ĐẶT VẤN ĐỀ Béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em là hai thái cực của một vấn đề. Người ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và béo phì đều liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [12]. Thuật ngữ thừa cân (Overweight) là tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng lượng chuẩn, béo phì (Obesity) là tình trạng tăng quá mức khối mỡ cơ thể, và rõ ràng là trẻ thừa cân rất dễ trở thành béo phì nếu không được điều chỉnh kịp thời [12][69][71]. Gần đây tình trạng béo phì ở trẻ em đang là một vấn đề được quan tâm ở nhiều nước. Có khoảng 80% thiếu niên béo phì sẽ trở thành béo phì lúc trưởng thành [52]. Tỷ lệ béo phì trẻ em gia tăng một cách nhanh chóng ở các nước công nghiệp phát triển [3][69]. Thậm chí ngay cả những nước đang phát triển, bên cạnh tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao đã thấy cả tình trạng trẻ em bị béo phì xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt tại các vùng đang được đô thị hoá [69]. Sự liên quan giữa béo phì với tình trạng dinh dưỡng quá mức và không hợp lý là rất chặt chẽ [27]. Có thể xem béo phì là một cái giá phải trả cho một xã hội phát triển [27]. Béo phì là hậu quả của việc mất cân bằng năng lượng: tăng năng lượng thu vào và/hoặc giảm năng lượng tiêu hao diễn ra trong một khoảng thời gian đáng kể [32][52][69]. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ khác cùng tác động lên mỗi cá thể để làm dễ cho béo phì xuất hiện [52][69]. Những kết quả nghiên cứu về dịch tễ học với quy mô rộng lớn trong thời gian gần đây cho thấy béo phì có tính toàn cầu có thể được xem như là một hậu quả của một tập hợp các vấn đề văn hoá, kinh tế và xã hội mà nay nhiều quốc gia đã phát triển cũng như đang phát triển phải đối mặt [69]. Tỷ lệ béo phì gia tăng nhanh chóng cùng với một số bệnh mạn tính không lây truyền khác (Non Communicable Diseases-NCDs) mà gắn liền với tệ hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu và lối sống không lành mạnh là những hậu quả thường thấy của quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá [69]. Đã có nhiều nghiên cứu nêu lên mối liên quan giữa béo phì và các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật, đau khớp và một số loại ung thư [3][12][32][52][69]. Ngoài nguy cơ cao bệnh tật và tử vong, béo phì ở người lớn còn làm giảm năng suất lao động, khó thành đạt và bất lực [52][69]. Điều trị béo phì rất khó khăn, tốn kém mà hiệu quả lại không cao [27]. Do vậy dự phòng béo phì rất quan trọng trước khi đã quá muộn [52][71]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12% [1], ở nội thành Hà Nội là 4%[1], tại Nha Trang là 3,49% ở lứa tuổi mẫu giáo [24]. Tại Thừa Thiên-Huế hiện chưa có một nghiên cứu nào về tình hình béo phì ở trẻ em [30]. Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình béo phì ở trẻ em Thừa Thiên-Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng, nhằm có kế hoạch dự phòng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh béo phì và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 1-Đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi tại hai Trường tiểu học Lê Lợi và Lê Quý Đôn tại thành phố Huế. 2-Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở một số biện pháp phòng chống béo phì ở trẻ em
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em là hai thái cực của một vấn đề Người
ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và béo phì đều liên quan đến sự gia tăng
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [12]
Thuật ngữ thừa cân (Overweight) là tình trạng tăng quá mức trọng lượng
cơ thể so với trọng lượng chuẩn, béo phì (Obesity) là tình trạng tăng quá mức khối mỡ cơ thể, và rõ ràng là trẻ thừa cân rất dễ trở thành béo phì nếu không được điều chỉnh kịp thời [12][69][71]
Gần đây tình trạng béo phì ở trẻ em đang là một vấn đề được quan tâm ở nhiều nước Có khoảng 80% thiếu niên béo phì sẽ trở thành béo phì lúc trưởng thành [52] Tỷ lệ béo phì trẻ em gia tăng một cách nhanh chóng ở các nước công nghiệp phát triển [3][69] Thậm chí ngay cả những nước đang phát triển, bên cạnh tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao đã thấy cả tình trạng trẻ
em bị béo phì xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt tại các vùng đang được đô thị hoá [69]
Sự liên quan giữa béo phì với tình trạng dinh dưỡng quá mức và không hợp lý là rất chặt chẽ [27] Có thể xem béo phì là một cái giá phải trả cho một xã hội phát triển [27] Béo phì là hậu quả của việc mất cân bằng năng lượng: tăng năng lượng thu vào và/hoặc giảm năng lượng tiêu hao diễn ra trong một khoảng thời gian đáng kể [32][52][69] Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ khác cùng tác động lên mỗi cá thể để làm dễ cho béo phì xuất hiện [52][69]
Những kết quả nghiên cứu về dịch tễ học với quy mô rộng lớn trong thời gian gần đây cho thấy béo phì có tính toàn cầu có thể được xem như là một hậu quả của một tập hợp các vấn đề văn hoá, kinh tế và xã hội mà nay nhiều quốc gia đã phát triển cũng như đang phát triển phải đối mặt [69] Tỷ lệ béo phì gia tăng nhanh chóng cùng với một số bệnh mạn tính không lây truyền khác (Non
Trang 2Communicable Diseases-NCDs) mà gắn liền với tệ hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu và lối sống không lành mạnh là những hậu quả thường thấy của quá trình
đô thị hoá và hiện đại hoá [69]
Đã có nhiều nghiên cứu nêu lên mối liên quan giữa béo phì và các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật, đau khớp và một số loại ung thư [3][12][32][52][69] Ngoài nguy cơ cao bệnh tật và
tử vong, béo phì ở người lớn còn làm giảm năng suất lao động, khó thành đạt và bất lực [52][69] Điều trị béo phì rất khó khăn, tốn kém mà hiệu quả lại không cao [27] Do vậy dự phòng béo phì rất quan trọng trước khi đã quá muộn [52][71]
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ
em 6-11 tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12% [1], ở nội thành Hà Nội
là 4%[1], tại Nha Trang là 3,49% ở lứa tuổi mẫu giáo [24] Tại Thừa Thiên-Huế hiện chưa có một nghiên cứu nào về tình hình béo phì ở trẻ em [30]
Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình béo phì ở trẻ em Thừa Thiên-Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng, nhằm có kế hoạch dự phòng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh béo phì và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1-Đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi tại hai Trường tiểu học
Lê Lợi và Lê Quý Đôn tại thành phố Huế
2-Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em
Kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở một số biện pháp phòng chống béo phì ở trẻ em
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Béo phì ở trẻ em là một vấn đề có tính phát triển và mạn tính[52] Tỷ lệ béo phì ở người lớn và trẻ em ngày một gia tăng mặc dầu đã có nhiều chương trình điều trị, gây nên nhiều sự tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến tâm lý xã hội [52][69] Trọng lượng cơ thể được xác định bởi sự cân bằng giữa hấp thu và tiêu hao năng lượng [32][52][69] Tuy có nhiều phương pháp trị liệu mới dựa trên nhiều kiến thức mới về bệnh sinh của béo phì nhưng dự phòng béo phì vẫn
là một mục tiêu quan trọng hàng đầu [32][52][69]
1.1.Định nghĩa thừa cân-béo phì ở trẻ em:
Cho đến nay, khác với người lớn người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về định nghĩa cũng như trong việc sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định một đứa trẻ là béo phì hay không [12][52][69]
Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân là một tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng lượng chuẩn và béo phì
là tình trạng tăng quá mức lượng mỡ cơ thể [12][69] Như vậy trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát triển quá mức của khối nạc và xương [12][69]
Nhiều quốc gia đã sử dụng các biểu đồ tham khảo là biểu đồ cân nặng theo tuổi (Weight for age:W/A) và chiều cao theo tuổi (Height for age:H/A) để đánh giá trẻ Tuy nhiên những phương pháp này chỉ là sự phản ảnh các kích cỡ của đứa trẻ mà không đưa ra một sự khẳng định béo hay gầy liên quan nào cả [52][69]
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (Weight for height: W/H) có thể là một phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy
Trang 4[12][52][69] Cđn nặng theo chiều cao lă chỉ số nhđn trắc có ưu điểm lă không cần biết tuổi lúc đânh giâ một đứa trẻ [12]
Một quần thể tham chiếu đê được WHO khuyến nghị sử dụng trín toăn thế giới từ những năm 1970 lă quần thể NCHS (National center for Health statistic-Trung tđm thống kí sức khoẻ quốc gia) của Hoa Kỳ [12][52][69] Trong câc điều tra săng lọc giới hạn ngưỡng để đânh giâ một đứa trẻ lă thừa cđn khi chỉ
số cđn nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO [12][52][69] Một Uỷ ban câc chuyín gia của WHO cũng đê đưa
ra khuyến nghị rằng mối liín quan năy thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ lă cùng với
sự dậy thì vă trưởng thănh Vì vậy chỉ số cđn nặng theo chiều cao chỉ nín được
sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định mă thôi (<9 tuổi) [12][69] Người ta cũng lưu ý rằng trong điều tra cộng đồng chỉ số cđn nặng theo chiều cao cao lă
đủ đânh giâ bĩo phì, vì đa số câ thể có cđn nặng theo chiều cao cao đều bĩo [12]
Để khắc phục nhược điểm trín, WHO đê khuyến nghị sử dụng chỉ số BMI [12][69] BMI (Body Mass Index -Chỉ số khối cơ thể) lă một chỉ số thực hănh lđm săng đơn giản được mô tả lần đầu tiín văo thế kỷ XIX bởi Quetelet [12][54] Bởi vậy BMI còn được gọi lă chỉ số Quetelet, lă một chỉ số kết hợp hai yếu tố cđn nặng vă chiều cao [3][12][54] Phương phâp năy dựa trín nhận định rằng sự khâc nhau của trọng lượng cơ thể phụ thuộc rất nhiều văo khối mỡ cơ thể [52][54]
Công thức tính BMI [3][12]:
cao) (chiễu cân nặng
Trong đó: -Cđn nặng tính bằng đơn vị kilôgram (kg) -Chiều cao tính bằng đơn vị mĩt (m)
Chỉ số BMI ở người trưởng thănh gia tăng chậm theo tuổi, vì vậy ngưỡng năy không phụ thuộc văo độ tuổi khi đânh giâ độ bĩo gầy Trâi lại ở trẻ em, BMI
Trang 5thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ sinh, giảm xuống
ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và giai đoạn sớm của người trưởng thành [12][69] Chính vì lý do này mà BMI chỉ nên được
sử dụng ở trẻ lớn(>9tuổi) và người trưởng thành và đánh giá chỉ số BMI ở trẻ
em cần thiết phải được đánh giá cùng với biểu đồ tham khảo liên quan với giới
và tuổi(bách phân vị theo giới và tuổi) [12][69]
Ở trẻ em, BMI > 85 bách phân vị (85th percentile) so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO thì được xem là thừa cân và > 95 bách phân vị là béo phì [12] Ngoài ra nếu BMI > 85 bách phân vị và bề dày nếp gấp da > 90 bách phân
vị cũng được xem là béo phì [12][52]
Ở người lớn theo phân độ béo phì của WHO [69]:
-BMI > 25 : Thừa cân -BMI : 25 - 29,9 : tiền béo phì (Pre-obese) -BMI > 30: Béo phì Gồm có:
Béo phì độ I : BMI : 30 - 34.9
Béo phì độ II : BMI : 35 - 39.9
Béo phì độ III: BMI > 40 Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dày nếp gấp da để loại trừ các trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc [12][69] Hai vị trí thường được đo
để xác định là nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai [12] Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thừa cân vừa có nếp gấp da cơ tam đầu hoặc góc dưới xương bả vai > 90 bách phân vị so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO [12][52]
1.2.Phân loại béo phì:
Hiện nay có một số cách phân loại béo phì khác nhau Tuy nhiên có thể tóm tắt trong 3 cách phân loại sau [3][32]:
-Phân loại dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô mỡ
Trang 6-Phân loaiû dựa theo nguyên nhân bệnh sinh
-Phân loại dựa theo tuổi khởi phát của béo phì
1.2.1.Phân loại béo phì dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô
tỏ tần suất nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở béo phì dạng nam cao gấp 2 lần béo phì dạng nữ [32]
1.2.2.Phân loại béo phì theo nguyên nhân bệnh sinh [20]:
-Chỉ một số ít (<10%) béo phì ở trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc do khiếm khuyết di truyền (còn được gọi là béo phì thứ phát hay béo phì nội sinh).Còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát[20]
-Một số bệnh nội tiết có thể gây béo phì, tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm gặp Hơn nữa các bệnh nội tiết thường chỉ gây gia tăng ít lượng
mỡ cơ thể Có thể kể đến bệnh cường Insulin nguyên phát (Hyperinsulinism), tăng tiết cortisone trong hội chứng Cushing, thiểu năng giáp trạng, thiểu năng sinh dục, tổn thương vùng dưới đồi,hội chứng Stein- Leventhal(hội chứng buồng trứng đa nang)[20][45]
Trang 7Một số khiếm khuyết di truyền hiếm gặp gây nên chứng béo phì như bệnh Prader-Willi,Lauren-Moon/Barddet-Bield, Altrom-Hallgren,Cohen, Turner, loại dưỡng mô mỡ có tính gia đình (Lipodystrophy) [20][45]
-Ngoại trừ bệnh cường insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì thứ phát đều làm trẻ chậm tăng trưởng, thường chỉ số chiều cao theo tuổi < 5 bách phân vị Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thường có chiều cao lớn hơn chuẩn Nói cách khác nếu trẻ béo phì có chiều cao >50 bách phân vị chỉ số chiều cao theo tuổi thì không cần khảo sát thêm nguyên nhân của béo phì Đây là một điểm rất quan trọng trong thực hành lâm sàng [20]
-Phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát (nội sinh) [20]:
- >90% các trường hợp béo phì ở trẻ
em
-Cao (thường >50 bách phân vị)
-Thường có tiền sử gia đình béo phì
-Chức năng tâm thần bình thường
-Tuổi xương bình thường hiặc lớn
hơn so với tuổi
-Thăm khám lâm sàng bình thường
-Chậm phát triển tuổi xương
-Thường đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh nguyên
1.2.3.Phân loại dựa theo khởi phát:
-Béo phì khởi phát ở trẻ em thường là béo phì có sự gia tăng số lượng tế bào mỡ kèm theo phì đại tế bào mỡ [3][32] Bình thường số lượng tế bào mỡ khoảng 20-60 x 109 tế bào Loại này thường khó điều trị [32]
-Béo phì khởi phát ở người lớn thường chỉ có sự gia tăng kích thước (phì đại) tế bào mỡ mà thôi Loại này dễ điều trị hơn loại trên [3][32]
Trang 81.3.Tỷ lệ mắc bệnh béo phì:
13.1.Tỷ lệ béo phì tại các quốc gia đã phát triển:
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển có sự gia tăng nhanh chóng tỷ
lệ béo phì [3][41][69]
-Tại Hoa Kỳ, béo phì đã trở thành một vấn đề dịch tễ quan trọng [42][52][54][64][69] Số liệu của NHANES II(National Health And Nutrition Examination Survey) 1976-1980 cho thấy 24% nam và 27% nữ bị béo phì; đến NHANES III (1988-1994) tỷ lệ này là 31% ở nam và 34% ở nữ [45] Xu hướng như vậy cũng đã xảy ra ở thiếu niên Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1976-
1987 tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 -11 tuổi tăng 54%, tỷ lệ người bị béo phì nặng tăng 98%, tỷ lệ béo phì thiếu niên 12 - 21 tuổi tăng khoảng 64% [45] Cũng theo NHANES III có 31,6% nam và 32,1% nữ da trắng bị béo phì, tỷ lệ tương ứng ở nhóm da đen gốc Châu Phi là 31% nam và 48% nữ, ở các chủng tộc gốc La-tinh
là 39% nam và 47% nữ [45][52][64] Người ta cũng ghi nhận là tại Hoa Kỳ, tỷ
lệ béo phì cao nhất tại các bang vùng Đông - Bắc, giảm dần tại các bang vùng Trung - Tây, miền Nam và miền Tây, tỷ lệ béo phì ở thành thị cao hơn nông thôn rõ rệt [45]
-Tại Châu Âu, tỷ lệ béo phì cũng đang tăng nhanh chóng [41][42][69] Với đà thay đổi lối sống nhanh chóng, trong tương lai gần khoảng 25% trẻ em Châu Âu có thể bị béo phì [41]
Trong nghiên cứu WHO/MONICA tại Châu Âu từ 1983-1986 tỷ lệ béo phì là 15% nam và 22% ở nữ [69] Khi khảo sát tại các thành phố lớn của Châu
Âu, nghiên cứu này cũng ghi nhận tỷ lệ thấp nhất ở Gothenburg (Thuỵ Điển) với 7% nam và 9% nữ bị béo phì, cao nhất ở Kaunas (Lithuania-thuộc Liên Xô cũ)
Trang 9Tại Australia, nghiên cứu từ 1995-1997 cho thấy thừa cân và béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ trẻ em Australia,trẻ em tiểu học bang Victoria trở nên béo phì hơn trong một thập kỷ qua, 19-23% trẻ em và thanh thiếu niên Australia bị béo phì [31][47]
1.3.2.Tỷ lệ béo phì tại các quốc gia đang phát triển:
-Tại các quốc gia đang phát triển, bên cạnh tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt, béo phì đã xuất hiện và ngày càng gia tăng nhanh chóng [12][69][70] WHO đã nhận định béo phì và các hậu quả của nó sẽ trở nên một yếu tố chủ yếu làm kiệt quệ các nguồn lực dành cho y tế tại vùng Thái Bình Dương trong một tương lai gần [70]
-Tại Trung Quốc số trẻ em bị béo phì tăng cao trong những năm gần đây
do được nuông chiều ăn uống quá mức, đặc biệt từ khi có chủ trương mỗi gia đình chỉ được có duy nhất một con [27]
- Điểm qua các quốc gia thuộc ASEAN ta thấy tại Singapore, tỷ lệ béo phì của học sinh tiểu học là 9% ở nam và 8% ở nữ vào năm 1984, đến năm 1989 tỷ
lệ này đã là 14,5% ở nam và10,4% ở nữ [49] Tại Kuala Lumpur (Malaysia) tỷ
lệ trẻ em học đường bị thừa cân và béo phì là 9,6% [46][54] Tại Thái Lan tỷ lệ béo phì ở trẻ em tiền học đường là 22,7% ở thành thị và 7,4% ở nông thôn [60]
-Một quốc gia thuộc vùng Nam Á là Sri Lanka nơi mà tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn khá cao, tỷ lệ béo phì cũng đã lên đến 9,89% [39]
-Một điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới được tìm thấy tại các đảo quốc xa xôi vùng Tây Thái Bình Dương như Melanesia, Micronesia, Polynesia; đặc biệt tại đảo quốc Samoa có đến 75% nữ và 60% nam giới bị béo phì [69]
1.3.3.Tỷ lệ béo phì tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phân cực trong xã hội dẫn đến tình trạng phân cực trong ăn
Trang 10uống, lối sống [12] Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng còn rất cao nhưng đang
có xu hướng giảm dần nhờ các can thiệp tích cực, thì số trẻ thừa cân và béo phì
đã gia tăng đáng kể đặc biệt tại các thành phố lớn [12]
-Theo một tài liệu được công bố chính thức của Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Hà Nội là15% ở nam và 19% ở nữ; tỷ lệ trẻ 6 -11 tuổi nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, tỷ lệ này ở Hà Nội là 4% [2] Tại Nha Trang tỷ lệ béo phì tuổi mẫu giáo là 3,49% [24],tại Hải phòng 6,2% học sinh 6-
11 tuổi bị béo phì[7]
-Theo một khảo sát của Viện Dinh dưỡng thực hiện từ 1987-2000 trên phụ nữ diện sinh đẻ (15-49 tuổi) cho thấy: Năm 1987 tỷ lệ thừa cân là 1,7%, năm 2000 tăng lên 4,6%; tỷ lệ thừa cân ở thành phố cao gấp 3 lần ngoại thành [18]
-Một báo cáo khác của trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy vào năm 2001, tỷ lệ thừa cân của nam thanh niên lứa tuổi khám nghĩa vụ quân sự là 3,5%; ở trẻ em < 5 tuổi là 3,3% [11]
-Tại thành phố Huế, mặc dầu chưa có một báo cáo nào về tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em [30], một số báo cáo về chất lượng khám sức khoẻ học sinh cho thấy tỷ lệ học sinh đạt thể lực loại 1 rất cao [28]
Rõ ràng trong thời kỳ chuyển tiếp, Việt Nam cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, béo phì đã xuất hiện bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và đang dần trở thành một vấn đề dịch tễ quan trọng [12]
1.4.Nguyên nhân của béo phì:
Béo phì là một bệnh phức tạp có căn nguyên di truyền, hành vi, lối sống
và yếu tố môi trường cùng phối hợp [10][50][51][52][69] Có những bằng chứng quan trọng cho thấy rằng có sự tồn tại một cơ chế tự điều hoà để kiểm soát khối
mỡ cơ thể [52] Cơ sở sinh lý học của sự điều hoà cân nặng cơ thể là phương trình cân bằng năng lượng [50][52][69]:
Trang 11Năng lượng dự trữ = Năng lượng hấp thu - Năng lượng tiêu hao
Một cân bằng năng lượng dương tính xảy ra khi năng lượng hấp thu lớn hơn năng lượng tiêu hao, điều này sẽ kích thích làm gia tăng dự trữ năng lượng
và tăng cân Ngược lại,một cân bằng năng lượng âm tính xảy ra khi năng lượng hấp thu thấp hơn năng lượng tiêu hao, điều này làm giảm năng lượng dự trữ và giảm cân [69]
Dưới những điều kiện bình thường, cân bằng năng lượng dao động từ bữa
ăn này sang bữa ăn khác, ngày này qua ngày khác mà không gây nên bất kỳ một thay đổi nào về trọng lượng cơ thể [52] Có nhiều cơ chế sinh lý cùng tác động bên trong mỗi cá thể để duy trì cân bằng năng lượng đó.Thật vậy chỉ khi nào có một cân bằng năng lượng dương tính (tuy có thể nhỏ) diễn ra trong một khoảng thời gian đáng kể mới gây nên béo phì [52][69] Một khi tình trạng béo phì được xác lập thì các quá trình sinh lý có xu hướng thay đổi cho phù hợp với trọng lượng mới của cơ thể [69]
Trọng lượng cơ thể trước tiên được điều hoà bởi một loạt quá trình sinh lý nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về nhận thức cũng như yếu tố xã hội bên ngoài [69] Tuy nhiên yếu tố cơ bản để béo phì trở thành ”nạn dịch toàn cầu’’(global epidemic) chính là các yếu tố xã hội mà dẫn đến sự thay đổi về lối sống, thói quen ít hoạt động thể lực, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng và
có hàm lượng chất béo cao [10][50][69]
Các nghiên cứu về dịch tễ học, di truyền học và sinh học phân tử ở nhiều quần thể khác nhau trên thế giới cho thấy rằng có những người rất dễ nhạy cảm với sự tăng cân và phát triển thành béo phì dễ hơn những người khác [69] Các yếu tố di truyền, sinh học và các yếu tố cá nhân khác như tuổi, giới, hoạt động của các hormone tác động qua lại với nhau tạo nên một cá thể có những đặc tính sinh học trở nên dễ nhạy cảm với sự gia tăng cân hay là không [50][69]
Trang 121.4.1.Sự hấp thu năng lượng:
Năng lượng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ uống mà có thể được chuyển hoá bên trong cơ thể [69]
Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất tính trên mỗi đơn vị trọng lượng thức ăn, carbonhydrate và protein là ít nhất [69] Chất xơ trải qua quá trình giáng hoá với sự có mặt của vi khuẩn ở đại tràng tạo nên acide béo dễ bị biến đổi được hấp thụ và sử dụng [69] Năng lượng của chất xơ được ước tính vào khoảng 6,3 KJ/g, chất béo: 37KJ/g, rượu: 29KJ/g, protein: 17KJ/g, carbohydrate: 10KJ/g [69]
Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng lượng đều cho thấy người béo phì thường ăn nhiều và ăn nhanh hơn người gầy [32] Sự hấp thụ chất béo liên quan chặt chẽ với béo phì ở trẻ em Quá trình sinh nhiệt thấp gây ra bởi sự hấp thụ chất béo và một yếu tố góp phần quan trọng khác Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm các phản ứng chuyển hoá bù trừ dẫn đến sự tích luỹ mỡ nhiều hơn nữa [50] Nếp sống tĩnh tại tạo nên nhu cầu năng lượng thấp ở trẻ em Hơn thế nữa, hoạt động cơ thấp làm giảm sự oxy hoá chất béo thuận lợi cho việc tích luỹ mỡ [50]
Người ta đã tìm thấy một số protein ảnh hưởng đến sự hấp thụ năng lượng như: cholecystokinin, urocortin, neuropeptide Y[52]
1.4.2.Sự tiêu hao năng lượng:
-Sự tiêu hao năng lượng- yếu tố thứ hai của phương trình cân bằng năng lượng- gồm 3 phần chính sau đây [52][69]:
+Năng lượng dành cho chuyển hoá cơ bản
+Năng lượng dành cho quá trình sinh nhiệtĮ
+Năng lượng dành cho các hoạt động thể lực
Tuỳ theo tính chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng người mà các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi khác nhau [69]
Trang 13Ở người trưởng thành thích tĩnh tại, năng lượng dành cho chuyển hoá cơ bản vào khoảng 60%, năng lượng dành cho sự sinh nhiệt vào khoảng 10%, phần cho hoạt động thể lực khoảng 30% Ở người lao động nặng, năng lượng dành cho hoạt động thể lực vào khoảng 50%, năng lượng sinh nhiệt vẫn ở mức 10%, năng lượng dành cho chuyển hoá cơ bản vào khoảng 40% Như vậy chìa khoá cho việc thay đổi tiêu hao năng lượng ở một cá thể chính là mức độ hoạt động thể lực của người đó [69] Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng ở người béo phì,
sự tiêu hao năng lượng luôn có xu hướng thấp hơn so với nhóm khác [52] Một nghiên cứu tiến hành ở sắc dân Pima Indians (tại tiểu bang Arizona- Hoa Kỳ) đã chứng tỏ rằng mức hoạt động thể lực thấp là tương đồng với sự gia tăng của tỷ lệ béo phì [52]
Người ta cũng đã tìm ra vài protein liên quan đến sự tiêu hao năng lượng của cơ thể như UCP (Uncoupling protein) [52] UCP kích thích sự sinh nhiệt [52] Sự sao chép của UCP được điều hoà bởi sự hoạt động của thần kinh giao cảm, đặc biệt bởi thụ thể (3 adrenergic mà tập trung nhiều ở mô mỡ trắng và mô
mỡ nâu [48][52] Người ta nhận thấy chất chủ vận (Agonist) thụ thể (3 adrenergic gây nên sự giảm cân ở chuột thí nghiệm[52]
1.4.3.Cơ sở di truyền của sự điều hoà trọng lượng cơ thể:
Gần đây người ta đã biết một số gen ảnh hưởng đến sự tích luỹ mỡ [52] Tuy nhiên số lượng gen liên quan với béo phì quá lớn Số gen đã định danh được chắc chắn chỉ là một số rất nhỏ mà thôi [52] Bằng chứng về tính di truyền của béo phì cũng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu ở nhiều gia đình, các cặp song sinh và con nuôi [52] Chỉ số BMI ở anh em sinh đôi đồng hợp tử tương đồng với nhau nhiều hơn ở anh em sinh đôi dị hợp tử [52]
Một số protein được nghiên cứu và định danh có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của béo phì như : Leptin, thụ thể leptin (Leptin Receptor), Carboxypeptidase E (CPE), Uncoupling protein (UCP), thụ thể (3 adrenergic,
Trang 14Neuropeptid Y (NPY), Urocortin, Cholecystokinin (CCK)[52].UCP dường như liín quan với bĩo phì khởi phât ở trẻ em[74].Nồng độ sinh lý của leptin có thể không lăm giảm lượng mỡ ở người bĩo phì ,trong khi đó sự khiếm khuyết di truyền về hiệu quả leptin trung ương gđy ra bĩo phì ở trẻ em[61] Người ta đề cập nhiều đến leptin, hy vọng đđy sẽ lă một phương phâp điều trị bĩo phì mới được âp dụng rộng rêi trong một tương lai gần [52]
Hình 1.1 Sơ đồ câc sự ảnh hưởng lín cđn bằng vă điều hòa
ĐIỀU HÒA NĂNG LƯỢNG
Chất béo Đường,
Bột Đạm
Dự trữ mỡ
cơ thể
Chuyển hóa cơ bản
Sinh nhiệt
Hoạt động thể lực Tăng cân Duy trì cân
nặng Giảm cân
HẤP THU
TIÊU HAO ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
Trang 151.5Các yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì:
Những bằng chứng về dịch tễ học gần đây cho thấy rõ ràng nguyên nhân đầu tiên của vấn đề béo phì có tính toàn cầu hiện nay là do có sự thay đổi về môi trường,thay đổi về xã hội và thay đổi trong lối sống[51][52][69] Tỷ lệ béo phì gia tăng quá nhanh chóng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn làm cho người
ta không nghĩ đến một sự thay đổi có ý nghĩa về mặt di truyền trong quần thể dân chúng được [69] Những yếu tố môi trường và xã hội thông qua tác động của nó lên sự thu nhận thực phẩm và các kiểu hoạt động thể lực đã lấn át quá trình điều hoà cân bằng sinh lý của cơ thể làm khởi phát béo phì [69] Như vậy chế độ ăn và kiểu hoạt động thể lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương trình cân bằng năng lượng và đây là những yếu tố chính có thể thay đổi được để điều chỉnh tình trạng béo phì [69]
Chế độ ăn giàu năng lượng, hàm lượng chất béo cao và lối sống tĩnh tại là hai tác nhân chính liên quan chặt chẽ với tỷ lệ béo phì đang gia tăng trên khắp thế giới [69] Xem tivi làm gia tăng thêm lối sống tĩnh tại đó [34][51] Xem tivi thật ra không gây nên thay đổi trong tốc độ chuyển hoá của trẻ, nhưng tăng thời lượng xem tivi đồng nghĩa với tăng thời gian không hoạt động [34][52] Sự phát triển của các dụng cụ điều khiển từ xa làm tăng thêm bản chất tĩnh tại của việc xem tivi Trẻ em ngày nay giảm hoạt động nhiều hơn so với trước đây [52]
Trowell và Burkitt thông qua 15 nghiên cứu dịch tễ học về sự thay đổi của các xã hội đang hiện đại hoá đã báo cáo rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm được gọi là ‘’các căn bệnh của nền văn minh’’ (Diseases of Civilization) [69]
Người ta cũng ghi nhận béo phì có tính gia đình, hầu hết những người béo phì có ít nhất bố hoặc mẹ cũng bị béo phì [52][53] Sự giống nhau có tính gia đình trong sự hấp thụ năng lượng nói chung và hấp thụ lượng bột đường, chất béo, chất đạm nói riêng đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu chẳng hạn như ở nghiên cứu Framingham [52]
Trang 16Ở các nước đang phát triển, người mập béo có thể được xem như là biểu tượng của sự giàu sang sung túc Trong lúc đó ở các nước đã phát triển lại có một mối quan hệ đảo ngược giữa béo phì và tình trạng văn hoá xã hội: Người ta nhận thấy tỷ lệ béo phì cao ở nhóm có tình trạng văn hoá xã hội và thu nhập thấp hơn[69]
1.6.Các hậu quả về mặt sức khoẻ của béo phì ở trẻ em:
1.6.1.Các hậu quả nói chung về sức khoẻ của béo phì:
-Béo phì làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong [12][32][52][69] Các hậu quả xấu về sức khoẻ của người béo phì rất nhiều và rất khác nhau Các nguy
cơ này được sắp xếp từ những nguy cơ làm chết yểu cho đến những nguy cơ tuy không nguy hiểm chết người nhưng lại làm kém đi chất lượng cuộc sống [69]
Béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh mãn tính không lây truyền như: Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, sỏi mật, đau xương khớp và một số loại ung thư [3][12][32][52][69]
Ở tại các nước công nghiệp phát triển, béo phì còn gắn liền với các vấn đề về tâm lý xã hội [69] Béo bụng (béo phì dạng nam) nguy hiểm đối với sức khoẻ hơn là dạng béo phì dạng nữ [3][32][69]
1.6.2.Các hậu quả về sức khoẻ của béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên:
Các hội chứng liên quan với béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm các vấn đề về tâm lý xã hội, phát triển quá nhanh, dậy thì sớm, gia tăng khối mỡ
tự do, rối loạn lipid huyết, gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, bất thường trong chuyển hoá glucose Các hậu quả ít gặp hơn gồm các biến chứng
về hình thể (orthopeadic complications), khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, khối giả u não, bệnh buồng trứng đa nang, sỏi mật [52][69]
Hậu quả lâu dài và quan trọng nhất của béo phì ở trẻ em là sự tồn tại dai dẳng cho đến tuổi trưởng thành [69].Có khoảng 80% trẻ em béo phì sẽ trở thành béo phì lúc trưởng thành cùng với tất cả bệnh tật đồng hành của nó [52][69]
Trang 171.6.2.1.Các hậu quả về tâm lý xã hội:
Hậu quả thường thấy ở trẻ béo phì tại các nước công nghiệp phát triển là chức năng tâm lý-xã hội nghèo nàn [69] Trẻ lớn thường liên hê gán ghépû giữa thân hình quá cỡ với một sự thiếu thành đạt trong cuộc sống [69] Béo phì ở thiếu niên cũng có thể liên quan với những khó khăn trở ngại về kinh tế và xã hội sau này [69] Một nghiên cứu tiến cứu (prospective study) rộng lớn ở Hoa
Kỳ đã cho thấy những phụ nữ mà đã bị béo phì lúc còn trẻ tuổi thường có thu nhập thấp hơn, tỷ lệ nghèo khó thiếu thốn cao hơn, ít lập gia đình hơn so với những nhóm cũng từng bị các bệnh mãn tính khác trong thời trẻ [69]
1.6.2.2.Các nguy cơ về tim mạch:
Rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp, đề kháng với Insulin thường thấy ở trẻ béo phì [52][69] Nghiên cứu của Caprio và cộng sự đã cho thấy hội chứng đề kháng với Insulin ở trẻ em liên quan nhiều đến dạng béo bụng [69] Tình trạng béo phì ở trẻ em là một yếu tố tiên đoán các mức lipoprotein, Lipid huyết, huyết
áp sẽ trở nên cao hơn sau này [69]
1.6.2.3.Các biến chứng tại gan và dạ dày:
Người ta đã báo cáo các biến chứng về gan ở trẻ em bị béo phì, đặc biệt là trình trạng gan nhiễm mỡ (hepatic steatois) cùng với sự gia tăng các men transaminase huyết Các bất thường này liên quan với sỏi mật Tuy thế tình trạng này hiếm gặp ở trẻ nhỏ và thiếu niên [52][69]
Chứng trào ngược dạ dày-thực quản, rối loạn làm rỗng dạ dày ở trẻ béo phì có thể là hậu quả của việc gia tăng áp lực bên trong ổ bụng do lượng mỡ bên trong bụng quá nhiều [69]
1.6.2.4.Các biến chứng về hình thể(orthopeadic complications)
Các biến chứng nặng bao gồm chứng cong xương đùi do bị đè nén bởi cơ thể quá nặng, bệnh Blount (biến dạng xương hậu quả từ việc phát triển quá mức xương chày) [69] Các biến chứng nhẹ hơn gồm có tật chân vòng kiềng (Genu valgum) và chứng dễ trẹo cổ chân [69]
Trang 181.6.2.5.Các biến chứng khác:
Bao gồm chứng khó thở tắc nghẽn lúc ngủ và khối giả u não (Pseudotumor Cerebri) [52][69] Khó thở tắc nghẽn lúc ngủ có thể gây nên giảm thông khí phổi, thậm chí gây đột tử trong các trường hợp nặng [69] Khối giả u não là một bệnh lý hiếm gặp với triệu chứng tăng áp lực nội so,ü cần phải được điều trị kịp thời [69]
1.7.Điều trị béo phì ở trẻ em:
Hầu hết các chương trình điều trị áp dụng cho trẻ em cũng gần giống với các chương trình điều trị áp dụng cho người lớn Tuy vậy mục tiêu điều trị ở người lớn và trẻ em có khác nhau [52][69]
Một mục tiêu quan trọng của việc điều trị ở trẻ em là ngăn ngừa trở thành béo phì thật sự lúc trưởng thành [52][69] Để đạt được mục tiêu này, chương trình giảm cân ở trẻ em béo phì hướng đến việc cố gắng đưa cân nặng trở về với cân nặng bình thường mà không gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ của trẻ, chẳng hạn như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng [52] Ở những trẻ thừa cân vừa phải, người ta cố gắng duy trì cân nặng hiện tại đợi khi trẻ lớn lên sẽ trở thành bình thường [52] Đối với những trẻ béo phì nặng, chương trình giảm cân phải được tiến hành từng bước [52] Lý tưởng nhất là giảm khoảng 0,5kg/tuần [52] Điều này sẽ không kìm hãm sự tăng trưởng về chiều cao, quá trình chuyển hoá vẫn diễn ra an toàn, gây nên một cảm giác đói tối thiểu,giữ an toàn cho khối nạc,không gây nên các rối loạn về tâm lý [52]
Chương trình điều trị gồm có : chế độ ăn, thể dục, trị liệu hành vi và một
số phương pháp trị liệu khác [32][52][62][69]
1.7.1.Chế độ ăn
Chế độ ăn là biện pháp mấu chốt của điều trị béo phì ở trẻ em [52] Hiện vẫn còn tranh luận về mức độ giới hạn năng lượng [52]
Trang 19Có khoảng 20% trẻ bị thừa cân có thể đạt được sự giảm cân chỉ đơn giản bằng cách giảm lượng nước ngọt có gas, giảm lượng nước quả, giảm lượng sữa thừa trong chế độ ăn [52] Việc áp dụng chế độ ăn hạn chế protein một cách nhanh chóng chỉ nên được áp dụng đối với những trường hợp nặng và phải được thực hiện tại các trung tâm chuyên khoa dưới sự giám sát chặt chẽ [52]
Trong quá trình điều trị, cần lưu ý chương trình giảm cân có thể làm tổn thương xúc cảm, tâm thần của trẻ [20] Các rối loạn hành vi ăn uống như chứng chán ăn tâm thần (anorexia nervosa),chứng cuồng ăn (bulimia nervosa) có thể xảy ra [4][20][69]
Sự bận tâm lo lắng thái quá của cha mẹ hoặc của bản thân trẻ về cân nặng
có thể làm giảm đi tính tự tin của trẻ Nếu như tình trạng cân nặng của trẻ, sự tiết thực và mức độ hoạt động của trẻ trở thành mối xung khắc thì quan hệ của trẻ và gia đình có thể xấu đi Lúc này cần phải hội chẩn với các chuyên viên tâm lý và ngừng chương trình điều trị cho đến khi có thể tiếp tục trở lại Nếu không sẽ gây nên các tác hại cho tâm sinh lý của trẻ [20] Cũng cần khẳng định rằng béo phì
là một bệnh mạn tính cần có sự quan tâm lâu dài Sau khi đạt được mục tiêu ban đầu,cả gia đình và đứa trẻ phải tích cực duy trì những thói quen tốt đã đạt được Việc tái khám đều đặn sẽ giúp đạt được điều này, đồng thời theo dõi các biến chứng thứ phát có thể xảy ra [20]
1.7.2.Thể dục:
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng tăng hoạt động thể lực kết hợp với chế độ
ăn hiệu quả hơn nhiều khi áp dụng riêng rẽ từng biện pháp trong trị liệu giảm cân và duy trì được tình trạng giảm cân đó [52][55] Hoạt động thể lực giúp bảo toàn các khối mỡ tự do trong suốt thời kỳ ăn kiêng Thể dục còn làm cải thiện tâm trạng và tác động tốt lên sự chọn lựa thức ăn của trẻ [52] Cần chú ý khuyến khích trẻ giảm thời gian xem tivi và chơi video games, tăng thời gian hoạt động ngoài trời [20][52][69]
Trang 201.7.3.Trị liệu hành vi :
Trị liệu hành vi (Behavioral Therapy) là yếu tố cần thiết nhưng tốn khá nhiều thời gian và công sức Trị liệu hành vi làm gia tăng một cách có ý nghĩa hiệu quả của các chương trình điều trị béo phì Trị liệu này cung cấp kỹ năng cho trẻ nhằm thay đổi hành vi để có một nếp sống hợp sức khoẻ hơn Chương trình trị liệu hành vi bao gồm chế độ tự kiểm soát bản thân, giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thay đổi hành vi ăn uống và gia tăng hoạt động thể lực Cần lưu ý là sự tham gia hơûp tác và sự động viên khích lệ của bố mẹû là rất cấn thiết và làm gia tăng kết quả điều trị[40][52][55][62][63][69]
1.7.4.Một số phương pháp trị liệu khác:
Bao gồm sử dụng thuốc, giải phẫu, trị liệu bằng Y học dân tộc [19][20][21][26][29].Các phương pháp này áp dụng chủ yếu cho người lớn.Các thuốc giảm cân không được khuyến nghị dùng ở trẻ em vì hiện chưa đủ dữ liệu
vễ ảnh hưởng của thuốc đối với những rối loạn hành vi ăn uống trong giai đoạn dậy thì hoặc khi sử dụng dài hạn[19].Dược phẩm (Siberlium, Phentermine, Fenfluramin) và giải phẫu (cắt một phần dạ dày )chỉ áp dụng cho các trẻ bị béo phì rất nặng mà thất bại với các chương trình giảm cân và chỉ được tiến hành tại các trung tâm chuyên khoa mà thôi[21][52][73]
Một số phương pháp trị liệu mới dựa trên các hiểu biết mới về sinh bệnh học của béo phì như sử dụng leptin, trong tương lai sẽ là phương pháp hiệu quả
để điều trị cũng như dự phòng béo phì ở trẻ em [52]
1.8.Dự phòng:
Dự phòng tốt rõ ràng là rẻ tiền và hiệu quả hơn nhiều so với việc điều trị béo phì[33] Các can thiệp nhằm mục tiêu kiểm soát và dự phòng béo phì phải nên được thiết kế một cách cẩn trọng để tránh làm bùng nổ các rối loạn liên quan đến ăn uống do sự lo sợ quá mức bệnh béo phì, đặc biệt ở lứa tuổi mới lớn [52][69]
Trang 21Kiểm soât bĩo phì bao gồm 4 chiến lược cơ bản được biểu diễn trong sơ
Câch dự phòng bệnh tật truyền thống khi âp dụng văo đđy sẽ có thể bị mơ
hồ đối với một tình trạng phức tạp vă nhiều căn nguyín như bĩo phì [69] Vì thế người ta âp dụng 3 mục tiíu dự phòng sau đđy [10][69]:
1/ Dự phòng cho cộng đồng (Dự phòng toăn dđn): Dự phòng trực tiếp lín tất cả mọi người dđn của cộng đồng Nhằm văo tuyín truyền dinh dưỡng hợp lý
vă lối sống năng động [10][69]
2/Dự phòng chọn lọc: Dự phòng trực tiếp lín câc câ nhđn vă câc nhóm có
nguy cơ cao bị bĩo phì Tuyín truyền sđu hơn để câc đối tượng hiểu rõ vă có thể
tự giải quyết câc nguy cơ [10][69]
3/Dự phòng có mục tiíu: Dự phòng có mục tiíu nhắm đến câc câ nhđn đê
bị thừa cđn thực sự vă những người tuy chưa bị bĩo phì nhưng có những chỉ dấu
sinh học cho thấy có sự thừa chất bĩo quâ mức Dự phòng trẻ bị thừa cđn không trở thănh bĩo phì lúc trưởng thănh lă một mục tiíu của chiến lược dự phòng năy [10][33][69]
1.9.Quâ trình nghiín cứu bệnh bĩo phì:
Câc biểu hiện lđm săng của bệnh bĩo phì đê được ghi nhận từ thời Hy
lạp-La mê cổ[69].Đầu thế kỷ XX, câc phđn tích về câc dữ kiện bảo hiểm nhđn thọ
4/ Khuyến khích giảm cân
Trang 22đã chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong [69] Yếu tố gia đình trong bệnh béo phì được đề cập vào những năm 1920; bệnh Cushing và bệnh béo phì do tổn thương vùng dưới đồi được mô tả cũng trong thời gian này [69].Nửa đầu của thế kỷ XX, nhiều thuốc mới để điều trị béo phì được giới thiệu Phẫu thuật cắt một phần dạ dày cũng đã được áp dụng để điều trị cho những bệnh béo phì trầm trọng [69]
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển đã có rất nhiều nghiên cứu về béo phì ở các khía cạnh khác nhau
Tại Hoa Kỳ béo phì đã trở nên một vấn đề dịch tễ quan trọng được quan tâm nghiên cứu Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8 tỷ USD để điều trị và nghiên cứu béo phì,đó là chưa kể đến khoảng 33 tỷ USD hàng năm chi cho các sản phẩm và dịch vụ làm giảm cân [52]
Nghiên cứu WHO/MONICA là một nghiên cứu rộng lớn liên quan đến chỉ số BMI của 48 nhóm dân tộc Caucase (Caucasians-chủ yếu thuộc Châu Âu)
đã được tiến hành từ 1983 đến 1986, số liệu của nghiên cứu này đã cung cấp tỷ
lệ của người trưởng thành bình thường, thừa cân và béo phì tại Châu Âu [10][69]
Tại các quốc gia thuộc khối ASEAN, vấn đề béo phì ở tuổi học đường đã được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tại Singapore, Malaysia, Thái Lan [46][49][54][60]
Tại một quốc gia vùng Nam Á là Sri LanKa, nơi mà tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn khá cao cũng đã có nghiên cứu về tỷ lệ béo phì [39]
Từ ngày 3-5/6/1997 đã diễn ra Hội nghị về béo phì do WHO tổ chức tại Geneva (Thuỵ Sĩ) có sự tham gia của hơn 100 chuyên gia trên khắp thế giới với
sự cộng tác của Viện nghiên cứu Rowett Aberdeen (Scotland) và Đội chuyên trách béo phì quốc tế (IOTF) Hội nghị đã xem xét các thông tin về dịch tễ học của béo phì, đưa ra các khuyến nghị về các chương trình, chính sách sức khoẻ
Trang 23cộng đồng nhằm hoàn thiện các vấn đề dự phòng và kiểm soát béo phì[69] Cũng tại hội nghị này, béo phì đã được xem xét dưới một góc độ là’’Nạn dịch toàn cầu’’ (Global Epidemic) Nạn dịch này không truyền nhiễm nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, gây nhiều lo lắng cho cá nhân, gia đình và là gánh nặng cho quốc gia [69]
Ngày 26-29/9/2000 tại Apia (thuộc Samoa- vùng Tây Thái Bình Dương)
đã diễn ra Hội nghị về chiến lược dự phòng và kiểm soát béo phì tại vùng Thái Bình Dương dưới sự tổ chức của WHO, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO), Đội Đặc nhiệm về béo phì quốc tế (IOTF), Hiệp hội nghiên cứu về béo phì, Học viện Khoa Học Đời Sống Quốc tế của Đông Nam Á [70].Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn Samoa-một đảo quốc xa xôi-để tổ chức hội nghị
về béo phì Samoa là một trong những nơi có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới,trung bình10 người dân có đến 6-7 ngườibị béo phì [69][70] Hội nghị đã ra lời kêu gọi hành động làm giảm béo phì tại vùng Thái Bình Dương trong vòng
10 năm [70]
Tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây theo thống kê của trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Dinh dưỡng thì béo phì ở lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng [10][11][12][17][18] Một số công trình nghiên cứu
về tình hình béo phì ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,Hải phòng
và một số công trình được thực hiện ở Viện Nhi nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và một số yếu tố nguy cơ của béo phì [1][5][6][7][8][9][24] Một số nghiên cứu về điều trị béo phì bằng Y học dân tộc cũng đã được thực hiện [25][29] Tại Hội nghị thành lập Hội Dinh dưỡng Việt Nam vào ngày 20/11/2001, nhiều báo cáo liên quan đến đề tài béo phì đã được trinh bày [18] Trong chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 02/2001, béo phì đã được
đề cập như một bệnh mãn tính không lây mà xu hướng đang gia tăng của nó cần
Trang 24được khống chế [2].Gần đây nhất,vào ngày10/01/2002 Viện Dinh dưỡng và Bộ
Y tế đã tổ chức Hội nghị Khoa học với đề tài”Thừa cân và Béo phì với sức khoẻ cộng đồng” ; tại hội nghị này có 20 báo cáo và nghiên cứu khoa học đã được trình bày[13][14][15][16].Như vậy béo phì đã trở thành một vấn đề sức khoẻ có tính thời sự đang được quan tâm nghiên cứu
Trang 25CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 2 đối tượng nghiên cứu:
2.1.1.Toàn bộ học sinh lứïa tuổi từ 6-11 tuổi tại 2 Trường tiểu học nội thành thành phố Huế Đó là:
+ Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
+ Trường Tiểu học Lê Lợi
Chúng tôi chọn hai trường này vì đây là hai trường nằm tại trung tâm của thành phố Huế, cơ sở vật chất tại hai trường này khá tốt Hai trường này là nơi
mà phụ huynh học sinh thường có thu nhập tương đối cao và ổn định cho con theo học; đồng thời thể lực đầu cấp học theo báo cáo của trung tâm Y tế học đường-Sở Giáo dục-Đào tạo Thừa Thiên-Huế là rất tốt [28]
Chúng tôi chọn lứa tuổi 6-11 bởi thấy đây là lứa tuổi phát triển nhanh cả
về trí lực và thể lực, là lứa tuổi tăng tốc chuẩn bị cho thời kỳ trưởng thành Lứa tuổi 6-11 tuổi là lứa tuổi phụ thuộc chặt chẽ vào sự nuôi dưỡng của bố mẹ, thói quen ăn uống, điều kiện kinh tế xã hội của gia đình Đây cũng chính là lứa tuổi
đã được khảo sát qua nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế [1][5][6][7][8][24]
Dự phòng béo phì xảy ra trong lứa tuổi này rất quan trọng trước khi quá muộn vì béo phì kéo dài đến tuổi trưởng thành rất khó kiểm soát[52][69]
+Tiêu chuẩn loại trừ:
Nghiên cứu của chúng tôi loại trừ các trường hợp béo phì thứ phát (béo phì do nguyên nhân nội tiết, do khiếm khuyết di truyền, do dùng thuốc chẳng hạn như dùng corticoids dài ngày vì mục đích điều trị một bệnh khác) Như trong phầön tổng quan tài liệu đã đề cập, một tiêu chí quan trọng trong thực
Trang 26hành lâm sàng và điều tra tại cộng đồng là béo phì thứ phát thường làm trẻ chậm tăng trưởng: chiều cao theo tuổi thường thấp hơn 5 bách phân vị so với quần thể tham khảo NCHS/WHO [20] Như vậy chúng tôi sẽ loại trừ các học sinh có chiều cao theo tuổi thấp hơn 5 bách phân vị không đưa vào nghiên cứu
2.1.2.Phụ huynh một số học sinh của hai trường Lê Lợi và Lê Quý Đôn đã được chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì
2.2.Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:
-Bước 1: Phương pháp nghiên cứu cắt ngang (Sectional Study)
Nghiên cứu của chúng tôi được thiết kế trong bước một này là nghiên cứu điều tra cắt ngang có phân tích
Nghiên cứu cắt ngang còn gọi là điều tra tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ [12][23].Trong nghiên cứu loại này, các khảo sát về sự phơi nhiễm và hậu quả được tiến hành đồng thời Loại nghiên cứu này hay được áp dụng, đòi hỏi mức nhân lực, kinh phí vừa phải, cho biết tỷ lệ mắc bệnh tại lúc đó và các nhân tố nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh [12][23] Các nghiên cứu cắt ngang tiến hành thường kỳ trên các quần thể dân cư đại diện rất có giá trị để giám sát tình hình sức khoẻ, bệnh tật và xác định các nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ [12]
Chúng tôi thiết kế bước 1 của nghiên cứu này nhằm trả lời cho mục tiêu 1-đó là đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi tại 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn và Lê Lợi của thành phố Huế
-Bước 2: Phương pháp nghiên cứu bệnh-chứng:
Phương pháp này còn được gọi là nghiên cứu trường hợp-đối chứng (Case-Control Study) [12][23]
Trong loại nghiên cứu này, người ta chọn ra những người bị bệnh (hoặc liên hệ với một vấn đề sức khoẻ nào đó) và một lô đối chứng thích hợp rồi so
Trang 27sánh các nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ giữa lô bệnh và lô chứng Vì vậy, đôi khi nghiên cứu này còn được xem như một nghiên cứu hồi cố vì người nghiên cứu tìm trong quá khứ một nguyên nhân có thể nào đó [12]
Việc lựa chọn hợp lý các lô bệnh và lô đối chứng là điều kiện quyết định của phương pháp [12][23] Nguyên tắc quan trọng để chọn đối tượng là lô đối chứng cần tương tự lô bệnh Do đó ở nghiên cứu bệnh-chứng, người ta hay dùng phương pháp ghép đôi (matching) theo nhóm hay theo cá thể [12] Ghép đôi là quá trình lựa chọn đối chứng sao cho chúng tương tự với các trường hợp bệnh
về các tính chất đặc thù như tuổi, giới, chủng tộc, tình trạng kinh tê,ú văn hoá,
e
p x
) 12 0 1 ( 12 0 ) 96 1 ( ) 1 (
2 2
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n=162 Nếu muốn có độ chính xác cao hơn thì cỡ mẫu phải lớn hơn nhiều lần [12][23]
Trang 28-Bước 2: Sau khi điều tra bước 1 xong, tiến hành bước 2 theo phương pháp ghép đôi (matching), sẽ gồm có tối thiểu 30 cặp được chọn ngẫu nhiên để tìm hiểu yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì n = 30 là số tối thiểu của một nghiên cứu bệnh-chứng [12][23]
Phương pháp nghiên cứu bệnh-chứng có ưu điểm chính là cho kết quả nhanh, ít tốn kém, số lượng trường hợp bệnh có thể ít mà số đối chứng có thể lấy cao hơn nhiều lần Điều này rất cần thiết khi nghiên cứu những bệnh hiếm hay những bệnh mạn tính [12]
Điểm này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi Do vậy lúc tiến hành xong bước 1, chúng tôi sẽ cố gắng chọn số bệnh-chứng cao hơn số tối thiểu (n >30) để tăng độ chính xác, đặc biệt số các trường hợp đối chứng sẽ cao hơn trường hợp bệnh ít nhất 2 lần
2.2.3.Kỹ thuật lấy mẫu:
-Bước 1:
+Tổng số học sinh tiểu học Lê Quý Đôn: 706 +Tổng số học sinh tiểu học Lê Lợi : 833
Tổng cộng : 1.539 Toàn bộ số học sinh hai trường này trong độ tuổi 6-11 tuổi được đưa vào nghiên cứu Với cỡî mẫu này ( 1539 em) lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu n = 162 nhiều lần, kết quả nghiên cứu sẽ có độ chính xác và tin cậy cao hơn
-1539 em học sinh này được thu thập các chỉ số nhân trắc
Sau đó những em có chỉ số chiều cao theo tuổi thấp hơn 5 bách phân vị so với chuẩn được loại trừ không đưa vào nghiên cứu như đã đề cập trong phần trước
-Bước 2: Tiến hành chọn ngẫu nhiên các cặp để nghiên cứu bệnh-chứng
+Nhóm 1 (nhóm bệnh): Sau khi tiến hành xong bước 1, tất cả các
em được chẩn đoán béo phì ở 2 trường Lê Quý Đôn và Lê Lợi sẽ được lập danh
Trang 29sách Sau đó mỗi em được biểu trưng bằng 1con số cụ thể bắt đầu từ 01 cho đến
em cuối cùng Chọn ngẫu nhiên bằng cách bắt thăm dự kiến khoảng 50 em Đưa những em này và phụ huynh các em này vào nhóm 1 là nhóm bệnh
+Nhóm 2 (nhóm chứng): Vì dự kiến béo phì vẫn còn là một bệnh hiếm nên nhóm 2 (nhóm chứng) sẽ lớn gấp 2 lần nhóm 1 (nhóm bệnh),
Căn cứ vào nhóm 1, sẽ chọn nhóm 2 với ít nhất 100 em với chỉ số SD Score hoặc BMI trong giới hạn bình thường và có các yếu tố tương đồng như nhóm 1 Lập danh sách các em có đủ yếu tố này sau đó đánh số và rút thăm ngẫu nhiên cho đủ số Đưa các em này và phụ huynh vào nhóm 2 (nhóm chứng)
2.2.4.Kỹ thuật thu thập số liệu:
+Kỹ thuật thu thập số liệu trong bước 1:
-Thu thập các chỉ số nhân trắc là tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, SD Score, BMI, vòng thắt lưng, vòng mông, tỷ lệ vòng thắt lưng/vòng mông (Waist: Hip Ratio), bề dày nếp gấp da cơ tam đầu và bề dày nếp gấp da góc dưới xương
bả vai
-Toàn bộ học sinh 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn và Lê Lợi được lập danh sách dựa vào sổ điểm do nhà trường quản lý gồm có họ tên, ngày tháng năm sinh, giới và địa chỉ
-Tiến hành thu thập các chỉ tiêu nhân trắc như sau:
+Tuổi: Chúng tôi sử dụng cách tính tuổi hiện đang được dùng trong các tài liệu của WHO và ở nước ta Đó là cách tính tuổi quy về tháng và năm gần nhất [12] Theo cách tính này thì một trẻ 6 tuổi được tính từ ngày tròn 6 năm đến
6 năm 11 tháng 29 ngày Ví dụ: Một trẻ sinh ngày 15/08/1995 sẽ được coi là 6 tuổi trong khoảng thời gian tính từ 15/08/2001 đến 14/08/2002 (kể cả 2 ngày 15/08/2001 và 14/08/2002) [12] Dựa vào ngày sinh được theo dõi tại sổ điểm của 2 trường Lê Quý Đôn & Lê Lợi, chúng tôi suy ra được tuổi của một trẻ Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ gồm có các nhóm tuổi: 6, 7, 8, 9, 10, 11
Trang 30+Giới: Trẻ được phân định là Nam hay Nữ và đánh giá dấu vào ô thích hợp +Chiều cao: Đo theo chiều cao đứng [12]Chúng tôi sử dụng thước đo bằng gỗ
-Trẻ được yêu cầu bỏ giày, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước
đo
-Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang -Gót chân, mông, lưng, đầu theo một đường thẳng, áp sát vào thước đo; mắt nhìn thẳng ra trước theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay buông thỏng dọc theo 2 bên mình
-Dùng thước vuông góc áp sát nhẹ vào đỉnh đầu và thẳng góc với thước đo -Đọc kết quả và ghi bằng đơn vị centimét (cm) với một số lẻ
+Cân nặng:
-Thống nhất thời điểm cân đo là sau tiết thứ 4 (trước giờ ăn trưa) của các trẻ để đảm bảo điều kiện tương tự và không ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu
-Đối với học sinh nam chỉ mặc quần đùi, cởi trần, không đi giày dép Học sinh nữ mặc áo quần gọn nhất Có trừ bớt cân nặng của quần áo khi ghi kết quả
-Trẻ đứng giữa bàn cân, không cử động, mặt nhìn thẳng, trọng lượng phân đều trên 2 chân
-Chúng tôi sử dụng cân đồng hồ hiệu Nhơn Hoà của Việt Nam sản xuất với trọng lượng tối đa là 100kg, độ chia nhỏ nhất là 0,1kg Cân được hiệu chỉnh sau mỗi 20 lần cân bằng 1can nước có trọng lượng bằng 1kg
-Đặt cân trên nền nhà bằng phẳng, chỉnh kim về vị trí cân bằng số 0
-Ghi kết quả bằng kilogram (kg) với một số lẻ
+Đo vòng thắt lưng, vòng mông:
-Trẻ đứng thẳng, tư thế thoải mái, tay buông thỏng, thở bình thường, đo sau lúc cân và lấy chiều cao
Trang 31-Vòng thắt lưng (Waist) là vòng đo ở bụng đi qua điểm giữa của khoảng cách bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu trên mặt phẳng ngang [12]
-Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông Trẻ đứng ở tư thế trên, mặc quần mỏng, vòng đo ở mặt phẳng ngang [12]
-Sử dụng thước dây bằng nhựa không co giãn, có chia vạch nhỏ nhất đến milimét do Trung Quốc sản xuất
-Ghi kết quả bằng centimét (cm) với một số lẻ
-Sau đó tính tỷ lệ vòng thắt lưng/vòng mông (VTL/VM), ghi với 2 số lẻ -Tỷ lệ vòng thắt lưng/vòng mông là chỉ số đơn giản để đánh giá mức phân
bố tổ chức mỡ dưới da và mỡ trong ổ bụng [12][32][52][69] Người ta nhận thấy
tỷ lệ này tăng sự thừa cân Nhiều tài liệu cho thấy tình trạng béo bụng là một yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ đặc biệt là đối với bệnh tim mạch [3][12][32][52][69] Có tác giả lấy ngưỡng để phân định béo bụng là 0,95 ở nam
và 0,85 ở nữ [12]
+Đo bề dày nếp gấp da (Skinfold):
-Để xác định lớp mỡ dưới da chúng tôi sử dụng thước đo nếp gấp da (Skinfold caliper) nhãn hiệu FAT-O-METER do Mỹ sản xuất với khoảng chia nhỏ nhất là 1mm
-Các vị trí thường đo nếp gấp da :Người ta ước tính xấp xỉ khoảng 50% lượng mỡ cơ thể tập trung dưới da Với những thước đo chuyên dùng, người ta
đo bề dày nếp gấp da tại một số vị trí Sau đó thông qua một số thuật toán cơ thể ước tính số phần trăm lượng mỡ cơ thể [38] Các vị trí có thể dùng để đo nếp gấp da như : vị trí dưới xương bả vai (Subscapular), cơ tam đầu (Triceps), cơ nhị đầu (Biceps), trên mào chậu , dưới cằm, cạnh rốn, nách, đùi, nếp cơ ngực lớn [12][38][52] Trong đó hai vị trí thường được dùng nhiều nhất là vị trí cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai [12]
Trang 32-Người ta nhận thấy rằng việc thực hiện đo các kích thước nói trên bên phải hay bên trái gây ra sai số không đáng kể so với sai số do kỹ thuật [12].Ở Hoa Kỳ thường đo bên phải, ở Châu Âu lại đo bên trái [12] Vì thước đo FAT-O-METER do Mỹ sản xuất và thuận cho việc đo bên phải hơn nên chúng tôi thống nhất đo bên phải của đứa trẻ
-Cách sử dụng thước đo FAT-O-METER như sau [38]:
*Cầm thước bằng tay phải, hướng mặt đọc kết quả quay về phía người
*Thả nhẹ nhàng ngón cái của bàn tay phải để hai cánh của thước đo kẹp đúng vào nếp da Vị trí tiếp xúc của hai cánh thước đo với da tốt nhất cách ngón trỏ và ngón cái tay trái khoảng một vài milimét mà thôi
*Đọc kết quả theo vị trí mũi tên đánh dấu đã chỉ-Ghi bằng milimét
*Nhẹ nhàng dùng ngón cái bàn tay phải đẩy một cánh của thước và tháo
ra khỏi vị trí đo Từ từ trả hai cánh của thước về lại vị trí ban đầu Tuyệt đối không buông tay đột ngột tránh hai cánh của thước đo va chạm mạnh vào nhau
vì có thể làm hỏng thước
*Tại vị trí nếp da cơ tam đầu: tay phải của trẻ thỏng tự nhiên Người đo đứng sau lưng trẻ Véo da ở điểm giữa mặt sau cánh tay cho sát tới lớp cân cơ nông và đo bềì dày nếp da như nói ở trên [12]
*Tại vị trí góc dưới xương bả vai: Người đo lần theo cột sống để xác định là xương vai và góc dưới xương này Ở trẻ béo nên quặt nhẹ tay phải của
Trang 33trẻ ra sau sẽ xác định góc dưới xương vai dễ hơn [12] Cách đo cũng tiến hành tương tự như đối với đo bề dày nếp gấp da cơ tam đầu ở phần trên
-Mục đích đo nếp gấp da là để phân định một đứa trẻ bị thừa cân nhưng không bị béo phì do sự phát triển quá mức khối nạc và xương mà trên thực tế vẫn gặp [12]
-Ngoài việc đo nếp gấp da, đo vùng thắt lưng, vòng mông còn có nhiều phương pháp để xác định mỡ trong cơ thể khác nhau Có thể tóm tắt trong bảng sau [31]:
Trang 34Bảng 2.1.so sánh các phương pháp đánh giá khối mỡ cơ thể và sự
phân bố của mỡ trong cơ thể
hiện
Độ chính xác
Đánh giá sự phânbố của
Trung bình
5-Phương pháp đo khối
dựa vào mạch máu
Trung bình
7-Đo phóng xạ D2O18
hoặc H2O
Trung bình
Trung bình
Dễ Trung
bình
Không
11-Phương pháp dựa vào
khí hoà tan trong mỡ
Trung bình
Trang 35-Như vậy, có phương phâp rất chính xâc nhưng đòi hỏi phương tiệûn kỹ thuật cao vă giâ cả rất đắt chỉ phù hợp cho mục đích nghiín cứu mă chưa thể âp dụng rộng rêi trong thực tế lđm săng Chúng tôi nhận thấy phương phâp đo nếp gấp da, đo vòng thắt lưng, vòng mông, tính tỷ lệ vòng thắt lưng/vòng mông dễ thực hiện, có thể triển khai diện rộng trong thực tế điều tra mă độ tin cậy cũng khâ cao Phương phâp năy giúp xâc định đứa trẻ bĩo phì hay không khâ chính xâc
-Từ > 9 tuổi đến 11 tuổi : Đânh giâ theo chỉ số BMI theo tuổi
(Bâch phđn vị BMI theo tuổi vă giới)
> 85 bâch phđn vị đến < 95 Bâch phđn vị : Thừa cđn nhẹ
> 95 bâch phđn vị : Thừa cđn trung bình vă nặng -Đối với trẻ thừa cđn được đânh giâ lă bĩo phì khi đồng thời bề dăy nếp gấp da cơ tam đầu hoặc góc dưới xương bả vai > 90 bâch phđn vị
-Lưu ý Z Score hay SD Score (Standard Deviation-độ lệch chuẩn) được tính [12]
Z Score hay SD Score=
chiếu tham quần thể của
chuẩn lệch Độ
chiếu tham quần thể của
bình trung Số - được đo
c Kích thướ
Trang 36Chúng ta biết đường cong chuẩn là một đường cong liên tục, đối xứng Đặc điểm chính là 2 đơn vị độ lệch chuẩn (2SD) trên và dưới số trung bình tương ứng với 95% diện tích trung tâm nằm dưới đường cong chuẩn Như vậy 95% nằm trong khoảng ( 2SD [12][23]
Một phương pháp khác để đánh giá mối liên hệ giữa một cá thể với một nhóm là sử dụng bách phân vị (Percentile)[12][23] Bách phân vị là số phần trăm của các cá thể trong nhóm mà những cá thể này đã đạt đến một mức tăng trưởng hoặc một mốc đo lường về lượng nào đó (ứng với một cột cao 95cm) Đối với số liệu nhân trắc, các ngưỡng bách phân vị có thể được tính toán từ trung bình và độ lệch chuẩn Ở mốc 5,10, 25 bách phân vị tương ứng với - 1,65SD, -1,3SD và -0,7SD [56] Các giá trị ‘’bình thường’’ hay ‘’chuẩn’’ cũng cần dựa trên các mẫu ngẫu nhiên của các quần thể khoẻ mạnh đã được xác định [12] Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sử dụng cả hai khái niệm thống
kê là SD và bách phân vị tuỳ theo lứa tuổi thích hợp để nhận định kết quả[12][23].Người ta nhận thấy đánh giá bách phân vị theo tuổi và giới là thích hợp nhất ở trẻ em [53][71]
*Một điểm rất quan trọng lúc thu thập các số liệu nhân trắc là chúng tôi làm việc theo đúng nguyên tắc tổ chức Trước tiên, chúng tôi xin giấy giới thiệu của Bệnh viện Trung ương Huế, sau khi được sự thống nhất và cho phép của Ban Giám Hiệu của hai trường Lê Lợi và Lê Quý Đôn chúng tôi mới liên hệ với các giáo viên chủ nhiệm và sắp xếp một lịch cụ thể để thu thập số liệu nhân trắc nhằm đảm bảo thời gian và tiến độ nghiên cứu, đồng thời không ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu
Bước 2: Phỏng vấn các yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì
-Trong bước này, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẳn dễ phỏng vấn các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, hiểu biết và quan niệm về bệnh béo phì,
Trang 37thói quen ăn uống và thói quen hoạt động của trẻ, tần suất xuất hiện của thực phẩm trong bữa ăn của trẻ trong tháng vừa qua
-Khi phỏng vấn, chúng tôi tìm đến địa chỉ của những trẻ đã chọn và tiến hành phỏng vấn Tốt nhất là phỏng vấn bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Nếu không gặp được trong lần đầu tiên, chúng tôi sẽ liên hệ để
có một cuộc hẹn phỏng vấn Khi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng tạo nên sự cởi
mở và tin cậy ở đối tượng, không bình luận về câu trả lời của họ, không tác động làm ảnh hưởng đến sự trung thực của câu trả lời Thái độ chúng tôi khi phỏng vấn là luôn kiên nhẫn và chân tình [12]
-Xử lý số liệu: Các kết quả số liệu về nhân trắc, yếu tố nguy cơ được xử lý bằng các thuật toán thống kê thông thường, xử lý trên máy vi tính có phần mềm EPI.INFO 6.0, EPI-NUT, EXCEL
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Một số nét về hai trường tiểu học được nghiên cứu:
-Trường tiểu học Lê Quý Đôn và trường tiểu học Lê Lợi nằm trên địa bàn phường Phú Hôị , ở trung tâm thành phố Huế
-Trường tiểu học Lê Quý Đôn gồm 706 học sinh, gồm 5 khối lớp:
+Khối 1: 3 lớp +Khối 2: 3 lớp +Khối 3: 4 lớp
+Khối 4: 4 lớp +Khối 5: 4 lớp Tổng cộng:18 lớp
Tất cả các học sinh đều thuộc diện bán trú
-Trường tiểu học Lê Lợi gồm 833 học sinh Gồm 5 khối lớp:
+Khối 1: 5 lớp +Khối 2: 4 lớp +Khối 3: 4 lớp
+Khối 4: 4 lớp +Khối 5: 4 lớp Tổng cộng 21 lớp
Đa số học sinh thuộc diện bán trú
-Hai trường này đều được Trung tâm y tế Học đường (thuộc Sở Giáo Đào tạo Thừa Thiên-Huế) kiểm tra sức khoẻ học sinh định kỳ mỗi năm 1 lần
dục-3.2.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
3.2.1.Đặc điểm đối tượng điều tra đợt 1:
Bảng 3.1: Phân bố các nhóm tuổi của học sinh Trường tiểu học
Lê Quý Đôn
Trang 39Bảng 3.2: Phân bố các nhóm tuổi của học sinh Trường tiểu học Lê Lợi
Trang 403.2.2.Đặc điểm đối tượng điều tra đợt 2:
Bảng 3.4 Đặc điểm của đối tượng 2 nhóm điều tra Bệnh - Chứng: