BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA ĐIỀU DƯỠNG TẠ THỊ PHƯƠNG B00087 ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TỈ LỆ TUÂN THỦ RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA NGOẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
TẠ THỊ PHƯƠNG B00087
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TỈ LỆ TUÂN THỦ RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA NGOẠI VÀ KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP NHẰM TĂNG CƯỜNG VỆ SINH
BÀN TAY NĂM 2010 – 2011
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
TẠ THỊ PHƯƠNG B00087
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TỈ LỆ TUÂN THỦ RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA NGOẠI VÀ KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP NHẰM TĂNG CƯỜNG VỆ SINH
BÀN TAY NĂM 2010 – 2011
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Giáo viên hướng dẫn
ThS Vũ Thị Hồng Ngọc
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Trang 33 Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ NKBV 5
4 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ VSBT của
NVYT
7
5 Các hoạt động của dự án Tăng cường vệ sinh bệnh viện nhằm làm
tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội
8
Trang 46 Phương pháp phân tích số liệu 12
2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp 14 2.1 Kiến thức về VSBT trước và sau khi can thiệp 14 2.2.Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình
rửa tay thường quy
15
2.3 Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo một số yếu tố 16
3.2 Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay 19 3.3 Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp, giới
4.3 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các cơ hội của nghiên cứu 21
1 Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT trước và sau khi can thiệp 24
2 Thái độ của NVYT với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau khi
can thiệp
25
3 Thực hành vệ sinh bàn tay của NVYT trước và sau khi can thiệp 26
4 Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT tại
bệnh viện Đống đa – Hà Nội
29
1.Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT tại Bệnh viện 30
2 Thái độ của NVYT với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay 30
Trang 53 Thực hành vệ sinh bàn tay của NVYT 30
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Phạm Thị Minh Đức – Trưởng khoa Tại chức Điều dưỡng và các thầy cô giáo Khoa Tại chức Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong khóa học này
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến –ThS Vũ Thị Hồng Ngọc - Giáo viên hướng dẫn người đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến góp ý quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS Hoàng Thị Xuân Hương, ThS Nguyễn Đức Thắng đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để tôi hoàn thiện nghiên cứu này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội, đặc biệt là các cán bộ công tác tại phòng Điều dưỡng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu tại 2 khoa Ngoại
và Nội của bệnh viện
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã
hỗ trợ cho nghiên cứu này
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bè bạn, đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và trong quá trình học tập vừa qua
Mặc dù đã rất cố gắng song đây là đề tài nghiên cứu mới tại Việt Nam, cả về lĩnh vực nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, do đó, không tránh khỏi những mặt còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia để tôi rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu sau này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tạ Thị Phương
Trang 7ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Centre for Diseases Control and Prevention)
HIV Vi rút gây Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
MRSA Tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin
(Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus)
(World Health Organization)
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu 133
Bảng 2 Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của 133
Bảng 3 Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp 144
Bảng 4 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau khi can thiệp 144
Bảng 5 Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo nghề nghiệp 166
Bảng 6 Thái độ chung của NVYT với tuân thủ VSBT trước và sau can thiệp 177
Bảng 7 Thái độ của NVYT về mối liên quan giữa VSBT và NKBV 188
Bảng 8 Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay 199
Bảng 9 Thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp 199
Bảng 10 Thái độ với tuân thủ VSBT theo giới tính 20
Bảng 11 Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp 20
Bảng 12 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của BS và ĐD 21
Bảng 13 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo thời điểm quan sát 21
Bảng 14 Phương thức rửa tay của NVYT 23
Trang 9iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Hiệu quả của việc rửa tay với các loại hóa chất khác nhau 6
Biểu đồ 2 Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình rửa tay thường quy 155
Biểu đồ 3 Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo trình độ học vấn 176
Biểu đồ 4 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh 22 Biểu đồ 5 Tỉ lệ rửa tay đúng theo các cơ hội của NC trước và sau can thiệp 233
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện NVBK xảy ra ở khắp nơi trên thế giới Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả đối của NKBV đối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phí điều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật Chi phí điều trị cho một ca NKBV tại Việt Nam là từ 2 đến 32.5 triệu đồng tùy thuộc vào cơ quan/bộ phận bị NKBV [6] Nỗ lực kiểm soát các tác nhân gây NKBV hiện tại và tương lai vẫn còn là một thách thức đối với những nhà quản lý y tế, những nhà nghiên cứu, thầy thuốc và ĐD lâm sàng
Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát NKBV ngày càng được tăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay NVYT là một trong những nguyên nhân hàng đầu [4] Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyên tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên/học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh [1]
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các bệnh viện nhằm đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT, trong đó có một số nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ VSBT trước và sau can thiệp Các can thiệp nhằm tăng cường kiến thức về tỉ lệ tuân thủ VSBT thường có một số hoạt động như: tổ chức các buổi tập huấn, xem video clip, nghe các bài giảng về VSBT cho NVYT, tăng cường số lượng các vị trí rửa tay, cung cấp hóa chất sát khuẩn tay nhanh, giám sát sự tuân thủ rửa tay và phản hồi lại
Trang 11bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây ra NKBV cho bệnh nhân Hiện nay vấn đề vệ sinh bàn tay chưa được NVYT coi trọng, nhiều người khi tiến hành các kỹ thuật trên bệnh nhân đã không có ý thức tuân thủ vệ sinh bàn tay nên đã để lại nhưng hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như nhiễm khuẩn vết mổ, áp xe nơi tiêm…Vì vậy việc tăng cường kiến thức, thái độ, thực hành rửa tay cho NVYT là vô cùng quan trọng Bệnh viện Đống Đa là một trong những bệnh viện chưa có điều kiện để thực hiện tuân thủ rửa tay cho NVYT do cơ sở vật chất của bệnh viện chưa đồng bộ Bệnh viện được cải tạo xây dựng trên nền của nhà thờ cũ thời Pháp thuộc nên thiết kế các phòng bệnh chưa phù hợp, không có chỗ đề NVYT rửa tay Chính vì vậy Bộ Y tế đã chọn bệnh viện để triển khai Dự án Tăng cường vệ sinh bệnh viện nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành rửa tay cho NVYT tại đây Để đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại Khoa Ngoại và khoa Nội của BV Đống Đa có tăng lên sau khi có sự can thiệp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thái độ và
tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa Ngoại và khoa Nội bệnh viện đa khoa Đống Đa – Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay năm 2010-2011”
Trang 12
MỤC TIÊU
1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và sự tuân thủ rửa tay của NVYT tại khoa Ngoại và khoa Nội bệnh viện Đống Đa, Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay năm 2010-2011
2 Mục tiêu cụ thể
2.1 Mô tả kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại khoa Ngoại và khoa Nội tại bệnh viện Đống Đa trước (tháng 11/2010) và sau khi can thiệp (tháng 3/2011)
2.2 Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế (NVYT)
Trang 134
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1 Cơ sở khoa học của VSBT
Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh
viện đã tử vong do sốt hậu sản Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcus
pyogenes Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Hoa Kỳ) cho rằng, VSBT có
thể phòng ngừa được sốt hậu sản Trước tỉ lệ sốt hậu sản tại các bệnh viện ở Hoa
Kỳ, ông tin tưởng rằng nguyên nhân chính là do sự lây truyền vi khuẩn từ sản phụ này sang sản phụ khác qua bàn tay các bác sỹ Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối [12]
2 Nhiễm khuẩn bệnh viện
2.1 Định nghĩa NKBV
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), NKBV (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện
2.2 Tác nhân gây NKBV
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng Trong
đó nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua thủ thuật đặt dẫn lưu nước tiểu không đảm bảo vô khuẩn là phổ biến nhất, đứng hàng thứ 2 là viêm phổi
2.3 Tình hình NKBV hiện nay
* Trên thế giới
Bất kỳ nơi nào trên thế giới, các nước phát triển cũng như các nước nghèo đều phải đối diện với NKBV Theo nghiên cứu của WHO tại 55 bệnh viện của 14 nước trên các châu lục, khoảng 8,7% bệnh nhân nội trú mắc NKBV
* Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện năm 2006 – 2007 tại
62 bệnh viện khu vực phía Bắc đại diện các tuyến: Trung ương, tỉnh/Thành phố và Quận/Huyện cho thấy, tỉ lệ NKBV trung bình là 7,8% Trong đó các bệnh viện tuyến TW có tỉ lệ NKBV là 5,4%; các BV tuyến tỉnh/thành phố có tỉ lệ NKBV là 8,3% cao hơn tỉ lệ NKBV ở các BV tuyến quận/huyện là 6,4% Tác nhân gây
Trang 14NKBV hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa, tiếp đó là Acinetobacte baumani và nấm Candida [6]
2.4 Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề với bệnh nhân cũng như các NVYT Các hậu quả của NKBV bao gồm:
a) Tăng chi phí và tăng ngày điều trị:
Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội năm 2008 cho thấy, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9.4 đến 24.3 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32,3 triệu đồng [7] Đây quả là một
số tiền lớn so với mức thu nhập trung bình của người dân tại thời điểm năm 2008 mới là 1024 USD tương đương gần 16 triệu đồng [8]
Các bệnh nhân mắc NKBV đòi hỏi nhu cầu chăm sóc và điều trị cao hơn do đó làm tăng thêm áp lực công việc cho các NVYT vốn đã làm việc trong tình trạng quá tải b) Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật
Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế
mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh (ví dụ như MRSA – tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin) là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các bệnh viện Tại Hoa Kỳ, tháng 10/2010, CDC công bố số người chết do MRSA đã vượt quá số người chết vì bệnh AIDS Trong số các bệnh viện được khảo sát, MRSA được tìm thấy ở 176 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 45%, trong đó 7,7% bị lây khi đang nằm viện
c) Các hậu quả khác
NKBV còn làm tăng tỉ lệ tử vong và tăng các biến chứng cho người bệnh
NKBV không chỉ gây biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, là nguy cơ lây nhiễm cho NVYT, NKBV còn làm giảm chất lượng điều trị và uy tín của bệnh viện
3 Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ NKBV
NKBV lây truyền qua một số con đường, tuy nhiên việc lây truyền thông qua bàn tay của NVYT là phổ biến nhất
NKBV gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với bệnh nhân mà còn đối với các NVYT Sự tuân thủ rửa tay của NVYT (như rửa tay với nước và xà
Trang 15A= tay chưa rửa B= tay sau khi rửa với nước và xà phòng
C= tay sau khi sát khuẩn bằng
Trang 1610 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướng dẫn mới và treo Quy trình rửa tay bằng hình ảnh ở những vị trí thuận lợi để NVYT thực hiện theo quy định [2] Năm 2009, Bộ Y
tế đã ban hành Thông tư 18/2009/TT-BYT: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
KSNK tại các cơ sở khám, chữa bệnh Điều 1 của Thông tư quy định “Thầy thuốc,
NVYT, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế Người bệnh và người nhà người bệnh, khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh”[1]
4 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ VSBT của NVYT
4.1 Nghiên cứu trên thế giới
Tuân thủ VSBT phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỉ lệ tuân thủ rửa tay của các NVYT còn rất thấp
Năm 2002, tại Italia, Nobile và cộng sự đã tiến hành đánh giá Kiến thức, thái độ và thực hành VSBT của các NVYT tại các khoa hồi sức tích cực của 24 BV vùng Campania và Calabria Kết quả cho thấy 53,2% NVYT có kiến thức đúng, tỉ lệ có thái độ tích cực về VSBT là 96,8%, thái độ tích cực của nhóm NVYT có trình độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi cao hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm khác Trong nghiên cứu này tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại thời điểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60% và sau khi chăm sóc người bệnh đạt 72,5% Tỉ lệ này
ở nhóm nữ NVYT cao hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm khác [12]
4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Khoảng 10 năm trở lại đây, VSBT của NVYT được chú trọng hơn tại Việt Nam, do
đó đã có nhiều các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
Năm 2005, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện tại một số bệnh viện khu vực phía bắc cho thấy tỉ lệ NVYT nhận thức về VSBT chưa tốt ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi Trong nghiên cứu này tỉ lệ NVYT có nhận thức tốt về VSBT chỉ đạt 42,2% [5]
Một nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và cộng sự thực hiện năm 2005 cho thấy, trước can thiệp tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT chỉ là
Trang 17Năm 2010, bệnh viện được lựa chọn là một trong sáu bệnh viện tham gia dự án
“Tăng cường vệ sinh bệnh viện” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế phối hợp cùng Unilever Việt Nam thực hiện Một trong các hoạt động của dự án tại bệnh viện là triển khai chiến dịch vệ sinh bàn tay với mục đích nâng tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế lên 60% Dự án được thực hiện qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Khảo sát số bồn rửa tay cần lắp mới, cần sửa chữa và số lượng các
phương tiện rửa tay khác cần cung cấp cho bệnh viện Khảo sát số lượng và các vị trí dán poster khuyến khích nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh bàn tay
Tập huấn giảng viên về vệ sinh bàn tay và cán bộ thu thập số liệu (do Cục Quản lý khám, chữa bệnh tổ chức)
Đánh giá trước can thiệp (tháng 11 năm 2010)
Giai đoạn 2: Can thiệp (tháng 12/2010 đến tháng 2/2011)
- Tổ chức lễ phát động vệ sinh bàn tay trong toàn bệnh viện với sự tham gia của 100% nhân viên y tế công tác tại bệnh viện
Trang 18- Tập huấn về kiến thức, kỹ thuật và tầm quan trọng của việc vệ sinh bàn tay cho 100% nhân viên y tế công tác tại bệnh viện
- Cung cấp các phương tiện phục vụ vệ sinh bàn tay: khăn lau tay, dung dịch
xà phòng diệt khuẩn, bánh xà phòng diệt khuẩn, chai dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn (dung tích 55ml/chai) cho NVYT Khoa Ngoại và khoa Nội của bệnh viện
- Phát tờ rơi về quy trình rửa tay cho các NVYT, in và dán poster khổ lớn khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn
Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp (tháng 3/2011)
Trang 1910
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bác sỹ, ĐD đang công tác tại khoa Ngoại và khoa Nội,
bệnh viện Đống Đa – Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả trước sau can thiệp
3 Chọn mẫu và cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ: 70 Bác sỹ và ĐD đang công tác tại khoa Khoa Ngoại và khoa
Nội, bệnh viện Đống Đa Hà Nội
4 Cách thức tiến hành nghiên cứu
Đánh giá kiến thức và thái độ về VSBT của NVYT trước và sau can thiệp được thực hiện bằng phương pháp phát vấn, sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức và thái độ
về VSBT gồm 31 câu hỏi tự điền, thực hiện vào các buổi giao ban tại các khoa Nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của
NVYT tại BV (tháng 11 năm 2010) như đã mô tả trong phần trên
Giai đoạn 2: Can thiệp (tháng 12/2010 – 2/2011) với một số hoạt động chính như
sau:
Tổ chức lễ phát động VSBT trong khoa với sự tham gia của 100% NVYT
công tác tại khoa
Tập huấn về kiến thức, kỹ thuật và tầm quan trọng của việc VSBT cho 100%
NVYT công tác tại khoa
Cung cấp các phương tiện phục vụ VSBT như: khăn lau tay, dung dịch xà
phòng diệt khuẩn, bánh xà phòng diệt khuẩn, chai dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn (dung tích 55ml/chai) cho NVYT trong khoa
Trang 20 Phát tờ rơi về quy trình rửa tay cho các NVYT, in và dán poster khổ lớn
khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn
Giai đoạn 3: Đánh giá kiến thức thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV
sau can thiệp (tháng 3 năm 2011)
Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm (quan sát không tham gia) Các quan sát viên sử dụng bộ công cụ và cách đánh giá sự tuân thủ rửa tay (được xây dựng dựa trên bộ công cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ rửa tay đã được chuẩn hóa của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện trên khắp các bệnh viện toàn thế giới) chọn vị trí quan sát không gây
sự chú ý đối với NVYT và quan sát các đối tượng thực hiện những thao tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại buồng bệnh hoặc giường bệnh trong khoa Thời gian của mỗi lần giám sát là 20±10 phút (tùy thuộc vào thao tác chăm sóc NVYT thực hiện trên người bệnh), nếu hết thời gian quan sát NVYT chưa kết thúc thao tác chăm sóc bệnh nhân, thì quan sát viên tiếp tục quan sát cho tới khi NVYT hoàn thành thao tác chăm sóc đó, NVYT chỉ được ghi nhận có VSBT khi thực hiện quy trình này tại các
vị trí VSBT trong buồng bệnh [27] Thời gian tiến hành giám sát vào hai thời điểm 8h đến 9h sáng và 14h đến 15h chiều là thời điểm NVYT tiến hành các kỹ thuật chăm sóc điều trị bệnh nhân nhiều nhất và việc tuân thủ rửa tay cần phải thực hiện trong thời gian này
5 Các khái niệm
Rửa tay đúng: Rửa tay với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay nhanh theo đúng quy trình VSBT gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn
Rửa tay: Rửa tay dưới bất kỳ hình thức nào đúng hoặc không đúng theo quy trình VSBT gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng
10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn
Thời gian thực hiện vệ sinh tay với nước và xà phòng là khoảng 45 - 60 giây, với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là từ 20 đến 30 giây
Trang 2112
Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu gồm: Trước khi chuẩn bị dụng cụ; Trước khi chuẩn bị thuốc; Trước khi khám hoặc chăm sóc người bệnh; Trước khi làm thủ thuật xâm lấn; Trước khi đi găng; Khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh; Sau khi làm thủ thuật xâm lấn; Sau khi tháo găng; Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, máu, dịch và các chất bài tiết; Sau khi khám hoặc chăm sóc bệnh nhân
6 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy
tính, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng phương pháp thống kê thông thường
để phân tích
7 Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Bệnh viện Đống Đa Hà Nội
Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu
Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hoá
Nghiên cứu không có tác động nào trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu
Trang 22CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1 Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Trước can thiệp (n = 70)
Sau can thiệp (n = 58) Thông tin chung
Bảng 2 Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của
đối tượng nghiên cứu
Trước can thiệp (n = 70)
Sau can thiệp (n=58) Thông tin chung
Thâm niên công tác tại viện
Trang 23Bảng 3 Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp
Số lượng
Nội dung
Tần số (n=70)
Trong năm 2010 được bệnh viện/khoa phòng phổ biến
về quy định/hướng dẫn rửa tay thường quy của BYT
Trước can thiệp, phần lớn các đối tượng đã được cập nhật kiến thức liên quan đến VSBT (94,3%), và được hướng dẫn về các quy định của BYT liên quan đến tuân thủ rửa tay thường quy (89,6%) Tuy nhiên chỉ có 72,9% số đối tượng trả lời đã được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học tại trường Y
2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can thiệp
2.1 Kiến thức về VSBT trước và sau khi can thiệp
Phần kiến thức về VSBT gồm 19 câu hỏi tự điền, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm, tổng điểm là 19 điểm NVYT đạt được từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, đạt từ 0 –
10 điểm là không đạt yêu cầu
Bảng 4 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau khi can thiệp
Trước can thiệp (n = 70)
Sau can thiệp (n = 58)
Trang 24Biểu đồ 1 Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình rửa
tay thường quy
Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về 6 bước của quy trình rửa tay thường quy chỉ là 18,4% TCT, SCT tăng lên 60,6% (OR=6,8, p<0,05, χ²= 65,9, CI = 4,2 – 11,1)
Trang 2516
2.3 Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo một số yếu tố
Bảng 5 Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo nghề nghiệp
Trước can thiệp (n=70)
Sau can thiệp (n=58)
Số lượng
(n1=17)
ĐD (n2=53)
BS (n1=14)
ĐD (n2=44)
Không đạt ( 0 – 10 điểm) 10 (58,8%) 19 (35,8%) 4(38,6%) 6 (13,6%) Đạt (≥ 11 điểm) 8 (41,2%) 34(64,2%) 10 (61,4%)a 38 (86,4%)
Điểm trung bình 10±2,8 11,3±2,1 12,2±2,6 12,9±1,9**
* : p<0,05 (BS so với ĐD); **: p<0,05 (TCT so với SCT)
Trước can thiệp có 41,2% bác sỹ có kiến thức đạt, tỉ lệ này ở ĐD là 58,8%, điểm
trung bình về KT của các BS là 10±2,8 và của các ĐD là 11,3±2,1 Có sự khác biệt
về kiến thức giữa BS và ĐD trước can thiệp (p<0,05)
Sau can thiệp có 61,4% bác sỹ có kiến thức đạt, tỉ lệ này ở ĐD là 86,4%, sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p<0,05)
Có sự tăng lên có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ BS và ĐD có KT đạt về VSBT trước và sau can thiệp (p<0,05)
Trang 26Biểu đồ 2 Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo trình độ học vấn
Trước can thiệp, tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt ở nhóm có trình độ cao đẳng là thấp nhất (35,7%), SCT nhóm có tỉ lệ kiến thức đạt thấp nhất lại là nhóm có trình độ sau
ĐH (68,8%)
Sau can thiệp, tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt ở tất cả các nhóm đều tăng lên, Nhóm THCN có tỉ lệ KT đạt cao nhất trước và sau can thiệp (69.6% và 86,8%),
3 Thái độ của NVYT với tuân thủ VSBT
3.1 Thái độ chung của NVYT về VSBT
Phần đánh giá thái độ của NVYT gồm 8 câu hỏi với 3 mức độ đánh giá là Đồng ý, không có ý kiến, không đồng ý Cách chấm điểm được trình bày tại phụ lục 4 NVYT được coi là có thái độ tích cực nếu đạt điểm từ 6 đến 8 điểm, thái độ không tích cực nếu đạt từ 0 đến 5 điểm
Bảng 6 Thái độ chung của NVYT với tuân thủ VSBT trước và sau can thiệp
Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58)
Trang 2718
Bảng 7 Thái độ của NVYT về mối liên quan giữa VSBT và NKBV
Trước can thiệp (n=70)
Sau can thiệp (n=58)
Tỉ lệ đồng ý
Nếu tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của
NVYT tăng lên thì tỉ lệ NKBV sẽ giảm
xuống
Rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự
lây truyền của các nhân tố gây nhiễm
khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế
Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn
thương da tay
Sẽ không nói gì nếu gặp đồng nghiệp
không tuân thủ rửa tay trước khi thực
hiện các thăm khám thông thường như
đo dấu hiện sinh tồn, khám nội khoa,
kiểm tra vết mổ sạch…
Sẽ không nói gì nếu gặp đồng nghiệp
không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các
thủ thuật xâm nhập trên người bệnh như
đặt kim luồn, đặt nội khí quản…
TCT có 95,7% NVYT đồng ý tuân thủ rửa tay sẽ làm giảm NKBV, SCT tỉ lệ này tăng lên 98,3%; Tỉ lệ NVYT đồng ý rửa tay là lựa chọn tốt nhất để phòng ngừa NKBV tăng từ 97.1% TCT lên 100% SCT
Tỉ lệ NVYT đồng ý với việc rửa tay nhiều lần làm tổn thương da tay TCT là 34,7%, SCT tỉ lệ giảm một cách có ý nghĩa xuống 22,5%
Tỉ lệ NVYT có thái độ sai về việc tuân thủ VSBT trong công việc thấp, Khi thực hiện các thao tác thăm khám thông thường, ít có nguy cơ lây nhiễm, có 1.4% NVYT đồng ý với việc không góp ý nếu đồng nghiệp của mình không rửa tay, SCT tỉ lệ này là 1,7% Với các thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ lây nhiễm cao vì tiếp xúc với máu, dịch cơ thể người bệnh có 1,4% NVYT đồng ý với việc không góp ý nếu đồng nghiệp không rửa tay, SCT tỉ lệ này là 3,4%
Trang 283.2 Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay
Bảng 8 Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay
Trước can thiệp (n=70)
Sau can thiệp (n=58)
Tỉ lệ đồng ý
Vấn đề
Tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa
học cung cấp kiến thức về VSBT sẽ làm tôi
cảm thấy phải tuân thủ rửa tay tốt hơn
Dán các poster khuyến khích NVYT rửa tay
tại các vị trí dễ nhìn sẽ làm tăng tỉ lệ tuân thủ
rửa tay
Nếu bệnh viện đầu tư thêm các phương tiện
rửa tay (lắp thêm bồn rửa, cung cấp thêm các
dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử dụng 1
lần tại các điểm rửa tay…) thì tỉ lệ rửa tay
của NVYT sẽ tăng lên
Trên 90% các NVYT đồng ý với ý kiến tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa học về chủ đề VSBT, dán các poster và đầu tư thêm các phương tiện rửa tay sẽ làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay
3.3 Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp, giới tính
Bảng 9 Thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp
Trước can thiệp (n=70)
Sau can thiệp (n=58)
Số lượng
Tích cực 16 (94,1%) 50 (94,3%) 13 (92,8%) 43 (97,7%) Không tích cực 1 (5,9%) 3 (5,7%) 1 (7,2%) 1 (2,3%)
Trước can thiệp có 94,1% NVYT là BS có thái độ tích cực, tỉ lệ này ở ĐD là 94,3% Sau khi can thiệp, tỉ lệ thái độ tích cực ở BS là 92,8% và ĐD là 97,7% Không có sự khác biệt về thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp trước và sau can thiệp (p>0,05)
Trang 2920
Bảng 10 Thái độ với tuân thủ VSBT theo giới tính
Trước can thiệp (n=70)
Sau can thiệp (n=58)
4 Thực hành của NVYT về VSBT
4.1 Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp
Bảng 11 Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp
Trước can thiệp (n=70)
Sau can thiệp (n=58)
Tỉ lệ rửa tay đúng tăng lên sau can thiệp (40% so với 37,2%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)