7. Bố cục của luận văn
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ
NHTT ở Việt Nam
Sự phát triển của pháp luật về bảo hộ NHTT phù hợp với tiến trình pháp triển các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền SHCN nói riêng. Trƣớc khi Luật SHTT năm 2005 ra đời các quy định của pháp luật liên quan đến SHCN nói riêng và nhãn hiệu tập thể nói chung vẫn còn chƣa đầy đủ và quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN ngày 28/1/1989 với những quy định chung chung về các đối tƣợng của quyền SHCN, đối với nhãn hiệu thì tại điểm d khoản 2 Điều 23 của pháp lệnh có quy định thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 và khoản 3 quy định có thể giai hạn liên tiếp. Tuy nhiên, trong pháp lệnh chƣa có quy định và khái niệm của nhãn hiệu tập thể.
Tiếp theo đó, Nghị định 63/CP ngày 20/10/1996 ra đời đã quy định chi tiết về SHCN. Các quy định của nghị định thể hiện sự phát triển và bƣớc tiến mới trong quy định của luật về SHCN so với pháp lệnh năm 1989. NHTT đã đƣợc quy định trong nghị định, tại khoản 8 Điều 2 nghị định quy định: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hoá đƣợc tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định”. Nghị định cũng quy định thêm, đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tƣơng ứng.
của SHCN nói chung và đối với NHTT nói riêng đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Luật SHTT năm 2005. Đây là luật đầu tiên của Việt Nam quy định một cách chi tiết về các đối tƣợng của quyền SHTT phù hợp với thực tế của Việt Nam và phù hợp với các quy định của pháp luật các nƣớc và trên thế giới. Sự phù hợp với pháp luật của các nƣớc sẽ tạo ra cơ hội để Việt Nam hội nhập với thế giới, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc và sửa đổi đƣợc những hạn chế trong quy định của Luật. Tại Điều 4 phần giải thích từ ngữ của luật có quy định “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. Điểm khác biệt trong quy định về NHTT của luật so với nghị định đó là luật không những đƣa ra chủ thể của NHTT mà luật còn quy định đối với khả năng phân biệt của NHTT. Với quy định này chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về NHTT. Ngoài ra, luật còn quy định về các vấn đề khác liên quan đến việc đăng ký và sử dụng NHTT một cách chi tiết.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật SHTT năm 2009 có đƣa ra các quy định của luật liên quan đến các đối tƣợng của quyền SHTT cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, các quy định của luật về NHTT vẫn giữ nguyên nhƣ luật năm 2005 và không có sự thay đổi nào.
Sự phát triển trong quy định của luật liên quan đến SHCN gắn liền với sự phát triển của đất nƣớc. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi quy định của pháp luật phải phù hợp với thực tế đất nƣớc và với các nƣớc trên thế giới để rút ngắn con đƣờng hội nhập của Việt Nam với thế giới. Đây chính là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng ngày nay.
Chúng ta sẽ xem xét các quy định cụ thể của luật SHTT về bảo hộ NHTT