1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

82 414 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Thành phần, xuất sứ, tính chất và mục tiêu hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng hết sức đa dạng, trong khi đại đa số hoạt động của các tổ chức PCPNN thuần túy vì mục tiêu nhân đạo, phát

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN BÁ ÂN

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam” là nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây

Số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017

Học viên thực hiện

Vũ Thị Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Nguyên tắc quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 9 1.3 Đặc trưng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 11 1.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 12 1.5 Phân loại hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 16 1.6 Kinh nghiệm quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại một số

nước 27

CHƯƠNG 2 Thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 34

2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động của các tổ chức

phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 34

2.2 Khái quát về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước

ngoài tại Việt Nam 35

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

tại Việt Nam 37

2.4 Các cơ chế chính sách quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ

nước ngoài tại Việt Nam 44

2.5 Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính

phủ nước ngoài tại Việt Nam 51

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 56

3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến hoạt động của các tổ chức

phi chính phủ nước ngoài 56

3.2 Quan điểm và định hướng của tác giả về quản lý hoạt động của các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài 61

Trang 5

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức

phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam 67

KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 6

3 PACCOM The People’s Aid Coordinating Committee (Ban Điều phối

viện trợ nhân dân)

4 NNGOs National Non - Government Organizations (tổ chức phi chính

phủ mang tính quốc gia)

5 INGOs International Non - Government Organizations (tổ chức phi

chính phủ mang tính quốc tế)

6 USAID United States Agency for International Development (Cơ quan

Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)

7 UNDP United Nations Development Programme (Chương trình Phát

triển Liên Hiệp quốc)

8 EU The Eropean Union (Liên minh Châu Âu)

9 WB World Bank (Ngân hàng Thế giới)

10 ADB The Asian Development (Ngân hàng Phát triển Châu Á)

12 FNF Friedrich Naumann Foundation for Freedom

13 RLS Rosa Luxemburg Stiftung

14 FES Friedrich Ebert Stiftung

15 KAS Konrad Adenauer Stiftung

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.5.1: Giá trị viện trợ PCPNN phân loại theo tỉnh, thành phố 16

2 Bảng 1.5.2: Lĩnh vực hoạt động của một số tổ chức PCPNN tại

3 Bảng 1.6.1: Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Lào năm 2015 28

4 Bảng 1.6.2 Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN tại

1 Hình 1.5.1: Phân loại theo lĩnh vực hoạt động 18

2 Hình 2.2: Tổ chức PCPNN có hoạt động thường xuyên phân

3 Hình 2.3.1: Giá trị giải ngân của các tổ chức PCPNN giai đoạn

4 Hình 3.1.2: Giá trị giải ngân theo khu vực địa lý năm 2016 58

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam có quan hệ rất sớm với các tổ chức phí chính phủ nước ngoài (gọi tắt là PCPNN) Tuy nhiên, năm 1975 nhiều tổ chức PCPNN đã chấm dứt hoạt động tại miền Nam Việt Nam Đến năm 1978, có 70 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động tại Việt Nam với giá trị cam kết khoảng 30 triệu đô la Mỹ/ năm, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện và giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh Từ năm 1986, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, hoạt động của các tổ chức PCPNN tăng lên cả về số lượng và chất lượng Có thể nói, các tổ chức PCPNN đã trở thành nhân tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, tài nguyên - môi trường và phát triển kinh tế - xã hội

Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có quan hệ với trên 1.000 tổ chức PCPNN, trong đó trên 507 tổ chức thường xuyên có hoạt động, trên 300 tổ chức có văn phòng đặt tại Việt Nam, các tổ chức này chủ yếu đến từ Châu Âu (42%), Bắc Mỹ (40%) và Châu Á -Thái Bình Dương (18%), hoạt động của các tổ chức PCPNN được triển khai trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố

Hoạt động của các tổ chức PCPNN được triển khai không vì mục đích lợi nhuận, không vì mục đích tôn giáo và không vì mục đích chính trị đã hỗ trợ tích cực các chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo về môi trường, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời cũng góp phần tích cực trong việc tạo dựng

dư luận ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo Nhiều tổ chức PCPNN đã khẳng định được vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững; giảm nghèo bền vững; tham gia xây dựng chính sách; bảo đảm quyền con người; thúc đẩy quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển

Trang 9

Tuy nhiên, cùng với những đóng góp tích cực về kinh tế, xã hội và chính trị đối ngoại, bản thân các tổ chức PCPNN đã trở thành một tác nhân và lực lượng trong quan hệ quốc tế Thành phần, xuất sứ, tính chất và mục tiêu hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng hết sức đa dạng, trong khi đại đa số hoạt động của các tổ chức PCPNN thuần túy vì mục tiêu nhân đạo, phát triển thì một số tổ chức có thể có mục tiêu, tôn chỉ, mục đích hoạt động khác với thông lệ, hoạt động liên quan đến yếu tố chính trị, an ninh, tôn giáo, dân tộc… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa thực hiện được chính sách đối ngoại đa dạng, cởi mở với các tổ chức quốc tế nói chung, phát huy những mặt tích cực

để phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, vừa hạn chế được các mặt tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức PCPNN, đảm bảo yêu cầu về chính trị đối ngoại và bảo vệ an ninh quốc gia trong mối quan hệ với các tổ chức PCPNN

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhận thức rõ vai trò, tính cấp thiết của việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN và sau một thời gian công tác tại Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt

Nam, Học viên quyết định chọn đề tài “Quản lý hoạt động của các tổ chức

phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam” làm để tài nghiên cứu cho luận

văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của các vấn đề đó và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 10

- Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản và hoạt động thực tiễn liên quan đến tổ chức phi chính phủ, quản lý và quản lý hoạt động

- Làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực trong hoạt động và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại nước ta

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau:

- Những cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn nào liên quan đến tổ chức phi chính phủ?

- Thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam?

- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

Đối tượng nghiên cứu: các tổ chức PCPNN có hoạt động tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: hoạt động của các tổ chức PCPNN trên lãnh thổ Việt Nam;

Về thời gian: Hiện trạng thời kỳ 2006-2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 11

Phương pháp phân tích tổng hợp: Được thể hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài

Phương pháp thống kê: Nghiên cứu số liệu thứ cấp, các tài liệu thống

kê, báo cáo về công tác PCPNN, phương pháp này giúp thống kê, tổng hợp các số liệu tình hình thực tế từ đó đưa ra phân tích đánh giá

Phương pháp khảo sát thực tế được thực hiện bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp cán bộ, lãnh đạo - những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động các tổ chức PCPNN cũng như nắm bắt tình hình thực tế hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam

6 Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa luận:

Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến quản

lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam

6.2 Thực tiễn của luận văn:

Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Trang 12

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã ra đời rất lâu trên thế giới và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Một số nước quan niệm tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tổ chức không phải của chính phủ, một số nước khác pháp luật lại quy định các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là các chủ thể có tư cách pháp nhân Theo Liên hiệp quốc, tổ chức phi chính phủ là một tổ chức không vì mục đích lợi nhuận, ngoài nhà nước và tự nguyện; được tổ chức theo các cấp khác nhau, từ địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế; thực hiện các chức năng nhận đạo và phát triển, truyển tài ý kiến của người dân đến với chính phủ; giám sát thực hiện chính sách và khuyến khích người dân tham gia vào các tổ chức xã hội tại cộng đồng, tồn tại cùng với khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực tập thể; tổ chức phi chính phủ là tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối với chính phủ; được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, có sự quản lý nhà nước; hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật Điểm nổi bật của các tổ chức phi chính phủ là không thuộc bất cứ chính phủ nào; các tổ chức này tạo ra những

hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia Theo Hiệp hội các tổ chức phi chính phủ thế giới thì “một tổ chức phi chính phủ nói chung được hiểu phải là một tổ chức ngoài nhà nước, phi lợi nhuận và tự nguyện Với tư cách là một thực thể ngoài nhà nước, một tổ chức phi chính phủ nói chung phải độc lập với ảnh hưởng của chính phủ và không do chính phủ thành lập, cũng không được thành lập theo một thỏa thuận liên chính phủ

Trang 14

Là một tổ chức phi lợi nhuận hay không phân chia lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ không chia lợi nhuận cho các thành viên khác”

Tại Việt Nam, theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm

2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được xác định là các “tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác tại Việt Nam”

Các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam được cấp một trong ba loại giấy đăng ký: giấy đăng ký hoạt động, giấy đăng ký lập văn phòng đại diện và giấy đăng ký lập văn phòng dự án

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể tóm tắt khái quát khái niệm tổ chức phi chính phủ như sau: tổ chức phi chính phủ là tổ chức tự nguyện, được thành lập ở nước ngoài, không thuộc các chính phủ, hoạt động vì các mục tiêu nhân đạo, phát triển, theo nguyên tắc phi lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận

Về loại hình và tên gọi, các tổ chức này có thể là các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tư nhân, viện, trung tâm, hoặc tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tình nguyện tư nhân, các tổ chức từ thiện

1.1.2 Khái niệm quản lý

Quản lý là sản phẩm tất yếu của sự vận động và phát triển xã hội, được

ra đời từ quá trình lao động sáng tạo của con người Khi kinh tế, xã hội phát triển, cùng với sự phân công lao động, tính chuyên môn hóa càng cao thì đòi hỏi về quản lý cũng phải cao Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp, vừa là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia,

Trang 15

thậm chí là toàn cầu Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng hay quản lý không tốt thì sẽ mở đường cho sự rối loại, kìm hãm sự phát triển xã hội Quản lý là khái niệm rộng về diện và phức tạp về nội hàm, mặc

dù quản lý là một vấn đề đã được nhiều học giả nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khác biệt trong cách hiểu và dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như : “Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua những người khác” (Mary Parker Follett, 1936) hay “Quản lý

là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức” (Stoner, 1995), có tác giả khác lại coi quản lý như là hoạt động thiết yếu để bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt tới mục tiêu của

tổ chức

Tuy nhiên, có thể thấy các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm cho rằng bao giờ quản lý cũng xuất hiện cùng với nhu cầu của con người Để một hoạt động quản lý có thể diễn ra, bên cạnh chủ thể quản lý cần có các yếu

tố khác như đối tượng quản lý, cách thức tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý và những mục tiêu mà quản lý đề ra để đạt hiệu quả tốt nhất

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc tác động theo cách nào tùy thuộc vào góc độ khoa học khác nhau, lĩnh vực khác nhau

và cách tiếp cận của người nghiên cứu

1.1.3 Khái niệm quản lý hoạt động

Có nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động, cụ thể như: hoạt động là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội; khái niệm khác thì cho rằng hoạt động là toàn bộ những hành động của tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp khác nhau nhằm đem lại quyền là lợi ích hợp pháp

Trang 16

cho xã hội nói chung, cho con người nói riêng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn,

có thể kể ra một số loại hoạt động cơ bản như: hoạt động chính trị, hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội và hoạt động từ thiện

Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý hoạt động thực chất là những tác động tích cực của chủ thể quản lý vào quá trình hoạt động để đạt mục đích đề

ra và có hiệu quả tối ưu Chủ thể quản lý có thể là tổ chức, cá nhân, và chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, các phương pháp quản lý phù hợp như chủ trương, chính sách…thông qua các hoạt động được triển khai

1.2 Nguyên tắc quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Quản lý hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; nguyên tắc phối hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và theo vùng lãnh thổ; nguyên tắc công khai, minh bạch

1.2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý xã hội trong đó có công tác quản lý hoạt động đối với các tổ chức PCPNN Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, trong đó nhân dân làm chủ là yếu tố trung tâm của nguyên tắc nêu trên Tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này biểu hiện ở chỗ: quyền lực của Đảng và Nhà nước đều từ quyền lực của nhân dân Nguyên tắc này yêu cầu: quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN phải đảm bảo triển khai thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; đảm bảo quyền, nghĩa vụ chính đáng và hợp

Trang 17

pháp của người dân; tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác quản

lý, để người dân không đơn thuần là đối tượng được nhận viện trợ từ các tổ chức PCPNN mà còn là đối tác trong cơ chế phối hợp giữa bên là: Nhà nước, người dân và tổ chức PCPNN

1.2.2 Nguyên tắc phối hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và theo vùng lãnh thổ

Nguyên tắc này đòi hỏi các lĩnh vực và địa bàn hoạt động của các tổ chức PCPNN được quản lý theo ngành, theo địa phương phải được thống nhất

và phối hợp chặt chẽ với nhau Các bộ ngành liên quan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) và 63 tỉnh/thành phố có trách nhiệm trong việc phối kết hợp để quản lý hiệu quả các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam, đảm bảo tính hệ thống trong bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, giữa cơ

cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ

1.2.3 Nguyên tắc công khai minh bạch

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được công khai

và cập nhật cho người dân và các tổ chức PCPNN được biết Nguyên tắc này quan trọng vì quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN có liên quan đến quản lý tài chính, nguồn nhân lực của các tổ chức PCPNN và cả quyền lợi về kinh tế Ngoài việc đảm bảo người dân và các tổ chức PCPNN nắm rõ chủ trương, đường lối thì cần trú trọng một số nguyên tắc sau:

- Quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN theo pháp luật của Nhà nước và thống nhất; có sự phân công, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản

lý từ cấp Trung ương đến cấp địa phương

Trang 18

- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giữ gìn an ninh và trật tự xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật

- Phát huy tính tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức PCPNN trong khuôn khổ pháp luật

- Công khai các chương trình, dự án, phi dự án và viện trợ khẩn cấp; giá trị cam kết và giải ngân; địa bàn được cấp phép hoạt động của các tổ chức PCPNN

1.3 Đặc trưng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam rất đa dạng về mục tiêu, mức độ và hình thức Tùy theo tính chất hoạt động, tổ chức PCPNN có những hình thức tổ chức khác nhau như: Hội, Hiệp hội, Viện, Trung tâm… Hoạt động của các tổ chức có thể chia ra làm 04 nhóm đặc trưng chính như sau:

- Các hoạt động cung cấp dịch vụ cơ bản, cụ thể như: y tế, giáo dục -

đào tạo, nước sạch và vệ sinh, môi trường,… ví dụ về tổ chức Plan International với phương châm là lấy trẻ em làm trung tâm, hoạt động tài trợ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, quyền trẻ em, nước sạch và vệ sinh; tổ chức ActionAid hoạt động trong các lĩnh vực an ninh lương thực, quản trị công, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Các hoạt động nâng cao thu nhập cho các nhóm đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như tín dụng vi mô, nông nghiệp và

lương thực Ví dụ như: tổ chức Médecins sans Frontières (MSF) hoạt động thuần túy trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo cho nạn nhân xung đột vũ trang, dịch bệnh, thảm họa thiên tai hoặc do con người gây ra

Trang 19

- Các hoạt động nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng

Bao gồm các hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường sự tham gia của người dân, nhóm đối tượng hưởng lợi vào đời sống kinh tế - xã hội Các tổ chức PCPNN cho rằng, để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động, nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao thu nhập cho người dân thì chưa đủ, điều cần thiết là nâng cao năng lực cho nhóm đối tượng để họ có thể tự giải quyết vấn đề của mình mà không cần sự hỗ trợ

- Các hoạt động vận động chính sách, vận động hành lang

Bao gồm các hoạt động nhằm tác động các chính sách trực tiếp liên quan đến nhóm đối tượng hưởng lợi Về lý thuyết, các nhóm đối tượng hưởng lợi có thể bị các chính sách tác động tích cực hoặc tiêu cực Vì vậy, các tổ chức PCPNN cho rằng để giúp giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề mà các nhóm đối tượng hưởng lợi đang phải đối mặt, ngoài các hoạt động hỗ trợ trực tiếp (như 03 nhóm hoạt động nêu trên), cần có sự thay đổi về chính sách để có lợi cho các nhóm đối tượng đó Ví dụ như tổ chức Save the Children hoạt động trong các lĩnh vực nhân đạo, y tế, giáo dục, quyền trẻn em, bảo vệ trẻ em và vận động chính sách; một số tổ chức PCPNN của Đức tiếp tục hỗ trợ các đối tác ở Trung ương tổ chức các Hội nghị, Hội thảo liên quan đến lĩnh vực nâng cao năng lực tổ chức như: tổ chức Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF), Rosa Luxemburg Stiftung (RLS)

và Friedrich Ebert Stiftung (FES); lĩnh vực hỗ trợ cải cách tư pháp như: tổ chức RLS và Konrad Adenauer Stiftung (KAS); lĩnh vực nghiên cứu chính sách như tổ chức FES

1.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoái tại Việt Nam

Trang 20

Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, tuy nhiên ta có thể chia thành 02 nhóm yếu tố tác động chính đó là yếu tố tác động tích cực và yêu tố tác động tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

1.4.1 Yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

Chủ trương của Đảng là tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức PCPNN để hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội Về chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ năm 1996 - 2012, hoạt động của các tổ chức PCPNN được điều chỉnh bởi Quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ) Từ năm 2012 đến nay, hoạt động của các tổ chức PCPNN được điều chỉnh bởi Quy chế đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN, như quy định về tuyển dụng người Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN; quy định về giấy phép lao động, miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc cho các tổ chức PCPNN; quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với đại diện và nhân viên quốc tế của các tổ chức PCPNN hoạt động và làm việc tại Việt Nam…

So với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, việc Việt Nam có những quy định cụ thể như vậy đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức PCPNN vào hoạt động vì mục tiêu nhân đạo và phát triển; Chính phủ đã ban hành Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN và được các

Trang 21

tỉnh/thành phố triển khai có hiệu quả Việc có những ưu tiên và định hướng

đã khuyến khích các tổ chức PCPNN tham gia, hỗ trợ Chính phủ trong giảm nghèo và phát triển bền vững

- Thực tiễn và nhu cầu của Việt Nam

Là quốc gia đang phát triển, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, công đồng quốc tế và các tổ chức PCPNN đã rất quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo… Nhiều tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã xác định những nhu cầu và ưu tiên hợp tác với các tổ chức PCPNN triển khai các hoạt động phù hợp với địa phương mình

Trước khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, hầu hết các

tổ chức PCPNN đều coi Việt Nam là quốc gia được ưu tiên trong chính sách viện trợ Sau khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhiều tổ chức PCPNN đã thay đổi ưu tiên, nhiều tổ chức PCPNN khó vận động nguồn tài trợ để triển khai hoạt động tại Việt Nam Tuy nhiên, với thực tiễn của Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhiều tổ chức PCPNN đã cam kết tiếp tục hoạt động tại Việt Nam Theo thống kê của Ban Điều phối viện trợ nhân dân, trong

06 tháng đầu năm 2017 có 19 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động tại Việt Nam

- Tính chủ động của các cơ quan Trung ương và địa phương trong quan hệ với các tổ chức PCPNN

Chính sự chủ động trong tiếp cận, đặt quan hệ, xác định rõ mục tiêu hợp tác, nội dung và hỗ trợ triển khai hoạt động đã phần nào khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức PCPNN mở rộng hoạt động với quy mô ngày càng lớn hơn Cụ thể, ở một số Bộ, ngành Trung ương như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… đã thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với hàng trăm tổ chức PCPNN; ở địa phương: 63 tỉnh/thành phố đều có cơ quan

Trang 22

đầu mối quan hệ với các tổ chức PCPNN để phối phối hợp triển khai hoạt động Nhiều địa phương tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin với các tổ chức PCPNN để vận động các tổ chức hỗ trợ giải quyết một số khó khăn, vướng mắc về kinh tế - xã hội của địa phương mình

- Thành công và hiệu quả của các hoạt động

Thành công và hiệu quả của các hoạt động đã được triển khai, thực hiện là mục đích và tiêu chí để quyết định việc tiếp tục triển khai hoạt động và

mở rộng địa bàn hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam Theo nhận định chung của nhiều tổ chức PCPNN, chính sự thành công và hiệu quả của các hoạt động thông qua các chương trình, dự án là động lực và là căn cứ để

họ tiếp tục triển khai hoạt động tại Việt Nam

Như vậy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực tiễn và nhu cầu thực tế; tính chủ động của các cơ quan trong quan hệ, cũng như thành công và hiệu quả hoạt động được triển khai, thực hiện là những yếu tố cơ bản, tác động tích cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam

1.4.2 Yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của các tổ chức

PCPNN ở Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định rõ ràng Tuy nhiên, do thủ tục hành chính liên quan đến quá trình đăng ký hoạt động của các tổ chức PCPNN và quá trình phê duyệt, quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập về thời gian và quy trình xử lý

- Tính chủ động của một số cơ quan Trung ương và địa phương trong

quan hệ với các tổ chức PCPNN chưa cao nên việc tranh thủ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và mở rộng hoạt động của các tổ chức PCPNN còn hạn chế, hoặc chưa chủ động trong việc gắn các hoạt động của tổ chức PCPNN với nhu cầu và ưu tiên phát triển của ngành, địa phương mình

Trang 23

- Năng lực của một số cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong hợp tác với

các tổ chức PCPNN còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả hợp tác và triển khai hoạt động không đạt hiệu quả hoặc hiệu quả đạt được không như mong đợi Khi các hoạt động được triển khai không hiệu quả hoặc hiệu quả đạt được không cao thì khả năng tiếp tục triển khai hoạt động hoặc mở rộng lĩnh vực

cũng như địa bàn hoạt động sẽ không dễ vận động được

1.5 Phân loại hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

1.5.1 Theo địa bàn hoạt động

- Tại Việt Nam, hoạt động của các tổ chức PCPNN được triển khai tại

63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, ở hầu hết các Bộ, ban, ngành, các

tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức nhân dân của Việt Nam Những năm gần đây, một số tỉnh/thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang tiếp nhận được khoảng 10 triệu đến 35 triệu

đô la Mỹ /năm từ các tổ chức PCPNN Một số cơ quan Trung ương như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam… tiếp nhận được khoảng 5 triệu đến 20 triệu đô la Mỹ/năm

Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại các địa phương cũng không giống nhau nên giá trị viện trợ cho các tỉnh/thành cũng có sự chênh lệch Cụ thể: Hà Nội tiếp nhận hơn 294 triệu đô la Mỹ, chiếm gần 11% tổng giá trị viện trợ PCPNN tại Việt Nam thì Bạc Liêu chỉ tiếp nhận được 1,54 triệu đô la

Mỹ, tương đương 0,06% tổng giá trị viện trợ (Bảng 1.5.1)

% giá trị cam kết

Giá trị giải ngân

% giá trị giải ngân

1 Các cơ quan Trung

ương 562 1,73 106.91 3,32 91.00 3,27

Trang 24

% giá trị cam kết

Giá trị giải ngân

% giá trị giải ngân

Bảng 1.5.1: Giá trị viện trợ PCPNN phân loại theo tỉnh/thành phố

(đơn vị tính: triệu đô la Mỹ - Nguồn: Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam)

1.5.2 Theo lĩnh vực hoạt động

Các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam triển khai hoạt động trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, 05 lĩnh vực được tập trung chủ yếu và các lĩnh vực khác (không nhiều hoạt động) (Hình 1.5.2) (Bảng 1.5.2) cụ thể như:

- Phát triển kinh tế - xã hội;

- Giải quyết các vấn đề xã hội;

- Tài Nguyên - môi trường

- Y tế;

- Giáo dục - đạo tào;

- Các lĩnh vực khác

Trang 25

Hình 1.5.2: Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

(nguồn: Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam)

a) Lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội gồm các nội dung như: tín dụng vi mô; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển nông - lâm - ngư nghiệp; các dự án nâng cao thu nhập cho người dân… Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 19%, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức PCPNN tổ chức tại Hà Nội năm 2013 với sự tham gia của đại diện

Giáo dục - đào tạo: 15% các lĩnh vực khác: 5%

Giải quyết các vấn đề xã hội: 21% Tài nguyên - môi trường: 7%

Trang 26

Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, các địa phương và đại diện các cơ quan hợp tác phát triển, các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam đã nhận định: cùng với những nỗ lực của chính phủ, hoạt động của các tổ chức PCPNN đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo…thông qua việc áp dụng thành công các mô hình nâng cao sinh kế bền vững Trên thực tế, với tư cách là nguồn lực tài chính từ bên ngoài, trực tiếp hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nguồn lực

từ các tổ chức PCPNN tài trợ cho Việt Nam đã góp phần giải quyết một số nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo; hỗ trợ cho những nỗ lực của chính phủ và chính quyền địa phương

Có thể kể ra một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế

- xã hội do các tổ chức PCPNN tài trợ được triển khai có hiệu quả tại một số tỉnh ở Việt Nam thông qua các dự án như:

Dự án “Phát triển cây Mây giúp cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo tại huyện Tương Dương” do tổ chức OXFAM tài trợ

Tương Dương là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, là địa bàn nằm trong danh sách những huyện nghèo của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30A của Chính phủ) nơi có tiềm năng lớn vế đất đai và khí hậu, phù hợp cho việc trồng và phát triển cây Mây, ở đây đã có nhiều loại mây tự nhiên Tuy nhiên, cây Mây vẫn chưa phát triển và chưa có vai trò tạo thu nhập cho người dân địa phương Trong khi đó,

tỷ lệ hộ nghèo tại Tương Dương là rất cao, với tỷ lệ nghèo chung là 43,84 %, trong đó một số xã có tỷ lệ hơn 80%, thu nhập của người dân bấp bênh, người dân địa phương vẫn đi phá rừng làm rẫy

Từ thực tế trên, dự án đã lựa chọn mô hình sản xuất ở địa phương là phát triển cây Mây Mô hình này vừa đảm bảo phù hợp với thế mạnh của địa

Trang 27

phương, vừa tạo thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường nếu triểu khai hiệu quả Dự án nhận được sự ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương, đồng thời được lồng ghép vào Chương trình 30A của Chính phủ

Dự án bao gồm 04 biện pháp can thiệp:

- Nâng cao kỹ thuật: hình thành tự nguyện các nhóm nông dân cùng sở thích, tập huấn kỹ thuật ươm trồng và chăm sóc cây Mây, tham quan các mô hình tốt

- Xây dựng mô hình trồng cây Mây: bao gồm các mô hình vườn ươm

và mô hình trồng cây Mây thâm canh

- Liên kết thị trường: hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp chế biến, sản xuất hàng thủ công mây tre đan ở trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy tiêu thụ nguyên liệu mây bền vững với giá trị cao

- Lồng ghép chương trình của Chính phủ: dự án được lồng ghép với Chương trình 30 A của Chính phủ và Chương trình phát triển ngành mây của tỉnh Nghệ An để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dự án

Tác động: Sau khi triển khai dự án, đã nâng cao nhận thức và kỹ thuật cho người dân vùng dự án; tạo nguồn thu nhập bổ sung cho các hộ tham gia, thu nhập trung bình tăng lên từ 11 triệu đến 14 triệu đồng/hộ, riêng các hộ làm vườn ươm với diện tích lớn có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm; tạo ra một ngành sản xuất phù hợp với thế mạnh địa phương và góp phần bảo vệ môi trường

Dự án đã thành công do được xây dựng dựa trên nguyên tắc: giảm nghèo dựa trên đa dạng hóa sinh kế; tạo việc làm và thu nhập cho người dân tham gia, đồng thời bảo đảm phát triển văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường; phát triển thị trường vì người nghèo, trong đó xác định thị trường

Trang 28

trước khi sản xuất; không hỗ trợ tài chính theo hình thức cho không mà hỗ trợ tài chính giai đoạn đầu; chú trọng nâng cao năng lực cho người dân và tạo liên kết thị trường; đảm bảo sự tham gia của người dân trong các quá trình triển khai dự án; thiết lập hình thức phối hợp tham gia và giám sát của người dân thông qua các nhóm nông dân cùng sở thích; lồng nghép dự án với các Chương trình phát triển của Chính phủ và của địa phương

Dự án “Phát triển thị trường nông thôn, tăng cường vệ sinh và chuỗi giá trị lúa, lợn vì sức khỏe môi trường và an ninh lương thực ở Việt Nam”

Dự án do tổ chức CODESPA (Tây Ban Nha) tài trợ, triển khai hoạt động tại hai tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái giai đoạn 2010-2014 Tổng ngân sách là 1,3 triệu Ơ- rô Mục đích của dự án là đóng góp cho giảm nghèo và cải thiện môi trường thông qua việc áp dụng cách tiếp cận thị trường trong một số lĩnh vực có tác động đến nhiều người dân, trong đó có người nghèo và người cận nghèo, bảo gồm chuỗi giá trị chăn nuôi lợn, cải thiện sức khỏe thông qua tăng cường vệ sinh và thâm canh lúa bằng kỹ thuật bón phân cải tiến

Theo đánh giá, các nội dung dự án hoàn toàn phù hợp với người dân của hai tỉnh nêu trên, đồng thời mang lại lợi ích về thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và sức khỏe của người dân Riêng về nâng cao thu nhập, sau 03 năm đi vào thực hiện, hoạt động nêu trên

đã hỗ trợ 3.600 hộ gia đình nâng cao thu nhập mỗi năm 100 Ơ-rô (khoảng 2,5 triệu đồng)

Riêng hợp phần nâng cao năng suất lúa thông qua kỹ thuật bón phân cải tiến, đánh giá cho thấy:

- 110.000 hộ nông dân tại 02 tỉnh nêu trên đã áp dụng kỹ thuật bón phân cải tiến (phân bón dúi sâu)

Trang 29

- 51 doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, cung ứng phân bón nén

- Kỹ thuật bón phân dúi sâu được áp dụng ở 40% diện tích trong khu vực mục tiêu của dự án

- 500.000 người dân được đảm bảo an ninh lương thực, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 350.000 người

- Năng suất lúa tăng 30%

b) Lĩnh vực y tế

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 33%, cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam đối với lĩnh vực y tế gồm có 04 nhóm chính như sau:

- Nhóm 1: Đào tạo

Đào tạo trước khi hành nghề (cải tiến phương pháp dậy và học, xây dựng chương trình đào tạo và cơ sở thực hành, cấp học bổng đào tạo sau đại học…); đào tạo, bồi dưỡng khi hành nghề (tập huấn, đào tạo lại, hội thảo…)

- Nhóm 2: Xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng y tế

Xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở y tế, cung cấp trang thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ y tế, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới

- Nhóm 3: Hỗ trợ các chương trình y tế quốc gia

Sốt rét, lao, HIV/AIDS, nước sạch và vệ sinh môi trường, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, y tế dự phòng và giáo dục sức khỏe, sức khỏe tâm thần, các bệnh không truyền nhiễm

- Nhóm 4: Dân số và kế hoạch hóa gia đình

Trang 30

Thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số, truyền thông thay đổi hành vi; cung cấp các dịch vụ và biện pháp tránh thai; chăm sóc sức khỏe sinh sản; chuyển giao công nghệ

c) Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 21%, đứng thứ 2 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam đối với lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội gồm có 06 nhóm chính như sau:

- Nhóm 1: Bảo trợ trẻ em (ưu tiên đối tượng đặc biệt như: làm dụng trẻ

em, tảo hôn)

- Nhóm 2: Giảm thiểu tai nạn giao thông (nâng cao nhận thức, ngăn

ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông)

d) Lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 15%, đứng thứ 4 trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo chủ yếu được triển khai trực tiếp qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 10 năm

từ 2003-2013, các tổ chức PCPNN tài trợ khoảng 50 chương trình, dự án với

Trang 31

tổng giá trị đạt khoảng 3,6 triệu - 4 triệu đô la Mỹ, ngoài ra một số tổ chức PCPNN còn hỗ trợ thông qua cung cấp tình nguyện viên và tài liệu giảng dậy, hoạt động của lĩnh vực này gồm có 04 nhóm chính như sau:

- Nhóm 1: Xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất (chiếm khoảng 49%)

- Nhóm 2: Nâng cao năng lực và phát triển chương trình đào tạo (chiếm

khoảng 30%)

- Nhóm 3: Hỗ trợ học sinh, sinh viên thiệt thòi, người khuyết tật (chiếm

khoảng 12 %)

- Nhóm 4: Các dự án nghiên cứu ứng dụng (chiếm khoảng 9%)

đ) Lĩnh vực tài nguyên - môi trường

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 7%, đứng thứ năm trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam đối với lĩnh vực tài nguyên - môi trường gồm có 04 nhóm chính như sau:

- Nhóm 1: bảo vệ môi trường

+ Trồng rừng, trồng rừng ngập mặn

+Quản lý và khai thác rừng bền vững; quản lý rừng dựa vào cộng

đồng

+ Bảo tồn các khu dự trữ sinh quyển; rừng ngập mặn

+ Phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm

+ Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường

+ Truyền thông và nâng cao nhận thức về môi trường

- Nhóm 2: Bảo vệ động vật hoang dã

Trang 32

+ Khảo sát và điều tra các loài động vật hoang dã quý hiếm

+ Bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm, xây dựng các trung tâm

cứu hộ, trung tâm bảo tồn động vật hoang dã

+ Truyền thông và nâng cao nhận thức về bảo tồn các loài động vật

hoang dã

+ Hỗ trợ xây dựng chính sách về bảo tồn các loài động vật hoang dã

- Nhóm 3: Ứng phó với biến đổi khi hậu

+ Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu + Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Ứng dụng các sáng kiến và công nghệ giảm phát thải nhà kính

+ Truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí

hậu

+ Hỗ trợ xây dựng các chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nhóm 4: Phòng ngừa và ứng phó với thiên tai

+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó thiên tai

+ Ứng dụng các sáng kiến và công nghệ giảm nguy cơ với thiên tai + Truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai và

ứng phó với thiên tai

+ Cung cấp viện trợ khẩn cấp và tái thiết trong trường hợp có thiên tai

e) Các lĩnh vực khác

Hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này chiếm khoảng 5%, thấp nhất trong các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN Hoạt

Trang 33

động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam đối với lĩnh vực khác tập trung chủ yếu vào 03 nhóm chính:

- Nhóm 1: Cứu trợ khẩn cấp

Thường được thực hiện trong các trường hợp thiên tai như hạn hán, lũ lụt và được triển khai dưới hình thức cung cấp lương thực - thực phẩm, thuốc, nhu yếu phẩm…

- Nhóm 2: Nâng cao năng lực

Thường có trong các hoạt động được triển khai của tổ chức PCPNN, song được thống kê vào các lĩnh vực khác, khi là các hoạt động riêng biệt, chỉ

có nội dung nâng cao năng lực cho các cơ quan đối tác Việt Nam, các tổ chức, công đồng địa phương và người dân

- Nhóm 3: Hỗ trợ tư pháp

Nhóm này có thể bao gồm nghiên cứu và xây dựng thể chế, chính sách;

hỗ trợ pháp lý cho người nghèo hoặc một nhóm đối tượng cụ thể; trao đổi quốc tế về tư pháp và pháp luật…

STT Tên tổ chức PCPNN Lĩnh vực hoạt động

1 Care International

Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề

xã hội; y tế; môi trường; viện trợ khẩn cấp và tái thiết

2 ActionAid International Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề

xã hội; giáo dục; y tế; các lĩnh vực khác

3 Oxfam International

Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề

xã hội; môi trường; viện trợ khẩn cấp và tái thiết; vận động chính sách bảo vệ quyền con người; thương mại công bằng

Trang 34

STT Tên tổ chức PCPNN Lĩnh vực hoạt động

4 Bread fur die Welt (BfW)

Phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục; y tế; môi trường; vận động chính sách; tăng cường dân chủ; tôn trọng nhân quyền; gìn giữ hòa bình

5 ChildFund International Phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề

xã hội; môi trường; các lĩnh vực khác

6 Worldwide Fund for Nature

7 Traffic International Môi trường; phát triển cộng đồng

8 Animal Asia Foundation

Bảng 1.5.2: Lĩnh vực hoạt động của một số tổ chức PCPNN tại Việt Nam

(Nguồn: Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam)

1.6 Kinh nghiệm quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại một số nước

Tổ chức phi chính phủ có hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tác giả xin nêu ra kinh nghiệm quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại một

số nước có nét tương đồng với Việt Nam, thuộc khu vực Đông Nam Á như: Lào, Căm-pu-chia và Thái Lan

1.6.1 Kinh nghiệm tại Lào

Từ khi Lào bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế mới (năm 1986), thì số lượng các tổ chức PCPNN hoạt động tại Lào ngày càng tăng Trước năm

1986, chỉ có 03 tổ chức PCPNN hoạt động tại Lào, đến năm 2011, có 160 tổ chức PCPNN có hoạt động, trong đó 66 tổ chức là thành viên của mạng lưới các tổ chức PCPNN quốc tế Năm 2013, không có con số chính thức các tổ chức PCPNN hoạt động tại Lào, tuy nhiên, có 75 tổ chức là thành viên của mạng lưới nêu trên Các tổ chức PCPNN triển khai hoạt động tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp và an ninh lương thực (26,3%), y tế và dinh dưỡng (24,5%), giáo dục (23,3%), rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ (18,2%) ,

Trang 35

quản trị và “xã hội dân sự” (5,3%), quản lý rủi ro thiên tai (2,6%) (theo INGO Network, 2013:tr.1-2) (bảng 1.6.1)

1 Nông nghiệp và an ninh lương thực 26,3

4 Rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ 18,2

5 Quản trị và “xã hội dân sự” 5,3

Bảng 1.6.1: Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Lào năm 2013

(Nguồn: INGO Network, 2013) Năm 1998, Chính phủ Lào ban hành Nghị định 71/PM quy định về quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Lào Theo Nghị định này, các

tổ chức PCPNN hoạt động vì mục tiêu nhân đạo, phát triển tại Lào, phải đăng

ký với Bộ Ngoại giao và được cấp một trong ba loại Giấy phép gồm: Giấy phép Hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án và Giấy phép lập Văn phòng đại diện Nghị định này cũng quy định thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi và thu hồi giấy phép, quyền và nghĩa vụ của tổ chức PCPNN, khen thưởng cũng như xử ly vi phạm Trong trường hợp lập Văn phòng đại diện, tổ chức PCPNN phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động hiệu quả tại Lào, ngân sách ít nhất là 500.000 đô la Mỹ/một dự án (không bao gồm các chi phí hành chính), đồng thời dự án phải mang tính dài hạn ít nhất là 02 năm Ngoài yêu cầu phải có Giấy phép Hoạt động, mỗi dự án tại Lào do các tổ chức

Trang 36

PCPNN tài trợ hoặc triển khai phải được cơ quan có thẩm quyền của Lào phê duyệt Theo các tổ chức PCPNN, việc phê duyệt dự án của các tổ chức bị kéo dài, ảnh hưởng đến viện triển khai hiệu quả dự án

Năm 2010, Chính phủ Lào ban hành Nghị định 13/PM thay thế Nghị định 71/PM Về cơ bản, Nghị định 13 cũng quy định việc cấp Giấy phép Hoạt động cho các tổ chức PCPNN, Nghị định cũng quy định việc thành lập Ủy ban Quản lý và Điều phối các tổ chức PCPNN với Ban thư ký đặt tại Vụ các

tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Lào Các tổ chức PCPNN cho rằng Nghị định này chưa đủ chi tiết để đảm bảo việc đăng ký hoạt động hiệu quả cho các tổ chức PCPNN

Nhìn chung, Chính phủ Lào vẫn luôn hoan nghênh các tổ chức PCPNN đến hoạt động và triển khai chương trình, dự án tại Lào, đồng thời đánh giá cao các tổ chức PCPNN đã trực tiếp hỗ trợ Lào thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Các tổ chức PCPNN cũng đã được Chính phủ Lào mơi tham dự các Hội nghị bàn tròn (HL RTM) cấp cao lần thứ 11, tổ chức tại Thủ

đô Vientiane; Diễn đàn phát triển chính thức tại Lào (INGO Network, 2014)

1.6.2 Kinh nghiệm tại Căm-pu-chia

Năm 2013, theo thống kê của Hội đồng Tái thiết lập và Phát triển pu-chia, có 573 tổ chức PCPNN có quan hệ với quốc gia này, trong đó có 277

Căm-tổ chức PCPNN đang hoạt động Hoạt động của các Căm-tổ chức PCPNN trực tiếp

do các tổ chức này triển khai và thông qua các tổ chức phi chính phủ chia, đạt 223,48 triệu đô la Mỹ, gấp khoảng 02 lần so với giá trị viện trợ phi chính phủ tại Căm-pu-chia năm 2007 (112.55 triệu đô la Mỹ)

Căm-pu-Theo khảo sát nghiên cứu của Ủy ban Hợp tác Căm-pu-chia (CCC, 2013), thự hiện với 1.315 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có 670 tổ chức phi chính phủ và 324 tổ chức trong nước, 321 tổ chức PCPNN, thì tổng giá trị

Trang 37

4.000 dự án do các tổ chức này triển khai năm 2012 ước đạt 600 - 700 triệu

đô la Mỹ, với 1,3 triệu người được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án này

Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Căm-pu-chia đa dạng hơn so với lĩnh vực động của cá tổ chức PCPNN tại Lào (Bảng 1.6 2) Các tổ chức PCPNN hoạt động nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (50,2%), y tế - dinh dưỡng - HIV/AIDS (29,9%), phúc lợi và quyền trẻ em (15,9%), ba lĩnh vực nhậy cảm như tôn giáo - tín ngưỡng, dân chủ - nhân quyền, vận động chính sách, có ít tổ chức PCPNN tham gia (0,9%) Như vậy,

có thể nói các tổ chức PCPNN tại Căm-pu-chia chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực gắn với phát triển giáo dục, y tế, giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển cộng đồng Tuy nhiên, cần lưu ý là một tổ chức PCPNN có thể hoạt động cùng lúc nhiều lĩnh vực khác nhau

Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Căm-pu-chia hướng về nhu cầu của người dân là chính và trực tiếp gắn với các mục tiêu phát triển thiên niên

kỷ của Căm-pu-chia (CCC, 2013:tr.8,45)

STT LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

SỐ TỔ CHỨC PCPNN CÓ HOẠT ĐỘNG (tổ chức)

TỶ LỆ (%)

2 Y tế - dinh dưỡng - HIV/AIDS 96 29,9

Trang 38

STT LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

SỐ TỔ CHỨC PCPNN CÓ HOẠT ĐỘNG (tổ chức)

TỶ LỆ (%)

9 Du lịch, nghệ thuật và văn hóa 10 3,1

tại Căm-pu-chia năm 2013 (Nguồn: CCC, 2013:tr.26-27)

Các tổ chức PCPNN đến Căm-pu-chia nhiều từ những năm 1992 Với chính sách mở cửa cởi mở của Chính phủ nước sở tại, các tổ chức PCPNN đến Căm-pu-chia với số lượng ngày càng nhiều và hoạt động được triển khai

ở quy mô ngày càng lớn Ngoài ra, do thể chế chính trị đặc thù tại chia nên nhiều tổ chức PCN trong nước đã hình thành và phát triển rất nhanh, tham gia vào các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có cả phúc lợi xã hội, dân chủ, nhân quyền Năm 2008, Chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia dự định đưa

Căm-pu-ra luật về các tổ chức PCP để kiểm sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức PCP nhưng vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các tổ chức PCP trong nước, các đảng phái chính trị và các tổ chức quốc tế Quá trình tranh luận liên quan đến luật này kéo dài đến cuối năm 2013 mà vẫn chưa được ban hành

Trang 39

Nhìn chung, hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Căm-pu-chia được điều chỉnh nhiều văn bản pháp luật và quy định khác nhau Về cơ bản, từ năm

1997, các tổ chức PCPNN hoạt động tại Căm-pu-chia phải đăng ký và ký văn bản thỏa thuận với Bộ Ngoại giao Căm-pu-chia, đăng ký và báo cáo hoạt động với Hội đồng Phát triển Căm-pu-chia, đồng thời ký văn bản thỏa thuận với các cơ quan Chính phủ liên quan Luật của Căm-pu-chia quy định các tổ chức PCPNN không được hỗ trợ các đảng phái chính trị (CCC, 2010:tr.14-15), ước tính khoảng 95% các tổ chức PCPNN có ký thỏa thuận (CCC, 2013:tr.28)

1.6.3 Kinh nghiệm tại Thái Lan

Từ khi Thái Lan tuyên bố chuyển từ một quốc gia tiếp nhận viện trợ thành quốc gia tài trợ mới nổi vào năm 2003, vai trò của các tổ chức PCPNN tại nước này cơ bản đã thay đổi Các tổ chức PCPNN tập trung nhiều hơn vào các vấn đề như: nhân quyền, phát triển con người và môi trường, đồng thời chủ yếu giúp đỡ các nhóm bị thiệt thòi như: người tị nạn, dân di cư, các tổ chức PCPNN coi Thái Lan như trạm trung chuyển trong triển khai hoạt động tới các quốc gia khác trong khu vực

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 2011), năm 1997, có 27 tổ chức PCPNN có hoạt động trực tiếp tại Thái Lan Được công nhận là quốc gia

có thu nhập trung bình, nhiều tổ chức PCP quốc tế đã rút khỏi Thái Lan, hoặc

đã được địa phương hóa thành các tổ chức PCP của Thái Lan, hoặc tiếp tục tài trợ các hoạt động nhân đạo, phát triển thông qua các tổ chức thành viên hoặc chi nhánh của mình tại Thái Lan, ví dự như: tổ chức World Vision, Save the Children, Care… Một số ít tổ chức PCPNN vẫn đang hoạt động ở Thái Lan đến thời điểm hiện tại như: Plan International, Worldwide Fund for Nature, Action Aid… Một số tổ chức PCPNN vẫn tham gia một số mạng lưới

Trang 40

với các tổ chức PCPNN và tổ chức “xã hội dân sự” Thái Lan Các tổ chức PCPNN tại Thái Lan không phải đăng ký với Chính phủ Thái Lan, song phải báo cáo Bộ Ngoại giao và từng hoạt động phải được một cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Qua kinh nghiệm quản lý hoạt động của 03 nước trong khu vực Đông Nam Á là Lào, Căm-pu-chia và Thái Lan có thể rút ra một số nhận xét:

Thứ nhất là ở tất cả các quốc gia nêu trên đều có có hoạt động của các

tổ chức PCPNN với mức độ khác nhau, kể cả với Thái Lan được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình Lĩnh vực hoạt động tập trung chủ yếu là y tế: giáo dục, nâng cao năng lực, ở Căm-pu-chia thì tổ chức PCPNN có xu hướng tập trung nhiều hơn vào hoạt động vận động chính sách và nâng cao năng lực cho các tổ chức PCP trong nước

Thứ hai là Chính phủ các nước đều hoan nghênh các tổ chức triển khai

hoạt động tại quốc gia mình, tuy nhiên các nước vẫn thận trọng với các hoạt động vận động chính sách của các tổ chức PCPNN

Thứ ba là các quốc gia đều ban hành chính sách quản lý hoạt động đối

với các tổ chức PCPNN, các khung pháp lý cho các tổ chức PCP trong nước

và các tổ chức PCPNN được thể hiện bằng các văn bản luật hoặc dưới luật Các quốc gia này đều yêu cầu các tổ chức PCPNN phải đăng ký hoạt động và

ký văn bản thoả thuận khung với một cơ quan nhà nước trước khi tiến hành các hoạt động của mình

Thứ tư là ở nhiều quốc gia, các tổ chức PCPNN thường tiến hành hoạt

động thông qua các tổ chức PCP trong nước Ở quốc gia phát triển hơn như Thái Lan, số lượng các tổ chức PCPNN đã giảm dần, chủ yếu tài trợ thông qua các tổ chức PCP sở tại, hoặc chuyển thành tổ chức PCP được địa phương hóa

Ngày đăng: 06/11/2017, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 19 - CT/TW ngày 24/01/2003 về công tác phi chính phủ nước ngoài Khác
2. Ban Điều phối viện trợ nhân dân (2012), Tài liệu tập huấn Khác
3. Ban Điều phối viện trợ nhân dân (2013), Sổ tay hướng dẫn các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Ban Điều phối viện trợ nhân dân (2016), Báo cáo công tác năm 2016 Khác
5. Ban Điều phối viện trợ nhân dân (2017), Báo cáo công tác PCPPP 06 tháng đầu năm 2017 Khác
6. Ban Điều phối viện trợ nhân dân: Tài liệu tập huấn về công tác PCPNN các năm Khác
7. Bộ Ngoại giao (2012), Thông tư 05/TT-BNG ngày 12/11/2012 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam Khác
8. Chính phủ Việt Nam (1996), Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 về việc ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Khác
9. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2012 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN Khác
10. Chính phủ Việt Nam (2012), Nghị định 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 về Quy chế đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Khác
11. Chính phủ Việt Nam (2013), Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2013-2017 Khác
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII Khác
13. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Quyết định số 28/CT ngày 28/3/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy định trong quan hệ viện trợ với các tổ chức PCP Khác
14. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2013), Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2013-2018 Khác
15. Nhà xuất bản Tri thức (2008), Xã hội dân sự một số vấn đề chọn lọc Khác
16. Tỉnh ủy Hòa Bình (2015), Báo cáo hoạt động đối ngoại nhân dân và tình hình vận động viện trợ PCPNN tại tỉnh Hòa Bình Khác
17. Trung tâm Dữ liệu PCPNN (2016), Tổ chức phi chính phủ quốc tế quan hệ Đối tác vì Sự Phát triển bền vững Khác
18. UNDP (2009), Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam Khác
19. Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN (2013), Báo cáo về tình hình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2003-2013 Khác
20. Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w