản lĩnh là cần cù khéo léo, là một nhà làm ruộng và sáng tạo rất cần cù” [37, tr 139]

Tư duy thơ Trần Đăng Khoa không đứng yên mà luôn có sự vận động trong nội tại, sự vận động ấy chuyển dịch theo thời gian Mười năm thơ về sau, khi đã trở thành một người lính, viết về đồng đội và tâm sự của chính mình, cái hồn nhiên, dí dỏm ngày xưa đã dần mất dấu để thay vào đó là những suy tư, trăn trở về cuộc đời mỗi con người Tư duy thơ của Trần Đăng Khoa thay đổi, không còn những cảm xúc ngây thơ, trong sáng hướng ngoại dành cho vạn vật và cuộc đời Thay vào đó nhà thơ đã hướng đến nội tâm của mình, của những người đồng đội và những người xung quanh khác Sự vận động từ tư duy hướng ngoại đến tư duy hướng nội kín đáo

là một cuộc hành trình dài được đánh dấu từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đến tập thơ “Bên cửa sổ máy bay”, và sau này là cuốn khảo luận “Chân dung và đối

thoại” Từ việc coi trọng nghề viết, xem đây là một nghề gian khổ mà bản thân mỗi

người nghệ sĩ là những người thợ luôn phải cần mẫn, chăm chỉ cày cuốc trên những cánh đồng văn chương, cho đến việc coi trọng các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ đã phần nào giúp người đọc vẽ được chân dung của chính tác giả “Chân dung và đối thoại” Đề cao chất trẻ thơ tràn đầy sức sống, đề cao hồn thơ, đề cao chất liệu sử thi…cho đến việc đề cao thơ ca cách mạng đã cho thấy một nhà thơ Trần Đăng Khoa luôn nghiêm túc với nghề viết, luôn biết hướng tới những giá trị nhân văn của thơ ca, hướng thơ ca hiện đại đến với ngọn lửa cách mạng tràn đầy sức sống và nhiệt huyết

Trang 35

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

1 CÁI TÔI TRỮ TÌNH XƯNG “EM” VÀ TƯ DUY TRẺ THƠ HỒN NHIÊN

Vào những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian lao của dân tộc, văn học nói chung và thơ ca nói riêng đã hòa mình vào khí thế chung của cả nước Trần Đăng Khoa đã trở thành một tài năng thơ ca đặc biệt “Với trí tưởng tượng phong phú và óc liên tưởng dồi dào, Khoa đã khiến cho mọi vật xung quanh mình có hồn, có sắc, hay nói cách khác, em đã biết chân thành hào phóng chia sẻ nghìn vạn mảnh của tâm hồn mình cho tất cả những gì em động bút tới” [21]

Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một miền riêng, không trộn lẫn Giống như ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu vẫn nhận ra chất nhạc của riêng một người Nhà văn chỉ có thể đóng góp cái gì đó cho nền văn học khi họ

có cái gì đó là của riêng mình Trần Đăng Khoa có cái Tôi của riêng mình trong thơ Thơ Trần Đăng Khoa không hề mới (theo quan niệm nào đấy), càng không lạ,

chỉ dung dị trung thành với một lối nói, một lối diễn Thơ Khoa chân quê, giống như cô gái làng mộc mạc, không son phấn, nhưng lại có một thứ duyên thầm đằm thắm, nền nã, nhiều nét đồng bãi Vẻ đẹp toả ra một cách tự nhiên, hồn hậu, chân chất, thuần khiết, đằm lắng Nói như nhà thơ Phạm Hổ thì: “Cuộc sống tâm hồn của

em rất phong phú…các em vừa sống với tiếng súng hạ máy bay của các cô chú, vừa sống với thế giới của các con vật đồ chơi, của trăng sao và cây cỏ, của cổ tích và của tưởng tượng…cuộc sống của các em có cả thực lẫn mộng Mộng đây là do các

em giàu óc tưởng tượng mà có…” Đâychính là những đặc điểm tiểu biểu nhất khi bàn về tư duy thơ của trẻ em Những bài thơ giàu mạch nguồn cảm xúc trong trẻo với những hình ảnh nghệ thuật độc đáo, Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ mình tất cả dáng vẻ, phong vị, hơi thở chất phác của làng quê mình Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta như đang đắm mình vào trong không khí riêng, đậm đà sắc màu văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ Cuộc sống lao động nơi thôn quê đã xây dựng cho cậu bé những tình cảm tốt đẹp, sự gắn bó thiết tha với quê hương cũng như cuộc kháng

Trang 36

chiến vĩ đại của toàn dân tộc Tình yêu ấy đã chắp cánh cho hồn thơ bay cao, bay

xa, không chỉ với những độc giả trong nước mà còn đến những độc giả yêu mến thơ Trần Đăng Khoa ở nước ngoài Khi nói đến sức hấp dẫn trong thơ Trần Đăng Khoa, N.Niculin đã nhận xét: “Cậu bé Trần Đăng Khoa đã thu hút độc giả một cách bất ngờ bằng sự cảm thụ thi ca những gì bao quanh mỗi người Việt Nam từ thuở nhỏ bằng sự chân chất trầm lắng, sự giản dị và tính nhạc điệu tuyệt diệu của thơ” [37, tr 131] Nhà nghiên cứu Vũ Nho đã cho rằng yếu tố đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa chính là kiểu xưng hô: “Trần Đăng Khoa làm cho người ta ngạc nhiên, khoái trá vì cách quan sát tinh tế, cách nhìn nhận sự vật hồn nhiên, cách liên tưởng rất riêng, cùng với cách nói lên những gì nghĩ ra, cảm nhận và trông thấy Một phần làm nên cái gọi là giọng điệu thể hiện trong cách xưng hô” [37, tr 11] Hay nói một cách khác, đó chính là cái tôi trữ tình xưng “em” của cậu bé thần đồng,

ở đây không phải là “em” trong mối quan hệ tình cảm “Em – Anh” thông thường

mà là lời tâm sự bằng thơ của một em bé nông thôn khi miêu tả cuộc sống hàng ngày đang diễn ra xung quanh mình

Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta đều bất ngờ bởi cách xưng hô lạ mà quen

“mày” – “tao”, nó vừa in đậm cái tươi tắn, hồn nhiên của trẻ thơ, lại vừa có cái suồng sã, dân dã đời thường Số lượng những bài thơ có cách xưng hô này được lặp

lại khá nhiều, từ bài “Sao không về Vàng ơi” cho đến “Đánh tam cúc”, “Nói với con

gà mái”, “Nhớ bạn”… Điều lạ là với cách xưng hô này không hề gây nên sự phản

cảm cho người đọc, thậm chí họ còn rất hứng thú với giọng điệu tự nhiên trong từng

câu thơ: Tao đi học về nhà - Là mày chạy xồ ra - Đầu tiên mày rối rít - Cái đuôi

mừng ngoáy tít (Sao không về Vàng ơi) Những cảm xúc người đọc nhận thấy trong

những câu thơ như thế này không phải bởi sự trau chuốt, tinh tế mà bởi những tình cảm chân thực của tác giả, đó là tình yêu thương, sự gắn bó gần gũi như máu thịt với những sự vật, hiện tượng xung quanh Trần Đăng Khoa nhìn những việc đó bằng cả tâm hồn thơ trẻ với những cảm xúc trong sáng nhất, chính những tình cảm

ấy đã thổi hồn vào thơ, giúp chúng đi sâu vào tâm hồn người đọc bởi những thanh

âm rất gần gũi Điều này cũng lí giải cho việc tại sao những vần thơ thiếu nhi của

Trang 37

Trần Đăng Khoa không chỉ nhận được sự yêu mến của các bạn cùng trang lứa mà còn nhận được sự quan tâm, những tình cảm gắn bó từ những độc giả “người lớn” Bắt đầu làm thơ với một kiểu xưng hô lạ mà quen, quen vì nó vẫn thường diễn ra hàng ngày trong từng câu chuyện cuộc sống, nhưng lạ là bởi trước cậu bé chưa có ai dám đưa nó vào trong thơ, làm được điều này có lẽ chỉ có nhà thơ trẻ con – Người chưa đủ tuổi để biết sợ, biết dừng chân trước những quy luật bất thành văn trong thơ

ca Âý vậy mà Trần Đăng Khoa đã làm được, thậm chí còn thực hiện thành công, điều này cũng là một yếu tố giúp cậu bé có thêm những thuận lợi khi được so sánh thơ mình với những tác giả thiếu nhi cùng thời Tuy nhiên, không phải lúc nào cậu

bé cũng xưng “mày” – “tao”, khi lớn dần lên thì cách xưng hô này cũng dần dần rời

bỏ cậu bé Trần Đăng Khoa vẫn gọi những con vật xung quanh mình là “mày” nhưng không còn xưng “tao” nữa, thay vào đó là “ta” Bước chuyển tiếp này được

thể hiện rõ nhất qua bài “Câu cá”

Cá cá chúng mày ơi

Dù con to con nhỏ

Nếu chạm vào mồi ta

Đều nằm khoèo trong giỏ

Và đến năm 1972, trong bài “Bến đò”, Trần Đăng Khoa đã lần đầu tiên xưng

“ta” – Một chữ “Ta” trọn vẹn, không chỉ là việc xưng hô với các con vật nữa Chỉ

có điều, cái “Ta” này đến với người đọc với những nỗi niềm ngổn ngang của tác giả, vừa kiêu hãnh lại vừa xót xa Cả một quá trình chuyển đổi trong cách xưng hô

đã thể hiện sự trưởng thành, lớn lên từng ngày của nhà thơ nhí, từ “cháu” đến “em”

và nay là “ta” – Khi viết bài thơ này, có thể bản thân Trần Đăng Khoa chưa ý thức hết được ý nghĩa của cái ta, cái tôi trọn vẹn nhưng rõ ràng lúc này nhà thơ không còn bé nữa, đã bắt đầu có những suy nghĩ trưởng thành hơn, biết nhìn lại những kỉ niệm đã qua, đã biết xót xa cho một tuổi thơ một đi không trở lại

Ta thèm nhìn những kỉ niệm ấu thơ

…Gió thổi cồn cào mặt nước

Mất một nỗi gì không thể tìm lại được

Trang 38

Ta đi lòng vẫn ở nơi đây

Ai cũng chỉ có một lần

Cái thuở thơ ngây

Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta nhận thấy một điều: Càng nhỏ tuổi thơ càng hồn nhiên Sự hồn nhiên ấy là một đặc tính rất quan trọng tạo nên sự thành công trong thơ thiếu nhi Chỉ có cái nhìn ấy, đôi tai ấy mới có thể nghe thấy, cảm thấy những điều kì diệu mà không ai thấy được khi đã trở thành người lớn Chính sự hồn nhiên, trong trẻo ấy đã biến những thứ tưởng như đơn giản, nhàm chán trở thành những điều mới mẻ, đầy sự non tơ với ánh sáng muôn màu Khi làm thơ, cậu bé chưa được đi đâu xa, thế giới thơ ca của cậu bé chỉ giới hạn từ góc sân ra đến cánh đồng, đến khoảng trời xanh biếc mênh mông, rộng lớn Đấy là một thế giới riêng

đầy bí ẩn, huyền diệu song cũng vô cùng gần gũi, thân thương Bởi thế mới có: Cỏ

gà rung tai – Nghe – Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc – Hàng bưởi – Đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lóc (Mưa) Những vật vô tri vô giác đến với thơ Trần Đăng

Khoa đều trở thành những người bạn nhỏ đầy lí thú Dừa ham chơi, dễ gần “đón gió, gọi trăng”, na nhõng nhẽo, thơ ngây, cau như cậu bé con trong ngày hè đứng gió “phành phạch quạt liên hồi”… Yêu thiên nhiên xung quanh mình, cậu bé đã thổi vào chúng linh hồn, thế giới tự nhiên ấy là những người bạn thân thiết với đầy đủ dáng vẻ và màu sắc Đây là cảnh chị tre đang làm duyên nơi đồng chiêm với bờ ao quen thuộc

Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Trang 39

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua núi

(Em kể chuyện này)

Những gì bình thường nhất, đơn giản nhất, khi vào thơ Trần Đăng Khoa cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn, “ đầy ánh sáng và hương thơm, đầy non tơ và quyến rũ” [37, tr 15) Từ việc xưng “cháu”, xưng “em” cậu bé đã nâng các sự vật ấy lên cao hơn mình một bậc, và từ góc độ khiêm tốn ấy cậu bé dễ dàng thả hồn mình vào với trí tưởng tượng, liên tưởng hơn Những cây cối quanh vườn, những con vật sống trong sân nhà đều được Khoa nhìn bằng con mắt nhân hóa, bởi vậy mới có những

“chị tre”, “”chị lúa”, “cô gió”, “bác mặt trời”…vô cùng độc đáo và đáng yêu trong thơ Nhà thơ thiếu nhi nhìn tinh, nghe thính nhưng sức nhìn đó đâu chỉ nhờ vào mắt, sức nghe đó đâu chỉ nhờ vào tai Nhìn thấy thóc “thở hí hóp trên sân” là cái nhìn cộng với sự liên tưởng và tưởng tượng, nghe thấy “tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” là sức nghe được nhân lên bởi sự tưởng tượng Thơ Trần Đăng Khoa là sự kết hợp nhìn với nghe, nghe với nhìn, nghe nhìn với liên tưởng, tưởng tượng để tạo

ra sự chuyển đổi cảm giác, tạo ra sự mơ hồ, sự tinh tế thú vị

Nghe hàng chuối vườn em

Gió trở mình trăn trở

Chuột chạy giàn bí đỏ

Loáng vỡ ánh trăng vàng

(Nửa đêm tỉnh giấc)

Trong những trang viết về thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã để hồn thơ của mình

tự do bay bổng, len lỏi, hòa quyện vào những ngóc nghách sâu kín nhất trong linh hồn của trời đất, cỏ cây rồi nắm bắt những thần sắc của nó, nhào nặn bằng trí tưởng tượng để vẽ nên những bức tranh thiên nhiên sống động với những hình khối đa dạng và ngập tràn màu sắc Cậu bé quan sát rất tỉ mỉ và biết cách miêu tả chính xác đặc điểm của từng con vật, những nhận xét luôn tạo cho người đọc cảm giác thú vị

Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi

Trang 40

(Buổi sáng nhà em)

Trần Đăng Khoa còn biết dựa trên những đặc điểm hình dạng của những con vật

để tạo nên những hình ảnh so sánh độc đáo

Tôi biết từng đoàn sứa

Giương ô đi trong hội lân tinh

(Lời của than)

Hay như việc quan sát lũ kiến đang tha mồi về tổ, cấu bé liên tưởng ngay đến một đám ma với những nghi thức trọng thể Từ việc kiến đất cầm hương đi trước đến các loài kiến mỗi loài có một nhiệm vụ khác nhau, điều này chứng tỏ rằng trong thực tế cậu bé đã từng chứng kiến một đám tang có thật, bởi thế khi nhìn đàn kiến đang tha giun về tổ cậu bé đã liên tưởng ngay đến một đám tang giống như đám tang mình đã được quan sát và miêu tả lại bằng ngòi bút nhân cách hóa vô cùng sáng tạo

Cầm hương kiến đất bạc đầu Khóc than kiến cánh khoác màu áo tang

Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến kim chống gậy, kiến càng nặng vai

(Đám ma bác giun)

Đây được xem là một trong những bài thơ độc đáo nhất của Trần Đăng Khoa, độc đáo bởi điều này chứng tỏ cậu bé không chỉ có một trí liên tưởng sáng tạo mà còn bởi cậu bé đã soi vào sự việc tưởng như bình thường đối với người lớn những suy nghĩ mang đậm tinh thần nhân văn Việc đàn kiến đang tha xác giun về tổ là có thật, tuy nhiên Trần Đăng Khoa không nhìn hiện tượng đấu tranh sinh tồn ấy bằng con mắt hiện thực phê phán mà đã đưa vào đó những suy nghĩ mang tính nhân văn hóa, khiến sự thật trở nên có ý nghĩa Đôi khi sự liên tưởng của nhà thơ thiếu nhi này khiến người đọc ngạc nhiên bởi sự tinh tế đến kì diệu Trần Đăng Khoa tìm thấy được mối liên hệ tinh vi giữa tiếng gà gáy trong buổi sớm mai với những hiện tượng báo hiệu cho sự sống đang sinh sôi Tiếng gà gáy ò ó o đã giục quả na “mở mắt tròn xoe”, “hàng tre đâm măng nhọn hoắt”, “hạt đậu nảy mầm”, “bông lúa uốn

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, NXB Văn học, Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời", NXB Văn học, Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1999), "150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, NXB Văn học, Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
4. Đào Thị Bình, Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX, Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX
5. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2006
6. Triệu Dương (1986), Những vần thơ viết về lứa tuổi còn thơ, Tạp chí văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vần thơ viết về lứa tuổi còn thơ
Tác giả: Triệu Dương
Năm: 1986
7. Trung Trung Đỉnh (1998), Nhập nhằng thay cuốn sách mới của Trần Đăng Khoa, Tạp chí Văn học trẻ, số 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập nhằng thay cuốn sách mới của Trần Đăng Khoa
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Năm: 1998
8. Hà Minh Đức (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1974
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
11. Hoàng Thị Hạnh, Tìm hiểu vài nét về thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Khoa học xã hội& Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu vài nét về thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi
12. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
17. Trần Đăng Khoa (1994), Tiếng chim năm ngoái, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 18. Trần Đình Khôi (1998), Đôi điều về Chân dung và đối thoại của Trần ĐăngKhoa, Báo nhân dân, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng chim năm ngoái", NXB Hội nhà văn, Hà Nội 18. Trần Đình Khôi (1998), "Đôi điều về Chân dung và đối thoại của Trần Đăng "Khoa
Tác giả: Trần Đăng Khoa (1994), Tiếng chim năm ngoái, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 18. Trần Đình Khôi
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1998
19. Đặng Phương Kiệt (2000), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tâm lý học ứng dụng
Tác giả: Đặng Phương Kiệt
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2000
20. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học
Tác giả: Nguyễn Lai
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
21. Phong Lan (1974), Đọc sách Góc sân và khoảng trời, Báo nhân dân số 7344 22. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc sách Góc sân và khoảng trời", Báo nhân dân số 7344 22. Mã Giang Lân (2000), "Tìm hiểu thơ
Tác giả: Phong Lan (1974), Đọc sách Góc sân và khoảng trời, Báo nhân dân số 7344 22. Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2000
23. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ hình thành và tiếp nhận
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
24. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
25. Mã Giang Lân (2010), Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ, Tạp chí Nghiên cứu văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ
Tác giả: Mã Giang Lân
Năm: 2010
26. Phong Lê (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2002
27. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trong thời đại mới
Nhà XB: NXB giáo dục
28. Phương Lựu (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w