Những nội dung cơ bản của bảo hộ NHTT

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 30 - 38)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.Những nội dung cơ bản của bảo hộ NHTT

1.2.2.1. Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT a) Khái niệm dấu hiệu

Nhƣ trên đã phân tích khái niệm NHTT thƣờng đƣợc hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với cá nhân, tổ chức không phải là thành viên của tổ chức. Nhƣng không phải bất cứ dấu hiệu nào đều có thể đƣợc sử dụng làm NHTT mà các dấu hiệu đó phải thể hiện tính độc đáo sao cho có khả năng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. “Độc đáo” ở đây thể hiện trên hai yếu tố đó là “khác biệt” và “không thông dụng” [35]. Dấu hiệu này có thể là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc nhƣ là dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh...hoặc dấu hiệu không nhìn thấy đƣợc nhƣ dấu hiệu mùi vị, âm thanh...Việc quy định khác nhau phụ thuộc và điều kiện thực tế của mỗi nƣớc. Nhƣng nhìn chung những quy định này đều tạo ra khung pháp lý cơ bản để mỗi chủ thể thực hiện đƣợc quyền của mình trong việc đăng ký bảo hộ các đối tƣợng quyền SHCN nói chung và NHTT nói riêng.

Để hiểu rõ hơn dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT là nhƣ thế nào, chúng ta cần hiểu khái niệm “dấu hiệu” là gì?

Chúng ta đã có một định nghĩa đƣợc thừa hƣởng từ thời Trung thế kỉ của các nhà Kinh viện (các tu sĩ công giáo, vốn là tầng lớp duy nhất có học thức ở thời đại ấy); đó là Aliquid stat pro aliquo. Theo quan điểm của aliquid stat pro aliquo thì “dấu hiệu là một cái đứng thay (hay đại diện) cho một cái

gì khác”[13]. Từ thời Trung thế kỉ, các tu sĩ công giáo đã có quan niệm rằng

“dấu hiệu” là cái đại diện cho một cái gì khác, tức là sự tồn tại của dấu hiệu không phải để chứng minh cho chính bản thân nó mà sự tồn tại của dấu hiệu

để thay thế hay diễn tả cho một cái gì khác.

Quan điểm của tu sĩ công giáo thời bây giờ đƣợc ghi nhận và lƣu truyền rộng rãi. Từ quan điểm về “dấu hiệu” nêu trên, chúng ta có thể thấy đƣợc dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT là tổng hợp các yếu tố (bao gồm cả từ ngữ, hình ảnh, màu sắc... hoặc sự kết hợp của chúng) đại diện cho NHTT mà thông qua đó chúng ta có thể nhận biết đƣợc NHTT.

b) Phân loại dấu hiệu

Có rất nhiều cách để phân loại dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT, ví dụ nhƣ phân loại dựa trên đặc điểm, dựa trên cách thức thể hiện...Tuy nhiên, để phù hợp với các nƣớc trên thế giới và Việt Nam nên việc phân loại dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT đƣợc đề cập đến trong luận văn sẽ dựa trên sự nhận biết dấu hiệu chẳng hạn dấu hiệu nhìn thấy đƣợc (dấu hiệu nhận biết bằng thị giác) và dấu hiệu không nhìn thấy đƣợc (dấu hiệu nhận biết bằng thính giác, dấu hiệu nhận biết bằng khứu giác...)

 Dấu hiệu nhìn thấy đƣợc (nhận biết bằng thị giác) nhƣ dấu hiệu là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng mà chúng ta có thể nhận biết đƣợc bằng mắt. Trong việc đăng ký bảo hộ NHTT thì dấu hiệu này chiếm một số lƣợng lớn và phổ biến “trên thế giới, dấu hiệu từ ngữ chiếm khoảng 80% toàn bộ số nhãn hiệu đƣợc sử dụng” vì là dấu hiệu dễ dàng nhận biết và việc thẩm định cũng đơn giản hơn so với các dấu hiệu khác. Chính vì lý do này mà đối với các nƣớc chƣa đủ khả năng tiến hành thẩm định hoặc kỹ thuật lập pháp chƣa cao (trong đó có Việt Nam) thƣờng quy định dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT chỉ là dấu hiệu nhận biết bằng thị giác.

 Dấu hiệu không nhìn thấy đƣợc là dấu hiệu nhận biết bằng thính giác nhƣ dấu hiệu âm thanh ví dụ nhƣ tiếng chuông điện thoại NOKIA...Trên thế giới trong việc đăng ký bảo hộ NHTT thì dấu hiệu này đƣợc coi là dấu hiệu không thông dụng. Không giống nhƣ dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh...dấu hiệu âm thanh thƣờng khó để nhận biết. Các nƣớc khi sử dụng dấu hiệu này thƣờng là

các nƣớc có kỹ thuật lập pháp cao ví dụ nhƣ Mỹ, Anh...; và

 Dấu hiệu nhận biết bằng khứu giác nhƣ dấu hiệu mùi vị. Cũng giống nhƣ dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu mùi vị cũng đƣợc coi là dấu hiệu không thông dụng vì khả năng nhận biết của loại dấu hiệu này.

Ngoài ba dấu hiệu đƣợc nhận biết nêu trên còn một số dấu hiệu đƣợc nhận biết bằng các giác quan khác chẳng hạn nhƣ bằng vị giác...Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại ba loại dấu hiệu có thể đƣợc sử dụng làm NHTT nêu trên.

Việc lựa chọn dấu hiệu nào đƣợc sử dụng làm NHTT là do quy định của mỗi nƣớc, phù hợp với điều kiện của từng nƣớc. Ở Việt Nam, kỹ thuật lập pháp chƣa cao, trình độ của thẩm định viên còn hạn chế, nên Luật SHTT và các văn bản hƣớng dẫn thi hành chỉ quy định dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT chỉ là dấu hiệu nhận biết bằng thị giác. Trong khi đó Mỹ, Anh quy định dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT ngoài dấu hiệu nhận biết bằng thị giác thì còn có cả dấu hiệu nhận biết bằng thính giác và khứu giác.

1.2.2.2. Điều kiện bảo hộ NHTT a) Khái niệm điều kiện bảo hộ NHTT a) Khái niệm điều kiện bảo hộ NHTT

Trong các đối tƣợng của quyền SHTT, chúng ta thƣờng hay nhắc đến điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, sáng chế hay kiếu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu đúng và đầy đủ điều kiện bảo hộ là gì?

Nếu phân tích chi tiết từng từ của cụm từ “Điều kiện bảo hộ” nêu trên chúng ta thấy theo từ điển tiếng Việt thì “Điều kiện” đƣợc hiểu là “cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra” [28]. “Bảo hộ” là việc nhà nƣớc thông qua các quy định của pháp luật nhằm xác lập quyền của chủ sở hữu đối với NHTT.

Nhƣ vậy, từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể thấy điều kiện bảo hộ đối với NHTT là “những yêu cầu mà Nhà nước đặt ra đối với nội dung và hình thức của NHTT, đòi hỏi NHTT đăng ký phải đáp ứng các điều

kiện đó thì chủ thể đăng ký mới có thể được công nhận là chủ sở hữu các đối tượng đó, tức là chủ thể đó đã xác lập quyền sở hữu”.

b) Điều kiện bảo hộ NHTT

Thứ nhất: Khả năng phân biệt

Khả năng phân biệt là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng khi xác định một dấu hiệu có đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với NHTT hay không. Nhãn hiệu thông thƣờng cũng có điều kiện về khả năng phân biệt, tuy nhiên điểm khác biệt về khả năng phân biệt giữa nhãn hiệu thông thƣờng và NHTT đó là khả năng phân biệt của NHTT đƣợc xem xét giữa thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Còn nhãn hiệu thông thƣờng thì khả năng phân biệt là giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức khác nhau. Nhƣ vậy khả năng phân biệt của NHTT luôn đặt trong phạm vi một tổ chức.

Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều lấy tiêu chí này khi xem xét một đối tƣợng có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không. Chẳng hạn nhƣ Luật nhãn hiệu của Anh quy định “NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với những ngƣời thuộc doanh nghiệp khác”.

Thứ hai: Ngoài điều kiện về khả năng phân biệt đơn đăng ký NHTT phải đáp ứng các điều kiện khác nhƣ nhƣ về chủ thể, tài liệu nộp theo đơn...

Nếu nhƣ nhãn hiệu thông thƣờng, đánh giá khả năng phân biệt là yếu tố cần và đủ để xem xét một dấu hiệu có khả năng đăng ký đƣợc hay không thì đối với NHTT ngoài khả năng phân biệt thì còn có các điều kiện khác nữa nhƣ chủ thể phải là tổ chức và kèm theo đơn đăng ký NHTT phải có quy chế quản lý và sử dụng NHTT. Theo “Tài liệu giới thiệu về nhãn hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của tổ chức SHTT thế giới có quy định về chủ thể của NHTT nhƣ sau: “NHTT thƣờng thuộc sở hữu của một hiệp hội hoặc hợp tác xã mà các thành viên có thể sử dụng NHTT để tiếp thị các sản phẩm của mình.

Hiệp hội đó thƣờng xây dựng tập hợp các tiêu chuẩn về sử dụng NHTT chẳng hạn nhƣ tiêu chuẩn về chất lƣợng...” [26]. Sự khác nhau này xuất phát từ bản chất của NHTT đó là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu với tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức.

Nghiên cứu pháp luật các nƣớc và pháp luật Việt Nam, đều có một điểm chung khi đƣa ra điều kiện bảo hộ đó là khả năng phân biệt. Nhƣng tiêu chí để đánh giá khả năng phân biệt này không giống nhau, có nƣớc đánh giá khả năng phân biệt dựa trên việc sử dụng hoặc có ý định sử dụng (ví dụ nhƣ Mỹ), hoặc nhƣ Việt Nam xác định một dấu hiệu có khả năng phân biệt nếu nó đƣợc tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

1.2.2.3. Cơ chế và việc đăng ký NHTT

Nhƣ trên chúng ta đã phân tích khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc và giống nhau trong quy định điều kiện bảo hộ NHTT của các nƣớc. Mặc dù giống nhau trong quy định về điều kiện bảo hộ này nhƣng cơ chế và việc đăng ký NHTT lại không giống nhau. Theo TS. Phùng Trung Tập thì “hiện nay trên thế giới có hai hệ thống pháp luật quy định chủ sở hữu nhãn hiệu: Hệ thống thứ nhất là hệ thống sử dụng trƣớc (quy định bất kỳ ai sử dụng nhãn hiệu ở một nƣớc thì đều có quyền đăng ký nhãn hiệu ở nƣớc đó), hệ thống thức hai là hệ thống đăng ký trƣớc (quy định bất kỳ ai có yêu cầu đầu tiên đăng ký nhãn hiệu ở một nƣớc thì đều đƣợc quyền đăng ký)” [23]. Phần lớn các nƣớc đều quy định việc bảo hộ NHTT dựa trên cơ sở đăng ký (trong đó có Việt Nam), tuy nhiên một số nƣớc lại có quy định việc đăng ký bảo hộ trên cơ sở sử dụng hoặc có ý định sử dụng, và một số nƣớc lại thành lập một cơ chế đăng ký cho cộng đồng (đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo thể thức CTM- THE COMMUNITY TRADEMARK), để khi đăng ký bảo hộ ở cơ quan đăng ký của cộng đồng nó sẽ đƣợc tự động bảo hộ ở tất cả các nƣớc trong cộng đồng.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Bảo hộ trên cơ sở đăng ký

Cơ chế và việc đăng ký NHTT ở mỗi quốc gia là không giống nhau, có nƣớc quy định việc bảo hộ NHTT phải dựa trên thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và quyền của chủ sở hữu đƣợc tạo ra bằng việc cấp bằng cho đối tƣợng yêu cầu đăng ký nếu đối tƣợng đó đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Thông qua thủ tục đăng ký cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xem xét đơn đăng ký có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không từ đó đƣa ra kết luận bảo hộ. Trên thế giới, hầu hết các nƣớc đều quy định việc chấp nhận hay không chấp nhận bảo hộ NHTT phải dựa trên cơ sở đăng ký.

Hình thức thể hiện: Việc công nhận quyền của chủ sở hữu dựa trên cơ sở đăng ký đƣợc các nƣớc tiến hành (trong đó có Việt Nam) thƣờng trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình thẩm định. Ban đầu là đơn đƣợc thẩm định hình thức để xem xét tính hợp lệ của đơn, sau đó đơn đƣợc công bố và cuối cùng là giai đoạn thẩm định nội dung của đơn. Giai đoạn thẩm định nội dung là giai đoạn quan trọng. Tại giai đoạn này đối tƣợng đăng ký sẽ đƣợc xem xét là đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ để cấp bằng hay không.

Lợi ích của việc đăng ký: Khi đăng ký NHTT ngoài việc thông báo cho công chúng biết mình là chủ sở hữu thì chủ sở hữu và thành viên có độc quyền sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình đăng ký. Khi sử dụng NHTT đã đƣợc đăng ký sẽ tạo ra tâm lý thoải mái vì đƣợc chính thức công nhận mình là chủ sở hữu NHTT này, không còn tâm trạng lo lắng, không an toàn rằng NHTT của mình trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu khác hoặc lo ngại rằng chủ thể khác có thể sử dụng NHTT của mình. Khi đăng ký NHTT và đƣợc cấp bằng, chủ sở hữu có quyền tự mình hoặc khởi kiện tại Tòa nếu NHTT của mình bị vi phạm. Căn cứ khởi kiện trong trƣờng hợp này sẽ là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã đƣợc cấp. Đây sẽ là căn cứ quan trọng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

Hạn chế: Mất nhiều thời gian và chi phí cùng với đó là việc thẩm định sẽ không phát huy hết hiệu quả nếu nhƣ hệ thống văn bản pháp luật của một nƣớc không có những quy định chặt chẽ và không phát huy đƣợc tác dụng trong việc đăng ký. Hơn nữa, nhiều trƣờng hợp chủ sở hữu của NHTT sẽ không đƣợc bảo hộ quyền sở hữu của mình vì nguyên nhân nào đó mà chƣa đăng ký đƣợc NHTT trƣớc các chủ thể khác, mặc dù mình là chủ sở hữu trƣớc đối với NHTT. Trong trƣờng hợp này chủ sở hữu NHTT phải chứng minh quyền của mình thông qua việc chủ thể vi phạm đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, việc này là khó khăn vô cùng và khả năng thành công không cao.

b) Bảo hộ không qua thủ tục đăng ký

Lợi ích của việc đăng ký nhƣ đã nói ở trên sẽ là động lực để chủ sở hữu đăng ký NHTT. Tuy nhiên, có những nƣớc lại quy định việc đăng ký NHTT không phải là bắt buộc. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có thể đăng ký hoặc không đăng ký NHTT. Mỹ là nƣớc áp dụng quy định này. Theo Luật nhãn hiệu của Mỹ thì quyền SHCN đối với NHTT có thể đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng NHTT hợp pháp trong thƣơng mại ở Mỹ hoặc đƣợc đăng ký với Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu ở Mỹ. Vậy việc không đăng ký thì quyền của chủ sở hữu đƣợc ghi nhận nhƣ thế nào. Thông thƣờng, việc không đăng ký thì quyền của chủ sở hữu sẽ đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng trƣớc. Tức là quyền của chủ sở hữu sẽ đƣợc xác lập thông qua quá trình sử dụng hợp pháp tại một nƣớc. Có nghĩa việc bảo hộ NHTT sẽ đƣợc bảo hộ tự động nếu NHTT đó đƣợc sử dụng trong thƣơng mại tại một nƣớc. Nếu có tranh chấp quyền xảy ra giữa các nhãn hiệu không đăng ký hoặc giữa các nhãn hiệu không đăng ký với nhãn hiệu đăng ký thì chủ sở hữu chỉ cần chứng minh việc sử dụng trƣớc hợp pháp của mình.

nhiều thời gian. Hơn nữa, nó đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể, bởi lẽ không phải mọi chủ thể khi đăng ký NHTT đều là chủ sở hữu và là ngƣời sử dụng trƣớc đối với NHTT, có rất nhiều trƣờng hợp chủ thể sử dụng trƣớc vì lý do nào đó mà chƣa tiến hành việc đăng ký NHTT của mình. Nhƣ vậy, quyền sở hữu hợp pháp của mình sẽ vì thế mà không đƣợc công nhận.

Hạn chế của cơ chế không đăng ký: Đối lập lại với cơ chế đăng ký nêu trên, việc bảo hộ NHTT không dựa trên cơ sở đăng ký sẽ không tạo ra đƣợc căn cứ pháp lý chắc chắn đối với chủ sở hữu. Khi có hành vi xâm phạm xảy ra, thay bằng việc sử dụng bằng đã đƣợc cấp, chủ sở hữu phải chứng minh

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 30 - 38)