Kiến trúc hệ thống UMTS

Một phần của tài liệu Các mã trải phổ dùng trong W-CDMA (Trang 25)

Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 UMTS tận dụng kiến trúc đã có trong hầu hểt các hệ thống thông tin di động thế hệ 2, và thậm chí cả thế hệ thứ nhất. Điều này được chỉ ra trong các đặc tả kỹ thuật 3GPP.

Hệ thống UMTS bao gồm một số các phần tử mạng logic, mỗi phần tử có một chức năng xác định. Theo tiêu chuẩn, các phần tử mạng được định nghĩa tại mức logic, nhưng có thể lại liên quan đến việc thực thi ở mức vật lý. Đặc biệt là khi có một số các giao diện mở (đối với một giao diện được coi là “mở”, thì yêu cầu giao diện đó phải được định nghĩa một cách chi tiết về các thiết bị tại các điểm đầu cuối mà có thể cung cấp bởi 2 nhà sản xuất khác nhau). Các phần tử mạng có thể được nhóm lại nếu có các chức năng giống nhau, hay dựa vào các mạng con chứa chúng.

Theo chức năng thì các phần tử mạng được nhóm thành các nhóm:

+) Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS là UTRAN). Mạng này thiết lập tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến.

+) Mạng lõi (CN): Thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến cuộc gọi và kết nối dữ liệu đến các mạng ngoài.

+) Thiết bị người sử dụng (UE) giao tiếp với người sử dụng và giao diện vô tuyến. Kiến trúc hệ thống ở mức cao được chỉ ra trong hình 1.12

Uu

Iu

UE UTRAN CN

Hình 1.12: Kiến trúc hệ thống UMTS ở mức cao

Theo các đặc tả chỉ ra trong quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao gồm các giao thức hoàn toàn mới, việc thiết kế chúng dựa trên nhu cầu của công nghệ vô tuyến WCDMA mới. Ngược lại, việc định nghĩa mạng lõi (CN) được kế thừa từ GSM. Điều này đem lại cho hệ thống có công nghệ truy nhập vô tuyến mới một nền tảng mang tính toàn cầu là công nghệ mạng lõi đã có sẵn, như vậy sẽ thúc đẩy sự quảng bá của nó, mang lại ưu thế cạnh tranh chẳng hạn như khả năng roaming toàn cầu.

Hệ thống UMTS có thể chia thành các mạng con có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động liên kết các mạng con khác và nó phân biệt với nhau bởi số nhận dạng duy

nhất. Mạng con như vậy gọi là mạng di động mặt đất UMTS (PLMN), các thành phần của PLMN được chỉ ra trong hình 1.13.

Thiết bị ngƣời sử dụng (UE) bao gồm 2 phần:

 Thiết bị di động (ME) là đầu cuối vô tuyến sử dụng để giao tiếp vô tuyến qua giao

diện Uu.

 Modul nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) là một thẻ thông minh đảm nhận việc xác

nhận thuê bao, thực hiện thuật toán nhận thực, và lưu giữ khoá mã mật, khoá nhận thực và một số các thông tin về thuê bao cần thiết tại đầu cuối.

UE UTRAN CN Uu Iu USIM ME Cu Nót B Nót B Nót B Nót B RNC RNC MSC/ VLR SGSN HLR GMSC GGSN PLMN, PSTN, ISDN Internet M¹ng ngoµi Iur Iub Hình 1.13: Các thành phần của mạng trong PLMN UTRAN cũng bao gồm 2 phần tử:

 Nút B: chuyển đổi dữ liệu truyền giữa giao diện Iub và Uu. Nó cũng tham gia vào

quản lý tài nguyên vô tuyến.

 Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) sở hữu và điều khiển nguồn tài nguyên vô tuyến

trong vùng của nó (gồm các Nút B nối với nó). RNC là điểm truy cập dịch vụ cho tất cả các dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho mạng lõi.

Các phần tử chính của mạng lõi GSM:

 HLR (Bộ đăng ký thường trú) là một cơ sở dữ liệu trong hệ thống thường trú của

người sử dụng, lưu trữ các bản gốc các thông tin hiện trạng dịch vụ người sử dụng. Hiện trạng về dịch vụ bao gồm: thông tin về dịch vụ được phép sử dụng, các vùng roaming bị cấm, thông tin các dịch vụ bổ sung như: trạng thái các cuộc gọi đi, số các cuộc gọi đi… Nó được tạo ra khi người sử dụng mới đăng ký thuê bao với hệ thống, và được lưu khi thuê bao còn thời hạn. Với mục đích định tuyến các giao dịch tới UE

(các cuộc gọi và các dịch vụ nhắn tin ngắn), HLR còn lưu trữ các thông tin vị trí của UE trong phạm vi MSC/VLR hoặc SGSN.

 MSC/VLR (Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động/Bộ đăng ký tạm trú) là một bộ

chuyển mạch (MSC) và cơ sở dữ liệu (VLR) phục vụ cho UE ở vị trí tạm thời của nó cho các dịch vụ chuyển mạch kênh. Chức năng MSC được sử dụng để chuyển mạch các giao dịch sử dụng chuyển mạch kênh, chức năng VLR là lưu trữ bản sao về hiện trạng dịch vụ người sử dụng là khách và thông tin chính xác về vị trí của thuê bao khách trong toàn hệ thống. Phần của hệ thống được truy nhập thông qua MSC/VLR thường là chuyển mạch kênh.

 GMSC (MSC cổng): là một bộ chuyển mạch tại vị trí mà mạng di động mặt đất công

cộng UMTS kết nối với mạng ngoài. Tất các kết nối chuyển mạch kênh đến và đi đều phải qua GMSC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 SGSN (Nút hỗ trợ GPRS phục vụ) có chức năng tương tự như MSC/VLR nhưng

thường được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói.

 GGSN (Node cổng hỗ trợ GPRS) có chức năng gần giống GMSC nhưng phục vụ các

dịch vụ chuyển mạch gói.

Mạng ngoài có thể chia thành 2 nhóm:

 Các mạng chuyển mạch kênh: Các mạng này cung cấp các kết nối chuyển mạch

kênh, giống như dịch vụ điện thoại đang tồn tại. Ví dụ như ISDN và PSTN.

 Các mạng chuyển mạch gói: Các mạng này cung cấp các kết nối cho các dịch vụ dữ

liệu gói, chẳng hạn như mạng Internet.

Các giao diện mở cơ bản của UMTS:

Giao diện Cu:Đây là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao diện này tuân theo tiêu chuẩn cho các thẻ thông minh.

Giao diện Uu: Đây là giao diện vô tuyến WCDMA. Nhờ có giao diện Uu mà UE truy cập được tới phần cố định của hệ thống, và vì thế có thể là phần giao diện mở quan trọng nhất trong UMTS.

Giao diện Iu: Giao diện này kết nối UTRAN tới mạng lõi. Tương tự như các giao diện tương thích trong GSM, là giao diện A (đối với chuyển mạch kênh), và Gb (đối với chuyển mạch gói), giao diện Iu đem lại cho các bộ điều khiển UMTS khả năng xây dựng được UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.

Giao diện Iur: Giao diện mở Iur hỗ trợ chuyển giao mềm giữa các RNC từ các nhà sản xuất khác nhau, vì thế bổ sung cho giao diện mở Iu.

Giao diện Iub: Iub kết nối một Nút B và một RNC. UMTS là một hệ thống điện thoại di động mang tính thương mại đầu tiên mà giao diện giữa bộ điều khiển và trạm gốc

được chuẩn hoá như là một giao diện mở hoàn thiện. Giống như các giao diện mở khác, Iub thúc đẩy hơn nữa tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong lĩnh vực này.

1.4.2 Kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến UTRAN.

Kiến trúc UTRAN được mô tả như hình 1.14.

Hình 1.14: Kiến trúc UTRAN.

UTRAN bao gồm một hay nhiều phân hệ mạng vô tuyến (RNS). Một RNS là một mạng con trong UTRAN và bao gồm một Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) và một hay nhiều Nút B. Các RNC có thể được kết nối với nhau thông qua một giao diện Iur. Các RNC và Nút B được kết nối với nhau qua giao diện Iub.

Các yêu cầu chính để thiết kế kiến trúc, giao thức và chức năng UTRAN:

 Tính hỗ trợ của UTRAN và các chức năng liên quan: Yêu cầu tác động tới thiết kế của UTRAN là các yêu cầu hỗ trợ chuyển giao mềm (một thiết bị đầu cuối kết nối tới mạng thông qua hai hay nhiều cell đang hoạt động) và các thuật toán quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến đặc biệt của WCDMA.

 Làm tăng sự tương đồng trong việc điều khiển dữ liệu chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh, với một ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến duy nhất và với việc sử dụng cùng một giao diện cho các kết nối từ UTRA đến miền chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh của mạng lõi.

 Làm tăng tính tương đồng với GSM.

 Sử dụng phương thức vận chuyển ATM như là cơ cấu chuyển vận chính trong UTRA.  Sử dụng kiểu chuyển vận trên cơ sở IP như là cơ cấu chuyển vận thay thế trong UTRAN

1.4.2.1 Bộ điều khiển mạng vô tuyến

Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) là phần tử mạng chịu trách nhiệm điều khiển nguồn tài nguyên vô tuyến của UTRAN. Nó giao tiếp với mạng lõi (thường là với một MSC và một SGSN) và cũng là phần tử cuối cùng của giao thức điểu khiển nguồn tài nguyên vô tuyến mà xác định các thông điệp và thủ tục giữa máy di động và UTRAN. Về mặt logic, nó tương ứng với BSC trong GSM.

*)Vai trò logic của RNC.

RNC điều khiển một Nút B (như là vạch giới hạn cho giao diện Iub tới Nút B) được coi như là bộ RNC đang điều khiển (CRNC) của Nút. Bộ điều khiển CRNC chịu trách nhiệm điều khiển tải và điều khiển nghẽn cho cell của nó, và điều khiển thu nhận và phân bố mã cho liên kết vô tuyến được thiết lập trong các cell.

Trong trường hợp một kết nối UTRAN, máy di động sử dụng nguồn tài nguyên từ nhiều phân hệ mạng vô tuyến RNS, thì các RNS bao gồm 2 chức năng logic riêng biệt (về phương diện kết nối máy di động - UTRAN này). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 RNC phục vụ (SRNC): RNC cho mỗi máy di động là một RNC mà xác định biên giới cả liên kết Iu cho sự vận chuyển dữ liệu người sử dụng và báo hiệu RANAP tương thích qua mạng lõi (kết nối này được gọi là kết nối RANAP). SRNC cũng xác định biên giới của Báo hiệu điều khiển nguồn tài nguyên vô tuyến, nó là giao thức báo hiệu giữa UE và UTRAN. Nó thực hiện xử lý ở lớp 2 cho các dữ liệu chuyển qua giao diện vô tuyến. Hoạt động Quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến cơ bản, như là ánh xạ các thông số mang thông tin truy nhập vô tuyến thành các thông số kênh chuyển vận giao diện vô tuyến, quyết định chuyển giao, và điều khiển công suất vòng bên ngoài. Các hoạt động này được thực thi trong SNRC. SRNC cũng có thể là CRNC của một số Nút B sử dụng bởi máy di động cho kết nối với UTRAN. Một UE kết nối với UTRAN thì chỉ có duy nhất một SRNC.

 Bộ RNC trôi (DRNC): DRNC có thể là bất cứ RNC nào ngoài SRNC, nó điều khiển các cell sử dụng bởi máy di động. Nếu cần thiết, DRNC có thể thực hiện kết hợp hay chia nhỏ phân tập macro. DRNC không thực hiện xử lý dữ liệu người sử dụng ở lớp 2, nhưng định tuyến một cách trong suốt dữ liệu giữa giao diện Iub và Iur, ngoại trừ khi UE đang sử dụng một kênh chuyển vận dùng chung. Một UE có thể không có, có một hoặc có nhiều DRNC.

Chú ý rằng một RNC ở mức vật lý bao gồm toàn bộ các chức năng CRNC, SRNC và DRNC.

Một phần của tài liệu Các mã trải phổ dùng trong W-CDMA (Trang 25)