Qua nghiên cứu trường hợp sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Gi
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH UYÊN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI LAN
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
NGUYỄN MINH UYÊN
Trang 3Tác giả cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Cầu Giấy, cán bộ và giáo viên các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khảo sát, cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu của tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn luôn ở bên cạnh, động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết Nhưng chắc chắn, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế Kính mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Minh Uyên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 11
1.1 Các khái niệm cơ bản……… .11
1.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo……… 16
1.3 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học……… .20
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 31
2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 31
2.2 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 33
2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 35
2.4 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 41
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 51
2.6 Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 53
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 57
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 57
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội 59
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 73
3.4 Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
PHỤ LỤC 83
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng học sinh, lớp học các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
………… .35
Bảng 2.2: Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 36
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 38
Bảng 2.4 Mức độ thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống .39 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 41
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung quản lý tổ chức bộ máy giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 44
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung quản lý chỉ đạo, điều chỉnh giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 46
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 48
Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 51
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 74 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 75
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những biến đổi xã hội nhờ công cuộc đổi mới đất nước và quá trình hội nhập thế giới đã và đang tác động mạnh mẽ đến từng cá nhân, từng cộng đồng và diễn ra trong toàn bộ đời sống xã hội Những biến đổi xã hội này có sự tác động hai chiều vừa tích cực vừa tiêu cực đến từng cá nhân, đặc biệt là đến học sinh, sinh viên Đối với học sinh tiểu học, các em đã bắt đầu phải tham gia vào các hoạt động học tập, giao tiếp, các hoạt động sống khác tại gia đình, nhà trường và xã hội Tuy nhiên, các em lại chưa có đủ kĩ năng để giao tiếp, để ứng phó với những tình huống có vấn đề xảy ra trong hoạt động học tập, trong quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người trong xã hội Nên hiệu quả của hoạt động này chưa cao Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh Tiểu học
Vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập Do đó, nếu chỉ có thông tin không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kĩ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện
Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam Giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Do vậy, các trường tiểu học hiện nay đã rất chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đặc biệt, các trường tiểu học đã quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Do đó, các nhà trường đã tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm
Trang 8phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình Hiện nay, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng vậy, các nhà trường tiểu học đã hướng nhiều tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Trong đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được giảng dạy thông qua các hoạt động thực tế trong trường học giúp học sinh khi đã được trạng bị kiến thức kĩ năng sống các em được làm, được thực hành, được trải nghiệm Đây là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp học sinh đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành Việc giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các giờ học chính khóa, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em học sinh được rèn luyện trong không khí thi đua thân ái,
“học mà chơi, chơi mà học”, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, rèn luyện và thể hiện kỹ năng sống tốt hơn Các em có tính độc lập cao, giúp các em trở thành những con người chủ động trong cuộc sống sau này
Thực tế, giáo dục kĩ năng sống tại các trường tiểu học hiện cho thấy bước đầu hoạt động này đã được triển khai đồng bộ, và có những hiệu quả nhất định Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của hoạt động này đối với sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học nói chung còn gây ra nhiều sự bàn luận và tranh cãi Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học Tuy nhiên, yếu tố quản lý hoạt động này vẫn giữ vai trò chủ đạo Vì vậy, chủ thể quản lý tại các trường tiểu học cần có những biện pháp quản lý phù hợp để quản lý tốt nhất hoạt động này Xuất phát từ những lí do trên nên chúng tôi lựa chọn vấn đề
“Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội” để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề nghiên cứu có tính thời sự và có tính thực tiễn cao Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam bàn về vấn đề này
- Trên thế giới:
Trang 9Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện trong một
số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ Những nghiên cứu về kĩ năng
sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ cần có Phần lớn các công trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính
hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về kĩ năng sống nêu trên
Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (1989) ở điều 19 đã khẳng định “vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau khi ra đời Các bậc cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình” “không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em Các nước khi kí phê chuẩn công ước này sẽ phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, đồng thời có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho mình” Trong giai đoạn 1990-1995, trong dự án về “Trẻ em
và môi trường gia đình” của Unesco phối hợp cùng với Unicef và tổ chức Y tế thế giới
tập trung công sức vào những lĩnh vực có ý nghĩa sống còn như dinh dưỡng, kích thích trẻ phát triển toàn diện, cách nuôi dạy trẻ an toàn…Unesco tìm cách góp phần của mình một cách lâu dài và có hiệu quả để giúp trẻ phát triển và tự tin vào đời
Như vậy, hầu hết các quốc gia đều có những chương trình nhằm hình thành kĩ năng giữ an toàn cho người học Những chương trình này nhằm mang đến cho người học những kĩ năng cơ bản để họ nhận diện và ứng phó với những nguy hiểm có thể gặp phải giúp con người được an toàn
Bên cạnh cách chương trình về giáo dục kĩ năng giữ an toàn nói trên thì có rất nhiều tác giả cũng dành sự quan tâm của mình với chủ đề này Nhiều tác phẩm hữu ích được ra đời nhằm hỗ trợ sự hoàn thiện các kĩ năng giữ an toàn của người học Trong đó
Trang 10cũng đã phát triển một chương trình có thể được điều chỉnh bởi hệ thống giáo dục trong nước [30]
Cuốn sách độc đáo “An toàn là gì” (What is Safe) của tác giả David R Williams
Ông đã giải thích nguyên nhân các nguy cơ mà trẻ phải đối mặt trong cuộc sống hiện đại ngày nay Thuật ngữ như "nguy cơ" và "an toàn" được xác định rõ ràng, và những rủi ro gặp phải trong khi tham gia giao thông, trong gia đình, chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, và nơi làm việc [31]
Còn tác giả Carrie lynn trong tác phẩm“Giúp trẻ hòa nhập với xã hội - How parents can help their children from 4 to 6 years” (2008) đã giới thiệu nhiều trò chơi vận
động có tác dụng hỗ trợ phát triển một số kĩ năng sống của trẻ như kĩ năng giữ an toàn bản thân, kĩ năng giao tiếp ứng xử xã hội, kĩ năng tự lập [20]
Tuyển tập gồm bảy cuốn "Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình"(2010) của tác giả Bạch Băng là những câu chuyện về khả năng tự bảo vệ bản
thân Đó là những câu chuyện diễn ra trong chính cuộc sống của trẻ nhỏ, thông qua các câu chuyện mà các em nhỏ yêu thích để đề cập đến những vấn đề an toàn của cuộc sống, giúp trẻ nhận thức tầm quan trọng trong việc tự bảo vệ bản thân [7]
Tác giả Yoon Yeo Hong trong tác phẩm “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” (2011)
đã giúp phụ huynh, giáo viên và trẻ em nhận thấy rằng thế giới bên ngoài luôn ẩn chứa những cạm bẫy Vì vậy, trẻ em cần chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để ứng phó với những tình huống nguy hiểm Tác giả đã hướng dẫn trẻ cách nhận biết các mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho chính mình Cuốn sách còn hướng dẫn trẻ cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm trong các tình huống như: khi ở những nơi hoang vắng mà chỉ có một mình, khi có người lạ dụ dỗ,…[12]
Trong cuốn sách: “Giữ an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên“ (Keeping Children
and Teenagers Safe) tác giả Gavin De Becker đã chia sẻ cái nhìn sâu sắc, những giải pháp thiết thực giúp phụ huynh hướng dẫn con cái của mình biết tự bảo vệ trước nguy cơ bạo lực ngày càng tăng như: làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm trong những hoạt động hàng ngày; cha mẹ sẽ làm gì nếu con mình bị lạc nơi công cộng; làm thế nào để nhận diện một kẻ lạm dụng tình dục, [28]
- Ở Việt Nam
Chương trình thực nghiệm giáo dục “Sống khỏe mạnh và kĩ năng sống” do
UNICEF hỗ trợ được triển khai tại 20 trường thuộc Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng,
Trang 11Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang Nội dung cụ thể của chương trình: Phổ biến về quyền trẻ em; phòng tránh thuốc lá rượu, bia; phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng Những chủ đề trên được tổ chức cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 định kỳ mỗi tháng một buổi [dẫn theo 4]
Trong chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” thì quan niệm về
kĩ năng giữ an toàn thân thể cơ bản đối với từng nhóm đối tượng được thể hiện khá đa dạng Đó là những kĩ năng cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với những thách thức của xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau trong tình huống khác nhau của từng loại đối tượng để bản thân có sự an toàn [dẫn theo 4]
Dự án “Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh” ở tiểu học
do Vụ thể chất –Bộ giáo dục và đào tạo hợp tác với UNICEF triển khai, hỗ trợ xây dựng tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học miền núi bao gồm những nội dung
bổ trợ như: giáo dục kĩ năng an toàn, giúp các em biết tránh hoặc xử lý những tai nạn về sông nước, điện giật, sét đánh, động vật cắn, bom mìn; giáo dục kĩ năng ăn uống vệ sinh,
an toàn,…[dẫn theo 4]
Như vậy, từ năm 1990 đến nay, tại Việt Nam đã triển khai nhiều dự án, chương trình hướng đến nhiều đối tượng từ trẻ mầm non, học sinh tiểu học đến trung học phổ thông, từ trẻ em trong trường học đến những trẻ em đường phố và các đối tượng khác Những chương trình nhằm giáo dục kĩ năng giữ an toàn cho trẻ em ở Việt Nam, giúp các
em nhận thức về sự cần thiết của kĩ năng giữ an toàn thân thể đối với bản thân, đồng thời nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em Tuy nhiên các chương trình này được triển khai còn mang tính cục bộ, thời gian thực hiện chưa dài Mặt khác, chưa có nhiều dự án dành cho đối tượng là trẻ mẫu giáo Nhiều
dự án mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng tài liệu tham khảo
Năm 2009, tác giả Thái Hà đã xuất bản cuốn sách “Hoàn thiện kĩ năng sống cho trẻ - Hướng dẫn bé tự bảo vệ" Cuốn sách này được biên soạn dưới hình thức các tình
huống cụ thể Ở mỗi tình huống, tác giả cũng đã đề xuất những lời khuyên cụ thể giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân [11]
Tài liệu "Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi" của tác giả Lê Bích Ngọc với
mục đích cung cấp cho trẻ những kiến thức nhằm hình thành những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày bằng những hoạt động, phương tiện, hình thức trong cuộc sống gia
Trang 12đình như tự bảo vệ sức khỏe và kĩ năng tự phòng chống những tai nạn thông, phòng tránh tai nạn giao thông,…[24]
Hay cuốn "Hoạt động thực tiễn tìm hiểu kĩ năng sống dành cho học sinh" do Trần
Thời Kiến (chủ biên) đã trình bày những cách xác lập chủ đề hoạt động, lập kế hoạch hoạt động đến với những hoạt động cụ thể nhằm hình thành kĩ năng an toàn, giúp trẻ học được cách tự bảo vệ và tự cứu lấy mình [16]
Ngoài ra còn phải kể đến bộ sách gồm 3 cuốn "Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống" cho các đối tượng là trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học phổ
thông do Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) đã trình bày những đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng giữ an toàn của người học Đồng thời với từng độ tuổi khác nhau, nhóm tác giả đã thiết kế các nhóm chủ đề cùng với những hoạt động nhằm hình thành các kĩ năng giữ an toàn phù hợp [21]
Bên cạnh đó, hai tác giả Ngô Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn sách
"Những kiến thức ban đầu hình thành kĩ năng sống cho trẻ mầm non" cũng đã cung cấp
những kiến thức nhằm giúp trẻ tìm hiểu về giới tính, cách giải quyết và ứng phó với những vấn đề khó khăn giúp trẻ được an toàn và đặc biệt hướng đến việc hình thành nhân cách sống cho trẻ mầm non [13]
Như vậy, có thể nhận thấy hầu hết các tác phẩm viết về kĩ năng giữ an toàn hiện nay chủ yếu được biên soạn dưới dạng cẩm nang Các tác giả đưa ra những lời khuyên
cụ thể để trẻ em nhận diện và phòng tránh những nguy hiểm đến với bản thân Tuy nhiên, trong các tác phẩm này chưa hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm kĩ năng giữ an toàn, xác định các biểu hiện và tiêu chí đánh giá kĩ năng giữ an toàn thân thể
Trong đề tài nghiên cứu về "Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam" của nhóm tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Kim Dung, Vũ Thị Sơn đã chỉ ra kĩ năng giữ an toàn thân thể thông qua những kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích là một trong những kĩ năng quan trọng của trẻ mẫu giáo Đề tài đã khái quát được những nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, các kĩ năng để thực hiện quyền trẻ em Tuy nhiên, chưa có những đánh giá cụ thể biểu hiện thực trạng kĩ năng này của trẻ mầm non [6]
Trang 13Năm 2007, với đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông" do tác giả Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm,
kết quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của các em còn hạn chế Trên
cơ sở tìm hiểu thực trạng, xác định nhu cầu giáo dục kĩ năng, đề tài đã xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp [5]
Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã và đang được nghiên cứu tại Việt Nam Trong đó, các kết quả nghiên cứu về vấn đề này được đăng tỉa trên các tạp chí, trên các kỷ yếu hội thảo Đã có những luận án tiến sĩ và nhiều luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục thực hiện đề tài nghiên cứu này
Năm 2010, tác giả Trần Lưu Hoa đã thực hiện đề tài nghiên cứu về kỹ năng sống
của học sinh: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội” nhưng lại tiếp cận từ góc độ biện pháp quản
lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Nghiên cứu đã xây dựng hệ thống khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, phát hiện thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đồng thời xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và cán bộ quản lí trong các trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng
Tác giả Nguyễn Huyền Châu đã thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục với
đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội” Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội Kết quả cho thấy, chủ thể quan lý nhà trường bước đầu đã thực hiện tốt các nội dung quản lý hoạt động này và
có các biện pháp quản lý phù hợp nhằm giúp hiệu quản hoạt động này đạt mức độ tương đối cao [8]
Tác giả Hoàng Thuý Nga đã thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội” Luận án đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học thành phố Hà Nội, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng sống cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay [22]
Năm 2016, Phạm Thị Nga, trong luận án tiến sĩ của mình với cách tiếp cận chức năng đã đề xuất 6 biện pháp bao quát hết các chức năng quản lí, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong trường (giờ học, NGLL, vui chơi , giải
Trang 14trí, sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục…), đồng thời huy động các lực lượng khác cùng tham gia như các đồng chủ thể [23]
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
18 cán bộ quản lý và 160 giáo viên
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
- Tiếp cận quan điểm hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của
hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại Hoạt
Trang 15động và quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có mối quan hệ với các yếu tố khác trong sự phát triển của trường TH Thông qua việc nghiên cứu để phát hiện
ra những yếu tố mang tính bản chất của sự vận động và phát triển quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
- Tiếp cận quan điểm lịch sử: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển lâu
dài, chú ý tới tình huống phức tạp giữa Hiện tượng và Bối cảnh trong quá khứ, từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng, logic
- Tiếp cận quan điểm nghiên cứu tình huống: Cơ sở lý luận phải được minh chứng
và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội thông qua nghiên cứu trường hợp là cần thiết Nghiên cứu hiện tượng đang xảy ra trong bối cảnh đời sống và hiện thực của
nó, khi mà ranh giới giữa hiện tượng và bối cảnh chưa thật rõ ràng và sử dụng nhiều nguồn thông tin, bằng chứng khác nhau Qua nghiên cứu trường hợp sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội và nguyên nhân của
nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nhân rộng hoặc cải thiện thực trạng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
5.1.1 Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hệ thống
Vấn đề nghiên cứu được xem xét trong các mối quan hệ biện chứng với nhau, trong
sự phụ thuộc và quy định lẫn nhau theo một logic nhất định
5.1.2 Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hoạt động:
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao các kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo chất lượng các hoạt động của nhà trường
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản;
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;
Trang 16- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp thống kê toán học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận
về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này
Về thực tiễn: Luận văn đã chỉ ra thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học và thực trạng quản lý giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Luận văn đề xuất được biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội Kết quả nghiên cứu này của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện trong các trường
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học Với tầm quan trọng như vậy mà đã hình thành nên cả một ngành khoa học – Khoa học quản lý
Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý Các nhà nghiên cứu từ các góc
độ tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về khái niệm này
Xét về chức năng, quản lý là một hệ thống tổ chức Từ góc độ của hoạt động kinh doanh, các nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Quản lý là đưa những nguồn vốn về con người và của cải vào tổ chức để đạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thoả mãn tối đa cho người hưởng lợi, mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện cho những người cấp vốn’’[18]
Khi phân tích khái niệm quản lý, các nhà nghiên cứu rất chú ý đến đối tượng của hoạt động quản lý
Xét về mặt chức năng, quản lý là hệ thống tổ chức Có nhiều cách định nghĩa về hoạt động này
Theo Mary Parker Follet ( Mỹ ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức
Theo H.Kootz (người Mỹ), QL là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) mục tiêu của
QL là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [dẫn theo 14]
Ở nước ta, các nhà giáo dục học đứng từ góc độ tiếp cận của mình lại đưa ra những khái niệm về quản lý như sau:
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá
Trang 18trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, chỉ đạo và kiểm tra” [21].
Theo tác giả Trần Kiểm: “QL là tác động có mục đích đến tổ chức đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động” [15]
Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên về quản lý, chúng tôi xác định khái niệm quản lý như sau:
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu
đề ra
Đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý nêu trên làm khái niệm công cụ để nghiên cưu
1.1.2 Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
-Khái niệm giáo dục: Giáo dục cũng được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường [3] Ở cấp độ nhà trường, khái niệm giáo dục chỉ quá trình giáo dục tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục là những hoạt động do các cơ sở giáo dục (trường học và các 22 cơ sở khác) tổ chức thực hiện theo kế hoạch, chương tình giáo dục, trực tiếp đều hành và chịu trách nhiệm về chúng Trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học là nền tảng và chủ đạo không chỉ trong các môn học, mà ở tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Nó là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ đạo trong hệ thống các hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục được tổ chức có định hướng
về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của người học Khi tham gia các hoạt động giáo dục, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung
và những biện pháp chung, nhờ vậy họ được giáo dục theo những tiêu chí chung (tuy hoạt
động của mỗi người luôn diễn ra ở cấp độ cá nhân)
- Khái niệm giáo dục kĩ năng sống:
Trong nhà trường phổ thông, với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh thì việc giáo dục cho các em kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng Do vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện theo chương trình, nội dung và được tổ chức một cách bài bản, chặt chẽ tại nhà trường Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện với các nội dung đa dạng, hình thức phong phú và có các phương pháp giáo dục đặc
Trang 19thù phù hợp với việc giáo dục kĩ năng Nó có thể được thực hiện trong khuôn khổ hệ thống các môn học, các lĩnh vực học tập ở nhà trường phổ thông; tuy nhiên nó cũng có thể được thực hiện ngoài các môn học và lĩnh vực học tập Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù hợp với đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS có đầy đủ những đặc trưng chung của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông như được tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục phổ thông; do nhà trường với các chủ thể có liên quan như cán bộ lãnh đạo, quản lí trường học; giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội v.v Nó là hoạt động được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổ nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của học sinh theo hướng tích cực, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, cộng đồng và xã hội
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh muốn đạt được hiệu quả cần phải dạy lí thuyết, kết hợp chặt chẽ với dạy thực hành và cho học sinh được rèn luyện các kĩ năng
đã học thông qua việc trải nghiệm các hoạt động cụ thể tại nhà trường phổ thông Qua các hoạt động trải nghiệm này, học sinh sẽ rèn được kĩ năng sống, học sinh cũng có cơ hội thể hiện các kĩ năng đã học, vận dụng chúng một cách sáng tạo trong các tình huống khác nhau trong học tập, giao tiếp và khi tham gia vào các hoạt động xã hội
Theo UNICEF, giáo dục kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi
Từ việc phân tích bản chất của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nêu trên, chúng tôi xác định khái niệm giáo dục kĩ năng sống như sau:
Giáo dục KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái
độ, giá trị (cái học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ
Trang 20và kỹ năng phù hợp
1.1.3 Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
- Khái niệm trải nghiệm:
Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực
đó Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức trong sách vở Nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm” Những người tham gia vào các hoạt động
du lịch, thể thao mạo hiểm hay sử dụng ma túy cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của trải nghiệm
Từ “trải nghiệm” có thể liên quan đến cả các sự kiện được cảm nhận trực tiếp cũng như sự khôn ngoan có được khi phản ảnh lại các sự kiện Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại Immanuel Kant so sánh kinh nghiệm với lí lẽ (reason): “Không có cái gì, quả thực, có thể tai hại hơn hay vớ vẩn hơn với nhà triết học
là sự hấp dẫn thô tục của cái gọi là kinh nghiệm Kinh nghiệm như vậy không bao giờ tồn tại nếu tại một thời điểm đích đáng, những tổ chức này (những kinh nghiệm này) được hình thành cùng với các ý tưởng”
-Khái niệm sáng tạo:
M Jurocova - nhà Tâm lý học Tiệp Khắc cho rằng: Sáng tạo được hiểu là cái mới, cái khác thường, cái riêng biệt, cái kỳ diệu, cái có giá trị của sản phẩm Những sản phẩm này có thể là những phát kiến, những cách giải thích hay những quá trình dẫn đến nó [Dẫn theo 25, tr.21]
Nguyễn Lân (1998) đưa ra ra cách hiểu ngắn gọn, sáng tạo là tìm ra cái mới và thực hiện cái mới hay là làm ra lần đầu tiên Chẳng hạn James Watt là người sáng tạo ra máy hơi nước [17, tr.1557]
Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên chúng tôi đưa ra khái niệm sáng tạo như sau:
Sáng tạo là hoạt động tích cực của chủ thể có những phẩm chất nhân cách đặc thù nhằm tạo ra cái mới, có giá trị trong giải quyết các nhiệm vụ mà chủ thể tiếp nhận
Trang 21Với khái niệm này, sáng tạo được nhìn nhận và đánh giá bởi hai thuộc tính cơ bản
là tính mới và tính giá trị Khi giải quyết một nhiệm vụ, một công việc cụ thể, chủ thể có thể bộc lộ các phẩm chất nhân cách sáng tạo trong quá trình thực hiện, hay cách thức giải quyết, đồng thời được đánh giá qua sản phẩm Dù cái mới ở quy trình, cách thức hay sản phẩm thì cái mới đó cần được đánh giá đúng, tốt hay hợp lý, hiệu quả hơn so với cái đã có
- Khái niệm trải nghiệm sáng tạo:
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại Do vậy, chúng tôi đưa ra khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh thực hiện và rèn luyện các nhiệm vụ cụ thể thông qua trải nghiệm thực tiễn Việc thực hiện các hoạt động cụ thể thông qua trải nghiệm thực tiễn sẽ giúp học sinh nảy sinh những sáng kiến để giải quyết tốt nhất nhiệm vụ
Như vậy, khi xem xét khái niệm này cần chú ý đến một số điểm sau:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học
Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… sẽ giúp phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh Từ đó, hình
Trang 22thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính
riêng của mỗi cá nhân trong tập thể
1.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1 Khái niệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Từ việc phân tích một số khái niệm công cụ như: kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo chúng tôi xác định khái niệm giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sống của bản thân thích nghi được với hoạt động giao tiếp, học tập, các hoạt động sống trong xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông
1.2.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Có thể thấy rằng, đối với học sinh tiểu học, khi mà các em mới bước đầu được học tập, được tham gia vào các hoạt động sống tại gia đình, nhà trường và xã hội thì kĩ năng sống của các em rất hạn chế Do vậy, đối với học sinh tiểu học các em cần được giáo dục một cách toàn diện và đầy đủ cả các kĩ năng sống để thích ứng một cách tốt nhất với các hoạt động sống
1.2.2.1.Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh
Có thể nhận thấy, có rất nhiều kĩ năng cụ thể trong nhóm kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học Trong đó, có thể tạm liệt kê các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh tiểu học dưới đây
- Kỹ năng tự nhận thức (self-awareness)
- Kỹ năng nói (Oral/spoken communication skills)
- Kỹ năng viết (Written communication skills)
- Kỹ năng thương thuyết, thuyết phục (negotiation/persuation)
Trang 23- Làm việc theo nhóm, đội (Teamwork/collaboration skills)
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực (Positive thinking)
- Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
- Kỹ năng ra quyết định (Decision making)
- Kỹ năng thiết lập mục tiêu (Goal setting)
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm (Emotion management)
- Kỹ năng phát triển lòng tự trọng (Selfesteem)
-Tự tạo động lực (Self-motivation/initiative)
-Tư duy phê phán (Critical thinking)
-Đối mặt với thách thức (Risk-taking skills)
-Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
- Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
- Kỹ năng liên kết, quan hệ (Interpersonal skills)
- Chịu áp lực công việc (Working under pressure)
- Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
- Tư duy sáng tạo (Creativity)
- Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
- Tổ chức (Organization skills)
- Kỹ năng thích nghi đa văn hoá (Multicultural skills)
- Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
- Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
- Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
- Kỹ năng quản lý thời gian (Time management skills)
Tất cả những kĩ năng này đều cần thiết và quan trọng và cần phải giáo dục cho học sinh tiểu học Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phụ thuộc vào thời lượng các giờ trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức cho các em, phụ thuộc vào điều kiện nhân lực và vật lực, nhà trường có thể lựa chọn những kĩ năng sống cần thiết nhất đối với lứa tuổi này để giáo dục
1.2.2.2.Phân loại kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1) Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, UNESCO đưa ra cách phân loại
kỹ năng sống thành 3 nhóm (UNESCO Hà Nội, 2003):
Trang 24+ Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị
+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh + Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: Bao gồm kỹ năng giao tiếp; tính quyết đoán; kỹ năng thương thuyết/từ chối; lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khác, v.v…
2) Trong tài liệu về giáo dục kỹ năng sống hợp tác với UNICEF (Bộ Giáo dục &
Đào tạo) đã giới thiệu cách phân loại khác, trong đó kỹ năng sống cũng được phân thành
+ Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng: Tư duy phê phán; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề
(Bộ Giáo dục & đào tạo, vụ Thể chất, 1998) 3) Phân loại theo mục đích sống, ta có 4 nhóm sau:
+ Nhóm kỹ năng làm việc
+ Nhóm kỹ năng tư duy
+Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc
+ Nhóm kỹ năng sức khỏe
1.2.2.3.Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học
Trước hàng loạt các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trên, Bộ giáo dục rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Ngày 28/02/2014 ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
Chương trình kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm 6 nhóm kỹ năng sau: Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức:
- Nhận thức bản thân
Trang 25- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết trình và nói được trước đám đông
- Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi
- Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)
Nhóm 3: Nhóm kỹ năng quản lí bản thân:
- Kỹ năng làm chủ
- Quản lí thời gian
- Giải trí lành mạnh
Nhóm 4: Nhóm kỹ năng giao tiếp
- Xác định đối tượng giao tiếp
- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp
-Tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác;
-Tham quan dã ngoại;
-Các hội thi;
Trang 26- Hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng;
- Sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…);
- Tổ chức các ngày hội
Các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ thu hút sự hào hứng tham gia của học sinh, đồng thời thông qua các hoạt động học sinh sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm; cũng như tương tác với những người xung quanh
1.3 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
1.3.1 Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Từ việc phân tích một số khái niệm công cụ của đề tài luận văn như: quản lý, giáo dục kĩ năng sống, trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đưa ra khái niệm quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học như sau:
Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học là một hệ thống các tác động sư phạm hợp lí và hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể học sinh, giáo viên, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường nhằm hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã đề ra
1.3.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Có rất nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học như: tiếp cận chức năng (chức năng quản lí) và tiếp cận cấu trúc đối tượng (đối tượng quản lí) Một số nghiên cứu gần đây đề cập đến tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lí), tiếp cận quá trình (quá trình quản lý) theo mô hình CIPO Những tiếp cận này hoàn toàn có thể được lựa chọn để xác định nội dung của quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học Tuy nhiên, trong luận văn này với việc thực hiện mục đích nghiên cứu của
Trang 27mình, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận chức năng quản lý để nghiên cứu
Từ các tiếp cận chức năng quản lý trong nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học chúng tôi đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này như sau: (1) Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học; (2) Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học (3) Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học; (4) Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học Dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích từng nội dung quản lý này
-Nội dung thứ nhất: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Lập kế hoạch là một chức năng quan trọng của quản lý Lập kế hoạch là quá trình xác lập được mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó Do vậy, trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học chủ thể quản lý tại trường tiểu học phải rất chú trọng tới chức năng này Trong đó, lập kế hoạch hoạt động này không chỉ dừng lại ở việc xác định mục tiêu, xây dựng các loại kế hoạch mà phải bao gồm cả quá trình triển khai thực hiện
và điều chỉnh kế hoạch Trong đó, chủ thể quản lý cần dựa vào mục tiêu, nội dung của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học để lập kế hoạch cụ thể và chi tiết Tùy từng nội dung, chủ thể quản lý sẽ lập kế hoạch khác nhau Cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học theo năm học, tháng, tuần, cho toàn trường và cho từng khối lớp một cách chặt chẽ để đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh của kế hoạch năm học, kế hoạch từng kỳ học của nhà trường
- Xác định rõ các nội dung cần giáo dục và quyết định chọn hình thức trải nghiệm sáng tạo nào để có thể lồng ghép mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường
- Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học
Trang 28- Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học
Bản kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có sự tham gia của các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau Từ đó đảm bảo chất lượng và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời tạo ra sự cam kết của các bên liên quan trong việc tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt
- Tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch trong thực tiễn: kế hoạch phải thể hiện rõ các điều kiện về nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực và nguồn lực thông tin), xác định rõ ràng của các tổ chức có liên quan trong công tác quản lý cũng như triển khai thực hiện kế hoạch
- Tính hệ thống: sử dụng các kĩ thuật và phương pháp hiện đại như phương pháp SWOT, phương pháp đường Găng…
- Tính pháp lý: kế hoạch cần được trình lên các cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt và chính thức ban hành để nâng cao hiệu lực của công tác quản lý
Có thể nói, lập kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng lựa chọn đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách tham gia vào giáo dục
kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường, nguồn kinh phí cho hoạt động này, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc thiết bị, tài liệu ), thời lượng để thực hiện chương trình và thời điểm tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức được thực hiện trong tiến trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học Kế hoạch phải thể hiện việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại trường hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào
Trong tổ chức thực hiện kế hoạch, trước hết cần phải xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học, tổ chức điều phối các lực lượng, phát huy vai trò của các lực lượng, các công cụ phương tiện quản lý để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động
Trang 29trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học đạt hiệu quả cao và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các buổi học và rèn luyện kĩ năng sống
-Nội dung thứ hai: Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, chỉ đạo đổi mới phương pháp
và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu
đã đề ra, đưa tổ chức phát triển
Nội dung tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học gồm có:
1)Tổ chức bộ máy quản lý:
Trên cơ sở mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học đã xác định, cần tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hơp Quy trình tổ chức bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học như sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống
- Quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo
- Xây dựng quy chế phối hợp trong giáo dục kỹ năng sống
- Ban hành văn bản hướng dẫn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2)Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục:
Trên cơ sở mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học đã xác định, cần xây dựng, lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học chính là hệ thống các kiến thức và kĩ năng của từng kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học cần có các bước như sau:
- Xác định rõ kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh
- Xác định các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học phù hợp với đặc điểm học sinh, đặc điểm và điều kiện vật lực và nhân lực của nhà trường,
Trang 30- Lồng ghép tích hợp một cách linh hoạt và sáng tạo việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Như vậy, căn cứ vào nội dung và yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học, các trường tiểu học có thể lựa chọn những hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình
Từ đó có thể tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học sao cho hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất, phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của trường mình
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ kế hoạch năm học và từng học kỳ để có sự phân công phụ trách các nội dung sao cho hợp lý để việc gì trong quá trình giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng có người phụ trách và việc gì cũng được giám sát thực hiện chặt chẽ Căn cứ vào sự lựa chọn các hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các khối lớp, hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo kế hoạch, theo sự phân công đã được tiến hành trước đó
Nội dung thứ 3: Chỉ đạo cách thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những người khác nhau nhằm làm cho các cá nhân, các bộ phận thực hiện tốt các phần việc được phân công, đạt được các mục tiêu đề ra với chất lượng cao nhất có thể Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học cụ thể như sau:
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động câu lạc bộ;
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác;
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tham quan dã ngoại;
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hội thi;
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng;
Trang 31- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…);
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các ngày hội
Nội dung thứ 4: Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích Nhờ có kiểm tra mà người Hiệu trưởng có được thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở của những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn
đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc
Bản chất của kiểm tra: Là mối quan hệ ngược trong quản lý; kiểm tra là một hệ thống thông tin phản hồi trong quản lý: phản hồi về kết quả các hoạt động và phản hồi
dự báo
- Xây dựng hệ thống chuẩn thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định trong kế hoạch Các chuẩn thực hiện bao gồm chuẩn về quy trình, các hoạt động và chuẩn về các sản phẩm của hệ thống qua các mục tiêu của hệ thống
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt được trên cơ sở so sánh với chuẩn
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh
Trang 32Nhận thức là một quá trình con người tiếp nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội ở các mức độ khác nhau, làm
cơ sở cho việc định hướng, điều chỉnh thái độ và hành động của con người Nhận thức có vai trò quan trọng định hướng và quy định nội dung hành vi Nội dung, phương thức hành
vi như thế nào là do nhận thức của cá nhân quyết định Nhận thức đúng giúp cá nhân hiểu
và vận dụng được, biến tri thức thành niềm tin, điều đó sẽ tác động vào tình cảm đến sự hình thành thái độ của cá nhân một cách đúng đắn, từ đó cá nhân sẽ tự đánh giá, tự điều chỉnh, điều khiển hành vi Nhận thức sai lệch dẫn đến cá nhân có cách hiểu sai lệch, không đúng đắn, từ đó sẽ dẫn tới việc cá nhân có thái độ tiêu cực và hành vi sai lệch
Do vậy, việc hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học sẽ giúp cho họ có thái độ tích cực với hoạt động này
và có những hành động cụ thể, tích cực để hoàn thành tốt nhất mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học
1.4.1.2 Năng lực, trình độ, kĩ năng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng
Để làm tốt công việc quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học thì hiệu trưởng cần có năng lực, trình độ và
kĩ năng quản lý đáp ứng được các yêu cầu của nhà trường và mục tiêu hoạt động này Trước hết, người hiệu trưởng phải là người có năng lực chuyên môn tốt đối với giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học;
có năng lực quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục này; có hiểu biết sâu sắc về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Kĩ năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học gồm nhiều kĩ năng thành phần Tuy nhiên, hiệu trưởng cần phải rèn luyện để có được các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng quản lý con người, kĩ năng quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học, kĩ năng giao tiếp, liên kết giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Muốn có nhiều tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng quản lý thì một yếu tố quan trọng ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng của bản thân về
Trang 33năng lực chuyên môn và năng lực quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
1.4.2 Các yếu tố thuộc về giáo viên, cán bộ chuyên trách ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
1.4.2.1 Yếu tố nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Giáo viên, cán bộ chuyên trách là lực lượng nòng cốt tham gia hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu họ Đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách quyết định phần lớn hiệu quả hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng Do vậy, để hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học đạt được hiệu quả cao thì yếu tố cần xem xét chính là nhận thức của giáo viên, cán bộ chuyên trách về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng Giáo viên có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này sẽ giúp họ có thái độ tích cực, hành động phù hợp để thực hiện tốt nhất những nhiệm
vụ của bản thân khi là một trong thành viên tham gia và quyết định trực tiếp đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
1.4.2.2 Năng lực của giáo viên
Năng lực của giáo viên, cán bộ chuyên trách là một trong những yếu tố tác động tới hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Trong đó, người giáo viên khi có năng lực chuyên môn tốt, có năng lực phối hợp hoạt động tốt sẽ là điều kiện quan trọng để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Do vậy, yếu tố năng lực của giáo viên có tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng
Trang 341.4.3 Các yếu tố thuộc về môi trường khách quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
Các yếu tố thuộc về môi trường khách quan có ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng thông gồm:
1) Yếu tố văn bản, nghị quyết, chính sách của các cấp quản lý đối với trường TH; các văn bản nghị quyết, chính sách của nhà trường đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học:
Các văn bản, nghị quyết, chính sách của các cấp quản lý đối với trường TH và các văn bản nghị quyết, chính sách của nhà trường đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng có những ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động này Bởi vì, trường TH chịu
sự quản lý trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện Hàng năm căn cứ vào văn bản hướng dẫn của cấp trên để trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học Hiệu trưởng và trường TH xây dựng kế hoạch của nhà trường, chỉ đạo các khối chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ bộ môn nhằm cụ thể hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường
Vì vậy, văn bản, chính sách giáo dục của Sở Giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính chất chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
Các văn bản nghị quyết, chính sách của nhà trường đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học có những tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý hoạt động này Căn cứ trên các văn bản nghị quyết, chính sách của các cấp chỉ đạo, người hiệu trưởng chỉ đạo và yêu cầu giáo viên, cán
bộ chuyên trách thực hiện các khâu trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo đúng tinh thần Vì thế, hiệu trưởng cần nắm vững các chỉ thị, văn bản chỉ đạo giáo dục đó, phân tích rõ đặc điểm tình hình của đơn vị trong năm học để triển khai đúng hướng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn đồng thời đảm bảo không làm sai đường lối, chủ trương
2) Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường:
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
Trang 35trường tiểu học của hiệu trưởng Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học Khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có thiết bị để khai thác thông tin đa phương tiện
Để đảm bảo cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học có chất lượng, nhà trường cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếu Có phòng hội họp để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học được thực hiện định kỳ; Có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạy
Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng cần chú ý những vấn đề sau:
+ Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần được kiểm tra thường xuyên về số lượng và chất lượng Hằng năm, có kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị mau hỏng đảm bảo trong năm học có đủ trang thiết bị để hoạt động Trang thiết bị phải có phòng chứa và được bảo quản để sử dụng lâu dài Bố trí, sắp xếp trang thiết bị hợp lý, khoa học để thuận tiện khi sử dụng Có theo dõi muợn, trả đồ dùng trên
sổ sách
+ Bố trí phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ trang thiết bị tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng
+ Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng hằng năm
Trang 36Tiểu kết chương 1
Giáo dục kỹ năng sống có vai trò quan trọng trong giáo dục tiểu học Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng thực tiễn về khoa học, kỹ thuật, lao động, văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí,… Các em được rèn luyện thể chất, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh đối với các mối quan hệ bạn bè, cha mẹ thầy cô và đặc biệt nắm bắt được các kỹ năng sống xử lý các tình huống trong cuộc sống và trong các mối quan hệ xã hội khác Có nhiều hình thức giáo dụcc kĩ năng sống khác nhau Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức phù hợp hơn cả đối với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu
Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học là một hệ thống các tác động sư phạm hợp lí và hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể học sinh, giáo viên, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường nhằm hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã đề ra Nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý tại trường
tiểu học đã góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động này
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Trong đó, chủ yếu là các yếu tố: đặc điểm tâm lý học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội, tác động của các điều kiện xã hội, nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học, năng lực của chủ thể quản lý và giáo viên khi thực hiện hoạt động này
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI
2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu tại 8 trường tiểu học công
lập quận Cầu Giấy, Hà Nội gồm: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng A, Dịch Vọng B,
Mai Dịch, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa
- Khách thể điều tra khảo sát: Luận văn nghiên cứu trên các khách thể sau:
+ Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, khối trưởng) : 19 đồng chí
+ Cán bộ quản lý thuộc phòng Giáo dục quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội: 10 đồng chí + Giáo viên của các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội: 127 đồng chí
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học nhằm thu thập số liệu
cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Luận văn tập trung vào khảo sát thực trạng về những nội dung sau:
1) Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
2) Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
3) Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
Để khảo sát được 3 nội dung nêu trên chúng tôi sử dụng phối hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Đề tài sẽ xây dựng 01 phiếu điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu trên cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
Trang 38nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Đề tài sẽ xây dựng 01 phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý giáo dục của các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội nhằm khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
- Đề tài sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để nghiên cứu sâu hơn về thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng như biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động này
- Đề tài sẽ xây dựng 01 đề cương phỏng vấn sâu để phỏng vấn các nội dung nêu trên với giáo viên TH, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy,
Hà Nội
* Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được chúng tôi xử lý số liệu bằng thống kê toán học Trong đó chủ yếu sử dụng tần xuất, tỷ lệ phần trăm, tổng số điểm, điểm trung bình
2.1.3 Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá
Trang 39- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
được đánh giá theo tiêu chí ảnh hưởng với 03 mức độ: ảnh hưởng nhiều, ít ảnh hưởng và
không ảnh hưởng
2.1.3.2 Thang đánh giá
Việc lựa chọn kết quả nghiên cứu được tiến hành theo cách: tính tần suất (%)
- Thang đánh giá theo % :
+ Thực hiện tốt, đáp ứng tốt, thường xuyên, ảnh hưởng nhiều: 3 điểm
+ Bình thường, thỉnh thoảng thực hiện, ít ảnh hưởng : 2 điểm
+ Chưa tốt, không thực hiện, chưa đáp ứng, không ảnh hưởng: 1 điểm
2.2 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.2.1 Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý:
Quận Cầu Giấy nguyên là vùng đất được cả nước biết đến từ xa xưa về truyền thống văn hóa, hiếu học, về nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến Đây chính là một trong “Tứ danh hương” “Mỗ-La-Canh - Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội Phía Đông giáp quận Đống Đa
và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ
Diện tích : 1204 km2; dân số: khoảng 201.600 người
Năm 1831, Cầu Giấy là vùng đất của huyện Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, vùng đất Cầu Giấy thuộc quận VI ngoại thành
Hà Nội Từ năm 1961, vùng đất Cầu Giấy thuộc huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa
Trang 40Tân, Mai Dịch và các xã Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa của huyện Từ Liêm Quận Cầu Giấy khi mới thành lập gồm 7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hòa và Trung Hòa Ngày 5/1/2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ-CP thành lập phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng
Như vậy, quận Cầu Giấy hiện nay có 8 phường là: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa, Dịch Vọng Hậu Trụ sở UBND quận: tại số 36 phố Cầu Giấy
- Tình hình kinh tế-xã hội:
Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn,
cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện,
an ninh quốc phòng được bảo đảm
Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ-công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Năm 2008, tổng thu ngân sách của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại-dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.500 tỷ đồng
Hiện nay, quận đang có 3 xu hướng đô thị hóa: Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán Năm 2008, quận đã đầu tư cho xây dựng 176 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 412,7 tỷ đồng
Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề Nghĩa Đô làm giấy sắc, Làng Cót – Yên Hòa làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy Làng Vòng – Dịch Vọng chuyên làm cốm, làng Giàn có nghề làm hương
2.2.2 Khái quát chung về tình hình giáo dục tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhìn một cách tổng thể số lượng học sinh theo học tại các trường tiểu học là khá lớn và phân bổ cho 12 trường công lập và 6 trường dân lập trong toàn quận Trong 12 trường thì có nhiều trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đó là các trường Tiểu học Dịch Vọng A, Tiểu học Dịch Vọng B, Tiểu học Trung Hòa, Tiểu học Yên Hòa, Tiểu học