1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại việt nam (tt)

26 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 645,99 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động của các tổ chức PCPNN góp phần tích cực trong dấu tranh dư luận ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN BÁ ÂN

Phản biện 1: PGS TS PHÍ MẠNH HỒNG

Phản biện 2: TS BÙI ĐỨC TUÂN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

họp tại: Học viện Khoa học Xã hội lúc 11 giờ 45 ngày 17 tháng

10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động của các tổ chức PCPNN góp phần tích cực trong dấu tranh dư luận ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo cũng như hỗ trợ tích cực các chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo về môi trường, phát triển kinh

tế - xã hội; các hoạt động được triển khai không vì mục đích lợi nhuận, không vì mục đích tôn giáo và không vì mục đích chính trị Nhiều tổ chức PCPNN đã khẳng định được vai trò trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững; giảm nghèo bền vững; tham gia xây dựng chính sách; bảo đảm quyền con người; thúc đẩy quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển

Tuy nhiên, cùng với những đóng góp tích cực về kinh tế, xã hội và chính trị đối ngoại, bản thân các tổ chức PCPNN đã trở thành một tác nhân và lực lượng trong quan hệ quốc tế Thành phần, xuất

sứ, tính chất và mục tiêu hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng hết sức đa dạng, trong khi đại đa số hoạt động của các tổ chức PCPNN thuần túy vì mục tiêu nhân đạo, phát triển thì một số tổ chức có thể

có mục tiêu, tôn chỉ, mục đích hoạt động khác với thông lệ, hoạt động liên quan đến yếu tố chính trị, an ninh, tôn giáo, dân tộc… Vấn

đề đặt ra là làm thế nào để vừa thực hiện được chính sách đối ngoại

đa dạng, cởi mở với các tổ chức quốc tế nói chung, phát huy những mặt tích cực để phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, vừa hạn chế được các mặt tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức PCPNN, đảm bảo

Trang 4

yêu cầu về chính trị đối ngoại và bảo vệ an ninh quốc gia trong mối quan hệ với các tổ chức PCPNN

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhận thức rõ vai trò, tính cấp thiết của việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN và sau một thời gian công tác tại Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Liên hiệp các

tổ chức hữu nghị Việt Nam, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài

“Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam” làm để tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, từ

đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của các vấn đề đó và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các

tổ chức PCPNN tại Việt Nam

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản và hoạt động thực tiễn liên quan đến tổ chức phi chính phủ, quản lý và quản lý hoạt động

- Làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN

Trang 5

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực trong hoạt động và viện trợ của các

tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại nước ta

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam?

- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

Đối tượng nghiên cứu: các tổ chức PCPNN có hoạt động tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động của các tổ chức PCPNN trên lãnh thổ Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tế

6 Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn

Trang 6

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam Chỉ ra những vấn đề trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn xây dựng hệ thống các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay

7 Cơ cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI

VIỆT NAM 1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã ra đời rất lâu trên thế giới và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Có thể tóm tắt khái quát khái niệm tổ chức phi chính phủ như sau: tổ chức phi chính phủ là tổ chức tự nguyện, được thành lập ở nước ngoài, không thuộc các chính phủ, hoạt động vì các mục tiêu nhân đạo, phát triển, theo nguyên tắc phi lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận Về loại hình và tên gọi, các tổ chức này có thể là các tổ chức phi chính phủ, các quỹ

tư nhân, viện, trung tâm, hoặc tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tình nguyện tư nhân, các tổ chức từ thiện

1.1.2 Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc tác động theo cách nào tùy thuộc vào góc độ khoa học khác nhau, lĩnh vực khác nhau và cách tiếp cận của người nghiên cứu

1.1.3 Khái niệm quản lý hoạt động

Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý hoạt động thực chất là những tác động tích cực của chủ thể quản lý vào quá trình hoạt động

để đạt mục đích đề ra và có hiệu quả tối ưu Chủ thể quản lý có thể là

tổ chức, cá nhân, và chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý

Trang 8

bằng các công cụ, các phương pháp quản lý phù hợp như chủ trương, chính sách…thông qua các hoạt động được triển khai

1.2 Nguyên tắc quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; nguyên tắc phối hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và theo vùng lãnh thổ; nguyên tắc công khai, minh bạch

1.2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý xã hội trong đó có công tác quản lý hoạt động đối với các tổ chức PCPNN Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, trong đó nhân dân làm chủ là yếu tố trung tâm của nguyên tắc nêu trên

1.2.2 Nguyên tắc phối hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và theo vùng lãnh thổ

Nguyên tắc này đòi hỏi các lĩnh vực và địa bàn hoạt động của các tổ chức PCPNN được quản lý theo ngành, theo địa phương phải được thống nhất và phối hợp chặt chẽ với nhau Các bộ ngành liên quan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) và 63 tỉnh/thành phố có trách nhiệm trong việc phối kết hợp để quản lý hiệu quả các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam, đảm bảo tính hệ thống trong

Trang 9

bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, giữa cơ

cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ

1.2.3 Nguyên tắc công khai minh bạch

- Quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN theo pháp luật của Nhà nước và thống nhất; có sự phân công, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý từ cấp Trung ương đến cấp địa phương

- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giữ gìn an ninh và trật tự xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật

- Phát huy tính tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức PCPNN trong khuôn khổ pháp luật

- Công khai các chương trình, dự án, phi dự án và viện trợ khẩn cấp; giá trị cam kết và giải ngân; địa bàn được cấp phép hoạt động của các tổ chức PCPNN

1.3 Đặc trưng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam rất đa dạng

về mục tiêu, mức độ và hình thức, có thể chia ra làm 04 nhóm đặc trưng chính như sau:

- Các hoạt động cung cấp dịch vụ cơ bản

- Các hoạt động nâng cao thu nhập cho các nhóm đối tượng

người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn

- Các hoạt động nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng

- Các hoạt động vận động chính sách, vận động hành lang

Trang 10

1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoái

Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, tuy nhiên ta có thể nhóm thành 02 yếu tố tác động chính đó là yếu tố tác động tích cực và yêu tố tác động tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

1.4.1 Yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Thực tiễn và nhu cầu của Việt Nam

- Tính chủ động của các cơ quan Trung ương và địa phương trong quan hệ với các tổ chức PCPNN

- Thành công và hiệu quả của các hoạt động

1.4.2 Yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Thủ tục hành chính liên quan đến quá trình đăng ký hoạt động

của các tổ chức PCPNN và quá trình phê duyệt, quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập về thời gian và quy trình xử lý

- Tính chủ động của một số cơ quan Trung ương và địa phương

trong quan hệ với các tổ chức PCPNN chưa cao, chưa chủ động trong việc gắn các hoạt động của tổ chức PCPNN với nhu cầu và

ưu tiên trong giảm nghèo và phát triển của ngành, địa phương mình

Trang 11

- Năng lực của một số cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong hợp

tác với các tổ chức PCPNN còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả hợp tác và triển khai hoạt động không đạt hiệu quả hoặc hiệu quả đạt được

không như mong đợi

1.5 Phân loại hoạt động của các tổ chức phi chính phủ

nước ngoài

1.5.1 Theo địa bàn hoạt động

- Tại Việt Nam, hoạt động của các tổ chức PCPNN được triển khai tại 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, ở hầu hết các Bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức nhân dân của Việt Nam Những năm gần đây, một số tỉnh/thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang

- Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại các địa phương cũng không giống nhau nên giá trị viện trợ cho các tỉnh/thành cũng có sự chênh lệch

1.5.2 Theo lĩnh vực hoạt động

Các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam triển khai hoạt động trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, 05 lĩnh vực chính được tập trung chủ yếu và các lĩnh vực khác (không nhiều hoạt động) ,cụ thể như:

Lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội gồm các nội dung như: tín dụng vi mô; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển nông - lâm - ngư nghiệp; các dự án nâng cao thu nhập cho người dân… Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm

Trang 12

khoảng 19%, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Lĩnh vực y tế

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 33%, cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 21%, đứng thứ 2 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 15%, đứng thứ 4 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Lĩnh vực tài nguyên - môi trường

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 7%, đứng thứ 5 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Các lĩnh vực khác

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 5%, thấp nhất trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Trang 13

2 ActionAid

International

Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề xã hội; giáo dục; y tế; các lĩnh vực khác

3 Oxfam

International

Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề xã hội; môi trường; viện trợ khẩn cấp và tái thiết; vận động chính sách bảo vệ quyền con người; thương mại công bằng

4 Bread fur die

Welt (BfW)

Phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục; y tế; môi trường; vận động chính sách; tăng cường dân chủ; tôn trọng nhân quyền; gìn giữ hòa bình

5 ChildFund

International

Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề xã hội; môi trường; các lĩnh vực khác

Trang 14

Foundation (AAF) Môi trường

Bảng 1.5.2: Lĩnh vực hoạt động của một số tổ chức PCPNN tại Việt Nam (Nguồn: Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam)

1.6 Kinh nghiệm quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại một số nước

Tổ chức phi chính phủ có hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tác giả xin nêu ra kinh nghiệm quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại một số nước có nét tương đồng với Việt Nam, thuộc khu vực Đông Nam Á như: Lào, Căm-pu-chia và Thái Lan

Qua kinh nghiệm quản lý hoạt động của 03 nước trong khu vực Đông Nam Á là Lào, Căm-pu-chia và Thái Lan có thể rút ra một

số nhận xét:

Thứ nhất là ở tất cả các quốc gia nêu trên đều có có hoạt

động của các tổ chức PCPNN với mức độ khác nhau, kể cả với Thái Lan được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình Lĩnh vực hoạt động tập trung chủ yếu là y tế: giáo dục, nâng cao năng lực, ở

Trang 15

Căm-pu-chia thì tổ chức PCPNN có xu hướng tập trung nhiều hơn vào hoạt động vận động chính sách và nâng cao năng lực cho các tổ chức PCP trong nước

Thứ hai là Chính phủ các nước đều hoan nghênh các tổ chức

triển khai hoạt động tại quốc gia mình, tuy nhiên các nước vẫn thận trọng với các hoạt động vận động chính sách của các tổ chức PCPNN

Thứ ba là các quốc gia đều có ban hành chính sách quản lý

hoạt động đối với các tổ chức PCPNN, các khung pháp lý cho các tổ chức PCP trong nước và các tổ chức PCPNN được thể hiện bằng các văn bản luật hoặc dưới luật Các quốc gia này đều yêu cầu các tổ chức PCPNN phải đăng ký hoạt động và ký văn bản thoả thuận khung với một cơ quan nhà nước trước khi tiến hành các hoạt động của mình

Thứ tư là ở nhiều quốc gia, các tổ chức PCPNN thường tiến

hành hoạt động thông qua các tổ chức PCP trong nước Ở quốc gia phát triển hơn như Thái Lan, số lượng các tổ chức PCPNN đã giảm dần, chủ yếu tài trợ thông qua các tổ chức PCP sở tại, hoặc chuyển thành tổ chức PCP được địa phương hóa

Ngày đăng: 06/11/2017, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w