7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Thực tiễn trong việc đăng ký bảo hộ NHTT
Theo số liệu thống kê của Cục SHTT, số lƣợng đơn đăng ký NHTT chỉ chiếm một số ít so với số lƣợng đơn đăng ký nhãn hiệu thông thƣờng. Tại báo cáo kết quả của cuộc hội thảo toàn quốc vế SHTT năm 2010 diễn ra tại Lạng Sơn, Cục SHTT đã cung cấp các số liệu thống kê về tình hình đăng ký bảo hộ NHTT, theo đó kể từ ngày luật SHTT có hiệu lực (01/7/2006) đến 31/7/2008 có 46 đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể mang địa danh Từ 1.7.2005 đến 20.10.2010 Cục SHTT nhận đƣợc 210 đơn đăng ký NHTT (chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý), trong đó cấp 115 giấy chứng nhận đăng ký NHTT, Quyết
định/dự định từ chối 22 đơn. Một số vấn đề đƣợc rút ra trên cơ sở thẩm định các đơn NHTT nêu trên nhƣ sau: Tất cả các nhãn hiệu đăng ký dùng cho các đặc sản, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống đều là địa danh; phần lớn các đơn bị từ chối (16) đơn trong số 22 đơn nêu trên là do thiếu giấy phép sử dụng địa danh làm nhãn hiệu của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền tại địa phƣơng; phần lớn các địa danh trong số các đơn nêu trên đều đƣợc dùng cho các đặc sản địa phƣơng, sản phẩm, dịch vụ truyền thống, trong đó gần một nửa là các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp (93 đơn), số còn lại là sản phẩm, dịch vụ truyền thống (làng nghề),115 đơn [10].
Đối tƣợng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý dùng cho các đặc sản, các sản phẩm dịch vụ truyền thống thuộc sở hữu do nhà nƣớc quản lý nhằm đảm bảo việc cấp quyền sử dụng công bằng và khách quan. Một trong những hình thức thực hiện điều này hiệu quả nhất là thành lập hoặc hỗ trợ thành lập các tổ chức chung, đại diện cho quyền và lợi ích của những ngƣời sản xuất, kinh doanh, ngƣời cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống (là sản phẩm, dịch vụ gắn với các sản phẩm nông nghiệp hay các làng nghề truyền thống). Những ngƣời này thống nhất thông qua một quy chế sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý làm NHTT, xin phép ủy ban nhân dân tỉnh đƣợc sử dụng dấu hiếu này và nộp đơn đăng ký NHTT. Quay trở lại thực tế hiện nay có thể thấy là mặc dù những chủ thể đăng ký ý thức đƣợc việc phải đăng ký NHTT, nhƣng họ lúng túng trong việc xin phép sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý và xây dựng cơ chế chung để quản lý và sử dụng NHTT. Để thống nhất quản lý và hỗ trợ các tổ chức đăng ký NHTT một cách hiệu quả nhất, Nghị định 122 ngày 31/12/2010 đã ra đời và quy định việc cấp phép để đăng ký NHTT đối với địa danh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, Khoản 4 Điều 19 Nghị định 122 ngày quy định “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tiến hành nộp đơn đăng ký và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của địa phƣơng và cấp phép để
đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương”.
Tuy nhiên, thực tế đã có không ít NHTT bị từ chối về mặt hình thức do thiếu giấy phép sử dụng địa danh của ủy ban nhân dân tỉnh. Chẳng hạn nhƣ NHTT “Bƣởi tôm vàng Đan Phƣợng, hình”:
Ngày nộp đơn: 24/06/2011 Số đơn: 4-2011-12699 Sản phẩm: Bƣởi tôm vàng
Chủ đơn: Hội nông dân xã Thƣợng Mỗ
Ngày 20/07/2011 Cục SHTT ra Thông báo thiếu sót hình thức với nội dung: Thiếu giấy phép sử dụng địa danh “Thƣợng Mỗ” và “Đan Phƣợng” của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định tại Điều 87.3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT và Điều 1.4 Nghị định số 122/2010/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Việc thiếu sót này mặc dù không phức tạp để phúc đáp và sửa đổi, nhƣng nó khiến cho chủ đơn phải mất thời gian trong quá trình theo đuổi đơn.
Một thực tế nữa trong quá trình đăng ký bảo hộ NHTT đó là không phải mọi sản phẩm, dịch vụ truyền thống của địa phƣơng đều đƣợc đăng ký bảo hộ NHTT cho các thành viên sản xuất, kinh doanh trong địa phƣơng đó. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nhận thức về việc bảo hộ quyền SHCN của ngƣời dân còn hạn chế, do điều kiện kinh tế hoặc do giá trị mà sản phẩm/dịch vụ đem lại chƣa cao. Vì thế, khi họ nhận
thức đƣợc việc cần phải đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình thì đã bị cá nhân khác đăng ký làm nhãn hiệu riêng của họ. Ví dụ điển hình nhƣ đối với NHTT “Rƣợu bầu đá” của Bình Định, quá trình giải quyết xung đột giữa hai bên đã kéo dài đến 10 năm [8].
Rƣợu Bàu Đá là một đặc sản của Bình Định đã nổi tiếng từ lâu, có nguồn gốc xuất xứ địa lý từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Nhiều năm qua, rƣợu Bàu Đá đã đƣợc thƣơng mại hóa, nhiều doanh nghiệp kinh doanh rƣợu Bàu Đá ra đời.
Danh tiếng của Rƣợu bầu đá đã có từ lâu, tuy nhiên do nhận thức về việc đăng ký quyền SHCN đối với sản phẩm này còn hạn chế nên cho đến năm 2001 chƣa có tổ chức, cá nhân nào đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm này thì Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh (TP Đà Nẵng) đã đăng ký và đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Rƣợu Bàu Đá (số 37439) từ năm 2001 và công ty có độc quyền sử dụng nhãn hiệu này trên thị trƣờng.
(210) SỐ ĐƠN 4-2000-46123 (220) NGÀY NỘP ĐƠN 24/04/2000 (300) NGÀY ƢU TIÊN 24/04/2000 (540) TÊN NHÃN HIỆU Bầu Đá
LOẠI NHÃN HIỆU Thông thƣờng MÀU NHÃN HIỆU 0 (511) NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ 33 Rƣợu các loại. (731) / (732) NGƢỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮU
Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh / Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh
ĐỊA CHỈ NGƢỜI NỘP ĐƠN Phƣờng Khê Trung, thành phố Đà Nẵng. ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU 40 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng
CHỦ CŨ
Tên chủ sở hữu Điạ chỉ chủ sở hữu
Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh Phƣờng Khuê Trung, thành phố Đà Nẵng (111) SỐ BẰNG 4-0037439-000
NGÀY CẤP BẰNG 04/06/2001 NGÀY CÔNG BỐ BẰNG 25/07/2001 160 SỐ LẦN GIA HẠN 1
MÃ SỐ YÊU CẦU GIA HẠN GH420100500 (141) NGÀY HẾT HẠN 24/04/2020
Khi nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rƣợu bầu đá của Bình Định, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh rƣợu bầu đá Bình Định đã nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký NHTT cho sản phẩm rƣợu bầu đá của Bình Định ngày 32-8-2007 và đến ngày 17-1-2008 Cục SHTT đã chấp nhận đơn hợp lệ theo Quyết định số 2789/QĐ-SHTT.
Tuy nhiên, NHTT của Hiệp hội sản xuất kinh doanh rƣợu bầu đá sẽ bị từ chối vì trùng lặp với nhãn hiệu của Công ty Minh Anh cho các sản phẩm trùng nhau. Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội đã đƣa ra nhiều lập luận nhƣ
sản phẩm rƣợu bầu đá là đặc sản địa phƣơng có từ lâu đời và do ngƣời dân địa phƣơng sản xuất, kinh doanh. Nhƣng việc bảo hộ trên cơ sở sử dụng trƣớc không đƣợc quy định trong luật nên lập luận trên của Hiệp hội đã không có tác dụng. Hiệp hội đề xuất đƣa Công ty Minh Anh tham gia vào Hiệp hội để thống nhất sử dụng nhãn hiệu “Bầu đá” nhƣng Công ty này không chấp nhận. Sự việc nhƣ vậy diễn ra trong một thời gian dài mà không tìm đƣợc biện pháp giải quyết chung đảm bảo đƣợc quyền lợi của hai bên.
Liên quan đến vụ việc này, Cục SHTT đã nhiều lần đề nghị hiệp hội sản xuất kinh doanh rƣợu Bàu Đá Bình Định và công ty Minh Anh thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên công ty Minh Anh không chấp nhận từ bỏ nhãn hiệu “rƣợu Bàu Đá” để hòa nhập, lấy tên chung rƣợu Bàu Đá cùng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh loại rƣợu này ở Bình Định [19].
Đến tháng 6-2010, cục SHTT yêu cầu hiệp hội sản xuất kinh doanh rƣợu Bàu Đá Bình Định bổ sung vào mẫu nhãn hiệu đăng ký “rƣợu Bàu Đá” một hình biểu tƣợng hoặc một thành phần chữ để phân biệt với nhãn hiệu của công ty Minh Anh. Hiệp hội sản xuất kinh doanh rƣợu Bàu Đá Bình Định đã bổ sung một logo kèm chữ “bd Rƣợu Bàu Đá” vào nhãn hiệu đăng ký.
Mãi đến tháng 6-2010, Hiệp hội sản xuất kinh doanh rƣợu Bàu Đá Bình Định và Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh - Đà Nẵng đã đạt đƣợc thỏa thuận với nhau về nhãn hiệu và Cục SHTT đã chấp thuận cấp bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Rƣợu Bàu Đá”.
Nhƣ vậy, từ nay, trên thị trƣờng có 2 nhãn hiệu rƣợu Bàu Đá, đó là nhãn hiệu tập thể “Rƣợu Bàu Đá” Bình Định và Nhãn hiệu “Rƣợu Bầu Đá” của Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh - Đà Nẵng.
Đây chỉ là một trong những trƣờng hợp tiêu biểu trong thực tiễn đăng ký NHTT ở Việt Nam hiện nay. Điều này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải quan tâm và chú trọng đến giá trị của quyền SHTT. Bởi lẽ khi tranh
chấp xảy ra sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và gây mất lòng tin cho ngƣời dân.