1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIVAIDS và một số bệnh lây theo đường tình dục của học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố hải phòng

103 573 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 14,67 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TE CONG CONG | BAO CAO DE TAI CAP CO SO NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ BỆNH LÂY THEO ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TR

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH

VI LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ

BỆNH LÂY THEO DUONG TINH DUC CUA

HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HOC PHO

THONG THANH PHO HAI PHONG

Chủ nhiệm đề tài: TS KHƯƠNG VĂN DUY

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐHYTCC

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TE CONG CONG |

BAO CAO DE TAI CAP CO SO

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI

LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ BỆNH

LÂY THEO ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH Ở

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chủ nhiệm đề tài: TS KHUONG VAN DUY

Cấp quản lý: Trường ĐHYTCC

Mã số đề tài:

Thời gian thực hiện: từ tháng 11/ 2005 đến tháng 2/ 2006

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 160.000.000 đồng

HÀ NỘI - 2006

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG |

BAO CAO DE TAI CAP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ BỆNH LÂY THEO ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH Ở

CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chủ nhiệm đề tài: TS KHUONG VAN DUY

Cơ quan chủ trì dé tai: Trường ĐHYTCC

Co quan quan ly dé tai: Trường ĐHYTCC Thư ký đề tài: BS CHU KHẮC TÂN

Trang 4

AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome

(Hội chứng suy giảm miễn địch mắc phải)

GMD Gai mai dam

HIV Human Immunodeficiency Virus

(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)

HS Học sinh

QHTD Quan hệ tình dục

SAVY Survey Assessement of Vietnamese Youth

(Điều tra đánh giá thanh niên Việt Nam)

SD Sử dụng

SKSS Sức khỏe sinh sản

STDs Sexual Transmission Diseases

(Bệnh lây theo đường tình dục)

UNAIDS United Nation Program on AIDS

(Chương trình phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc) VGVR Viêm gan vi rút 3

VS Vé sinh

WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

Trang 5

Danh mục chữ viết tắt

Tóm tắt đề tài

Đặt vấn đề

Chương 1 Tổng quan

1.1, Tình hình nghiên cứuHIV/AIDS trên thế giới

1.2 Tình hình nghiên cứu HIV/AIDS ở Việt Nam

1.3 Các hành vi lây nhiễm HIV/AIDS trong thanh thiếu niên

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu định lượng,

2.2.2 Nghiên cứu định tính

2.3 Điều tra viên và giám sát viên

2.4 Đạo đức trong nghiên cứu

2.5 Thời gian nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.2 Kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIDS và các STDs

3.2.1 Kiến thức và thái độ

3.2.2 Hành vi tình dục

3.2.3 Nhận thức về nguy cơ

3.2.4 Tình trạng sức khỏe và các nguồn cung cấp thông tin

3.3 Tài liệu và nội dung giảng dạy về phòng chống HIV

Trang 6

4.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.2 Kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIDS và STDs

4.3 Tài liệu và nội dung dạy về phòng chống HIV

4.4 Những điểm hạn chế của dé tài

Kết luận

Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phu luc

Phụ lục 1 Hướng dẫn phỏng vấn sâu giáo viên

Phụlục2 Phiếu điều tra

Phụ lục 3 Một số kết quả nghiên cứu

Trang 7

Ở nước ta đang đứng trước nguy cơ bùng nổ đại dịch HIV/AIDS và tỷ lệ

nhiễm HIV/AIDS đang có xu hướng trẻ hoá, tỷ lệ nhiễm ở lứa tuổi 20 - 29 tang tir

15% từ năm 1993 lên đến 62% vào cuối năm 2002 Trong tháng 9/2005 cả nước đã phát hiện được 1.422 người nhiễm HIV, 255 người chuyển sang AIDS va 195 người chết So với tháng 8/2005, tăng 41% (417 người) về số người nhiễm HIV, tăng 86%

về số bệnh nhân AIDS và tăng 388% (115) về số người chết Tính đến ,giữa tháng 9

năm 2005 đã có 99.736 người nhiễm HIV; trong đó số người chuyển sang AIDS 14 16.265 người; tử vong 9.338 người

Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, Có sự: giao lưu với các tàu thuyền từ nước ngoài vào và theo niên giám thống kê năm 2004 [3]Ì tính dén 31 tháng 12 năm 2004 số người nhiễm HIV cộng đồn ở Hải Phòng là 6.534 người, số người nhiễm HIV chuyển thành AIDS là 1.015 người và số chết tích luỹ đo AIDS là

342 người Hải phòng cũng là một thành phố trọng điểm có nhiều tổ chức hỗ trợ

chương trình phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng mới có một số nghiên cứu tập trung ở những đối tượng có nguy cơ cao, nhưng những nghiên cứu đối với hoc sinh, sinh viên đặc biệt là học sinh trung học phổ thông về kiến thức, thái độ và hành vi,

từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi cho học sinh

ở các trường trung học trong phòng chống HIV/AIDS, với các mục tiêu cụ thể là: (1) Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về HIVIAIDS và các bệnh láy qua đường tình dục của học sinh ở các trường trung học phổ thông ở thành phố

Hải Phòng, năm 2005; (2) Mô tả thực trạng giáo viên, tài liệu và nội dung giảng

đạy về phòng chống HIV/AIDS cho các đối tượng học sinh trung học phổ thông

Để đáp ứng được các mục tiêu đề ra, chúng tôi đã chọn mẫu nhiều giai đoạn

để phỏng vấn 1842 học sinh YŠ kiến thức, thái độ hành vi trong phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây theo đường tình dục; phỏng vấn sâu 16 giáo viên được phân công giảng đạy về phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản vị thành niên Đây là nghiên định lượng (cắt ngang) kết hợp với nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu), vì vậy có một số hạn chế như sai số nhớ lại

Trang 8

Kết quả đóng góp mới của đề tài: (1) Cung cấp kiến thức, thái độ và hành vi

của học sinh về HIV/AIDS, các bệnh lây theo đường tình dục; thái độ và hành vi

đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS (2) Cung cấp những tài liệu, trình độ chuyên môn của giáo viên được phân công giảng dạy về HIV/AIDS và sức khỏe sinh sẵn vị thành niên, thiếu tài liệu và phương tiện giảng dạy cũng như thời lượng giảng dạy về HIV/AIDS trong các trường trung học phổ thông

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ học sinh trung học phê thông ở Hải Phòng có kiến thức về đường lây nhiễm HIV/AIDS (quan hệ nh dục, tiêm chích, truyền máu và mẹ truyền cho con) cũng như các bệnh SFDs rất cao (trên 89%), nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ học sinh hiểu sai đường lây nhiễm HIV/AIDS cũng

như các bệnh STDs (lây qua muỗi đốt và ăn uống chung) Ngược lại với hiểu biết về

đường lây truyền của HIV/AIDS, tỷ lệ học sinh xác định được bệnh viêm gan vị rút

B là bệnh lây qua đường tình dục rất thấp (không quá 16% đối với học sinh lớp 12

và 9,6% đối với học sinh lớp 10), mặc đù hiện nay chương trình phòng viêm gan do

vi rút đã có vác xin và đã đưa vào chương trình tiêm chủng nhưng số học sinh biết

có loại vác xin này mới chỉ đạt 50% Về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS (sử dụng BCS khi quan hé tinh dục, chung thuỷ, sử dụng BKT riêng, sạch) trên 92% số học sinh đã biết cách dự phòng nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ hiểu sai cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh STDs (tránh muỗi đốt và không ăn uống chung) Về thái độ đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS: kết quả cho thấy trong số những học sinh tham gia nghiên cứu vẫn còn 14% không đồng ý cho những người

bị nhiễm HIV/AIDS tiếp tục đến trường học, không được tiếp tục làm việc và trên 58% số học sinh (kể cả nam lẫn nữ) không muốn giữa bí mật cho người bị nhiễm

HIV/AIDS

Về hành vi quan hệ tình dục: trong tổng số 1842 học sinh tham gia nghiên

cứu đã có 3,6% số học sinh này đã từng quan hệ tình dục, tuổi trung bình đã quan

hệ tình dục ở nhóm này là 16,2 + 0,8 tuổi, đặc biệt trong số này “C6 tdi 19,3% nam học sinh đã quan hệ tình dục với gái mại đâm

Về nhận thức nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các bệnh lây theo đường tình dục, trong số 1842 học sinh tham gia nghiên cứu có 5,3% số học sinh tự nhận mình có nguy cơ nhiễm HIV, trong đó nam học sinh tự nhận mình có nguy cơ

là 9,4% trong khi đó nữ chỉ chiếm 1,8% Những lý do mà học sinh trung học phổ

Trang 9

thông ở Hải Phòng cho rằng mình có nguy cơ thấp nhiễm HIV là do chưa quan hệ

tình đục và không tiêm chích ma tuý, không sử dụng chung bơm kim tiêm Và tỷ lệ học sinh tự nhận có nguy cơ cao mắc các bệnh STDs là 7,9%; lý do chỏ rằng mình

có nguy cơ thấp cũng tương tự như lý đo đối với HIV/AIDS

“Trong số học sinh tham gia nghiên cứu có tới 5,4% số học sinh đã tham gia

xét nghiệm HIV/AIDS, trong số đó có 74% số học sinh này tham gia xét nghiệm

HIV tự nguyện và có 3% tự khai báo xét nghiệm HIV dương tính 0,2% số học sinh

trung học ở Hải Phòng tự khai báo bị mắc các bệnh STDs và 0,9% bị mắc bệnh viêm gan vi rút Nguồn tư vấn về biện pháp tránh thai - kế hoạch hoá gia đình,

HIV/AIDS va STDs là các cơ sở y tế nhà nước, hệ thống thông tin đại chúng và một phần từ trường học và gia đình

Việc nâng cao kiến thức cho học sinh trong phòng chống HIV/AIDS và các

bệnh lây theo đường tình dục liên quan rất nhiều đến tài liệu cũng như kiến thức và

thâm niên giảng dạy của các thầy cô giáo ở các trường Mặc dù chương trình phòng chống HIV/AIDS đã thực hiện ở nước ta từ nhiều năm nhưng thâm niên giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học phổ thông ở Hải Phòng về phòng chống HIV/AIDS trung bình mới chỉ 7,5 năm Nguồn tài liệu giảng dạy về HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản ở vị thành niên chủ yếu từ sách giáo dục công dân, sinh học, nhưng nội dung chưa đủ và chưa cập nhật được đầy đủ thông tin mới Thiếu tranh ảnh, tờ rơi, áp phích, băng hình ding dé minh hoa cho các bài giảng của giáo viên;

thời lượng giảng dạy các chủ đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong đó có

phòng chống HIV/AIDS chỉ giới hạn trong 1 tiết học Giáo viên giảng đạy về phòng chống HIV/AIDS chưa được tập huấn đầy đủ và toàn điện vẫn còn một số giáo viên

(4/16) chưa qua lớp tập huấn về giảng dạy sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng

chống HIV/AIDS

Trang 10

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS với số

người nhiễm HIV và chết vì AIDS ngày càng tăng, không chỉ ở khu vực thành thị, đồng bằng mà đã lan rộng đến cả vùng núi cao, hải đảo Đặc biệt đại dich

HIV/AIDS đang ngày càng xâm nhập vào giới trẻ là lực lượng lao động rất quan trọng đối với mỗi gia đình và là nguồn nhân lực chủ yếu cho sự phát triển của đất nước

Theo số liệu của UNAIDS va WHO đã công bố tính đến cuối năm 2003 có

khoảng 46 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, 5,8 triệu người mới nhiễm

trong năm và 3,5 triệu người tử vong do AIDS Hiện nay, tại nhiều nước đang

phát triển, phần lớn những trường hợp mới nhiễm là thanh niên và khoảng 1/3

trong tổng số người đang bị nhiễm HIV/AIDS ở tuổi từ 15 đến 24

Theo kết quả ước tính dự báo tiến hành năm 2001 phối hợp giữa Bộ Y tế,

Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS, dự báo vào năm 2005 ở Việt Nam sẽ có khoảng 197.500 trường hợp nhiễm HIV, trung bình sẽ có thêm khoảng 12.000 đến 18.000 người nhiễm mới (15] Và dự báo vào năm 2010 sẽ có khoảng 350.970 trường hợp nhiễm HIV,

trung bình mỗi năm sẽ có thể khoảng 20.000 đến 30.000 người nhiễm mới

Tỷ lệ nhiễm HIV ở nước ta đang có xu hướng “trẻ hoá”, tỷ lệ người nhiễm

ở lứa tuổi 20 - 29 tăng từ 15% từ năm 1993 lên đến 62% vào cuối năm 2002 và chiếm 95% số trường hợp mới nhiễm [23] Tính đến 31 tháng 3 năm 2005, tích luỹ số nhiễm HIV trên toàn quốc là 93.402 trường hợp, số trường hợp chuyển

thành AIDS là 14.931 trường hợp và số trường hợp tử vong do AIDS 1a 8.768

trường hợp Trong tháng 9/2005 cả nước đã phát hiện được 1.422 người nhiễm

HIV, 255 người chuyển sang AIDS và 195 người chết So với tháng 8/2005, tăng

Trang 11

41% (417 người) về số người nhiễm HIV, tăng 86% về số bệnh nhân AIDS và tăng 388% (115 người) về số người chết Tính đến giữa tháng 9 năm 2005 đã có 99.736 người nhiễm HIV; trong đó số người chuyển sang AIDS là 16.265 người;

tử vong 9.338 người [6]

Với việc nhiễm HIV ngày càng gia tăng, được sự giúp đỡ của Chính phủ và

các tổ chức đã có nhiều hoạt động nhằm giảm tỷ lệ mắc và nhiễm HIV trong

cộng đồng như tuyên truyền giáo dục truyền thông làm thay đổi hành vi của các đối tượng có nguy cơ cao bằng tận dụng phối hợp các kênh truyền thông, các loại

hình truyền thông sẵn có để chuyển tải kiến thức về phòng chống HIV/AIDS cho người đân; phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện Xây dựng và phát triển các

kỹ năng cá nhân trong dự phòng chăm sóc HIV/AIDS, triển khai và nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình đào tạo về dự phòng lây nhiễm HTV, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống tại các trường phổ thông Tăng cường hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi của nhóm cộng đồng, các giải pháp thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành

vị cho thanh niên và vấn để liên quan đến giới

Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, có sự giao lưu với các tầu thuyền từ nước ngoài vào Theo niên giám thống kê năm 2004 [3] tính đến 31 tháng 12 năm 2004 số người nhiễm HIV cộng đồn ở Hải Phòng là 6.534 người,

số người nhiễm chuyển thành AIDS là 1.015 người và số chết tích luỹ do AIDS là

342 người Hải phòng cũng là một thành phố trọng điểm có nhiều tổ chức hỗ trợ

chương trình phòng chống HIV/AIDS Hiện nay ở Hải Phòng mới có một số

nghiên cứu tập trung ở những đối tượng có nguy cơ cao, nhưng những nghiên cứu

đối với học sinh, sinh viên đặc biệt là học sinh trung học phổ thông về kiến thức,

thái độ và thực hành chưa có nghiên cứu lớn nào được tổ chức Do vậy chúng tôi

tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV/AIDS và một số bệnh lây theo đường tình dục của học sinh ở các

trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng” với các mục tiêu sau;

Trang 12

1, Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về HIVIAIDS và một

số bệnh lây qua đường tình dục của học sinh ở các tường thung học phổ

2 Mô tả thực trạng giáo viên, tài liệu và nội dung giảng dạy về phòng

chống HIV/AIDS cho các đối tượng học sinh trung học phổ thông

Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh ở các trường trung Học phổ thông trong phạm vi cá nước,

Trang 13

TỔNG QUAN

1.1, Tình hình nghiên cứu HIV/AIDS trên thế giới

Kể từ khi ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện tại Los - Angeles,

Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1981, đến tháng 12 năm 2002 theo s6 ligu cla UNAIDS tính đến cuối năm 2003 có khoảng 46 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, 5,8

triệu người mới nhiễm trong năm và 3,5 triệu người tử vong do AIDS HIV/AIDS

xếp hàng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vơng trên toàn thế giới [28], [29] Đến năm 2001 đã có 13 triệu trẻ em dưới 15 Tuổi mổ côi cha, mẹ do HIV/AIDS và ước tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 40 triệu trẻ em dưới 15 tuổi

mề côi cha, mẹ do HIV/AIDS [41]

Khoảng 1/3 số người nhiễm HIV trén thé giới và một nửa số người nhiễm

HIV tại các nước đang phát triển là thanh niên 15 - 24 tuổi Ước tính, hiện nay có

khoảng 11,8 triệu thanh, thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi đang sống chung với HIV/AIDS, cứ mỗi phút có khoảng hơn 5 thanh niên bị nhiễm HIV, mỗi ngày có khoảng 7.000 người và mỗi năm có khoảng 2,6 triệu thanh, thiếu niên 10 - 24

tuổi bị nhiễm HIV/AIDS [28], [36], [38]

Châu Phi là châu lục chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS, tại vùng cận Sahara, với đân số chỉ chiếm 10% dân số trên toàn thế giới, nhưng

đã có khoảng 29,4 triệu người bị nhiễm HIV.schiếm 70% tổng số người đang nhiễm HIV trên toàn thế giới; tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS của người lớn ở nhóm tuổi

15 - 49 tuổi xấp xỉ 10% HIV/AIDS đứng đầu trong số các nguyên nhân gây chết tại vùng cận Sahara Chỉ trong năm 2002, AIDS đã cướp đi 2,4 triệu người đân châu Phi Số luỹ tích người chết do HIV/AIDS tại châu Phi chiếm 83% tổng số người chết do HIV/AIDS trên toàn thế giới Đến cuối năm 1997 đã có gần 8 triệu

Trang 14

trẻ em châu Phi đưới 14 tuổi bị mồ côi cha mẹ vì HIV/AIDS Phần lớn các trường hợp nhiễm mới HTV ở vùng này là thanh niên trong độ tuổi 15 - 24, đặc biệt là ở

nữ thanh niên Một nghiên cứu ở Kisumu, Kenya cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nữ thanh niên 16 tuổi là 18%, trong đó tỷ lệ này ở nam thanh niên cùng lứa tuổi là 0%

Ở lứa tuổi 19, tỷ lệ nhiễm HIV trong nữ thanh niên là 33%, trong đồ ở nam thanh niên chỉ có 9% [41] Ước tính năm 2001, ở châu Phi có khoảng 6 ~11% nữ thanh niên và 3 - 6% nam thanh niên đang bị nhiễm HIV/AIDS và hiện nay có khoảng

10 triệu thanh niên châu Phi trong độ tuổi từ 15 - 24 và 3 triệu trẻ em đưới 15 tuổi

đang bị nhiễm HIV [29], [36] Một số nước châu Phi có tỷ lệ nhiễm HIV ước tính

nam thanh niên 1 - 24 tuổi, cao là Botswana 12 - 19,3%, Nam Phi từ 8,5 - 12,8%, Nammibia 8,9 - 13,3%, Zimbabwe từ 9,9 - 14,9%, Kenya 4,8 - 72% [39] Các

chuyên gia ước tính một nửa triệu thanh niên châu Phi từ 15 đến 24 tuổi sẽ chết

trong năm 2005 Trong các nước đại dịch đã tồn tại lâu, một nửa dân số sẽ bị nhiễm HIV trước 25 tuổi và họ sẽ chết trước tuổi 35 [29]

Vũng châu Á và Thái Bình Dương: đại dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn

vào giữa những năm 1980, nhưng số lượng người nhiễm HIV tăng rất nhanh

Trong năm 2003, có khoảng 1 triệu người dân châu Á và Thái Bình Dương (trong đó khoảng 70% là thanh niên) bị nhiễm HIV, nâng tổng số người đang bị

nhiễm HIV 6 ving nay lén 7,4 triệu người, tăng 10% so với năm 2002, trong đó

có khoảng 2,I triệu là thanh niên 15 - 24 tuổi, và các nước trong vùng có tỷ lệ

hiện mắc HIV cao là Thái Lan, Cambodia, Myanmar [36] Tại Thái Lan theo báo

cáo của Bộ Y tế, đến tháng 3 năm 2001, đã có 984.000 người bị nhiễm

HIV/AIDS trong đó 289.000 người đã chết vì AIDS và khoảng 695.000 người

đang bị nhiễm HIV, ước tính xấp xỉ 2% số nam giới, 1,3% nữ giới trên 20 tuổi

và 1,3% nam thanh niên 15 - 24 tuổi của Thái Lan đang sống với HIV/AIDS Trong số 29.000 người mới bị nhiễm HIV trong năm 2000, chủ yếu là những người trẻ tuổi: 50% những trường hợp nam giới và 66% những trường hợp nữ

giới mới bị nhiễm HIV nằm trong lứa tuổi 15 - 24 Trong tổng số 50.000 trường

Trang 15

hợp chết hằng năm do AIDS có trên 90% thuộc lứa tuổi từ 15 đến 24 [38], [39]

Giám sát trọng điểm tại Thái Lan cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong tân bình là

4,0% năm 1993, giảm xuống 1,0% năm 2001 [29], [31] Nghiên cứu của Paz

Bailey tai Chiang Rai, nam 1999, cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong sinh viên 15 -

21 tuổi là 0,6% [39] Tại các nước đông đân như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,

tuy tỷ lệ hiện mắc thấp nhưng đại dịch HTV/AIDS đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Tính đến cuối năm 2001, tỷ lệ hiện mắc HIV của người lớn tại

Ấn Độ vẫn thấp đưới 1%, (0,96% ở nam, và 0,4% ở nữ) nhưng ước tính đã có

3,97 triệu người đân Ấn Độ đang bị nhiễm HỊV, đứng hàng thứ hai trên thế giới

về số người nhiễm HIV, chỉ sau Nam Phi Tại Trung Quốc, ước tính vào giữa nam 2002 đã có khoảng 1 triệu người đang bị nhiễm HIV, nếu không có các biện

pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả thì ước tính đến cuối thập kỷ này sẽ có 10 triệu

người dân Trung Quốc sé bị nhiễm HIV [36]

Ở châu Mỹ La tỉnh và vùng Caribe: Là vùng chịu ảnh hưởng nặng nẻ thứ

hai trên thế giới, chỉ sau vùng cận Sahara của châu Phi, ước tính đến tháng 12 năm

2003, có trên 2 triệu người lớn và trẻ em đang bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó có

khoảng 210.000 người mới nhiễm HIV trong năm 2003, đa số các trường hợp mới

nhiễm là những nữ thanh niên từ 15 đến 24 tuổi [36] Những nước chịu ảnh hưởng

nặng nề của đại địch HIV/AIDS là Hait, Guyana, Bahamas Tỷ lệ nhiễm HIV trong nam thanh niên ở Haiti ước tính từ 2,6 -5,5%, trong nữ thanh niên khoảng

3,2 - 6,7% Tại Guyana, tỷ lệ nhiễm HIV trong nam thanh niên ước tính từ 2,1 - 4,4%, trong nữ thanh niên khoảng 2,6 - 5,4% Tại Bahamas tỷ lệ nhiễm HIV trong nami thanh niên ước tính từ 1,7 - 3,6% [40]

Ở Hoa Kỳ và các nước phát triển: Ước tính có khoảng 1,6 triệu người

đang sống với HIV, trong đó có khoảng 80.000 người mới nhiễm trong năm

2003 Tại Hoa Kỳ có 1/4 ca nhiễm HIV xuất hiện ở thanh niên dưới 21 tuổi, mỗi

ngày có từ 27 - 54 thanh niên dưới 24 tuổi bị nhiễm HIV Đến cuối năm 1997,

2

Trang 16

7

đã có 22.953 bệnh nhân AIDS trong độ tuổi 20 - 24 HIV/AIDS là đứng hàng thứ

6 trong các nguyên nhân gây chết của thanh niên Hoa Kỳ [25]

Điều tra 18.564 học sinh (trong đó 50% là nam giới và 50% là nữ giới) ở

20 vàng của Tanzania cho thấy chỉ 40,1% đối tượng học sinh có khả năng xác

định được 3 bệnh lây qua đường tình dục, đó là lậu cầu, giang mai và AIDS Chỉ

có 37,5% số học sinh biết được 3 đường lây truyền chính của HIV, trong đó chỉ

có 48,6% biết việc sử dụng bao cao su và không quan hệ tình dục là biện pháp phòng các bệnh lây qua đường tình dục [32] Ở Thái Lan, trong một nghiên cứu

899 học sinh ở 3 trường trung học phổ thông ở Bangkok, nguồn cung cấp thông

tin về HIV mà học sinh nhận được từ vô tuyến truyền hình (89,1%), từ các thày

cô giáo (§1,6%), từ pa nô, áp phích (80,2%), từ báo chí (75%), từ đài (55%), từ nhân viên y tế (53,4%), bạn bè (38,6%) và chỉ có 32,5% từ bố mẹ [37)

1.2 Tình hình nghiên cứu HIV/AIDS ở Việt Nam

Trường hợp nhiễm HIV dau tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12

năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2003, số người nhiễm HIV đã được phát hiện tại Việt Nam là 73.660 người Trong đó có 10.840 người đã chuyển thành AIDS va 6.065 bệnh nhân AIDS đã tử vong và 64

tỉnh, thành phố trong toàn quốc đã có người nhiễm HIV Chỉ tính riêng trong năm

2003 cả nước đã phát hiện hơn 14.460 trường hợp nhiễm HIV mới [5] Ước tính

đến năm 2005, số trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam sẽ lên tới 198.000 -

256.000 người, trong đó khoảng 52.000 - 66.000 ngudi chuyén sang giai doan AIDS va khoảng 47.000 - 60.000 nguébsé bị tử vong do AIDS [15]

Theo số liệu báo cáo giám sát HIV/AIDS tại các tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy: có sự khác nhau về tỷ lệ hiện nhiễm HIV giữa các tỉnh, thành phố

và giữa các nhóm quần thể khác nhau 10 tỉnh, thành phố được ghi nhận có tỷ lệ báo cáo nhiễm HIV/100.000 dân cao là: Quảng Ninh (580,5), Hải Phòng (338,6) Thành phố Hồ Chí Minh (249,7), Bà Rịa - Vũng Tàu (235,9), An Giang (184,3),

Trang 17

8

Hà Nội (181,3), Lạng Sơn (150,7), Cao Bằng (127,8), Khánh Hoà (103,3), Bình Định (95,2) Nam giới chiếm 85,7% tổng số những trường hợp HIV được phát

hiện Nhiễm HIV có xu hướng “trẻ hoá” rõ rệt, những trường hợp nhiễm HIV

được phát hiện trong năm 2002 chủ yếu ở lứa tuổi trẻ: 10% ở độ tuổi 13 - 19 và

52% ở độ tuổi 20 - 29 [23]

Theo số liệu của chương trình giám sát trọng điểm tiến hành tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy: Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV đang tăng, Việt Nam vẫn còn nằm trong giai đoạn tập trung của địch HIV/AIDS HIV vẫn đang tập trung chủ yếu ở những quần thể người có hành vi nguy cơ cao như đối tượng nghiện chích ma tuý (NCMT) chiếm 55,5% và gái mại dâm (GMD) chiếm 3,0%

Tỷ lệ nhiễm HIV trong số người NCMT trung bình vào khoảng 29,3% [23] Nhưng theo kết quả của một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ này tại Hà Nội, Quảng Ninh cao hơn vào khoảng 65 - 74% [13], [14] Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm GMĐ

và bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thấp hơn, nhưng cũng

có chiều hướng gia tăng (từ 0,6% năm 1994 đến 4,3% năm 2000 và đến 6,6% năm

2002) Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ có thai tâng từ 0% năm 1994 lên 0,38% năm 2002, trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tăng từ 0%

năm 1994 đến 0,68% năm 2002 [5], [14] Theo Hồ Bá Do và Đồng Khác Hưng, tỷ

lệ nhiễm HIV trong 651 thanh niên nhập ngũ của tỉnh Lạng Sơn năm 199§ là 2% [5] Kết quả nghiên cứu lượng giá tình hình và nguy cơ nhiễm HIV tại 5 tỉnh của Việt Nam năm 2002 (Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang)

cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV của thanh niên từ 15 - 24 tuổi chưa lập gia đình là 0,6%

(tỷ lệ này trong nhóm tuổi 15 - 19 tuổi là 0,7% và nhóm tuổi 20 - 24 tuổi là 0,3%)

[221 Nhưng theo kết quả điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở 7 tỉnh

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Sóc Trăng

năm 2002 thì tỷ lệ nhiễm HIV của thanh niên 15 - 24 tuổi chưa lập gia đình cao

nhất tại Long An là 2,6%, tại Bình Dương là 1,3%, tại Thanh Hoá 0,2 %, tại Nghệ

An, Hà Tĩnh là 0% [21]

Trang 18

9

Nghiên cứu đối tượng nam thanh, thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi ở Hà Tu -

Quảng Ninh [16], tỷ lệ nam thanh niên 15 - 24 tuổi có nhận thức đúng về cả 3 biện

pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS (chung thuỷ với một bạn tình, luôn luôn

dùng BCS khi QHTD và luôn dùng BKT sạch) tương đối thấp (68,7%), đặc biệt số

đối tượng này có nhận thức sai về các biện pháp phòng chống HIV/AIDS còn cao

như: không ăn chung (50,1%), tránh muỗi đốt (44,4%), không tiếp xúc với những

người bị nhiềm (48,3%) Tỷ lệ nam thanh niên đã từng xét nghiệm HIV thấp

(15,6%) trong số đó tỷ lệ tự nguyện xét nghiệm chỉ có 9,8% Tỷ lệ nam thanh

niên đã từng quan hệ tình dục là 21,0%, trong đó QHTD trước hôn nhân là 13,3%,

nhưng tỷ lệ sử đụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với bạn tình bất chợt và

với vợ, người yêu thấp (42,9% và 47,7%) và với gái mại dâm (82,1%) và tỷ lệ

thường xuyên dùng BCS khi QHTD với vợ, người yêu và với bạn tình bất chợt

thấp (36,5% và 38.19%) và với gái mại dâm(78,6%)

Nghiên cứu tại Hà Nội năm 2001 ở đối tượng học sinh ở các trường trung

học phổ thông, số học sinh trả lời đúng về các đường lây truyền của HIV/AIDS

đạt trên 75%, nhưng số học sinh không biết một số bệnh lây qua đường tình dục

như Chlamydia (trên 80%), mụn cơm đường âm đạo (50 - 60%) và éc péc đường

sinh dục (40 - 50%) 2,1% số học sinh nam đã làm xét nghiệm HIV, trong khi đó

học sinh nữ là 1,2% [30]

Theo kết quả nghiên cứu ở một trường trung học phổ thông ở huyện Thanh

Miện - Hải Dương về thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ,

thực hành phòng chống HIV/AIDs của học sinh trong năm 2004 [4], một huyện

nông nghiệp đơn thuần, 95% học sinh có kiến thức đúng về các đường lây nhiễm

HIV/AIDS và 95,5% học sinh biết đúng cách phòng lây nhiễm HIV, nhưng vẫn

còn 43,3% số học sinh ở trường này vẫn cho muỗi là thủ phạm làm lây nhiễm

HIV từ người nhiễm sang người lành 48,4% học sinh có thái độ tích cực trong

phòng chống HIV, mặc dù là huyện thuần nông, xa thành phố nhưng vẫn có 1%

số học sinh nghiện chích ma tuý và 1,5% số học sinh đã có quan hệ tình dục

>

Trang 19

trước hôn nhân, nhưng điều đáng nói đó là trong số học sinh đã quan hệ tình dục thì tỷ lệ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục của các đối tượng này là không thường xuyên, Đặc biệt trong nghiên cứu của tác giả còn cho thấy tầm quan trọng của việc xét nghiệm phát hiện HIV là một việc đã được học sinh ở đây đánh giá là tốt

và có tới 4,5% số học sinh trong trường này đã tìm đến dịch vụ xét nghiệm và tư

vấn HIV/AIDS

Một nghiên cứu đánh giá thanh niên Việt Nam (SAVY) phối hợp giữa Bộ

Y tế, Tổng cục thong ké, UNICEF va Té chức Y tế Thế giới thực hiện trong năm

2003 97% số thanh thiếu niên sống ở vùng nông thôn biết HIV/AIDS, đặc biệt

số thanh thiếu niên dân tộc thiểu số biết về HIV/AIDS cũng rất cao (§4,7%) Trong nghiên cứu cũng đã cho thấy nguồn thông tin cung cấp kiến thức cho thanh thiếu niên chủ yếu là nguồn thông tin từ hệ thống vô tuyến truyền hình, đài, báo (96,5%), còn do các tổ chức xã hội ở mức hạn chế (68,2%) Đặc biệt nhận thức của thanh thiếu niên về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS tương đối cao và tập trung nhiều vào sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (97,5%), tình đục an toàn chung thuỷ một bạn tình (77,9%), không sử dụng chung bơm kim tiêm (96,7%), nhưng thái độ của những đối tượng này với bao cao su vẫn còn là một vấn để lớn trong công tác tư vấn truyền thông phòng chống HIV [33]

1.3 Các hành vi lây nhiễm HIV/AIDS trong thanh, thiếu niên

Thanh, thiếu niên là quần thể dé bị tác động của đại dịch HIV/AIDS, có rất nhiều yếu tố đã làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong thanh niên [40]

Quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu tiên thường xảy ra trong tuổi thanh,

thiếu niên Xu hướng thanh niên có QHTD sớm và QHTD trước hôn nhân ngày càng tăng Ở đa số các nước vùng cận Saharan, hơn 40% phụ nữ 20-24 tuổi đã có

QHTD trước hôn nhân và trước tuổi 20 [40], [43] Điều tra 1600 thanh niên

thành phổ của Zambia cho thấy hơn 20% trẻ em 10 tuổi và 32% trẻ em 14 tuổi

có quan hệ tình dục [31] Tuy vậy, việc bắt đầu QHTD sớm lại không tương

xứng với vốn kiến thức thông thường quá ít ỏi của thanh niên về chức năng tình

dục và các yếu tố nguy cơ trong quan hệ tình dục Đến nay, sau hơn hai thập kỷ

chịu ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS, nhưng nhiều thanh niên vẫn e ngại khi

tiếp xúc với các thông tin về tình đục và sức khoẻ sinh sản [43] Các cuộc điều

,

Trang 20

tra từ 40 quốc gia đã chỉ ra rằng 50% thanh niên trong độ tuổi từ 15 -24 có nhận thức sai lệch trầm trọng về cách thức lây truyền HIV [36] Ở Nga, chỉ có ít hơn

10% những người vị thành niên nhận được sự giáo dục về tình dục trong nhà

trường hay từ các chuyên gia y tế [43] O Bangladesh, khoảng 90% nam, nữ

thanh niên từ 15-19 tuổi không biết cách bảo vệ cho họ không bị nhiễm HIV, tỷ

lệ này ở Mozambique khoảng 80% [31], [41], [43]

Chính sự thiếu hiểu biết, nên hành vi tình dục không an toàn trong thanh

niên chiếm tỷ lệ cao Thanh niên có QHTD sớm thường quan hệ tình dục với

nhiều bạn tình khác nhau và với những bạn tình có nguy cơ cao nhưng họ ít khi sử

dụng bao cao su (BCS) Ở Rumania, 70% nam thanh niên trong độ tuổi 15 - 19 được báo cáo có QHTD trước hôn nhân, nhưng chỉ có 39% sử dụng bao cao su khi QHTD lần đầu Một cuộc điều tra khác ở Ucraina cho thấy chỉ có 28% nữ thanh niên từ 15-24 tuổi sử dụng bao cao su trong lần QHTD đầu tiên [39] Tại Thái

Lan, năm 1999, nghiên cứu cất ngang trên 1725 sinh viên 15 - 21 tuổi trong các

trường học tại Chiang Rai đã cho thấy 48% đã từng QHTD trong đó chỉ có 5,6%

thường xuyên sử dụng bao cao su

Tại Việt Nam, kết quả điều tra lượng giá yếu tố nguy cơ nhiễm HIV ở 7 tỉnh cho thay: Tai tinh Long An, tỷ lệ thanh niên chưa lập gia đình nhưng đã QHTD là

23,2%, trong đó có 34,6% có quan hệ tình dục với gái mại đâm và chỉ có 39,3%

sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục lần đầu tiên, tiếp theo là tỉnh Sóc Trăng với 13,8% thanh niên chưa lập gia đình có quan hệ tình dục, trong đó 21,2% có quan hệ tình dục với gái mại dâm, nhưng chỉ có 16,7% dùng BCS trong lần quan

hệ tình dục đầu tiên [21]

Nghiên cứu tại Hà Tĩnh ở đối tượng thanh, thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi, cho thấy 0,6% thanh thiếu niên nghiện ma tuý; 12,5% quan hệ tình dục trước hôn nhân và trong số đó chỉ có 13,3% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

với bạn tình 89,2% có kiến thức phòng lây nhiễm HIV bằng sử dựng bao cao su

Trang 21

khi quan hệ tình dục; 86,3% chung thuỷ một bạn tình và 95,6% biết phòng lây

nhiễm HIV bằng sử dụng bơm kim tiêm riêng; 25,6% thanh thiếu niên còn có

thái độ xa lánh không tiếp xúc với những người bị nhiễm HIV 66/480 đối tượng

đã làm xét nghiệm phát hiện HIV, trong đó 65,2% đối tượng đã di xét nghiệm HIV tự nguyện Số đối tượng thanh thiếu niên được hỗ trợ cung cấp bao Cao su Ở

mức quá khiêm tốn (1,7%), bơm kim tiêm 1,5%; tờ rơi 31,1% [7], [8]

Ở lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng là giai đoạn mà nhiều người bắt đầu tiêm

chích ma tuý và thường thiếu kiến thức về HIV/AIDS cũng như về việc sử dụng

ma tuý, họ không chấp nhận có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, họ thiếu kinh nghiệm trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS Tỷ lệ sử dụng chung BKT chiếm tỷ lệ cao trong những người nghiện chích ma tuý Khảo sát tại Trung tâm Cai nghiện ở Dubin cho thấy 70% thanh niên tiêm chích ma tuý sử dụng chung BKT [41] Nghiên cứu trên 520 đối tượng nghiện ma tuý dưới 30 tuổi tại Hải Phòng năm

1999, cho thấy 68% đối tượng TCMT đã từng dùng chung BKT (19] Bên cạnh

đó, những thanh, thiếu niên tiêm chích ma tuý có nhu cầu tình dục và hoạt động tình đục cao hơn những người tiêm chích ma tuý lớn tuổi, đặc biệt là quan hệ tình

dục với gái mại dâm Theo kết quả nghiên cứu trên đối tượng nghiện chích ma tuý

tại Hải Phòng, cho thấy 63% đối tượng NCMT đã từng có quan hệ tình dục, trong

đó có 59,5% đã từng quan hệ với gái mai dam, 45% đối tượng NCMT có quan hệ

tình dục trong 6 tháng qua [19] Tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu trên

1519 người NCMT cho thấy 73,2% đã có quan hệ tình dục lần đầu tiên khi họ đưới 20 tuổi, trong số những người NCMT trong cộng đồng có 44%jcó quan hệ tình dục trong 4 tuần vừa qua, 59% trong 6 tháng qua, 53% đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm [13] Tuy vậy, những người NCMT không biết nơi nao va bang

cách nào để tiếp cận các địch vụ chăm sóc và tư vấn sức khoẻ, và họ thường miễn

cưỡng khi sử dụng các dịch vụ này Tỷ lệ luôn luôn sử dụng BCS của đối tượng NCMTT tại Hải Phòng trong khi quan hệ tình dục với bạn tình không hải gái mại đâm là 9%, với gái mại dâm là 23%, có 33% không bao giờ sử dụng BCS khi quan

Trang 22

hệ tình dục với gái mại dâm [19] Đây cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong thanh, thiếu niên nghiện ma tuý nói riêng và thanh, thiếu niên

nói chung [14], (35)

Thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và khó tiếp cận các dịch vụ y tế là những yếu tố chủ yếu làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong thanh, thiếu niên, Chính vì vậy, tại khoá họp đặc biệt lần thứ 26 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bàn về

HIV/AIDS thang 6 nam 2001 đã đặt ra mục tiêu: đến năm 2005 ít nhất 90% và

năm 2010 ít nhất 95% nam, nữ thanh niên từ 15 - 24 tuổi tiếp cận được với các

thông tin, giáo dục truyền thông và các dịch vụ cần thiết để xây dựng kỹ năng

sống cơ bản giúp họ phòng chống được nguy cơ nhiễm HIV/AIDS [23]

Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm HIV trong thanh niên Sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ, sự thiếu quan tâm giáo dục của cha mẹ, thày cô giáo, sự bêu rếu, kỳ thị của gia đình, bạn bè đối với những người nhiễm HIV, sự lạm dụng thể xác va tinh thần là những yếu tố quan trong làm làm gia tăng ty 1é nhiém HIV O Uganda 49% nit hoc sinh trong các trường phổ thông báo cáo họ bị ép buộc phải quan hệ tình dục và 22% báo cáo

họ đã có quan hệ tình dục để nhận được tiền hoặc quà tặng [43] Sự nghèo khó,

không công việc làm, không nhà cửa đã đẩy nhiều thanh niên vào con đường mại dam, ma tuý và trở thành nạn nhân của đại dịch HIV Những chính sách, luật pháp của Nhà nước trong việc kiểm soát các tệ nạn ma tuý, mại dâm cùng với sự

kỳ thị và phân biệt đối xử của dư luận xã hội với nhóm thanh niên có hành vi nguy cơ cao cũng đã ảnh hưởng tới hành vi của thanh niên, giảm nhu cầu tiếp

cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của thanh niên và làm tăng tỷ lệ lây nhiễm

HIV trong thanh niên [41]

Tóm lại: ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam mới tập trung nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên tuổi từ 15 - 24 tuổi ở những mức độ khác nhau và với những mục tiêu

Trang 23

nghiên cứu khác nhau, có rất ít nghiên cứu tập trung vào các đối tượng là học

sinh trung học phổ thông về kiến thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS va các bệnh

lây theo đường tình dục cũng như các tài liệu, nội dung tài liệu, đối tượng giáo

viên được giao nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh về phòng chống HIV/AIDS và

các bệnh lây theo đường tình dục Để tài nghiên cứu của chúng tôi đã khắc phục

được những thiếu hụt của các nghiên cứu trên và đây cũng là vấn để mà chúng tôi tập trung trong nghiên cứu này

Trang 24

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là học sinh đang học tại các mae Trước học phổ

thông ở địa bàn thành phố Hải Phòng

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu định lượng

2.2.1.1 Thiết kết nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này là nghiên cứu cắt

ngang

2.2.1.2 Đơn vị mẫu

Đơn vị mẫu là các trường trung học phổ thông

2.2.1.3 Đối tượng mẫu

Đối tượng mẫu là học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông

Z ,: hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% là 1,96

e: độ chính xác tương đối của p là 3%

Trang 25

Tra bảng, chúng tôi tính được n = 1829, nhưng thực tế đã điều tra là 1842

đối tượng học sinh trung học phổ thông

2.2.1.5 Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu áp đụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật

chọn mẫu nhiều giai đoạn:

- Giai đoạn 1 chọn các trường tham gia nghiên cứu: lập danh sách các

trường trung học phổ thông công lập và dân lập ở các quận nội thành (24 trường)

và các huyện ngoại thành (33 trường) trên địa bàn thành phố Hải Phòng Dựa trên

danh sách đã lập, chúng tôi chọn ngẫu nhiên lấy 3 trường ở các quận nội thành và

3 trường ở các huyện ngoại thành để nghiên cứu Các trường ở các quận nội thành được chọn ngẫu nhiên vào tham gia nghiên cứu là trường trung học phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (quận Hồng Bàng), trường trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân) và trường tung học phổ thông năng khiếu Trần Phú (quận Ngô Quyền) Các trường ở các huyện ngoại thành được chọn tham gia nghiên cứu là trường trung học phổ thông dân lập Trần Tất Văn (huyện

An Lão), trường trung học phổ thông Kiến Thuy (huyện Kiến Thụy) và trường

trung học phổ thông Quang Trung (huyện Thuỷ Nguyên)

- Giai đoạn 2 tính số đối tượng nghiên cứu của từng trường: từ số lượng học sinh của từng trường, chúng tôi tính số đối tượng học sinh tham gia của từng trường vào nghiên cứu Số lượng học sinh tham gia nghiên cứu được tính theo phương pháp PPS (probability proportionate to size), số đối tượng học sinh đã điều tra ở 6 trường được trinkbay & bang 1:

Trang 26

Bảng 2.1 Phân bố số học sinh tham gia nghiên cứu theo các trường

Từ số học sinh tính được của từng trường đã được mời vào tham gia nghiên

cứu này; đồng thời chúng tôi đã tính số học sinh tham gia nghiên cứu theo từng

khối (khối học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của 6 trường cũng theo phương

pháp PPS và kết quả được trình bày trong bảng 2:

Bảng 2.2 Phân bố số học sinh tham gia nghiên cứu theo từng khối lớp

SốHS | Khối lớp 10 | Khối lớp I1 | Khối lớp I2

k, sau đó đùng bảng số ngẫu nghiên để chọn ra học sinh đầu tiên cần phỏng vấn.

Trang 27

Số ngẫu nhiên được chọn ra phải có số ký tự bằng với số ký tự của khoảng cách mẫu và phải nhỏ hơn hoặc bằng với khoảng cách mẫu, số ngẫu nhiên chọn được tương ứng với số thứ tự của học sinh, đó là học sinh đầu tiên cần phỏng vấn; học sinh thứ hai cần phỏng vấn được tính bằng cách cộng số ngẫu nhiên vừa chọn được với khoảng cách mẫu k, số cộng lại tương ứng với số thứ tử của học sinh

nào thì đó là học sinh thứ hai cần nghiên cứu Chọn học sinh thứ ba cũng bằng

cách cộng số ngẫu nhiên đã chọn với 2 lần khoảng cách mẫu (+ 2k) và cứ như thế

cho đến đủ số lượng học sinh cần nghiên cứu của từng khối theo cộng thức: số í

nhiên chọn được + nÈ Trong trường hợp học sinh được chọn vì lý đo gì đó nghỉ

học, chúng tôi phải quay lại phỏng vấn vào buổi học khác với thời gian tối đa 3 lần (3 buổi học) mà không gặp thì phải bỏ đối tượng này ra khỏi nghiên cứu

2.2.1.6 Vấn đề hành chính trong nghiên cứu

Sau khi chọn được đanh sách các trường tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành liên lạc với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu các trường để thông báo kỹ nội dung cần nghiên cứu cũng như thời gian tiến hành nghiên cứu Ban giám hiệu thông báo lại cho từng giáo viên chủ nhiệm ở các lớp và giáo viên chủ

nhiệm cũng thông báo cho từng học sinh đã được chọn về nội dung cũng như thời

gian mà các học sinh trong lớp tham gia nghiên cứu Những học sinh đã được chọn, nhà trường tổ chức bố trí học sinh theo từng khối tập trung vào giờ sinh

hoạt cuối tuần hoặc buổi học chỉ có 4 tiết tại hội trường của nhà trường để điều

tra viên phổ biến cách ghi phiếu và sau đó điều thông tin vào phiếu và nộp lại cho

điều tra viên, Tất cả các học sinh tham gia nghiên cứu đã ký tên đồng ý tham gia

nghiên cứu vào giấy tham gia đồng ý trả lời có chữ ký của thầy cô giáo chủ

nhiệm

2.2.1.7 Các chỉ số và biển số nghiên cứu

a Kiến thức về lây truyền HIV

- Tỷ lệ học sinh biết được đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV

- Tỷ lệ học sinh biết được các cách có thể phòng tránh nhiễm HIV/AIDS

Trang 28

b Kiến thức về lây truyền các bệnh nhiễm trùng theo đường tình đục và viêm gan

- Tỷ lệ học sinh biết được các bệnh lây và không lây qua đường tình dục

~ Tỷ lệ học sinh biết được cách phòng bệnh STDs ị

- Tỷ lệ học sinh biết hiện nay đã có vác xin tiêm phòng viêm gan vi rút

c Thái độ của học sinh đối với những người bị HIV/AIDS ị

- Tỷ lệ học sinh có quan điểm tích cực về tiếp tục học tập của những người

chang may bi nhiém HIV

- Tỷ lệ học sinh có quan điểm tích cực về quyền của những người bị nhiễm

HIV/AIDS vẫn được tiếp tục làm việc

- Tỷ lệ học sinh có thái độ tích cực về quan tâm, chăm sóc, đối xử và giữ bí mật cho những người bị nhiễm HIV/AIDS,

- Tỷ lệ học sinh có thái độ tích cực về việc mua bán, sử dụng hàng hoá của

những người bị nhiễm HIV/AIDS

d Hanh vi tình dục

- Tỷ lệ học sinh đã quan hệ tình đục

- Tỷ lệ học sinh đã quan hệ tình đục có sử dụng bao cao su

e Nhận biết về nguy cơ

- Tỷ lệ học sinh tự nhận mình có nguy cơ bị nhiễm HTV

- Tỷ lệ học sinh có lý do cho rằng mình có nguy thấp bị nhiễm HIV

- Tỷ lệ học sinh tự nhận mình có nguy cơ thấp bị mắc các bệnh lây qua

đường tình dục

- Tỷ lệ học sinh có lý đo cho rằng mình có nguy thấp bị mắc STDs

f Tình trạng sức khỏe và các nguồn thông tin

- Tỷ lệ học sinh đã làm xét nghiệm HIV và xét nghiệm HIV tự nguyện

- Tỷ lệ học sinh tự khai báo đã được chẩn đoán có HIV đương tính

Trang 29

ự Tỷ lệ hoc sinh tự khai báo đã được chẩn đoán bị mắc bệnh STDs và viêm

- Tỷ lệ học sinh biết nơi tư vấn về biện pháp tránh thai, HIV/AIDS và các bénh STDs

2.2.1.8 Công cụ thu thập thông tin

Công cụ thu thập thông tin được thiết kế dựa trên mục tiêu và các biến số

nghiên cứu Trước khi tiến hành thu thập thông tin ở thực địa, bộ câu hỏi đã được

điều tra thử tại thực địa và hoàn chỉnh những thông tin cồn thiếu trong quá trình thiết kế cũng như điều chỉnh lại cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương, giúp cho đối tượng hiểu rõ câu hỏi và điển thông tin vào bộ câu hỏi chính xác hơn

2.2.1.9 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện trong nghiên cứu này là các đối tượng nghiên cứu tự đánh dấu các thông tin mà họ cho là đúng vào bộ câu hỏi

đã thiết kế sẵn Sau khi học sinh điển xong thông tin, nộp lại bộ câu hỏi cho cán

bộ điều tra Họ và tên của học sinh không ghi vào trong bộ câu hỏi để đảm bảo

tính bí mật cho học sinh

2.2.1.10 Khống chế các sai số

Để hạn chế các sai số có thể gặp trong nghiên cứu, các định nghĩa, tiêu

chuẩn đưa ra chính xác và rõ ràng, câu hỏi cụ thể và đễ hiểu, điều tra viên được tập huấn kỹ về kỹ năng điều tra để giúp người được điều tra có thể đánh dấu

chính xác thông tin mà họ đã có vào bộ câu hỏi

2.2.1.11 Xử lý và phân tích số liệu

Sau khi đối tượng nghiên cứu trả lại bộ câu hỏi đã hoàn thiện, điều tra viên

và giám sát viên nhắc các đối tượng tự kiểm tra lại bộ câu hỏi xem có những thông tin trong câu hỏi quên hoặc bỏ sót chưa điển thì phải hoàn thiện trước khi

nộp lại cho điều tra viên Sau đó số liệu được nhập bằng phần mềm thống kê y tế

EPI-INFO 6.04 và thiết kế chương trình bắt lỗi khi vào số liệu để tránh sai sót khi

Trang 30

nhập số liệu Việc phân tích số liệu được chuyển từ EPI-INFO sảng phần mêm

SPSS 11.5 để xử lý và phân tích số liệu

2.2.2, Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này gồm hai

phương pháp: phương pháp thu thập số liệu sắn có và phương pháp phỏng vấn sâu

2.2.2.1 Thu thập số liệu sẵn có

Số liệu sẵn có được định nghĩa trong nghiên cứu này là những tài liệu giảng dạy về phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây theo đường tình dục cho

học sinh đã áp dụng vào chương trình đạy học trong các trường trung học phổ

thông từ năm 1996 đến nay (năm 2005): sách giáo dục công đân, sinh vật, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm

về sức khỏe vị thành niên

2.2.2.2 Phỏng vấn sâu

a Đối tượng phỏng vấn sâu

Đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn là những giáo viên được phân công giảng dạy về HIV/AIDS cho học sinh ở các trường THPT được lựa chọn vào

nghiên cứu này

b Số đối tượng phỏng vấn sâu

Từ 6 trường trung học phổ thông đã được chọn, mỗi trường sẽ tiến hành

phỏng vấn sâu 3 giáo viên Mỗi khối phỏng vấn sâu ] giáo viên Như vậy từ 6 trường, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 18 giáo viên

»

c Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu

Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu là bảng câu hỏi bán cấu trúc, tập trung chính vào nội dung các bài học mà các thầy, 6 da giang cho học sinh Thời lượng giảng dạy, phương tiện phục vụ cho giảng dạy và để xuất để nâng cao nội dung cũng như chất lượng giảng đạy về phòng chống HIV,

Trang 31

d Phuong pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này là

phỏng vấn trực tiếp và ghỉ âm lại những câu trả lời của đối tượng phỏng vấn sâu

2.3 Điều tra viên và giám sát viên

2.3.1 Lựa chọn điều tra viên và giám sắt viên

- Điều tra viên: điều tra viên được lựa chọn là cán bộ giảng dạy của bộ môn Y tế công cộng, Trường đại học Y Hải Phòng Lý do chọn các điều tra viên này là họ sống trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu Mặt khác họ đã thực hiện nhiều nghiên cứu ở cộng đồng, học có nhiều kinh

nghiệm để triển khai thu thập thông tỉn

- Giám sát viên: giám sát viên là 3 học viên thực tập sinh tại Trường đại

học Y tế công cộng, giám sát quá trình thu thập thông tin của các điều tra viên tại

2.3.2 Nhiệm vụ của điều tra viên và giám sát viên

- Nhiệm vụ của điều tra viên:

+ Điều tra viên có nhiệm vụ hướng dẫn cho các đối tượng nghiên cứu đánh dấu vào các thông tỉn trong từng câu hỏi mà họ cho là đúng

Trang 32

+ Chọn đối tượng điều tra từ danh sách học sinh của các trường đã được

chọn vào trong nghiên cứu này

+ Hàng ngày sau khi kết thúc điều tra điều tra viên phải kiểm tra lại toàn >

bộ số phiếu đã điều tra để hoàn thiện các thông tin đã thu thập và sạu đó phải nộp

lại tất cả các phiếu đã điều tra trong ngày cho giám sát viên để giám sắt viên

kiểm tra lại các thông tin đã điều tra

- Nhiệm vụ của giám sát viên:

+ Giúp đỡ và cùng điều tra viên chọn mẫu điều tra

+ Hàng ngày, kiểm tra tất cả các phiếu mà điểu tra viên đã hoàn thiện

+ Ngoài ra giám sát viên còn có nhiệm vụ thu thập các tài hiệu giảng day

liên quan đến HIV/AIDS và các bệnh lây theo đường tình dục ở các trường, phỏng vấn sâu các giáo viên được phân công giảng đạy về HIV/AIDS và SKSS vị

thành niên

2.3.3 Tập huấn cho điều tra viên và giám sắt viên

Các điều tra viên và giám sát viên đã được tập huấn 2 ngày về kỹ năng điêu tra, cách chọn mẫu và nội dung của bộ câu hỏi Trong quá trình tập huấn và

điều tra thử các điều tra viên đều đạt tiêu chuẩn

2.4 Đạo đức trong nghiên cứu

Tuân thủ theo qui trình đạo đức nghiên cứu của Trường đại học Y tế công cộng

2.5 Thời gian nghiên cứu

Thang 11 va 12 nam 2005

Trang 33

Chương 3

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lớp và giới tính

Trong tổng số 1842 đối tượng học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu, tỷ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu là 53,6%, nhm học sinh là 46,4%, trong đó số học sinh lớp 10 chiếm 40,6%, lớp 11 là 31,7% và lớp 12 là

27,7% (P > 0,05)

Bang 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính

Học sinh ở nhóm tuổi 15 tham gia nghiên cứu chiếm nhiềù nhất (38,5%),

tiếp theo là học sinh ở nhóm tuổi 16 và 17, ít nhất là nhóm tuổi 19 (0,3%) (P>

0,05) Tuổi trung bình học sinh tham gia nghiên cứu là 15,9 + 0,9, trong đó học

Trang 34

sinh lớp 10 là 15,0 + 0,3 tuổi, lớp 11 là 16,9 + 03 tuổi và lớp 12 là 17,0 + 0,4 tuổi

3.2 Kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIĐS và các bệnh STDs 3.2.1 Kiến thức và thái độ

3.2.1.1 Kiến thức về lây truyền HIV Bảng 3.3 Số học sinh đã nghe nói về HIV/AIDS

Tỷ lệ học sinh lớp 10 và lớp 12 đã nghe nói về HIV/AIDS chiếm tới

99,7%, lớp 12 có tỷ lệ thấp hơn so với hai khối trên; riêng đối với giới, học sinh

nam nghe nói về HIV/AIDS nhiều hơn so với nữ học sinh (P > 0,05)

Bảng 3.4 Số học sinh biết các đường lây nhiễm HIV/AIDS sang người khác

QHTD với| 733| 9832| 578| 993| 502| 99,0| 970| 98,8| 843| 98,8 người nhiễm

Trang 35

nhiễm HIV va me bị nhiễm HIV truyền cho con lúc còn bào thai rất cao (từ

86,2% đến 99,3% ở học sinh các khối) Về hiểu biết về lây nhiễm HIV/AIDS

theo giới tính, học sinh nam và nữ biết đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục với ”

người nhiễm rất cao (98,8% cho cả hai giới), đặc biệt nữ học sinh có tỷ lệ biết

các đường lây nhiễm HIV/AIDS khác cao hơn so với nam học sinh

Bảng 3.5 Tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS

sach

Không QHTD | 717} 96,1] 569| 97,8) 501] 98,8) 961] 97,9] 826] 96,8 bừa bãi

Tránh không | 132| 17/7| 85 | 14,6] 85 | 16,8] 159) 16,2] 143] 16,8 QHTD

Trang 36

Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh hiểu sai cách lây nhiễm HIV/AIDS

Hiểu sai cách Phân bố theo lớp Phân bố theo giới

đĩa, cốc, chén (16,8%; 11,0% và 6,9% tương ứng với từng khối; 12,3% và 12,1%

tương ứng với giới nữ và nam)

Bảng 3.7 Tỷ lệ học sinh hiểu sai cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS

VS sach sé co} 392 | 52,5] 269 | 46,2] 254 | 50,1} 529 | 53,9 | 386 | 45,3 quan SD

Trang 37

Cũng tương tự như kết quả bảng 3.6 số đối tượng học sinh trung học phổ

thông ở Hải Phòng hiểu biết sai về cách phòng lây HIV/AIDS chỉ cần vệ sinh

sạch sẽ cơ quan sinh dục là có thể phòng được sự lây nhiễm HIV/AIDS (52,5%;

46,2% và 50,1% tương ứng với từng khối; 53,9% và 45,3% tương ứng với giới nữ

và nam) và cũng như phòng tránh muỗi đốt, không ăn uống chung với những

người bị nhiễm HIV/AIDS

Bảng 3.8 Tỷ lệ học sinh biết có vác xin phòng HIV/AIDS

Trong tổng số 1842 học sinh trung học phổ thông đã tham gia nghiên cứu,

tỷ lệ học sinh lớp 10 biết hiện nay chưa có vác xin phòng HIV/AIDS là 47,5%,

lớp 11 là 52,1% và lớp 12 là 52,5%; riêng theo giới tính thì nam giới biết hiện

nay chưa có vác xin phòng HIV cao hơn so với nữ giới (55,0% và 46,2% tương ứng với nam và nữ) và có sự khác nhau về biết chưa có vác xin phòng HIV có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới này (P < 0,01)

Bảng 3.9 Tỷ lệ học sinh biết có thuốc điều trị khỏi HIV/AIDS

trị AIDS Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Nữ Nam

Da cd 43 5,8] 45 7/71 32 6,3] 56 5,7) 64 7,5 Chưa có 476 | 63,8 | 385 | 66,2 360 | 71,0| 6ói | 67,3] 5601) 65,7

Không biết 227) 30,4| 152 | 26.1| 115 | 22/7) 265 270 229 | 26,8

746 100 | 582 | I100| 507 | 100) 982 | 100| 853 100

Trang 38

Cũng tương tương tự kết quả ở bảng 3.9, số học sinh biết hiện nay chưa có thuếc điều trị khỏi căn bệnh AIDS tương đối cao, cụ thể học sinh khối lớp 10 có

63,8%, khối lớp 11 có 66,2% và khối lớp 12 có 71,0% biết hiện nay trên thế giới

vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ này

3.2.1.2 Kiến thức về lây truyền các bệnh qua đường tình dục và VGVR

Bảng 3.10 Tỷ lệ học sinh biết về các bệnh lây theo đường tình dục

748 | 100/584] 100/510} 100) 988 |; 100) 854 | 100

Tỷ lệ hoc sinh biết về các bệnh lây theo đường tình dục tang theo khối lớp học, từ khối lớp 10 đến khối lớp 12, đặc biệt khi so sánh giữa nam và nữ học sinh các khối học sinh trung học phổ thông tại Hải Phòng thì tỷ lệ hiểu biết này có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)

Bảng 3.11 Kết quả trả lời của học sinh về xác định các bệnh lây theo đường tình

Trang 39

Tỷ lệ học sinh xác định được các bệnh lây qua đường tình dục cao nhất vẫn

là HIV/AIDS (trên 97% số học sinh biết bệnh này), tiếp theo là bệnh giang mai

(tăng từ 78,2% đến 87,7%), bệnh lậu (từ 67% đến 74,5%) Tỷ lệ học sinh biết

được bệnh viêm gan vi rút B là bệnh lây theo đường tình dục rất thấp (không quá 16% đối với học sinh lớp 12 và 9,6% đối với học sinh lớp 10) và vẫn còn một tỷ

lệ nhỏ học sinh cho bệnh cúm, sởi, thuỷ đậu và quai bị là bệnh lay theo đường tình dục

Tránh không | 125 | 1933| 77 | 14/8| 91 | 19,7] 152} 17⁄4| 141 | 187 QHTD

Trang 40

10 có tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn so với học sinh các khối lớp 11 và 12 Nhưng

đáng tiếc, vẫn còn một số học sinh hiểu lâm các phòng bệnh lây ĐI đường tình dục là tránh muỗi đốt, không ăn uống chung, tiếp xúc với người bị pênh, nhưng

tỷ lệ này thấp dần từ học sinh khối lớp 10 đến khối lớp 12 |

Diéu trikhdi | 246 | 38,0} 197 | 37,8) 184 | 39,8} 321 | 36/7|306| 40,5 Không khỏi 142 | 21,9| 107 | 20,5| 128 | 27,7) 211 | 24,11 166 | 22,0 Không biết 259 | 40,0| 217 | 41,7| 150 | 32,5 | 342 | 39,1 | 284 |_ 37,6

Tỷ lệ học sinh hiểu biết về các bệnh lây theo đường tình dục có thể điều trị

khỏi rất thấp, chỉ có 36,7% học nữ và 40,5% học sinh nam biết các bệnh này có

thể điều trị khỏi (trừ HIV/AIDS), số học sinh còn lại cho rằng các bệnh này là

điểu trị không khỏi hoặc không biết có điều trị khỏi không (P > 0,05) Khi so

sánh giữa học sinh các khối với nhau, kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh khối lớp 11 biết các bệnh lây theo đường tình dục có thể điều trị khỏi thấp hơn so với học sinh khối lớp 10 và khối lớp 12 và có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về hiểu

biết các bệnh lây theo đường tình duc có thể điều trị khỏi giữa các khối này (P< 0,05)

Bảng 3.14 TỶ lệ học sinh biết hiện nay đã có vác xin phòng viêm gan do vì rút

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w