Kiến thức về học thuật, sự tận tình trong giảng dạy, hướng dẫn của các thầy đã giúp tôi có được những kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong nghiên cứu khoa học.. Các nghiên cứu về kiến th
Trang 1HOÀNG THỊ XUÂN HƯƠNG
pANH GIA KIEN THUC, THAI DO VA Ti LE TUAN THU RUA TAY CUA NHAN VIEN Y TE TAI BENH VIEN DONG DA, HA NOI TRUOC VA SAU KHI TRIEN KHAI DU AN “TANG CƯỜNG VỆ
SINH BENH VIEN NAM 2010 — 2011”
LUẬN VAN THAC S¥ Y TE CONG CONG
Trang 2'LỜI CẮM ƠN |
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo Sau Đại Học, các thầy cô giáo Trường Đại Học Y Tế Công cộng Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong khóa học này
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS
Phan Trọng Lân, TS Trần Quang Huy - Giáo viên hướng dẫn, đã luôn nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này Kiến thức về học thuật, sự tận tình trong giảng dạy, hướng dẫn của các thầy đã giúp tôi có được những kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong nghiên cứu khoa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS Nguyễn Bích Lưu, ThS Phạm Đức Mục,
TS Nguyễn Việt Hùng, ThS Trần Hữu Luyện đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng
để tôi hoàn thiện nghiên cứu này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội, đặc biệt là các cán bộ công tác tại phòng Điều dưỡng và Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá
trình triển khai nghiên cứu tại bệnh viện
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế
đã hỗ trợ cho nghiên cứu này
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bè bạn, đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và trong quá trình học tập vừa qua
Mặc dù đã rất cố gắng song đây là đề tài nghiên cứu mới tại Việt Nam, cả về lĩnh vực nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, do đó, không tránh khỏi những mặt còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia để tôi rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu sau này
Xin tran trong cam on!
Hà nội, ngày 1Š tháng 07 năm 2011 Hoàng Thị Xuân Hương
Trang 3MUC LUC
TÓM TÁT NGHIÊN CỨUU . -°°++°+++++++ttetettttrstterrstrrrrtrrrrte IX CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN TÀI LIỆU . -e°°5°e++e+2+++ttreetteerettereree 4
1.1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay . -+ -+erererrrtrtrttrtrtrrrrrtrrrre 4
1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện -5++°++++rrtetrtrrrrrrttrrtttrttttrtrrrrrtrrrririie 5
1.2.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện -:::++++++tttttrrrreretertrterh 5
1.2.2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện . -+: +++++rrtttrrerrrrtteh 5
1.2.3 Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện hién may seecsecsecsseesseeeseesnneesnteessees 6
1.2.4 Hau quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện -+-+++e++trtreertttrrrrree 6
1.3 Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 10 1.4 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của
1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới -c::++errereerrrrrrrrtrttrrtrrtrrrrrrrrrrrrriin 14
1.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam . -eerserrerererrrrerterrdrrrrrrrrrrrrrr 14
1.5 Các hoạt động của dự án Tăng cường vệ sinh bệnh viện nhằm làm tăng tỉ lệ
tuân thủ rửa tay tại bệnh viện Đống Đa — Hà Nội . -++rrereeeeeerrrrrreee 15 CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng, thời gian tiến hành nghiên cứu -‹ +++t+terertrttrtrretee 17 2.2 Phương pháp nghiên cứu -+++*eeererertrerrertrtrtrrterttrrrerrrrrrrre 17
2.3 Chon mau va cd HIỂU ổn lÁC tha 62-docnoorissokbcSIIEP 0 17
2.4 Cách thức tiến hành nghiên cứu -:-++++++++++rttrtterttrrttrrttrtrtrtrtre 17
35 Các khái niệm ° 062215052 keasseiieeieniiireinii2144eetssbsetle9neSHRERRSI 18
2.6 Các biến số nghiên cứu -cc +++rttttrrtrrrrtrtrrtrrtrtrrrrrrirrrrrrrrrrre 20
2.7 Phương pháp phân tích SỐ TU có d0 cyeeceeeneeeeieiiieeiieeteiserdbietssdmekl 25
CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU . -©eees+++er+vvttteeetrree “Xi
3.1 Thong tin chung về đối tượng nghiên cứu . -‹ -++-e+t+terrrtrrerree ZT 3.2 _ Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can THIÊU saaecarode 29
Trang 4(Centre for Diseases Control and Prevention)
DD Điều dưỡng
HIV Vi rút gây Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
HSCC Hồi sức cấp cứu
MRSA Tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin
(Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus)
NVYT Nhân viên y tế
Trang 53.3.1 Kiến thức vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp - - -c+sssseseensee 31
3.3.2 Kiến thức vệ sinh bàn tay theo giới tính .- -: -: ++c++ecceeeererereee 32 3.3.3 Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn 33
3.3.4 Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo các khoa lâm sàng 34 3.4 _ Thái độ của NVYT với tuân thủ vệ sinh bàn fay -+eeereeee 35
3.4.1 Thái độ của NVYT với tuân thủ vệ sinh bàn tay . -‹ -+-+-++ 35
3.4.2 Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
VI 0t ĐA x xxctsesersesessesgrsasiasgz08E34TT 7 TTETTE TT VYSU lujá»54800n4xï1A23482.04028,E443213010-3mSS4IS% 39
3.4.3 Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo giới tính 39
3.5.1 Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp 40 3.5.2 Sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo một số yếu tố 41
3.7 Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ rửa tay của NVYT 45
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN . -« e°-esseeseerstrsetreetrsrnrtrerrnrarrnsii 46
4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiÊn cứU esseneieeiisrieiiree 46
4.2 Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT trước và sau can thiệp -.- 47
4.2.1 Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp . 48
4.2.2 Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học VẬN cac 48
4.2.3 Kiến thức vệ sinh bàn tay theo các khoa lâm sàng . - - - -‹ - 48 4.3 Thái độ của NVYT với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can thiệp 2 4.4 Thực hành vệ sinh bàn tay của NVYT tại bệnh viện Đống Đa trước và sau can
UP Bö ai san T6 sẽ 51 4.4.1 Su khác biệt về tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo nghề nghiệp 53
4.4.2 Sự khác biệt về tỉ lệ TTRT của NVYT theo các khoa lâm sàng 54 4.5 Phương thức rửa tay của NVYT trước và sau can thiỆp -. -+ a
GHI ƯƠNG Si BT WUAN css ccasiscsecrcateeeree Pet tata sensisteecnoseonssesssossoniessvusncan taney 60
Bile Rien thie ve VSBT cilia NV YT Coie cirri recs estncvine es seserseesnsnisnnsanvayveniarerampent 60
Trang 65.2 Thái độ của NVYT với sự tuân thủ VSBÏT -+<eceeeherrdrrrerrree 60
5.3 Thực hành VSBT của NVYTT -‹c+c« set 60
CHƯỜNG 6: KHUYẾNNGHỊ a 6 200866 cnŸiỲiinisaeiesannidi 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO -. -s<5sseeevvseeetrtsteerrtterrrrirriiitse 62
PHỤ LLỤCC . < 5< 5< Ss+<E239399 9 91580100044030003030010000100000000000100 67
Phụ lục 1 Trang thông tin nghiên cứu - -++++++++++retetretetetetertrrrtree 67 Phụ lục 2 Phiếu điều tra kiến thức và thái độ với thực hành rửa tay thường quy 68 Phụ lục 3 Cách chấm điểm phần Đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay 74 Phụ lục 4: Cách chấm điểm phần Đánh giá thái độ với vệ sinh bàn tay 77 Phụ lục 5 hiểu đánh giá sự tuân thủ rửa tay của NVYT -eeeree „ 78 Phụ lục 6 Quy trình rửa tay thường quy bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh do Bộ y tẾ ban Tí Tố asc fan avaichcivenrvacensecarseasvroodsasbabas 80 Phụ lục 7 Khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ rửa tay của nhân VIÊH ý ÍÊ coi 222 nesssnesstsgBiiE 15T TT VY vạt tnrxeneeescliesidlSE31117749.15831410000608 81
Trang 7Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh
Tỉ lệ rửa tay đúng theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh
Trang 8DANH MUC CAC BANG
Tổng hợp các nghiên cứu chỉ phí cho điều trị NKBV từ năm 1977 —
2000 tại một số quốc gia trên thế giới Các biến số sử dụng trong nghiên cứu Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu
Thông tin về giáo dục VSBT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp
Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau khi can
thiệp
Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo giới tính
Tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt về VSBT theo các khoa lâm sàng
Thái độ của NVYT với tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can
thiệp
Thái độ của NVYT về mối liên quan giữa vệ sinh bàn tay và nhiễm
khuẩn bệnh viện
Thái độ của NVYT với việc phải rửa tay nhiều lần trong ngày
Thái độ của NVYT với sự tuân thủ VSBT trong công việc
Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ TTRT
Trang 9Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo giới tính
Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của BS và Điều dưỡng
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo các khoa lâm sàng
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo thời điểm quan sát
Phương thức rửa tay của NVYT
39
39
40 4]
42
43 45
Trang 10ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của ngành
Y tế và của toàn xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Tổ chức Y
tế thế giới đã khuyến cáo: Rửa tay thường quy với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là một biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện Năm 2010, dự án Tăng cường vệ sinh bệnh viện được triển
khai tại bệnh viện Đống Đa — một bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và
cũng là cơ sở điều trị bệnh nhân HIV lớn nhất thành phố Dự án do Cục quản lý
Khám, chữa bệnh là cơ quan chủ quản, với sự hỗ trợ của Quỹ Unilever Việt Nam
Dự án đã có các hoạt động nhằm tăng cường kiến thức về VSBT và cải thiện tỉ lệ
tuân thủ rửa tay của NVYT như: tổ chức các buỗi tập huấn kiến thức về vệ sinh tay; tăng cường thêm các phương tiện vệ sinh tay như lắp thêm các bồn rửa tay mới, cung cấp xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn; dán các poster khuyến khích NVYT tuân thủ vệ sinh bàn tay trong khi khám/chăm sóc người bệnh
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm
nâng cao kiến thức, thái độ và sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Đống Đa, Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trước và sau can thiệp, được tiến hành từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011
Kết quả: Số lượng NVYT tham gia nghiên cứu TCT là 190 đối tượng, SCT 1a 160
Kết quả cho thấy, có sự tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê về kiến thức vệ sinh
bàn tay của các NVYT (59.5% so với 82.5%, p<0.001) Tỉ lệ NVYT có thái độ tích
cực đạt tỉ lệ cao (trên 90%), không có sự khác biệt trước và sau can thiệp Tỉ lệ tuân
thủ rửa tay tại BV SCT tăng lên một cách có ý nghĩa so với TCT (53.1% tăng lên 60.4%, p<0.05) Nghiên cứu cho thấy các Điều dưỡng là người có kiến thức tốt hơn
và có tỉ lệ TTRT cao hơn các Bác sỹ
Trang 11có/thiếu khăn lau tay (14.9%)
Khuyến nghị: Từ những kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra khuyến nghị sau:
- _ Bệnh viện cần duy trì các hoạt động tập huấn, giao ban, chia sẻ kinh nghiệm
nhiễm, Ngoại, Hôi sức câp cứu
Trang 12DAT VAN DE
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng
như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Có nhiều tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện như vi khuẩn, vi rút, nắm và ký sinh trùng [43]
Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp nơi trên thế giới WHO ước tính ở bat ctr thời điểm nào cũng có hơn 1.4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV [13] Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả đối của NKBV đối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phi điều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật
Chỉ phí điều trị cho một ca NKBV tại Việt Nam là từ 2 đến 32.5 triệu đồng tùy thuộc
vào cơ quan/bộ phận bị NKBV [16] Nỗ lực kiểm soát các tác nhân gây NKBV hiện tại
và tương lai vẫn còn là một thách thức đối với những nhà quản lý y tế, những nhà nghiên cứu, thầy thuộc và điêu dưỡng lâm sàng
Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát NKBV ngày càng được tăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm Các điều tra liên quốc gia do các nước và WHO tiến hành
cho thấy NKBV ở các nước Châu Âu và khu vực Tây Thái Bình Dương là từ 7.74 đến
9% [10] Tại Việt Nam, theo nghiên cứu được tiến hành tại 62 bệnh viện khu vực phía
Bắc năm 2009 cho thấy, tỉ lệ NKBV là 7.8%, các vị trí, cơ quan hay gặp NKBV là: nhiễm khuẩn phổi (41.9%); Nhiễm khuẩn vết mổ (27.5%); nhiễm khuẩn tiết niệu
(13.1%); các nhiễm khuẩn khác (17.5%) [5]
Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay
nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu [43] WHO đã khuyến cáo, rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng NKBV [13] Nhiều nghiên cứu
cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyên tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: khi tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ
48% lên 66% thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16.9% xuống còn 9.9% [37] Tại
Trang 13bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh [3]
Từ năm 2007, dự án “Tăng cường vệ sinh bệnh viện” do Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, đã được triển khai với một trong những mục tiêu là nâng cao tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại các bệnh viện lên 60% bằng việc đầu tư, lắp đặt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ việc rửa tay và tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về vệ sinh bàn tay cho các nhân viên y tế Năm 2010,
dự án được triển khai tại BV Đống Đa —- Hà Nội Với sự can thiệp của dự án và phối
hợp thực hiện của Bệnh viện, liệu kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân
viên y tế tại BV Đống Đa có tăng lên phù hợp với mục tiêu mà dự án đề ra hay không là câu hỏi mà chúng tôi quan tâm Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Dong
Da - Hà Nội trước và sau khi triển khai dự án “Tăng cường vệ sinh bệnh viện năm
2010 - 2011”
Trang 14MỤC TIÊU VÀ GIẢ THUYÉT NGHIÊN CỨU
3 Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm kiểm định giả thuyết có sự tăng lên một cách mang ý nghĩa thống kê
về:
ii Tỉ lệ NVYT có thái độ tích cực với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay SCT so với
Tet,
iii Tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV SCT so với TCT.
Trang 15Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh
viện đã tử vong do sốt hậu sản Nguyên nhân là do vi khudn Streptococcus pyogenes Nam 1843, bac si Oliver Wendell Holmes (Hoa Ky) cho rằng, vệ sinh bàn tay có thé phong ngira duge sốt hậu sản Trước tỉ lệ sốt hậu sản tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ, ông tin tưởng rằng nguyên nhân chính là do sự lây truyền vi khuẩn từ sản phụ này sang sản phụ khác qua bàn tay các bác sỹ Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối
[24]
Cuối những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818-1865) khám phá ra sự khác biệt về tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện Năm 1846, Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng thực hành một kỹ thuật rửa tay: Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa, nơi mà chỉ có các bác sĩ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản là 13.1%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thực hành cho
nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03% Ông quan sát và thấy răng các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm khám mỗi bệnh nhân, thậm chí sau khi mỗ tử thi Trên cơ
sở đó, ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không rửa của các bác sỹ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh Vì vậy, ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để rửa tay vào thời điểm chuyên tiếp sau mỗ tử thi sang thăm khám bệnh nhân Kết quả cho thấy tý lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 % xuống 2,38% Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của Semmelweis là quá nhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay của họ chính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản Một
số người khác thì cho rằng kết quả nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng khoa học Năm 1849 ông bị sa thải khỏi bệnh viện Vienne và tới làm việc ở khoa sản phụ bệnh vién Pest's St Rochus 6 Hungari (1851-1857) [10] Ngay nay, 6 Hungary, người ta lập
Trang 16nên bảo tàng Semminweis, bệnh viện Semminweis Tại Áo người ta thành lập bệnh
viện sản khoa Semminweis và ông đã được ghi nhận là người mở đường cho học thuyết
về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện
Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sĩ Louis Pasteur đã lên tiếng:
“Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản chính là các bác sĩ
đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh roi khám các bà mẹ mạnh kho¿” Sau đó, ông đã đưa ra lý thuyết về “Mầm bệnh” và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker (Hoa Kỳ) đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhỉ
[24]
Nam 1992, tap chi Y hoc New England (the New England Journal of Medicine) công bố kết quả nghiên cứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu Báo cáo cho thấy, mặc
dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa
tay ở nhân viên y tế chỉ xấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48% Cũng năm đó CDC
ước tính mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 2,000,000 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh
viện và chỉ phí cho việc điều trị các bệnh nhân trên tiêu tốn hơn 45 tỉ đô la Mỹ Năm
1993 đã có 11 nhân viên y tế mặc bệnh viêm gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc với 1 trong 2 bệnh nhân viêm gan A [24]
1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện
12.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các
nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kế từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng
như không ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện [43]
12.2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút, nắm và ký sinh trùng
Trong đó nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua thủ thuật đặt dẫn lưu nước tiêu không
đảm bảo vô khuẩn là phổ biến nhất, đứng hàng thứ 2 là viêm phổi [38].
Trang 17phải đối diện với NKBV Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại 55 bệnh viện của 14 nước trên các châu lục, khoảng 8.7% bệnh nhân nội trú mắc NKBV [43]
Tại Hoa Kỳ, theo Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh (CDC) có khoảng 5 — 10% bệnh nhân nội trú mặc NTBV, ước tính mỗi năm trên toàn quốc có khoảng hơn l triệu người mắc NTBV Trong số này, có đến 36% các NTBV có thể phòng ngừa được băng việc NVYT tuân thủ các qui định và hướng dẫn trong chăm sóc bệnh nhân [38]
Tại Châu Âu, theo thống kê của WHO năm 2008, tỉ lệ NKBV tại các BV ở Châu
Âu giao động từ 4% đến 10% [43]
* Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện năm 2006 — 2007 tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc đại diện các tuyến: Trung ương, tỉnh/Thành phố và Quận/Huyện cho thấy, tỉ lệ NKBV trung bình là 7.8% Trong đó các bệnh viện tuyến
TW có tỉ lệ NKBV là 5.4%; các BV tuyến tỉnh/thành phố có tỉ lệ NKBV là 8.3% cao
hơn tỉ lệ NKBV ở các BV tuyến quận/huyện là 6.4% Tác nhân gây NKBV hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa, tiếp đó là Acinetobacte baumani va nắm Candida [5]
1.2.4 Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nè với bệnh nhân cũng như
các nhân viên y tế Các hậu quả của NKBV bao gồm:
a) Tăng chi phí và tăng ngày điều trị:
Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội năm
2008 cho thấy, mỗi nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian năm viện trung bình
từ 9.4 đến 24.3 ngày và làm tăng chỉ phí điều trị trung bình từ 2-32.3 triệu đồng [16]
Đây quả là một số tiền lớn so với mức thu nhập trung bình của người dân tại thời điểm
năm 2008 mới là 1024 USD tương đương gần 16 triệu đồng [12].
Trang 18Theo thống kê của CDC (Hoa Kỳ) năm 2009, ước tính hàng năm Hoa Kỳ phải
chỉ một số tiền cho việc điều trị NKBV là từ 28 đến 48 tỉ đô la Mỹ [34] (tương đương
từ 378,000 tỉ đến 816,000 tỉ đồng), cao hơn tông ngân sách nhà nước của Việt Nam chỉ
cho Đầu tư phát triển và phát triển kinh tế xã hội năm 2008 (494,600 tỉ đồng) [15] Nhiều nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ cho thấy, NKBV kéo dài thêm thời gian nằm viện trung bình từ 7.4 đến 9.4 ngày [40]
Các bệnh nhân mắc NKBV đòi hỏi nhu cầu chăm sóc và điều trị cao hơn do đó làm tăng thêm áp lực công việc cho các nhân viên y tế vốn đã làm việc trong tình trạng quá tải
Sau đây là bảng tông hợp các nghiên cứu về chỉ phí cho điều trị NVKB kéo dài từ năm
(£)* Nhiễm Haley và cộng sự |Hoa | Tat ca 177 1 1,031 khuẩn 1981 Kỳ
Trang 19Coello và cộng|Anh |Phẫu thuật tổng | 12 10.2 1,798
su, 1993 hop, chan thương
va san khoa
Plowman và|Anh |Nội, Ngoại, chấn | 38 7 1,594
cộng sự 1999 thương, Tiết niệu,
sản phụ khoa,
chăm sóc người già, TMH
Nhiễm Kappstein và | Đức | Điều trị tích cực 34 10.13 6,405 khuẩn phối cộng sự 1992
Trang 20
Coello và cộng|Anh |Phẫu thuật tổng | 48 8 2,080
và sản khoa
Plowman và|Anh |Nội, Ngoại, chấn | 57 29 8,631
cộng sự 1999 thương, Tiết niệu,
cộng sự 1999 thương, Tiết niệu,
*: Các giá được tính theo bảng Anh theo số liệu y tế (1996) của tổ chức OECD (tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế - Organization for Economic Co-operation and development) và được điều chỉnh theo giá của năm 1999/2000 có tính đến trượt giá của chi phí đâu vào tại bệnh viện ở Anh
Trang 21b) Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật
Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh (ví dụ như MRSA - tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin) là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các bệnh viện Tại Hoa Kỳ,
tháng 10/2010, CDC công bố số người chết do MRSA đã vượt quá số người chết vì bệnh AIDS Trong số các bệnh viện được khảo sát, MRSA được tìm thấy ở 176 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 45%, trong đó 7,7% bị lây khi đang nằm viện Ở Anh, mỗi năm có
khoảng 5000 bệnh nhân chết vì MRSA Tại Đức, Italia và Bồ Đào Nha, tỷ lệ tử vong do
nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới hơn 50% Tại châu Á, các chủng loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh được xác định là nguyên nhân gây ra từ 70 - 80% trường hợp lây nhiễm trong bệnh viện Theo giáo sư Xiao Yonghong của Viện Dược lý lâm sàng của trường
ĐH Bắc Kinh, tỷ lệ lây nhiễm MRSA trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ 30%
lên 70% [8]
c) Các hậu quả khác
NKBV con làm tăng tỉ lệ tử vong và tăng các biến chứng cho người bệnh Các NKBV là nguyên nhân gây tử vong cho 99.000 bệnh nhân tại Hoa Kỳ năm 2002 [34] Không chỉ gây biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, là nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên
y tế, NKBV còn làm giảm chất lượng điều trị và uy tín của bệnh viện
NKBV lây truyền qua một số con đường, tuy nhiên việc lây truyền thông qua
bàn tay của nhân viên y tế là phổ biến nhất [26]
NKBV gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với bệnh nhân mà còn đối với các nhân viên y tế Sự tuân thủ rửa tay của NVYT (như rửa tay với nước và
xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn) được coi là biện pháp đơn giản
và hiệu quả nhất để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn bệnh viện [26]
Bàn tay nhân viên y tế chứa từ 3.9 x 10” đến 4.6 x 10 vi khuẩn [28] Trong một
nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên trên 77 bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viện
Trang 2211
Chợ Rẫy — TP Hồ Chí Minh cho kết quả, trung bình có 267,378 vi khuẩn/cm”, trong
đó: bàn tay của BS có chứa 275,110 vi khuẩn/cm ; bàn tay Điều dưỡng chứa 126,875
vi khuẩn/cm” [13]
Vệ sinh bàn tay đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân Hiệu quả của vệ sinh bàn tay với các loại hóa chất khác nhau được mô tả ở hình 1
A= tay chưa rửa B= tay sau khi rửa với nước và xà phòng
C= tay sau khi sát khuẩn băng dung dịch cồn
Hình 1 Hiệu quả của việc rửa tay với các loại hóa chât khác nhau
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay bằng dung dịch có chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyên tác nhân gây bệnh trong các CƠ SỞ
y tế [35] Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến 1997 trên 20,000 cơ hội rửa tay của NVYT tại BV Geneva đã cho thấy: khi tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48% (1994) lên 66% (1997) thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16.9% (1994) xuống còn 6.9% (1997) [37] Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỉ lệ NKBV Tại BV Hà Đông, tỉ lệ NKBV giảm từ 14.8% (trước can thiệp) xuống còn 1.28% (sau can thiệp) [9]
Trang 23Đánh giá được tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay trong việc phòng ngừa và giảm bớt tỉ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ V tế đã đã ban hành Quy trình rửa tay thường quy có minh hoạ bằng hình ảnh Năm 2007, dựa trên hướng dẫn mới nhất của Tổ chức
Y tế Thế giới về phương pháp rửa tay thường quy và sát khuẩn tay bằng cồn, Bộ Y tế
đã mời các chuyên gia y tế và chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn sửa đổi quy trình cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và ban hành công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng
10 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướng dẫn mới và treo Quy trình rửa tay bằng hình ảnh ở
những vị trí thuận lợi để nhân viên y tế thực hiện theo quy định [2] Năm 2002, Bộ Y tế
đã ban hành Thông tư 18/2009/ TT-BYT: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK
tại các cơ sở khám, chữa bệnh Điều 1 của Thông tư quy định “Thấy thuốc, nhân viên y
tế, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế Người bệnh và người nhà người bệnh, khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của
cơ sở khám, chữa bệnh ” [3]
Các thời điểm nhân viên y tế bắt buộc phải vệ sinh bàn tay bao gồm:
(1) Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
(2) Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
(3) Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
(4) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể
(5) Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh bệnh nhân
Trang 2413
Quy trình VSBT của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay
chứa cồn gồm 6 bước như hình vẽ sau
NVYT
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các bệnh viện nhằm
đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT, trong đó có một số nghiên cứu được thực
hiện theo phương pháp đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ vệ
sinh bàn tay trước và sau can thiệp Các can thiệp nhằm tăng cường kiến thức về tỉ lệ
tuân thủ VSBT thường có một số hoạt động như: tổ chức các buổi tập huấn, xem video
clip, nghe các bài giảng về vệ sinh bàn tay cho NVYT, tăng cường số lượng các vị trí
rửa tay, cung cấp hóa chất sát khuẩn tay nhanh, giám sát sự tuân thủ rửa tay và phản hồi
lại với các NVYT để họ biết và tuân thủ tốt hơn, tổ chức các chiến dịch khuyến khích
NVYT rửa tay [20]
Trang 251.4.1 Nghiên cứu trên thế giới
Tuân thủ vệ sinh bàn tay phòng tránh được nhiễm khuẩn bệnh viện, tuy nhiên tỉ
lệ tuân thủ rửa tay của các nhân viên y tế còn rất thấp Tại Hoa Kỳ, một số nghiên cứu
về tỉ lệ này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2000 cho thấy, tỉ lệ
tuân thủ rửa tay chỉ đạt từ 29% đến 40% [35]
Năm 2002, tại Italia, Nobile và cộng sự đã tiến hành đánh giá Kiến thức, thái độ
và thực hành vệ sinh bàn tay của các NVYT tại các khoa hồi sức tích cực của 24 BV vùng Campania và Calabria Kết quả cho thấy 53.2% NVYT có kiến thức đúng, tỉ lệ có thái độ tích cực về vệ sinh bàn tay là 96.8%, thái độ tích cực của nhóm NVYT có trình
độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi cao hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm khác Trong nghiên cứu này tỉ lệ TTRT của NVYT tại thời điểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60% và sau khi chăm sóc người bệnh đạt 72.5% Tỉ lệ này ở nhóm nữ NVYT cao hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm khác [22]
Nghiên cứu của Khaled M và cộng sự thực hiện năm 2008 tại Bệnh viện Đại học
Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy, điều dưỡng có kiến thức về VSBT tốt hơn bác sỹ
nhưng các BS lại là những người tuân thủ RT tốt hơn (37.5%) tuy nhiên tỉ lệ RT đúng
của họ chỉ là 11.6% [31]
1.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Khoảng 10 năm trở lại đây, vệ sinh bàn tay của NVYT được chú trọng hơn tại Việt Nam, do đó đã có nhiều các nghiên cứu liên quan dén van dé nay
Năm 2005, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện tại một số
bệnh viện khu vực phía bắc cho thấy tỉ lệ NVYT nhận thức về VSBT chưa tốt ở mọi đối
tượng, mọi lứa tuổi Trong nghiên cứu này tỉ lệ NVYT có nhận thức tốt về VSBT chỉ
dat 42.2% [6]
Một nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và cộng sự thực hiện năm 2005 cho thấy, trước can thiệp tỉ lệ TTRT của NVYT chỉ là 6.3% Sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăng cường vệ sinh bàn tay, tỉ lệ TIRT đã tăng lên 65.7% [25]
Trang 2615
Nghiên cứu của Bàn Thị Thanh Huyền tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2010 cho
thấy 72% NVYT có nhận thức tốt về vai trò của VSBT Tỉ lệ này ở nữ là 76.1 cao
hơn một cách có ý nghĩa so với nam (62.5%) Tuy tỉ lệ có nhận thức tốt về vai trò của VSBT khá cao nhưng tỉ lệ TTRT chỉ đạt 34%, trong đó, điều dưỡng tuân thủ VSBT tốt hơn BS (34.9% so với 27%) [7]
tuân thủ rửa tay tại bệnh viện Đống Đa - Hà Nội
Bệnh viện Đống Đa là một bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội Bệnh
viện được thành lập từ năm 1970 Hiện nay bệnh viện có 21 khoa/phòng trong đó gồm
8 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng và 7 phòng chức năng Với tổng số giường thực
kê là 285 giường, trung bình 1 tháng, bệnh viện có 1370 bệnh nhân nội trú và đón tiếp
1515 lượt người đến khám Bệnh viện xây dựng đã lâu do vậy cơ xở vật chất chật hẹp, xuống cấp Bệnh viện lại được xây dựng trên cơ sở cũ của nhà thờ nên công năng không đồng bộ Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy 100% các khoa lâm sàng tại bệnh viện có điểm rửa tay nhưng phần lớn các điểm rửa tay này đều đặt ở khu vực hành lang, phòng hành chính của các khoa Có đến 80% buồng bệnh chưa được lắp đặt bình đựng dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn phục vụ nhu cầu VSBT của NVYT
Năm 2010, bệnh viện được lựa chọn là một trong sáu bệnh viện tham gia dự án
“Tăng cường vệ sinh bệnh viện” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế phối hợp
cùng Unilever Việt Nam thực hiện Một trong các hoạt động của dự án tại bệnh viện là
triển khai chiến dịch vệ sinh bàn tay với mục đích nâng tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân
Viên y tế lên 60% Dự án được thực hiện qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Khao sat số bồn rửa tay cần lắp mới, cần sửa chữa và số lượng các phương
tiện rửa tay khác cần cung cấp cho bệnh viện Khảo sát số lugng va cac vi tri dan poster
khuyến khích nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh bàn tay (tháng 7 năm 2010)
Tập huấn giảng viên về vệ sinh bàn tay và cán bộ thu thập số liệu (do Cục Quản lý
khám, chữa bệnh tổ chức vào tháng 10 năm 2010)
Đánh giá trước can thiệp (tháng 11 năm 2010)
Giai đoạn 2: Can thiệp (tháng 12/2010 đến tháng 2/2011)
Trang 27- Téchitc lé phat déng vé sinh bàn tay trong toàn bệnh viện với sự tham gia của
100% nhân viên y tế công tác tại bệnh viện
- Tap huấn về kiến thức, kỹ thuật và tầm quan trọng của việc vỆ sinh bàn tay cho 100% nhân viên y tế công tác tại bệnh viện
- _ Xây dựng và sửa chữa thêm 8 điểm rửa tay đạt tiêu chuẩn
- Cung cấp các phương tiện phục vụ vệ sinh ban tay: 500 khan lau tay, 801 dung dich xa phong diét khuẩn, 2160 bánh xà phòng diệt khuẩn, 650 chai dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn (dung tích 55ml/chai) cho NVYT trong bệnh viện
- Phát 500 tờ rơi về quy trình rửa tay cho các NVYT, in và dan 35 poster khổ lớn khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn
Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp (tháng 3/201 1)
Trang 2817
CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- _ Đối tượng nghiên cứu: Bác sỹ, Điều dưỡng đang công tác tại các khoa Lâm sàng (Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Đông Y, Khoa Khám bệnh, Khoa Nhi, Khoa Liên chuyên khoa) của bệnh viện
Đống Đa - Hà Nội
- _ Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011
Nghiên cứu mô tả trước sau can thiệp
Chọn mẫu toàn bộ: 190 Bác sỹ và Điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện (Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Truyền
nhiễm, Khoa Đông Y, Khoa Khám bệnh, Khoa Nhi, Khoa Liên chuyên khoa)
2.4 Cách thức tiến hành nghiên cứu
Đánh giá kiến thức và thái độ về vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế trước và sau can thiệp được thực hiện bằng phương pháp phát vấn, sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức và thái độ về vệ sinh bàn tay gồm 31 câu hỏi tự điền, thực hiện vào các buổi giao ban tại các khoa lâm sàng
Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế được thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm (quan sát không tham gia) Các quan sát viên sử dụng bộ công cụ và cách đánh giá sự tuân thủ rửa tay (được xây dựng dựa trên bộ công
cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ rửa tay đã được chuẩn hóa của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện trên khắp các bệnh viện toàn thế giới) chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý đối với NVYT và quan sát các đối tượng thực hiện những thao tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại buồng bệnh hoặc giường bệnh trong khoa Tthời gian của mỗi lần giám sát là 20+10 phút (tùy thuộc vào thao tác chăm sóc NVYTT thực hiện trên người bệnh), nếu hết thời gian quan sát NVYT chưa kết thúc thao tác chăm sóc bệnh nhân, thì quan sát viên tiếp tục quan sát cho tới khi NVYT hoàn thành thao tác chăm sóc đó, NVYT
Trang 29chỉ được ghi nhận có VSBT khi thực hiện quy trình này tại các vị trí VSBT trong buồng bệnh [44] Tại mỗi khoa tiến hành giám sát vào hai thời điểm 8h đến 9h sáng và 14h đến 15h chiều
Nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV (tháng 11 năm 2010) như đã mô tả trong phần trên
Giai đoạn 2: Can thiệp (tháng 12/2010 — 2/2010)
Giai đoạn 3: Đánh giá kiến thức thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV sau can thiệp (tháng 3 năm 2010)
Tổ chức đánh giá sau 3 tháng can thiệp Theo các nghiên cứu về tuân thủ rửa tay trên thế giới, thời điểm tiến hành đánh giá hiệu quả can thiệp tăng cường vệ sinh bàn tay trong các bệnh viện rất khác nhau và tùy vào quy mô của can thiệp, thời gian là từ 3
tuần [42] đến 9 tháng [41] [30], nghiên cứu dài nhất là 3 năm [37] Việc xác định được thời điểm đánh giá để thấy rõ sự thay đổi về kiến thức và sự tuân thủ rửa tay là khó
khăn Vì vậy, dựa trên các tài liệu tìm được và quy mô can thiệp, chúng tôi quyết định
lựa chọn thời điểm đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay tại bệnh viện
Đống Đa sau can thiệp trong nghiên cứu này là 3 tháng Cách thức tiến hành đánh giá
đã được mô tả như phần trên
Các công thức dưới đây được tham khảo từ Tài liệu đánh giá tuân thủ rửa tay của
NVYT của WHO [44]
Số lần RT của NVYT trong thời gian quan sát
Trang 3019
Rửa tay đúng: Rửa tay với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay nhanh theo đúng quy trình vệ sinh bàn tay gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn Số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sắt khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn
Rửa tay: Rửa tay dưới bất kỳ hình thức nào đúng hoặc không đúng theo quy trình vệ sinh bàn tay gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn Số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy
và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn
Thời gian thực hiện vệ sinh tay với nước và xà phòng là khoảng 45 - 60 giây, với dung dich sat khuẩn tay chứa cồn là từ 20 đến 30 giây
Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu:
(1) — Trước khi chuẩn bị dụng cụ
(4) Trước khi làm thủ thuật xâm lấn
(7) Sau khi làm thủ thuật xâm lấn
(9) Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, máu, dịch và các chất bài tiết
Trang 312.6 Các biên sô nghiên cứu
Bảng 2 Các biến số sử dụng trong nghiên cứu
4 Trung học chuyên nghiệp
ở bệnh viện phân |tự điền
loại
Trang 32
giới ước tính ở bất cứ thời điểm nào | loại
cũng có hơn 1 triệu người bệnh trên
thế giới mắc NKBV
1 Dung
2 Sai
3 Không biết
I Đúng
2 Sai
3 Khong biét
ở người bệnh và chính bản thân mình | loại
1 Đúng
2 Sai
3 Khong biét
kém để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh | loại
vién:
Trang 33
1 Đúng
2 Sai
3 Không biết
sinh bàn tay nhiễm bệnh cúm A HINI phân tự điền
1 Đúng loại
2 Sai
3 Không biết
12 |Tác dụng của vệ | Rửa tay thường quy loại bỏ hầu hết
1 Dung
2 Sai
3 Không biết
1 Đúng loại
2 Sai
3 Không biết
1 Đúng loại
2 Sai
3 Không biết
Trang 34
1 Dung
2 Sai
3 Không biết
dính máu, dịch và các chất bài tiết phải | phân tự điền
2 RT bằng cồn/dd sát khuẩn chứa cồn
oo , | loai
2 RT băng côn/dd sát khuân chứa côn
2 RT bang cén/dd sát khuẩn chứa cồn
19 | Hóa chấtrửatay | Bất cứ thời điểm nào bàn tay NVYT |Biến | Bộ câu hỏi
xuất hiện vết bẩn phải phân tự điền
2 RT bằng cồn/dd sát khuẩn chứa cồn
Trang 35
bệnh nội khoa phải phân tự điền
2 RT bằng cồn/dd sát khuẩn chứa cồn
2 RT bang cén/dd sat khuẩn chứa cồn ni
2 Sai
24 | Thực hành rửatay | Thời gian thích hợp cho 1 lần rửa tay | Biến Bộ câu hỏi
loại
Trang 36
kiểm
tế
2.7 Phương pháp phân tích số liệu
2.8
Các số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy
tính, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng phương pháp thống kê thông thường để phân tích
Kiểm định x2 được sử dụng để phân tích sự khác biệt giữa hai tỷ lệ và mối tương
quan giữa hai biến phân loại với p<0.05 là có ý nghĩa thống kê (khoảng tin cậy
95%)
Các biến liên tục được mô tả dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được
khẳng định bằng test T-student với p<0.05 là có ý nghĩa thống kê (khoảng tin cậy 95%)
Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban quản lý dự án Tăng cường Vệ
sinh bệnh viện tại Bộ Y tế và Bệnh viện Đống Đa Hà Nội
Đề cương nghiên cứu được Hội Đồng đạo đức trường ĐH YTCC thông qua
Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu
Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hoá
Nghiên cứu không có tác động nào trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu
Trang 37- _ Kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo lại tới Ban quản lý dự án tại BYT và bệnh viện nhằm phản ánh hiệu quả của can thiệp từ dự án và cải thiện tình hình vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại BV.
Trang 3827
CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
Bảng 3 Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Số lượng NVYT tham gia vào điều tra TCT là 190, SCT là 160 người Phan lớn
đối tượng nghiên cứu < 29 tuổi (chiếm trên 40%), tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp là 35.2 + 9.5 và sau can thiệp là 34.7 + 9.2, không có sự khác biệt
về tuổi của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (p>0.05)
Về giới tính, đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ (chiếm trên 70%) Không có sự khác biệt vê giới trước và sau can thiệp
Trang 39Bảng 4 Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu
Thâm niên công tác tại viện
Trang 40
Nhận xét:
Trước can thiệp, phần lớn các đối tượng đã được cập nhật kiến thức liên quan đến vệ sinh bàn tay (95.3%), và được hướng dẫn vẻ các quy định của BYT liên quan
đến tuân thủ rửa tay thường quy (98.9%) Tuy nhiên chỉ có 74.7% số đối tượng trả lời
đã được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học tại trường Y
3.2.1 Kiến thức về VSBT trước và sau khi can thiệp
Phần kiến thức về VSBT gồm 19 câu hỏi tự điền, trả lời đúng 1 câu được I1 điểm, tổng
điểm là 19 điểm NVYT Đạt được từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, đạt từ 0 — 10 điểm
là không đạt yêu cầu