7. Bố cục của luận văn
2.2. Quy định của Luật SHTT về bảo hộ NHTT
Việt Nam không có những quy định cụ thể và chi tiết về NHTT, các quy định về các vấn đề liên quan của NHTT điều kiện bảo hộ, cơ chế và việc đăng ký...sẽ đƣợc xem xét từ các quy định nhãn hiệu thông thƣờng. Trong quá trình phân tích dựa trên các quy định của nhãn hiệu thông thƣờng sẽ chỉ ra điểm khác biệt của NHTT.
2.2.1. Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT
Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 không có điều khoản cụ thể quy định về các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng mà chỉ đƣa ra các dấu hiệu không đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu. Tuy nhiên từ điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu đƣợc quy định tại khoản 1 điều 72 luật SHTT “là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”, chúng ta có thể thấy luật SHTT chỉ chấp nhận các dấu hiệu “nhìn thấy đƣợc” đƣợc sử dụng làm NHTT. Dấu hiệu nhìn thấy đƣợc tức là dấu hiệu mà chúng ta có thể xác định đƣợc bằng thị giác. Đối với các dấu hiệu xác định đƣợc qua khứu giác hoặc thính giác nhƣ là mùi vị hay âm thanh sẽ không đƣợc bảo hộ làm NHTT. Quy định này của luật SHTT hẹp hơn quy định của TRIPs, Điều 15 của Hiệp định TRIPs có quy định “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu”. TRIPs không giới hạn chỉ là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc mà là “bất kỳ dấu hiệu nào”, có nghĩa là bao gồm cả các dấu hiệu mùi vị hoặc âm thanh hoặc bất kỳ các dấu hiệu nào mà có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Cũng nhƣ quy định của Hiệp định TRIPs, Hoa Kỳ cũng có sự mở rộng trong quy định về các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu “bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt không rơi vào các trƣờng hợp bị từ chối đều có thể đăng ký là nhãn hiệu”.
Luật SHTT cũng không có những quy định cụ thể về các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT, các dấu hiệu này đƣợc áp dụng theo quy định đối với nhãn hiệu thông thƣờng. Chúng ta có thể thấy đƣợc các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT nhƣ sau:
Thứ nhất: Dấu hiệu từ ngữ
Xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu nói chung và NHTT hàng năm vào Cục SHTT, chúng ta thấy dấu hiệu là từ ngữ là dấu hiệu chiếm số lƣợng lớn. Thực tế từ ngữ là phƣơng tiện truyền đoạt thông tin đến ngƣời tiêu dùng một cách dễ dàng và dễ nhớ. “Sự phổ biến của dấu hiệu là từ ngữ vì đặc tính phân biệt của nó có thể có trong ngay ý nghĩa của từ ngữ” [1]; ngoài ra khả năng tạo ra dấu hiệu là từ ngữ không hạn chế, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của chủ sở hữu, từ ngữ có thể đƣợc viết dƣới dạng thông thƣờng hoặc viết cách điệu. Việc lựa chọn viết cách điệu của chủ sở hữu nhãn hiệu với mục đích gây ấn tƣợng mạnh đối với ngƣời tiêu dùng và để tạo ra khả năng phân biệt đối với những nhãn hiệu của ngƣời khác đã đƣợc nộp đơn hay cấp bằng cho sản phẩm hay dịch vụ tƣơng tự/trùng lặp.
Đối với NHTT, ngoài các dấu hiệu từ ngữ đƣợc sử dụng nhƣ đối với nhãn hiệu thông thƣờng thì còn bao gồm cả các dấu hiệu từ ngữ chỉ địa danh. Trong khi đó dấu hiệu từ ngữ chỉ địa danh lại là trƣờng hợp loại trừ của việc đăng ký nhãn hiệu thông thƣờng. Bởi lẽ nhãn hiệu tập thể có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Ví dụ nhƣ NHTT “Kỳ Lý” dƣới đây; chúng ta thấy “Kỳ Lý” là một địa danh của tỉnh Quảng Nam. Nếu nhãn hiệu thông thƣờng mà chứa tên địa danh thì sẽ bị từ chối vì gây nhầm lần cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là một điểm khác biệt đặc trƣng của NHTT so với nhãn hiệu thông thƣờng. Điểm đ khoản 2 Điều 74 quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
“Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trƣờng hợp dấu hiệu đó đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc đƣợc đăng ký dƣới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này”. Có nghĩa là việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ chỉ có thể là NHTT hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
Chúng ta xem xét ví dụ về nhãn hiệu chữ thông thƣờng sau đây:
(540) TÊN NHÃN HIỆU Kỳ Lý
LOẠI NHÃN HIỆU Tập thể
MÀU NHÃN HIỆU 0
(511) NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ
31 Quả dƣa hấu (tƣơi, không bảo quản). (731) / (732) NGƢỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮU
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tam Phƣớc / Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tam Phƣớc
ĐỊA CHỈ NGƢỜI NỘP ĐƠN Xã Tam Phƣớc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU Xã Tam Phƣớc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
(111) SỐ BẰNG 4-0121173-000
NGÀY CẤP BẰNG 12/03/2009
NHTT trên là của Hợp tác xã nông nghiệp Tam Phƣớc của tỉnh Quảng Nam đã đăng ký cho sản phẩm dƣa hấu. Nhãn hiệu đã đƣợc cấp bằng ngày 12/3/2009 [7].
Thứ hai: Dấu hiệu là chữ cái
Dấu hiệu là chữ cái thƣờng là sự kết hợp của các chữ cái khác nhau tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt ví dụ nhƣ chữ “BMW” đƣợc thể hiện cách điệu. Trong thực tế bảo hộ ở Việt Nam, những chữ cái thông thƣờng khi kết hợp với nhau sẽ bị từ chối, ví dụ nhƣ các chữ “ABC”. Theo khoản 2 Điều 74 chúng là những chữ cái đơn giản không có khả năng phân biệt trừ khi chúng đƣợc thể hiện cách điệu hoặc kết hợp với các yếu tố khác tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Trƣờng hợp tiếp theo đối với chữ cái có thể bị từ chối đó là nó có nguồn gốc từ ngôn ngữ không thông dụng nhƣ tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...Theo Thông tƣ 01/2007 có giải thích ngôn ngữ không thông dụng là ngôn ngữ không có nguồn gốc Latin.
Thông thƣờng để không rơi vào trƣờng hợp loại trừ của luật đó là chữ cái thông thƣờng không có khả năng phân biệt, chủ đơn thƣờng lựa chọn các dấu hiệu khi đăng ký NHTT sẽ là sự kết hợp của các chữ cái với các yếu tố khác nhƣ con số, hình ảnh hoặc đƣợc thể hiện cách điệu.
Thực tế cho thấy dấu hiệu là chữ cái thƣờng không đƣợc sử dụng làm NHTT vì nó không tạo ra đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ với ngƣời tiêu dùng và không truyền tải đƣợc ý nghĩa của một nhãn hiệu mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Nhƣ trên đã phân tích, phần lớn các đơn NHTT đƣợc nộp là các đơn gắn với địa danh và nó đƣợc thể hiện qua dấu hiệu từ ngữ là chủ yếu.
Thứ ba: Dấu hiệu là chữ cái và con số
Dấu hiệu này không chỉ thể hiện là chữ cái và con số đơn lẻ ví dụ nhƣ “333” mà nó là sự kết hợp của một hoặc nhiều chữ cái với một hoặc nhiều con số. Cách thức thể hiện dấu hiệu này của nhãn hiệu đa dạng hơn nhãn hiệu chỉ đơn thuần là từ ngữ. Sự kết hợp này có thể tạo nên sự độc đáo và tăng khả năng phân biệt cho NHTT. Theo quy định của Luật Việt Nam thì dấu hiệu là chữ cái hoặc con số thông thƣờng hoặc chữ cái thuộc ngôn ngữ không thông
dụng thì không đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa là NHTT vì nó không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp của chữ cái và con số sẽ tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Khi xem xét tổng thể này chúng ta không thể tách chữ cái và con số ra để xem xét khả năng phân biệt của từng yếu tố mà phải xem xét chúng trong một tổng thể và việc đánh giá khả năng phân biệt là dựa trên tổng thể đó.
Nhƣng không phải mọi trƣờng hợp sự kết hợp của chữ cái và chữ số sẽ tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Đối với trƣờng hợp mà sự kết hợp của những yếu tố này khiến cho ngƣời tiêu dùng không thể nhận biết và ghi nhớ đƣợc thì cũng không đƣợc sử dụng làm NHTT. Mục c điểm 39.3 Thông tƣ 01 quy định “một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ đƣợc nhƣ một dãy quá nhiều ký tự không đƣợc sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản”. Điều đó có nghĩa rằng bên cạnh việc công nhận sự kết hợp của các chữ cái và chữ số tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt, luật cũng loại trừ trƣờng hợp mà sự kết hợp của các yếu tố nêu trên tạo thành một tổng thể không thể nhận biết đƣợc.
Thứ tư: Dấu hiệu là hình vẽ
Cũng nhƣ từ ngữ, hình vẽ cũng là dấu hiệu đƣợc sử dụng rộng rãi khi đăng ký NHTT. Dấu hiệu này bao gồm các hình họa, các nét vẽ, biểu tƣợng hoặc hình họa hai chiều, “khả năng phân biệt của dấu hiệu hình vẽ đạt đƣợc thông qua cách trình bày mang tính chất nghệ thuật và chủ yếu hƣớng tới những cảm nhận về mặt thị giác của ngƣời tiêu dùng”. Thông thƣờng dấu hiệu là hình vẽ sẽ đƣợc đăng ký với sự kết hợp của bất cứ màu sắc nào để tạo ấn tƣợng mạnh với ngƣời tiêu dùng và tăng khả năng phân biệt cho nhãn hiệu. Tuy nhiên, theo quy định Việt Nam sẽ không chấp nhận dấu hiệu là những hình vẽ đơn giản mà không kết hợp với các yếu tố khác nhƣ từ ngữ, con số hoặc màu sắc độc đáo...
Cũng nhƣ quy định đối với chữ cái và chữ số, hình vẽ mà quá rắc rối, phúc tạp đến mức không nhận biết và ghi nhớ đƣợc thì cũng không là dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT. Tại mục b, điểm 39.4 “Thông tƣ 01 quy định Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho ngƣời tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ đƣợc đặc điểm của hình nhƣ gồm quá nhiều hình ảnh, đƣờng nét kết hợp hoặc chồng lên nhau”.
Đối với nhãn hiệu thông thƣờng thì chỉ không phải là hình vẽ đơn giản thì có thể đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu. Nhƣng NHTT không chỉ bao gồm các hình vẽ thông thƣờng mà có thể bao gồm cả các hình vẽ là biểu tƣợng của một vùng nhất định. Đó là hình vẽ mà nhìn vào hình vẽ đó chúng ta biết đƣợc sản phẩm hay dịch vụ có nguồn gốc từ vùng đó. Chẳng hạn nhƣ đối với “Tháp rùa” biểu tƣợng của thủ đô Hà Nội. Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý cho sản phẩm, dịch vụ của NHTT đã tạo nên sự khác biệt đặc trƣng của NHTT so với nhãn hiệu thông thƣờng.
Thứ năm: Dấu hiệu là sự kết hợp các dấu hiệu từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ với nhau
Đây là dấu hiệu thể hiện sự da dạng của NHTT, nó là sự kết hợp của các yếu tố khác nhau bao gồm từ ngữ, chữ cái, con số hình vẽ...Loại dấu hiệu này hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc khác trên thế giới. Cũng giống nhƣ dấu hiệu là chữ cái và con số, khi xem xét một dấu hiệu là sự kết hợp của các yếu tố nêu trên thì chúng ta sẽ không tách từng yếu tố nhƣ từ ngữ, con số, hình vẽ... để phân tích khả năng phân biệt của các yếu tố này mà chúng ta phải xem xét chúng trong một tổng thể bao gồm các yếu tố đó có khả năng phân biệt hay không. Tại mục 39.6 Thông tƣ 01 quy định “một dấu hiệu kết hợp đƣợc coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình kết hợp tạo thành một tổng thể có khả năng phân biệt”.
Cũng giống nhƣ quy định của dấu hiệu kết hợp của chữ cái hay hình vẽ nêu trên, dấu hiệu là sự kết hợp của chữ cái, con số, hình vẽ với nhau cũng sẽ
không có khả năng phân biệt nếu chúng tạo thành một tổng thể khó nhận biết và ghi nhớ đƣợc. Tuy nhiên một lợi ích trong sự kết hợp của các yếu tố này đƣợc thể hiện ở chỗ nếu một thành phần của NHTT có khả năng phân biệt mặc dù các thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt thì sự kết hợp này vẫn tạo ra một tổng thể có khả năng phân biệt. Tại điểm b, mục 39.6 của Thông tƣ 01 quy định “Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác ngƣời tiêu dùng, gây chú ý và ấn tƣợng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt”. Đây cũng là lợi ích của dấu hiệu kết hợp so với dấu hiệu đơn lẻ.
Chúng ta xem xét ví dụ về NHTT là sự kết hợp của các yếu tố nêu trên:
(540) TÊN NHÃN HIỆU
Bánh Tráng Đại Lộc Dai Loc Rice Paper Đặc Sản Truyền Thống Địa Phƣơng LOCAL TRADITIONAL SPECIALITY
BT ĐL Dai Loc Dist, hình
LOẠI NHÃN HIỆU Tập thể MÀU NHÃN HIỆU 1 (511) NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ 30 Bánh tráng (làm từ bột gạo). (731) / (732) NGƢỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮU
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp ái Nghĩa / Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp ái Nghĩa
ĐỊA CHỈ NGƢỜI NỘP ĐƠN Khu 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU Khu 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
(111) SỐ BẰNG 4-0134604-000 NGÀY CẤP BẰNG 08/10/2009
NHTT Bánh tráng Đại Lộc của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Ái Nghĩa. Nộp đơn ngày 23/11/2007 và cấp bằng ngày 8/10/2009 cho sản phẩm “bánh tráng” [6]. Nhìn vào nhãn hiệu trên chúng ta thấy có sự kết hợp cả từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, chữ cái… rất độc đáo. Ngoài việc thể hiện nguồn gốc của sản phẩm ở Đại Lộc - Quảng Nam, nhãn hiệu còn để lại trong trí nhớ của ngƣời tiêu dùng bởi hình ảnh bàn tay của ngƣời làm bánh đang tráng bánh, rồi hình ảnh của hai bông lúa vàng tƣợng trƣng cho chất lƣợng của bánh…Rõ ràng, NHTT đã chứa đựng rất nhiều thông tin muốn truyền tải đến với ngƣời tiêu dùng. Đây cũng là những chức năng quan trọng của nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng.
2.2.2. Điều kiện bảo hộ NHTT
Theo Điều 72 luật SHTT, điều kiện chung đối với NHTT đƣợc bảo hộ đó là:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Trƣớc tiên để đƣợc bảo hộ làm NHTT thì dấu hiệu đó phải là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc. Nhƣ phân tích tại phần 2.2.1 trên đây thì dấu hiệu để đƣợc bảo hộ làm NHTT đó phải là dấu hiệu đƣợc nhận biết bằng thị giác, có thể là từ ngữ, hình ảnh, con số hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó.
Thứ hai: dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ