7. Bố cục của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về sử dụng dấu hiệu làm NHTT
Thực tế Việt Nam hiện nay chỉ chấp nhận những dấu hiệu nhìn thấy đƣợc, tức là dấu hiệu đƣợc nhận biết bằng thị giác làm NHTT và loại trừ các dấu hiệu đƣợc nhận biết bằng khứu giác hay thính giác. Tuy nhiên, thực tế Luật chỉ quy định “NHTT là dấu hiệu dùng để phân biệt…”, chỉ quy định là dấu hiệu dùng để phân biệt sẽ rất dễ khiến cho ngƣời dân hiểu rằng dấu hiệu này bao gồm cả dấu hiệu thông dụng (nhận biết bằng thị giác) và dấu hiệu không thông dụng (nhận biết bằng thính giác hay khứu giác). Điều này tạo nên khó khăn không nhỏ trong việc hiểu và áp dụng pháp luật. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 đã khắc phục một số điểm hạn chế của Luật SHTT năm 2005, tuy nhiên vấn đề về dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT này lại không đƣợc đề cập đến trong phần sửa đổi.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các nƣớc sử dụng dấu hiệu không thông dụng làm nhãn hiệu. Ví dụ “tại Mỹ đã có đến 30 nhãn hiệu đƣợc đăng ký là nhãn hiệu âm thanh. Tiêu biểu cho nhãn hiệu thuộc dạng âm thanh là tiếng sƣ tử gầm của hãng phim MGM (Metro-Goldwin-Mayer)” [37]. Điều này đã mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân khi đăng ký nhãn hiệu cho các đối tƣợng nhƣ mùi vị, âm thanh riêng của mình. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các đối tƣợng này ngày càng một gia tăng.
cũng cần sửa đổi bổ sung quy định liên quan đến dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng để không chỉ dừng lại là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc mà bao gồm trong đó cả dấu hiệu không nhìn thấy đƣợc. Nhƣ vậy mới hội nhập đƣợc với nền kinh tế thế giới, khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc. Đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các chủ thể là chủ sở hữu các ngôn ngữ mà Việt Nam coi là không thông dụng và đảm bảo cả lợi ích của ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Theo ý kiến Ths Vũ Thị Hải Yến trên tạp chí luật học tháng 3/2003 có nêu “Trong thời đại ngày nay, các loại hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, các nhà sản xuất luôn luôn tìm kiếm những nhãn hiệu mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình để tạo ấn tƣợng đến công chúng. Với xu thế toàn cầu nhƣ hiện nay, việc công nhận và bảo hộ hàng hóa tại nhiều quốc gia khác nhau ngày càng phổ biến. Vì vậy, sẽ là khiếm khuyết nếu pháp luật của chúng ta không bảo hộ cho những dạng nhãn hiệu mới (nhãn hiệu mùi vị, âm thanh) đã đƣợc nhiều nƣớc chấp nhận bảo hộ” [31]. Nhƣng để các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT bao gồm cả dấu hiệu không thông dụng đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố nhƣ sự thay đổi của kỹ thuật lập pháp, có cơ chế pháp lý rõ ràng, nâng cao trình độ thẩm định của thẩm định viên…Sự tổng hòa của các yếu tố nêu trên mới có thể tạo ra đƣợc những căn cứ pháp lý vững chắc để tạo ra những thay đổi trong quy định của Luật theo hƣớng phù hợp hơn với pháp luật thế giới.
Ngoài ra, đối với các NHTT là các ngôn ngữ không thông dụng thì thay bằng việc từ chối nhãn hiệu đó vì không có khả năng phân biệt thì nên chấp nhận cho việc đăng ký dấu hiệu đó dƣới dạng nhãn hiệu hình. Nên sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều 74 nhƣ sau:
“Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
a) Hình và hình học đơn giản, chữ cái, chữ số, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng (trừ trường hợp chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng này
được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu hình)…”
Hơn nữa, các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT đƣợc nộp theo các đơn đăng ký thƣờng là các dấu hiệu đƣợc gắn liền với địa danh (mặc dù Luật không đòi hỏi bắt buộc các dấu hiệu này phải gắn với địa danh) nhƣng thực tế các đơn đăng ký NHTT thƣờng gắn với địa danh cụ thể và ngƣời dân thƣờng hiểu mặc nhiên rằng đăng ký NHTT phải gắn liền với một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ truyền thống với một địa danh cụ thể. Điều này đã hạn chế rất nhiều việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác khi đăng ký NHTT. Theo thống kê của Cục SHTT tại cuộc Hội nghị toàn quốc về SHTT diễn ra tại Lạng Sơn năm 2010 thì sản phẩm truyền thống rất nhiều, có 933 sản phẩm đặc thù, gắn liền với 21 địa danh. Mặc dù Luật không có quy định rằng các NHTT phải đƣợc đăng ký cho một sản phẩm hay dịch vụ truyền thống nào đó nhƣng thực tế phần lớn các đơn đăng ký NHTT đều cho sản phẩm hay dịch vụ truyền thống. Có thực tế này không phải do luật không có những quy định cụ thể, rõ ràng về các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT mà có thể do ảnh hƣởng của Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (gọi tắt là Chương trình 68) giai đoạn 2005-2010 đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005. Mục tiêu của Chƣơng trình này hƣớng tới là các sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Lợi ích của Chƣơng trình 68 đã đƣợc Cục SHTT tổng kết lại nhƣ sau: “Đã góp phần tạo ra phong trào mạnh mẽ trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT cho cộng đồng, góp phần chuyển biến tích cực nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về SHTT; bƣớc đầu định hình việc sử dụng công cụ SHTT nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp…”. Điều đó ảnh hƣởng đến thực tế đơn đăng ký NHTT thƣờng gắn với địa danh.
Vì thế, vấn đề đặt ra là cần có thêm những Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cho các sản phẩm, dịch vụ không phải là những sản phẩm, dịch vụ truyền thống để tạo nên sự phát triển hài hòa, đồng bộ.