1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội 9tt)

26 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 549,75 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH UYÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH UYÊN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

hồi giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam Giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặc biệt, các trường tiểu học đã quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Do đó, các nhà trường đã tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình Đây là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp học sinh đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành Thực tế, giáo dục kĩ năng sống tại các trường tiểu học hiện cho thấy bước đầu hoạt động này đã được triển khai đồng bộ, và

có những hiệu quả nhất định Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của hoạt động này đối với sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học nói chung còn gây

ra nhiều sự bàn luận và tranh cãi Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

ở trường tiểu học Tuy nhiên, yếu tố quản lý hoạt động này vẫn giữ vai trò chủ đạo Vì vậy, chủ thể quản lý tại các trường tiểu học cần có những biện pháp quản lý phù hợp để quản lý tốt nhất hoạt động này Xuất phát từ

những lí do trên nên chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường Tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội” để nghiên cứu

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

là một vấn đề nghiên cứu có tính thời sự và có tính thực tiễn cao Do vậy,

đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam bàn về vấn đề này Về các hướng nghiên cứu hoạt động giáo dục kĩ năng sống các nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (nội dung, hình thức, phương pháp) Về các hướng nghiên cứu quản lý hoạt động này, các nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu lí luận, thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học thì chưa được nghiên cứu nhiều

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học

Trang 5

- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

- Tiếp cận quan điểm hệ thống

- Tiếp cận quan điểm lịch sử

-Tiếp cận theo nguyên tắc hệ thống

-Tiếp cận theo nguyên tắc hoạt động

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;

- Phương pháp thống kê toán học

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung một số

vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Trang 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này

Về thực tiễn: Luận văn đã chỉ ra thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Luận văn đề xuất được biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Kết quả nghiên cứu này của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện trong các trường

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1.Các khái niệm cơ bản

1.1.1.Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản

lý nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra

1.1.2.Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm

tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và

kỹ năng phù hợp

1.1.3.Khái niệm trải nghiệm sáng tạo

Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức

theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường phổ thông nhằm giúp học

sinh thực hiện và rèn luyện các nhiệm vụ cụ thể thông qua trải nghiệm thực tiễn Việc thực hiện các hoạt động cụ thể thông qua trải nghiệm thực tiễn sẽ giúp học sinh nảy sinh những sáng kiến để giải quyết tốt nhất nhiệm vụ

1.2.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.2.1.Khái niệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động

Trang 8

trải nghiệm sáng tạo là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sống của bản thân thích nghi được với hoạt động giao tiếp, học tập, các hoạt động sống trong xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông

1.2.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.2.2.1.Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh

- Kỹ năng tự nhận thức (self-awareness)

- Kỹ năng nói (Oral/spoken communication skills)

- Kỹ năng viết (Written communication skills)

-Kỹ năng thương thuyết, thuyết phục (negotiation/persuation)

- Làm việc theo nhóm, đội (Teamwork/collaboration skills)

- Kỹ năng suy nghĩ tích cực (Positive thinking)

- Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)

1.2.2.2.Phân loại kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1) Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, UNESCO đưa ra

cách phân loại kỹ năng sống thành 3 nhóm (UNESCO Hà Nội, 2003):

+ Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị

+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý,

Trang 9

2) Trong tài liệu về giáo dục kỹ năng sống hợp tác với UNICEF (Bộ

Giáo dục & Đào tạo) đã giới thiệu cách phân loại khác, trong đó kỹ năng

sống cũng được phân thành 3 nhóm:

+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình gồm: Kỹ năng tự nhận thức; Lòng tự trọng; Sự kiên định; Đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng

+ Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: Kỹ năng quan hệ/ tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng giao tiếp có hiệu quả

+ Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng:

Tư duy phê phán; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề

(Bộ Giáo dục & đào tạo, vụ Thể chất, 1998)

3) Phân loại theo mục đích sống, ta có 4 nhóm sau:

+ Nhóm kỹ năng làm việc

+ Nhóm kỹ năng tư duy

+Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc

+ Nhóm kỹ năng sức khỏe

1.2.2.3.Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học

Trước hàng loạt các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trên, Bộ giáo dục rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Ngày 28/02/2014 ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Chương trình kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm 6 nhóm kỹ năng sau: Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức; Nhóm 2: Nhóm kỹ năng xã hội; Nhóm 3: Nhóm kỹ năng quản lí bản thân; Nhóm 4: Nhóm kỹ năng giao tiếp; Nhóm 5: Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực; Nhóm 6: Nhóm kỹ năng hợp tác

1.2.3 Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động

Trang 10

trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

Hình thức giáo dục kĩ năng sống hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau cụ thể như: Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác; Tham quan dã ngoại; Các hội thi; Hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng; Sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…); Tổ chức các ngày hội

1.3 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

1.3.1 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt

động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học là một hệ thống các tác động

sư phạm hợp lí và hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể học sinh, giáo viên, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường nhằm hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã đề ra

1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

trong luận văn này với việc thực hiện mục đích nghiên cứu của mình, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận chức năng quản lý để nghiên cứu

Từ các tiếp cận chức năng quản lý trong nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học chúng tôi đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này như sau: (1) Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học; (2) Chỉ đạo giáo

Trang 11

qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học; (4) Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại tiểu học

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

1.4.1 Các yếu tố chủ quan về phía người hiệu trưởng ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

-Nhận thức của hiệu trưởng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

-Năng lực, trình độ, kĩ năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học của hiệu trưởng

1.4.2 Các yếu tố thuộc về giáo viên, cán bộ chuyên trách ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

-Yếu tố nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

- Năng lực của giáo viên

1.4.3 Các yếu tố thuộc về môi trường khách quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học

- Yếu tố văn bản, nghị quyết, chính sách của các cấp quản lý đối với trường TH; các văn bản nghị quyết, chính sách của nhà trường đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học:

- Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường:

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu tại 8 trường

tiểu học công lập quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Khách thể điều tra khảo sát: Luận văn nghiên cứu trên các khách

thể sau: Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, khối trưởng) : 19

đồng chí; Cán bộ quản lý thuộc phòng Giáo dục quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội: 10 đồng chí; Giáo viên của các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà

Nội: 127 đồng chí

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

2.2 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2.2.1 Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội

Vị trí địa lý:

Quận Cầu Giấy nguyên là vùng đất được cả nước biết đến từ xa xưa

về truyền thống văn hóa, hiếu học, về nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến Đây chính là một trong “Tứ danh hương” “Mỗ-La-Canh-Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa

-Tình hình kinh tế-xã hội:

Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn

Trang 13

kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm

2.2.2.Khái quát chung về tình hình giáo dục tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhìn một cách tổng thể số lượng học sinh theo học tại các trường tiểu học là khá lớn và phân bổ cho 12 trường công lập và 6 trường dân lập trong toàn quận Trong 12 trường thì có nhiều trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đó là các trường Tiểu học Dịch Vọng A, Tiểu học Dịch Vọng B, Tiểu học Trung Hòa, Tiểu học Yên Hòa, Tiểu học Nghĩa Tân,… Toàn quận có 18 trường tiểu học với tổng số 24.113 học sinh, được phân bố cho các lớp học,

từ lớp 1 đến lớp 5 Trong đó, số học sinh lớp 1 chiếm số lượng đông nhất so với các khối lớp khác Điều này khẳng định, số lượng học sinh theo học có

xu hướng gia tăng theo năm học Số liệu này rất đáng chú ý đối với cán bộ quản lý giáo dục nhằm có kế hoạch cụ thể về nhân lực và vật lực để chuẩn

bị tốt nhất những nội dung cần thiết cho việc gia tăng sĩ số học sinh trong toàn quận

2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2.3.1 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 17/11/2017, 15:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo   - Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội 9tt)
Bảng 2.2 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w