Ngôn ngữ trong thơ tự do

Một phần của tài liệu Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 89)

2. Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa

2.1. Ngôn ngữ trong tư duy thơ

2.2.1. Ngôn ngữ trong thơ tự do

Trần Đăng Khoa viết “Góc sân và khoảng trời” khi là một chú bé mười tuổi – Cái tuổi mà từ sự tò mò, ham học hỏi, nhà thơ đã tái hiện lại thế giới loài vật, thiên nhiên cây cỏ bằng ngòi bút chính xác, mới mẻ và sinh động đến lạ lùng. Thơ tự do chiếm một số lượng tương đối trong thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là ở giai đoạn sau khi tác giả đã trở thành một nhà thơ chiến sĩ. Nếu như trong “Góc sân và

khoảng trời”, những bài thơ tự do của Trần Đăng Khoa mang dáng dấp của những

bài đồng dao vần vè với kết cấu vòng tròn, lặp đi lặp lại – Một trong những nhịp điệu bài hát quen thuộc với những em bé ở nông thôn; thì trong “Bên cửa sổ máy bay” những bài thơ với ngôn từ trải dài như không có đoạn kết, đó là những dòng tâm sự mang nặng chất suy tư của người lính về bản thân mình, về những người đồng đội…Hẳn không ai có thể quên bài thơ “trình làng” đầu tiên của Trần Đăng Khoa, đó là một bài thơ rất đặc biệt, gây ấn tượng lập tức với người đọc bởi âm hưởng dân gian được thể hiện rất rõ – Bài “Con bướm vàng”. Cách kết cấu vòng tròn với điệp khúc “Con bướm vàng” giống như những bài đồng dao, những câu hát của trẻ chăn trâu, không phân biệt đâu là đầu, đâu là cuối. Bởi vậy mà câu thơ cứ như được kéo dài ra mãi, khiến người đọc có thể hình dung là một bức tranh với hình ảnh cánh bướm vàng đang bây rập rờn, xa dần rồi mất hút, để lại một mình cậu bé thi sĩ đang nhìn theo với bao sự tiếc nuối. Kiểu kết cấu vòng tròn này còn được nhà thơ thiếu nhi sử dụng trong những bài thơ khác với việc sử dụng ngôn từ ngày càng uyển chuyển hơn, sáng tạo hơn. Trong bài “Kể cho bé nghe”, Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ cả một thế giới loài vật với những đặc điểm riêng biệt rất ngộ nghĩnh, thể hiện rõ tư duy của trẻ nhỏ với những tưởng tượng, liên tưởng rất độc

91

đáo: Hay nói ầm ĩ …Là cô chim trĩ. Việc lặp lại những âm cuối các câu cùng với lời thơ ngắn gọn khiến bài thơ như một bài hát ngắn, rất dễ thuộc dễ nhớ. Từ câu thơ đầu tiên đến câu thơ cuối cùng là một vòng tròn không có điểm ngắt, người đọc có thể bắt đầu đọc lại từ những câu thơ đầu tiên mà không bị ngắt quãng về vần điệu, những hình ảnh được nhà thơ đưa ra trong từng câu cũng không vì thế mà mất đi nét ngộ nghĩnh, đáng yêu. Là một bài thơ tự do, với những câu thơ bốn chữ ngắn gọn nhưng không vì thế mà thế giới loài vật trong thơ Trần Đăng Khoa bớt đi sự náo động, đáng yêu. Lặp lại nhưng không nối thành vòng tròn, lặp lại nhưng không phải là sự sao chép y nguyên mà là để gợi ra những cảm xúc mới, đấy chính là những sáng tạo của Trần Đăng Khoa. Cũng là chủ đề về loài vật, song ở bài thơ “Em kể

chuyện này”, Trần Đăng Khoa đã tìm được những chữ chuẩn nhất, “đắt nhất” khi

miêu tả con vật

Này thằng Dói nhớ ai

Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như núi lửa Này lão Trê nhảy võ ở đâu

Mà ngã bẹp đầu

Những câu thơ dài ngắn khác nhau nhưng đều đã tập trung thể hiện được những đặc điểm tiêng biệt của mỗi loài động vật mà không hề có sự trùng lặp. Ngôn từ cũng đã góp phần thể hiện tư duy của một em bé trong công cuộc tìm hiểu thế giới xung quanh rồi tự mình tìm cách giải thích cho những sự vật, hiện tượng ấy. Thế mới biết sự ngây thơ, hồn nhiên chính là những bảo bối có sức mạnh nhiệm màu mà tạo hóa đã dành cho các em thiếu nhi.

Viết về mẹ, Trần Đăng Khoa cũng có những tứ thơ hay, “Khi mẹ vắng nhà” là một bài thơ như vậy. Cậu bé đã liệt kê những công việc làm được khi mẹ đi vắng, từ việc luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn hay quét sân…để khi mẹ về, nhận được lời khen từ mẹ, cậu bé hiếu thảo đã thốt lên

Không mẹ ơi! Con chửa ngoan đâu Aó mẹ mưa bạc màu

92

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan

Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng cách kết cấu đối đáp, vế đầu tạo ra những câu hỏi và từ những câu nghi vấn ấy mà khai triển thành tứ thơ. Phần lớn trong tác phẩm nhà thơ chỉ sử dụng một vế là vế tạo câu hỏi, chỉ hỏi chứ không đáp. Đó là một dạng câu hỏi tu từ, một biện pháp nghệ thuật mà khi đó cậu bé thi sĩ dù chưa được học lý thuyết nhưng đã thực hành thành thạo và rất thành công. Chúng ta có thể thấy dấu vết của sự đối đáp trong những bài thơ “Con chim hay hót”, “Hỏi

đường”, “Khi mẹ vắng nhà”, “Lời của than”, “Cây đa làng”…Kết cấu vòng tròn,

đối đáp là hai hình thức kết cấu được sử dụng nhiều nhất trong thơ Trần Đăng Khoa. Bên cạnh đó một số khác như kết cấu so sánh, thời gian cũng được nhà thơ sử dụng, có khi người đọc bắt gặp cả việc sử dụng lồng ghép các kết cấu này trong cùng một tác phẩm để tạo nên hiệu quả tốt nhất cho nghệ thuật ngôn từ. Nếu như trong những tập thơ viết thời thiếu nhi của Trần Đăng Khoa, người đọc nhận thấy rõ sự ảnh hưởng của yếu tố dân gian trong những bài thơ mang hơi hướng ca dao, đồng dao, tục ngữ…thì đến tập “Bên cửa sổ máy bay”, chúng ta hầu như không còn gặp lại các kiểu kết cấu vòng tròn hay đối đáp nữa. Hầu hết các sáng tác của Trần Đăng Khoa trong tập thơ này đều là những bài được viết theo thể tự do. Tuy nhiên những câu thơ không phải là sự ngắn gọn nhằm nhấn mạnh âm thanh, hình ảnh mà thay vào đó là những dòng thơ dài chứa đầy chất tự sự trữ tình, thể hiện cái tôi cá nhân lúc vui vẻ bên đồng đội, lúc lại cô đơn trong sự suy tư về con người, về cuộc đời.

Mưa” là một trong số những bài thơ gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc cả về thể thơ cả về cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ nhỏ tuổi. Chỉ với hơn một trăm tiếng viết theo thể tự do, những câu thơ dài ngắn đan xen vào nhau như những giọt mưa đang rơi dồn dập và khung cảnh tràn đầy sức sống của muôn loài: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ - Bay cao – Mối già – Bay thấp…Ông

trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận… Khung cảnh sắp mưa rộn ràng, người đọc như

93

bị đón mưa về. Mưa về khiến cỏ cây, hoa lá, muôn loài đều hả hê, sung sướng: Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp – Lộp bộp – Rơi – Rơi…Cóc nhảy chồm chồm – Chó

sủa – Cây lá hả hê…Những từ tượng thanh cùng cách ngắt nhịp 2/3, 2/2 đã diễn tả

chính xác nhất hình ảnh những hạt mưa đầu tiên đang rơi xuống mặt đất. Bên cạnh đó, cách sử dụng những câu thơ như những vế đối đã đem lại hiệu quả không ngờ cho người đọc. Biện pháp nhân hóa, so sánh đã khiến thiên nhiên không còn vẻ bí hiểm, xa lạ mà trở nên gần gũi hơn với con người. Người đọc còn gặp lại cách sử dụng từ ngữ như thế trong bài “Ò..ó…o”, nhạc điệu đi theo cảm xúc của con người đã tạo nên nhịp 3/2/2, 3/2 rồi lại 3/2/2 và 3/3 thật nhịp nhàng: Ò..ó…o – Ò…ó…o – Tiếng gà – Tiếng gà – Giục quả na – Mở mắt…Giục hạt đậu – Nảy mầm – Giục

bong lúa – Uốn câu…Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất

của con người”, tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ, nếu không có cảm xúc thì khó viết thành thơ chứ chưa nói gì đến viết được một bài thơ hay. Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ thể hiện những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, mà bên cạnh đó còn mang tính hình tượng cao. Tình cảm đó là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, với những người thân thiết xung quanh mình. Khi mới bắt đầu làm thơ, thế giới của cậu bé chỉ giới hạn từ góc sân ra đến cánh đồng và một khoảng trời xanh biếc rộng lớn – Thế giới riêng ấy ẩn chứa biết bao điều mới mẻ và cũng vô cùng gần gũi với nhà thơ. Từ hình ảnh cây dừa “dang tay

đón gió, gật đầu gọi trăng”, những chị lúa “phất phơ bím tóc”, rồi những hạt thóc

vàng óng đang “thở hí hóp” trên sân…Tất cả những điều bình thường, giản dị ấy khi vào trong thơ Trần Đăng Khoa đều mới mẻ, hấp dẫn đến kì lạ. Nhà thơ nhìn tinh, nghe thính và có tầm quan sát tốt, thế nhưng sức nhìn đó đâu chỉ nhờ vào mắt, sức nghe đó đâu chỉ cậy vào tai. Hình ảnh “thóc thở hí hóp” là cái nhìn có sự cộng hưởng giữa liên tưởng và tưởng tượng. Có thể nói, Trần Đăng Khoa đã biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố nghe, nhìn, nghe nhìn với liên tưởng, tưởng tượng để tạo ra sự chuyển đổi cảm giác, tạo nên sự tinh tế thú vị và độc đáo .

Nếu như khi nói đến ngôn ngữ thơ là đề cập đến tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng, thì trong “Góc sân và khoảng trời” Trần Đăng

94

Khoa còn vận dụng được ngôn ngữ dân gian – Một điều đặc biệt khiến Trần Đăng Khoa nổi trội hơn hẳn các nhà thơ thiếu nhi khác. Vốn liếng về thành ngữ, tục ngữ và cả lối ví von so sánh cũng được cậu bé đưa vào thơ: Nhăn nhăn cái mũi hở mười

cái răng (Vườn cải), Cây lúa mừng vui phất cờ (Con cò trắng muốt), Cục cùng cung

trên bờ - Vào đây con cá ngão (Câu cá)…Đâu đó vẫn phảng phất bóng dáng ngôn

ngữ trong các bài hát đồng dao làm nhịp trò chơi cho trẻ nhỏ, cậu bé làm thơ hồn nhiên chứ chưa ý thức được cách “nói chữ” - Một đặc điểm hay có trong thơ người lớn. Những gì có được Trần Đăng Khoa chỉ sử dụng một phần chứ chưa có ý thức sử dụng ngôn ngữ thơ dân gian vào để dân gian hóa thơ mình. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giọng điệu là cách xưng hô rất đặc biệt của nhà thơ, có thể thấy cách xưng hô thân mật, có phần suồng sã trong thơ ca dân gian đã đi thẳng vào thơ Trần Đăng Khoa. Bên cạnh việc xưng cháu, xưng em, xưng con…nhà thơ còn hay xưng mày – tao rất tự nhiên và thân mật. Tính dân gian trong thơ Trần Đăng Khoa còn thể hiện qua việc nhà thơ thường sử dụng các hình tượng có trong thơ ca cổ như hình tượng con cò, con trâu, con kiến, cây đa, sân đình…Vẫn là cánh cò dân gian nhưng Khoa đã thổi một luồn sinh khí mới để hình ảnh con cò có tính hiện đại hơn, mang màu sắc cá nhân hơn. Con trâu vốn là một người bạn của người nông dân cũng được cậu bé tái hiện trong thơ bằng sự ngộ nghĩnh, đáng yêu: Hếch cái mũi

trâu cười – Nhe cả hàm răng sún (Con trâu đen lông mượt).

Song song với những đặc điểm trên, chúng ta còn nhận thấy trong thơ Trần Đăng Khoa viết giai đoạn đầu có một tần suất xuất hiện dày đặc của những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng rất thành công. Từ cách sử dụng các biện pháp tu từ này, nhà thơ đã tạo nên những bức vẽ vô cùng sinh động về thiên nhiên, cỏ cây, con người. Những tưởng tượng, liên tưởng thù vị đã khiến những vật vô tri vô giác, những khung cảnh quen thuộc nơi làng quê trở thành một thế giới sinh động, ngộ nghĩnh. Từ “ếch nói”, “gió mời”, “chó nói”…nghệ thuật nhân hóa đã khiến cho những sự vật này trở nên gần gũi hơn với con người. Mặt trăng khi thì như “cái mâm con”, khi thì “sáng hơn đèn” nhưng cũng có khi trăng như một cậu bé ham chơi, ham chơi đến mức còn thập thò ngoài cửa để rủ cậu bé Khoa đi chơi

95

cùng mình: Trăng thập thò ngoài cửa – Như muốn cùng đi chơi (Trông trăng). Nếu như biện pháp so sánh, nhân hóa đem đến cho thơ Trần Đăng Khoa những bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh, thì những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo dựng một thế giới ngập tràn âm thanh, hương thơm và màu sắc.

Chim hót rung rinh cành khế Hoa rơi tím cả cầu ao

Mấy chú rô ron ngơ ngác Tưởng trời đang đổ mưa sao

(Ghi ở bờ ao)

Âm thanh, tiếng chim hót làm hoa khế rơi tím cả bờ ao, hình ảnh ẩn dụ “mưa sao” đã tạo nên hiệu ứng hình ảnh đẹp, khép lại bức tranh nơi cầu ao quen thuộc để đi vào lòng người đọc. Rồi trong “Cơn giông”, người đọc lại thấy thơ Trần Đăng Khoa đọng lại biết bao suy nghĩ, không còn những hàng bưởi đang bế lũ con đầu tròn trọc lóc ngộ nghĩnh nữa, thay thế vào đó là: Quả bòng chết chẳng chịu chìm –

Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu. Ẩn sau hình ảnh quả bòng, ao con là số phận chìm

nổi của biết bao con người – Một suy nghĩ rất trưởng thành ở một cậu bé tiểu học khiến bao người đọc phải sững sờ, khâm phục. Nhạy cảm là vậy, song không vì thế mà Trần Đăng Khoa xa rời tính cách hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu luôn dành cho thiên nhiên, cỏ cây và con người. Đề tài về thôn xóm tuy xuất hiện không nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được tình yêu thương, gắn bó sâu đậm nhà thơ luôn hướng về quê hương mình. Hạt mẩy uốn cong hứa hẹn một vụ mùa bội thu, chim ngói bay đầy đồng cho cải ngồng thêm hoa vàng tươi, hình ảnh hoán dụ “tiếng cười nở” đã diễn tả chính xác tâm trạng rộn ràng, tràn ngập niềm vui của những con người lao động trước một mùa thu hoạch no ấm. Thơ Trần Đăng Khoa hay cái hay rất đặc biệt của trẻ thơ, đó là việc hồn nhiên nhìn thấy gì thì ghi lại cái đó, cần mẫn như một người thư kí ghi chép lại tất cả những gì mới lạ xung quanh mình. Việc sử dụng phương thức thêm nghĩa cũng thế, cậu bé làm thơ khi vốn liếng chữ nghĩa chẳng có được là bao nhiêu, cũng không học cách làm

96

thơ hay cách sử dụng ngôn từ thế nào cho hay. Ấy vậy mà không hiểu sao cậu bé ấy đã biết làm giàu thêm ngôn ngữ của mình bằng cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao các biện pháp khai thác ngữ âm, ngữ nghĩa. Khi viết “Trăng sáng sân nhà em”,

Trần Đăng Khoa không miểu tả nhiều về trăng mà lại chú trọng vào việc miêu tả trạng thái im lặng đến sững sờ của cây cối khi chứng kiến việc quên không kêu của chim, của sâu. Điệp ngữ “hàng cây”, “quên không kêu” được lặp lại nhằm diễn tả sự tĩnh lặng đến tuyệt đối của cảnh vật. Hay như trong bài “Hương đồng”, Trần Đăng Khoa đã ghi lại những cảm nhận tinh tế về mùi vị của đất đai, những mùi đặc trưng quen thuộc với những con người quanh năm bên ruộng đồng.

Trong tập “Bên cửa sổ máy bay”, đa số các bài thơ được viết theo thể tự do mang đậm chất trữ tình, khi là những tâm tư, tình cảm của những người đồng đội, khi là lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về tương lai phía trước

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng …Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

(Thơ tình người lính biển)

Hoàn cảnh sống đã thay đổi, nhà thơ trưởng thành cũng dần chuyển hướng sang những đề tài khác với sự chuyển biến của tư duy, vì thế việc sử dụng ngôn từ trong

Một phần của tài liệu Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)