1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở người trưởng thành tại phường Vĩnh Ninh và Trường An, thành phố Huế

55 675 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu là vấn đề sức khoẻ của các quốc gia trên thế giới, vì rối loạn lipid máu gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu và bệnh mạch vành. Làm sao để dự phòng, phát hiện sớm và điều trị sớm được đặt ra trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Rối loạn lipid máu ít có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng rất nguy hiểm bởi nhiều hậu quả khó lường trước được [1], [10], [23], [27]. Đó là bệnh về tim mạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước công nghiệp phát triển chiếm tỷ lệ khá cao (cụ thể do xơ vữa động mạch 32%, do tai biến mạch máu não 13% ...) Vấn đề được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, kể cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Việt Nam với bệnh xơ vữa động mạch có các biểu hiện như suy vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Song song những bệnh lý‎ đó hiện tượng thừa cân ở tuổi trẻ, rối loạn lipd máu ở phụ nữ tuổi mãn kinh và bệnh Đái tháo đường.. trước đây ít gặp, hiện nay có xu hướng tăng và tăng nhanh. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe [1], [6], [10], [13], [15], [26]. Rối loạn lipid máu là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh mạch vành nhưng chưa được truyền thông giáo dục sức khỏe rộng rãi [29]. Điều trị và dự phòng rôí loạn lipid máu để giãm nguy cơ bệnh mạch vành. Do đó điều trị và dự phòng rối loạn lipid máu bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập thể dục, bỏ thuốc lá, giảm cân là vấn đề vô cùng quan trọng ít tốn kém, không gây hại và hiệu quả cao. Để có những giải pháp dự phòng rối loạn lipid máu cụ thể cần nghiên cứu kiến thức và thói quen ăn uống, hoạt động thể lực của người dân. Chính vì vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở người trưởng thành tại phường Vĩnh Ninh và Trường An, thành phố Huế" Nhằm mục tiêu: 1. Tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 tuổi trở lên tại phường Trường An và Vĩnh Ninh thành phố Huế. 2. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức rối loạn lipd máu với hành vi xét nghiệm dự phòng và điều trị

1 Lời cảm ơn Trong suốt thời gian 4 năm học tại Trường Đại học Y Dược Huế, thực tập tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, tôi đã học hỏi, tích lũy được những kiến thức, kỹ năng cơ bản và những kinh nghiệm quý báu từ những người thầy tận tâm với thế hệ trẻ. Nay đã hoàn thành khóa học và hoàn tất luận văn này, tôi xin chân thành và bày tỏ lòng biết ơn đến: Ban Giám Hiệu, Ban Giám Đốc Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Ban Giám Đốc Bệnh viện Trung Ương Huế. Ban chủ nhiệm, quý thầy cô trong bộ môn tổ chức và quản lý y tế Trường Đại học Y Dược Huế Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.BSCKII Đòan Phước Thuộc, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Phòng đào tạo đại học, thư viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Và trên hết, con xin gửi lòng biết ơn vô hạn và sự kính trọng đến cha mẹ đã có công sinh thành dưỡng dục con nên người, giúp đỡ con về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn bạn bè luôn bên cạnh và chia sẻ cùng tôi trong thời gian học tập tại trường Huế, tháng 5 năm 2010 Trương Thị Thu Nga 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu nghiên cúu trong luận văn này là của riêng tôi, trung thực, chính xác và chưa được công bố ở bất cứ nơi nào. Tác giả luận văn Trương Thị Thu Nga 3 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BMI :Chỉ số khối cơ thể BMV :Bệnh mạch vành HA :Huyết áp HDL-c :Lipoprotein tỷ trọng cao LDL-c :Lipoprotein tỷ trọng thấp NMCT :Nhồi máu cơ tim RLLM :Rối lọan Lipid máu VLDL :Lipoprotein tỷ trọng rất thấp XVĐM :Xơ vữa động mạch Apo :Apoprotein TG : Triglycerid TBMMN :Tai biến mạch máu não 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu là vấn đề sức khoẻ của các quốc gia trên thế giới, vì rối loạn lipid máu gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu và bệnh mạch vành. Làm sao để dự phòng, phát hiện sớm và điều trị sớm được đặt ra trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Rối loạn lipid máu ít có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng rất nguy hiểm bởi nhiều hậu quả khó lường trước được [1], [10], [23], [27]. Đó là bệnh về tim mạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước công nghiệp phát triển chiếm tỷ lệ khá cao (cụ thể do xơ vữa động mạch 32%, do tai biến mạch máu não 13% ...) Vấn đề được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, kể cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Việt Nam với bệnh xơ vữa động mạch có các biểu hiện như suy vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Song song những bệnh lý‎ đó hiện tượng thừa cân ở tuổi trẻ, rối loạn lipd máu ở phụ nữ tuổi mãn kinh và bệnh Đái tháo đường.. trước đây ít gặp, hiện nay có xu hướng tăng và tăng nhanh. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe [1], [6], [10], [13], [15], [26]. Rối loạn lipid máu là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh mạch vành nhưng chưa được truyền thông giáo dục sức khỏe rộng rãi [29]. Điều trị và dự phòng rôí loạn lipid máu để giãm nguy cơ bệnh mạch vành. Do đó điều trị và dự phòng rối loạn lipid máu bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập thể dục, bỏ thuốc lá, giảm cân là vấn đề vô cùng quan trọng ít tốn kém, không gây hại và hiệu quả cao. Để có những giải pháp dự phòng rối loạn lipid máu cụ thể cần nghiên cứu kiến thức và thói quen ăn uống, hoạt động thể lực của người dân. 5 Chính vì vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở ngƣời trƣởng thành tại phƣờng Vĩnh Ninh và Trƣờng An, thành phố Huế" Nhằm mục tiêu: 1. Tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 tuổi trở lên tại phường Trường An và Vĩnh Ninh thành phố Huế. 2. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức rối loạn lipd máu với hành vi xét nghiệm dự phòng và điều trị 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1.1.1. Trên thế giới Rối loạn máu chiếm 3/4 dân số thế giới, được gọi là hiện tượng thừa mở [2]. Những nghiên cứu liên quan giữa RLLM và bệnh động mạch vành đã cho thấy rõ rằng tỷ lệ tử vong và thương tật do bệnh động mạch vành gắn liền với tỷ lệ tăng cholesterol máu của cộng đồng. Các nghiên cứu dịch tễ học quan sát được thực hiện rất sớm. Ngay từ những năm 1960, 1970 đã có những công trình nghiên cứu lớn được công bố. Theo Lê Văn Bàng “Ở Hoa Kỳ hằng năm có tới 11 triệu người bị bệnh động mạch vành gây tử vong khoảng 500.000 trường hợp mỗi năm” [3]. Châu Minh Đức, Phạm Thị Mai, Đặng Văn Phước cho biết “ Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở các nước phát triển. Ở Mỹ một khảo sát dân số cho thấy rằng 60 triệu người trưởng thành hiện đang bệnh tim mạch do XVĐM chiếm 42% các trường hợp tử vong hàng năm” [10]. “Ước tính mỗi năm có khoảng 17 triệu người chết vì nguy cơ tim mạch, khoảng 50% số người tử vong tại Châu Âu. Đó là một thách thức quan trọng đối với toàn cầu”[11]. “Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ có tới 37 triệu người Mỹ và 47 triệu người Châu Á có rối loạn lipid máu ở mức cần thiết phải điều trị” [17]. 1.1.2. Ở Việt Nam Hội tim mạch học Việt Nam đã khuyến cáo về rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (XVĐM). Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cho nên đã có một số thay đổi trong điều trị. Bệnh lý động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa 7 động mạch là nguyên nhân tử vong chính ở các nước phát triển và đang có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển[10], [17]. Sự rối loạn lipid máu trong bệnh xơ vữa động mạch đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học quan sát, thực nghiệm và cả công trình nghiên cứu - tiền cứu can thiệp[3], [4], [16], [29]. Ở Việt Nam có những nghiên cứu cho thấy rằng RLLM là một vấn đề thường gặp ở cộng đồng và nhất là ở các đối tượng đã có bệnh động mạch vành (BĐMV) rồi. Theo nghiên cứu của Phạm Hữu Tài tỷ lệ người bệnh mạch vành có RLLM là 56 - 68%[19]. Vì vậy RLLM là một vấn đề rất thường gặp và rất trầm trọng. Qua nghiên cứu của Nguyễn Đào Dũng, Lê Thị Hồng Nga và cộng sự, về mối liên quan giữa lipid máu và huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát là sự rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp chiếm cao hơn [8], [18]. 1.2. LIPID MÁU VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU 1.2.1. Đại cƣơng về lipid máu Lipid máu là axit béo, triglycerid, cholesterol … lipid và các thành phần có cấu trúc giống lipid hiện diện trong các tổ chức và thể dịch của cơ thể con người và động vật. Trong cơ thể được tạo thành một phần (lipid ngoại sinh) nhờ sự tiêu hoá và hấp thu vận chuyển từ thức ăn, một phần (lipid nội sinh) từ quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể .Về cấu tạo hóa học, lipid là những sản phẩm ngưng tụ của các chất acid béo và alcol, lipid hiện diện trong cơ thể gồm: - Lipid của tế bào: lipid trong tế bào gồm 2 thành phần: + Lipid cấu trúc là thành phần của màng tế bào + Các thành phần khác trong tế bào và lipid trung tính được dự trữ trong các tế bào lipid, khi nhịn đói cơ thể sẽ huy động lipid dự trữ nhưng vẫn duy trì được cấu trúc lipid. 8 - Lipid huyết tương: lipid huyết tương bao gồm cholesterol tự do, cholesterol ester hóa, triglycerid, phospholipide. Cholesterol là yếu tố cơ bản của màng tế bào, là cơ chất cốt lõi trong sự tổng hợp acid mật tại gan và các hormon steroid. Triglycerid là năng lượng chính từ máu đến tế bào. Do thuộc tính hoà tan đặc biệt, bản thân các phân tử lipid không thể lưu hành tự do trong huyết tương, chúng được chứa trong các hạt ngưng kết có tên gọi là lipoprotein, cholesterol este và triglycerid nằm bên trong lõi của hạt được bảo vệ với môi trường chứa dịch. Mỗi hạt lipoprotein có chứa ít nhất là một apoprotein: trong đó apoprotein là chất để nhận dạng, lipid di chuyển trong máu là nhờ lipoprotein [7] [27]. 1.2.2. Vai trò của lipid trong cơ thể Lipid máu lưu hành dưới 2 dạng chính: - Lipid đơn như cholesterol, axit béo bảo hoà, axit béo đơn và đa không bảo hoà - Lipid phức gồm cholesterol ester hóa, triglycerid và phospholipid Vai trò năng lượng: Đây là vai trò quan trọng nhất vì cung cấp năng lượng cao nhất (9Kcal/gam), năng lượng không sẵn có mà được dự trữ dưới dạng triglycerid dự trữ. - Vai trò tạo hình: Lipid là thành phần cơ bản của màng lỏng của tất cả các tế bào, màng nhân, màng ty thể. Lipid và các sản phẩm chuyển hoá tạo ra nhiều chất có hoạt tính sinh học như hormon sinh dục, hormon vỏ thượng thận, acid mật, muối mật, tiền vitamin D…[7], [27]. 1.2.3. Nhu cầu về lipid Nhu cầu về lượng chưa được xác định rõ ràng chính xác. Nhu cầu về chất: cần acid béo chưa bảo hòa, trong chế độ ăn. Khuyên nên có 20 – 30% tổng số lipid có nguồn gốc thực vật. Tỷ lệ giữa các acid béo trong khẩu 9 phần nên có 10% dầu thực vật (acid béo chưa no) có nhiều nối đôi; 30% mở động vật (acid béo no)và 60% acid oleic [27]. Hiện nay xu hướng có thói quen dùng nhiều lipid hơn nhu cầu. Lipid bao gồm nhiều chất: acid béo bảo hòa như acid palmitic (C15), acid Stearic (C17) với công thức chung là CnH2n+1COOH. Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và dầu gan cá, có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch. Ăn nhiều acid bảo hòa làm dễ xơ vữa động mạch. Mỡ thực vật chứa nhiều acid béo chưa bảo hòa như acid oleic (C18), acid linoleie (C18) với công thức tổng quát là CnH2n+1COOH khi có một dấu nối đôi, CnH2n-3COOH khi có hai dấu nối đôi ... ăn nhiều acid béo chưa bảo hòa làm giảm lượng cholesterol làm hạn chế chứng xơ vữa động mạch [7] [27]. Thay đổi nhu cầu về lượng lipid: tăng nhu cầu khi cần chống lạnh, giảm nhu cầu khi cần giảm cân như ở người béo phì. 1.2.4. Chuyển hóa lipid Mỡ ăn vào chủ yếu là triglycerid dưới sự xúc tác enzym lipase TG (triglycerid) bị phân hủy thành acid béo, glycerol và monoglycerid. Tại tế bào màng nhầy ruột, hầu hết acid béo và monoglycerid được tái tổng hợp thành triglycerid rồi kết hợp với apo B48, phospholipid và cholesterol để tạo thành dưỡng trấp gọi là (chylomicron). Chylomicron được hấp thu vào mạch bạch huyết rồi qua ống ngực đổ vào tuần hoàn chung. Riêng acid béo chuỗi ngắn (C dưới 12) glycerol được hấp thu trực tiếp vào tĩnh mạch cửa. Ở tuần hoàn ngoại biên chylomicron trao đổi apo với các lipoprotein khác từ HDL (Lipoprotein tỉ trọng cao) một phần TG của chylomicronphân huỷ tạo năng lượng cho cơ sử dụng một phần TG trở nên đậm đặc nhỏ đi tạo thành remnant tới gan. Tại gan, tế bào gan thu nhận acid béo tự do từ hạt dưỡng trấp và từ mô mỡ, tổng hợp thêm acid béo từ các mẫu acetyl-CoA, rồi kết hợp với glycerol phosphat để tạo TG: sau đó kết hợp triglycerid với apo B100, phospholipid và cholesterol đưa vào 10 máu dưới dạng VLDL (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp). Apo(a) do gan tạo, kết hợp với apo B100 nhận thêm cholestrol tạo thành LDL- c hình thành lipoprotein khi lipoprotein tăng thì liên quan đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. LDL- c có vai trò mang cholesterol vào trong tế bào chủ yếu là thành các động mạch. HDL- c có vai trò chính thu nhận cholesterol thừa ở các tế bào ngoại vi đưa đến gan để thoái hoá. Do đó tăng LDL- c hoặc giảm HDL- c liên quan đến chứng xơ vữa động mạch [7], [27]. 1.2.5. Cân đối về lipid Ngoài tỷ lệ năng lượng lipid so với tổng số năng lượng, cần phải tính cân đối giữa chất béo động vật và thực vật trong khẩu phần. Theo nhiều tác giả, chế độ ăn nên có 20 - 30% (1/3) tổng số lipid có từ thực vật. Về tỷ lệ giữa các acid béo, trong khẩu phần nên có 10% các acid béo chưa no có nhiều nối đôi, 30% acid béo no và 60% acid oleic. Nếu thay đổi hoàn toàn mỡ động vật bằng các dầu thực vật là không hợp lý vì các sản phẩm oxy hóa (perocid) của các acid béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể [8], [30]. 1.2.6. Rối loạn lipid máu và bệnh lý tim mạch Rối loạn lipid máu là tình trạng thay đổi bất thường một số thành phần lipid huyết tương của bệnh nhân. Rối loạn mỡ trong máu là tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể [1], [4], [10]. Trong huyết tương động vật có xương sống, chất lipid như cholesterol, triglycerid ... được vận chuyển trong máu dưới dạng các lipoprotein vì thế rối loạn lipid máu là nguy cơ hàng đầu của bệnh lý mạch máu. Có 99% tăng lipoprotein máu gây xơ vữa động mạch. Mỡ trong máu tồn tại dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid. Cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Chứng tỏ nếu thiếu cholesterol cũng nguy hiểm và thừa cholesterol cũng nguy hiểm. Cholesterol là thành phần 11 cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ngoài ra, gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa thức ăn [7], [27]. Cholesterol có 2 nguồn gốc - Từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng ... chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể. - Do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm. Chứng tỏ rằng, có nhiều người không ăn mỡ, trứng như những người ăn chay trường lâu năm hoặc những người ốm vẫn bị rối loạn trong máu. Sự rối loạn mỡ trong máu do việc rối loạn cholesterol ở gan. Cholesterol kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL - C) là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể, chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hình mãng xơ vữa động mạch. LDL là chất thường xuyên di chuyển trong máu, khi quá tải thì làm xơ vữa động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL (được ký hiệu là HDL-c) là dạng cholesterol có lợi cho cơ thể, chúng chống lại quá trình xơ vữa động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglycerid trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ [7], [15], [16], [27]. 1.2.7. Chẩn đoán rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng các thành phần lipid có hại cho cơ thể như cholesterol toàn phần LDL cholesterol, triglycerid và giảm thành phần lipid có lợi cho cơ thể HDL-c [ 7], [29]. Để xác định rối loạn lipid máu phải xét nghiệm bilan lipid máu. 12 Tăng mức cholesterol, hay đúng hơn, tăng LDL cholesterol (LDL-c) là nguyên nhân chính của xơ vữa làm nghẽn mạch vành tim dẫn đến chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chết đột tử và suy tim. 1.2.8. Phân loại rối loạn lipid máu Bảng 2: Đánh giá Bilan lipid theo ATP III (2001) [7]. Thành phần TC HDL LDL TG Nồng độ mg/dl(mmol/l) Đánh giá nguy cơ < 200mg/dl(5,2mmol/l) Tốt 200 - 239mg/dl(5,2 - 6,2mmol/l) Caơ giơí hạn ≥ 240mg/dl(6,2mmol/l) Cao < 40mg/dl(1mmol/l) Thấp > 60mg/dl( 1,6mmol/l) Cao < 100mg/dl(2,6mmol/l) Tối ưu 100 - 129mg/dl(2,6 - 3,4mmol/l) Gần tối ưu 130 - 159mg/dl(3,4 – 4,2mmol/l) Cao giới hạn 160 – 189mg/dl( 4,2 – 5mmol/l) Cao ≥ 190mg/dl( 5mmol/l) Rất cao < 150mg/dl(1,7mmol/l) Bình thường 150 – 199mg/dl(1,7 - 2,3mmol/l) Cao giới hạn 200 – 499mg/dl( 2,3 - 5,7mmol/l) Cao ≥ 500mg/dl(5,7mmol/l) Rất cao 1.3. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG RỐI LOẠN LIPID MÁU 1.3.1. Điều trị Những người bị bệnh RLLM cần áp dụng ngay việc điều trị không dùng thuốc, bao gồm hai điều cơ bản: - Kiêng cử trong ăn uống: giảm ăn mỡ bảo hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa ...) nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bảo hòa trong nhu cầu chất béo hàng ngày. Giảm ăn các chất có chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (não, bao tử, tim, gan ...). Riêng với lòng đỏ trứng gà tuy cũng 13 nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà có thể ăn 2-3 quả trứng một tuần. Đối với những người thừa cân thì cần thiết phải có chế độ ăn uống để giảm cân: nên ăn rau quả tươi, uống nước chè xanh, không uống bia rượu, không hút thuốc lá. Vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm tăng cholesterol xấu (LDL-c). [1], [7], [12], [23]. - Luyện tập thể dục thể thao: Cần có một chế độ luyện tập sao cho phù hợp với sức khỏe của mỗi người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30 - 45phút ở mức độ không gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập thể dục thể thao sẽ góp phần tăng tác dụng của việc ăn kiêng [7], [27], [30]. Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc đã được nêu trên từ 4 - 5 tháng mà vẫn không cải thiện được tình trạng RLLM, tức là cholesterol xấu (LDL-c) còn cao thì cần dùng thêm thuốc hạ mỡ trong máu [1], [7], [12], [23]. 1.3.2. Dự phòng - Dự phòng tiên phát rối loạn lipid máu [1], [7], [23]. Dự phòng RLLM cơ bản là thay đổi thói quen ăn uống bao gồm: + Tăng cường hoạt động thể lực + Giảm dùng mỡ bão hòa và cholesterol + Kiểm soát cân nặng, để giảm mức ở cholesterol trong nhân dân và giảm nguy cơ của bệnh mạch vành. - Dự phòng thứ phát rối loạn lipid máu: Dự phòng thứ phát này cần phải có 2 bước đó là: thay đổi thói quen ăn uống và điều trị thuốc. Vấn đề quan trọng nhất của thay đổi thói quen ăn uống là thành phần dinh dưỡng của tiết thực, chất dinh dưỡng khuyến cáo dùng như sau: + Mỡ bão hòa : < 7% của tổng calo + Tổng chất mỡ : 25 - 30% 14 + Chất xơ : 20 - 30g/ngày + Protein : 15% + Cholesterol : < 200mg/ngày Tổng calo cân bằng năng lượng vào và mất đi để duy trì cân nặng lý tưởng[1], [3], [7], [27]. 1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LIPID MÁU 1.4.1. Dinh dƣỡng và rối loạn lipid máu Xã hội càng tiến bộ, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sống của con người càng đi lên. Do vậy vấn đề dinh dưỡng lại được con người cần phải có thái độ đúng đắn đối với vấn đề ăn uống và hoạt động thể lực. Cần phải biết chế độ dinh dưỡng như thế nào và thức ăn gì phù hợp với mình[1], [23], [24], [28]. Dinh dưỡng cân bằng hợp lý giúp cho cơ thể phát triển một cách cân đối. Các chất dinh dưỡng này cơ thể không tự sản sinh ra mà cần phải được cung cấp từ bên ngoài. Tùy thuộc vào thói quen sống, tuổi tác và giới tính mức độ chuyển hóa dao động trong khoảng 1800-3000Kcal đối với nam giới và 1500-2500Kcal đối với nữ giới trong mỗi ngày mỗi người cần có lượng Kcal như vậy. Muốn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải tuân theo nguyên tắc ăn đủ các chất và có tỷ lệ cân đối giữa các chất [1], [7], [23], [27]. * Phân loại và nguồn gốc các chất dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng chủ yếu là glucid (chất bột, đường); protid (chất đạm: thịt, cá, đậu ...), lipid (chất béo: mỡ ...). Ngoài ra còn có nước, các vitamin và các chất khoáng, nhưng chỉ có glucid, lipid và protid là các chất cung cấp năng lượng cho cơ thể: 1gam glucid chứa 4kcal; 1gam protid cũng chứa 4kcal, nhưng 1gam lipid chứa 9kcal. Tức là 1gam mỡ cho kcal nhiều hơn 2 lần so với 1 gam tinh bột hay 1 gam đạm [27]. Lipid chứa nhiều năng lượng và đem lại cho cơ thể nhiều chất không thể thay thế được. Chất béo tham gia vào thành phần của các tế bào, các tổ chức mô, 15 tham gia vào nhiều chức năng sống quan trọng. Trong mỡ còn chứa nhiều vitamin A, E, K, D. Vì vậy, ngay cả khi cơ thể bị thừa cân cũng không được hoàn toàn không ăn mỡ. Nhu cầu về chất béo của cơ thể phụ thuộc vào tuổi, mức độ hoạt động thể lực, khẩu phần ăn của người trung niên không nên quá 5060gam chất béo, trong đó khoảng 30% có nguồn gốc từ thực vật. Tỷ lệ phần trăm năng lượng do chất béo cung cấp chiếm khoảng 20 - 25%. Chất béo được chia ra thành mỡ đơn và mỡ kép. Dạng phổ biến nhất của mỡ đơn là triglycerid. Triglycerid chiếm 95% trong khẩu phần mỡ hàng ngày và là dạng tích lũy của mỡ trong cơ thể. Triglycerid được cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho sự co cơ khi thực hiện bài tập thể dục. Cấu trúc cơ bản của triglycerid và acid béo. Acid béo gồm hai loại là acid béo không no và acid béo no [7], [27]. 1.4.2. Tập luyện và rối loạn lipid máu Tập luyện có tác dụng giảm béo. Tập luyện các bài tập rèn sức bền thường xuyên có hiệu quả giảm béo. Trong loại hình vận động này thì đi bộ nhanh là phương pháp tập luyện giảm béo hiệu quả nhất, vì năng lượng khi đi bộ nhanh, chủ yếu do quá trình phân hủy mỡ cung cấp (chiếm 60-80%) lượng mỡ thừa sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn. Đi bộ nhanh kết hợp với chế độ ăn uống hạn chế các thức ăn có chứa nhiều kalo như thịt mỡ, đường, bánh kẹo và cần tăng cường ăn rau, củ, quả, sẽ làm giảm cân nhanh. Quy trình luyện tập thường là đi bộ nhanh 5 - 7 buổi/tuần, mỗi buổi 40-60 phút trong 4 - 6 tháng, rồi sau đó dần dần chuyển sang tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ để tăng cường phát triển chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp [1], [7], [13], [23]. Tóm lại, biết phối hợp cân đối cả luyện tập đúng phương pháp và có thói quen ăn uống hợp lý làm giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid ngăn ngừa các bệnh tim mạch rất hiệu quả. 16 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng: Người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đang sinh sống tại phường Vĩnh Ninh và Trường An thành phố Huế. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2009. 2.2.2. Cỡ mẫu 2.2.2.1. Cỡ mẫu Được tính theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn như sau: Z 2 a p(1  p) n 1 2 d2 Trong đó: n: số đối tượng cần nghiên cứu : Mức ý nghĩa thống kê d = 0,05 (độ chính xác mong ước) Z/2: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với  được chọn. Ở đây chọn  = 5%, nên Z/2 tương ứng là 1,96 (khoảng tin cậy = 95%) P: tỷ lệ rối loạn lipid máu trong cộng đồng (35%). Do đó chọn p = 0,5 n 1,96 2  0,35  0,65  350 0,0025 Thêm 10% sai số làm tròn cỡ mẫu là 400 người 17 2.22.2. Cách chọn mẫu Tại mỗi phường chọn ngẫu nhiên 1 tổ, bốc thăm ngẫu nhiên một hộ gia đình theo danh sách hộ. Hộ tiếp theo là hộ kế cận gần nhất về phía bên phải. Chọn các thành viên từ 20 tuổi trở lên trong hộ đó có điều kiện trả lời phỏng vấn. Tiến hành điều tra hết hộ này đến hộ khác sao cho đủ cỡ mẫu là trên 200 / phường. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Mô tả đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới: Nam và nữ - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi được phân các nhóm như sau: 2039, 40-49, 50-59, > 59 tuổi. - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thói quen ăn uống hàng ngày. + Ăn nhiều mỡ động vật, chất béo + Ăn nhiều hoa quả, cá + Ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt + Không xác định 2.3.2. Khảo sát kiến thức và thói quen ăn uống có ảnh hƣởng đến rối loạn lipid máu 2.3.2.1. Kiến thức Đã nghe hay chưa nghe thông tin về RLLM trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, thầy thuốc và từ những người khác. Tỷ lệ người biết được nguy cơ do RLLM: nhận thức của người dân về RLLM có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. 18 - Tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM: biết được nguyên nhân RLLM chủ yếu là do thói quen ăn uống quá nhiều thức ăn động vật, ít vận động, ít tập thể dục, ngoài ra còn yếu tố di truyền và sử dụng một số thuốc. - Biết được các bệnh lý do RLLM gây ra: là các bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng dẫn đến tử vong như: bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, và một số bệnh lý liên quan như: béo phì, đái đường ... Chúng tôi tìm hiểu những người biết được ít nhất một bệnh lý trong các bệnh này. 2.3.2.2. Hành vi điều trị và dự phòng rối loạn lipid máu - Tỷ lệ người đã có đi xét nghiệm lipid máu: nghiên cứu những người đã đi xét nghiệm lipid máu từ 1 năm trở lại đây. - Tỷ lệ người biết có RLLM khi xét nghiệm lipid máu - Tỷ lệ người có điều trị bằng phương pháp thay đổi chế độ ăn, tập thể dục hoặc thuốc. - Thói quen ăn các nhóm thức ăn trong ngày: Thức ăn nhiều thịt mở chất béo, rau quả,cá hoặc tinh bột. - Thời gian vận động (đi bộ, vận động) cho công việc và tập thể dục trong ngày < 30 phút, 30 - 90 phút chiếm cao hơn 51,9%. vì do một phần tính chất công việc một phần do họ có ý thức phòng chống các bệnh tật nói chung nhưng về mặt ý nghĩa sâu xa cũng có tác dụng phòng chống RLLM mà ít người biết đến. 4.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI HÀNH VI XÉT NGHIỆM DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ 4.3.1. Mối liên hệ giữa sự hiểu biết nguyên nhân rối loạn lipid máu và thói quen sử dụng thức ăn trong ngày Đa số các bệnh có nguyên nhân và sự hiểu biết nguyên nhân, RLLM hầu như ngành y tế biết rõ hơn các ngành khác. Do đó khi điều tra vấn đề này đối với người dân thì tỷ lệ biết về gây nguyên nhân gây RLLM sử dụng thức ăn thịt mở, chất béo chiếm 19,5%, tỷ lệ không biết 40,9% (bảng 3.11). Chọn thức ăn hợp lý có giá trị để điều trị bệnh là công việc không đơn giản đòi hỏi người dân có biết về nguyên nhân RLLM thì mới có ý thức trong ăn uống. Quả thật, theo tôi thấy số người biết nguyên nhân RLLM có chế độ ăn nhiều thịt thấp hơn 19,5% so với ăn nhiều rau 65,2%. So sánh 2 nhóm đối tượng số người biết nguyên nhân ăn nhiều rau, cá chiếm tỷ lệ 65,2%, không biết nguyên nhân 32,1%. Đối với ăn nhiều thịt mở, chất béo ở nhóm đối tượng biết nguyên nhân thấp hơn so với đối tượng không biết. Biết nguyên nhân 19,5% và không biết nguyên nhân 40,9%. Ở đây có thể nói rằng, thói quen ăn của người dân rất quan trọng, số liệu điều tra cho thấy mức sống của người dân ở 2 phường Trường An và Vĩnh Ninh - TP Huế rất cao, hầu hết là cán bộ và công nhân có thu nhập ổn định nên phần nào chế độ ăn của họ vẫn thường ăn nhiều thịt. Qua điều tra phỏng vấn thì việc dự phòng về chế độ ăn uống của người dân có, nhưng mới thực hiện và bắt đầu 37 thực hiện khi họ biết kết quả xét nghiệm Bilan lipid và biết nguyên nhân gây RLLM và nguy cơ của RLLM [17],[21],[22], [28]. Thức ăn rau, trái cây, cá đối với nhóm người không biết nguyên nhân gây rối loạn lipid máu nhưng họ vẫn ăn nhiều, tuy chưa biết cách phòng bệnh nhưng thói quen vừa túi tiền, dễ ăn, dễ kiếm ở xung quanh nhà hoặc có thể tự nuôi trồng nên việc sử dụng nhiều rau, cá ở đối tượng không biết nguyên nhân là lẽ thường tình. Đây cũng là yếu tố dự phòng chủ động tự nhiên cho người dân. Với kết quả điều tra này, tôi thấy có mối liên hệ giữa sự hiểu biết nguyên nhân RLLM và thói quen sử dụng thức ăn p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. 4.3.2. Mối liên hệ giữa sự hiểu biết nguyên nhân rối loạn lipid máu và thói quen uống rƣợu trong ngày Cũng như vai trò của thức ăn, nước uống không kém phần quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Hiện nay thói quen uống bia chiếm đa số hơn uống rượu, một phần do điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, nên nhu cầu người tiêu dùng ngày một cao hơn. Hơn nữa sống ở thành phố bia, giá cả hợp lý nên phần nào tạo thuận lợi cho người dân uống bia nhiều hơn uống rượu[17], [21], [24], [28]. Qua số liệu thống kê (bảng 3.12) cho thấy: - Số người biết nguyên nhân: không uống rượu hay uống ≤ 50ml/ ngày chiếm cao 86,6%, số người uống > 50ml/ngày chiếm 13,4% - Số người không biết nguyên nhân: không uống rượu hay uống ≤ 50ml/ngày chiếm tỷ lệ cũng khá cao so với số người trong đối tượng điều tra là 78,1%, số người uống > 50ml/ngày chiếm 22,0%. Kết quả nhận thấy: Mối liên hệ giữa sự hiểu biết và thói quen uống rượu không có mối liên hệ với nhau ( p> 0,05) nên không có ý nghĩa thống kê. 4.3.3. Mối liên hệ giữa sự hiểu biết nguyên nhân rối loạn lipid máu và số ml bia uống trong ngày 38 Số liệu thống kê (bảng 3.13) cho thấy số người biết nguyên nhân mà vẫn uống bia từ mức vừa và nhiều từ > 500ml trở lên chiếm tỷ lệ 28,0%. đối tượng này gặp hầu hết là nam giới, còn số người biết không uống hoặc uống ≤ 500ml chiếm 72,0%. Đối với người không biết nguyên nhân không uống, uống ≤ 500ml chiếm tỷ lệ 53,2% và uống từ > 500ml tỷ lệ 46,8 %[17], [28]. Như vậy, để thấy rằng vấn đề thói quen uống bia khi biết nguyên nhân hậu quả của RLLM. Qua đó cho biết được hậu quả nguyên nhân và uống bia có mối liên hệ với nhau, (p < 0,05) có ý nghĩa thống kê 4.3.4. Mối liên hệ giữa sự hiểu biết nguyên nhân rối loạn lipid máu và thời gian hoạt động thể lực trung bình trong ngày Qua kết quả điều tra (bảng 3.14) số người hiểu biết về nguyên nhân gây ra RLLM chiếm tỷ lệ 40,9% nhóm đối tượng không biết nguyên nhân chiếm 59,1%, so với thời gian vận động trong 2 nhóm < 30' tỷ lệ khác nhau. Nhóm không biết chiếm tỷ lệ 38,4%, nhóm biết chiếm tỷ lệ 10,4% Tuy vậy mối liên hệ giữa các nhóm đối tượng có ý nghĩa thống kê, ở nhóm vận động ≥ 30’ trong ngày tỷ lệ người biết chiếm cao hơn 89,6% so với 33,8% của nhóm người không biết nguyên nhân. Ở đây theo tôi, những người cán bộ và công nhân thường xuyên hoạt động thể lực trong ngày ≥ 30' là vì ngoài công việc làm, còn có thêm tập luyện thể dục thể thao bằng phương pháp đi bộ là chủ yếu, đối tượng này chiếm nhiều ở công nhân và cán bộ có nghề nghiệp ổn định [17], [24],[28]. Do vậy thời gian hoạt động thể lực ≥ 30' của 2 nhóm đối tượng biết nguyên nhân và không biết nguyên nhân có sự chênh lệch rõ đặc biệt là tập trung ở nhóm biết nguyên nhân tuy không biết để dự phòng nhưng do tính chất công việc nghề nghiệp và thói quen đi bộ của họ cũng đã phần nào chủ động tự nhiên ảnh hưởng đến tác động tốt cho vấn đề phòng bệnh RLLM. Mối liên hệ biết nguyên nhân và thời gian hoạt động thể lực có ý nghĩa thống kê( p 50 ml/ngày chiếm 18,4%; - Không uống bia chiếm 43,4%; Uống ≤500ml/ngày chiếm 17,5%; uống >500ml/ngày chiếm 39,1%; - Tỷ lệ người có thời gian hoạt động thể lực < 30'/ ngày chiếm 26,9%; tỷ lệ người có thời gian vận động ≥30'/ngày chiếm 73,1% 2. Mối liên hệ giữa kiến thức rối loạn lipid máu với hành vi xét nghiệm và dự phòng điều trị Có mối liên hệ giữa sự hiểu biết về nguyên nhân gây ra RLLM với thói quen sử dụng thức ăn thói quen tập thể dục và thời gian hoạt động thể lực trung 40 bình trong ngày, số ml bia uống trong ngày (p < 0,05), Không có mối liên hệ giữa những người biết nguyên nhân rối loạn lipid máu và số lượng rượu uống trung bình trong ngày ( p > 0,05) Có mối liên hệ giữa sự hiểu biết về nguy cơ do rối loạn lipid máu với tỷ lệ tự đi xét nghiệm lipid máu và điều trị khi có rối loạn lipid máu (p< 0,05) 41 KIẾN NGHỊ Thông qua nghiên cứu của mình, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: - Nên có sự quan tâm của ngành y tế và xã hội về rối loạn lipid máu. - Truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng nâng cao kiến thức, nhận thức và thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ bằng cách hướng dẫn cho người dân có thói quen ăn, uống dinh dưỡng hợp lý, có chế độ vận động thể lực phù hợp nhằm dự phòng được về các yếu tố thuận lợi gây ra do chế độ ăn uống, tập luyện làm giảm tình trạng rối loạn lipid máu và các bệnh lý khác có liên quan. Tư vấn và xây dựng chế độ ăn hợp l‎í cho những đối tượng có nguy cơ cao. Phòng bệnh hiệu quả cần phải thay đổi nếp sống thói quen và sinh hoạt bằng cách đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao kiến thức cho mọi người.  42 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Hải Anh ((2008), “Rối loạn lipid máu và điều trị”, http://suckhoedoisong.vn 2. Lê văn Bàng (2003), “Béo phì và tăng Huyết áp”, Tạp chí “ Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá”, số 7, tr. 27-35. 3. Hồ Anh Bình, Huỳnh Văn Minh( 2004), “Đánh giá tổn thương mạch vành qua chụp mạch và sự tương quan với rối loạn lipid ở bệnh nhân suy vành”, Kỷ yếu các đề tài khoa học, Đại hội tim mạch học quốc gia Việt nam lần thứ -X, số 37, tr. 119 - 126. 4. Nguyễn Đức Công, Lê Gia Vinh, Nguyễn Cảnh Toàn, Hồ Thế Cường, Nguyễn Dương Diệp, Phạm Trần Anh Khoa, Đỗ Thị Lệ Quyên(2005), “ Nghiên cứu mối liên quan giữa lipid máu và HA ở bệnh nhân tăng HA nguyên phát”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu tim mạch, Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ- II, tr. 524 - 528. 5. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông(2009) “ Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá trên các đối tượng béo phì so sánh hai định nghĩa”, Y Học thực hành Báo cáo khoa học, Hội nghị nội tiết và ĐTĐ Việt Nam lần thứ -V, số 673-674, tr. 100-103. 6. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hà Nguyễn Phương Anh(2004), “Tìm hiểu rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh kèm Tăng HA”, Kỷ yếu các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ II, tr. 606 - 612. 43 7. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thuỷ(2008), “Giáo trình sau Đại Học chuyên ngành Nội Tiết và Chuyển Hoá”, Bộ môn Nội Trường Đại Học Y Dược Huế, tr. 246 - 303. 8. Nguyễn Đào Dũng(2004), Khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Tăng HA nguyên phát”, Kỷ yếu các đề tài khoa học , Đại hội tim mạch học quốc gia lần thứ X, số 34, tr. 39 - 47. 9. Trần Đình Đạt(2002) “ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh”, Luận văn Thạc sỹ Y học ,Huế. 10.Châu Minh Đức, Phạm Thị Mai, Đặng Văn Phước(2006) “Rối loạn chuyển hoá lipid và lipoprotein huyết trên bệnh nhân có bệnh l‎í tim mạch và người bình thường”, Y học thực hành, số 1, tr. 55 - 58. 11.Tô Văn Hải, Phạm Tuyết Trinh, Nguyễn Kim Dung(2009), “ Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Tăng HA điều trị nội trú tại Bệnh Viện Thanh Nhàn”, Y học thực hành, báo cáo khoa học, Hội nghị nội tiết và ĐTĐ Việt Nam lần V, Số 673-674, tr. 108 - 115. 12.Vũ Việt Hằng, Phạm Thúc Hạnh(2006), “ Nghiên cứu theo dõi điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của thuốc cốm GCL”, Tạp chí Y học thực hành, số 4, tr. 13 -16. 13.Phạm Thị Liên Hoa, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Thị Diễm Chi, Nguyễn Tấn Viên (2006), “ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở trẻ thừa cân béo phì từ 6-15 tuổi của một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại Thành Phố Huế”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Y tế Thừa Thiên Huế, số 536, tr. 98 - 102. 14.Phạm Vũ Khánh(2005), “ Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh các chỉ số lipid máu của bài thuốc TT2 trên bệnh nhân Tăng HA có rối loạn lipid máu thể đàm trệ”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr. 11- 13. 44 15.Phan Đồng Bảo Linh, Nguyễn Cửu Lợi, Huỳnh Văn Mimh(2007), “ Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Tăng HA có tổn thương động mạch vành”, Y học thực hành, số 568, tr. 227- 234. 16.Trương Khánh Ly, Trần Văn Huy(2003), Tìm hiểu sự liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng HA”, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần II, tr. 56- 60. 17.Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc, Hoàng Anh Tiến, Nguyễn Minh Tâm, Võ Văn Thắng, Hoàng Thị Thu Hương, Phạm Văn Lình, Nguyễn Dung, Lê Thanh Hải, Lê Nhân(2008), “ Kết quả nghiên cứu rối loạn lipid máu của nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin Y Dược học, số1, tr. 86- 98. 18.Lê Thị Hồng Nga, Trương Văn Trị, Nguyễn Đức Công(2008), “ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở cán bộ Công an có Tăng HA nguyên phát”, Y học thực hành, số 4, tr. 52- 56. 19.Phạm Hữu Tài (2008), “ Nghiên cứu Bilan lipid ở người cao tuổi bị hội chứng động mạch vành cấp”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Huế. 20.Nguyễn Thị Bạch Tuyết(2005), “Nghiên cứu mối tương quan giữa cân nặng BMI và HA với tỷ lệ tăng lipid máu ở cán bộ khám sức khoẻ tại khu vực Hà Đông năm 2004”, Y học thực hành, số 501, tr. 44- 46. 21.Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Phúc Thu Trang(2008), “ Rối loạn lipid máu ở người lớn tại thành phố Huế”, Kỷ yếu các đề tài khoa học, Hội nghị ĐTĐ, nội tiết và rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ VI, số 616- 617, tr. 637- 642. 22.Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Phúc Thu Trang(2009), “ Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người lớn tại Thành phố Huế”, Y học thực hành, Báo cáo khoa học, Hội nghị nội tiết và ĐTĐ Việt Nam lần V, số 673- 674, tr. 81- 85. 45 23.Tạp chí Hoạt Động Khoa Học(2007), “ Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân và cách phòng ngừa”, Cơ quan ngôn luận, ly‎ luận của bộ khoa học và công nghệ ( Sức khoẻ đời sống). 24.Nguyễn Thị Diệu Thanh(2008), “ Nghiên cứu rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở cán bộ công chức Thành phố Huế”, Luận án chuyên khoa cấp II, Huế. 25.Ngọ Xuân Thành(2000), “ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Trung Ương Huế”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Huế. 26.Nguyễn Hải Thuỷ(2009), “ Cập nhật cơ chế bệnh sinh rối loạn lipid máu trong ĐTĐ”, Y học thực hành, Báo cáo khoa học, Hội nghị nội tiết ĐTĐ Việt nam lần thứ V, số 673- 674, tr. 24- 30. 27.Giáo Trình - Block 20(2002), “Sức Khoẻ Môi Trường và Dinh Dưỡng”, Bộ giáo Dục đào tạo, Trường Đại Học Y Khoa Huế, tr. 156- 183. 28.Đoàn Phước Thuộc, Phạm văn Lình(2009), “Mối liên hệ giữa thói quen sống và rối loạn lipid máu ở người trưởng thành Thành phố Huế”, Y học thực hành, Hội nghị khoa học sau đại học, số 648+649, tr. 123-131. 29. Đoàn Phứơc Thuộc, Huỳnh Văn Minh, Hoàng Anh Tiến, Nguyễn Minh Tâm(2008), “ Mối liên quan giữa nồng độ các thành tố lipid máu và mức độ nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới tại Thừa Thiên Huế”, Y học thực hành Kỷ yếu các đề tài khoa học, Hội nghị đái tháo đường nội tiết và rối loạn chuỷên hoá miền trung lần thứ VI, số 616 + 617, tr. 534-541. 30.Nguyễn Xuân Trường, Hà Hoàng Kiệm(2007), “ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận mạn”, Tạp chí nội tiết và rối loạn chuyển hoá, Số 15- 16, tr. 29- 37. 31.Đỗ Đình Xuân, Nguyễn Thị Loan, Trần Văn Long(2009), “ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn lipid máu ở người trên 40 46 tuổi tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ”, Tạp chí Y Dược học Quân Sự, số 0748, tr. 81- 86. 32.Doãn Thị Từơng Vy, Phạm Quang(2004), “ Rối loạn lipid máu và Tăng HA ở người thừa cân”, Kỷ yếu các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần II, tr. 660- 665. PHỤ LỤC 47 DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA Mã số HỌ VÀ TÊN TUỔI GIỚI PHƢỜNG 1056 1118 1119 1120 1121 1122 1123 1124 1125 1126 1127 1128 1129 1130 1132 1133 1134 1135 1136 1137 1138 1139 1140 1141 1142 1143 1144 1145 1146 1147 1148 1149 1150 1151 1152 1153 1154 1155 1156 1157 1158 1159 Trần Thị L Lê Thị B Hoàng Thị Phương D Nguyễn Thị L Trần Thị T Nguyễn Thị Th Lưu Thị K Trần Thị D Hoàng Công D Nguyễn Thị Diệu H Đặng Viết Th Trần Thị H Nguyễn Đăng H Vũ Thị Hồng H Hoàng Thị L Nguyễn Thị H Tôn Nữ Thị Ph Phạm H Dương Quang S Dương Thị Thủy Tr Tôn Nữ Ngọc B Mai Văn B Lương Thị A Phan Thị H Nguyễn T L‎y Thị V Lê Thị Xuân H Nguyễn Thi Song Kh Thaí Thị T Nguyễn Thị Th Trần Thị Minh D Nguyễn Thị C Nguyễn Thị Bích Ng Lê Thị Huyền Tr Trịnh Công D Mai Thị O Mai Thị Hương L Nguyễn Thị Bích H Võ Hữu Ng Nguyễn Thị V Nguyễn D Nguyễn Thị Kim C 52 55 71 60 60 65 67 65 61 39 56 42 53 58 66 40 51 48 54 24 63 57 67 59 42 83 63 45 62 87 73 58 57 54 52 46 30 72 26 25 43 52 Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh 48 1160 1161 1162 1163 1164 1165 1166 1167 1168 1169 1170 1171 1172 1173 1174 1175 1176 1177 1178 1179 1180 1181 1182 1183 1184 1186 1187 1188 1189 1190 1191 1192 1193 1194 1195 1196 1197 1198 1199 1200 1201 1202 1203 1204 1205 1206 1207 Nguyễn Thị T Nguyễn Thi Ng Lê Thanh X Nguyễn Thị M Nguyễn Thị Kim Y Buì Thị L Phạm Thị Ng Phan H Hoàng Thị S Nguyễn Thị H Hoàng Thị L Phan D Hoàng Thị C Phan Thị T Nguyễn C Trần Thị Ph Tống Thị Hồng H Nguyễn Thị Ph Trương Thị Ngọc L Trần Thị Thanh B Phan Thị T Đào Thị Hồng Th Trần Đức Th Hoàng Thị Minh Kh Trương Thị Minh Ng Trần Thị L Lê Nhật C Mai Thị M Dương Thị Kim L Tôn Nữ Thị S Tôn Nữ Thị V Lã Thị Nguyệt M Trương Thị V Lê Thị H Võ đặng Mỹ H Cao Thị Tr Trần Chí S Hoàng Thị Th Hoàng Thị H Đặng Thị D Lê Thị T Hồ Thị B Phạm Liên M Lê Thị Y Nguyễn Thị H Ngô Phụng Nguyễn Thị Thanh L 60 44 79 32 48 49 70 67 48 69 75 64 39 50 82 63 51 47 47 53 48 58 72 62 40 48 25 70 75 70 62 70 70 48 40 64 45 69 59 52 52 50 31 77 52 46 36 Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An 49 1208 1209 1210 1212 1213 1214 1215 1216 1217 1218 1219 1220 1221 1222 1223 1224 1225 1226 1227 1228 1229 1231 1232 1233 1234 1235 1236 1237 1238 1239 1240 1241 1242 1243 1244 1245 1246 1247 1248 1249 1250 1251 1252 1253 1254 1255 1256 Trần Thị Qùynh H Lê Trần Nhật M Trần Thị B Tạ Thị Bích L Nguyễn Thị C Nguyễn Thị Nh Hùynh Thị Ngọc N Lê Thị T Trần Xuân L Nguyễn Ngọc L Trần Thị Xuân H Võ Thị L Lê Văn L Nguyễn Thị Th Trần Thị T Bạch Nữ Ngọc Ch Trần Thị L Võ Thị Ng Võ Thị H Nguyễn Hoàng Phương Tr Hùynh Thị Lê C Ngô C Trần Quốc H Lê Thị T Hà Thị H Nguyễn Thị Lan H Lê Thị Bích Nh Trịnh Ngọc B Ngô Ng Nguyễn Thị T Nguyễn Thị Qùynh Nh Trần T Hồ Cửu A Hoàng Viết H Nguyễn Khoa Diệu H Nguyễn Thị Thu H Nguyễn Phương M Nguyễn Minh H Nguyễn Thị Kh Đỗ Ng Trần Thị Thúy Y Lê Thị B Nguyễn Thị T Nhâm Thị T Nguyễn Văn T Trần Nguyễn L Nguyễn Viết Ph 40 15 66 62 59 51 39 55 52 72 22 70 35 37 45 29 52 46 47 18 48 70 45 34 27 41 51 50 36 27 23 46 50 25 25 27 49 46 42 56 27 48 27 53 46 54 29 Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh 50 1257 1258 1259 1260 1261 1262 1263 1264 1265 1266 1267 1268 1269 1270 1271 1272 1273 1274 1275 1472 1494 1495 1509 1522 1523 1524 1525 1526 1527 1528 1529 1530 1531 1532 1533 1535 1536 1537 1538 1540 1543 1544 1546 1547 1548 1552 1553 Bùi Xuân Q Nguyễn Đình H Trịnh Ngọc H Ngô T Nguyễn Đức Ph Hồ Thị Thu T Phan Tr Văn Đức H Ngô Tr Lê Văn Tr Châu Văn Ng Võ Tạ H Nguyễn Thị Th Trần Nguyễn T Trần Ngọc T Dương Quốc T Nguyễn Văn Q Nguyễn H Trịnh Thị H Trần Ngọc H * Lê Thị T * Nguyễn Thị Duy L * Nguyễn Thị H G* Nguyễn Minh T Nguyễn Xuân Ng Nguyễn Văn T Phạm Đình Nh Nguyễn Thị H Nguyễn Thanh C Hồ Thị H Lê Văn V Nguyễn Trọng H Đặng Sinh L Trần Thị Bích N Trần Thị Liên C Trần Thanh T Trần Thanh T (A) Hồ Viết B Lê Văn Tr Trần Kiếm H Trần Thị Ngọc H Trần Văn Q Hoàng Lê D Lê Hữu N Đặng M Lê Quang D Trần V 40 28 29 27 31 23 30 42 54 46 31 27 58 23 52 40 37 47 46 45 30 29 32 30 37 46 55 51 55 46 47 43 53 35 25 48 49 59 45 51 45 36 52 29 56 50 44 Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An 51 1555 1557 1558 1561 1563 1564 1565 1566 1568 1569 1570 1571 1576 1577 1578 1580 1585 1586 1587 1588 1595 1596 1597 1598 1599 1602 1603 1604 1606 1607 1608 1609 1611 1612 1613 1614 1615 1616 1617 1618 1619 1620 1621 1622 1624 1625 1626 Hoàng Trọng D Trần Đình L Trương Thị Qùynh V Nguyễn Thị C Nguyễn Ngọc Thanh N Trần Thị P Văn Thị T Nguyễn Thị T Phạm Thị N Nguyễn Đức Ch Lê Haỉ T Võ Phú Q Hồ Hữu T Đặng Thị Thanh T Nguyễn Thị Lệ H Lê Thị Thu Tr Đinh Phú H Nguyễn Thị Thu H Lê Anh D Cao Huy T Lê Thị L Thân Thị H Nguyễn Thị Hồng Ng Trần Thị Thanh H Đỗ Thị Bích Ph Tống Phước D Trương Đình Ph Trần Xuân B Hồ Thị Diệu L Tôn Nữ Thu Tr Nguyễn Thi T Mã Văn D Võ Văn L Lương Văn L Đặng Minh T Ngô Văn T Lê Văn V Nguyễn Chí D Nguyễn Đăng N Nguyễn Thị Minh M Nguyễn Hữu H Lê Đình Thaí Đặng Thị Phương D Hùynh Như H Lê Bá Tr Đinh Công Kh Đỗ Thu H 59 57 42 36 26 37 33 36 50 47 36 34 43 29 42 27 49 40 46 39 53 31 27 49 44 45 45 46 33 50 37 55 54 46 32 47 47 44 26 49 57 45 47 27 38 53 45 Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh 52 1627 1628 1629 1630 1631 1632 1634 1635 1639 1640 1642 1643 1645 1648 1649 1651 1652 1654 1655 1656 1658 1659 1660 1662 1663 1664 1665 1667 1670 1671 1672 1673 1674 1675 1676 1677 1678 1679 1680 1681 1682 1683 1684 1685 1686 1687 1688 Châu Thị S Dương Thị L Trần Thị T Võ Thị H Hoàng Xuân D Trần Thị Kiều D Trịnh Văn B Trần Thị Diệu T Nguyễn Văn D Nguyễn Thị Kim A Nguyễn Trung T Lê Chí H Nguyễn Thanh T Huỳnh T Hồ Hữu V Võ Tiến D Phạm Tấn T Trần Công D Phan Thị Thanh H Nguyễn Thị L Nguyễn Duy S Ngô Viết Kh Hồ Hữu Ph Trương Văn Th Bùi Quang L Võ Văn H Nguyễn Thị Tuyết H Nguyễn Duy T Nguyễn Đức U Đặng Văn T Dương Thị Hà D Lê Cảnh V Lê Thị L Võ Thị Thanh H Nguyễn Thị Ngọc H Ngô Thị S Nguyễn Thị N Võ Thị T Lê Thị N Ngô Thị Hoa D Đòan Chí T Phan Thị L Trần Thị Anh T Lê Thị T Phạm Thị Tây Th Nguyễn Văn V Thân Nguyễn D 46 44 46 50 54 49 36 44 34 45 50 48 43 54 46 50 46 54 48 47 47 43 41 46 52 49 46 41 48 43 37 50 49 47 50 53 54 46 49 34 50 54 53 53 59 56 52 Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh 53 1689 1691 1693 1694 1695 1696 1697 1698 1699 1700 1701 1702 1703 1704 1705 1706 1708 1709 1710 1712 1713 1715 1716 1717 1719 1720 1721 1722 1723 1724 1725 1726 1727 1728 1729 1730 1731 1732 1733 1735 1736 1757 1758 1759 1760 1762 1763 Lê Khắc T Lê Văn T Trần T Trần Thị Th Nguyễn Đức Ph Nguyễn Văn Kh Nguyễn Thị A Trương Tất Ch Phạm Thái Q Nguyễn Văn Ph Lê Hưng S Phan Thị N Nguyễn Văn T Ngô Thanh Kh Trần Duy H Võ Quang T Lê Xuân N Nguyễn Thị Ngọc S Nguyễn Thị T Nguyễn Thanh X Hồ Thị L Phạm Thị Kiều D Trần Thị Thanh V Nguyễn Thị Thanh H Nguyễn Văn T Hà Thi Diệu A Trần Anh T Võ Th Ngô Viết T Nguyễn Hữu T Nguyễn Xuân T Đào Xuân T Hoàng Quốc T Võ Văn P Lê Minh H Nguyễn Khánh D Trương Thị Bích N Ngô Thanh Ph Lê Thanh G Hồ Đăng Ph Trương Tuấn H Nguyễn Thị Thu H Nguyễn Văn H Nguyễn H Hồ Văn T Đặng Ngọc T Lê Quang Ph 38 38 57 50 60 54 53 35 50 49 45 45 50 47 41 49 48 46 47 50 54 32 29 43 31 52 50 43 50 50 57 53 57 52 46 50 48 37 48 49 42 35 34 51 59 47 37 Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh 54 1764 1771 1772 1773 1774 1775 1776 1779 1780 1782 1783 1787 1788 1790 1792 1793 1794 1795 1796 1797 1798 1802 1803 1805 1806 1809 1811 1812 1813 1815 1816 1817 1818 1819 1820 1821 1822 1823 1824 1828 1834 1836 1837 1838 1839 1840 1841 Nguyễn Trọng Ng Lê Thị Ng Tô Ng Tưởng Như L Nguyễn Hữu N Trần Quang Ng Hồ Đắc T Hồ Văn A Nguyễn Thị Kim Th Nguyễn Anh V Cao Hưng Ph Nguyễn Viết D Nguyễn Định Ph Nguyễn Thị Q Trương Đắc L Hoàng T Nguyễn T Mai Đinh D Hà Văn H Phan Tr Nguyễn Minh H Nguyễn Minh H Phan T Trần Tiến D Tống Văn Kh Đặng Thị Phương H Đòan Sĩ S Trần Hữu A Lê Thị Thanh T Lê Thị G Nguyễn Thị Phương Th Dương Thị H Võ Thị T Hoàng Thị T Phan Thị D Pham Thị M Tăng Thị L Nguyễn Thanh L Nguyễn T Trần Quang Tr Lâm Thanh M Hoàng Thị T Vũ Đức T Nguyễn Thị H Nguyễn Thị T Hồ Đắc Anh V Hồ Thị Kh 31 48 51 33 41 46 56 52 39 38 46 39 45 36 37 48 45 39 43 33 44 44 33 39 42 46 49 39 44 35 40 48 48 39 48 54 49 53 48 48 38 43 48 50 37 30 52 Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An 55 1842 1844 1846 1848 1850 1852 1856 1857 1858 1859 1860 1861 1864 1865 1866 1867 1868 1869 1870 1871 1872 1873 1874 1875 1884 1885 1886 1887 1888 1889 Phạm Văn Q Đinh Như T Trần Thị L Hồ Đắc Thế A Hoàng Trọng H Trần Thị Kim T Nguyễn Văn M Võ Thị L Nguyễn Thị N Trương Thị Ngọc L Ngô Văn M Phan Văn T Võ T Dương Thi L Lê Thi Th Đỗ Thi Thanh V Trần Thi T Nguyễn Thị L Tôn Nữ Thị T Dương Thi Kim H Đỗ Văn T Trần Anh S Võ D Nguyễn Hữu H Nguyễn Đăng H Lê Văn T Lê Q Trần Thi Minh T Hoàng Thi Bích V Lê Thị Vân A XÁC NHẬN 47 49 30 38 46 33 41 41 53 42 38 38 38 47 42 54 39 51 53 47 56 44 34 51 45 36 55 48 45 29 Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Trường An Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh SINH VIÊN [...]... có thói quen ăn uống hợp lý làm giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid ngăn ngừa các bệnh tim mạch rất hiệu quả 16 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng: Người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đang sinh sống tại phường Vĩnh Ninh và Trường An thành phố Huế 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện... đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nhận xét: Số người lao động chân tay chiếm 34,4%, cán bộ chiếm cao nhất 50,6%.Số người buôn bán lẽ khác chiếm 2,5% Hưu trí, ở nhà chiếm 12,5% 3.2 NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI XÉT NGHIỆM, ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU, THÓI QUEN SỐNG 3.2.1 Nghiên cứu kiến thức rối loạn lipid máu 3.2.1.1 Nghe thông tin về rối loạn lipid máu Bảng 3.2 Nghe thông tin... tăng huyết áp, và một số bệnh lý liên quan như: béo phì, đái đường Chúng tôi tìm hiểu những người biết được ít nhất một bệnh lý trong các bệnh này 2.3.2.2 Hành vi điều trị và dự phòng rối loạn lipid máu - Tỷ lệ người đã có đi xét nghiệm lipid máu: nghiên cứu những người đã đi xét nghiệm lipid máu từ 1 năm trở lại đây - Tỷ lệ người biết có RLLM khi xét nghiệm lipid máu - Tỷ lệ người có điều trị bằng phương... nguy cơ RLLM có điều trị chiếm 33,3% 31 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1 Về giới Trong quá trình điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị hộ gia đình và đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người từ 20 tuổi trở lên đủ mọi thành phần sinh sống tại phường Vĩnh Ninh và phường Trường An thành phố Huế Do đặc điểm chung của người dân 2 phường thuộc thành phố đa phần... hỏi điều tra được thiết kế sẵn - Đến tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng - Tham khảo kết quả xét nghiệm 2.6 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU - Bằng chương trình Epi 6.0 và thống kê y tế thông thường - Đánh giá mối liên hệ giữa các biến bằng giá trị p với mức  = 0,05 20 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở 401 người. .. không có vi c làm chiếm 12,5% [24], [29] Vậy đối với nhóm người hoạt động nhiều chiếm phần đông trong tổng số đối tượng mà chúng tôi đã điều tra thì đây là một vấn đề cho thấy RLLM liên quan đến vấn đề hoạt động thể chất, có tác dụng cho vi c điều trị và dự phòng tốt về RLLM cần phải chú trọng 4.2 TÌM HIÊỦ VỀ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI DỰ PHÒNG ,THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU 4.2.1... thuốc hạ mỡ trong máu [1], [7], [12], [23] 1.3.2 Dự phòng - Dự phòng tiên phát rối loạn lipid máu [1], [7], [23] Dự phòng RLLM cơ bản là thay đổi thói quen ăn uống bao gồm: + Tăng cường hoạt động thể lực + Giảm dùng mỡ bão hòa và cholesterol + Kiểm soát cân nặng, để giảm mức ở cholesterol trong nhân dân và giảm nguy cơ của bệnh mạch vành - Dự phòng thứ phát rối loạn lipid máu: Dự phòng thứ phát này... đoán rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng các thành phần lipid có hại cho cơ thể như cholesterol toàn phần LDL cholesterol, triglycerid và giảm thành phần lipid có lợi cho cơ thể HDL-c [ 7], [29] Để xác định rối loạn lipid máu phải xét nghiệm bilan lipid máu 12 Tăng mức cholesterol, hay đúng hơn, tăng LDL cholesterol (LDL-c) là nguyên nhân chính của xơ vữa làm nghẽn mạch vành tim... vữa động mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim [1], [14] Trong vi c điều tra này của chúng tôi có 54 người RLLM nhưng chỉ có 19 người có điều trị chiếm 35,2%, không biết điều trị gồm 35 người chiếm 64,8% (bảng 3.5) Trong tổng số 19 người biết có RLLM thì có điều trị 8 người (biết phối hợp: giảm chế độ ăn, tập đi bộ, và kết hợp thuốc chiếm 42,1%) còn 11 người không điều trị chiếm 57,9%( bảng 3.6) Sở dĩ... vi c một phần do họ có ý thức phòng chống các bệnh tật nói chung nhưng về mặt ý nghĩa sâu xa cũng có tác dụng phòng chống RLLM mà ít người biết đến 4.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI HÀNH VI XÉT NGHIỆM DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ 4.3.1 Mối liên hệ giữa sự hiểu biết nguyên nhân rối loạn lipid máu và thói quen sử dụng thức ăn trong ngày Đa số các bệnh có nguyên nhân và sự hiểu biết nguyên nhân, ... Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường. .. Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh. .. Trường An Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường An Vĩnh Ninh Trường An Trường An Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh Trường

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w