Khái niệm bảo hộ NHTT

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Khái niệm bảo hộ NHTT

Trƣớc tiên để hiểu thế nào là bảo hộ NHTT chúng ta cần hiểu khái niệm “Bảo hộ” là gì. Xung quanh khái niệm “bảo hộ” có rất nhiều các quan điểm khác nhau. Bảo hộ đƣợc hiểu theo nghĩa thông thƣờng là sự “che chở, không để bị tổn thất”.

Bên cạnh thuật ngữ bảo hộ, chúng ta cũng thƣờng gặp cụm từ “Bảo vệ”. “Bảo vệ” là “chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho đƣợc nguyên vẹn” [27]. Nhƣ vậy, “Bảo hộ” có khác so với “Bảo vệ” hay không và nếu chúng khác nhau thì sẽ khác nhau ở những điểm nào. Chúng ta xem xét chúng trên lĩnh vực SHTT qua các phƣơng diện chủ thể thực hiện hành vi và cách thức thực hiện hành vi...

Chủ thể thực hiện Nhà nƣớc Chủ sở hữu, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Cách thức thực hiện Nhà nƣớc thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau từ thực hiện thủ tục xác lập quyền, quản lý nhà nƣớc đến xác định hành vi vi phạm và quy định biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm

Kết quả thực hiện Đƣợc xác nhận bằng văn bản chính thức của cơ quan nhà nƣớc

Chủ thể vi phạm sẽ tự nguyện dừng hành vi vi phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý.

Trƣớc khi Hiệp định TRIPs ra đời, khái niệm bảo hộ quyền SHTT thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp tức là bảo hộ quyền SHTT chỉ bao gồm việc xác lập quyền của chủ sở hữu đối với các đối tƣợng quyền SHTT mà nó không bao gồm việc thực thi quyền. Khi Hiệp định TRIPs có hiệu lực thi hành, tại Điều 3, Điều 4, phụ lục của TRIPs quy định “thuật ngữ bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hƣởng đến khả năng đạt đƣợc, việc đạt đƣợc, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi quyền SHTT cũng nhƣ các vấn đề ảnh hƣởng đến việc sử dụng quyền SHTT đƣợc quy định trong Hiệp định”. Với quy định của Hiệp định thì bảo hộ không chỉ dừng lại ở việc xác lập quyền mà bao gồm trong đó cả việc thực thi quyền.

theo nghĩa hẹp thì bảo hộ quyền SHTT là hoạt động, theo đó, Nhà nƣớc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài sản trí tuệ. Hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm bảo hộ quyền SHTT là hoạt động, theo đó, Nhà nƣớc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập và thực thi quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài sản trí tuệ. Nhƣ vậy, hoạt động bảo hộ quyền SHTT của Nhà nƣớc sẽ thể hiện trên hai phƣơng diện. Phƣơng diện thứ nhất là xây dựng pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của sở hữu chủ đối với tài sản trí tuệ và phƣơng diện thứ hai là thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHTT.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích khái niệm bảo hộ trên góc độ dân sự và kinh tế.

“Nếu phân tích từ góc độ pháp luật dân sự, bảo hộ quyền SHTT là củng cố và xác lập quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ (gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) của các chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ” [29].

Nếu phân tích từ góc độ kinh tế thì bảo hộ quyền SHTT là tất cả các biện pháp đƣợc áp dụng nhằm đảm bảo cho các chủ sở hữu đƣợc khai thác các giá trị của tài sản trí tuệ, phục vụ cho nhu cầu của chủ sở hữu và các đối tƣợng khác có liên quan. Nếu phân tích từ góc độ này thì giá trị mà các tài sản trí tuệ đem lại sẽ là các lợi ích vật chất đƣợc tạo ra và thông thƣờng đây là chính là lợi ích chính mà các chủ sở hữu muốn đạt đƣợc

Giáo trình Luật SHTT của trƣờng Đại học Luật Hà Nội cũng có đƣa ra khái niệm bảo hộ quyền SHTT nhƣ sau: “Bảo hộ quyền SHTT là việc nhà nƣớc ban hành các quy định của pháp luật về quyền SHTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT nhƣ tác giả, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền SHTT” [18].

Trong luận văn thạc sỹ sẽ đề cập đến khái niệm “Bảo hộ” theo nghĩa hẹp tức là “Bảo hộ NHTT là việc nhà nước thông qua các quy định của pháp

luật nhằm xác lập quyền của chủ sở hữu đối với NHTT”.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)