Cái tôi chiến sĩ và sự gia tăng yếu tố luận lý, yếu tố nội cảm

Một phần của tài liệu Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 42)

tim mình trước cuộc sống, Khoa đã gửi trong thơ mình một số vốn giàu có về nhạc điệu, âm thanh, màu sắc…Mỗi bài thơ đều trở thành một bức tranh được vẽ lên bằng những hình ảnh thơ, hình tượng thơ sinh động, hồn nhiên khiến bao thế hệ người đọc luôn cảm thấy sững sờ, thú vị như khi có cơ hội được tìm về với tuổi thơ.

2. CÁI TÔI CHIẾN SĨ VÀ SỰ GIA TĂNG YẾU TỐ LUẬN LÝ, YẾU TỐ NỘI CẢM CẢM

Trong suốt thời gian làm thơ thời nhỏ, tư duy thơ của Trần Đăng Khoa là tư duy luôn hướng ngoại của một cậu bé với cái tôi xưng “em” rất hồn nhiên, ngây thơ. Nhưng đến giai đoạn sau này, khi đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, dần trưởng thành trong quân ngũ, Trần Đăng Khoa vẫn làm thơ nhưng làm thơ với một tư duy hoàn toàn mới mẻ. Cái tôi cá nhân trong thơ Trần Đăng Khoa lúc này đã vượt xa khỏi lối xưng “em” của ngày xưa, thay vào đó là chân dung một cái tôi chiến sĩ – cái tôi cá nhân, mang đầy những tâm tư, suy nghĩ trước cuộc sống rộng lớn. Những chiêm nghiệm, những suy tư là dấu ấn của sự trưởng thành, khi trở

44

thành một nhà thơ khoác áo lính, Trần Đăng Khoa đã đưa cuộc đời mình sang một lối rẽ khác. Cuộc đời người lính, trách nhiệm của một công dân, cuộc sống với bao biến động đã biến thơ Trần Đăng Khoa nặng trĩu những suy tư, trăn trở. Nói đến cái tôi chiến sĩ của Trần Đăng Khoa chủ yếu là nói đến tập “Bên cửa sổ máy bay”. Trong tập thơ này, bên cạnh những bài viết dành tặng gia đình, quê hương, Trần Đăng Khoa còn dành một góc cho riêng mình với những bài thơ mang đậm phong cách trữ tình, thể hiện một cái tôi rất mới mẻ, khác với hình ảnh một cậu bé trong “góc sân và khoảng trời” năm nào.

Cái tôi chiến sĩ được thể hiện trong thơ Trần Đăng Khoa bởi hai nội dung chủ yếu là yếu tố luận lý và yếu tố nội cảm. Không còn như ngày bé là làm thơ để chơi nữa, lúc này Trần Đăng Khoa viết thơ để giãi bày tâm sự của bản thân cũng như của những người đồng đội trên đảo Trường Sa. Yếu tố nội cảm được thể hiện rõ nét trong những bài thơ tình của Trần Đăng Khoa, gọi là thơ tình người lính là bởi vì thơ tuy viết về tình yêu nhưng tình yêu ấy rất trong sáng và mang đậm chất lính. Trong những câu thơ như

Miên man anh lại về nhà

Giếng thu với mảnh trăng ngà có nhau Tưởng như em mới gội đầu Gương con treo vội lệch sau cột nhà

(Hoa xương rồng) Hay như

Tất cả sẽ qua đi. Chỉ tình yêu còn lại Tình yêu giữ cho ta mãi mãi là người Nếu thế giới này không còn tình yêu nữa Thì biết đâu trái đất đã tan rồi…

Đề cao tình yêu cũng như các cung bậc của tình yêu, thơ Trần Đăng Khoa cho thấy sự khác biệt giữa hai mảnh ghép trong cuộc đời mình: tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu đôi lứa sâu sắc, thủy chung. Nếu như yếu tố nội cảm chủ yếu được thể hiện trong cả các bài thơ tình và một số ít các bài thơ viết về biển đảo, thì yếu tố

45

luận lý hầu như biến mất trong các bài thơ tình và chỉ xuất hiện trong những bài thơ viết về biển đảo. Hai yếu tố này đã có lần được nhà thơ đặt cạnh nhau trong bài

“Thơ tình người lính biển” Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

Hình ảnh “biển một bên” và “em một bên” như một sự đối xứng cân bằng, biển mênh mông – em thì nhỏ bé, biển là khát vọng tuổi trẻ - em là chốn bình yên nơi hậu phương. Cuộc chia tay trở nên lặng lẽ hơn bởi người lính ấy chợt nhận ra nếu như một ngày kia vòm trời trong xanh ấy không còn em và cũng không còn biển nữa, lúc ấy sẽ chỉ còn “mình anh với cỏ”. Và dù chỉ còn “mình anh với cỏ” như vậy thì anh vẫn khắc ghi trong lòng mình hình ảnh đẹp nhất của giây phút chia tay hôm nay: em một bên và biển một bên. Suy nghĩ sâu sắc cũng như ý thức được rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước Tổ quốc, nhà thơ đã lồng ghép khéo léo cái tôi chức năng mang tính luận lý và cái tôi trữ tình đầy cảm xúc đặt bên cạnh nhau. Qủa thực, đây là những câu thơ hay và độc đáo khi viết về đề tài người lính. Yếu tố luận lý là một trong những đặc điểm nổi bật nhất khi bàn về cái tôi chiến sĩ của Trần Đăng Khoa. Cái tôi ấy đã cho thấy một tinh thần, trách nhiệm cao độ, luôn hướng cuộc sống của mình đến những lí tưởng của thời đại, cho dù cuộc sống ấy luôn bộn bề những khó khăn, thiếu thốn

Chúng tôi rất đông, mười tám, đôi mươi Sâu sắc và vô tư như bầu trời

Tỉnh táo và đắm say như bầu trời Màu áo lính hát niềm tâm sự lính

(Hát về hòn đảo chìm)

Nói về mình cũng là nói về những người đồng đội đang ngày đêm bám trụ trên từng hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi xa, canh giữ biển đảo Tổ quốc, tuy còn rất trẻ nhưng bản thân nhà thơ cũng như những người bạn của mình đều ý thức được

46

những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi ra đến nơi đảo xa này. Những câu thơ của Trần Đăng Khoa tuy đề cao yếu tố luận lý nhưng lại không hề khô cứng, đó là bởi vì nhà thơ luôn biết cân bằng giữa yếu tố lí luận và hiện thực cuộc sống. Những người lính nơi đây chỉ mười tám, đôi mươi, luôn ý thức được nhiệm vụ cao cả của mình trước Tổ quốc và dân tộc, nhưng cũng chính những người lính ấy vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, vô tư của lứa tuổi. Bởi vậy mới có chuyện hai yếu tố tưởng chừng như vô lí nhưng vẫn tồn tại song song bên cạnh nhau: sâu sắc – vô tư, tỉnh táo – đắm say…Yếu tố luận lý còn được thể hiện ở góc độ mang tính nhân văn cao hơn nữa, đó là việc nhà thơ luôn băn khoăn cho những câu hỏi mang đầy tính hiện thực: Ngày mai ai hi sinh? Đêm nay ta không biết. Ngày mai là thời gian chỉ đến một tương lai gần, vẫn biết sống chết sẽ chẳng là gì khi đã nguyện dâng hiến đời mình cho Tổ quốc, nhưng nhà thơ vẫn trăn trở:

Ngày mai, ngày mai, nếu mình không trở về Cậu có nhớ lối rẽ vào nhà mình không cậu Cúc tần xanh, tơ cuộc vàng lưng giậu Mẹ mình thường đứng đó nhìn ra

(Ngày mai ra trận)

Và rồi, cũng trong mạch cảm xúc mang đầy tính nội cảm của cái tôi đang vận động ấy, Trần Đăng Khoa đã có những dòng tâm sự gửi mẹ với những lời thơ ngập tràn tình yêu thương của một người con xa nhà cũng như tinh thần trách nhiệm của một người lính trưởng thành đối với đất nước. Mất mát là điều khó tránh khỏi, nhưng sự hi sinh ấy là cần thiết để quê hương, đất nước không còn cảnh đạn bom,

để “căn nhà trở lại yên tĩnh – dưới bóng cây bảng lảng hoàng hôn”, để mẹ có thể

lắng nghe tiếng bước chân của bầy trẻ nhỏ đang ríu rít được cắp sách đến trường.

Mẹ ơi, có thể trong cuộc chiến đấu này Con sẽ ngã xuống

Ngã xuống bình thường Như bao đồng đội của con

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới sắc nắng vàng

(Mẹ)

Yếu tố nội cảm luôn thường trực trong suy nghĩ của nhà thơ, nhất là trong những bài thơ viết về quê hương. Người lính năm nào ra đi từ làng quê Điền Trì nay đã trở về với hành trang là những tháng năm gắn bó với Trường Sa, với biển đảo Tổ quốc. Bước đi trên con đường làng vẫn thơm mùi đất mẹ, nhà thơ chợt nhận ra một điều: Trong suốt mười năm cầm súng xa nhà vào quân ngũ nay đã dần quên “tiếng võng chao trưa nắng”, “ bèo nở động trăng khuya”…

Gửi lại cánh rừng ngổn ngang câu thơ lính Làng quê ơi, hồn tôi lại trở về

Làm bạn với con bò ngu ngơ nhìn mây nước Dầu dãi mái nhà, làng như mảnh đời quê

(Hồn quê)

Tuy nhiên yếu tố nội cảm ấy khi đứng trước những luận lý mang tính chất thời đại thì vẫn luôn có sự lép vế, thể hiện một tinh thần chiến đấu, xả thân vì Tổ quốc. Cái tôi chức năng ấy vẫn luôn mang tính chất định hướng cho cái tôi cảm xúc, bởi vậy khi nhìn lại những tháng ngày đã qua, nhà thơ vẫn luôn khẳng định với lòng mình và mọi người rằng ông là một người lính và chất lính ấy dù đi đến phương nào cũng luôn sáng ngời, đúng như phẩm chất cao đẹp của những anh bộ đội.

Nếu anh lại trẻ trung mười tám tuổi

Và Tổ quốc lại một lần lên tiếng gọi anh đi Anh lại bằng lòng vượt mọi hiểm nguy

Đuổi giặc trong cánh rừng giặc rải đầy thuốc độc

(Về làng)

Chia tay với những ngọn sóng bạc đầu nơi hải đảo xa xôi, chia tay những vần thơ khoác áo lính, nhà thơ quay về với cuộc sống hàng ngày cùng những công việc, những bộn bề lo toan. Cái tôi trong thơ Trần Đăng Khoa tại thời điểm này cũng có sự chuyển biến, cũng vẫn là việc tiếp tục phát huy yếu tố luận lý và yếu tố nội cảm nhưng được thể hiện trong những hoạt động, chuyển biến của cuộc sống đời

48

thường. Nếu như trong giai đoạn trước, tính triết lý chỉ hiện diện thấp thoáng trong một số bài riêng lẻ thì đến thời gian này thơ ông đã thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc về đời người thông qua những trải nghiệm của chính nhà thơ. “Ở nghĩa

trang Văn Điển” là một bài thơ chất chứa đầy những cảm nhận của nhà thơ về ranh

giới giữa sự sống và cái chết, về cuộc đời của mỗi con người cũng như nỗi buồn vạn kỉ về nhân tình thế thái.

Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại …Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc

Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hóa người xưa.

Cuộc đời đầy ắp những niềm vui, nỗi buồn, cũng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, nhà thơ có một niềm mong mỏi đến thiết tha “Con người ơi, hãy thương lấy con người…”. Khi tâm sự với bạn bè, nhà thơ cũng không khỏi nghĩ đến chuyện sinh – ly – tử - biệt, trong những câu chuyện văn chương thì chuyện đời luôn ẩn chứa một nỗi buồn xót xa

Nào ta cạn chén đi anh

Đời người mấy chốc mà thành cỏ hoa …Cái thời ríu rít đã qua

Ngày mai còn lại biết là mấy ai

(Với bạn)

Ngòi bút Trần Đăng Khoa, bằng một lối viết kín đáo đã chạm tới chiều sâu của tâm trạng cũng như truyền tải được cùng một thời điểm những tình cảm trái chiều, buồn vui lẫn lộn. Khép lại những vần thơ trong sáng thời niên thiếu, nhà thơ đã có một chặng đường dài tự hoàn thiện bản thân trở thành một người lính với tất cả những niềm vui, nỗi buồn trong những tháng ngày trường chinh gian khổ. Khi bước ra khỏi lũy tre làng, những trải nghiệm trong cuộc sống đã tạo nên một nhà thơ Trần Đăng Khoa khác với hình ảnh một cậu bé thần đồng thơ ngày nào. Thơ ông ít nhiều đã thoát ly khỏi thể lục bát truyền thống, hướng đến những thể thơ khác, đặc biệt là thơ tự do để không bị gò ép bởi câu chữ, để có thể thoải mái trải lòng mình tên

49

những trang viết. Cái tôi thể hiện trong giai đoạn thơ này có sự chuyển biến mạnh mẽ, trong cái tôi chung nhất ấy nhà thơ đã thể hiện ở hai khía cạnh: yếu tố luận lý và yếu tố nội cảm. Tưởng như có lúc hai yếu tố này trở nên đối kháng với nhau như hai mặt của một vấn đề, nhưng nhà thơ đã khéo léo dung hòa hai yếu tố này, tạo nên phong cách riêng cho thơ mình. Vì vậy những bài thơ của ông tuy mang đậm màu sắc triết lí nhưng vẫn mềm mại, không theo kiểu hô khẩu hiệu vẫn thường thấy ở những tác phẩm mà trong đó yếu tố luận lý được thể hiện quá nhiều. Đề tài trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn trưởng thành khá phong phú, đa dạng, nhưng có lẽ những vần thơ đi vào lòng người nhất của ông trong giai đoạn này là những bài thơ tự sự thể hiện những trải nghiệm của chính tác giả. Không còn dấu vết của cái tôi xưng “em” ngày thơ ấu, những vần thơ này đã đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc trong tư duy thơ Trần Đăng Khoa. Mặc dù, phải nhìn nhận thực tế là thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn này chưa đem lại những hiệu ứng trong lòng người đọc như mong đợi, nhưng không thể phủ nhận sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà thơ trên con đường khẳng định một cái tôi chiến sĩ đầy cá tính và bản lĩnh.

3. TƢ DUY THƠ HƢỚNG NGOẠI QUA MỘT SỐ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH KHÁC

3.1. Những sự vật đƣợc nhân hóa

Trong suốt quá trình sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa, tính đến nay tập thơ

Góc sân và khoảng trời” vẫn là một trong những tập thơ xuất sắc nhất dành cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiếu nhi của văn học Việt Nam hiện đại. Nhà thơ quan niệm “thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh” [13, tr.7], quả thực ngay từ những bài thơ đầu tiên, Trần Đăng Khoa đã khiến người đọc phải kinh ngạc bởi cách sử dụng từ ngữ điêu luyện cũng như một trí tưởng tượng, liên tưởng vô cùng phong phú. Những đối tượng được miêu tả là những sự vật, cây cỏ vô cùng quen thuộc trong nhà, trong góc sân, ngoài vườn của bất kì một gia đình nông thôn nào. Thế nhưng chính từ sự quen thuộc ấy, cậu bé Khoa đã biết thổi hồn vào những sự vật, biến chúng trở thành những nhân vật có tâm tư, tình cảm như con người. Có thể nói, chính nhờ vào việc sử dụng biện

50

pháp nhân hóa Trần Đăng Khoa đã tạo nên một thế giới cổ tích sinh động ngay trong cuộc sống đời thường.

Bắt đầu từ những nhân vật ở trên cao như ông trăng, ông mặt trời Trần Đăng Khoa cũng đưa vào trong thơ mình với tất cả sự ngộ nghĩnh, đáng yêu. Gọi mặt trăng, mặt trời là các “ông”, nhưng các “ông” lại thích vui chơi như trẻ nhỏ và thường xuyên ghé xuống sân nhà thăm cậu bé Khoa

Ông trăng nhìn thấy xôi Là ông nhoẻn miệng cười Áng chừng ông thích lắm Trăng nở vàng như xôi

(Trông trăng)

Hay như trong buổi sáng sớm, nhìn thấy ông mặt trời đang dần nhô lên cao, tỏa ánh sáng diệu kì lên vạn vật, cậu bé ngay lập tức liên tưởng đến bếp lửa hồng

Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

(Buổi sáng nhà em)

Trong cách nghĩ của trẻ em, có ông thì phải có bà, vì vậy mà đã có “ông trời” rồi thì phải có sự xuất hiện của “bà sân” để tạo nên một cặp đôi đối xứng, hài hòa với nhau. Nhìn thấy sắc màu rực rỡ của mặt trời mà nghĩ đến bếp lửa hồng, rồi cũng màu sắc ấy khi được chiếu sáng trên mặt sân nhà thì lúc này lại như một chiếc khăn hồng vấn lên trên đầu bà sân. Những hình ảnh gợi tả, gợi cảm tuyệt đẹp thể hiện trong hai câu thơ cũng đã đủ cho người đọc cảm nhận về một buổi sáng ngập tràn nắng mới, nơi nơi vạn vật bừng tỉnh giấc, bắt đầu cho một ngày làm việc hăng say. Tiếng gà gáy vang như chiếc đồng hồ báo thức, giục giã những quả na trên cành nhanh chóng mở mắt, giục hàng tre nảy lên những búp măng non tơ, giục buồng chuối trong vườn tỏa hương trứng cuốc thơm lừng…Mọi vật đều có nhiệm vụ, chức năng riêng trong bản hòa tấu không ngừng của sự sống, hàng ngày hàng giờ vẫn không ngừng chuyển động để tạo hương sắc cho cuộc đời. Trong khi cây cối đang

Một phần của tài liệu Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 42)