ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 1,7 tỷ người ở độ tuổi vị thành niên (VTN), chiếm khoảng ¼ dân số thế giới. Ở Việt Nam, có tỷ lệ VTN cao và ngày càng gia tăng, năm 1999 VTN là 17,3 triệu người chiếm 22,7%, năm 2009 là 27,9% [23]. Sự phát triển đất nước phụ thuộc vào thể chất và trí tuệ của lớp người này. Chính vì vậy, nghiên cứu chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và nhu cầu giáo dục giới tính (GDGT) ở VTN đã và đang trở thành một vấn đề bức thiết, quan trọng hàng đầu trong chiến lược dân số cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Theo tổ chức y tế thế giới tình hình quan hệ tình dục sớm và nạo phá thai ở tuổi VTN tại nhiều nước đang tăng lên ở mức báo động, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển như Newzealand có 49% VTN (15-19 tuổi) đã có quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, ở Mỹ là 46% và ở Thụy Điển là 54,2% nam VTN đã có QHTD [38]. Tại Indonesia, theo Cơ quan kế hoạch quốc gia đã đưa ra thông báo hơn một nửa số thanh thiếu niên ở Jakarta đã tham gia vào QHTD trước hôn nhân (51 trong 100 thanh thiếu niên) [37]. Một trong những nguyên nhân là do các em không được trang bị đầy đủ các kiến thức về giới tính, đây chính là những lỗ hổng GDGT cho học sinh hiện nay. Theo điều tra của Vũ Quý Nhân và cộng sự cho thấy số VTN có QHTD trước hôn nhân chiếm 14,8% đối với nam và 2,4% đối với nữ. Tỷ lệ phụ nữ chưa chồng nạo hút thai (NHT) chiếm 20-30% tổng số phụ nữ NHT ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [39]. QHTD trước hôn nhân và có thai ngoài ý muốn trước khi lập gia đình dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Số VTN nạo phá thai (NPT) trong tổng số phụ nữ NPT ngày càng tăng. Điều này là hậu quả của việc có QHTD sớm nhưng thiếu hiểu biết. Một khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi ở tuổi VTN trên 1.100 đối tượng VTN tại thành phố Hải Phòng cho thấy sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến SKSS còn rất hạn chế: trong số các đối tượng được phỏng vấn có 79% đối tượng cho rằng có hiểu biết về sự thụ thai thì chỉ có 41,6% biết thời gian có thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Trong số 16,5% đối tượng có QHTD chỉ có 18,8% biết dùng các biện pháp tránh thai [32]. Ở Thái Bình theo con số hiện nay của cơ sở y tế, hàng năm có khoảng 20.000 ca nạo hút thai, 30% trong số ca trên là người chưa có gia đình (15-24 tuổi) trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều [28]. Những thách thức to lớn mà tuổi VTN khi QHTD sớm đó là mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, HIV/AIDS. Vì vậy, rất cần có sự chuyển biến phù hợp trong bộ máy quản lý xã hội, hệ thống giáo dục và sự quan tâm của gia đình. Cho đến thời điểm này, tại Thái Bình chưa có báo cáo điều tra nghiên cứu về các hoạt động chăm sóc SKSS ở trẻ VTN, chưa có nhiều số liệu chính thức, đầy đủ về nhu cầu giáo dục giới tính, cũng như kiến thức và thái độ về hoạt động tình dục ở lứa tuổi học sinh. Trước thực trạng trên cũng như dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu về hiểu biết của các em học sinh trường trung học phổ thông liên quan vấn đề giáo dục giới tính, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh hai Trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Trãi, tỉnh Thái Bình năm 2016”, nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của học sinh về giới tính ở 2 Trường trung học phổ thông Nguyễn trãi và Trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2016. 2. Mô tả nhu cầu về giáo dục giới tính của học sinh ở 2 Trường nêu trên năm 2016.
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI SINH VIÊN NCKH
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH VÀ NGUYỄN TRÃI,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
THÁI BÌNH – NĂM 2016
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI SINH VIÊN NCKH
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH VÀ NGUYỄN TRÃI,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
Sinh viên tham gia:
Trần Thị Khuyên – Lớp YTCC3.K1
Trương Diệu Thu – Lớp YTCC3.K1
Đào Huy Cừ – Lớp YTCC3.K1
Nguyễn Thế Duy – Lớp YTCC3.K1
THÁI BÌNH – 2016
Trang 3BCS Bao cao su
BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
Trang 41.1.3 Những biến đổi về sinh lý 5
1.1.4 Những biến đổi về tâm lý 5
1.2 Khái niệm về sức khỏe sinh sản 6
1.3 Những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính ở vị thành niên trên thế giới 8
1.4 Tình hình kiến thức, thái độ và nhu cầu về giáo dục giới tính của vị thành niên Việt Nam 9
1.4.1 Kiến thức và thái độ của giáo dục giới tính về các vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản 10
1.4.2 Thực trạng tìm hiểu thông tin về giới tính 13
1.4.3 Nhu cầu của vị thành niên về các thông tin liên quan đến giáo dục giới tính 14
1.5 Môi trường xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của vị thành niên 15
1.6 Tình hình giáo dục giới tính và các vấn đề về sức khỏe sinh sản của vị thành niên tại Thái Bình 16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu 18
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 18
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 18
2.2.3 Tổ chức thu thập số liệu 20
2.3 Các biến số nghiên cứu 21
Trang 52.6 Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu
23
2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27
2.8 Hạn chế của đề tài 27
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Những thông tin chung 28
3.2 Thực trạng kiến thức và thái độ của học sinh về giáo dục giới tính 29
3.2.1 Thực trạng kiến thức 29
3.2.2 Thái độ của học sinh về giáo dục giới tính 36
3.3 Thực trạng nhu cầu của học sinh về giáo dục giới tính 38
Chương 4 BÀN LUẬN 42
4.1 Những thông tin chung 42
4.2 Thực trạng kiến thức và thái độ của học sinh về giới giáo dục giới tính 43 4.3 Thực trạng nhu cầu của học sinh về giới giáo dục giới tính 51
KẾT LUẬN 58
KHUYẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Trang Bảng 3.1 Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 28 Bảng 3.2 Phân bố tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về tuổi bắt
đầu dậy thì theo địa bàn nghiên cứu
29
Bảng 3.3 Hiểu biết của học sinh về dấu hiệu dậy thì của nữ giới
theo địa bàn nghiên cứu
30
Trang 6Bảng 3.6 Hiểu biết của học sinh về thời điểm mang thai trong
chu kì kinh theo địa bàn nghiên cứu
32
Bảng 3.7 Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai theo
địa bàn nghiên cứu
33
Bảng 3.8 Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua
đường tình dục theo địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.11 Mức độ tìm hiểu thông tin giáo dục giới tính của học
sinh theo địa bàn nghiên cứu
37
Bảng 3.12 Những nội dung về giáo dục giới tính học sinh mong
muốn tìm hiểu theo địa bàn nghiên cứu
bàn nghiên cứu
29
Biểu đồ 3.2 Hiểu biết của học sinh về hiện tượng sinh dục bất
thường ở nữ giới theo địa bàn nghiên cứu
30
Biểu đồ 3.3 Kiến thức của học sinh về dấy hiệu sinh dục bất thường
ở nam giới theo địa bàn nghiên cứu
31Biểu đồ 3.4 Hiểu biết của học sinh về khả năng có thai khi quan hệ 33
Trang 7pháp tránh thai theo địa bàn nghiên cứuBiểu đồ 3.6 Kiến thức về cách phòng bệnh lây truyền qua đường
tình dục theo địa bàn nghiên cứu
35
Biểu đồ 3.7 Đánh giá tổng điểm kiến thức của học sinh về giáo dục
giới tính theo địa bàn nghiên cứu
35
Biểu đồ 3.8 Đánh giá tổng điểm thái độ của học sinh về giáo dục
giới tính theo địa bàn nghiên cứu
37
Biểu đồ 3.9 Nhu cầu của học sinh về hình thức giáo dục giới tính
theo địa bàn nghiên cứu
40
Biểu đồ 3.10 Đánh giá chung về nhu cầu giáo dục giới tính của học
sinh theo địa bàn nghiên cứu
41
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 1,7 tỷ người ở độ tuổi vị thànhniên (VTN), chiếm khoảng ¼ dân số thế giới Ở Việt Nam, có tỷ lệ VTN cao
và ngày càng gia tăng, năm 1999 VTN là 17,3 triệu người chiếm 22,7%, năm
2009 là 27,9% [23] Sự phát triển đất nước phụ thuộc vào thể chất và trí tuệcủa lớp người này Chính vì vậy, nghiên cứu chăm sóc sức khỏe sinh sản(SKSS) và nhu cầu giáo dục giới tính (GDGT) ở VTN đã và đang trở thànhmột vấn đề bức thiết, quan trọng hàng đầu trong chiến lược dân số cũng nhưchiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Theo tổ chức y tế thế giới tình hình quan hệ tình dục sớm và nạo phá thai
ở tuổi VTN tại nhiều nước đang tăng lên ở mức báo động, đặc biệt là ở cácnước đang phát triển Ở các nước phát triển như Newzealand có 49% VTN(15-19 tuổi) đã có quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, ở Mỹ là 46% và
ở Thụy Điển là 54,2% nam VTN đã có QHTD [38] Tại Indonesia, theo Cơquan kế hoạch quốc gia đã đưa ra thông báo hơn một nửa số thanh thiếu niên
ở Jakarta đã tham gia vào QHTD trước hôn nhân (51 trong 100 thanh thiếuniên) [37] Một trong những nguyên nhân là do các em không được trang bịđầy đủ các kiến thức về giới tính, đây chính là những lỗ hổng GDGT cho họcsinh hiện nay
Theo điều tra của Vũ Quý Nhân và cộng sự cho thấy số VTN cóQHTD trước hôn nhân chiếm 14,8% đối với nam và 2,4% đối với nữ Tỷ lệphụ nữ chưa chồng nạo hút thai (NHT) chiếm 20-30% tổng số phụ nữ NHT ở
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [39] QHTD trước hôn nhân và có thaingoài ý muốn trước khi lập gia đình dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề Số VTNnạo phá thai (NPT) trong tổng số phụ nữ NPT ngày càng tăng Điều này làhậu quả của việc có QHTD sớm nhưng thiếu hiểu biết Một khảo sát về kiến
Trang 9thức, thái độ và hành vi ở tuổi VTN trên 1.100 đối tượng VTN tại thành phốHải Phòng cho thấy sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến SKSS còn rấthạn chế: trong số các đối tượng được phỏng vấn có 79% đối tượng cho rằng
có hiểu biết về sự thụ thai thì chỉ có 41,6% biết thời gian có thai theo chu kỳkinh nguyệt Trong số 16,5% đối tượng có QHTD chỉ có 18,8% biết dùng cácbiện pháp tránh thai [32] Ở Thái Bình theo con số hiện nay của cơ sở y tế,hàng năm có khoảng 20.000 ca nạo hút thai, 30% trong số ca trên là ngườichưa có gia đình (15-24 tuổi) trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều [28]
Những thách thức to lớn mà tuổi VTN khi QHTD sớm đó là mang thaingoài ý muốn, nạo phá thai, HIV/AIDS Vì vậy, rất cần có sự chuyển biếnphù hợp trong bộ máy quản lý xã hội, hệ thống giáo dục và sự quan tâm củagia đình Cho đến thời điểm này, tại Thái Bình chưa có báo cáo điều tranghiên cứu về các hoạt động chăm sóc SKSS ở trẻ VTN, chưa có nhiều sốliệu chính thức, đầy đủ về nhu cầu giáo dục giới tính, cũng như kiến thức vàthái độ về hoạt động tình dục ở lứa tuổi học sinh Trước thực trạng trên cũngnhư dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu về hiểu biết của các em học sinhtrường trung học phổ thông liên quan vấn đề giáo dục giới tính, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh hai Trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Trãi, tỉnh Thái Bình năm 2016”, nhằm mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của học sinh về giới tính ở 2 Trường trung học phổ thông Nguyễn trãi và Trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2016.
2 Mô tả nhu cầu về giáo dục giới tính của học sinh ở 2 Trường nêu trên năm 2016.
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm về giáo dục giới tính và vị thành niên.
1.1.1 Một số khái niệm.
GDGT là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinhdục, sinh sản, QHTD, SKSS, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và cáctrách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục của conngười Theo tác giả Đỗ Hà Thế Bình “Giáo dục giới tính là một quá trìnhhướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũngnhư khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiếtcủa con người đối với người khác.” [12] Tác giả Bùi Ngọc Oánh đã kết luận:
“Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằmlàm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệgiới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rènluyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họbiết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc,
xã hội phát triển.” [9]
GDGT gồm nhiều nội dung: sự phát triển của giới tính, SKSS, các mốiquan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình, về vai trò của giới GDGT giúp trẻVTN có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin
và kỹ năng để trẻ VTN có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có tráchnhiệm về những quyết định của mình [15]
Theo tổ chức y tế thế giới, VTN là những người trong độ tuổi 10-19,đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh về mặt thể chất và hoàn thiện bộ máy
Trang 11sinh sản, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách Cũng theoWHO, thanh niên là những người ở độ tuổi từ 15-24 tuổi và những người trẻtuổi là những người ở độ tuổi từ 10-24 tuổi [8], [11], [14] Căn cứ vào tìnhhình thực tế của Việt Nam, một số tác giả chia tuổi của VTN thành hai nhómtuổi: tuổi vị thành niên sớm từ 10-14 tuổi và vị thành niên mộn từ 15-19 tuổi[13].
VTN là một quá trình chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ thành người trưởngthành Tuổi từ 10 đến 19 là một khoảng thời gian thay đổi nhanh chóng cả vềthể chất, tâm lý cũng như bắt đầu phát triển các mối quan hệ xã hội Mặc dùkhông còn là trẻ con, song những người ở độ tuổi này cũng chưa phải làngười lớn, họ phải đối mặt với những thách thức về sự phát triển thể chất vàtâm lý cũng như sự nhìn nhận và hòa nhập với xã hội xung quanh, họ có thểđặt mình vào những nguy cơ mà không suy xét đến hậu quả Về mặt sinh học,
họ có thể trở thành những người làm cha mẹ nhưng chưa sẵn sàng về bổnphận Họ tự cảm thấy tính độc lập của bản thân rất cao, song phần lớn các nhucầu vật chất ở tuổi VTN vẫn lệ thuộc vào người lớn
Thông thường, người ta chia tuổi VTN làm 3 giai đoạn [5], [11]:
- Giai đoạn VTN sớm (10-13 tuổi): Giai đoạn này đặc trưng bởi sựphát triển nhanh chóng về thể chất và quá trình trưởng thành về tính dục Ở độtuổi này có sự phát triển tư duy trừu tượng rất rõ rệt
- Giai đoạn VTN trung bình (14-16 tuổi): Về thể chất vẫn tiếp tục thayđổi với tốc độ chậm hơn, nhưng những thay đổi về tâm lý trở nên mạnh mẽhơn, các em có xu hướng tách khỏi gia đình để tìm đến các mối quan hệ vớibạn bè đồng lứa Các em ở độ tuổi này hay tò mò và bắt đầu quan tâm, muốnkhám phá năng lực bản thân trong QHTD
- Giai đoạn VTN muộn (17-19 tuổi): Sự phát triển về thể chất và tâm
lý dần ổn định hơn Các em ở độ tuổi này phát triển mạnh mẽ tư duy trừu
Trang 12tượng, đưa ra nhiều ý tưởng hơn cũng như có xu hướng bảo vệ chính kiếncủa mình mạnh mẽ hơn.
1.1.2 Những biến đổi về thể chất [6], [8].
Ở tuổi VTN, cơ thể biến đổi nhanh về vóc dáng, cơ quan sinh dục pháttriển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các emgái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh Chiều cao có khácnhau giữa nam và nữ do thời kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thườnggặp sớm hơn ở các em gái Đến cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành nhữngchàng trai, cô gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức mạnh khác nhau.Đôi khi những biến đổi quá nhanh gây tình trạng sốc hoặc cảm giác e thẹn,xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số VTN do các em chưa
có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về bản thân
1.1.3 Những biến đổi về sinh lý [8].
Ở nữ giới xảy ra hiện tượng kinh nguyệt, là dấu hiệu thông báo sựtrưởng thành của bộ máy sinh sản ở nữ Nam giới thường dậy thì muộnhơn nữ khoảng 2 năm, biểu hiện là sự hoạt động của tinh hoàn Hiện tượngcương dương vật và xuất tinh ban đêm (giấc mộng ướt hay còn gọi là mộngtinh) cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu
Nhưng từ tuổi VTN đến tuổi hôn nhân cũng còn trên dưới 10 năm Vìvậy, trẻ VTN cần hiểu điều này mà tăng cường việc học tập, rèn luyện đểtránh những hành động sai lầm đáng tiếc làm tổn hại đến sức khoẻ và hạnhphúc, tương lai như QHTD sớm, tảo hôn…
1.1.4 Những biến đổi về tâm lý [8].
Ở tuổi này, các em bắt đầu phát triển ý thức tự trọng, tính độc lậptrong suy nghĩ và hành động
Trang 13Các em cần được tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ cũng như cơ hội đểphát triển những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình, nhà trường, bạn
bè và cộng đồng… Nếu thiếu sự hỗ trợ này, các em sẽ bị người khác lạmdụng và bóc lột Sự hỗ trợ của gia đình, trường học, bạn bè, người thân… sẽtạo ra một môi trường an toàn trong đó các em vừa được bảo vệ, vừa có khảnăng chủ động và độc lập
Các em đã có những xúc cảm giới tính, bắt đầu quan tâm đến bạn khác
giới Tâm trạng cũng thay đổi rất nhanh và biến động mạnh Nhưng thời giannày, lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được bản thân Vì vậy, các em cầnđược rèn luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mốiquan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người kháctrong nhóm, hình thành lòng tự trọng cũng như biết kìm chế trước sức ép từbạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vinguy cơ có hại cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và của người khác
Có sự mất cân bằng trong tâm lý và sinh lý, tuy rằng chỉ là tạm thời,song một số hành vi và sự chọn lựa của tuổi VTN có thể gây hậu quả suốtđời nếu các em thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ của người lớn, đồng thời thiếukiến thức và kỹ năng tự bảo vệ
1.2 Khái niệm về sức khỏe sinh sản.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO- Sức khỏe là tình trạngphát triển hài hòa của mỗi người về thể lực, trí tuệ và khả năng hòa nhập cộngđồng, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật, ốm đau hoặc không tàn phế
Từ đó, sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất, tinh thầnchứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật trong mọi vấn đề liên quan đến
hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản [10], [13], [14].Như thế SKSS cũng có thể hiểu là mọi người có thể có cuộc sống TDAT, hàilòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinhcon khi nào và sinh bao nhiêu con Chương trình hành động của Hội nghị
Trang 14Cairo cũng đã đề cập đến nội dung cơ bản của chăm sóc SKSS là:
- Tư vấn, giáo dục, truyền thông và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả
và chấp nhận tự do lựa chọn của khách hàng, kể cả nam giới
- Chú trọng sức khỏe VTN ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục
và sinh sản
- Giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, bao gồm
cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ và sau đẻ
- Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và cácBLTQĐTD
- Điều trị vô sinh
- Xử trí các vấn đề sức khỏe phụ nữ như các bệnh phụ khoa, giáo dụctình dục học cho cả nam và nữ, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗihành vi tình dục và sinh sản…[13]
SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan đến lứa tuổi VTN, baogồm sức khỏe và dinh dưỡng, nhất là đối với vị thành niên gái Những hiểubiết về cách giữ gìn sức khỏe khi có thai, biến đổi của cơ thể trong giai đoạnphát triển quan trọng này của mỗi con người, phát triển hiểu biết về tình dụchọc và sức khỏe tình dục là những mặt quan trọng của SKSS trong suốt đờingười Ngoài ra, những vấn đề khác của tuổi VTN hiện còn là những bất cậpnhư tình yêu, quan hệ tình dục, phòng tránh thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở tuổiVTN, viêm nhiễm đường sinh sản, các BLTQĐTD, bao gồm cả HIV/AIDS[13]
Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển cũng thu hút sự chú ý đếnnhững nhu cầu về SKSS của VTN đã và đang bị các dịch vụ SKSS hiện hành
ở phần lớn các nước bỏ quên Chương trình hành động của Hội nghị tuyên bốrất rõ ràng rằng cần phải cung cấp rộng rãi các thông tin và dịch vụ cho vịthành niên để giúp họ hiểu được các nhu cầu tình dục của bản thân và bảo vệ
Trang 15họ trước nguy cơ có thai ngoài ý muốn và BLTQĐTD Làm mẹ khi ở tuổiVTN thì người mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với mức bìnhthường và tăng rủi ro đau ốm/bệnh tật và tử vong cho con cái họ Ở nhiềunước, vị thành niên bị ép buộc hoặc bị thúc bách phải có hoạt động tình dục.Phụ nữ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên nghèo, là nhóm dễ gặp rủi ro nhất.VTN (cả trai và gái) sớm bắt đầu QHTD càng dễ gặp nguy cơ lây nhiễm cácbệnh lây truyền qua QHTD kể cả HIV/AIDS, bởi họ thường không được aichỉ bảo cách tự bảo vệ mình như thế nào [4]
1.3 Những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính ở vị thành niên trên thế giới.
Theo thống kê của WHO, hiện nay còn khoảng 120 triệu cặp vợ chồngtrẻ chưa được hưởng dịch vụ KHHGĐ và khoảng 60 - 80 triệu cặp vợ chồngtrẻ bị vô sinh, mà nếu biết được sớm từ khi VTN thì có thể khắc phục được.Ngoài ra, hàng năm còn có 20 triệu trường hợp nạo hút thai (NHT) không antoàn, trong đó có nhiều người mang thai ngoài ý muốn vì không có thông tin
từ thời VTN Mỗi năm có khoảng 10% số trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ởtuổi VTN Mỗi năm còn có 585.000 phụ nữ chết do thai nghén hoặc sinh đẻ
và 25 triệu trẻ em sinh ra thiếu cân vì mẹ thiếu dinh dưỡng và thiếu kiến thứcchăm sóc thai nghén [30]
Theo ước tính của Văn phòng thông tin dân số Mỹ về SKSS của lớpngười trẻ, thì có ít nhất 80% số người bước vào tuổi 20 ở vùng cận sa mạcSahara đã trải qua hoạt động tình dục Đó là một trong những nguyên nhân xãhội làm cho BLTQĐTD và nhất là HIV/AIDS phát triển rất nhanh ở vùngnày Thống kê của Quỹ Liên hiệp quốc về phòng chống AIDS cho biết, sốngười bị nhiễm HIV/AIDS ở khu vực này chiếm 2/3 tổng số người nhiễmHIV/AIDS trên toàn thế giới [29]
Trang 16Hiện nay, hàng năm có khoảng 15 triệu VTN nữ sinh con, chiếm 10%
số phụ nữ sinh con trên thế giới, trong đó, số mang thai trước khi cưới vàkhông có ý định cưới ngày một tăng Một điều tra ở Kenia đưa ra tỷ lệ phụ
nữ 15-19 tuổi có thai ngoài ý muốn chiếm 47% phụ nữ có chồng và 74% phụ
nữ chưa chồng Ở Peru, có tỷ lệ tương tự là 51% và 69% Tổng hợp số liệu
từ các nước và các khu vực khác cho thấy [29]:
- Bắc Phi và Tây Á, 15% - 23% số VTN sinh con ngoài ý muốn
- Ấn Độ và Pakistan có số sinh con ngoài dự định khoảng 16%
- Philippin, Bangladesh, Srilanka và Thái Lan có tỷ lệ sinh con ngoài
là con số đáng báo động về SKSS do các hoạt động tình dục không an toàn,thiếu chủ động và thiếu hiểu biết mang lại
1.4 Tình hình kiến thức, thái độ và nhu cầu về giáo dục giới tính của vị thành niên Việt Nam.
Giai đoạn VTN là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, đượcđánh dấu bằng những thay đổi đặc tính về mặt thể chất cũng như tâm tư, tìnhcảm Những vấn đề sức khỏe của VTN có ảnh hưởng và để lại hậu quả nặngnề cho cả cuộc đời họ về sau Vì vậy sức khỏe của nhóm người trẻ tuổi này
là yếu tố then chốt cần đầu tư vì sự tiến bộ và phát triển kinh tế-xã hội chomỗi quốc gia và toàn cầu Để thích ứng với sự phát triển về thể chất và bảo
vệ SKSS ở VTN là rất quan trọng Chính vì vậy, GDGT cho đối tượng VTN
là một vấn đề vô cùng cấp thiết
Trang 17Nhiều công trình nghiên cứu về SKSS VTN đã được tiến hành ở cácnước phát triển và các nước đang phát triển Trong vài thập kỷ nay, cũng đã
có nhiều công trình nghiên cứu tiến hành ở nhiều nước khác nhau thuộc cảchâu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh Kết quả nghiên cứu đã được phổ biếnrộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới [26]
Nhiều nghiên cứu về chỉ tiêu hình thái cơ thể người như chiều cao, cânnặng, vòng ngực và chỉ số phát triển thể lực như Pignet, BMI của các tác giảTrần Thị Loan [24], Vương Thị Thu Thủy [34], cho thấy trong những nămgần đây có sự gia tăng so với số liệu nghiên cứu trước năm 1975 và trongthập niên 80, điều này liên quan đến điều kiện sống ngày càng tốt hơn
Về tuổi dậy thì chính thức ở VTN, một số nghiên cứu đã đưa ra kết quả
là tuổi dậy thì chính thức trung bình của VTN ở thành thị và nông thôn đồngbằng có chiều hướng sớm hơn trước đây; tuổi dậy thì chính thức trung bìnhcủa VTN ở một số dân tộc ít người: nữ là 14,29 ± 1,25, nam là 15,42 ± 1,08(ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ) [20], muộn hơn so với thành thị, nhưng tươngđương so với vùng nông thôn; hoặc nữ là 14,38 tuổi, nam là 15,4 tuổi, muộnhơn so với đồng bằng nhưng không khác biệt so với học sinh miền núi khác(trường nội trú tỉnh Sơn La) [19]
Theo kết quả điều tra cơ bản của Quàn Lệ Nga và cộng sự tại Hà Nội,Vĩnh Phú và Thái Bình mô tả khía cạnh liên quan đến kiến thức, thái độ vàhành vi của VTN về SKSS cho thấy, tỷ lệ hiểu biết của VTN về BPTT cũnghạn chế, chỉ có khoảng một nửa biết về bao cao su (BCS) và 1/3 biết về dụngcụ tử cung [22]
1.4.1 Kiến thức và thái độ của vị thành niên về các vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản.
Theo báo cáo Savy (Bộ Y tế-2003) thì các vấn đề liên quan đến sứckhỏe thường gặp ở VTN bao gồm [33]:
Trang 18- Còn thiếu kiến thức về SKSS: thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai,đặc biệt là về các BLTQĐTD và thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinhnguyệt của nữ thanh niên Tỷ lệ phá thai ở độ tuổi VTN và vấn đề mangthai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn được coi là vấn đề sức khỏenghiêm trọng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến giốngnòi cũng như các quan niệm về giá trị trong xã hội.
- Thiếu tiếp cận với các nguồn thông tin chính xác: VTN phần nào đượccung cấp thông tin về SKSS, về các biện pháp tránh thai Tuy nhiên,những thông tin này chưa được đầy đủ, đặc biệt là các thông tin về bệnhnhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục Nguồn thông tin chính xác vàtin cậy thì khó tiếp cận Ví dụ như: VTN thiếu cả những thông tin cơ bảnvề tình dục an toàn và phòng tránh thai ngoài ý muốn Việc triển khai cácchương trình giáo dục, các mô hình can thiệp cho VTN về SKSS, an toàntình dục và phòng chống HIV/AIDS còn ít và chưa đầy đủ Phần lớn cácchương trình can thiệp chỉ nhằm vào yếu tố nguy cơ và bệnh tật hơn làquan tâm xây dựng môi trường lành mạnh để từ đó giảm thiểu các yếu tốnguy cơ và khuyến khích các yếu tố bảo vệ
- QHTD trước hôn nhân ở VTN: Tình trạng QHTD trước hôn nhân đã trởnên khá phổ biến ở VTN Tuy nhiên, môi trường xã hội không ủng hộkhiến cho các bạn trẻ gặp phải khó khăn khi cần được tư vấn, hỗ trợ cụ thể
để quyết định hành vi tình dục của mình Bên cạnh đó, tình dục đồng giới
là vấn đề rất nhạy cảm, thậm chí còn là điều cấm kỵ, khiến cho việc thảoluận và chia sẻ các quan điểm về sở thích, hành vi tình dục của VTN càngtrở nên khó khăn hơn
- Ít tiếp cận với BCS: Hầu hết VTN đều biết được tác dụng của BCS nhưngthái độ đối với BCS còn khá tiêu cực, đồng nhất việc sử dụng BCS vớiQHTD không đúng đắn và vấn đề mại dâm, điều này cũng là một sự cảntrở cho VTN trong việc sử dụng BCS
Trang 19- Thiếu hiểu biết về HIV/AIDS: Có mối liên hệ giữa trình độ học vấn củaVTN và hiểu biết về HIV/AIDS Trong số VTN chưa bao giờ đến trườngthì có gần ¼ chưa bao giờ nghe nói về HIV/AIDS Mặc dù đa số VTN cónhận thức cao về HIV/AIDS, nhưng mức độ nhận thức không đồng nghĩavới tính chính xác của kiến thức Với khoảng 70% người nhiễm HIV trong
độ tuổi dưới 30 là bằng chứng cho thấy sự thiếu kiến thức và thiếu kỹnăng đã khiến cho VTN chưa có khả năng thực hành hành vi TDAT vàkhông biết cách tự bảo vệ mình tránh lây nhiễm HIV/AIDS Bên cạnh đó,
sự kỳ thị với người nhiễm HIV cũng là một vấn đề khiến cho việc phònglây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm VTN trở nên khó khăn hơn
- Thiếu tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng: Tình hình tiếp cận cácdịch vụ y tế, nhất là các dịch vụ y tế công ở tất cả các nhóm VTN rất thấp,đặc biệt ở những nhóm thiệt thòi như VTN đường phố, khuyết tật, VTNdân tộc thiểu số…[6]
Theo một nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng và Trương TrọngHoàng năm 2008, những kiến thức về những thay đổi bình thường ở tuổidậy thì và kiến thức về điều kiện tiếp xúc giữa nam và nữ có thể có thai làđược biết đến nhiều nhất vì đây là những kiến thức phổ thông và tương đối
dễ tiếp cận hơn so với một số chủ đề tế nhị khác như thủ dâm, nạo phá thai(NPT), các BPTT và các BLTQĐTD có ít học sinh có kiến thức đúng Tỷ lệhọc sinh có kiến thức chung đúng về các vấn đề giới tính không cao (31,5%).Điều này cho thấy việc cung cấp kiến thức cho các em học sinh hiện nay là
Trang 20ý với ý kiến “nếu lỡ mang thai ở tuổi VTN (10-19 tuổi) thì nên phá thai”[17] Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam, khi tìm hiểuthái độ của thanh thiếu niên về vấn đề tình dục trước hôn nhân, cho thấy namthanh thiếu niên có thái độ chủ động và chấp nhận đối với vấn đề này hơn là
nữ thanh thiếu niên (32,5% nam và 14,7% nữ đồng ý) [5]
Hầu hết học sinh (97%) tham gia nghiên cứu đồng ý việc GDGT chohọc sinh Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Đơn thực hiện năm
2006 là 95,2% [36] Như vậy cho thấy GDGT ngày càng được các em họcsinh chấp nhận
Trong một cuộc điều tra tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vàcác tỉnh Thái Bình, Bình Định và Bình Dương về Sức Khỏe VTN năm 2002với đối tượng VTN từ 10-19 tuổi, cỡ mẫu 4.675 người cho kết quả như sau[26]:
- Tỷ lệ VTN hiểu biết về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt cònrất thấp, chỉ chiếm dưới 10%
- Hiểu biết của VTN về các BPTT còn hạn chế, rất ít các em biết biện pháptính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo Mặc dù có tỷ lệ nhất định VTN kểđược tên các BPTT nhưng đa số các em lại không biết cách sử dụng
- Trong khi có 81,4% VTN nghe nói về HIV/AIDS thì rất ít VTN biết về cácBLTQĐTD dục như lậu, giang mai, viêm gan B Điều này có thể do việcchỉ tuyên truyền nặng về HIV/AIDS mà ít hơn về các bệnh khác trên cácphương tiện thông tin
Tuy nhiều em biết về HIV/AIDS nhưng hiểu về nguồn gốc và cách phòngtránh còn rất hạn chế Theo nghiên cứu tại Chí Linh, Hải Dương về kiến thức
bộ phận sinh dục và dậy thì cho thấy, biết ít nhất 1 dấu hiệu dậy thì của nữ chỉ
có 60,3% VTN liệt kê được [16]
1.4.2 Thực trạng tìm hiểu thông tin về giới tính.
Trang 21Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu dân số và sức khỏe nông thônTrường Đại học Y Thái Bình cho thấy nhà trường đóng vai trò đặc biệt quantrọng trong việc GDGT cho học sinh bởi có 30% số VTN được nhận thôngtin về bộ phận sinh dục nam và nữ từ thầy, cô giáo Sách báo, tạp chí lànguồn cung cấp thông tin quan trọng thứ hai (16,6%); sau đó là đài, vô tuyếntruyền hình; các nguồn khác rất thấp (0,6%) [26].
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008
có 51,7% được nhận thông tin từ sách, báo, tài liệu và 36% học sinh nhậnthông tin này từ bạn bè, nghiên cứu này nói rằng việc đưa thông tin GDGTvào sách, báo sẽ là một giải pháp hiệu quả cho việc cung cấp những thông tin
tế nhị này [17]
Một điểm cần quan tâm là 49,6% cho rằng yếu tố cản trở họ tìm hiểuthông tin về giới tính là sợ bị người khác hiểu lầm là tìm hiểu thông tin khônglành mạnh Chính quan niệm về việc tìm hiểu thông tin về giới tính ở tuổiVTN của các em là không tốt, làm cho các em e ngại không dám tiếp cậnvới những thông tin trên hoặc tìm hiểu một cách lén lút Điều này thật sự cònnguy hiểm hơn là cung cấp cho các em những thông tin khoa học để biết tựbảo vệ bản thân [17]
Trong một nghiên cứu tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chỉ cókhoảng một nửa số trường hợp được hỏi (49,6%) đã từng nghe nói về cácBPTT Trong đó biện pháp được biết đến nhiều nhất là BCS với hơn 4/5 sốVTN trả lời, tiếp theo là thuốc tránh thai với tỷ lệ 77,9% và dụng cụ tử cungchiếm tỷ lệ 36,0% Khi được hỏi về thời điểm dễ thụ thai nhất, chỉ có 12,8%VTN trả lời đúng [16] Một nghiên cứu khác về hiểu biết của các cô gái vềcác BPTT cho thấy, có 91% nói là BCS, 77% nói về thuốc viên, 56,0% nói vềxuất tinh ngoài âm đạo và 54,0% nói về tính thời kỳ an toàn Hầu hết đượctrang bị những kiến thức về BPTT thường qua sách báo (61,0%), xem tivi
Trang 22(47,0%) Chỉ có 10% được nghe BPTT ở trường học và 56,0% chưa bao giờnghe nói về BPTT, 24,0% nói rằng họ nhận được thông tin từ quảng cáonhưng các kiến thức này không được cụ thể Trong thực tế 40% không sửdụng BPTT nào, 36% xuất tinh ngoài âm đạo và 24,0% không trả lời, chỉ 15%
đã sử dụng BPTT hiện đại (14,0% dùng BCS, 1% dùng thuốc viên) [27]
1.4.3 Nhu cầu của vị thành niên về các thông tin liên quan đến
Trong khi đó, GDGT chưa được các bậc phụ huynh cũng như các nhàgiáo dục, các nhà quản lý xã hội chưa quan tâm đúng mức Không ít cha mẹcho rằng GDGT là “vẽ đường cho hươu chạy”, còn các nhà giáo dục cho rằng
đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, khó trình bày trên bụcgiảng, Vì những lẽ đó, cho đến nay chúng ta vẫn gặp nhiều khó khi thựchiện GDGT cho VTN
Bên cạnh gia đình và nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúngcũng là một nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho VTN Cùng với sự pháttriển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển không ngừng của công nghệ thôngtin, Internet là một trong những địa chỉ mà VTN tìm đến nhiều nhất Tuynhiên, nguồn thông tin này cũng nhiều bất cập bởi chứa trong đó là những địa
Trang 23chỉ không lành mạnh mà VTN dễ dàng có thể tiếp cận được Việc giáo dụccho VTN sử dụng hiệu quả nguồn thông tin này cũng là một thách thức.
1.5 Môi trường xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ
và nhu cầu giáo dục giới tính của vị thành niên.
Theo nhận định trong Chiến lược quốc gia về Chăm sóc SKSS giaiđoạn 1001-2010 [5]: “Dân số nước ta mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng mộttriệu người, như vậy dự tính vào năm 2020 dân số có thể lên tới gần 100triệu, trong đó có khoảng 22 triệu người thuộc nhóm VTN từ 10-19 tuổi.Nhóm dân số này là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương laigần và cũng là đối tượng có nguy cơ cao về SKSS nhưng việc chăm sócSKSS cho VTN chưa làm được bao nhiêu Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩnđường sinh sản và BLTQĐTD khá cao, sự tăng nhanh HIV/AIDS, đặc biệt làtrong những thanh niên dưới 25 tuổi đang là điều đáng lo ngại Trong khi đóviệc giáo dục tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ phòng và chữa chưađược phổ cập rộng rãi với sự phối hợp tham gia của mọi cơ sở trong và ngoàingành y tế, cơ sở y tế công lập cũng như tư nhân.”
Ở Việt Nam hiện nay, với nền kinh tế thị trường, môi trường xã hộingày một phức tạp, sự tiếp xúc các nguồn thông tin rất đa dạng, lối sống tự
do, hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội thay đổi nhiều, đối tượng VTN càng dễ
đi đến những hành vi không có lợi cho sức khỏe nếu không được trang bịthông tin đầy đủ, thành đúng đắn, đặc biệt với học sinh trung học phổ thông
là đối tượng trong độ tuổi VTN, độ tuổi mà họ có thể đã hình thành nhữnghành vi nguy cơ Vì vậy, một cuộc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ vànhu cầu GDGT ở lứa tuổi phổ thông trung học là rất cần thiết
1.6 Tình hình giáo dục giới tính và các vấn đề về sức khỏe sinh sản của
vị thành niên tại Thái Bình.
Việc triển khai công tác chăm sóc SKSS đã được quan tâm hưởng ứngcủa các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và cộng đồng người dân
Trang 24nói chung và VTN nói riêng ngày càng được tiếp cận nhiều với thông tin vàdịch vụ SKSS, nhưng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chủ yếu phục vụcác cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà chưa có sự quan tâm đầy đủ đốivới lứa tuổi VTN Công tác tuyên truyền, giáo dục về SKSS cho VTN vẫncòn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với nhu cầu khách hàng Các thôngtin đến với tuổi VTN vừa nghèo nàn cả nội dung và hình thức chuyển tải;Kiến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ SKSS cho VTN của cán bộ Y tếtuyến cơ sở chưa được đào tạo Kinh phí cho các dịch vụ chăm sóc SKSSVTN chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động.
Theo thống kê của Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình, năm
2012, Trung tâm phải xử lý cho 419 trường hợp VTN (VTN) mang thaingoài ý muốn, năm 2013 là 474 trường hợp, 3 tháng năm 2014 là 190 trườnghợp Tỉ lệ nạo hút thai ở VTN năm 2014 là 7,1%, năm 2015 là 6,2% [25].Toàn bộ những thông tin từ các nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề GDGT
ở VTN là một vấn đề quan trọng và việc nghiên cứu, thu thập thông tin vềVTN với các vấn đề liên quan đến SKSS là điều hết sức cần thiết để làm cơ
sở để xây dựng những phương pháp hỗ trợ phù hợp hơn, góp phần nâng caosức khỏe cho những chủ nhân tương lai của đất nước
Trang 25Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu.
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
* Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thành phố Thái Bình: TrườngTHPT Nguyễn Đức Cảnh nằm ở đường Lý Thường Kiệt, phường Kỳ Bá,thành phố Thái Bình, với hơn 2000 học sinh, đa phần học sinh trong trườngsinh sống ở khu vực Thành phố Thái Bình
* Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: TrườngTHPT Nguyễn Trãi nằm ở xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình,trường có 1867 học sinh và đa phần là học sinh trong trường sống ở vùngnông thôn
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh đang học tại Trường Trung học phổ thông từ 15 đến 18 tuổi
* Tiêu chuẩn chọn mẫu: Đưa vào nghiên cứu các trường hợp sau:
Học sinh đang học tại THPT Nguyễn Đức Cảnh và Trường THPTNguyễn Trãi
Không phân biệt tuổi, giới tính, tôn giáo và vùng miền sinh sống
2.1.3 Thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2015 đến tháng 06/2016
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dịch tễ học mô tả quađiều tra cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.
Cỡ mẫu
Trang 26Cỡ mẫu được tính toán dựa vào công thức ước tính cho một tỷ lệ:
n = Z(1−α
2)
2 × p (1− p)
d2
Trong đó:
α: Mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
Z(1-α/2): Giá trị Z thu được tứng với giá trị α (Z(1-α/2) = 1,96)
p: là tỷ lệ ước tính học sinh trường PTTH có kiến thức về tình dụcgiới tính Do chưa có nghiên cứu trước đó nên chúng tôi chọn p= 0,5
d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ p thu được từ mẫu và tỷ
lệ thực từ quần thể Do hạn chế về nguồn lực chúng tôi chọn d=0,06
Thay vào công thức trên: n = 267 Gia tăng 10% trừ trường hợp khônghợp tác hoặc vắng đối tượng, cỡ mẫu nghiên cứu sẽ là 294 học sinh Nghiêncứu tiến hành tại hai trường, như vậy tổng số đối tượng điều tra của nghiên
cứu sẽ là: n = 294 x 2 = 588 học sinh.
Thực tế chúng tôi điều tra được 592 học sinh ở 2 Trường THPT
Phương pháp chọn mẫu:
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
Do trường THPT có 3 khối lớp, mỗi khối lớp có tuổi khác nhau (lớp 10:
16 tuổi; lớp 11: 17 tuổi; lớp 12: 18 tuổi) Tại mỗi khối lớp được định nghĩa là
1 tầng Từ trong mỗi tầng chọn ngẫu nhiên 3 – 4 lớp học, sau đó điều tra tất
cả học sinh của các lớp được chọn Mục đích của nghiên cứu là mong muốntìm hiểu thực trạng những thông tin đầy đủ về nhận thức SKSS của cả nhómhọc sinh nữ và nhóm học sinh nam
Các bước tiến hành chọn mẫu cụ thể như sau:
- Bước 1: Chọn có chủ đích hai Trường ở hai vùng, 1 trường ở thànhphố và 1 trường ở vùng nông thôn
- Bước 2: Từ mỗi trường được phân 3 tầng
Trang 27- Bước 3: Từ mỗi tầng lập danh sách số lượng lớp cho mỗi tầng(khung mẫu).
- Bước 4: Tiến hành chọn lớp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn, điều tra tất cả học sinh của lớp đã chọn
- Bước 5: Tiến hành phỏng vấn tất cả các đối tượng đã được chọn
Phương pháp thu thập thông tin:
- Công cụ thu thập thông tin: Đây là một bộ câu hỏi phỏng vấn
được thiết kế để thu thập thông tin bao gồm 4 phần:
+ Phần A: Thông tin chung của học sinh: 3 câu hỏi về tuổi, giới và
khu vực sinh sống
+ Phần B: Kiến thức về giáo dục giới tính: gồm 18 câu hỏi sự hiểu biết
của học sinh về GDGT
+ Phần C: Thái độ về giáo dục giới tính: gồm 8 câu hỏi về thái độ của
học sinh về GDGT
+ Phần D: Nhu cầu về giáo dục giới tính: gồm 8 câu hỏi học sinh về
GDGT
- Thử nghiệm phiếu điều tra: Phiếu điều tra sau khi được thiết kế
được tiến hành thử nghiệm trong 2 ngày với 20 học sinh tại Trường THPT
Lê Quý Đôn, TP.Thái Bình
2.2.3 Tổ chức thu thập số liệu
Điều tra viên là sinh viên lớp YTCC3 K1, Trường Đại học Y Dược TháiBình Nhóm điều tra viên sẽ được tập huấn về công cụ thu thập thông tin chocác điều tra viên với các nội dung sau:
- Làm quen với các câu hỏi
- Phương pháp điều tra và cách thu thập thông tin cho từng câu hỏi
- Phương pháp chọn mẫu, chọn đối tượng vào nghiên cứu
- Ghi lại các câu trả lời và phản hồi của đối tượng nghiên cứu
Trang 282.3 Các biến số nghiên cứu.
Gồm có các nhóm biến số và chỉ số sau:
Các thông tin chung của đối tượng:
- Tỷ lệ % các đối tượng theo nhóm tuổi và giới
- Tỷ lệ % nơi sinh sống của các đối tượng
Kiến thức về giáo dục giới tính:
- Tỷ lệ % đối tượng hiểu biết về tuổi dậy thì, về cơ quan sinh sản nam
và nữ giới
- Tỷ lệ % đối tượng hiểu biết những kiến thức về QHTD ở tuổi VTN
- Tỷ lệ % đối tượng hiểu biết về các BPTT
- Tỷ lệ % đối tượng hiểu biết về các BLTQĐTD
- Tỷ lệ % đối tượng được nghe từ các nguồn thông tin về GDGT
Thái độ về giáo dục giới tính:
- Tỷ lệ % đối tượng có thái độ đúng về QHTD trước hôn nhân
- Tỷ lệ % đối tượng có quan điểm đúng về việc có thai ngoài ý muốn ởtuổi VTN
- Tỷ lệ % đối tượng thường xuyên tìm hiểu những thông tin về GDGT
Nhu cầu về giáo dục giới tính:
- Tỷ lệ % đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về GDGT
- Tỷ lệ % đối tượng thấy giáo dục giới tính là cần thiết
- Tỷ lệ % các hình thức tiếp cận thông tin về GDGT đối tượng thấy tốt nhất
- Tỷ lệ % đối tượng có nhu cầu về số lần chương trình ngoại khóa vềGDGT được tổ chức
- Tỷ lệ % những nội dung về GDGT mà đối tượng có nhu cầu
- Tỷ lệ % đối tượng có nhu cầu chia sẻ các thông tin về giới tính
- Tuổi trung bình đối tượng mong muốn được cung cấp các vấn đềliên quan đến GDGT
Trang 292.4 Sai số và biện pháp khắc phục.
Để hạn chế sai số, các công việc sau đã được thực hiện:
- Cỡ mẫu được tính đủ lớn
- Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, thống nhất và có sự cố vấn của cán
bộ hướng dẫn nghiên cứu
- Tiến hành điều tra thử để xác định mức độ phù hợp về nội dung vàngôn ngữ của bộ câu hỏi
- Điều tra viên được tập huấn đầy đủ về nội dung và cách thức thu thậpthông tin trước khi tiến hành thu thập thông tin tại thực địa
- Giám sát điều tra, phát hiện số liệu còn thiếu sót để điều tra bổ sung
2.5 Xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu để hạn chế lỗi sau điều tra và nhập số liệu Nhập sốliệu bằng phần mềm Epi Data 3.1, sau đó số liệu được chuyển sang STATA12.0 để phân tích
- Số liệu được làm sạch bằng cách kiểm tra các giá trị bất thường và lỗi
do mã hóa trước khi tiến hành phân tích
Thống kê mô tả: được áp dụng cho mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để mô tả
số liệu về thông tin của đối tượng nghiên cứu ở hai giới nam và nữ:
+ Biến định tính: số lượng, tỷ lệ (%), biểu đồ, đồ thị
+ Biến định lượng: tỷ lệ, biểu đồ…
Thống kê suy luận: Sử dụng test χ2 để so sánh tỷ lệ (có ý nghĩa thống
Trang 30giới) hay người nữ dùng miệng, hay bộ phận cơ thể khác kích thích vào âmđạo/hậu môn người nữ khác.
- Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh nàycho đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo, thường là 28 – 30 ngày
2.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá.
2.6.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá về kiến thức.
- Có kiến thức đúng và đủ về tuổi dậy thì: Học sinh biết tuổi dậy thì bắtđầu từ 10 đến 19 tuổi (Chọn 2 cho câu hỏi B1)
- Có kiến thức đầy đủ về chu kì kinh nguyệt: Học sinh biết chu kì kinhnguyệt bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày (Chọn 2 cho câu hỏi B4)
- Có kiến thức đúng và đủ về dấu hiệu dậy thì ở nữ: Học sinh biết dậy thì
ở nữ có dấu hiệu tăng chiều cao và cân nặng, ngực lớn lên và hơi đau, mọclông mu và nách, thay đổi tính nết, bắt đầu có kinh nguyệt, để ý đến bạn khácgiới (Chọn đủ đáp án từ 16 cho câu B3)
- Có kiến thức đúng và đủ về dấu hiệu dậy thì ở nam: học sinh biết dậythì ở nam có dấu hiệu tăng chiều cao và cân nặng, mọc lông mu và nách, thayđổi tính nết, giọng nói trầm, bắt đầu có hiện tượng xuất tinh, để ý đến bạnkhác giới (Chọn đủ đáp án từ 16 cho câu B7)
- Hiểu biết về QHTD: Đã từng nghe về QHTD (Chọn 1 cho câu B9)
- Hiểu đúng về thời điểm dễ mang thai trong chu kỳ kinh: học sinh biếtthời điểm dễ có thai nhất là ngay sau khi sạch kinh (Chọn 1 cho câu B10)
- Hiểu biết đúng về khả năng có thai khi thực hiện QHTD: học sinh biết mộtngười phụ nữ QHTD ở lần đầu tiên có thể có thai (Chọn 1 cho câu B11)
- Hiểu biết của học sinh về các BPTT: Học sinh không biết, học sinh biết 1BPTT, học sinh biết 2 BPTT, học sinh biết ≥3 BPTT
- Hiểu biết đúng của học sinh về cách sử dụng những BPTT: Học sinh biết
≥1 BPTT
Trang 31- Hiểu biết của học sinh về các BLTQĐTD: Học sinh chưa nghe, họcsinh biết tên 1 các BLTQĐTD, học sinh biết 2 BLTQĐTT, học sinh biết ≥3BLTQĐTT
- Hiểu biết của học sinh về cách phòng tránh các BLTQĐTD: học sinhkhông biết, biết 1 biện pháp phòng BLTQĐTT, 2 biện pháp phòngBLTQĐTD và biết từ 3 biện pháp phòng BLTQĐTD trở lên
- Kiến thức của học sinh về GDGT: được đánh giá bằng tổng số các lựachọn đúng câu B1 và câu B18 Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm, lựa chọn saikhông có điểm Tổng điểm kiến thức tính bằng tổng điểm trả lời đúng câu hỏitrong phần kiến thức, điểm càng cao thì kiến thức về sinh dục nữ càng tốt
Như vậy tổng điểm kiến thức học sinh có thể đạt được
- Điểm tích cực (đáp án 1), thái độ tiêu cực đáp án sai (đáp án 2)
- Trong vấn đề về tần xuất tìm hiểu thông tin về giới tính có 2 quan điểmtích cực (đáp án 2 và 3) và 1 quan điểm tiêu cực (đáp án 1)
Trang 32Cách tính điểm: thấp nhất là 0 điểm và lớn nhất là 18 điểm.
2.6.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá về thái độ.
Trong nghiên cứu này có 3 vấn đề được đề cập để đo lường thái độ củahọc sinh Đó là vấn đề tình dục ở tuổi học trò, có thai và nạo phá thai ở tuổihọc trò và vấn đề về tần xuất tìm hiểu thông tin về GDGT Ở mỗi vấn để sẽ có
2 hoặc 3 quan điểm được sử dụng để đo lường thái độ, trong đó có thái độ tíchcực và thái độ tiêu cực Việc xây dựng thang đo bao gồm cả thái độ tích cực
và thái độ tiêu cực sẽ hạn chế những sai chệch do sự đồng ý hoặc phản đốiđược trả lời theo dây chuyền
- Trong vấn đề về tình dục ở tuổi học trò có 3 quan điểm: quan điểm tíchcực ( đáp án 2), thái độ tiêu cực (đáp án 1), đáp án trung gian (đáp án 3)
- Trong vấn đề có thai và nạo phá thai có 2 quan điểm: thái độ tích cực(đáp án 2), thái độ tiêu cực (đáp án 1)
2.6.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá nhu cầu.
- Mong muốn tìm hiểu về GDGT: Học sinh mong muốn tìm hiểu về
GDGT (chọn 1 cho câu D1)
- Nhu cầu GDGT trong nhà trường: Không cần thiết (chọn 2 cho câu
D4), lồng ghép vào môt môn học khác (chọn 1 cho câu D5), có riêng mônGDGT riêng (chọn 2 cho câu D5), đưa vào chương trình ngoại khóa (chọn 3cho câu D5)
- Nhu cầu GDGT của học sinh được đánh giá bằng tổng điểm các câu trảlời với thang điểm như sau:
Trang 33và lớn nhất là 10 điểm
2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu luôn tuân thủ các nguyên tắc, các bước của Hội đồng đạođức, Trường Đại học Y Dược Thái Bình
- Trong quá trình điều tra đối tượng được thông báo mục đích và nộidung nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia hay từ chối tham gia
- Sự tham gia của tất cả các đối tượng vào nghiên cứu hoàn toàn mangtính tự nguyện và mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.Các dữ liệu, thông tin thu thập trong các báo cáo được cam kết dùng chomục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác.Kết quả nghiên cứu và những ý kiến đề xuất sẽ sử dụng trong mục đích nângcao sức khỏe và cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho VTN
2.8 Hạn chế của đề tài.
Hạn chế của đề tài là tỷ lệ nam nữ không cân đối, nữ giới chiếm tỷ lệnhiều hơn nam giới Độ tuổi không cân đối, đa phần học sinh ở độ tuổi 17tuổi nên chưa so sánh được kiến thức, thái độ, nhu cầu của 2 giới riêng biệt vàgiữa 2 giới
Trang 34Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu định lượng không kết hợp đượcnghiên cứu định tính nên không đi sâu vào được để tìm hiểu tâm tư, tình cảm
và nguyện vọng của các em về vấn đề GDGT
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng một số câu hỏi mang tính nhạy cảmnên có thể có sai số khi thu thập thông tin Điều tra viên là những sinh viênchuyên ngành Y tế công cộng, năm thứ 3 lần đầu thực hiện nghiên cứu nên dovậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Trang 35Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Những thông tin chung
Bảng 3.1 Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.