Với phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới, các TCPCPNN đã góp một cách có ý nghĩa vào việc cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi tại quốc gia nơi họ ti
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- *** -
CHỬ THỊ THU HÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
(1996 - 2006)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2007
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- *** -
CHỬ THỊ THU HÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
(1996 - 2006)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602254
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRƯƠNG THỊ TIẾN
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
Mục đích nghiên cứu 6
Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6
Phạm vi nghiên cứu 6
Đối tượng nghiên cứu 7
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
Nguồn tư liệu 7
Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Bố cục của luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TCPCP VÀ LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCPCPNN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1996 9
1.1 Tổng quan về TCPCP và viện trợ PCP 9
1.1.1 Tổng quan về TCPCP 9
1.1.1.1 Về tên gọi và bản chất của TCPCP 9
1.1.1.2 Nguyên nhân ra đời TCPCP 11
1.1.1.3 Sự phát triển của TCPCP 13
1.1.1.4 Các loại hình TCPCP 16
1.1.1.5 Nguồn tài chính của TCPCP 17
1.1.1.6 Mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP 19
1.1.1.7 Sự nhìn nhận về vai trò của các TCPCP 20
1.1.2 Tổng quan về viện trợ PCP 24
1.1.2.1 Sự ra đời của viện trợ 24
1.1.2.2 Hình thức của viện trợ PCP 25
1.1.2.3 Bản chất của viện trợ PCP 26
1.1.2.4 Đánh giá về vai trò của viện trợ PCP 27
1.1.3 Tổng quan về các TCPCPNN ở Việt Nam 29
Trang 41.1.3.1 Cách hiểu về TCPCPNN ở Việt Nam 29
1.1.3.2 Các loại hình TCPCPNN ở Việt Nam 30
1.1.4 Tổng quan về viện trợ PCPNN ở Việt Nam 31
1.1.4.1 Cách hiểu về viện trợ PCPNN 31
1.1.4.2 Các hình thức viện trợ PCPNN 31
1.2 Tổng quan về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1996 32
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1975 32
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986 40
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1986 đến 1996 42
1.2.3.1 Việt Nam hình thành môi trường pháp lý cho hoạt động của các TCPCPNN 42
1.2.3.2 Số lượng tổ chức và giá trị viện trợ 46
CHƯƠNG 2 TCPCPNN VỚI HOẠT ĐỘNG VÌ GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN……… 51
2.1 Những điều kiện thuận lợi mới 51
2.1.1 Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế 51
2.1.2 Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 52
2.1.3 Việt Nam củng cố môi trường pháp lý đối với hoạt động của các TCPCPNN 54
2.2 Sự gia tăng về số lượng các TCPCPNN ở Việt Nam 58
2.3 Hoạt động vì giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam 59
2.3.1 Tích cực vận động tài trợ cho Việt Nam và sự thay đổi về hình thức, tính chất viện trợ 60
2.3.1.1 Tích cực vận động tài trợ cho Việt Nam 60
2.3.1.2 Sự thay đổi về hình thức, tính chất viện trợ 64
2.3.2 Chọn lựa phương pháp mới trong tiếp cận với giảm nghèo 74
2.3.2.1 Phương pháp giảm nghèo có sự tham gia của người dân 74
2.3.2.2 Xây dựng năng lực cho các đối tác 77
2.3.3 Hỗ trợ các nguồn lực để giảm nghèo 79
2.3.3.1 Tìm hiểu nguyên nhân của sự nghèo đói 79
2.3.3.2 Hỗ trợ các nguồn lực 81
Trang 5CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 113
3.1 Ngày càng nhiều TCPCPNN đến Việt Nam và đã có những hoạt động tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam 113
3.2 Việt Nam đã tạo được môi trường pháp lý tương đối thuận lợi cho hoạt động của các TCPCPNN và tích cực thực hiện phương châm “chủ động vận động, quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ PCPNN” 121
3.3 Những hạn chế trong công tác quản lý, vận động, sử dụng viện trợ PCPNN và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục 125
KẾT LUẬN 143
TÀILIỆUTHAM KHẢO……….148
PHỤ LỤC………162
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NXB: Nhà xuất bản
TCN: Trước công nguyên
TCPCPNN: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
PCPNN: Phi chính phủ nước ngoài
PCP: Phi chính phủ
PACCOM: Ban Điều phối viện trợ nhân dân
ODA: Viện trợ phát triển chính thức
USD: Đô la Mỹ
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN
*****
Bảng 1.1 Danh sách các TCPCPNN vào miền Nam trước năm 1975
Bảng 2.1 Giá trị viện trợ của các TCPCPNN theo khu vực địa lý(1996 - 2006) Bảng 2.2.Số lượng dự án của các TCPCPNN thực hiện ở Việt Nam(1996 -
2006)
Bảng 2.3 Dự án của các TCPCPNN thực hiện ở Việt Nam theo khu vực địa lý
(1996 - 2006)
Bảng 2.4 Dự án của các TCPCPNN theo lĩnh vực hoạt động (1996 - 2006)
Bảng 2.5 Giá trị dự án của các TCPCPNN theo lĩnh vực hoạt động (1996 -
2006)
Bảng 3.1 Quy mô trung bình một dự án của các TCPCPNN (1996 - 2006)
Bảng 3.2 Giá trị viện trợ PCPNN trung bình theo đầu người ở Việt Nam
(1996 - 2006)
Bảng 3.3 Giá trị viện trợ PCPNN cam kết nhưng chưa được giải ngân (1996 -
2006)
Biểu đồ 1.1 Số lượng các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam từ 1989 -1995
Biểu đồ 1.2 Giá trị viện trợ PCPNN cho Việt Nam từ 1989 - 1995
Biểu đồ 2.1 Số lượng các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam (1996 - 2006)
Biểu đồ 2.2 Giá trị viện trợ PCPNN cho Việt Nam (1996 - 2006)
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia và việc lựa chọn con đường nào để tiến tới phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đều hướng đến Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau “Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường
và phát triển” được tổ chức vào năm 1992 ở Rio de Janeiro (Brazil) và Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Giôn Hannexbớt (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển Mặt thứ nhất là phát triển kinh tế trong đó chú trọng nhất là tăng trưởng kinh tế Mặt thứ hai là phát triển xã hội trong đó đề cao việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm Mặt thứ ba là bảo vệ môi trường với những nội dung được đưa lên hàng đầu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Ông Minoli de Bresser - Trợ lý Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong bài phát biểu của mình cũng khẳng định: “Sự nghiệp phát triển con người bền vững trong thiên niên kỷ tới phải dựa trên sự kết hợp thành công của hệ thống kinh tế thị trường với việc duy trì một môi trường và một xã hội dân sự dựa trên hoà bình, dân chủ, sức khoẻ, những truyền thống khoan dung và sự ổn định xã hội” [42, lời nói đầu]
Công cuộc đổi mới của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Công cuộc đổi mới làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng ổn định, phát triển và sự tăng trưởng kinh tế đã tạo nền tảng cho việc cải
Trang 9bền vững Định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới là tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, kết hợp với tranh thủ ngoại lực nhằm đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội Theo đó, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường môi sinh tiếp tục là những nhiệm vụ ưu tiên của Việt Nam Trong đó, mục tiêu hàng đầu là đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo vào năm 2010 và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020
Để thực hiện thành công những nhiệm vụ ưu tiên trên, Việt Nam phải phát huy nội lực là chính nhưng cũng rất cần đến sự hợp tác và giúp đỡ từ bên ngoài Cộng đồng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) là một trong những lực lượng được Chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo điều kiện khuyến khích hoạt động Đây là một chính sách đúng đắn bởi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các TCPCPNN ngày càng trở thành một lực lượng có vai trò quan trọng mà trong quan
hệ đối ngoại của mỗi quốc gia cần phải tính đến Với phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới, các TCPCPNN đã góp một cách có ý nghĩa vào việc cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi tại quốc gia nơi họ tiến hành viện trợ nhằm giúp người dân nơi đó có một sinh kế đảm bảo sự phát triển bền vững Dự án tài trợ của các TCPCPNN đã vượt khỏi mục tiêu nhân đạo và ngày càng hướng tới mục tiêu phát triển, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng nghèo
Khác với viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà trong đó phần lớn là các khoản cho vay từ chính phủ các nước cho Việt Nam, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) là khoản viện trợ không hoàn lại So với nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ PCPNN tuy khiêm tốn về quy mô nhưng có khả năng đáp ứng nhanh và kịp thời các nhu cầu cấp bách của nhiều người nghèo tại những vùng đặc biệt khó khăn của Việt Nam Cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước, viện trợ PCPNN đã góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở, chung sức với Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong mặt trận xoá đói giảm nghèo,
Trang 10góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất trân trọng và đánh giá cao sự giúp đỡ từ phía các TCPCPNN
Với chủ trương tranh thủ tối đa và nâng cao hơn nữa hiệu quả viện trợ PCPNN để tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước, cộng với những thành công trong công cuộc đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam đã ngày càng thu hút được nhiều TCPCPNN đến hoạt động Hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trong khoảng hơn một thập kỷ gần đây trở nên rất sôi động với sự gia tăng về số lượng các tổ chức và giá trị viện trợ Các quan hệ và viện trợ của các TCPCPNN ngày càng đi vào chiều sâu Cho đến nay, tất cả 64 tỉnh thành của nước
ta đều nhận được sự giúp đỡ thiết thực từ các TCPCPNN Sự giúp đỡ của các TCPCPNN đối với người dân nghèo Việt Nam không chỉ đơn thuần là hỗ trợ về vật chất trực tiếp (tiền và hàng) mà còn lồng ghép chuyển giao kinh nghiệm và đào tạo nhằm cung cấp cho người nghèo những phương pháp, kỹ năng làm kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của họ để họ có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời có thể hỗ trợ những người khác cùng vượt qua đói nghèo Bên cạnh
đó, dự án của các TCPCPNN đều tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, giới thiệu và áp dụng các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển, như phương pháp
có sự tham gia của người dân với mục tiêu không chỉ trợ giúp cho nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp mà còn tạo các điều kiện thuận lợi, tăng cường và thúc đẩy các thể chế để người dân có điều kiện phát triển tốt hơn
Khái niệm “TCPCPNN” còn khá mới mẻ đối với nhiều người dân Việt Nam, cũng như sự nhận thức về tầm quan trọng của viện trợ PCPNN còn hạn chế ở nhiều địa phương, coi viện trợ PCPNN là cho không nên dẫn đến sự thiếu chú trọng trong công tác vận động và sử dụng viện trợ, vẫn còn tư tưởng được đến đâu hay đến đấy Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá về viện trợ PCPNN là điều cần thiết để có
sự nhận thức, khai thác và sử dụng đúng đắn, hiệu quả hơn đối với nguồn lực này
Khu vực phi lợi nhuận, tự nguyện, hoạt động của các TCPCP (tổ chức phi
Trang 11Kinh tế Luân đôn, Viện Nghiên cứu Phát triển thuộc Đại học Suxess vv…) từ lâu nay đã thành lập các khoa chuyên nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực PCP (phi chính phủ), phi lợi nhuận và đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về chủ đề này Tuy nhiên ở Việt Nam chủ đề này dường như chưa thu hút được sự quan tâm của giới học giả và cho đến nay số lượng các tài liệu, nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế
Vì những lý do trên, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam (1996 - 2006)” làm đề tài luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói ở phần trên, mảng đề tài về các TCPCPNN ở Việt Nam còn chưa được khai thác Chính vì vậy, các tài liệu hiện có về chủ đề này chưa nhiều Những cuốn sách được giới thiệu dưới đây, kể cả tài liệu nước ngoài được dịch và xuất bản tại Việt Nam, là những tài liệu cơ bản và tổng quan nhất về các TCPCPNN tại Việt Nam và cũng là nguồn tài liệu tham khảo chính
Cuốn sách đầu tiên phải kể đến là cuốn “Tổ chức và hoạt động PCPNN ở
Việt Nam” do Nguyễn Văn Thanh chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
xuất bản vào năm 1995 Nội dung cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin rất cơ bản
về sự ra đời của loại hình TCPCP trên thế giới, về tình hình hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1996 cũng như một số dự án viện trợ tiêu biểu
Viết về các TCPCPNN là thành viên của Trung tâm dữ liệu các TCPCP (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) với những thông tin khái quát về tên tổ chức, lịch sử ra đời, tôn chỉ, mục đích, địa chỉ liên lạc và danh mục các lĩnh
vực hoạt động của từng tổ chức là cuốn “Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại
Việt Nam” xuất bản hàng năm từ năm 1991 (bằng tiếng Anh) và từ năm 1995 (bằng
tiếng Việt) của Trung tâm dữ liệu các TCPCP - thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Ngoài ra cũng cần kể đến những tác phẩm sau:
Trang 12Sổ tay hướng dẫn các TCPCPNN tại Việt Nam của Ban điều phối viện trợ
nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2003) trong đó chủ yếu cung cấp những thông tin mang tính chất hướng dẫn các TCPCPNN hoạt động như thông tin về môi trường pháp lý, các lĩnh vực hoạt động mang tính định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam để định hướng cho các TCPCPNN hoạt động
Hành trình của một dự án phát triển (sách dịch) (NXB Chính trị Quốc gia
năm 2001) của tập thể tác giả Etienne Beaudoux, Genevieve De Crombrugghe; Francis douxchamps; Marie - Christine Gueneau; Mark Niewkerk đã cung cấp nhiều thông tin cơ bản như về bản chất, loại hình, nội dung của một dự án phát triển của TCPCP Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp về mặt phương pháp luận trong quá trình triển khai những dự án phát triển và giới thiệu các phương pháp, công cụ, các tác nhân trong dự án phát triển
Tác phẩm Bước vào thế kỷ XXI - Hành động tự nguyện và chương trình nghị
sự toàn cầu (sách dịch) của David Korten (NXB Chính trị Quốc gia năm 1996) đã
trình bày những thách thức mà nhân loại phải đối mặt khi bước vào thế kỷ XXI và nêu lên sự cần thiết phải đoàn kết nhau lại vì một thế giới hoà bình Trong cuốn sách này, tác giả khẳng định vai trò của các TCPCP trong việc thực hiện chiến lược phát triển mới theo hướng công bằng, bền vững, vì mọi người, lấy nhân dân làm trung tâm
Tác phẩm Những bài học rút ra từ một thập kỷ kinh nghiệm của tác giả
Nguyễn Kim Hà là một tác phẩm phân tích chiến lược về phương pháp và hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam từ năm 1990 đến 1999 Đây là một công trình nghiên cứu sâu và công phu Tuy nhiên, đây không phải là một tác phẩm có cái nhìn tổng quan về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn 1996 - 2006) và chưa đánh giá được đóng góp của viện trợ PCPNN đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững ở Việt Nam Bên cạnh đó cũng có những báo cáo đánh giá hiệu quả của từng chương trình/ dự án cụ thể tại các địa phương ở Việt
Trang 13Tóm lại, viết về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam và đánh giá vai trò của viện trợ PCPNN trong công cuộc xoá đói giảm nghèo vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1996 - 2006 chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách thực sự đầy đủ và toàn diện Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp một phần kiến thức cùng với các tác phẩm trước đây, với những thông tin, thực trạng và phân tích cập nhật hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trong khoảng thời gian hơn mười năm (1996 - 2006) để thấy được sự đóng góp của các TCPCPNN cho công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam, qua đó nâng cao sự hiểu biết hơn về các TCPCPNN và viện trợ PCPNN Tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động của các TCPCPNN, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN một cách có hiệu quả hơn
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, nội dung của Luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ những kiến thức tổng quan về loại hình TCPCP, viện trợ PCP và khái quát lịch sử hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1996
- Khái quát về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trong giai đoạn (1996 - 2006) từ công tác quản lý, vận động viện trợ cho đến tình hình viện trợ của các TCPCPNN Với những số liệu thu thập được trong giai đoạn 1996 -2006, luận văn đi sâu đánh giá sự đóng góp của các TCPCPNN trong việc hỗ trợ các nguồn lực
để giúp nhiều người nghèo ở Việt Nam xoá đói giảm nghèo, hướng đến sự phát triển bền vững
- Đưa ra một số nhận xét và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN trong thời gian tới
Trang 144 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về mặt nội dung là hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trong đó bao gồm từ công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan Việt Nam có thẩm quyền đến thực trạng hoạt động của các TCPCPNN (bao gồm số lượng tổ chức hoạt động, giá trị viện trợ, lĩnh vực viện trợ, khu vực viện trợ, những đóng góp chủ yếu vì mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam)
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về mặt thời gian là từ năm 1996 đến năm
2006 Lý do chọn mốc từ năm 1996 là vì đây là mốc thời gian khuôn khổ pháp lý của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động này được chuyển sang một giai đoạn mới với nhiều cải tiến và đây cũng là giai đoạn hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam diễn ra sôi động, có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam
Do mục đích của Luận văn tập trung làm rõ những đóng góp của các TCPCPNN vì giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam nên không đi sâu tìm hiểu về một số mặt còn hạn chế trong hoạt động của một số TCPCPNN và hy vọng nội dung này sẽ được nghiên cứu trong một đề tài khác
Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam (1996- 2006)”, đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam trong những năm 1996 - 2006
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu chính sau:
- Các báo cáo của Uỷ ban công tác về các TCPCPNN
Trang 15- Những đánh giá cuối kỳ về các dự án của một số TCPCPNN được lưu trữ tại
cơ sở dữ liệu của Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và của Trung tâm dữ liệu các TCPCP thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
- Sách, báo, tạp chí của một số tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến các TCPCPNN
- Một số trang web
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để hoàn thành các nhiệm vụ
mà luận văn đặt ra
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về các TCPCPNN tại Việt Nam, tổng hợp các mốc quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và các TCPCPNN, đưa ra một bức tranh tổng quan về thực trạng hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trong thời gian hơn mười năm gần đây
- Qua sự hệ thống, khái quát đó, luận văn đưa ra một số nhận xét, đánh giá về hoạt động của các TCPCPNN, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, góp phần giúp cho công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN được hiệu quả hơn
- Luận văn có thể làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN, các tổ chức Bộ ngành cả ở Trung ương và địa phương muốn tìm hiểu về các TCPCPNN ở Việt Nam, sinh viên học trong các ngành phát triển xã hội, cũng như chính các TCPCPNN đang hoạt động tại Việt Nam
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Trang 16Chương 1: Tổng quan về TCPCP và Lịch sử hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1996
Chương 2: TCPCPNN với hoạt động vì giảm nghèo và phát triển ở Việt Nam (1996 - 2006)
Chương 3: Một số nhận xét, kiến nghị
Trang 17PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TCPCP VÀ LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCPCPNN
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1996
1.1 Tổng quan về TCPCP và viện trợ PCP
1.1.1 Tổng quan về TCPCP
1.1.1.1 Về tên gọi và bản chất của TCPCP
Ngày nay, “TCPCP” là một từ phổ biến và quen thuộc trên thế giới bởi các TCPCP ra đời và hoạt động như một hiện tượng xã hội đầy sức sống và mang tính toàn cầu
TCPCP - tên tiếng Anh là Non-Governmental Organization (viết tắt: NGO)
là tên gọi chỉ mới xuất hiện từ giữa thế kỷ XX Trước đó, loại hình tổ chức này là các tổ chức nhân đạo và cộng đồng Khi nói về NGO, nhiều nước trên thế giới có những quan niệm, cách nhìn và sự đánh giá không giống nhau Danh từ “TCPCP” cũng không phải là một thuật ngữ thống nhất mang tính pháp lý chung, có nhiều cách gọi khác nhau ở các nước tuỳ theo tính chất cần nhấn mạnh Cụ thể như ở Mỹ, loại hình tổ chức này được gọi là các tổ chức tự nguyện tư nhân (Private Voluntary Organization, viết tắt là PVO) để nhấn mạnh tính chất tự nguyện hay gọi là tổ chức không vụ lợi (Non Profit Organization viết tắt là NPO) nhằm nhấn mạnh tính chất phi lợi nhuận Ngoài ra, ở một số quốc gia khác, loại hình tổ chức này chỉ đơn thuần gọi là tổ chức nhân dân (People Organization, viết tắt là PO) nghĩa là tổ chức do nhân dân lập nên
Tuy nhiên, tên gọi Non Governmental Organization (TCPCP) vẫn được đa số các nước sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính chất không phải do chính phủ lập nên Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm về loại hình TCPCP như sau: “TCPCP
là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, quỹ văn hoá xã hội, uỷ hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân mà theo pháp luật không thuộc khu vực nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận Loại hình tổ chức này không bao gồm
Trang 18các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận hay nhà thờ” [36, tr11- 12]
Năm 1993, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra khái niệm cụ thể hơn: Các TCPCP là những tổ chức tư nhân, tự nguyện, không vì lợi nhuận và được hỗ trợ ít ra là một phần bởi sự đóng góp tự nguyện của công chúng [154]
Như vậy theo khái niệm trên, TCPCP là tên gọi chung của một loại hình tổ chức hoạt động song song và bổ trợ cho các chương trình kinh tế - xã hội của nhà nước do nhân dân lập nên trên cơ sở tiền của, công sức của nhân dân Loại hình tổ chức này bao gồm nhiều hình thức tổ chức khác nhau như Hội, Đoàn, Hiệp hội, Quỹ, Câu lạc bộ, Viện, Trung tâm hoặc có thể chỉ do một số cá nhân đứng ra thành lập Một TCPCP có thể hoạt động như là một tổ chức tài trợ hay như là một tổ chức triển khai viện trợ
Xét về bản chất, các TCPCP có chung ba tính chất cơ bản Tính chất thứ nhất
là đứng ngoài chính phủ Tính chất này có nghĩa là các TCPCP không phải là một đảng phái chính trị, không được phép tham gia vào các hoạt động chính trị, không nằm trong khu vực Nhà nước Dù vẫn chịu sự quản lý của pháp luật nhưng các TCPCP không do chính phủ thành lập và hoạt động tương đối độc lập với chính phủ Tương đối độc lập nghĩa là trên thực tế, có một số TCPCP các nước còn phụ thuộc vào chính phủ nước họ bằng việc nhận sự tài trợ về tài chính Tuy nhiên xét
về bản chất các tổ chức này vẫn được coi là PCP bởi về mặt pháp lý những tổ chức này không đại diện cho chính phủ nước họ mà chỉ đại diện cho tổ chức của mình Khi thành lập, các tổ chức này vẫn đăng ký với chính phủ là một tổ chức mang tính chất tư nhân Vì vậy, để nhận biết tính chất PCP của một tổ chức thì phải nhìn vào hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức đó chứ không chỉ căn cứ vào nguồn tài trợ mà một tổ chức có được
Tính chất thứ hai là tính chất tự nguyện Tính tự nguyện của TCPCP được biểu hiện trong việc lựa chọn mục tiêu thành lập tổ chức cũng như trong việc lựa
Trang 19với nhau và họ hoạt động vì những mục tiêu cao cả, vì lợi ích của cộng đồng như cứu trợ trẻ em, giúp đỡ người tàn tật, giúp những người lưu lạc, bảo vệ môi trường Các cá nhân trong tổ chức đều tự nguyện và tự giác thực hiện các nhiệm
vụ của tổ chức mình mà không đòi hỏi một điều kiện nào trong khi làm việc Tính chất tự nguyện, tự quản của các TCPCP bền vững tới mức trở thành nguyên tắc hoạt động của tổ chức và tạo nên nét đặc trưng riêng của loại hình tổ chức này
Thứ ba là tính chất phi lợi nhuận hay còn gọi là tính chất không vụ lợi Đây cũng là một đặc trưng quan trọng của TCPCP Các TCPCP ra đời đều xuất phát từ mục đích nhân đạo và cộng đồng chứ không phải xuất phát từ mục đích thương mại
Tác giả Howard L Oleck và Marth E Stewart trong tác phẩm “Các hội, tổ chức và tập đoàn không vụ lợi” đã giải thích tính chất không vụ lợi có nghĩa là không bộ phận thu nhập hoặc lợi nhuận nào được chia cho các thành viên, giám đốc, nhân viên [103, tr 15-16]
Nói cách khác, việc thành lập tổ chức không nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận để chia cho các thành viên Có những TCPCP kiếm lời bằng việc sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ để tự trang trải chi phí hoạt động, để lấy tiền tài trợ cho các chương trình, dự án và để phát triển tổ chức của mình
Tóm lại, đứng ngoài chính phủ, tự nguyện và không vì mục tiêu lợi nhuận là
ba đặc trưng cơ bản của các TCPCP Dù được gọi theo những tên gọi khác nhau: TCPCP, tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức tự nguyện nhân dân thì chúng vẫn có những bản chất cơ bản nêu trên
1.1.1.2 Nguyên nhân ra đời TCPCP
Về lịch sử ra đời, các TCPCP ra đời xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề xã hội mang tính chất từ thiện và nhân đạo Tiền thân của các TCPCP ngày nay là các nhóm tự nguyện tiến hành các hoạt động từ thiện mang mục đích cứu trợ, giúp đỡ những con người bất hạnh trong cuộc sống, những nạn nhân của thiên tai và chiến tranh Hoạt động từ thiện, nhân đạo là một hoạt động có từ rất lâu trong lịch
sử nhân loại, từ khi xã hội phân chia giai cấp và nảy sinh những bất công đối với giai cấp bị thống trị Phôi thai của hoạt động từ thiện chính là xuất phát từ lòng nhân
Trang 20ái Đây là hoạt động thể hiện tính nhân văn sâu sắc của con người và phát triển theo
sự tiến bộ của xã hội
Loại hình hoạt động tình nguyện cứu trợ nhân đạo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi quốc gia, mọi chế độ xã hội Ở các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ đều xuất hiện những hoạt động từ thiện nhằm cưu mang, giúp đỡ những con người nghèo khó Theo các nhà sử học, từ thời
cổ đại, những việc làm cụ thể để giúp đỡ những người nghèo đói, những người đau yếu, tàn tật, cô đơn đã được nhiều cá nhân thực hiện
Từ 1400 năm TCN (trước công nguyên), những người thợ đẽo đá Ai Cập đã biết lập quỹ tập thể để cứu trợ nhau khi xảy ra tai nạn Ở Hy Lạp cổ đại, người dân cùng đóng nguyệt liễm để giúp vào việc mai táng cho người quá cố hoặc để hỗ trợ lẫn nhau khi một thành viên của họ gặp phải hoàn cảnh éo le như thiếu lương thực,
ốm đau, bệnh tật Thế kỷ thứ VIII TCN, những người thợ mộc, thợ rèn, thợ gốm, thợ thuộc da thời La Mã cũng đã biết lập phường, lập hội tương tế Vào thế kỷ XI
và XII, dưới ảnh hưởng của giáo hội, nhiều tổ chức từ thiện, cứu trợ ra đời ở Châu
Âu và hoạt động ngày càng mang tính tổ chức cao, độc lập với giới chủ Và chính những bất công xã hội nảy sinh từ thế kỷ XIV đã làm cho hoạt động tương tế của những người lao động ngày càng có tính tổ chức Họ lập phường, hội nghề nghiệp của riêng họ, biệt lập với giới chủ
Cách đây hơn hai trăm năm, khi người Anh đổ bộ lên Châu Mỹ, họ cũng đã
tổ chức ra các hội để giúp đỡ lẫn nhau trong những ngày đầu lập nghiệp
Dưới chế độ phong kiến, ở Châu Âu cũng như Châu Á, mỗi khi đất nước gặp thiên tai bão lụt, hạn hán, nhà vua đều có lệnh phát chẩn cứu đói, giảm thuế, giảm sưu cho dân Còn nhân dân thì nhường cơm sẻ áo cho nhau, lá lành đùm lá rách
Sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa, khi sự phân biệt giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc và sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động ngày càng gia tăng thì hoạt động từ thiện cũng phát triển mạnh hơn, phong phú đa dạng hơn, mang tính xã hội cao hơn và bắt đầu trở thành hoạt động mang tính có tổ chức
Trang 21người bất hạnh và nhiều tổ chức đã lên tiếng đấu tranh để chính phủ quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội
Một số nhà tư tưởng như Thomas More, Saint Simon, Fran cois, Fourier, Robert Owen đã nêu lên ý tưởng cho ra đời một xã hội xoá bỏ hết áp bức, bất công Tuy xã hội đó không thể thực hiện được trong chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng những tư tưởng tiến bộ đó đã gieo mầm cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện và dẫn đến sự ra đời các nhà tế bần, cô nhi viện, viện dưỡng lão Những hoạt động này chính là tiền thân hoạt động của các TCPCP sau này
Quy mô của hoạt động từ thiện ngày càng phát triển Ban đầu chỉ là ý tưởng của một cá nhân, nhóm cá nhân rồi sau phát triển thành hành động của hội đoàn, của
tổ chức Phạm vi hoạt động của các tổ chức nhân đạo từ thiện (về sau là TCPCP) cũng ngày càng mở rộng Lúc đầu, các tổ chức này chỉ lo làm việc nghĩa trong nước nhưng trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân, các tổ chức từ thiện của nhân dân đã vươn tới các thuộc địa Á - Phi - Mỹ La tinh để đáp ứng việc cứu trợ cho các nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc thực dân
Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội loài người và lịch sử đấu tranh xã hội, đấu tranh với giới tự nhiên, hoạt động có tính chất nhân đạo từ thiện mang tính chất tự phát của những cá nhân riêng lẻ đã phát triển thành các hoạt động mang tính
tự giác có tổ chức, có tính xã hội cao và phục vụ sự phát triển của xã hội Các TCPCP mang nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo mục tiêu khi thành lập và có lịch sử
ra đời khác nhau (như gắn với cứu trợ chiến tranh, gắn với cứu trợ môi trường hay giải quyết những vấn đề xã hội ) nhưng đều có chung một mục đích giảm bớt đau khổ cho con người và vì một xã hội tiến bộ công bằng, văn minh
1.1.1.3 Sự phát triển của TCPCP
Sự ra đời của loại hình TCPCP và hoạt động PCP được chứng minh là có từ
xa xưa, từ khi xã hội nảy sinh áp bức bất công nhưng sự phát triển lớn mạnh của nó
để trở thành một lực lượng xã hội rộng khắp toàn cầu chỉ thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 22Chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai, chết chóc đã làm thức tỉnh lương tri, thôi thúc con người cùng nhau tổ chức và tiến hành các hoạt động nhân đạo, từ thiện và các tổ chức từ thiện lần lượt ra đời
Năm 1864, Hội Chữ thập đỏ quốc tế (nay là Hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) được thành lập để giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh và tù binh Năm 1919, Quỹ SC-UK (Anh) ra đời để giúp trẻ em ở nước Đức đang bị lực lượng đồng minh bao vây Năm 1942, cũng tại Anh, tổ chức Oxfam được thành lập để giúp người dân Hy Lạp dưới ách chiếm đóng của quân đội Hít le
Hai cuộc chiến tranh thế giới là hai cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch
sử nhân loại và đã để lại những hậu quả thảm khốc: chết chóc, bệnh tật, đói nghèo,
ly tán làm rung động lương tri của nhân loại tiến bộ Bên cạnh đó, cuộc sống của con người đang phải đối mặt với những thách thức và hiểm hoạ ngày càng tăng do chính con người gây ra như sự suy thoái của môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt, sự bùng nổ dân số, bệnh dịch tràn lan Những hiểm hoạ đó không một chính phủ nào
có thể giải quyết được nếu không có sự hợp tác giữa các chính phủ với nhau và sự tham gia của nhân dân thế giới Nhân dân các nước phát triển ý thức được những nguy cơ và trở ngại đối với sự phát triển bền vững của nước mình nếu không giúp
đỡ nhân dân các nước kém phát triển Chính vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, các TCPCP cùng với hoạt động của nó đã mở rộng ra khắp thế giới, đến với những châu lục còn đói nghèo
Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều dự án
và chương trình khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, các TCPCP đã đi đến kết luận
là bên cạnh các hoạt động cứu trợ nhân đạo, các TCPCP cần quan tâm nhiều hơn nữa tới các hoạt động phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên, để làm được điều này, họ cần có đối tác là những hội, đoàn thể quần chúng, tổ chức nhân dân ở những nước tiến hành viện trợ Vì vậy, từ những năm 1960 trở đi, TCPCP ở các nước Âu Mỹ đã vươn tới những quốc gia kém phát triển trên toàn thế giới và giúp các nước này thành lập TCPCP của chính họ để góp phần cùng chính phủ giải
Trang 23đoàn lớn mạnh và họ cũng liên kết với các TCPCP quốc gia để trở thành một lực lượng có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt quốc tế và đời sống xã hội các nước
Ở Mỹ, năm 1991 có tới 1,2 triệu TCPCP với 260 triệu hội viên và hàng năm quyên góp được hàng trăm tỷ USD Ở Anh năm 1992 có 400.000 TCPCP trong đó
có khoảng 100 tổ chức có hoạt động quốc tế Ở Pháp, có tới 700.000 hội với 520 tổ chức có hoạt động quốc tế Ở Canada có 40.000 tổ chức vào năm 1988 trong đó có
300 TCPCP hoạt động ở nước ngoài Ở Bỉ có 50.000 tổ chức, Đức có 4.800 tổ chức, Thuỵ Sỹ có 26.000 tổ chức [103, tr 16 -17]
Các TCPCP ở các quốc gia phát triển đã vươn đến các quốc gia đang phát triển ở mọi châu lục trên thế giới và dẫn đến sự ra đời hàng loạt TCPCP quốc gia
Từ sau năm 1960, nhiều TCPCP quốc gia và địa phương đã được thành lập ở các nước đang phát triển và trở thành một lực lượng mạnh mẽ vào những thập kỷ 1980 -
1990 Các TCPCP quốc gia và địa phương hoạt động song song với các TCPCP quốc tế để giải quyết những vấn đề của quốc gia nước họ
Theo số liệu nghiên cứu của một số TCPCP, ở Thái Lan năm 1984 có khoảng 15.000 hội hoặc quỹ mang tính chất PCP của người Thái; Ở Philippin (số liệu chưa đầy đủ) là từ 40.000 đến 50.000 tổ chức; Ở Inđônêxia, số TCPCP địa phương không xác định được cụ thể vì nhiều tổ chức không đăng ký chính thức, tuy nhiên theo ước tính Inđônêxia có khoảng 3.000 đến 4.000 TCPCP quốc gia và địa phương; Ở Trung Quốc có 180.000 tổ chức (1993); Ở Ấn Độ có tới hàng trăm ngàn TCPCP ở nông thôn Số lượng TCPCP ở Mianma và Malaixia không nhiều nhưng ngược lại Bănglađét giữ kỷ lục về số lượng TCPCP, nhiều đến mức mà người ta thường nói quá lên rằng nó nhiều tương đương với tỷ lệ dân số; Ở Chilê có 27.000 TCPCP; Ở Achentina vào đầu những năm 1980 có 2.000 tổ chức Phong trào thành lập các TCPCP cũng xuất hiện từ cuối những năm 1970 ở Đông Âu và bùng nổ sau khi chế
độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này sụp đổ; Hungari có 6.000 quỹ và 11.000 hội;
Ba Lan, Rumani và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng xuất hiện hàng loạt các TCPCP Ngay cả Nhật Bản (một nước được coi là chậm phát triển về loại hình tổ chức này) đến năm 1992 đã có 179 TCPCP và đến nay đã lên tới 278 tổ chức [103,
tr 32-34]
Trang 24Như vậy qua nhiều thế kỷ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm giúp đỡ lẫn nhau giữa những cộng đồng đơn lẻ đã phát triển vượt ra ngoài biên giới quốc gia, đồng thời tính chất của loại hình hoạt động này đã không chỉ dừng lại ở các hoạt động cứu trợ nhân đạo nữa mà còn được mở rộng sang các hoạt động phát triển bền vững
Sự phát triển mạnh mẽ của các TCPCP trên phạm vi toàn cầu vào cuối thập
kỷ 1980 được Ngân hàng thế giới nhận xét như một tác nhân tập thể của các hoạt động phát triển [103, tr 34]
Những số liệu trên đã phần nào phản ánh được sự phát triển của các TCPCP như một xu thế tất yếu của thời đại
1.1.1.4 Các loại hình TCPCP
Xét về loại hình và căn cứ vào phạm vi hoạt động, từ khi ra đời cho đến nay
có ba loại hình TCPCP hoạt động phổ biến Đó là các TCPCP mang tính chất quốc gia, TCPCP mang tính chất chính phủ và TCPCP mang tính chất quốc tế
Loại hình TCPCP mang tính chất quốc gia có tên tiếng Anh là National Non
- Governmental Organizations (viết tắt là NNGO) Đây là loại hình tổ chức mà các thành viên đều mang một quốc tịch và các tổ chức này chủ yếu hoạt động trong phạm vi quốc gia Loại hình tổ chức này ra đời trong thời kỳ đầu và có số lượng rất lớn Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, loại hình tổ chức này đã mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ dừng lại ở trong nước
Loại hình TCPCP mang tính chất quốc tế có tên tiếng Anh là International Non - Governmental Organizations (viết tắt là INGO) Trái với TCPCP mang tính chất quốc gia, loại hình tổ chức này do các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra với phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới
Các TCPCP mang tính chất chính phủ với tên tiếng Anh là Govermental Non
- Governmental Organizations (viết tắt là GNGO) Loại hình này gồm các tổ chức
do chính phủ của một nước lập ra hoặc những tổ chức bị phụ thuộc vào ngân sách
Trang 25không đại diện cho chính phủ Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đã phần nào làm giảm bớt tính chủ động, linh hoạt vốn có của các TCPCP bởi sự tài trợ về tài chính của chính phủ sẽ đi đôi với việc can thiệp ít nhiều vào tôn chỉ cũng như hoạt động của loại hình TCPCP này
Ngày nay, hầu hết chính phủ các nước phát triển đều tài trợ cho TCPCP Các TCPCP được sử dụng như người làm hợp đồng cho các chương trình viện trợ của chính phủ Nguyên nhân của xu thế trên là do các TCPCP làm việc khá hiệu quả trong lĩnh vực viện trợ phát triển và ngày càng có tiếng nói trong cộng đồng Dù thuộc loại hình nào, mỗi TCPCP đều được thành lập và hoạt động tuân theo luật pháp nước mình đồng thời hoạt động tuân theo tập quán quốc tế cùng pháp luật của quốc gia nơi tiến hành viện trợ Dưới nhiều tên gọi khác nhau, các TCPCP đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới và hoạt động cùng với sự nỗ lực của các chính phủ trong quá trình phát triển xã hội vì hạnh phúc của con người
1.1.1.5 Nguồn tài chính của TCPCP
Để ra đời, hoạt động và duy trì sự tồn tại của mình, TCPCP cần có một nguồn kinh phí hoạt động Ngân sách của TCPCP chủ yếu có được từ các nguồn chính sau đây: cá nhân, từ các hoạt động kinh doanh- dịch vụ, công ty và chính phủ Hoạt động gây quỹ hoặc xin tài trợ của các TCPCP có thể được tiến hành theo đợt hoặc tiến hành thường xuyên Hoạt động gây quỹ theo đợt là để có ngân sách phục
vụ những hoạt động lớn hoặc những hoạt động cứu trợ khẩn cấp, được thực hiện sau khi có những sự kiện cần được cứu trợ (thiên tai, chiến tranh ) xảy ra Ngân sách
từ hoạt động gây quỹ theo đợt này thường được xác định dành cho các hoạt động và địa bàn cụ thể Hoạt động gây quỹ thường xuyên là các hoạt động có kế hoạch từ trước và được thực hiện thường xuyên để lấy ngân sách phục vụ các hoạt động viện trợ nhân đạo và phát triển chung, có thể dành cho các hoạt động và địa bàn chưa xác định
Nguồn đóng góp từ các cá nhân hảo tâm là một nguồn rất lớn, đặc biệt đây là tấm lòng của các cá nhân vì mục đích nhân đạo Có nhiều hình thức quyên góp tiền
từ các cá nhân: đóng góp của các thành viên; mỗi buổi đi lễ ở nhà thờ, mỗi cá nhân
Trang 26tự nguyện đóng góp một khoản tiền nhỏ vào quỹ của nhà thờ để phục vụ mục đích nhân đạo; tại các cửa hàng và siêu thị có những hộp quyên góp tiền để vận động những người hảo tâm đóng góp chút tiền lẻ sau khi mua hàng; hoặc hình thức mà gần đây Việt Nam đã áp dụng là nhắn tin bằng điện thoại di động để đóng góp cho những mục đích nhân đạo cũng là một hình thức đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Một trong những TCPCP lớn, có ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng các TCPCP quốc tế là tổ chức OUK Trong một chuyến thăm gần đây tới Việt Nam (tháng 7 năm 2007), bà Barbara Stocking - Giám đốc điều hành của tổ chức - cho biết trên 50% ngân sách của tổ chức là do các cá nhân hảo tâm đóng góp và rất nhiều người trong số họ cũng là những người rất nghèo Có thể nói, có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú để quyên góp tiền từ các cá nhân Đây là một nguồn tài chính rất có ý nghĩa vì hành động đóng góp xuất phát từ tấm lòng nhân ái của mỗi cá nhân
Mặc dù bản chất là hoạt động phi lợi nhuận, tuy nhiên nhiều TCPCP cũng tiến hành một số hoạt động kinh doanh và dịch vụ để lấy tiền tài trợ giúp cho các đối tượng cần được giúp đỡ Ví dụ như: một số tổ chức tài trợ cho các hoạt động dạy nghề sau đó hỗ trợ tiêu thụ những sản phẩm hàng thủ công do những người được hưởng lợi sản xuất tại những nước phát triển Lãi thu được sẽ được trả một phần cho người làm ra sản phẩm, một phần được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động dạy nghề khác Tổ chức OUK có một hệ thống 700 cửa hàng trên toàn nước Anh Tại các cửa hàng này, tổ chức bán những đồ vật được tặng hoặc do tổ chức quyên góp được Hàng hoá bán tại các cửa hàng này có thể là những đồ cá nhân còn mới, có thể là sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp mà tổ chức vận động được (thay cho việc đóng tiền mặt) Hàng năm, hệ thống cửa hàng này đem lại một nguồn thu trên 20 triệu bảng Anh dùng để phục vụ cho các chương trình nhân đạo
và phát triển của tổ chức Cũng có những tổ chức có những hệ thống nhà máy hoặc dịch vụ rất phát triển và một phần lãi của các hoạt động kinh doanh được sử dụng
để làm nhân đạo Có những tập đoàn lớn cũng thành lập nên các TCPCP của mình
để không chỉ quảng bá hình ảnh của mình mà còn góp phần vào các hoạt động nhân
Trang 27của tập đoàn Ford ) Thông thường hai mảng hoạt động đó của các tổ chức loại này được tách rời nhau, mỗi mảng hoạt động chịu sự điều chỉnh của luật pháp theo một cách khác nhau
Với những tổ chức không có các hoạt động kinh doanh thì có một nguồn tài chính tiềm năng có thể vận động được là từ các doanh nghiệp Ở Mỹ và một số nước phát triển có quy định khi một công ty/doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động nhân đạo và chứng minh được việc tài trợ đó thì sẽ được giảm một phần thuế Chính những chính sách như vậy đã giúp việc vận động tài trợ cho các hoạt động nhân đạo
và phát triển của các TCPCPNN gặp nhiều thuận lợi
Bên cạnh đó, trên thực tế, ngày nay rất nhiều TCPCP hoạt động nhờ vào sự tài trợ của chính phủ các nước
Ở các nước phát triển như Thuỵ Sĩ, Na Uy, Mỹ, Canada, Bỉ, Đức, Thuỵ Điển chính phủ thường dành cho các TCPCP của nước mình hoặc của nước khác một nguồn kinh phí từ 5% đến 20% trong viện trợ phát triển chính thức (ODA) và coi đó như một kênh thứ hai của viện trợ Để kiểm soát hoạt động viện trợ của các
tổ chức này, chính phủ các nước trên đã lập ra một cơ quan chuyên trách có nhiệm
vụ quan hệ và phối hợp với những TCPCP đó Cụ thể, Mỹ có USAID, Na Uy có NORAID, Thuỵ Điển có SIDA, Ôxtrâylia có AusAID, Đan Mạch có DANIDA Ngoài ra, một số TCPCP còn nhận được sự tài trợ từ chính phủ nước khác, từ liên chính phủ như Liên minh châu Âu (EU), từ Liên Hợp Quốc và các thiết chế tài chính lớn
Điều này chứng tỏ vai trò và hiệu quả hoạt động của các TCPCP ngày càng được đánh giá cao
1.1.1.6 Mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP
Các TCPCP ra đời là một nhu cầu tự nhiên nhằm mục đích hoạt động nhân đạo, từ thiện và cứu trợ xã hội Dù ra đời dưới hình thức này hay hình thức khác thì
đó cũng là những hoạt động do các nhu cầu khách quan của xã hội nhằm giúp đỡ những người khốn khổ
Trang 28Dorothy Day - tình nguyện viên của một TCPCP đã nói “Có một lời kêu gọi chúng tôi, lời kêu gọi phục vụ - rằng chúng tôi hãy hợp sức với những người khác làm cho mọi sự đều tốt đẹp hơn lên trên trái đất này” [103, tr 58]
Với nguồn gốc xuất phát ban đầu phần lớn là những nhóm từ thiện nhỏ có liên quan ít nhiều tới các giáo phái tôn giáo, nội dung hoạt động của các TCPCP là trợ giúp cho các nạn nhân của chiến tranh, thiên tai và đói nghèo; đồng thời cũng tranh thủ thông qua hoạt động viện trợ để truyền giáo
Tuy nhiên theo thời gian, mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP đã thay đổi nhằm đáp ứng những nhu cầu mới và thách thức mới của thời đại
Sau chiến tranh thế giới II, sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc đánh dấu một kỷ nguyên mới phấn đấu vì con người, vì sự phát triển xã hội Năm 1949, Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền con người được coi là một cam kết chính thức của tất cả các quốc gia thành viên nhằm loại trừ đói nghèo và bất công trên thế giới Tuy nhiên, sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ về kinh tế ở các nước phát triển sau chiến tranh đã kéo theo sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nước giàu và nước nghèo Ngoài ra, những hiểm hoạ như môi trường suy thoái, tài nguyên cạn kiệt, hiệu ứng nhà kính, bệnh dịch truyền nhiễm đang trở thành mối đe doạ ngày càng lớn tới cuộc sống, tới sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia Vì vậy, từ thập kỷ 1960 trở đi, hoạt động PCP không chỉ bó hẹp trong cứu trợ nhân đạo mà đã mở rộng sang phát triển Các lĩnh vực được các TCPCP quan tâm là những vấn đề nóng bỏng của nhân loại như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự gia tăng dân số, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, vấn đề hoà bình giữa các dân tộc Lĩnh vực hoạt động của các TCPCP hiện nay rất rộng lớn, có mặt trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
Về thời gian hoạt động, trước đây vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên các chương trình hoạt động của các TCPCP thường không dài, chỉ mang tính chất sự kiện rồi giải thể khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ thì nay đã chuyển sang hoạt động lâu dài
và thường xuyên hơn nhằm đạt được hiệu quả viện trợ cao trong bối cảnh chiến
Trang 29Những thay đổi về mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP ở trên chính là kết quả của một cách nhìn mới đối với thế giới và những hiểu biết mới về
sự phát triển
1.1.1.7 Sự nhìn nhận về vai trò của các TCPCP
Kinh phí hoạt động của các TCPCP phần lớn được tạo ra từ nhiều nguồn đóng góp nhỏ lẻ vì vậy giá trị viện trợ của TCPCP cho các đối tác thụ hưởng không lớn so với các nguồn viện trợ khác và những chương trình, dự án tài trợ thường nhỏ, thời gian không dài Tuy nhiên, lợi thế của các TCPCP là biên chế gọn nhẹ, ít mắc phải bệnh hành chính giấy tờ nên có khả năng đáp ứng nhanh, kịp thời các yêu cầu giúp đỡ Nếu như những tổ chức lớn và các cơ quan chính phủ đều phải mất nhiều thời gian mới có thể thay đổi được những quyết định lớn trong khi đó các TCPCP
có thể thay đổi nhanh và đáp ứng được những yêu cầu mới trong tình hình mới nhờ
sự linh hoạt về cơ cấu tổ chức nhỏ cùng phương pháp làm việc đa dạng, theo đuổi nhiều cách tiếp cận trong các lĩnh vực khác nhau
Bằng hoạt động thực tiễn của mình, các TCPCP đã có ảnh hưởng ngày càng lớn đến những vấn đề nóng bỏng của thời đại và trở thành một lực lượng được các
tổ chức quốc tế và các chính phủ quan tâm
Nguyên tổng thống Mỹ Reagan ngay từ năm 1981 đã nhận định có thể chuyển giao nhiều việc của chính phủ cho khu vực tự nguyện Nguyên thủ tướng Anh Thatcher thì gọi họ là “trái tim của toàn bộ cung ứng về phúc lợi xã hội” Nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan gọi các TCPCP là “lương tri của nhân loại” [103, tr 34 - 35]
Không chỉ tham gia làm từ thiện, một số TCPCP còn nâng cao tầm hoạt động của mình bằng việc tác động vào những vấn đề có ý nghĩa cao cả hơn như vận động chính phủ nước mình giảm hoặc xoá nợ cho các nước nghèo, kêu gọi chính phủ phải thực hiện cam kết dành một phần trong Tổng thu nhập quốc dân (GNP) cho viện trợ chính thức, chống những chính sách của chính phủ gây bất lợi cho người nghèo như chống mua ép nguyên liệu, đấu tranh vì công bằng thương mại, yêu cầu
mở thị trường cho hàng hoá các nước kém phát triển Một vài TCPCP bị phê phán
Trang 30là có những hoạt động chính trị hoá sự nghiệp nhân đạo như lên án Khơme đỏ gây
ra hoạ diệt chủng ở Campuchia, hỗ trợ cho các dự án của chính phủ macxít ở Nicaragoa, giúp đỡ nhân dân Cuba vượt qua những khó khăn khi bị bao vây, cấm vận nhưng trên thực tế những hoạt động đó đều đấu tranh cho lợi ích của người nghèo [103, tr 23-24]
Ngược lại, cũng có một bộ phận không nhỏ TCPCP phụ thuộc vào ngân sách chính phủ nước họ và đã có nhiều hành động tiếp tay cho chủ nghĩa đế quốc thực dân, đi ngược lại những tôn chỉ, mục đích tốt đẹp mà họ đã nêu
Năm 1972, Hội nghị Xtốckhôm về môi trường đã diễn ra và được coi là một cột mốc xác định vai trò của các TCPCP Tại Hội nghị này, nhiều vấn đề quan trọng
có ý nghĩa sống còn của nhân loại đã được đưa ra bàn bạc Kể từ đó, các TCPCP thường tổ chức những diễn đàn riêng của mình để bổ sung cho Hội nghị chính thức của các chính phủ và trong nhiều trường hợp đại diện TCPCP còn được tham dự cùng với đại diện chính phủ trong các Hội nghị quốc tế chính thức
Năm 1979, thành viên của một số TCPCP có uy tín đã được mời tham dự Hội nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Năm 1986, đại diện một số TCPCP được mời tham dự một phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bàn về giúp đỡ các nước Nam Xahara Tiếng nói của các TCPCP cũng ngày càng được chú ý ở các nước phát triển Năm
1985, 20.000 đại diện của hầu hết các TCPCP ở Anh đã tham gia biểu dương lực lượng trước cung điện Westminter để đòi Chính phủ thay đổi chính sách đối với các nước đang phát triển trên bốn lĩnh vực: viện trợ lương thực, mậu dịch, viện trợ phát triển và giảm nợ Liên minh của bốn TCPCP Hà Lan (gồm CEBEMO, ICCO, NOVIB, HIVOS) hàng tháng đều họp với Tổng cục Hợp tác và Phát triển của chính phủ để góp ý về chính sách viện trợ của Hà Lan cho các nước kém phát triển nhất
và các nhóm dân cư chịu thiệt thòi nhất Hai tổ chức của Bỉ (CNCD và NCO) với sự
hỗ trợ của các thị trưởng và các vị lãnh đạo tôn giáo đã vận động được 77 nhà bác học được giải thưởng Nôben đưa lời kêu gọi chấm dứt nạn đói của thế giới ra trước
Trang 31đã vận động Chính phủ thông qua điểm bổ sung một đạo luật theo đó các ngân hàng không được tài trợ cho các dự án có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường Đạo luật yêu cầu các dự án phát triển phải đi kèm thẩm định hậu quả sinh thái, công bố cho nước vay tiền biết trước 120 ngày trước khi ngân hàng bỏ phiếu thông qua khoản cho vay Trên thực tế, ở Mỹ, các tổ chức không vụ lợi được đánh giá có vai trò không thua kém bất kỳ loại hình tổ chức nào khác trong xã hội Mỹ
Các TCPCP cũng có tác động mạnh mẽ tới các định chế tài chính quốc tế Từ năm 1981, một Uỷ ban chung của các TCPCP và Ngân hàng thế giới được thành lập
để thảo luận những vấn đề về chính sách như giảm nghèo, động viên nhân dân tham gia các chương trình phát triển, điều chỉnh cơ cấu và giải quyết vấn đề môi trường Cho đến năm 1990, 20% các dự án của Ngân hàng thế giới có sự tham dự với mức
độ khác nhau của các TCPCP Các TCPCP còn lập ra Nhóm Giám sát Ngân hàng (Bank Watch) để theo dõi hoạt động của Ngân hàng thế giới và các định chế tài chính quốc tế, lập ra tổ chức “50 năm là quá đủ” để yêu cầu các ngân hàng và Quỹ tiền tệ quốc tế giúp đỡ các nước đang phát triển xoá bỏ nghèo đói, bảo vệ tài nguyên
và môi trường
Một số TCPCP quốc tế đã đăng ký quy chế tham vấn với Hội đồng kinh tế và
xã hội của Liên Hợp Quốc (viết tắt là ECOSOC) Ngày nay, hầu như bất cứ lúc nào
có hội nghị quan trọng của các định chế tài chính quốc tế, các ngân hàng phát triển
đa phương thì đều có các diễn đàn song hành của các TCPCP Chính phủ các nước phát triển cũng ngày càng tín nhiệm TCPCP hoạt động trong lĩnh vực viện trợ bằng việc trích một phần trong ODA viện trợ cho các nước thuộc thế giới thứ ba thông qua các TCPCP
Ngân hàng thế giới thừa nhận vai trò của các TCPCP đã tác động tới các chính sách của mình: “Các cuộc thảo luận giữa các TCPCP và Ngân hàng thế giới
về các vấn đề chính sách, đặc biệt là vấn đề nghèo khổ và môi trường đã góp phần vào sự phát triển các chính sách của Ngân hàng thế giới trong chương trình điều chỉnh cơ cấu” [103, tr 36]
Trang 32Qua hoạt động của mình, các TCPCP đã gián tiếp nâng cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong các vấn đề kinh tế - xã hội và đưa Uỷ ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc (ECOSOC) lên thành một cơ quan chính của mình
Ngày nay, quyền của các TCPCP được xác định và đảm bảo trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc, đồng thời được khẳng định bởi nhiều quyết định và nghị quyết khác Vai trò của các TCPCP được nâng cao trong cộng đồng các nước tài trợ và trên trường quốc tế Các TCPCP được coi là những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ và được tham gia xây dựng chính sách, xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển Cơ chế tham vấn, lấy ý kiến của các TCPCP đã được hình thành tại các diễn đàn quốc tế về những vấn đề toàn cầu, những vấn đề xã hội và thương mại Cơ chế này tỏ ra có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc hoạch định nên các chính sách
và chương trình phát triển Thực tế này thể hiện vai trò và vị trí ngày càng quan trọng của các TCPCP trong quan hệ quốc tế Các TCPCP trong tương lai được đặt nhiều hy vọng là sẽ có vai trò xúc tác cho những hoạt động mang tính chất toàn cầu
để giải quyết hai vấn đề lớn nhất đang tồn tại là đói nghèo và môi trường
Các TCPCP hoạt động như chiếc cầu nối trong việc thông tin cho các cơ quan chức năng của chính phủ và quốc tế những gì mà họ thấy được khi làm việc tại địa phương Họ phản đối những chương trình hoặc hoạt động có hại cho người nghèo Họ thông báo tình hình và những ước muốn của người nghèo cho chính phủ
và các tổ chức lớn Họ chính là tiếng nói của người nghèo trên thế giới
1.1.2 Tổng quan về viện trợ PCP
1.1.2.1 Sự ra đời của viện trợ
Danh từ “viện trợ” bắt đầu trở nên quen thuộc trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tháng 7/1944, một Hội nghị quốc tế gồm đại diện của 44 quốc gia đã diễn ra tại Bretton Woods, bang New Hampshire (Mỹ) để bàn về vấn đề tiền tệ và tài chính, thị trường và mậu dịch sau chiến tranh Kết quả của Hội nghị là sự ra đời của Ngân
Trang 33hoạt động như những thiết chế tài chính quốc tế nhằm giúp đỡ các nước khôi phục
và phát triển sau chiến tranh Cũng vào thời gian này, nước Mỹ đang cần thị trường
để tiêu thụ số hàng hoá thừa ế và cần đồng minh để mở rộng khu vực ảnh hưởng Ngày 5-6-1947, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ George C Marshall đã đề ra một kế hoạch sau này được mang tên ông nhằm viện trợ tái thiết Châu Âu Năm 1948, Quốc hội Mỹ chuẩn y kế hoạch Marshall sử dụng từ 2-3% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Mỹ - tương đương với 12 tỷ USD trong các năm 1948 -1953 để vực dậy một Châu Âu đổ nát sau chiến tranh Viện trợ song phương được bắt đầu từ đấy, được đánh dấu bằng việc giúp đỡ cho Châu Âu và sau đó mở rộng ra các nước chậm phát triển Kể từ đó, viện trợ của Mỹ và các thiết chế tài chính do Mỹ khống chế đã được đưa đến hầu hết các nơi trên khắp thế giới Một trật tự kinh tế thế giới mới đã được thiết lập Và thuật ngữ “phát triển” cũng xuất hiện, gắn với viện trợ Viện trợ được coi là để phát triển, để xoá bỏ đói nghèo và lạc hậu
Tổng thống Áo Bruno Kreisky là người đầu tiên đưa ra sáng kiến “Kế hoạch Marshall cho phương Nam” vào năm 1958 Cũng năm đó, Hội đồng Nhà thờ thế giới đã kêu gọi các nước giàu có dành 1% GNP để giúp đỡ phương Nam Sáng kiến này được Đại hội đồng Liên hiệp quốc chấp thuận vào năm 1960, đồng thời tuyên
bố thập kỷ 1960 là “thập kỷ phát triển” Năm 1969, một Uỷ ban do Thủ tướng Canađa là Lester Pearson phụ trách đã đề nghị với Liên Hợp Quốc hạ mục tiêu viện trợ xuống 0,7% GNP Tuy nhiên mục tiêu đặt ra là trích 0,7% GNP cho viện trợ ít khi đạt được và ngày càng bị hạ thấp Tỷ lệ GNP chi cho viện trợ tiếp tục giảm từ 0,33% (năm 1990) xuống còn 0,23% (năm 1998) và tập trung nhiều cho các nước khu vực Nam Xahara và Viễn Đông
1.1.2.2 Hình thức của viện trợ PCP
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của các TCPCP cùng hoạt động PCP được mở rộng trên phạm vi toàn cầu Hoạt động của các TCPCP đồng nhất với hoạt động viện trợ PCP Đây là hoạt động viện trợ dưới dạng tiền, hàng và kỹ thuật của TCPCP cho những đối tượng cần được giúp đỡ
Trang 34Có hai hình thức viện trợ chính của các TCPCP Một là viện trợ nhân đạo mang tính chất cứu trợ và hai là viện trợ phát triển
Viện trợ mang tính chất cứu trợ nhân đạo để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp nhằm cứu giúp sự sống của những con người không may gặp phải sự cố hoặc tai nạn bất thường Trong trường hợp này, TCPCP sẽ trợ giúp dưới hình thức tiền mặt và hàng hoá Đây là hình thức nhất thời, giúp những người gặp hoạn nạn cho đến khi cuộc sống của họ có chuyển biến tốt đẹp hơn Cứu trợ là để mở đường cho sự phát triển lâu dài hơn
Trong khi cứu trợ nhân đạo mang tính chất khẩn cấp chỉ có thể đảm bảo cho người dân thoát khỏi hoạn nạn chứ không giải quyết được các vấn đề lâu dài thì viện trợ phát triển đảm bảo những điều kiện để người dân phát triển tự lực Viện trợ phát triển cần có sự đầu tư không chỉ về tài chính mà còn cần có thời gian, sự kiên nhẫn và óc sáng tạo để có thể đưa ra những mô hình phát triển thích hợp và hiệu quả
Ngày nay, dù hai hình thức viện trợ này vẫn được các TCPCP tiến hành song song nhưng viện trợ cho phát triển được thực hiện thường xuyên và nó luôn là mục tiêu và điểm đến cuối cùng mà các TCPCP muốn vươn tới
Viện trợ PCP thường được triển khai dưới dạng các dự án Đây là một hoạt động đầu tư vào các nguồn lực hạn chế của người dân để tạo ra lợi nhuận Hay nói một cách khác là nó hỗ trợ cho những đối tượng hưởng lợi từ dự án để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn
Thông thường, quy trình của một dự án phát triển mà các TCPCP triển khai thường có những bước cơ bản là: khảo sát để xác định dự án, thẩm định dự án để xem xét tính khả thi, thực hiện dự án và bước cuối cùng là đánh giá về hiệu quả mà
dự án mang lại
1.1.2.3 Bản chất của viện trợ PCP
Song hành với viện trợ của chính phủ này cho chính phủ kia là viện trợ của
Trang 35Xét về bản chất, mục đích của viện trợ đều tuân theo nguyên tắc hai bên cùng
có lợi Viện trợ của các TCPCP cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó Các TCPCP thực hiện viện trợ với nhiều lý do khác nhau trong đó lý do sơ khai nhất là nhân đạo, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh, thiên tai và để truyền giáo Ngày nay, đây vẫn là một trong những lý do chủ yếu khiến các TCPCP nhận được tài trợ và tiến hành các hoạt động viện trợ của mình Tuy nhiên, bên cạnh những mục đích nêu trên, hầu hết các TCPCP đều hướng hoạt động của mình theo xu thế giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Nguyên nhân của sự thay đổi này là từ sự trải nghiệm thực tế Ngày càng nhiều TCPCP thừa nhận rằng những nỗ lực của họ còn quá nhỏ bé và thường chỉ tập trung xử lý hậu quả của các nước nghèo đói hơn là giải quyết nguyên nhân của sự nghèo đói Thế giới ngày nay có sự gắn bó mật thiết với nhau, mỗi quốc gia đều là một phần của thế giới, không một quốc gia nào có thể tách khỏi cộng đồng chung
Sự kém phát triển, các vấn đề môi trường, bệnh dịch sẽ là mối đe doạ tới sự phát triển chung Chính vì vậy, hỗ trợ các quốc gia nghèo khổ hơn có được sự phát triển bền vững, thu hẹp được khoảng cách phát triển, bảo vệ được môi trường, giảm thiểu nguy cơ bùng nổ các đại dịch là lợi ích của chính các quốc gia và các cộng đồng giàu có, phát triển Có thể minh chứng điều này qua lời phát biểu của một nữ thổ dân nước Ôxtrâylia khi đối thoại với những người nước ngoài: “Nếu anh đến để giúp đỡ tôi thì hãy về đi Nhưng nếu anh thấy cuộc đấu tranh của tôi có gì đó thiết thân đến sự sống còn của chính mình thì có lẽ chúng ta có thể làm việc chung với nhau” [40, tr 226]
Câu nói trên là một sự lý giải cho động cơ viện trợ của các TCPCP Ngày nay, sống trong cộng đồng chung với sự lệ thuộc chặt chẽ với nhau hoặc là cùng sống hoặc là cùng chết thì các nước phát triển hơn phải giúp đỡ các nước kém phát triển để tránh nguy cơ sự sống của trái đất đang bị đe doạ bởi việc phá huỷ tài nguyên, việc thải các chất khí độc hại, việc bùng nổ dân số, việc lây lan dịch bệnh
từ các quốc gia còn đói nghèo, lạc hậu
Bên cạnh đó, cũng vì những lý do như vậy, các công ty, cộng đồng và cá nhân hảo tâm cũng là một nguồn đóng góp quan trọng cho các TCPCP để họ hỗ trợ
Trang 36các cộng đồng nghèo bị thiệt thòi Ngày nay, các mục tiêu như: giảm nghèo khổ, phát triển giáo dục cơ bản, phát triển bền vững, thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển, viện trợ khẩn cấp, cứu trợ nhân đạo tiếp tục được các TCPCP quan tâm
1.1.2.4 Đánh giá về vai trò của viện trợ PCP
Các TCPCP bằng nhiều cách khác nhau đã quyên góp vốn để phục vụ cho việc trợ giúp phát triển Họ quyên góp tiền từ nhiều nguồn khác nhau: từ các cá nhân, từ các tổ chức của chính phủ, các tổ chức quốc tế và các công ty Ngày càng nhiều quốc gia chuyển giao viện trợ phát triển chính thức (ODA) để triển khai qua các TCPCP
Mỹ là nước sớm nhận rõ vai trò của các TCPCP và đã có chính sách tài trợ cho hoạt động của các TCPCP từ đầu năm 1950 Các đạo luật hiện hành của Mỹ đòi hỏi trong các khoản viện trợ song phương tỷ lệ tối thiểu phải rót qua đường hoạt động của các TCPCP là 13,5% rồi sau đó tăng lên 15% vào năm 1987 Ở Hà Lan từ năm 1946, chính phủ và các TCPCP đồng tài trợ các dự án giúp các nước thế giới thứ ba trong đó phần của chính phủ tương đương 6 -7% ngân sách viện trợ chính thức Ở Đức và Thuỵ Điển từ năm 1962, ở Ôxtrâylia và Na Uy từ năm 1965, ở Canadda từ năm 1968, ở Bỉ từ năm 1976, ở Pháp từ năm 1977 cũng có chính sách tương tự
Với số tiền quyên góp được, các TCPCP ở các nước phát triển vẫn hoạt động
từ thiện trong nước mình là chính bởi nghèo khổ, thất nghiệp, dịch bệnh không chỉ là mối đe doạ của các nước chậm phát triển mà còn là mối đe doạ của cả những quốc gia giàu có nhất Tỷ lệ số tiền giúp đỡ cho các nước thế giới thứ ba chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé, khoảng 2% số tiền quyên góp được nhưng như vậy cũng là rất quý đối với người nghèo ở những quốc gia nghèo
Hoạt động của các TCPCP thuộc các nước phát triển trong những năm 1980
đã có ảnh hưởng tới 100 triệu người nghèo ở các nước đang phát triển, trong đó 60 triệu người nghèo ở Châu Á, 25 triệu người nghèo ở Mỹ La tinh và 12 triệu người nghèo ở Châu Phi Đến đầu những năm 1990, hoạt động của các TCPCP đã tác
Trang 37Những con số này dù là rất nhỏ bé so với hàng tỷ người nghèo khổ ở các nước đang phát triển nhưng như thế cũng rất đáng trân trọng
Bên cạnh đó, các TCPCP luôn tác động đến chính phủ nước mình để tranh thủ viện trợ đồng thời từng bước khẳng định vị trí của mình trong các hội nghị quốc
tế quan trọng Từ những năm cuối của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp Đứng trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế ngày càng ý thức được rằng cần có những cơ chế hợp tác toàn cầu giữa các nước và các nhóm nước với nhau trong việc cùng tìm giải pháp cho một số vấn đề và vì vậy càng quan tâm nhiều hơn tới việc hợp tác phát triển giữa các quốc gia Nhiều cuộc họp thượng đỉnh, hội nghị cấp cao đã được tổ chức nhằm tăng cường ý thức và sự cam kết của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như: Hội nghị về Trái đất tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, Hội nghị Dân số và Phát triển tại Cairo (Ai Cập) năm 1994, Hội nghị cấp cao về Phụ nữ tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995, Hội nghị thượng đỉnh về Xã hội tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995, Hội nghị cấp cao về Trái đất lần hai tại NiuYoóc (Mỹ) năm 1997 Song song với các Hội nghị của Liên hiệp quốc và các Hội nghị khu vực, liên khu vực là các hội nghị của TCPCP nhằm tham vấn hoặc tìm ra những cách giải quyết hữu hiệu nhất đối với những vấn đề toàn cầu
Nói tóm lại, hoạt động của các TCPCP và viện trợ PCP chính là hoạt động nhân đạo, từ thiện mang tính chất quần chúng, diễn ra giữa người dân với người dân Đây là một loại hình hoạt động đang ngày càng phổ biến trên thế giới, có tiếng nói trên nhiều diễn đàn quốc tế vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì những giá trị vĩnh hằng của con người
1.1.3 Tổng quan về các TCPCPNN ở Việt Nam
1.1.3.1 Cách hiểu về TCPCPNN ở Việt Nam
Các TCPCP của nhiều nước trên thế giới đã sớm có quan hệ hợp tác với Việt Nam Việt Nam là một trong những nước giành được nhiều sự quan tâm của các TCPCP trong thời kỳ chiến tranh cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trang 38TCPCP ở các quốc gia khác nhau trên thế giới khi vào Việt Nam đều được gọi dưới cái tên chung là các TCPCPNN (viết tắt tên tiếng Anh là NGOs ) Đây là những tổ chức hỗ trợ không thông qua các hiệp định chính phủ Họ đến Việt Nam hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, phi lợi nhuận Ngoài
ra trong thực tế còn có các khoản viện trợ nhỏ của Chính phủ các nước, các sứ quán nhưng không thông qua cam kết tài trợ giữa hai chính phủ; tài trợ của các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; tài trợ của các TCPCPNN cho các TCPCP Việt Nam; các tập đoàn doanh nghiệp, công ty nước ngoài Chính vì vậy, trong
„„Hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam‟‟ của
Uỷ Ban Công tác về các TCPCPNN (Uỷ ban) có quy định:
Các TCPCPNN nêu tại Điều 1 của Quy chế là các TCPCP, các quỹ văn hoá
xã hội, viện nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm giáo dục, quản thác và các hội hữu nghị được thành lập ở nước ngoài (kể cả cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài) đến Việt Nam hoạt động nhằm mục đích hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác [127, Quy chế 340]
Như vậy theo quy định trên, danh từ TCPCPNN bao gồm nhiều loại hình như các TCPCP, các quỹ văn hoá xã hội, viện nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm giáo dục, quản thác và các hội hữu nghị được thành lập ở nước ngoài, kể cả cá nhân
là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài Điều cốt yếu để phân biệt với những tổ chức quốc tế khác là họ đến Việt Nam hoạt động nhằm mục đích
hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo và quan trọng là không vì mục đích lợi nhuận hoặc không vì các mục đích khác làm tổn hại đến an ninh của đất nước Việt Nam
1.1.3.2 Các loại hình TCPCPNN ở Việt Nam
Trên thế giới, TCPCP có nhiều loại hình Có tổ chức chuyên tài trợ, có tổ chức chuyên làm dự án cứu trợ, có tổ chức chuyên làm dự án phát triển hoặc chuyên
về đào tạo phát triển Có thể kể ra 3 loại hình TCPCPNN hoạt động chủ yếu tại Việt Nam là:
Trang 39Một là, các Quỹ văn hoá - xã hội (thường được gọi theo tiếng Anh là Foundation) Đây là loại hình hoạt động xã hội phổ biến ở Mỹ và một số nước Châu
Âu Quỹ văn xã là một TCPCP, không vụ lợi dựa trên quỹ riêng của mình (thường
là quỹ của một nguồn duy nhất: hoặc của cá nhân, của một gia đình hoặc của một doanh nghiệp) và chương trình hoạt động được điều hành bởi các uỷ thác viên và giám đốc của mình; được thành lập để duy trì hoặc để giúp đỡ các hoạt động giáo dục, xã hội, từ thiện, tôn giáo, hoặc các hoạt động khác phục vụ phúc lợi chung chủ yếu bằng các khoản viện trợ không hoàn lại cho các tổ chức không vụ lợi khác Loại hình Quỹ văn xã này hoạt động tại Việt Nam có gần 20 dạng tổ chức Là một loại hình TCPCPNN nhưng Quỹ văn xã được xếp thành một phạm trù riêng bởi vì các Quỹ văn xã thường không trực tiếp triển khai các dự án viện trợ nhân đạo hoặc các
dự án phát triển mà chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kiến trúc thượng tầng về chính trị, văn hoá, giáo dục, thúc đẩy các cải cách về thể chế và đào tạo, phát triển con người, thúc đẩy tư nhân hoá Các quỹ văn xã cũng tài trợ cho các TCPCPNN khác tiến hành những dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của họ Các quỹ văn xã thường có ngân sách lớn, hoạt động ở nhiều nước và có ảnh hưởng khá lớn đối với chính phủ nước họ Các tổ chức dạng này đang hoạt động ở nước ta là Ford Foundation, Viện KAS, Viện FES, AF, Toyota Foundation…
Hai là, các TCPCPNN có nguồn gốc tôn giáo Các tổ chức này ra đời rất sớm
và vào Việt Nam hoạt động cũng rất sớm Lúc đầu họ coi việc truyền đạo, cải giáo
là chính Sau các tổ chức này chuyển dần sang coi trọng cả việc đạo và việc đời Đến nay, họ phần lớn lấy việc đời để làm việc đạo Khoảng một phần ba các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam là các TCPCPNN có liên quan đến tôn giáo Ví
dụ như tổ chức AG, CRS, ICCO LCMS WM, CWS, CAMA, MCC
Ba là, các TCPCPNN khác chuyên hoạt động trên các lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, phát triển bền vững, khắc phục hậu quả thiên tai Các TCPCPNN thuộc loại hình này có phạm vi hoạt động rộng rãi, chủ yếu là những tổ chức được thành lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Cụ thể như những TCPCPNN thuộc dòng OXFAM, các tổ chức Cứu trợ trẻ em, CARE, AAV, MDM, các tổ chức bảo vệ môi
Trang 40trường như WWF, các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ như IWDA của Ôxtrâylia
Ngoài ra còn có cách chia khác căn cứ vào cách thức hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam Theo đó, các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính: tổ chức trực tiếp triển khai dự án tại Việt Nam; tổ chức có chương trình tài trợ tại Việt Nam; tổ chức tư vấn cho các chương trình dự án tại Việt Nam, tổ chức thực hiện các hợp phần trong các dự án hỗ trợ phát triển ODA
1.1.4 Tổng quan về viện trợ PCPNN ở Việt Nam
1.1.4.1 Cách hiểu về viện trợ PCPNN
Các TCPCPNN thay mặt cho nhân dân và các tổ chức xã hội nước họ để giúp nhân dân Việt Nam Theo „„Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN‟‟ của Chính phủ Việt Nam tại Chương I phần những quy định chung có ghi rõ:
Viện trợ của các TCPCPNN được hiểu là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì mục đích lợi nhuận của các TCPCPNN, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài hỗ trợ cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức nhân dân (bao gồm các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và một số tổ chức khác) của Việt Nam thực hiện các mục tiêu nhân đạo và phát triển dành cho Việt Nam [127, Quy chế 64]
Các thuật ngữ “Chương trình”, “Dự án” được hiểu như sau:
Chương trình là một tập hợp các dự án liên quan đến nhau, liên quan